Bà bầu có nên uống nước mía?

seminoon seminoon @seminoon

Bà bầu có nên uống nước mía?

18/04/2015 11:16 PM
23,443

Nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước tiểu đỏ và rất bổ dưỡng.Giảm chứng buồn nôn cho bà bầu một cách tự nhiên.



Tác dụng của nước mía

 

Thành phần dinh dưỡng

Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ.

Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.

Chủ yếu chứa đường Saccharose, ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể; Vitamin B1, B2, B6, C; Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt... và các acid hữu cơ có chứa acid succinic, acid fumaric, acid malic, acid citric...

Tác dụng thực dưỡng

1. Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng trong trường hợp ho khan ít đàm, kể cả chứng ho ra máu; còn dùng trong các chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu.

2. Thực nghiệm cho thấy, mía chứa nhiều loại đường, có tác dụng ức chế các khối u ác tính (ung thư).
 

- Giải say rượu: Uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.

- Chữa cơ thể suy nhược, ăn ngủ  kém: Lấy nửa lít nước mía và 2 quả trứng gà tươi. Đun sôi nước mía, đập trứng vào, nhắc xuống, đậy kín nắp, ăn nóng. Nếu chân tay lạnh, thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.

- Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái rắt, đái buốt, viêm  đường tiết niệu:

Mía một khúc khoảng 300g, mã đề (cả cây) 200g, râu ngô 150g. Mía lùi sơ, rửa sạch, cắt khúc, chẻ nhỏ, cho các thứ  vào nồi, sắc lấy nước uống.

- Chữa ngộ độc: Thân mía 80g, thục địa, ý dĩ, cam thảo mỗi thứ 30g; Lá tre, kim ngân, rễ cỏ tranh, rễ ngưu tât mỗi thứ 20g. Cho các vị vào nồi, đổ một lít nước, nấu sôi rồi đun nhỏ lửa trong 15 - 20 phút. Uống lúc thuốc còn nóng. Cũng có thể chữa ngộ độc bằng cách lấy thân cây mía giã nát cùng với rễ cỏ tranh, ép lấy nước, đun sôi, trộn với nước dừa uống.

- Chữa phụ nữ có thai hay buồn nôn: Lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 - 3 lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng.

Ưu điểm: của nước mía là giá rẻ, nhưng nguy cơ tiềm  ẩn của nó rất lớn. Không ít người đã bị  tiêu chảy, ngộ độc bởi nước mía mất vệ sinh. Nước mía có nhiều đường nên là môi trường lý tưởng của các loại vi khuẩn phát triển, nhất là trong hoàn cảnh thiếu vệ sinh và nhiệt độ nóng ẩm mùa hè. Nước mía ngọt hay thu hút ruồi nhặng. Đá cho vào nước mía không đảm bảo...

Tất cả những điều đó là nguy cơ bị tiêu chảy từ đồ uống này. Vì vậy, chỉ nên uống nước mía sạch, ở hàng quán sạch sẽ, có đá sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ứng dụng thực tế

 

1. Miệng khát vào mùa nóng: người nóng, khát nước, ra nhiều mồ hôi, miệng khô, tiểu vàng, dùng mía tươi lượng vừa, gọt bỏ vỏ, nhai ăn nhiều lần trong ngày.

2. Viêm amiđan, viêm họng cấp và mãn tính: Củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước, mỗi lần dùng nước mía 10ml, nước củ cải 20ml trộn lẫn, thêm vào nước đá lượng vừa để uống, ngày 3 lần, dùng liên tục 3-5 ngày. Hoặc mía, củ năng, rễ tranh, mỗi thứ với lượng vừa, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.

3. Sốt cao, mất nước, miệng khô: nước mía 1-2 ly, ngày 3 lần.

4. Tiểu ngắn gắt đau (bàng quang thấp nhiệt): mía 500g, lá mã đề tươi 50g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.

5. Miệng lở do nhiệt, chán ăn, miệng khô, táo bón: mía 250g, rễ tranh 30g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.

6. Nôn do thai nghén: Nước mía 1 ly, nước gừng tươi một ít, trộn lẫn để uống, ngày 1 lần.

7. Phù nhẹ do thai nghén: Mía 500g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.


Về công dụng giải rượu của nước mía, các thầy thuốc đời xưa và nhiều y thư cổ đã bàn đến với những kiến giả khá sâu sắc. Sách Bản thảo cương mục viết: “Giá tương, chỉ ẩu uyết phản vị, khoan hung cách” (nước mía cầm nôn oẹ, làm khoan khoái lồng ngực). Sách Tuỳ tức cư ẩm thực phổ viết : “Cam giá cam lãnh thanh nhiệt, hoà trung nhuận tràng, giải tửu tiết ưu, hoá đàm sung dịch” (mía ngọt mát thanh nhiệt, tốt cho tiêu hoá, nhuận tràng, giải rượu, trừ đàm và bổ sung dịch thể).

Trong dân gian cũng lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Ví như, dùng nước mía có pha thêm một chút nước gừng tươi để chữa chứng nôn mửa; khi viêm kết mạc cấp tính nên uống nước mía có hoà lẫn nước sắc hoàng liên để giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng; với các bệnh lý hô hấp có biểu hiện môi khô họng khát, ho khan, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết... nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh hư nhiệt, nhuận phế, chỉ khái và trừ đàm...

Mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Vả lại, mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nhiều nước mía.


 

Nước mía là đồ giải khát bình dân được nhiều người ưa thích. Ít ai biết, nước mía còn có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, đó phải là nước mía sạch.



Chia sẻ kinh nghiệm của chị em về công dụng của nước mía



Ngoài việc em bé bụ bẫm, khỏe mạnh, một điều mà chị gái em còn nhắc đi nhắc lại là uống nhiều nước mía khi mang bầu thì em bé sinh ra sẽ rất sạch, không bị dính gây nhiều


Em mới lấy chồng được 7 tháng nay và cũng mới có thai được hơn 2 tháng. Vì mang bầu lần đầu, nên em cũng khá bối rối không biết trong thời gian bầu bí, em nên ăn uống như nào để cả mẹ và con cùng khỏe, nhất là ăn uống thế nào để con phát triển tối ưu  trong bụng mẹ đây?

Một cô bạn thân của em thì truyền cho bí kíp rằng, ngoài tích cực ăn uống đa dạng các thực phẩm, em nên cố gắng uống thật nhiều sữa bầu hàng ngày. Có như vậy con mới bụ và khỏe mạnh ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Vì chưa ốm nghén, nên em rất tích cực làm theo lời khuyên ấy.

 



Bà bầu ngoài tích cực ăn uống đa dạng các thực phẩm, cần cố gắng uống thật nhiều sữa bầu hàng ngày.


Nhưng cuối tuần vừa rồi, hai vợ chồng em về nhà chị gái em ăn cơm. Khi nghe chị hỏi về việc hiện có uống nhiều nước mía mỗi ngày không em mới chột dạ. Thực tế từ lúc mang bầu đến giờ em chưa uống một cốc nước mía hay ăn một cây mía nào.

Chị gái em biết vậy nên trách cứ em không biết bồi bổ và chăm lo cho bản thân lúc mang bầu. Chị em bảo rằng, nếu ăn uống tốt thì chẳng cần phải uống bất kỳ một hộp sữa bầu nào cả. Mà ngược lại, chỉ cần uống nước mía khi mang thai là mẹ và con đều khỏe mạnh, đủ dưỡng chất, con sinh ra lại bụ bẫm.

 




 

Nếu ăn uống tốt thì chẳng cần phải uống bất kỳ một hộp sữa bầu nào cả,
ngược lại chỉ cần uống nước mía khi mang thai?


Như chị gái em nói thì trước đây vài năm khi chị ấy mang bầu, chị ấy chẳng uống một hộp sữa bầu nào hết. Trong khi đó, mỗi ngày chị uống 3 cốc nước mía. Mùa đông thì chị mua hẳn 1 bó mía về nhà ăn dần. Mỗi hôm chị ăn trung bình 1 cây mía.

Chị em cũng bảo uống nước mía hay ăn mía khiến cơ thể nhận được một lượng đường tự nhiên rất tốt và có nhiều dinh dưỡng. Em bé trong bụng trộm vía cũng nhanh lớn lắm. Khi chị sinh cháu, cháu nặng tận 4,2 kg. Giờ thì cháu em cũng được 5 tuổi rồi mà con chưa bị ốm lần nào, cân nặng và chiều cao đều đạt chuẩn, thậm chí hơn một chút. Nhìn cháu thông minh khỏe mạnh, bụ bẫm và lanh lợi, em cũng thèm được như chị quá.

 




 

Uống nước mía vừa mát, vừa bổ khiến con sinh ra bụ bẫm và sạch sẽ?


Một điều nữa mà chị gái em nhắc đi nhắc lại là uống nhiều nước mía khi mang bầu thì khi sinh em bé sẽ rất sạch, không bị dính gây nhiều. Đến giờ chị em vẫn nói nhờ ăn nhiều mía khi mang bầu mà con trai chị  bây giờ khỏe mạnh và bụ bẫm như thế đấy. Chị còn truyền lại bí quyết này cho rất nhiều chị em hàng xóm cạnh nhà. Và hầu hết mọi người đều phải công nhận như vậy sau khi sinh nở.

Em thì mới mang bầu lần đầu tiên nên thực sự còn nhiều điều rất bối rối. Thấy chị gái nhắc vậy, em cũng rất muốn ăn nhiều mía mỗi ngày trong suốt thai kỳ còn lại. Nhưng khi về nhà thì chồng em bảo nhỏ, chị gái nói vậy cũng chưa đúng lắm. Bởi vì đường vào cơ thể quá nhiều, không tốt chút nào!

Chồng em còn một mực cho rằng, bé nhà anh chị phát triển tốt như vậy là do chị biết cách chăm sóc con và nhờ cả chị ấy mát tay nuôi con chứ nhất định không phải là nhờ ăn mía nhiều khi mang bầu.

 




 

Chồng em nói uống nước mía khi bầu bí dễ bị tiểu đường thai kỳ?


Chưa kể, chồng em cũng nhắc em là nên hạn chế ăn mía hay uống nước mía khi bầu bí vì trong thời kì mang thai cần hạn chế đường để tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Em không biết phải nghe theo lời chồng hay lời chị gái nói nữa. Có nên uống nước mía để con sinh ra bụ bẫm và khỏe mạnh không ạ? Hay không nên uống nước mía vì tránh bị tiểu đường thai kỳ đây? Các mẹ chia sẻ cùng em với nhé! Cảm ơn các mẹ nhiều.


Đừng bỏ qua nước mía khi mang bầu

Ngay từ hồi mới mang bầu, nhiều người đã khuyên mình nên uống nước mía thường xuyên để tốt cho con sau này.

Không hiểu nước mía tốt như thế nào nhưng nghe đàn chị đi trước khuyên nhủ mình cũng tập thói quen uống nước mía mỗi tuần. Hồi 3 tháng đầu vì không ăn uống được gì nhiều nên mình không uống được nhiều nước mía nhưng đến tháng thứ 4, tình hình ăn uống của mình được cải thiện và nước mía đã trở thành đồ uống khoái khẩu hàng ngày. Biết vợ thích uống nước mía, anh chồng đã đặt riêng chị xay nước mía đầu ngõ mỗi ngày mang vào cho mình một ly.

Dù uống nước mía hàng ngày như thế nhưng nói thật mình không biết gì nhiều về tác dụng của đồ uống này trong thai kỳ. Hồi mới mang bầu, mình có nghe mẹ nói cố gắng uống nhiều nước mía để sau này con sinh ra được sạch và ít nhớt. Đó là quan niệm của các cụ ngày xưa nên mình cũng không để ý lắm.

 

Trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo. (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, hôm trước có tham khảo sách báo mới biết, theo Đông y, nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước tiểu đỏ và rất bổ dưỡng.

Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ. Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.

Câu chuyện về công dụng của nước mía với bà bầu không chỉ dừng lại ở đó. Mình mới khám phá ra một lợi ích tuyệt vời của đồ uống này nữa đó là chữa ốm nghén nhân một ngày đến nhà bạn chơi.

Chả là cô bạn thân hồi đại học của mình cũng mới mang bầu tháng thứ 2. Hôm trước nói chuyện thấy bạn bảo bị ốm nghén ghê gớm lắm nên tuần vừa rồi hai vợ chồng quyết định đi hỏi thăm bạn đồng thời cũng là dịp để chia sẻ những lo lắng, trăn trở lần đầu mang bầu. Nhưng sang đến nơi ngồi chơi cả ngày mà chẳng thấy bạn nôn ói hay có hiện tượng gì của ốm nghén. Hỏi ra bạn mới kể là mới chữa được ốm nghén cách đây vài ngày, còn trước đó thì chẳng ăn uống được gì mà nôn ói suốt ngày.
 

Nước mía pha gừng có công dụng trị ốm nghén hiệu quả. (ảnh minh họa)

Bạn bảo may có bác hàng xóm mách cho cách trị ốm nghén rất đơn giản mà hiệu quả ghê. Mình hỏi là chữa bằng gì thì bạn bảo là chữa bằng nước mía. Mình khá bất ngờ vì hồi đầu mang thai, mình cũng nghén ngẩm ghê gớm lắm mà uống nước mía thấy có tác dụng gì đâu. Cô bạn bảo chữa phải biết cách thì mới có tác dụng chứ đâu phải cứ uống nước mía là khỏi. Thế là 2 vợ chồng ngồi im nghe bạn giới thiệu về bài thuốc trị ốm nghén với nước mía. Dù mình đã qua thời gian ốm nghén nhưng vẫn muốn học hỏi cho tập 2 và để giới thiệu với những người thân khác.

Bài thuốc chữa ốm nghén của cô bạn là lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 - 3 lần trong ngày. Bạn bảo uống liên tục khoảng 2-3 ngày là triệu chứng ốm nghén giảm hẳn. Nếu còn có cảm giác buồn nôn, bạn vẫn có thể uống tiếp cho đến khi khỏi hẳn. Nhìn bạn rạng rỡ hơn hẳn so với hôm nói chuyện trước mình đoán bài thuốc này hiệu nghiệm lắm lắm.

Nếu các mẹ cũng đang bị ốm nghén, hãy thử cách làm này xem nhé. Tuy nhiên, bạn cần mua được nước mía sạch hoặc tự làm là tốt nhất. Ngoài ra, uống nước mía trong thai kỳ cũng rất tốt cho bà bầu và thai nhi, dù vậy vì nước mía có lượng đường cao nên chị em không nên uống quá nhiều. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước mía thường xuyên.
 

Những ai không nên uống nước mía?

 

Mùa hè tôi rất thích uống nước mía, xin hỏi, nước mía chữa bệnh gì? Nguyễn Thu Thủy (Đống Đa, Hà Nội).

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá... vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hoà trung hạ khí.

Trong dân gian lưu truyền nhiều kinh nghiệm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Ví như, dùng nước mía có pha thêm một chút nước gừng tươi để chữa chứng nôn mửa.

Khi viêm kết mạc cấp tính nên uống nước mía có hoà lẫn nước sắc hoàng liên để giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng.

Với các bệnh lý hô hấp có biểu hiện môi khô họng khát, ho khan, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết... nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh hư nhiệt, nhuận phế, chỉ khái và trừ đàm... Tuy nhiên, mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước mía.
 

Tham khảo thêm một số đồ ăn vặt tốt cho mẹ bầu
 

Trong khẩu phần ăn của mẹ bầu không nên bỏ qua những thực phẩm dồi dào dưỡng chất này.

Với phụ nữ mang thai thì chế độ dinh dưỡng của họ phải được tăng lên, các món ăn cần phải phong phú, đủ chất, nhưng là chưa đủ nếu bạn không có kiến thức gì về các món ăn có thể dưỡng thai. Sau đây là danh sách các món ăn an thai tốt nhất mà trong khẩu phần ăn của bà bầu cần phải có.

Hạt hướng dương

 

Món ăn an thai cho mẹ bầu - 1

 

Bạn biết gì về hạt hướng dương? Cái này không chỉ để cho chị em ngồi cắn chơi trong những dịp lễ tết đâu, trong hạt hướng dương rất giàu vitamin E  giúp an thai và còn làm giảm nguy cơ sảy thai nữa đấy.

Cháo cá chép

 

Món ăn an thai cho mẹ bầu - 3

 

Nói đến món ăn này chắc khỏi giải thích thì mẹ nào cũng hiểu, cá chép mà đem hầm với gạo nếp, hạt đậu đỏ hay nấu chung với hành nghệ đều có tác dụng an thai cho bà bầu. Ngoài ra nó còn tác dụng chống chứng phù, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mệt mỏi, thiếu máu, lợi sữa.

 

Cháo gà

 

Món ăn an thai cho mẹ bầu - 4

 

Cháo gà nấu với gạo tẻ thì tuyệt cú mèo. Đây chính là món an thai tốt nhất cho bà bầu và cho cả người già suy nhược cơ thể nữa. Nên nhớ món này hãy sử dụng thịt của con gà mái đen nó mới tốt nhất được.
 

Trứng gà

 

Món ăn an thai cho mẹ bầu - 5

 

Đặc biệt là trứng gà luộc cho thai phụ ăn hàng ngày sẽ giúp an thai, bồi bổ cơ thể. Hay trứng gà kết hợp với ngải cứu là một bài thuốc dân gian để an thai tốt và tốt trong việc điều trị trụy thai.

 

4 loại nước uống tuyệt vời cho thai phụ
 

(Dinhduong.com.vn) Những loại nước uống dễ mua, dễ chế biến sau lại là những loại nước uống rất tốt cho phụ nữ có thai, bạn đã biết chưa?


 

Nước dừa

Đầu tiên phải kể đến nước dừa. Dừa là loại quả có rất nhiều ở nước ta, giá thành lại rẻ nên bạn cũng không cần quá băn khoăn đến vấn đề giá thành khi muốn thưởng thức một ly nước dừa tươi.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nước dừa non là một trong những loại nước giàu dinh dưỡng và là một trong những nguồn bổ sung chất điện giải tuyệt vời nhất. Nó rất giàu clorua, kali và magiê và chứa 1 lượng đường, muối và protein hợp lý. Kali giúp điều chỉnh huyết áp và nhanh chóng giải cơn khát do cơ thể bị mất muối. Nó cũng rất hữu hiệu trong việc thay thế nước điện giải khi bị tiêu chảy. Không chất béo, cholesterol và hơn thế, nó còn giúp cải thiện các cholesterol tốt trong cơ thể.

Khi mang thai, chứng táo bón, đầy bụng và ợ hơi là những vấn đề thường gặp ở bà bầu, mỗi ngày một cốc nước dừa tươi có thể giúp bạn khắc phục được điều này.  Ngoài ra, nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.

Với tất cả những lợi ích tuyệt vời kể trên, nước dừa luôn được khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai. Có một vài thông tin trong dân gian rằng bạn không nên uống nước dừa trong ba tháng đầu của thai kỳ, thực chất các chuyên gia trong vấn đề dinh dưỡng dành cho bà mẹ mang thai cho rằng "uống nước dừa không hề có hại cho thai nhi và quá trình mang thai", không những thế nước dừa còn rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, bạn chỉ không nên uống nước dừa khi thấy cơ thể lạnh và mệt mỏi.

Nước cam

Thật thiếu xót nếu không kể đến nước cam trong bài viết này vì trong các loại đồ uống thì nước cam tươi giữ vị trí quán quân do chứa nhiều dưỡng chất. Nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp.
Trong nước cam chứa nhiều Folic acid nên rất tốt cho phụ nữ có thai, nó giúp ngăn ngừa một số loại khuyết tật bẩm sinh, và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh.

Ngoài ra, nước cam còn có Canxi giúp răng và xương mạnh mẽ, chắc khỏe. Đặc biệt, đối với những phụ nữ mang thai nhưng không uống được sữa, nước cam là sự lựa chọn thay thế tuyệt vời.

Nước mía

Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ. Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài ra, với những bà bầu hay buồn nôn, có thể sử dụng nước mía như một bài thuốc để giảm những triệu chứng này: Lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 – 3 lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng.

Trà bạc hà

Mỗi khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi hay khó thở, trà bạc hà với hương thơm dễ chịu sẽ giúp bạn sảng khoái và thư giãn. Mặt khác, vị the mát của lá bạc hà sẽ giúp hơi thở bạn thơm tho hơn, chữa chứng đau bụng bất thường khi mang bầu và là người bạn tốt trong việc chống lại chứng mất ngủ.

Ngoài ra, trà bạc hà còn Giúp bạn kiểm soát cơn nghén, đặc biệt là cơn nghén buổi sáng. Trà bạc hà cũng rất hữu ích cho nhóm thai phụ bị ợ nóng, đầy hơi.

Lá bạc hà tươi đem rửa sạch, thái nhỏ hoặc dùng tay vò qua, cho vào tách, đổ nước đun sôi vào hãm lấy nước uống.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, nhiều người có thói quen thả thêm vào tách trà một vài lát chanh, cam, táo, dứa, lê hoặc những loại thảo dược như quế, bạc hà… để tăng thêm hương liệu và bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải tất cả loại hoa quả, thảo mộc được sử dụng chung với trà đều an toàn với sức khỏe của bạn và em bé. Nhiều trường hợp, thành phần có trong trà và các loại phụ gia bạn cho thêm có thể kỵ nhau, tạo thành độc tố với cơ thể.

Cuối cùng, dù trà bạc hà có lợi cho bà bầu, bạn cũng không nên lạm dụng. Các loại trà đều chứa caffein nên sẽ gây hại cho bà mẹ và em bé nếu sử dụng nhiều.


Ăn rong biển phòng chống dị tật thai nhi
Bà bầu và hội chứng thèm ăn kỳ cục
Ăn gì để tốt sữa sau sinh?
Bà bầu ăn tết, cần lưu ý gì?
Món ăn giúp bà bầu tiêu hóa tốt
Ăn gì để giảm nôn ói khi mang thai?

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
bà bầu uong nuocs mia trong thời gian nào của thai kì?
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý