Những dấu hiệu sau sảy thai chị em nên biết

seminoon seminoon @seminoon

Những dấu hiệu sau sảy thai chị em nên biết

18/04/2015 11:15 PM
273

Khi sảy thai bạn cần trang bị cho mình những kiến thức tối cần thiết sau đây để tự chăm sóc và phòng tránh những hệ lụy không hay về sức khỏe.


Sau sảy thai, “vùng cấm” sẽ ra máu trong bao nhiêu lâu?


Thường thì sau khi sảy thai, hiện tượng ra huyết sẽ kéo dài trong vòng khoảng 2 tuần và bạn có thể có cảm giác đau bụng trong thời gian này.



Xảy ra hiện tượng gì sau sảy thai?


Cảm giác đau đớn và số lượng huyết ra ở mỗi phụ nữ sảy thai là không giống nhau vì nó còn tuỳ thuộc vào kích thước thai nhi và hình thức sảy thai (sảy thai tự nhiên, sảy thai do thuốc, do phẫu thuật).

Dần dần cảm giác đau đớn cũng như lượng huyết sẽ giảm dần theo thời gian.


Làm gì khi cơ thể bị sốt sau sảy thai?


Đây là hiện tượng rất nguy hiểm sau sảy thai có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm nhiễm “vùng kín” hay cơ quan sinh dục như tử cung, dạ con, ống dẫn trứng….Hoặc xảy ra một bất thường nào đó liên quan đến bộ phận sinh sản.

Đừng chần chừ thêm nữa mà hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chuẩn đoán, đề phòng biến chứng nguy hiểm.



Vệ sinh “vùng cấm” thế nào sau sảy thai?


Điều này rất quan trọng giúp bạn tránh được những rủi ro do viêm nhiễm gây nên. Lời khuyên dành cho bạn là nên quan tâm, chăm chút đến “cô bé” đúng cách.

Hãy thay băng vệ sinh đều đặn 4 tiếng/lần và tốt nhất là không nên dùng tampon, vì tampon phải đưa sâu vào “vùng tam giác mật” nên tiềm ẩn những nguy cơ gây viêm nhiễm.

Ngoài ra bạn không nên đi bơi cho đến khi hiện tượng chảy máu chấm dứt, có thể tắm nhưng nên tắm nhanh và tắm bằng nước ấm.


Kỳ “hành quân” tiếp theo sau sảy thai là khi nào?


Sau sảy thai khoảng 4 – 6 tuần bạn sẽ thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại, lần này lượng huyết trong kỳ kinh có thể nhiều hơn những kỳ kinh bình thường khác, bạn không nên quá lo lắng.


Bộ ngực có chịu ảnh hưởng nào sau sảy thai?


Sau khi sảy thai, bộ ngực có thể lớn hơn về kích cỡ và cũng có thể có tình trạng tiết sữa trong một vài ngày. Nếu bạn có cảm giác bị tức ngực hay khó chịu trong thời điểm này thì không nên mặc áo ngực, có thể hỏi ý kiến bác sĩ để giảm đau, nên dành thời gian mát xa ngực sẽ mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu.


Sau sảy thai bao lâu có thể mang thai lại?


Lời khuyên của bác sĩ dành cho bạn là ít nhất bạn nên đợi cho ít nhất 2 - 3 kỳ kinh qua đi mới nên tính chuyện có thai lại. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng việc có thai lại quá sớm tỷ lệ thuận với nguy cơ sảy thai tiếp theo bạn có thể phải đối mặt.


Với những người đã từng có “tiền sử” sảy thai nhiều hơn 1 lần bác sĩ khuyên bạn không nên nóng vội có thai trở lại mà nên đợi đến thời điểm cơ thể đã phục hồi được cả tinh thần và thể chất để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho quá trình thu thai sau này cũng như cho sự phát triển của thai nhi.


Nên làm gì trước khi mang thai lại?


Bạn cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, bổ sung axit folic, thực phẩm giàu sắt, kiêng tuyệt đối với rượu và thuốc lá…

Xảy ra hiện tượng gì sau sảy thai?

Ngoài việc chăm sóc sức khoẻ cho bạn, cần chú ý đển người bạn đời của mình vì khả năng thụ thai thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của “con giống”.


Sảy thai ảnh hưởng thế nào đến cơ hội mang thai trong tương lai?


Theo các nhà nghiên cứu thì với phụ nữ sảy thai một lần thì hầu hết họ đều có thể mang thai trở lại bình thường. Những với những người sảy thai liên tục khoảng 2 – 3 lần liên tiếp thì sảy thai rất dễ trở thành “thói quen” và cơ hội để giữ được bào thai an toàn cho đến khi chào đời là không dễ dàng.

Vì thế nếu bạn bị sảy thai nhiều hơn 1 lần thì bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân vì sao gây nên tình trạng này, tuy nhiên cũng có điều đáng lưu tâm là có đến 50% trường hợp sảy thai liên tiếp không “vạch mặt” rõ được nguyên nhân.

Lời khuyên dành cho những người bị sảy thai liên tiếp là cần đặc biệt quan tâm đến dinh dưỡng, sức khoẻ, tinh thần và hãy “gõ cửa” bác sĩ tư vấn mỗi khi gặp thắc mắc rắc rối trước, trong và sau khi đã mang thai.


Sau sảy thai bao lâu có thể “yêu” lại?


Khi máu ngừng ‘xuất hiện” ở vùng “cấm” thì bạn và người ấy có thể “yêu” lại, tuy nhiên thời điểm tốt nhất và an toàn nhất để “gặp gỡ” lại nên là từ 2 – 3 tuần nếu bạn bị sảy thai sau 3 – 4 tháng mang thai và ít nhầt là  6 tuần nếu bạn bị sảy thai sau khi mang thai 5 tháng trở lên.

Đây là khoảng thời gian lý tưởng để cho những tổn thương ở tử cung được phục hồi trở lại và cũng là để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm vùng kín do hoạt động “ân ái”. Trong trường hợp bạn có băn khoăn thắc mắc hay rắc rối nào khi “hành sự” hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn.

Khi “yêu” lại bạn đừng quên áp dụng các biện pháp tránh thai và an toàn tình dục nếu bạn chưa có ý định mang thai lại, đừng để “vỡ kế hoạch” khi bạn chưa thực sự sẵn sàng mang thai lại, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của bạn cũng như của bào thai.


Tỷ lệ thành công thụ thai sau sảy thai là bao nhiêu?


Trên thực tế có ít nhất 85% phụ nữ sẽ mang thai an toàn sau khi sảy thai lần 1, 75% phụ nữ mang thai an toàn sau sảy thai lần 2 – 3. Nếu tìm ra được nguyên nhân sảy thai thì tỷ lệ thành công thụ thai có thể lên tới 90%.


Có nên “truy lùng” tận gốc thủ phạm gây sảy thai?


Hoàn toàn nên nếu bạn có điều kiện, biết được nguyên nhân gây sảy thai sẽ giúp bạn trang bị cho mình những kiến thức để phòng tránh sảy thai cho những lần sau.


Những ai dễ có nguy cơ sảy thai?


Những phụ nữ đã từng sảy thai từ 2 – 3 lần trở lần, những phụ nữ mắc chứng bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc bệnh liên quan đến tuyến giáp hoặc những phụ nữ trên 35 tuổi hoặc những phụ nữ có “bạn tình” trên 40 tuổi.


Sảy thai có thể phòng tránh?


Điều này là rất khó, tuy nhiên việc quan tâm chăm sóc sức khoẻ, trang bị những kiến thức cần thiết, từ bỏ những thói quen xấu có hại sức khoẻ sẽ là điều kiện thuận lợi để đảm bảo an toàn cho thai nhi sau này.


Chăm sóc sức khỏe sau sẩy thai


Sẩy thai không chỉ gây nên cú sốc về mặt tinh thần mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của phụ nữ. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe sau khi sẩy thai là điều vô cùng cần thiết:

. Về mặt tinh thần

Những tổn thương về tinh thần gây nên sự mệt mỏi cho cơ thể. Vì vậy, người phụ nữ cần tự giải tỏa khỏi nỗi buồn. Bạn có thể cùng chồng đi du lịch để lấy lại cân bằng. Hàng ngày, hãy dạo bộ hoặc tập thể dục sẽ giúp cơ thể bạn khoan khoái và tinh thần thư giãn hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Phụ nữ sau sẩy thai cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Chú ý, bổ sung vitamin và acid folic trong vòng ba tháng cho đến khi có thai lại.

 Vệ sinh

Sau khi sẩy thai, tình trạng nhiễm trùng âm đạo, tử cung rất dễ xảy ra. Vì vậy, bạn cần giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh sau khi giao hợp để tránh tình trạng viêm nhiễm.

Công việc

Sau khi sẩy thai, hãy nghỉ nghơi ít nhất 1 tuần. Không nên làm những công việc nặng nhọc, tránh các động tác với cao, ngồi xổm, vận động mạnh.

Sinh hoạt vợ chồng:

Nếu sau khi sẩy thai không còn gặp các rắc rối như chảy máu, đau vùng xương chậu, … bạn có thể tiến hành “giao ban” lại sau khoảng 2 – 3 tuần đối với trường hợp sẩy thai trong ba tháng đầu. Trường hợp sẩy thai ở tháng thứ 4 trở đi, việc “giao ban” lại sau từ 5 - 6 tuần.

Phương pháp giảm đau sau sẩy thai

- Sử dụng thuốc giảm đau: Alaxan, Antidol,… giúp nâng cao khả năng chịu đau sau nạo thai, hạn chế tình trạng mất ngủ.

- Xoa dịu cơn đau say sẩy thai bằng thôi miên. Đây là phương pháp mới, do các chuyên gia đại học Laval, Canada nghiên cứu. Phương pháp này có tác động vào hệ thần kinh, làm giảm sự căng thẳng hệ thần kinh.

Lưu ý khi mang thai lại

- Sau khi sẩy thai bạn cần đi khám phụ khoa để đảm bảo rằng không gặp rắc rối ở ống dẫn trứng, cổ tử cung và âm đạo. Nên đi khám sức khỏe tổng thể trước khi có ý định mang thai lại.

- Trường hợp bạn bị căng và tức ngực, hãy dùng chiếc khăn mềm, ướt mát hoặc lá bắp cải mát để chườm lên bầu ngực và vùng da xung quang. Thực hiện chườm đi chườm lại nhiều lần sẽ giúp giảm đau và căng tức ngực.

- Thời gian mang thai trở lại tốt nhất là từ 3 – 6 tháng tùy vào sức khỏe từng người.

Vì vậy, hai vợ chồng cần trang bị những biện pháp tránh thai an toàn, tuyệt đối tránh nạo phá thai tiếp trong thời gian ngắn.


Để nhanh có thai lại sau khi sảy


Hãy bớt căng thẳng và chuẩn bị tâm lý thật tốt cho lần có thai sau.


Đa số việc sảy thai diễn ra trong khoảng 12 tuần đầu của thai kỳ, một số trường hợp khác là do thai phát triển không đúng tiêu chuẩn.

Việc mất đi một đứa con là vô cùng đau đớn, nhưng đừng quá suy nghĩ về chuyện này, bởi nó sẽ là rào cản lớn cho việc mang thai lần thứ 2. Cũng đừng lo điều đó sẽ tiếp tục lặp lại, bởi không có nhiều trường hợp sảy thai 2 lần liên tiếp. Còn nếu bạn đã sảy thai tới 3 lần thì tốt nhất hãy tới bác sĩ làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra lại cơ thể.

Sau đây là 6 bước để bạn có thai lại một cách nhanh chóng và an toàn:

  Hãy đợi ba tháng

8 tuần sau khi sảy thai, Hân lại tiếp tục có tin vui. Lần này cô cẩn thận, đi đứng nhẹ nhàng, giữ gìn hơn. Tuy nhiên, sau 7 tuần cái thai lại tiếp tục hỏng. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, Hân cảm thấy chán chường và thất vọng vô cùng.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân là do Hân vội có thai lần 2 quá nhanh. Bởi ít nhất cô phải chờ 3 tháng để tính chuyện có con. Khi đó, tử cung mới trở lại trạng thái bình thường. Với trường hợp lần sảy thai trước bị mất quá nhiều máu thì cần phải bổ sung lượng sắt vào cơ thể. Khi đó, bạn cần phải tới khám bác sĩ để đảm bảo bạn đã sẵn sàng cho lần 2.

Một số trường hợp thai hỏng do mang thai ngoài tử cung thì bạn còn được khuyên nên kiêng cữ lâu hơn trước khi có ý định mang thai lại.

Để nhanh có thai lại sau khi sảy - 1

Tìm hiểu nguyên nhân sảy thai

Việc này sẽ giúp giải tỏa tâm lý để bạn biết được lý do em bé không đợi tới 9 tháng 10 ngày. Khuyết tật di truyền là nguyên nhân chính gây sảy thai, do đó bạn có thể kiểm tra các vấn đề về nhiễm sắc thể, bệnh di truyền. Đôi khi các bệnh như lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang cũng khiến việc mang thai khó khăn. Đừng ngại đặt câu hỏi với bác sĩ. Bởi đó sẽ là những kinh nghiệm quý báu để bạn rút kinh nghiệm cho tập sau.

  Hãy chia sẻ

Sau khi sảy thai, Lâm buồn bã tới mức không muốn bước chân ra ngoài. Cô nằm bẹp trên giường mấy ngày liên tiếp, đầu óc không thôi trách cứ mình vì đã không cẩn thận dẫn đến mất con. May mắn là chồng Lâm khá tâm lý, nhận thấy vợ đang có những suy nghĩ tiêu cực, anh dành nhiều thời gian trò chuyện, động viên vợ, rủ cô đi xem phim, đi du lịch cho khuây khỏa.

Tâm lý đổ lỗi cho mình cũng là của rất nhiều
phụ nữ sau khi hỏng thai. Vì thế, bạn cần sự chia sẻ, động viên của gia đình. Bạn cũng có thể tham gia các diễn đàn về bà mẹ, ở đó có rất nhiều tâm sự của những phụ nữ đồng cảnh ngộ sẽ giúp bạn nguôi ngoai nỗi buồn.

4- Bổ sung chất

Đây là cách để thúc đẩy khả năng sinh sản tự nhiên. Bạn nên chọn ăn thực phẩm hữu cơ, uống bổ sung kẽm, selen, axit folic. Cả hai nên tránh căng thẳng, bỏ rượu và thuốc lá để tốt cho sức khỏe.


Để nhanh có thai lại sau khi sảy - 2


Việc bổ sung dưỡng chất sẽ rất cần thiết cho em bé của bạn. (Hình minh họa)

 Không nôn nóng

Việc giữ tinh thần thoải mái, tích cực là yếu tố rất quan trọng trong quá trình có thai lại. Nếu có thể, bạn nên thường xuyên tới khám bác sĩ để đảm bảo cơ thể mình đã đầy đủ điều kiện cho việc  mang thai.

 Cẩn trọng với các dấu hiệu đầu tiên

Nến bạn mới có thai lại, hãy chú ý các dấu hiệu máu báo, phù chân tay, dịch tiết âm đạo nhiều, đau bụng râm ran. Nên đi khám bác sĩ sớm nếu cảm thấy lo lắng. Ngoài ra, cần chú ý khám thai đầy đủ nếu bạn đã thực sự có thai lại để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé sau này.

Những thói quen của mẹ bầu gây hại thai nhi
Biện pháp ngừa sẩy thai trở lại
Những thói quen xấu gây vô sinh
Mất con vì “quên” phòng bệnh
Những nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh
Những thời điểm kiêng kị thụ thai
Chuẩn bị mang thai không nên ăn gì?

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý