Bệnh cúm khi mang thai

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bệnh cúm khi mang thai

18/04/2015 11:09 PM
1,410

Hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi… không phải lúc nào cũng là biểu hiện của bệnh cúm. Và không phải thai phụ nào bị bệnh cúm thì đều dẫn đến hậu quả nặng nề và không tốt cho thai nhi. Thực ra, những triệu chứng mà bạn mô tả không hề đặc trưng cho bệnh cúm.

Trước hết, cần khẳng định rằng phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn phụ nữ bình thường. Bởi vì khi mang thai, cơ thể có sự giảm sút khả năng miễn dịch, do đó cúm nguy hiểm hơn với những phụ nữ mang thai. Tuy tỷ lệ tử vong của cúm rất thấp song nguy cơ đó tăng lên nhiều lần đối với phụ nữ mang thai. Điều đáng lo ngại là không chỉ cúm mà hầu hết những bệnh do vi rút gây ra ở phụ nữ mang thai thường kéo dài hơn ở những phụ nữ khác. Trung bình một trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Nhưng với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn nhiều. Một nguy cơ của bệnh cúm đó là bệnh cúm có thể dẫn đến viêm phổi do vi rút. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu ôxi lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, dó đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều. Còn các triệu chứng khác như sốt, ho khi bị cúm ở phụ nữ mang thai không nặng hơn ở những phụ nữ khác. 



Triệu chứng



Nếu thực sự bạn bị cúm thì triệu chứng sẽ xảy ra đột ngột, các triệu chứng rầm rộ ngay từ khởi đầu; ở thiếu niên và người lớn, sốt cao xảy ra đột ngột (39-40 độ C), rét run, đau đầu nhiều, đau mình mẩy, mệt mỏi và có thể kèm theo sổ mũi, ho…; ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, trạng thái lơ mơ xuất hiện nổi trội các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, sổ mũi, ho, đau họng…; bệnh nhanh chóng phát dịch, đây là yếu tố giúp xác định chẩn đoán…

Vì thế, bạn nên thận trọng trước khi quyết định một việc lớn trong đời: Nên tiếp tục để sinh con hay chấm dứt tình trạng thai nghén. Tốt nhất nên đi khám chuyên khoa phụ sản trước khi quyết định. Căn cứ vào tình hình cụ thể và kết quả chính xác sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất.




Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ. Một số trường hợp, phụ nữ mang thai bị cúm có thể làm tăng khả năng sẩy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non trong những tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai bị cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh nhẹ ở thai nhi như hở hàm ếch, ... tuy nhiên, hiếm khi có dị tật bẩm sinh nặng ở não. Song hiện nay các nhà nghiên cứu của Viện Tâm thần New York (Mỹ) đã khẳng định có mối tương quan giữa sự nhiễm cúm của người mẹ trong thời kỳ mang thai với nguy cơ rối loạn tâm thần khi bé trưởng thành. Các nhà nghiên cứu cho rằng não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương do bệnh cúm của người mẹ trong năm tháng đầu.




Nguyên nhân của hiện tượng này là:


- Các kháng thể cúm của mẹ lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai.

- Sự hiện diện của những chất liệu gen của vi rút cúm.

- Thân nhiệt của mẹ tăng cao.

- Các thuốc trị cúm có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi.

Mùa cưới thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau, vì vậy dù bạn bắt đầu có thai vào thời gian nào cũng dễ rơi vào mùa cúm. Vì vậy, nếu có điều kiện, bạn có thể tiêm vacxin phòng cúm. Xét về hiệu quả, tuy chưa được khẳng định hoàn toàn, song thực tế cho thấy hiện chưa có biện pháp dự phòng cúm nào cho người mang thai tốt hơn vacxin. Xét về nguy cơ, vacxin cúm đã được chứng minh là vô hại. Thai phụ sau khi tiêm có thể hơi đau chỗ tiêm hoặc đau cơ, sốt và rét run, nhưng các triệu chứng này rất hiếm gặp. Những phản ứng dị ứng có liên quan tới thành phần albumin trong khâu sản xuất vacxin cũng hiếm và có thể phòng ngừa bằng cách tuân thủ các quy định về chống chỉ định tiêm phòng. Trên thực tế, nếu có tiền sử dị ứng với vacxin cúm hoặc với các thành phần trong khâu sản xuất vacxin như lòng trắng trứng, một số kháng sinh và chất bảo quản thì không nên tiêm. Nói chung, người ta khuyên nên tiêm phòng vacxin cúm cho phụ nữ mang thai hoặc có khả năng mang thai khi nguy cơ lây nhiễm cao. Phát ngôn viên Bộ Y tế Australia Neil Branch cho biết việc tiêm phòng vacxin cúm rất an toàn và có lợi ích lớn hơn nhiều so với rủi ro có thể có: "Không có bằng chứng gì về nguy cơ gây dị tật hay các tổn hại khác (của vaccine phòng cúm) đối với thai nhi". Các bạn có thể đến các Trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được tiêm phòng vacxin cúm.

Trong trường hợp bạn bị cúm, cách điều trị chủ yếu là nâng cao sức đề kháng (tăng cường dinh dưỡng, vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B...), chờ bệnh lui, kết hợp dùng một số thuốc chữa triệu chứng. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai không được tự dùng thuốc mà nên đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ.



Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị lây mắc

Trước hết, cần khẳng định rằng phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn phụ nữ bình thường. Bởi vì khi mang thai, cơ thể có sự giảm sút khả năng miễn dịch, do đó cúm nguy hiểm hơn với những phụ nữ mang thai. Tuy tỷ lệ tử vong của cúm rất thấp, song nguy cơ đó tăng lên nhiều lần đối với phụ nữ mang thai. Điều đáng lo ngại là không chỉ cúm mà hầu hết những bệnh do virus gây ra ở phụ nữ mang thai thường kéo dài hơn ở những phụ nữ khác. Trung bình một trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài từ 3 - 4 ngày. Nhưng với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn nhiều.

Một nguy cơ của cúm đó là bệnh có thể dẫn đến viêm phổi do virut. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu ôxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, dó đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều. Còn các triệu chứng khác như: sốt, ho khi bị cúm ở phụ nữ mang thai không nặng hơn ở những phụ nữ khác.

Nguy hiểm với thai nhi

Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ. Một số trường hợp, phụ nữ mang thai bị cúm có thể làm tăng khả năng sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai bị cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh nhẹ ở thai nhi như: hở hàm ếch... Tuy nhiên, hiếm khi có dị tật bẩm sinh nặng ở não. Cụ thể:

- Trong 3 tháng đầu thai kỳ: cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, down…

- Trong 3 tháng giữa thai kỳ: nếu người mẹ bị cúm thì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương

-  Trong những tháng cuối của thai kỳ: cúm có thể làm tăng khả năng thai chết lưu hoặc đẻ non




Phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc -xin

Với phụ nữ, khi chuẩn bị kết hôn nên tiêm vắc-xin phòng cúm cho cả 2 vợ chồng. Xét về hiệu quả, tuy chưa được khẳng định hoàn toàn, song thực tế cho thấy hiện chưa có biện pháp dự phòng cúm nào cho người mang thai tốt hơn vắc-xin; Nâng cao thể trạng để có sức đề kháng tốt bằng cách tập thể dục và bổ xung những thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch như chất đạm, hoa quả giàu vitamin…

Trong trường hợp chẳng may bị cúm, điều quan trọng nhất các thai phụ không nên quá lo lắng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng mức. Đặc biệt, không nên tự ý dùng thuốc và chữa theo kiểu “kinh nghiệm dân gian”. Đồng thời, các thai phụ cần nâng cao sức đề kháng như: tăng cường dinh dưỡng, vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B...        

Khi bạn đang mang thai, tiêm ngừa cúm là phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể chống lại những căn bệnh nguy hiểm gây ra từ cúm.

Tiêm ngừa cúm khi mang thai

Theo giới chuyên môn, việc tiêm ngừa cúm không chỉ giúp bảo vệ thai phụ ngừa cúm, mà còn có tác dụng bảo vệ các thai nhi khi còn nằm trong bụng mẹ và ngay cả sau khi chúng được sinh ra.



cam cum Điều trị bệnh cúm khi mang thai



Cảm cúm có nhiều khả năng gây ra những căn bệnh nghiêm trọng ở thai phụ hơn ở những người bình thường khác. Những biến đổi của cơ thể, như sự thay đổi ở hệ miễn dịch, tim và phổi trong suối thời gian thai nghén, khiến các thai phụ dễ có khuynh hướng bị các biến chứng nguy hiểm. Đã có nhiều trường hợp bệnh tiến triển nặng đến mức thai phụ phải nằm điều trị tại bệnh viện hoặc tử vong. Các thai phụ bị cúm cũng có thể đối diện với nhiều vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng của thai nhi, bao gồm nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.

Theo các chuyên gia y tế, tiêm ngừa cúm là bước quan trọng đầu tiên trong việc bảo vệ thai phụ chống lại bệnh cúm. Việc tiêm ngừa cúm trong thời gian thai nghén đã được chứng minh có tác dụng giúp bảo vệ cả thai phụ lẫn đứa bé sau sinh (tới sáu tháng tuổi) khỏi bệnh cúm. Tuy nhiên, có một điều mọi người cần nhớ là loại vắc-xin dạng xịt mũi để ngừa cúm không nên sử dụng cho thai phụ.

Giới chuyên môn cho biết, tiêm ngừa cúm là phương pháp an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ thai phụ và thai nhi khỏi các căn bệnh nguy hiểm và những biến chứng gây ra từ cúm. Tiêm ngừa cúm đã được thực hiện cho hàng triệu thai phụ trong nhiều năm qua, đồng thời việc này đã được chứng minh không gây hại gì cho cả thai phụ và những đứa con của họ.

Điều trị sớm bệnh cúm

Trong trường hợp thai phụ thấy mệt mỏi và có những triệu chứng giống như bị cúm, hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức. Nếu cần thiết, hãy đề nghị các bác sĩ kê cho bạn các loại thuốc chống virus để điều trị cúm.

Nếu thai phụ bị sốt do nhiễm virus cúm hoặc các bệnh lây nhiễm khác trong giai đoạn đầu của thai kỳ, có thể dẫn tới những dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Do vậy, các thai phụ khi bị sốt cần được điều trị và tư vấn ý kiến với các bác sĩ càng sớm, càng tốt.

Trong trường hợp thai phụ bị sốt và kèm theo bất cứ một trong các dấu hiệu nào sau đây, cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức: khó thở hoặc thở nông; đau hoặc bị tức ngực và bụng; chóng mặt bất ngờ; có sự nhầm lẫn; nôn ói kéo dài và nghiêm trọng; sốt cao và không phản ứng với thuốc; thai nhi giảm khả năng vận động (thai máy ít) hoặc không cử động.



Hậu quả của bệnh cúm khi mang thai


Nghiên cứu phát hiện đa số bệnh đều có thể thâm nhập vào thai nhi qua nhau thai, khiến thai nhi bị dị hình hoặc chết lưu.


Do đó các bà bầu cần thận trọng với các bệnh truyền nhiễm.

Cảm cúm thông thường hay dịch cúm đều do sự truyền nhiễm qua đường hô hấp mà nên. Các biểu hiện của cảm cúm thông thường như nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ho và đau người v.v... có thể xảy ra ở rất nhiều người. Những triệu chứng này ảnh hưởng không lớn đến thai nhi. Nhưng nếu nhiệt độ cơ thể cứ kéo dài ở 39 độ C thì phải thận trọng vì có thể nó sẽ gây dị hình ở thai nhi.

Dịch cảm cúm là do các vi rút gây bệnh từ nước bọt, mũi và đờm của người bệnh thông qua không khí truyền sang người bình thường, tính lan truyền của nó rất mạnh gây nên bệnh dịch.
 
Người mắc vi rút truyền nhiễm thường có các biểu hiện như: lúc nóng, lúc lạnh, sốt tương đối cao, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, thường thì sau khi hạ sốt sẽ có các triệu chứng như là ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng v.v... khiến cho thể lực của người bệnh tiêu hao lớn và hồi phục chậm.


Hậu quả của bệnh cúm khi mang thai - 1

 

Do đó các bà bầu cần thận trọng với các bệnh truyền nhiễm. (Ảnh minh họa)

Vi rút của dịch cúm không chỉ khiến thai nhi bị dị hình, mà khi sốt cao cộng với độc tính của vi rút cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm.

Qua điều tra trên 56 thai nhi bị dị hình thì có tới 10 thai nhi là do sản phụ đã từng mắc dịch cúm, thai nhi được khoảng 50 ngày tuổi. Do tính chất của dịch cúm là rất mạnh thông thường phải dùng các biện pháp hạ sốt, tiêm, dùng kháng sinh v.v... nên khi sử dụng bắt buộc phải tiến hành theo chỉ thị từ bác sỹ.
 
Các bà bầu bí cần chú ý đề phòng vi rút truyền nhiễm, nhất là vấn đề dinh dưỡng để tăng cư���ng thể lực, tránh tiếp xúc với những người bệnh, khi có bệnh dịch thì không nên đến những nơi công cộng.
 
Khi mắc cúm rồi thì cần kịp thời có biện pháp khống chế bệnh dịch lây lan, loại trừ mầm bệnh đồng thời áp dụng các biện pháp hạ sốt thích hợp cho mình như: uống nhiều nước ấm, chú ý nghỉ ngơi, giữ ấm cho cơ thể, v.v...
 
Các biện pháp hạ sốt thông thường là dùng khăn lạnh hay chườm đá lên vùng trán v.v... không nên dùng thuốc uống hạ sốt để tránh ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi.

Một số trường hợp có thể căn cứ theo chỉ định của bác sỹ để dùng thuốc bắc điều trị. Thuốc bắc rất có hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm mà độc tính lại thấp cho nên các lương y cho rằng việc sử dụng thuốc bắc để điều trị bệnh cảm cúm cho phụ nữ mang thai là biện pháp có thể áp dụng được.



Những lưu ý khi mang thai bị cảm cúm này!
Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không
Cảm cúm
Tiêm phòng trước khi mang thai
Nghẹt mũi khi mang thai
Sốt trong 3 tháng đầu mang thai

(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý