Dinh dưỡng sau khi bị sảy thai

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Dinh dưỡng sau khi bị sảy thai

18/04/2015 11:15 PM
4,360

Sau khi sảy thai, bạn cần tích cực bổ sung dưỡng chất vào cơ thể để nhanh chóng phục hồi sức lực, đặc biệt là những người có ý định mang thai lại trong tương lai gần.

Sau khi sảy thai, chắcchắn bạn sẽ mất đi rất nhiều sức lực cả về tinh thần và thể chất. Việc mất máu nhiều khi sảy thai nếu không được bổ sung dưỡng chất kịp thời sẽ làm chị em mệt mỏi và mắc bệnh. Vì vậy, ngay sau khi sảy thai, phụ nữ nên có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

Dù vậy trên thực tế, không phải chị em nào cũng có kiến thức đầy đủ về việc bổ sung dưỡng chất sau khi sảy thai. Vậy phụ nữ cần bổ sung những chất dinh dưỡng nào sau khi sảy thai và muốn nhanh có thai lại trong tương lai gần.  

Sắt

Theo kết quả nghiên cứu của các bác sĩ khoa sản, hầu hết các ca sảy thai đều có nguyên nhân do thiếu máu và sau khi sảy thai thì tình trạng này càng trở lên nặng nề hơn. Thiếu máu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chị em và đặc biệt những lần mang thai tiếp theo sẽ lại gây sinh non, trọng lượng thai nhi thấp hoặc sảy thai… Nếu bạn không có ý định mang thai tiếp, thiếu máu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hiện tại của bạn, gây mệt mỏi, khó thở thậm chí là chóng mặt, buồn nôn.


Bổ sung dinh dưỡng sau khi sảy thai - 1



Vì vậy, việc bổ sung sắt sau khi sảy thai là vô cùng quan trọng. Cùng với việc bổ sung các loại viên uống vitamin sắt, bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm dồi dào nguồn dưỡng chất này như các loại rau lá xanh, hoa quả màu đỏ, thịt bò, cá…

Axit folic

Nếu bạn đang cố gắng bồi bổ sức khỏe để tiếp tục mang thai thì hãy đảm bảo ăn uống đủ 400mcg axit folic mỗi ngày để giảm nguy cơ thai nhi sau này bị khuyết tật ống thần kinh. Đối với phụ nữ bình thường, nên bổ sung axit folic ít nhất 1 tháng trước khi mang thai còn với người đã sảy thai, hãy bổ sung loại dưỡng chất này ngay sau khi sảy thai hoặc ít nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, bổ sung đủ axit folic sẽ giảm nguy cơ bị khuyết tật từ 50-79%. Axit folic cũng có tác dụng tạo lên những tế bào hồng cầu mới có lợi cho sức khỏe phụ nữ.

Canxi

Mang thai có thể làm cạn kiệt đi nguồn canxi vốn có trong cơ thể bạn. Vì vậy, ngay sau khi sảy thai, bạn cần bổ sung nguồn dưỡng chất này. Phụ nữ, đặc biệt là bà bầu nên bổ sung đủ 1.200 mg canxi mỗi ngày. Việc bổ sung canxi trong thời gian mang bầu cũng rất có lợi cho xương và răng của thai nhi.


Bổ sung dinh dưỡng sau khi sảy thai - 2



Bổ sung năng lượng

Rất nhiều phụ nữ bị chứng trầm cảm nặng nề sau khi sảy thai. Vì sao lại có hiện tượng này? Theo các bác sĩ khoa sản, việc thay đổi nội tiết tố sau khi sảy thai có thể làm tăng độ nhạy cảm và cảm xúc của chị em khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm. Nhiều phụ nữ cảm thấy khó khăn, chán nản và không còn muốn ăn uống gì nữa nhưng bạn nên biết rằng bạn vẫn phải nạp đủ calo mỗi ngày để duy trì sức lực cho cơ thể.

Vì vậy, sau khi sảy thai chị em nên có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn cũng nên có kế hoạch tập luyện thể thao đều đặn và suy nghĩ tích cực để nhanh chóng lấy lại sức khỏe tinh thần.


Thức ăn cho người mới bị sảy thai


Người bị sảy thai cần bổ sung protein và ăn thịt bò là hợp lý nhưng không nên ăn thịt ba ba. Ăn nhiều rau chân vịt thì tốt nhưng không nên ăn rau sam.

Thực phẩm tốt cho phụ nữ bị sảy thai

Những thực phẩm này
giàu protein, axit folic…



Thực phẩm phụ nữ hay sảy thai chớ xem thường
Cuống bí đỏ có tác dụng tránh sảy thai mà dân gian dùng. 
Rau chân vịt chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể như: A, K, D, E và một loạt các khoáng chất. Ngoài ra, loại rau này là một nguồn acid béo thực vật omega-3 dồi dào.

Thịt bò chứa hàm lượng axit amin trong thịt bò nhiều hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Nó rất hiệu quả trong việc bổ sung năng lượng cho hệ cơ và tăng sức dẻo dai của cơ thể. Ngay khi bắt đầu tập luyện, axit amin là nhiên liệu chính để giải phóng năng lượng và  thịt bò là nguồn bổ sung axit amin rất hiệu quả, giúp quá trình tập luyện kéo dài lâu hơn.

Thịt bò có thể cung cấp đầy đủ lượng vitamin B6 giúp cơ thể tăng cường sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật, thúc đẩy quá trình hình thành protein mới, hỗ trợ rất lớn trong việc phục hồi cơ thể sau khi sảy thai.

Trứng gà ngải cứu là món ăn bài thuốc bổ dưỡng nâng cao sức khỏe. Bên cạnh đó, trứng gà kết hợp với ngải cứu cũng sẽ rất có ích trong viêc điều trị trụy thai ở phụ nữ, hay hiện tượng đẻ non.

Ngô: Lâu nay bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai tăng cường bổ sung chất folate nếu cơ thể bị thiếu. Folate là chất giúp ngăn chặn nguy cơ sảy thai và thai nhi bị khuyết tật. Trong khi đó, bắp lại rất giàu folate. Nếu bạn thường xuyên ăn ngô sẽ không cần phải bổ sung các viên folate, nó sẽ giúp cơ thể thai nhi tổng hợp tế bào mới và khỏe mạnh.

Cuống bí đỏ có công dụng an thai, chữa sảy thai quen dạ hiệu quả: Cắt đoạn cuống bí đỏ (còn gọi là bí ngô) khoảng 5cm cho vào nồi đất sao vàng rồi nghiền thành bột mịn. Sau khi có thai được 2 tháng trở đi thì bắt đầu sử dụng thuốc,  mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống lượng bột khoảng 3 – 5g pha với nước cơm được chắt ra khi đang nấu.



Và những thực phẩm nên tránh

Bạn có thể tiêu thụ nhiều loại thực phẩm sau khi sẩy thai để nuôi dưỡng cơ thể và bộ não của mình. Tuy nhiên, cũng có những thức ăn cần tránh trong thời gian này.


Thực phẩm phụ nữ hay sảy thai chớ xem thường
Ba ba tưởng chừng rất bổ nhưng người hay sảy thai nên tránh. 
Đậu nành: Mặc dù đậu nành là một loại thực phẩm lành mạnh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng lại không phải là lựa chọn thông minh cho chế độ ăn uống của bạn sau khi sẩy thai. Theo một báo cáo năm 2003 từ Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, trong đậu nành có mức phytate cao gây trở ngại cho khả năng hấp thụ sắt.

Bạn cần thêm sắt sau khi sảy thai do bị mất nhiều máu, sắt giúp tạo nên một số thành phần của máu, do đó, việc tránh ăn đồ ăn liên quan đến đậu nành là hết sức
cần thiết.

Gừng: Một số trường hợp cho là bị sảy thai do dùng nhiều gừng khi chữa nghén.

- Một số nghiên cứu khẳng định, tiêu thụ nhiều gừng sẽ gây co thắt tử cung, có thể gây xuất huyết tử cung trong thai kỳ.

- Khi ăn gừng, một số người mẹ có cảm giác bị chuột rút. Phần lớn trường hợp chuột rút này không gây nguy hiểm cho thai nhi.

Sơn tra (táo mèo): có vị chua ngọt vừa miệng, ăn vào giúp tiêu hóa, là một loại thực phẩm rất được các chị em ưa chuộng, đặc biệt là trong thời gian bầu bí lại càng thích ăn.

Chuyên gia y học chỉ ra rằng, mặc dù sơn tra rất tốt nhưng phụ nữ có thai không nên ăn nhiều vì trong sơn tra có chứa một số thành phần có thể kích thích cơ tử cung co bóp, dễ gây ra sẩy thai. Đặc biệt là những người trước đây đã có tiền lệ bị sẩy thai, trong thời gian này cũng không nên ăn sơn tra để đề phòng bất trắc.


Mỳ chính: Thành phần chủ yếu của mỳ chính là sodium glutamate, chất kẽm trong máu sau khi kết hợp với chất này sẽ đẩy ra ngoài qua đường tiểu tiện. Nếu ăn quá nhiều mỳ chính sẽ làm tiêu hao đại lượng kẽm, gây ra thiếu kẽm trong cơ thể thai phụ. Kẽm là một “vật phẩm” cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của thai nhi, vì vậy phụ nữ có thai nên hạn chế ăn mỳ chính.

Ba ba: Mặc dù ba ba có tác dụng lợi dương bổ thận, nhưng ba ba có vị tanh, tính hàn, có tác dụng tán u, thông huyết mạch, ví vậy có nguy hại nhất định trong việc sẩy thai, đặc biệt là "sức đẩy thai" của chân ba ba mạnh hơn nhiều so với thịt ba ba.

Hạt Ý dĩ : Là một loại thực vật vừa làm thuốc vừa làm thực phẩm, có tính hàn, vị ngọt. Đông Y dược liệu thực nghiệm chứng minh rằng, hạt Ý dĩ có khả năng kích thích cổ tử cung, làm cho tử cung thu co, từ đó dẫn đến nguy cơ sẩy thai.

Nha đam: Phụ nữ mang thai uống nước ép nha đam, dẫn đến xuất huyết vùng chậu và thậm chí gây ra sẩy thai.

Rau sam: Rau sam vừa là thảo dược vừa là thực phẩm chế biến món ăn, có dược tính hàn. Thực nghiệm chứng minh lá rau sam có kích thích tử cung khá mạnh, có thể làm tăng số lần và cường độ thu co của tử cung, từ đó gây ra sẩy thai.

Đu đủ xanh: Một nghiên cứu của Viện Đại học Sussex (Anh) đã chứng minh tác động không có lợi của đu đủ đối với những phụ nữ đang muốn thụ thai. Thực phẩm này có tác dụng ức chế hormone progesterone, làm ngăn cản quá trình thụ thai. Do đó, việc ăn đu đủ thường xuyên làm phụ nữ  khó mang bầu.

Ngoài ra, chất papain trong quả đu đủ xanh phá huỷ màng tế bào phôi thai, có thể dẫn đến sẩy thai. Do đó, các bà bầu nên tránh ăn đu đủ xanh.

Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Thị Nghiêm, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec cho rằng: Phụ nữ hay bị sảy thai quan trọng phải ăn đủ chất vì thiếu dưỡng chất sẽ khiến thai yếu hay bị sảy. Nên tránh đồ ăn nóng, gia vị ớt, gừng tỏi, rượu, bia, chất có gas. Với loại rau như rau cải thì không cần phải kiêng nhưng vì nó thể hàn, hay gây buồn tiểu thì phụ nữ sảy thai cũng chỉ nên ăn vừa phải.


Sẩy thai hoặc bỏ thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ đều có thể gây tổn hại cho cơ thể và tâm lý của bạn. Dưới đây là những lựa chọn chế độ ăn uống tốt nhất cho bạn sau khi sẩy thai hoặc bỏ thai.

Đồ ăn vặt

Tránh tiêu thụ nhiều đồ ăn vặt sau khi bạn đã bị sẩy thai. Cơ thể bạn cần vitamin A, vitamin C và protein để hồi phục đầy đủ, vì vậy cách tốt nhất là tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều các chất dinh dưỡng này. Các loại thực phẩm ăn vặt có thể kể đến là khoai tây chiên, bánh quy và kẹo - những thực phẩm này thường có hàm lượng calo và chất béo cao nhưng thiếu các loại chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể và hỗ trợ phục hồi sức khỏe.

Đậu nành

Mặc dù đậu nành là một loại thực phẩm lành mạnh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng lại không phải là lựa chọn thông minh cho chế độ ăn uống của bạn sau khi sẩy thai. Theo một báo cáo năm 2003 từ Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, trong đậu nành có mức phytate cao gây trở ngại cho khả năng hấp thụ sắt. Bạn cần thêm sắt sau khi sẩy thai do bị mất nhiều máu, sắt giúp tạo nên một số thành phần của máu, do đó, việc tránh ăn đồ ăn liên quan đến đậu nành là hết sức quan trọng.


Thực phẩm không nên ăn khi bị sẩy thai - 1

Thức ăn nhanh

Sau khi sẩy thai, trầm cảm là tình trạng phổ biến thường gặp ở nhiều chị em. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí "Tâm thần học" cho thấy rằng 13-19% phụ nữ có một trong các triệu chứng trầm cảm do sẩy thai lên đến 33 tháng. Tình trạng này cũng không phải hiếm gặp ở những bà mẹ sinh con khỏe mạnh.

Cũng theo các nghiên cứu thì sau khi sẩy thai, bồi dưỡng cơ thể và phục hồi sức khỏe bằng một số loại thực phẩm cũng có thể ngăn ngừa trầm cảm và ngược lại, một số thực phẩm lại có tác dụng làm cho chứng trầm cảm nặng hơn. Do đó, tránh những thức ăn nhanh như hamburger, pizza và xúc xích...

Thực phẩm nhiều carbohydrate
 
Cơ thể bạn cần protein để chữa lành sau khi sẩy thai, vì vậy tránh ăn những thực phẩm giàu carbohydrate, ít protein trong giai đoạn "khó khăn" này. Trong khi cơ thể bạn vẫn còn cần carbs để tạo ra năng lượng và duy trì chức năng não và thận, thì hãy tăng lượng protein - đặc biệt là protein có nguồn gốc từ thịt nạc. Protein cung cấp các axit amin mà cơ thể không thể sản xuất có thể mang lại lợi ích trong quá trình hồi phục sức khỏe.




Tham khảo thêm bí kíp phòng ngừa sẩy thai


Theo thống kê, có đến 20% số ca sẩy thai xảy ra hàng năm khi thai nhi dưới 20 tuần tuổi. Đó là lý do vì sao sẩy thai lại trở thành nỗi lo lớn nhất của các mẹ mới có bầu.

Nguyên nhân của sẩy thai thì có rất nhiều và trong một số trường hợp còn không thể xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có đầy đủ kiến thức chăm sóc thai kỳ và có lối sống lành mạnh, thì sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ này.

Dưới đây là những bí kíp nhỏ giúp giảm nguy cơ sảy thai:

Chú ý đến chế độ ăn uống

Dân gian thường ví một lần sảy bằng bẩy lần đẻ, nên sau khi bị sảy thai, bạn cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và bồi bổ sức khỏe. Tránh làm việc nặng, đi lại gắng sức.

Ăn uống thức ăn lành tính, kiêng những món hàn như hải sản, rau sống, đồ chua. Có người khuyên nên uống 1 chút champage sau khi ăn để ấm bụng, ra hết huyết ứ trong người và giúp tử cung mau co lại như cũ.

Lúc này, vai trò của người chồng hết sức quan trọng. Hãy động viên vợ, tạo ra không khí thoải mãi trong gia đình, có thể đưa vợ đi dạo, đi du lịch những địa điểm gần để vợ thư giãn tinh thần.

Cùng với đó, bạn hãy bổ sung vào cơ thể một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như các loại vitamin và acid folic.

Khi mang thai, cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, uống bổ sung viên sắt và axit folic để tránh thiếu máu và thiếu axit folic, vì đây là một trong nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sẩy thai. Việc bổ sung dinh dưỡng nên được thực hiện ngay từ trước khi mang thai vì vậy chị em nên lập kế hoạch cho việc bầu bí trước từ 3-6 tháng.


Bí kíp phòng ngừa sẩy thai - 1




Tránh chất kích thích

Chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng tỏ rượu an toàn với phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu khi tất cả các bộ phận quan trọng của bé đang hình thành.

Tránh vận động mạnh

Những môn thể thao ưa vận động mạnh hoặc rơi từ trên xuống cần phải được cẩn trọng. Tốt nhất là bạn nên bảo vệ phần bụng tốt nhất cho đến cuối thai kỳ.

Khám thai định kỳ

Nên đi khám thai định kỳ tại cơ sở y tế có chuyên khoa sản. Nếu phát hiện bất thường như hở eo tử cung, bác sĩ sẽ có chỉ định khâu vòng eo cổ tử cung sớm (tuần lễ thứ 14-15 thai kỳ) để tránh sẩy thai. Đây là thủ thuật khá đơn giản, bệnh nhân không phải nằm viện lâu. Việc khám thai định kỳ cũng giúp bác sĩ sớm phát hiện những bất thường có thể xảy ra với mẹ bầu và kịp thời xử trí.

Giữ vệ sinh cá nhân

Nên giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh giao hợp vì tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo, tử cung cũng là nguyên nhân gây sẩy thai.

Sau khi sảy thai, bạn cũng cần đặc biệt vệ sinh vùng kín sạch sẽ và lưu ý trong chuyện chăn gối vợ chồng. Nếu sau khi sảy thai bạn không còn gặp các rắc rối như chảy máu, đau vùng xương chậu, … bạn có thể tiến hành “giao ban” lại sau khoảng 2 – 3 tuần đối với trường hợp sảy thai trong ba tháng đầu. Trường hợp sảy thai ở tháng thứ 4 trở đi, bạn chỉ có thể làm ‘chuyện ấy’ lại sau từ 5 - 6 tuần.




Bí kíp phòng ngừa sẩy thai - 2


Khám thai thường xuyên giúp phát hiện sớm những nguy cơ xấu. (ảnh minh họa)

Không tự ý dùng thuốc

Bà bầu không tự ý dùng thuốc, cho dù là thuốc cảm thông thường hoặc thuốc bổ. Khi dùng thuốc cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chú ý độ tuổi mang thai

Theo giới chuyên môn, nguy cơ sẩy thai gia tăng theo độ tuổi. Theo Hiệp hội Sản khoa Mỹ, những phụ nữ tuổi từ 35 – 45 đối diện với sự gia tăng từ 20-25% nguy cơ bị sẩy thai. Trong khi không có biện pháp nào để kéo giảm nguy cơ sẩy thai do tuổi của người mẹ ảnh hưởng đến quá trình thai nghén, chị em được khuyến khích nên có thai trước 35 tuổi.

Lưu ý dấu hiệu cảnh báo sẩy thai

Tình trạng xuất huyết có thể đi kèm với chứng co cơ, những mô kèm huyết được đẩy ra khỏi âm đạo, chứng đau lưng từ nhẹ cho tới dữ dội hoặc sụt cân bất ngờ là một vài dấu hiệu thông thường nhất báo động chị em có thể đối diện với nguy cơ bị sẩy thai. Vì thế, khi các thai phụ nhận thấy có một hoặc nhiều các triệu chứng trên, cần đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Lưu ý đối với mẹ bầu có tiền sử sẩy thai quen dạ nên được sự chăm sóc đặc biệt của bác sĩ và thăm khám thai kỳ thường xuyên


Phụ nữ khi bị sảy thai thường bị tổn thương nặng nề về cả tinh thần và thể chất. Nhưng đừng quá bi quan, hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe thật tốt để chào đón em bé vào lần sau.




http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20121109-114016-1-luu-y-khi-say-thai.jpeg



Đi khám sức khỏe

Sau khi sảy thai, cần nhất là phải đi khám tổng quát trước khi muốn có thai lại (nên để 3 - 6 tháng sau trở đi là tốt nhất để cơ thể hồi phục hoàn toàn), nên tìm hiểu nguyên nhân gây nên sảy thai để phòng trị trước. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn việc này qua thăm khám và các xét nghiệm cụ thể.

Nên làm gì để hạn chế việc sảy thai

Đa số việc sảy thai diễn ra trong khoảng 12 tuần đầu của thai kỳ, một số trường hợp khác là do thai phát triển không đúng tiêu chuẩn.

Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân là cách để các bạn tránh được viêm nhiễm vùng kín có khả năng gây sảy thai. Trong thời gian có thai, cố gắng không để bị các bệnh như cảm cúm, bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Nên có con trước tuổi 35 để hạn chế những bất thường trong nhiễm sắc thể phôi thai. Sau mỗi lần sảy thai, nên dành thời gian nghỉ ngơi (từ 6 tháng đến 1 năm) để cơ quan sinh sản hồi phục rồi mới nên có thai lại.

Cần làm gì để nhanh có thai lại?

Sau thời gian nghỉ ngơi từ 3 – 6 tháng, cơ thể bạn đã hồi phục và sẵn sàng chào đón em bé. Để nhanh chóng thụ thai, bạn cần chú ý đến việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đây là cách để thúc đẩy khả năng sinh sản tự nhiên. Bạn nên chọn ăn thực phẩm hữu cơ, uống bổ sung kẽm, selen, axit folic. Cả vợ và chồng nên tránh căng thẳng, bỏ rượu và thuốc lá để tốt cho sức khỏe.

Tinh thần cũng rất quan trọng trong việc thụ thai. Bạn không nên quá nôn nóng, việc giữ tinh thần thoải mái, tích cực là yếu tố rất quan trọng trong quá trình có thai lại. Nếu có thể, bạn nên thường xuyên tới khám bác sĩ để đảm bảo cơ thể mình đã đầy đủ điều kiện cho việc  mang thai.

Nến bạn mới có thai lại, hãy chú ý các dấu hiệu máu báo, phù chân tay, dịch tiết âm đạo nhiều, đau bụng râm ran. Nên đi khám bác sĩ sớm nếu cảm thấy lo lắng. Ngoài ra, cần chú ý khám thai đầy đủ nếu bạn đã thực sự có thai lại để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé sau này.




Những thói quen của mẹ bầu gây hại thai nhi
Biện pháp ngừa sẩy thai trở lại
Những thói quen xấu gây vô sinh
Mất con vì “quên” phòng bệnh
Những nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh
Những thời điểm kiêng kị thụ thai
Chuẩn bị mang thai không nên ăn gì?

(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
em moi bj say thaj e mat nhju mau jo e chong vag khog an uog dk j mog bac sj cha loj cho e
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý