Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

18/04/2015 11:08 PM
568

Rốn chảy nước, phát ban, da xếp vảy, nghẹt mũi… là một số triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh trong một vài tuần đầu tiên. Nếu được chăm sóc tốt, các dấu hiệu trên sẽ giảm dần và khỏi hẳn.


Bởi hệ miễn dịch còn khá yếu nên sức khỏe của trẻ sơ sinh hay bị ảnh hưởng bởi những tác động của ngoại cảnh

Là người mới lần đầu làm cha mẹ, bạn đã dành tình cảm chín tháng cưu mang cũng như việc chuẩn bị đón bé chào đời. Tuy nhiên, bạn có thể không được chuẩn bị để biết khi nào bé sơ sinh bị bệnh cũng như biết xử lý các bệnh cho bé. Dưới đây là 8 dấu hiệu của bệnh tật cho trẻ sơ sinh ở độ tuổi dưới sáu tháng để bạn kịp thời nhận định và đưa bé đi bác sĩ ngay.

Ngực phát triển

Nếu ngực bé ‘nở nang’ bất thường thì bạn cần bình tĩnh theo dõi, không nên quá lo. Tương tự như dấu hiệu sưng vùng kín (hoặc tiết dịch vùng kín, tiết dịch ở núm vú), ngực phát triển là do sự thay đổi hoóc môn.

Hiện tượng sưng (hoặc tiết dịch ở vú) sẽ tự nhiên biến mất trong vòng một tháng. Nếu dấu hiệu này còn tồn tại sau đó, cần đưa bé đi khám.

 Nhiễm khuẩn rốn

Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 – 7 ngày tuổi (một số trường hợp muộn hơn). Trong thời gian rốn chưa khô rụng, nếu được chăm sóc không tốt, bộ phận này sẽ là 'cửa ngõ' để vi khuẩn xâm nhập cơ thể trẻ, gây nhiễm khuẩn.

Vì vậy, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý, nếu nhận thấy rốn trẻ có những dấu hiệu lạ như: thành bụng phía dưới rốn phù nề, tấy đỏ hoặc vuốt thành bụng (từ xương mu lên rốn) thấy mủ chảy ra… thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.


'Trục trặc' thường gặp ở trẻ sơ sinh - 1




Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 – 7 ngày tuổi. (Ảnh minh họa).

 Thóp đóng sai thời điểm

Trẻ sơ sinh, thóp trước có kích thước là 2,5 x 2,5cm (đường nối trung điểm của 2 cạnh đối diện). Sau sinh 2 – 3 tháng, thóp sẽ rộng ra theo sự tăng to của chu vi đầu trẻ, về sau dần thu nhỏ, tháng 12 – 18 thì khép lại. Thóp sau lúc sinh đã gần khép hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, chậm nhất 4 tháng sau sinh là khép lại.

Thóp (thường chỉ thóp trước) khép lại sớm hay muộn phản ánh quá trình cốt hóa xương đầu của trẻ có bình thường hay không. Khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biểu hiện của bệnh lý.

Mảng đỏ trên mặt

Đó là những mảng da đỏ như màu dâu tây xuất hiện ở trán, má, cằm hay một số bộ phận khác trên khuôn mặt bé. Phần lớn các mảng đỏ này sẽ tự nhiên mờ dần rồi mất hẳn khi bé lớn lên.

Nếu mảng đỏ xuất hiện quanh mắt, ảnh hưởng đến thị giác (hoặc mảng màu đỏ lan rộng đến mí mắt hay ở trán) thì có thể bé gặp trục trặc về hệ thần kinh.

 Nghèn mắt

Các mẹ không khỏi lo lắng khi thấy bé sơ sinh bị ghèn mắt. Thực chất, đây là một chứng nhiễm trùng thông thường, do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng (máu, dịch ối…) chảy vào mắt. Cũng có trường hợp vệ sinh kém gây ra.

Nhiều trường hợp gỉ đùn dính với lông mi bít kín mắt bé, nếu không vệ sinh kịp thời, gỉ khô đóng tảng lại khiến bé rất khó khăn khi mở mắt ra.

   Vàng da

Vàng da sinh lý xảy ra với hầu hết trẻ mới sinh, thường xuất hiện từ ngày thứ 2 sau khi sinh.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng: cạnh cửa sổ, ngoài hành lang... Trong trường hợp khó nhận biết như da trẻ đỏ hồng hoặc đen, nên dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên da trẻ trong vài giây, sau đó bỏ tay ra.

Nếu trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng: đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 giờ đến 8 giờ 30 mỗi sáng).



Một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Da đầu xếp vảy

Những mảng vảy nhỏ màu vàng như vảy cá, xếp thành từng lớp trên đầu bé. Với đa số trẻ sơ sinh, đây là hiện tượng bình thường, không gây hại gì.

Cách chữa trị:

- Dùng loại dầu gội dành cho bé. Khi gội đầu, chú ý dùng đầu ngón tay chà xát nhẹ. Tình trạng này sẽ tự giảm sau vài ngày hoặc vài tuần. Khi trẻ lớn hẳn sẽ chấm dứt hoàn toàn.

- Không nên cố gắng dùng tay bóc lớp vảy. Điều đó sẽ khiến bé đau và vảy lan ra nhiều hơn.

- Nếu vẩy chuyển sang màu đỏ hay bị sưng tấy lên, bạn cần nhanh chóng đưa bé đi khám.

Phát ban


Phát ban là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng gọi cho bác sĩ nếu phát ban bao gồm một khu vực rộng lớn, đặc biệt là khuôn mặt, hoặc có kèm theo sốt, chảy máu hay sưng tấy.

- Vệ sinh da bé sạch sẽ với nước ấm và lau khô bằng khăn bông mềm. Những nốt đỏ trên da trẻ sẽ nhạt đi và tự biến mất sau đó.

- Không nên để cơ thể bé trong tình trạng quá nóng, bạn nên cho con mặc quần áo rộng rãi và giữ phòng thoáng mát. Nếu da trẻ vẫn tiếp tục nổi đỏ, bạn nên đưa con tới bác sĩ.

Rốn chảy nước

Trong vài tuần đầu, hiện tượng chảy nước ở rốn bé là hoàn toàn bình thường. Nếu trẻ không bị đau hoặc bạn không thấy có hiện tượng khác lạ nào khu vực rốn như chảy máu, chảy mủ… thì không nên quá lo lắng.

Chữa trị:

- Bạn cần dùng bông vệ sinh rốn cho bé cẩn thận sau mỗi lần tắm hay khi bị chảy nước.

- Nếu tình trạng này không suy giảm sau một vài tuần, bạn nên đưa bé đi khám.

Chăm sóc bé bị tiêu chảy

- Không nên tự chữa bệnh cho bé vì tiêu chảy là một bệnh nguy hiểm. Bạn nên đưa con đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.

- Cho bé dùng sữa nhiều hơn ngày thường để bù vào lượng nước đã bị mất.

- Bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng sau mỗi lần thay tã cho bé để tránh bị truyền nhiễm.

- Bạn có thể cho bé uống thêm một chút nước sôi để nguội nếu cần thiết.

Đau mông

Một vài nốt đỏ mọc quanh mông bé. Khi bạn chạm tay vào trẻ sẽ khóc vì đau.

Cách chữa trị:

- Bạn nên thay tã thường xuyên cho con, đặc biệt sau mỗi lần bé đi tiểu tiện, đại tiện.

- Bạn cũng nên chú ý vệ sinh và lau khô vùng mông, hậu môn, bộ phận sinh dục của bé khi thay tã. Vệ sinh từ đằng trước ra đằng sau để tránh vi trùng từ hậu môn xâm nhập vào cơ quan sinh dục.

- Thi thoảng, có thể để bé nằm trên một chiếc khăn trong ít phút vì cuốn tã liên tục khiến da bé bị bí.

- Nếu các nốt đỏ ngày càng trầm trọng, bạn nên đưa bé đi khám.

Nghẹt mũi

- Dùng bông nhẹ nhàng vệ sinh vùng trong mũi bé, chú ý không dùng vật cứng, nhọn, chọc quá sâu vào hai lỗ mũi.

- Có thể dùng thuốc nhỏ mũi, loại dành cho trẻ sơ sinh.

- Nếu tình trạng nghẹt mũi không được cải thiện, bạn nên đưa con tới phòng khám.


 Sốt

Sốt tự bản thân nó không phải là một bệnh, mà là một cách phản ứng của cơ thể với một dạng bệnh phổ biến nhất đó là nhiễm trùng. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bé dưới ba tháng tuổi và có một nhiệt độ trên 38 - 39 độ C, hoặc nếu em bé của bạn là từ ba đến sáu tháng và có nhiệt độ trên 38 độ C. Ngay cả khi nhiệt độ thấp hơn những hướng dẫn chung nhưng đã ở mức độ sốt kèm những dấu hiệu như phát ban, khó chịu, ăn kém, khó thở, cổ cứng, nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài, có dấu hiệu mất nước hoặc là hôn mê thì ngay lập tức phải đưa bé đi bác sĩ.


Những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh - 1

 Mất nước

Mất nước có thể xảy ra nếu các em bé được cho ăn kém, có sốt, đang ở trong một môi trường quá nóng, hoặc đã nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài. Bạn có thể nhận ra sự mất nước nếu bé của bạn có một khô miệng và nướu, thấm ướt tã lót cho trẻ không thường xuyên hơn, khóc ít hơn và thóp bị lõm xuống.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu có máu trong phân (có thể xuất hiện màu đỏ tươi, hoặc nghiêm trọng hơn là màu đen), em bé có hơn sáu lần đi phân lỏng một ngày dù bạn không không dùng quá nhiều chất lỏng cho bé. 

Nôn mửa

Trẻ sơ sinh thường bị trớ khi được cho bú nhưng thường xuyên nôn mửa là lý do để bố mẹ lo lắng. Ói mửa có thể không nghiêm trọng nếu điều đó xảy ra chỉ một lần hoặc hai lần. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra thường xuyên hơn, có máu hoặc có màu xanh lục, hoặc nếu ói nhiều đến mức mất nước thì  nên gọi bác sĩ của bạn.


Những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh - 2

 Khó thở

Nếu em bé của bạn là có khó thở, bạn cần phải gọi cho bác sĩ ngay lập tức

Các dấu hiệu khó thở, bao gồm:

 * Thở nhanh  và nhiều hơn bình thường.
   
* Mô giữa các xương sườn, phía trên xương cổ hoặc ở vùng bụng phía trên là bị co thắt
   
* bé thở ra khò khè, miệng phải há ra như đang lẩm nhẩm gì đó.
    
* Môi hoặc da có màu hơi xanh hoặc tái. 

 Da mẩn đỏ hoặc chảy máu

Nếu rốn hoặc dương vật của bé  sưng đỏ, chảy máu, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Đây là những dấu hiệu của nhiễm trùng.

 Nhiễm trùng hô hấp

Nhiễm trùng hô hấp (URI) là do virus gây ra và rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bệnh kéo dài một hoặc hai tuần với hiện tượng chảy nước mũi, sốt và chán ăn trong một vài ngày, có thể ho kéo dài chừng 2-3 tuần. Thêm các triệu chứng nghiêm trọng đòi hỏi phải có sự chăm sóc của bác sĩ.



Không cha mẹ nào cảm thấy dễ dàng khi chăm em bé bị ốm, thậm chí họ còn lo lắng quá lên. Tuy nhiên, có một số bệnh rất phổ biến trong suốt năm đầu tiên của bé, đến mức có thể trở thành thường lệ.


Dưới đây là 6 bệnh mà bé rất dễ mắc phải trong năm đầu đời của mình. Hãy tìm hiểu một số điều bạn có thể làm để giúp giảm khó chịu cho bé và điều trị các triệu chứng đó.

Táo bón

Táo bón rất phổ biến, xảy ra ở khoảng 30% trẻ em ở giai đoạn nào đó. Khi nói đến việc đi tiêu của bé, không có một con số hoặc lịch nào được gọi là bình thường. Bé có thể đi tiêu ngay sau mỗi lần ăn hoặc cách 1 ngày hay lâu hơn nữa.

Hình dạng phân của bé phụ thuộc vào đồ ăn và thức uống, mức độ hoạt động, tốc độ tiêu hóa và loại bỏ chất thải của bé. Nếu để ý, bạn sẽ có thể điều chỉnh được điều này.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết em bé có bị táo bón hay không, hãy chú ý tới một số dấu hiệu sau đây. Thứ nhất là bé ít đi tiêu hơn bình thường, đặc biệt nếu 3 ngày (thậm chí lâu hơn) mà bé chưa đi và bé tỏ ra khó chịu rõ ràng mỗi lần bé đi tiêu. Nếu bé đi phân rắn, khô, một cách khó khăn thì có lẽ bé đã bị táo bón dù bé có đi thường xuyên hay không.


Nếu bạn nhận thấy một ít phân rất lỏng trong tã lót của trẻ, đừng vội cho rằng bé bị tiêu chảy – thực tế, đó có thể là bằng chứng của việc bị táo bón. Phân lỏng có thể trượt qua phần bị tắc nghẽn ở đoạn ruột dưới và lưu lại trong tã của trẻ.

Xử lý táo bón cho bé như thế nào:

- Cho bé tập thể dục: Bạn có thể thường xuyên tập thể dục cho bé bằng việc nắn bóp chân tay bé với các động tác đơn giản. Nếu em bé đã biết bò, hãy khuyến khích bé vận động nhiều hơn.

- Mát xa bụng cho bé: Đặt tay dưới rốn của bé một khoảng bằng chiều rộng của 3 ngón tay khép lại. Xoa nhẹ nhàng nhưng dứt khoát và đều bằng các đầu ngón tay. Duy trì áp lực nhẹ nhàng nhưng liên tục trong vòng 3 phút.

- Nếu bạn cho trẻ ăn sữa bột, hãy hỏi bác sĩ về việc chuyển sang một loại sữa khác. Nhiều em bé ít bị táo bón hơn với sữa có đậu nành. Đôi khi việc thêm một thìa cà phê siro ngũ cốc vào công thức cũng là một mẹo hiệu quả.

- Khi bé đã ăn được bột, bạn có thể thêm trái cây hoặc rau nghiền vào đồ ăn của bé.

- Hỏi ý kiến bác sĩ về cách điều trị cho bé nếu bé bị nặng. Mặc dù việc thỉnh thoảng sử dụng thuốc đạn khá hiệu quả nhưng đừng dùng thường xuyên, bởi vì em bé có thể trở nên phụ thuộc vào chúng để đi tiêu.

- Nếu em bé đi phân cứng và khô đến mức làm xước làn da nhạy cảm ở gần lỗ hậu môn của bé (bạn có thể nhìn thấy vết xước – gọi là vết nứt hậu môn, có thể dính một chút máu), bạn có thể bôi một chút keo lô hội bôi vào đó để làm lành da và đừng quên thông báo với bác sĩ về những vết xước đó của bé.

Ho và cảm lạnh

Hầu như em bé nào cũng sẽ bị cảm lạnh trong năm đầu tiên. Có hàng trăm loại virus gây cảm lạnh và em bé không thể chống lại chúng dễ dàng như bạn bởi vì hệ miễn dịch của bé còn đang phát triển. Hơn nữa, trẻ sơ sinh khám phá mọi thứ bằng tay và miệng của chúng, khiến cho virus có nhiều cơ hội xâm nhập vào cơ thể bé hơn. Cảm lạnh đặc biệt thường gặp trong mùa thu - đông, khi em bé ở trong nhà nhiều hơn – một môi trường mà virus có thể lây lan dễ dàng hơn từ người sang người.


Trung bình những em bé đang lớn bị cảm lạnh 2-4 lần/năm, con số này có thể lên tới 6-10 hoặc thậm chí nhiều hơn khi bé đi nhà trẻ.

Việc tìm hiểu xem bé đang bị cảm lạnh thông thường, dị ứng hay những bệnh nghiêm trọng khác có thể khá rắc rối. Dấu hiệu nổi bật của cảm lạnh bao gồm chảy nước mũi (trong hoặc có dịch nhày màu vàng hoặc xanh lục), hắt hơi và có thể ho hoặc sốt nhẹ. Những dấu hiệu khác có thể là:

 
- Biểu hiện của bé: Nếu chỉ bị cảm lạnh, bé vẫn tiếp tục ăn uống và chơi khá bình thường. Khi ốm nặng hơn, bé có vẻ giảm hiếu động và hay cáu gắt.

- Đặc điểm của bệnh: cảm lạnh xuất hiện, nặng lên và hết đi trong vòng 10 ngày. Những bệnh chẳng hạn như cảm cúm thường khởi phát nhanh. Dị ứng có xu hướng liên tục và không gây sốt.

Điều trị cảm lạnh cho bé như thế nào

Không có thuốc nào có thể khiến virus biến mất nhanh hơn, việc khỏi bệnh cần có thời gian. Nhưng bạn có thể giúp em bé dễ chịu hơn và ngăn ngừa bệnh trở nên nặng hơn bằng cách cho bé nghỉ ngơi và uống nhiều nước – tức là ăn nhiều sữa với những em bé dưới 4 tháng tuổi. Khi bé hơn 4 tháng, bé có thể uống một chút nước; và khi trên 6 tháng, bé có thể uống nước trái cây.

Vì hầu hết trẻ em không thể tự xì mũi cho đến khi được 4 tuổi nên dưới đây là một số cách để giúp làm bớt sự tắc nghẽn khó chịu trong mũi bé:

- Giữ đầu bé và nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé để làm lỏng chất nhày. Sau một vài phút thì mút chất lỏng và dịch nhày ra, bạn có thể dùng dụng cụ mút cho bé. Nếu em bé bú khó khăn vì bị ngạt mũi, hãy thử cách này 15 phút trước khi cho bé bú để bé có thể vừa ti mẹ vừa thở được cùng một lúc. Bôi một chút dầu trơn bên ngoài lỗ mũi của bé để giảm kích ứng. Không dùng thuốc xịt mũi cho bé trừ khi được sự đồng ý của bác sĩ. Chúng có thể nhanh chóng tạo ra tác dụng tạm thời nhưng có thể gây đáp ứng sau đó khiến việc tắc nghẽn trở nên trầm trọng hơn.

- Nâng cao đầu bé bằng đặt thêm một cái khăn vào trên gối của bé. Cho bé nằm hơi nghiêng có thể làm giảm việc chảy nước mũi. Tuy nhiên đừng lạm dụng điều này, nếu khó chịu em bé có thể đạp lung tung và không chịu nằm yên. (Không bao giờ cho bé nằm gối quá cao bởi vì điều này có thể làm bé khó thở).

Hăm tã

Hăm tã là một thực tế rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Gần như tất cả các bé đều bị hăm tã ở giai đoạn nào đó. 


Hăm tã không phải là một dấu hiệu cho thấy bạn là một người mẹ cẩu thả, mặc dù bạn sẽ cảm thấy như thế khi thấy làn da mịn màng, mềm mại của bé trở nên xù xì, đỏ và đau. Đúng là nếu để tã của bé bẩn quá lâu làm tăng nguy cơ bị hăm tã, nhưng bất cứ bé nào có làn da nhạy cảm đều có thể bị hăm, cho dù bố mẹ vẫn chăm chỉ thay tã cho bé.


Ngay cả những loại tã thấm tốt nhất trên thị trường cũng không hút được toàn bộ nước tiểu khỏi làn da mỏng manh của bé. Nước tiểu trộn lẫn với vi khuẩn trong phân và hình thành amoniac có thể gây kích ứng da bé.


Nhiều loại thực phẩm có thể thay đổi thành phần của phân và tần số đi tiêu của bé và gây ra hăm tã.

Cách tốt nhất để xử lý hăm tã cho bé

Giữ bé sạch và khô bằng cách thay tã thường xuyên cho bé. Điều đó có nghĩa là bạn cần thay tã cho bé vào cả ban đêm.


Rửa thật sạch vùng da đeo tã mỗi lần thay. Bạn có thể dùng những miếng bông và bình phun nhỏ chứa nước ấm để việc lau rửa được dễ dàng và nhẹ nhàng cho bé. Táp nhẹ miếng bông chứ không chà vào da bé.

Dùng một chút kem bôi để bảo vệ da bé sau mỗi lần thay tã cũng có thể giúp bé tránh các kích thích từ phân và nước tiểu.


Đeo tã cho bé lỏng hơn hoặc dùng loại tã lớn hơn so với em bé một chút để không khí được lưu thông dễ dàng hơn. Nếu em bé dùng tã vải, đừng dùng loại có nhiều nilon. Bạn có thể thử thay đổi loại tã đang dùng cho em bé xem có tốt cho bé hơn không.


Khi thời tiết ấm áp và em bé có thể chơi bên ngoài hoặc trong một căn phòng có sàn nhà sạch, hãy bỏ tã của bé ra (và không sử dụng kem bôi) càng lâu càng tốt. Tiếp xúc với không khí làm tăng tốc độ chữa lành da cho bé.


Tiêu chảy

Bạn sẽ nhận ra điều đó ngay khi bạn thấy nó. Không giống như các phân lỏng ngẫu nhiên, tiêu chảy có xu hướng xảy ra thường xuyên, lỏng hơn và chứa nhiều nước hơn (thậm chí hầu như là nước). Đôi khi nó cũng có mùi hôi. (Thông thường, phân của trẻ bú mẹ thường mềm, nó cũng có thể có mùi hơi ngọt, như sữa, hoặc không thực sự có mùi). Một cơn tiêu chảy có thể kéo dài vài ngày và thường kèm theo đau âm ỉ.


Tiêu chảy cấp tính thường gặp ở trẻ em; có tới 1/6 trẻ em bị bệnh này mỗi năm. Hầu hết các trường hợp là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus.

Tiêu chảy do nhiễm virus có thể đi kèm với nôn, đau bụng, sốt, ớn lạnh và nhức mỏi. Nhiễm vi khuẩn thì thường kèm theo chuột rút, phân lẫn máu, sốt và có thể nôn. Đôi khi dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng thuốc kháng sinh có thể gây ra tiêu chảy. Uống quá nhiều nước trái cây cũng là một nguyên nhân phổ biến. Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo rằng không nên cho trẻ uống nước ép trái cây khi bé chưa được 6 tháng, và không nhiều hơn 120ml mỗi ngày sau đó.

Điều trị tiêu chảy cho bé như thế nào

Hiếm khi tiêu chảy nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách. Bạn nên đưa bé đến bệnh viện khi bé có các biểu hiện mất nước. Điều quan trọng là bạn cần đảm bảo đủ nước cho em bé, khi bé không nôn nữa bạn có thể tiếp tục cho bé bú hoặc uống sữa.


Nếu em bé không chịu bú sữa, bác sĩ có thể đề nghị bạn cho bé dùng dung dịch điện giải cho trẻ em, chúng cũng thường dễ ăn hơn sữa mẹ hoặc sữa bột.


Tránh các loại nước ngọt như nước có ga, nước đường và nước trái cây không pha loãng. Tất cả những thứ có đường này làm hút nước vào ruột và làm tình trạng tiêu chảy trở nên xấu hơn.

Nếu em bé của bạn tạm thời không chịu ăn, đừng lo lắng. Miễn là bé vẫn đủ nước, sự thèm ăn của bé sẽ trở lại trong một hoặc hai ngày.


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với các vi khuẩn sống được tìm thấy trong sữa chua là một cách an toàn và hiệu quả để giảm số lượng và thời gian tiêu chảy. Đây là một cách dễ dàng để xử lý vấn đề, đặc biệt nếu em bé thích mùi vị của sữa chua. Chú ý là bạn phải cho bé ăn loại sữa chua có chứa lactobacillus.

Nếu em bé mệt mỏi và khó chịu trong cơn tiêu chảy, cố gắng ôm ấp, vỗ về bé và giữ cho bé khô ráo. Chăm sóc và nhẹ nhàng với bé, dùng kem bôi khi thay tã, vì phần da dưới của bé rất dễ đỏ và bị kích thích bởi phân lỏng.

Đừng cho bé uống bất kỳ loại thuốc tiêu chảy nào nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. Những loại thuốc này có thể nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Viêm tai

Trẻ em dễ bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa cấp tính) hơn bất kỳ bệnh được chẩn đoán nào khác ngoại trừ cảm lạnh thông thường. 80-90% trẻ em bị viêm tai trước 3 tuổi, và một số trẻ không may mắn có thể bị đi bị lại. Tại sao lại như vậy?

- Thứ nhất là em bé của bạn rất dễ mắc các bệnh ở tai. Không gian nhỏ phía sau màng nhĩ được nối với phía sau cổ họng bằng một kênh nhỏ gọi là vòi Eustach. Bất cứ điều gì gây cản trở chức năng của vòi Eustach hoặc gây tắc nghẽn sự lưu thông bình thường từ tai giữa – như thường xảy ra khi bị cảm lạnh hoặc thậm chí khi bị dị ứng – đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

- Thứ hai, trẻ sơ sinh thường hay bị nhiễm trùng tai hơn trẻ đã biết bò và đi nhà trẻ bởi vì vòi Eustach của chúng còn khá bằng phẳng. Khi đầu bé phát triển, vòi đó sẽ nghiêng dần và góc dốc làm nó dễ dàng thông với tai giữa hơn.

Viêm tai giữa cũng dễ mắc phải khi con bạn tiếp xúc với khói thuốc lá, khi bé đi nhà trẻ, hoặc khi bạn cho bé vừa nằm vừa bú bình. Việc sử dụng núm vú giả cho bé trong một thời gian dài cũng có vẻ làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. Đôi khi, nhiễm trùng tai xuất hiện bất ngờ, không có lý do rõ ràng.


Các triệu chứng thông thường của viêm tai giữa bao gồm:


- Thay đổi đột ngột hành vi của bé (khóc và khó chịu)


- Bé hay kéo hoặc cọ vào tai.


- Sốt


- Bé có vẻ mệt hoặc bị nôn, hay ốm và đôi khi bị tiêu chảy.

Chữa viêm tai cho trẻ như thế nào

Mặc dù nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều trường hợp nhiễm trùng tai cuối cùng có thể tự khỏi mà không cần bất kỳ sự điều trị nào, nhưng với các em bé, hầu như các bác sĩ sẽ dùng đến kháng sinh. “Với trẻ nhỏ, tốt hơn hết là nên đề phòng”, theo bác sĩ tai mũi họng Robert Ruben tại trung tâm Y tế Montefiore ở NewYork. Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên bạn cho trẻ dùng acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen của trẻ em để giảm đau do bị viêm.

Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ cho bé uống đủ liều kháng sinh và theo dõi tai bé cẩn thận một vài tuần sau đó để bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả của thuốc. Đừng ngại gọi cho bác sĩ khi tình hình của em bé có vẻ trở nên xấu hơn hoặc không có dấu hiệu cải thiện bệnh sau một vài ngày dùng kháng sinh. Có thể cần phải thay kháng sinh cho bé và kiểm tra bé một lần nữa.

Nôn

Đây là bệnh mà hầu như tất cả các bé sơ sinh đều sẽ gặp phải. Nôn ít khi nguy hiểm trừ khi nó xảy ra liên tục. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến nôn. Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh (như viêm dạ dày siêu vi, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tai hoặc một bệnh nào đó nghiêm trọng hơn) hoặc do vấn đề liên quan tới việc cho ăn, đơn giản như do bé ăn quá nhiều. Một số nguyên nhân khác có thể bao gồm dị ứng, ngộ độc thức ăn hoặc thậm chí chỉ do ho hoặc khóc quá nhiều.

Không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng xác định được nguyên nhân gây ói của bé, do đó tốt nhất là bạn tìm cả những triệu chứng khác. Chẳng hạn như nếu nhiễm virus gây nôn thì cũng thường dẫn đến tiêu chảy hoặc sốt, nếu nôn do đồ ăn thì sẽ xảy ra ngay sau bữa ăn…


Nên làm gì khi bé bị nôn

Bị nôn thường không phải là một dấu hiệu đáng báo động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó cũng có thể nguy hiểm. Sau đây là một số trường hợp mà bé cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức và một vài cách để đối phó khi bé bị nôn mà không cần tới bác sĩ.

Gọi ngay 115 nếu:

- Bé có biểu hiện khó thở.

- Bé có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, như mắt trũng sâu, bàn tay và chân lạnh, buồn ngủ hoặc cáu gắt quá mức hoặc  thóp trên đầu bé trũng xuống.

Đưa bé đến ngay phòng khám/bệnh viện gần nhất nếu:

- Bé có vẻ bị đau nặng. Em bé của bạn rõ ràng là không thể giải thích cho bạn được những gì bé đang trải qua nhưng bạn hiểu bé nhất và có thể nhận ra khi bé đang bị đau rất nặng. Điều này tức là bé có thể đang bị tắc ruột hoặc mắc phải một vấn đề nào đó cần được điều trị ngay lập tức.

- Bé nôn ra mật (một chất màu xanh lá cây) hoặc máu (có màu tương tự bã cà phê đen). Bác sĩ sẽ muốn nhìn thấy mẫu chất nôn ra của bé vì thế bạn nên thu hồi chúng lại. Mật màu xanh có thể là dấu hiệu của tắc ruột – một tình trạng cần được cấp cứu ngay.

- Bụng bé sưng lên và ấn thấy mềm. Đây có thể là dấu hiệu tích tụ các chất lỏng hoặc khí, tắc ruột, thoát vị hoặc một số vấn đề khác của đường tiêu hóa. Tắc nghẽn thường ít gặp nhưng nguy hiểm.


- Bé nôn nhiều hơn sau một lần bị chấn thương đầu, đó có thể là dấu hiệu của một chấn động thần kinh.

- Em bé nôn nhiều trong hơn 24 giờ. Trong nhiều trường hợp, điều này là bình thường khi bé ốm, nhưng bạn nên kiểm tra với bác sĩ để chắc chắn.


- Bé có dấu hiệu mất nước. Các biểu hiện có thể bao gồm: giảm đi tiểu (trên 6-8h mà tã không ướt), môi và miệng khô, khóc không có nước mắt nếu trẻ đã hơn 2 tuần tuổi (khoảng 2-3 tuần tuổi bé mới có nước mắt), lơ mơ và nước tiểu vàng sậm.

- Bé nôn ra một chút máu đỏ. Một ít máu đỏ trong chất nôn của bé thường là không phải là vấn đề cần lo lắng quá, các chất bé nôn có thể làm xước những mạch máu bé xíu trên niêm mạc thực quản và gây chảy một chút máu. Thức nôn ra của bé cũng có thể có màu đỏ do bé nuốt máu ở niêm mạc miệng hay mũi bé trong vòng 6h.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu em bé tiếp tục có máu trong phần nôn ra hoặc ra nhiều máu hơn. Như đã đề cập ở phần trên, nếu máu có màu tối như bã cà phê, hãy đưa bé đến phòng cấp cứu ngay.


- Bé nôn nhiều và không ngừng trong vòng 30 phút – 1 giờ sau khi ăn. Đây có thể là dấu hiệu của chứng hẹp môn vị. Gọi cho bác sĩ càng sớm càng tốt.

- Bạn nhận thấy da bé màu vàng hoặc mắt bé trở nên trắng. Đó là dấu hiệu của bệnh vàng da. Bệnh này thường kèm theo đau ở phần phía trên bụng bên phải (tất nhiên là bé không thể miêu tả cho bạn nhưng bé sẽ khó chịu vì đau) và có thể là dấu hiệu của viêm gan.

 Phòng bệnh ngày lạnh cho trẻ sơ sinh

Miền Bắc đang trong những ngày giá rét nhất từ đầu mùa đông. Những ngày này, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần rất lưu ý để giữ ấm và phòng bệnh cho trẻ.

Phòng bệnh cho trẻ sơ sinh mùa lạnh

Cần phải hết sức quan tâm để trẻ không bị nhiễm lạnh ( Ảnh: VTV.Vn)

Bệnh hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh trong mùa lạnh là viêm nhiễm da và các bệnh lý về đường hô hấp như viêm tai mũi họng,viêm phế quản, phổi. Cơ thể trẻ non yếu, sức đề kháng kém nên bệnh dễ nặng nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thanh Hà cho biết: "Phòng tránh nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh cần phải chú ý 3 nguyên tắc: giữ ấm, vệ sinh, đảm bảo cho trẻ được bú sữa mẹ".

Để giữ ấm cho trẻ, cần cho trẻ nằm ở phòng thoáng khí, chú ý giữ nhiệt độ trong phòng ấm áp, khoảng 28 - 30 độ. Tuyệt đối tránh để gió lùa vào phòng. Cha mẹ cần mặc quần áo ấm cho trẻ, có thể đội mũ vải mềm, mang tất tay và chân.

Cho bú mẹ đầy đủ cũng là cách hữu hiệu giữ trẻ ấm vì sữa mẹ giúp trẻ bảo vệ thân nhiệt. Bên cạnh việc giữ ấm, cha mẹ cũng phải chú ý thường xuyên vệ sinh da cho trẻ nếu không trẻ rất dễ bị các bệnh về da như hăm da, viêm da, viêm da dị ứng...

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thanh Hà lưu ý: "Để tránh viêm nhiễm da các bà mẹ cần chú ý vệ sinh da. Việc trời lạnh và tắm thường xuyên hàng ngày là việc không thể, nhưng chúng ta có thể 1 tuần tắm 2 - 3 lần, phải chú ý vệ sinh da, nhất là các vùng nếp gấp như cổ, nách, khuỷu chân, tay. Các vùng hậu môn, sinh dục là những nơi bắt buộc phải làm vệ sinh hàng ngày".

Một số nguyên tắc khi tắm cho trẻ sơ sinh trong mùa lạnh:


- Nơi tắm cho bé phải kín gió, giữ nhiệt độ ấm ở mức 27 - 28 độ.

- Trước khi tắm cần chuẩn bị đầy đủ nước ấm, sữa tắm, khăm tắm, khăn lau, quần áo.

- Tắm cho bé thật nhanh, không để bé ngâm nước như mùa hè. Chú ý các vùng nếp gấp cổ, nách, sau gáy, rốn, hậu môn, cơ quan sinh dục…

- Tắm xong lau khô thật nhanh và ủ ấm ngay lập tức để bé không bị nhiễm lạnh.

Trẻ sơ sinh đi tiểu nhiều lần, vì vậy vào mùa lạnh, phụ huynh phải thường xuyên kiểm tra tã để giữ vệ sinh và tránh cho bé bị nhiễm lạnh.

Phòng và chữa trị các căn bệnh mùa nắng nóng ở trẻ em


Oi bức khiến tình trạng trẻ em nhập viện ngày càng tăng cao với các bệnh phổ biến mùa nắng nóng như say nắng, trúng nắng, viêm họng, viêm đường hô hấp trên, rối loạn tiêu hoá, nổi rôm sảy.

(VOV)_ Theo Viện Khí tượng Thuỷ văn Việt Nam, nhiệt độ có khả năng vượt chuẩn với chuẩn sai dao động trong khoảng từ 0oC đến 1oC trên đại bộ phận diện tích cả nước. Nhiệt độ ngày càng tăng cao, có thể lên đến 38 – 39oC.

Trong thời gian tới có khả năng xuất hiện El Nino ở Việt Nam. Tỷ lệ thuận với tình hình thời tiết ngày càng nắng nóng.

Say nắng do cơ thể mất nước nhiều, rối loạn nghiêm trọng về sự điều hoà thân nhiệt do tác động của ánh nắng mặt trời quá gay gắt, đặc biệt khi chiếu vào đầu và gáy. Triệu chứng thường gặp là trẻ quấy khóc, lờ đờ, ngủ lịm, biếng ăn, người nóng toàn thân, lên cơn co giật, thân nhiệt lên đến 40 – 42oC.

Khi trẻ bị say nắng nhanh chóng đưa vào chỗ râm mát, cởi quần áo cho thoáng, quạt mát, lau mát cho trẻ, cho uống nhiều nước, nếu có thể hãy chườm mát hoặc tắm nước mát, nếu có co giật hãy nhanh chóng xử lý co giật và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Trúng nắng do rối loạn nhiệt độ cơ thể hoặc do môi trường quá cao

Triệu chứng và cách sơ cứu tương tự như bị say nắng. Nhưng lưu ý: không được đắp nước lạnh làm trẻ run sẽ gây tăng nhiệt độ trong nội tạng, rất nguy hiểm. Nên tắm nước mắt 25 – 30oC là tốt nhất.

Viêm đường hô hấp trên, viêm mũi, họng rất dễ xảy ra

Nguyên nhân là do thời tiết quá nóng bức, quạt mở to do đó dẫn đến khô vùng hầu miệng khiến các chất nhờ, nhầy bảo vệ vùng họng bị khô tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm nhập và gây bệnh. Triệu chứng thường là sổ mũi, ho, sốt, thở khò khè, đau họng, viêm đường hô hấp trên, trong trường hợp nặng có thể gây áp xe thành họng, viêm họng do liên cầu…

Chăm sóc và xử lý: Hầu hết trẻ viêm đường hô hấp trên không nên dùng kháng sinh tuỳ tiện mà phải theo chỉ định của Bác sĩ, cho mặc quần áo thoáng mát, cho trẻ uống nhiều nước, làm thông thoáng đường thở bằng cách lau sạch hoặc hút mũi cho trẻ. Giảm ho và đau họng bằng thuốc đông y (mật ong, lá húng chanh, quất hấp). Nếu thấy trẻ nặng hơn, không uống, không ăn, sốt cao nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Rối loạn tiêu hoá do ăn uống không hợp vệ sinh. Triệu chứng thường là trẻ bị sốt, lờ đờ, ói nôn, thức ăn, nôn ra dịch vàng, màu xanh, đi tiểu thường xuyên. Phân lúc đầu lợn cợn, sau đó giống như hoa cải, sau đi toàn là nước. Trẻ bị tiêu chảy sẽ bị mất nước và lượng muối lớn trong cơ thể, rất nguy hiểm.

Khi trẻ có những dấu hiệu trên nên cho trẻ uống bù nước ngay, cho uống bất cứ khi nào trẻ muốn, càng nhiều càng tốt. Các loại thức uống có thể như nước chè loãng, nước cháo, nước đun sôi để nguội, nước lọc. Cho trẻ uống Oresol – đây là dung dịch bù nước rất hiệu quả, một gói Oresol pha với một lít nước sôi để nguội dùng trong 24 giờ. Sau mỗi lần tiêu chảy, trẻ dưới 2 tuổi cho uống 100 – 200 ml, trẻ lớn hơn cho uống chậm, nếu trẻ nôn chờ 10 phút rồi mới cho trẻ uống từng thìa chậm hơn.

Cho trẻ ăn như thường ngày, không kiêng khem. Nhưng thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh, nghiền nhỏ và ăn nhanh nhiều bữa. Tối thiểu 6 bữa/ngày.

Lưu ý: Không tự động dùng các thuốc chống nôn, thuốc cầm tiêu chảy, kháng sinh nếu không có chỉ định của Bác sĩ.

Thuỷ đậu, quai bị do vi rút gây ra, bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Cách phòng ngừa tốt nhất là cho trẻ tiêm chủng ngừa.

* Triệu chứng bệnh Thuỷ đậu: Khi phát hiện rẻ có những nốt phỏng nước trên da nên cho trẻ nghỉ ngơi, không được chà xát, làm vỡ các mụn phỏng gây bội nhiễm. Có thể dùng dung dịch sát khuẩn như xanh metylene chấm vào mụn phòng, xoa phấn rôm, mặc quần áo bằng vải mềm. Cho trẻ ăn uống đầy đủ, cung cấp vitamin nhóm B và C.

* Triệu chứng bệnh quai bị: Sưng đau tuyến nước bọt, sốt cao, đau đầu, mệt mỏi. Nhanh chóng cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước và các vitamin B, C, súc miệng bằng nước súc miệng chứa muối hoặc dung dịch acidboric 5% hàng ngày, nếu đau, sốt cao có thể giảm đau hạ sốt bằng Paracetamol 15mg/kg/lần – ngày 3 – 4 lần. Có thể dùng đậu xanh giá nhỏ trộn với dấm đắp lên vùng mang tai.

Các bệnh “tay, chân, miệng” xuất hiện nhiều. Trẻ thường bị nổi bỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, miệng, vùng gối và vùng mông. Bệnh do tác nhân Entervirus gây ra và có khả năng gây biến chứng lên não, rất nguy hiểm. Vì thế, cần được bác sĩ thăm khám và theo dõi ngay từ sớm.

“Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”, vì thế các bậc cha mẹ nên chú ý không nên cho trẻ chơi, chạy nhảy ngoài nắng, ra đường nên đội nón, uống nhiều nước, ăn uống đủ chất và hợp vệ sinh, mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi, không mở quạt to và trực tiếp vào trẻ. Tủ thuốc gia đình nên trang bị sẵn các loại thuốc dùng trong mùa nắng nóng như thuốc hạ sốt, Oserol, dung dịch sát khuẩn”./.



Bệnh bẩm sinh của trẻ
Bệnh về tai ở trẻ
Bệnh Tự Kỷ ở trẻ em 
Các bệnh hay gặp ở trẻ em trong mùa mưa lạnh
Bệnh bẩm sinh của trẻ
Bé sinh thiếu tháng

(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý