Bà bầu có nên uống trà xanh không?

seminoon seminoon @seminoon

Bà bầu có nên uống trà xanh không?

18/04/2015 11:18 PM
21,130

Từ thời xa xưa, người ta xem trà xanh là một loại thức uống tăng cường sức khỏe vì những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại, ngoài chức năng giải nhiệt, trà xanh còn là một bài thuốc chữa bệnh rất hữu ích. Vậy còn đối với sức khỏe bà bầu thì sao? Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích và tác dụng mà trà xanh mang lại nhé!

Kết quả hình ảnh cho BÀ BẦU CÓ NÊN UỐNG TRÀ XANH

Hầu hết các nghiên cứu cho rằng trà xanh có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm trong thời kỳ mang thai và bà bầu nên tuyệt đối tránh uống nó trong thời gian mới thụ thai.

Những lợi ích của trà xanh

Nhiều nghiên cứu cho thấy trà xanh được cho là một thức uống lành mạnh cho sức khỏe vì nó rất giàu chất chống ô-xy hóa.

Những chất chống ô-xy hóa này là các hợp chất hóa học có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào trong cơ thể của con người.

Ngoài ra, chất chống ô-xy hóa có thể giúp chống lại các bệnh như bệnh tim, huyết áp cao và một số dạng ung thư.

Uống trà xanh cũng có thể tốt cho răng và xương, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Tuy nhiên, câu hỏi uống trà xanh có an toàn trong thời kỳ mang thai vẫn còn là câu hỏi mở cần được tiếp tục nghiên cứu. Bởi hầu hết các nghiên cứu cho rằng trà xanh có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm trong thời kỳ mang thai và bà bầu nên tuyệt đối tránh uống trà xanh trong thời gian mới thụ thai.

 

Tác dụng của trà xanh đối với sức khỏe bà bầu

Sức khỏe bà bầu

Trong thành phần lá trà xanh có chứa nhiều chất rất có lợi cho cơ thể con người, như chất phenol có tác dụng giải độc, làm chậm quá trình lão hóa; chất Flourid có chức năng bảo vệ răng, đặc biệt trong lá trà xanh còn có hàm lượng kẽm rất cao, đây là chất rất quan trọng đối với sức khỏe bà bầu trong giai đoạn mang thai, ngoài ra, trong thành phần của lá trà xanh còn có rất nhiều vitamin và các vi chất năng lượng khác có tác dụng lợi tiểu, giúp máu lưu thông trong cơ thể được tốt hơn, từ đó ngăn chặn các nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh về tim mạch…


Kết quả hình ảnh cho BÀ BẦU CÓ NÊN UỐNG TRÀ XANH
 

Chính vì những lợi ích tuyệt vời của trà xanh đối với sức khỏe bà bầu như thế, nên việc uống trà xanh hàng ngày là một việc làm vô cùng cần thiết trong suốt quá trình mang thai. Nhưng uống bao nhiêu mới là hợp lý,cùng tham khảo những lời khuyên bổ ích:

Nghiên cứu khoa học cho thấy, việc bà bầu uống 2-3 tách trà được pha từ 3-5g lá trà xanh mỗi ngày là phù hợp và thỏa mãn đầy đủ hàm lượng kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên,  không nên uống quá nhiều và quá đặc, uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu sắt của cơ thể, ngoài ra trong thành hần của lá trà xanh còn có chất kích thích, uống quá đặc sẽ dễ dẫn đến mất ngủ, nhịp tim đập nhanh…và qua đó, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Thêm một lời khuyên nữa trong việc uống trà xanh \ là không nên uống trà xanh vào lúc đói, ngay sau bữa ăn, trước khi đi ngủ hay để trà xanh qua đêm, và đặc biệt lưu ý không nên dùng trà để uống thuốc vì như vậy sẽ rất có hai có sức khỏe.

Trong thời tiết hanh khô như thế này, việc nhấm nháp một tách trà xanh sẽ vô cùng dễ chịu và tuyệt vời, các bà bầu cũng thế, sức khỏe bà bầu là rất quan trọng, vì thế hãy tự thưởng cho mình và bé yêu những dưỡng chất quý giá mà trà xanh mang lại, và hãy để suckhoebabau.net làm người bạn đồng hành chia sẻ với bạn những khoảng khắc đáng nhớ trên bước đường mang thai nhé!
 

 
 

Uống trà xanh lúc bầu bí, có an toàn cho thai nhi?

Nhiều nghiên cứu khuyến cáo, đối với những người bình thường cũng chỉ nên giới hạn uống tối đa 200mg cafein/ngày, tương đương với 3-4 tách trà xanh. Hãy nhớ rằng giới hạn này phải bao gồm tất cả các nguồn của cafein bạn uống trong ngày như: cà phê, nước ngọt, đồ uống năng lượng và sô-cô-la.

Mối quan tâm lớn nhất của trà xanh với phụ nữ mang thai là ngay cả khi họ uống ở liều nhỏ cũng có thể là một vấn đề cho các bà mẹ mang thai vì nó ảnh hưởng đến sự hấp thụ bình thường của axit folic trong cơ thể. Trong khi đó, axit-folic lại là một chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Nếu phụ nữ mang thai uống quá nhiều trà xanh ở quanh thời điểm thụ thai sẽ dẫn đến thiếu hụt axit-folic và làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống.

Vì nguyên nhân này, để an toàn hơn trong giai đoạn bầu bí, các bà bầu nên tránh uống trà xanh, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Sau 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thỉnh thoảng bà bầu vẫn có thể sử dụng một lượng nhỏ trà xanh. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên thưởng thức 1 cốc trà xanh mỗi ngày nếu bạn muốn. Đặc biệt, tốt nhất là bà bầu không nên uống trà xanh trong hoặc ngay sau bữa ăn vì không giống như các loại trà khác, trà xanh nó có thể làm cho cơ thể bạn khó hấp thụ chất sắt từ thực phẩm bạn ăn.

Ngược lại, nếu uống trà xanh trong toàn bộ thai kỳ của mình sẽ khiến cơ thể nhận được một số lượng lớn cafein trong khi mang thai. Điều này có thể gây ra hiện tượng sinh con nhẹ cân.

Lưu ý: Vì trà xanh ảnh hưởng đến sự hấp thu axit folic khi bầu bí nên nếu như bà bầu nào muốn uống trà xanh suốt thai kỳ thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ chúng.

Ngoài ra, các bà bầu cũng cần phải lưu ý rằng một số loại trà thảo dược cũng có tác động xấu với sức khỏe phụ nữ mang thai và thai nhi. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận trước khi sử dụng.
 

Các loại trà tốt cho bà bầu

Các loại trà nói chung đều chứa caffein nên thai phụ phải thật cẩn thận với liều lượng và cách thức sử dụng.

Trà không chứa thảo mộc

Trà không chứa thảo mộc bao gồm trà đen, trà xanh và trà ô long. Những loại trà này có những đặc điểm chung như sau:

- Nguyên liệu chính từ lá chè tươi.

- Ba loại trà này chứa lượng lớn caffein và chất chống oxy hóa. Hàm lượng caffein tùy thuộc từng công thức chế biến và sản xuất trà riêng biệt. Thông thường, nếu thời gian lên men lá chè xanh càng lâu thì lượng caffein chứa trong trà càng nhiều. Thậm chí, kể cả những loại trà được giới thiệu là được lọc bỏ caffein thì chúng vẫn chứa một lượng nhỏ caffein tự nhiên.

- Trà xanh có mùi vị đặc trưng hơn so với trà đen hay trà ô long. Trà xanh cũng có lượng caffein thấp hơn nhưng điều này không có nghĩa là bạn “vô tư” uống trà xanh trong giai đoạn bầu bí.

- Mặc dù 3 loại trà kể trên có tác dụng chống oxy hóa cho cơ thể nhưng chúng vẫn chứa rất nhiều caffein – chất được khuyến cáo không nên dùng nhiều khi mang thai.

Kết quả hình ảnh cho BÀ BẦU CÓ NÊN UỐNG TRÀ XANH

Một tách trà bình thường có thể chứa khoảng 40-50mg caffein. Với những loại trà được giới thiệu là đã lọc caffein thì lượng caffein trong một tách trà loại này vào khoảng 4mg.

- Chất caffein có khả năng đi qua nhau thai, vào tới thai nhi và em bé trong bụng sẽ không thể hấp thu được caffein như cơ thể người trưởng thành. Do đó, bạn nên kiểm soát việc uống trà ở mức tối thiểu. Các bác sĩ khuyên rằng, thai phụ càng tiêu thụ ít caffein thì càng an toàn cho sức khỏe bản thân và em bé.

- Một số nghiên cứu chứng minh rằng, trà xanh có liên quan đến lượng axit folic trong cơ thể thai phụ. Trà xanh làm giảm khả năng hấp thụ và chuyển hóa axit folic – một chất rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh của thai nhi.

- Trà xanh, trà đen, trà ô long hoặc bất kỳ loại trà khác đều làm cho việc hấp thụ sắt từ thực phẩm kém đi. Vì vậy, uống nhiều trà sẽ liên quan đến nguy cơ thiếu sắt trong giai đoạn “bầu bí”.

- Cuối cùng, các bác sĩ khuyến cáo thai phụ không nhất thiết phải tránh uống trà mà chỉ đơn giản là sử dụng hợp lý các loại trà hàng ngày. Bạn không nên uống nhiều hơn 2-3 tách trà mỗi ngày.

Trà thảo mộc

Trà thảo mộc cũng được chế biến từ lá chè xanh tự nhiên nên chúng chứa nhiều caffein. Một số trà thảo mộc có lợi cho quá trình mang thai và giúp làm giảm một số triệu chứng khó chịu của thai nghén như:

- Trà bạc hà: Giúp bạn kiểm soát cơn nghén, đặc biệt là cơn nghén buổi sáng. Ngoài ra, trà bạc hà cũng rất hữu ích cho nhóm thai phụ bị ợ nóng, đầy hơi.

- Trà tinh dầu chanh: Kích thích hệ thần kinh, giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng và chữa chứng mất ngủ hiệu quả.

- Trà gừng: Uống với số lượng nhỏ vào buổi sáng có thể giúp bạn giảm buồn nôn. Tuy nhiên, hoạt chất gingerol trong gừng có thể gây mỏng mạch máu nên dùng lâu sẽ không có lợi cho thai phụ.

- Trà hoa cúc: Chứa nhiều canxi và magiê, có tác dụng chữa mất ngủ và giảm thiểu tình trạng sưng phù.

- Trà bồ công anh: Dồi dào vitamin A, canxi và sắt. Trà được bào chế từ lá và rễ cây bồ công anh đều có tác dụng tốt với chứng phù nề của thai phụ.

- Trà lá mâm xôi đỏ: Nghiên cứu cho thấy, nếu tiêu thụ một lượng trà lá mâm xôi đỏ trong thời gian mang thai có tác dụng ngăn ngừa chuyển dạ sớm và giảm thiểu những cơn đau trong quá trình chuyển dạ.


Dù là trà thảo mộc thì bạn vẫn nên cẩn thận xem xét thành phần bên trong trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Với những loại thảo mộc mới hoặc bạn chưa từng nghe tên thì bạn càng cần thận trọng.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý với những loại trà thảo mộc hoặc trà hoa quả tự chế. Nhiều người có thói quen thả thêm vào tách trà một vài lát chanh, cam, táo, dứa, lê hoặc những loại thảo dược như quế, bạc hà… để tăng thêm hương liệu và bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải tất cả loại hoa quả, thảo mộc được sử dụng chung với trà đều an toàn với sức khỏe của bạn và em bé. Nhiều trường hợp, thành phần có trong trà và các loại phụ gia bạn cho thêm có thể kỵ nhau, tạo thành độc tố với cơ thể.

Một số trà thảo mộc nên tránh khi mang thai và cho con bú vì chúng làm giảm khả năng sản xuất sữa là cần tây, mùi tây và cây xô thơm.

Cuối cùng, dù một số loại trà thảo mộc được giới thiệu ở trên là có lợi cho bà bầu, bạn cũng không nên lạm dụng. Các loại trà đều chứa caffein nên sẽ gây hại cho bà mẹ và em bé nếu sử dụng nhiều. Không có loại trà nào là “thần dược” với bà bầu; vì vậy, nếu bạn muốn dùng loại trà nào thường xuyên, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn.
 

Uống trà xanh đúng cách, có lợi cho bà bầu

Một nghiên cứu mới đây cho kết quả, phụ nữ mang thai nếu biết uống trà xanh một cách hợp lý có thể có lợi cho sự phát triển của bé sau này. Trà có chứa nhiều khoáng chất, vitamin, protein rất cần cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Điều cần lưu ý là không uống quá nhiều đến mức nghiện và không uống trà chứa caffeine.

Trước đây, không ít người có lập luận, thói quen uống trà, kể cả trà xanh hay trà mạn khi đang mang thai đều gây ảnh hưởng không tốt đến bé sau này, thậm chí có thể tạo những dị tật bất thường trong quá trình mang thai. Tuy nhiên điều này không thực sự đúng.

Trà có chứa thành phần có lợi cho cơ thể con người, trong đó có polyphenol, dầu thơm, chất khoáng, protein, vitamin và chất dinh dưỡng khác.

Phụ nữ mang thai mỗi ngày có thể uống 3-5 gram trà, đặc biệt là trà xanh hay còn gọi là chè tươi để tăng cường chức năng tim và thận, thúc đẩy lưu thông máu, giúp tiêu hóa dễ dàng, phòng chống phù nề khi mang thai. Trà xanh còn rất giàu kẽm, có thể thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, nếu bạn uống trà quá nhiều có thể gây thiếu máu trong thời kỳ thai nghén, bào thai sẽ thiếu sắt và sau này có thể mắc bệnh thiếu máu bẩm sinh. Trà còn chứa acid tannic, có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt và canxi của thai nhi.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai tốt nhất không nên uống hồng trà, hay trà đen, vì trong mỗi 500g trà này có chứa 2-5% caffeine, sẽ là chất kích thích không tốt, gây hại cho sự phát triển của bé.
 

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý