Có nên cho muối vào bột của trẻ

seminoon seminoon @seminoon

Có nên cho muối vào bột của trẻ

18/04/2015 11:18 PM
417

Nêm gia vị là thói quen của nhiều bà mẹ khi chế biến món ăn cho trẻ tuổi ăn dặm với niềm tin rằng phải như vậy bé mới ngon miệng. Tuy nhiên, quan niệm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ lâu dài cho sức khỏe của trẻ.



Thừa hay thiếu muối đều bệnh

Nồng độ muối cũng như nhiều nguyên tố hóa học khác được giữ ở mức tương đối cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tiêu hóa. Vì thế, nếu bị thiếu muối ít, cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Cơ thể cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết trong cơ thể. Thiếu muối nặng (thường gặp ở những người ra quá nhiều mồ hôi hoặc bị tiêu chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý) thì có thể dẫn tới chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, hôn mê và tử vong.

Ngược lại, thói quen ăn mặn hoặc chế biến mặn các loại thức ăn sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ có cảm giác khát, dẫn đến uống nước nhiều (quá lượng nước cho phép), tích giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp. Cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, can-xi và nhiều khoáng chất khác và gây “mệt mỏi” cho hệ bài tiết, làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này. Bên cạnh đó là các nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy tim, suy thận, loãng xương...

Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư đường tiêu hóa. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
 

Thêm muối vào thức ăn dặm – Hại thận!

Chức năng thận của trẻ dưới 1 tuổi rất non nớt và việc nạp quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở thận. Ngoài ra, cũng có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm sẽ gây tổn thương não bộ.

Nêm muối/mắm khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch trong tương lai.

Bé dưới 1 tuổi không thực sự cần muối?

Natri và Clo, thành phần chủ yếu của muối, là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Điều này có nghĩa rằng dù là bé mới sinh hay đã lớn đều cần muối.

Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi mà lượng muối khác nhau. Cụ thể:

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần ít hơn 1g muối/ngày

- Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1g.

- Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g.

Trong khi đó, ở các thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc, hoa quả, thịt gia cầm, cá, trứng, rau tươi đều có 1 lượng muối nhất định. Với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi, lượng muối trong các thực phẩm này hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu muối của cơ thể trẻ.

Còn với các thực phẩm chế biễn sẵn dành cho bé tuổi ăn dặm, bạn nên xem kỹ thành phần muối ghi trên nhãn hàng. Với các công ty lớn và các nhãn hàng có uy tín, hàm lượng muối trong các loại bột ngũ cốc ăn dặm thường được tính toán phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Với các loại rau đông lạnh, phô mai, nước sốt, khoai tây chiên, thịt nguội… đa phần đều bổ sung muối, nếu không nói là có hàm lượng muối cao, thì không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn và nên hạn chế với trẻ trên 1 tuổi.

Việc tuân thủ những nguyên tắc này sẽ giúp bé tránh được thói quen ăn mặn sau này cũng như phòng ngừa được các bệnh về tim mạch trong tương lai.

Lưu ý đặc biệt khi nấu bột cho trẻ ăn dặm

Khi trẻ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm cũng là thời điểm mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc nêm gia vị khi nấu ăn cho bé.

Có nên nêm muối khi nấu bột cho trẻ không? Bà nội, bà ngoại bảo “có”. Bạn tôi bảo “có”. Bác sĩ bảo “không”. Vậy tôi phải làm sao?

Đây là câu hỏi thường gặp khi hướng dẫn ăn dặm cho trẻ. Và dù bác sĩ đã giải thích nhưng vẫn không ít các bà mẹ băn khoăn.

 



 


Thiếu muối thì cơ thể sẽ rất mệt mỏi, có thể hôn mê nếu thiếu nặng (trong trường hợp tiêu chảy, nôn ói nhiều, ngộ độc nước). Nếu dư thừa muối, thì cơ thể cũng sẽ mệt mỏi, khát nước, khô tế bào, thận sẽ mệt mỏi vì phải thải bớt muối, thừa muối lâu dài sẽ bị cao huyết áp.

Dù muối rất quan trọng nhưng cũng không thể thiếu hay thừa. Vì cả hai đều gây hậu quả không tốt cho sức khỏe. Nhưng, có cần thêm muối vào bột cho trẻ không? Câu trả lời chắc chắn là “không”, vì lượng muối trong sữa và bột đã đủ cho trẻ rồi.

Cụ thể: Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia và RDA của Mỹ: Nhu cầu khuyến nghị Natri (vì nhu cầu muối được tính từ nhu cầu Natri) cho trẻ từ 6 tháng tới 12 tháng là 200mg. Vậy, Chế độ ăn trung bình của lứa tuổi này là 600- 800ml sữa và 1- 4 chén bột (tùy theo lứa tuổi).

Trong khi đó, một lít sữa chứa 240mg Natri, và 1 chén bột chứa 65mg Natri. Như vậy, nếu trẻ uống 800ml sữa là đã có 192mg Natri và 1 chén bột có 65mg Natri tổng cộng là 257mg Natri. Còn nếu trẻ bú 600ml sữa thì có 144mg Na và ăn 3 chén bột thì có 195mg Natri, vậy tổng cộng là 339mgNatri.

Nếu trẻ ăn bột tự nấu thì: một chén bột gồm bột gạo, sữa, dầu và rau có 75mg Natri; một chén bột gồm bột gạo, thịt, dầu rau có 20mg Natri. Vậy 800ml sữa và 2 chén bột tự nấu sẽ có 287mg Natri (192+20+75), còn 600ml sữa và 3 chén bột tự nấu thì có 259mg natri (144+75+20+20). Như vậy chưa nêm muối thì lượng Natri trong thực phẩm tự nhiên đã đủ cho nhu cầu Natri của trẻ.

Như vậy, không cần thêm muối vào thức ăn dặm của trẻ. Lượng muối có trong thực phẩm tự nhiên là đủ cho nhu cầu của trẻ.

Lượng muối dư trong thực phẩm sẽ được thận của trẻ thải ra và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng, nếu nêm muối thì thận chưa trưởng thành của trẻ phải làm việc nhiều hơn, sẽ dư thừa muối làm trẻ khát nước, biếng ăn, mệt mỏi và nguy cơ cao huyết áp sau này

8 thói quen cần tránh cho trẻ khi ăn


8 thói quen cần tránh cho trẻ khi ăn

Cho trẻ ăn uống đúng cách còn quan trọng hơn việc bạn cho trẻ ăn gì.

Không có bữa cơm nào mà bố mẹ không phải mắng bé Bi vì tội bé cứ hay ngậm cơm trong miệng. Đó không chỉ là vấn đề thời gian ăn cơm đâu mà còn là về việc tiêu hóa của bé nữa. Bạn có biết bé có tận những 8 thói quen ăn uống xấu xí như thế?

Thói quen 1: Ăn quá no trong một thời gian dài

Ăn quá no trong một thời gian dài sẽ có thể dẫn đến sự sinh trưởng của một số tế bào có hại cho não, chúng tích lũy trong não và dần dần sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch não. Thời gian dài, tế bào não bị thiếu oxy và chết dần, khiến chức năng não suy giảm, thậm chí làm giảm trí thông minh.

Uống phềnh bụng, uống căng bụng là uống quá nhiều trong một thời gian ngắn, có thể làm cho dạ dày bị dãn cấp tính, dịch vị cũng bị loãng, đồng thời với lượng nước quá lớn, trong phút chốc tuôn trào vào máu và các tổ chức cơ thể khác, có thể gây phù, thậm chí bị phù não lại càng thêm nguy hiểm. Chính vì vậy, không nên cho trẻ ăn căng bụng, uống lồi rốn trong một thời gian ngắn, sẽ có hại cho việc phát triển cơ thể của trẻ.

Thói quen 2: Không ăn bữa sáng

Không có thói quen ăn sáng làm đường trong máu của mỗi người thấp hơn mức bình thường, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho não bộ, lâu dần gây hại cho não của bé. Ngoài ra, chất lượng bữa sáng có liên quan mật thiết đến trí lực của con người. Theo kết quả nghiên cứu, trẻ em ăn sáng có protein cao thì tư duy tốt hơn.

Thói quen 3: Ăn vặt

Bé đang tuổi lớn nên rất thích ăn vặt , nhất là ăn bánh kẹo thường xuyên. Cha mẹ không nên tập cho bé ăn thức ăn có quá nhiều đường như kẹo mút, kẹo cứng và tránh xa các loại thức ăn mềm có tính dính cao như kẹo dẻo, chocolate, nho khô... Những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra nhiều axít có hại cho răng , bé dễ bị sâu răng nếu như không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ. Ăn quà vặt cũng là một nguy cơ sâu răng vì độ acid trong miệng lên cao nhiều lần trong ngày. Cha mẹ nên hạn chế số lần bé ăn vặt để giảm lượng axit có hại cho răng. Vi khuẩn ở các mảng bám trên răng tạo nên những axit có hại từ 20 đến 40 phút sau khi bé ăn.

Thói quen 4: Ngậm thức ăn

Một số bé có thói quen ăn ngậm bất kể bữa ăn chính hay bữa phụ. Đây là một thói quen rất xấu của bé vì thói quen này khi bé ngậm thức ăn lâu trong miệng sẽ khiến men tiêu hoá thức ăn ở tuyến nước bọt đã chuyển hoá thức ăn thành đường tạo nên vị ngọt nên bé càng thích ngậm lâu hơn nhất là ở những bé mải chơi, vừa chơi vừa ăn. Lượng đường có trong các loại thức ăn sẽ bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng nhanh chóng hàm răng của bé.

Do đó cha mẹ không nên cho bé vừa ăn vừa chơi hoặc xem TV. Có thể thời gian đầu, sẽ thấy dễ cho bé ăn hơn, bé ăn nhiều hơn nhưng lâu dần rất dễ tạo thói quen mải chơi, mải tập trung xem TV hay quảng cáo mà quên nhai nuốt và bé sẽ ngậm thức ăn. Khi bé không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến bé chán ăn, hay ngậm.





Thói quen 5: Ăn vội vàng

Nếu trẻ ăn quá nhanh, cơm và thức ăn chưa được nhai kỹ trẻ đã nuốt, khiến dạ dày phải làm việc tần suất cao để co bóp, nghiền nát thức ăn. Lúc này, men tiêu hóa chưa được tiết ra đầy đủ số lượng, nên thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn và nước bọt chưa hòa trộn được vào thức ăn, men tiêu hóa chưa thể phát huy tác dụng được, điều này ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa và các bệnh đường ruột khác.

Vì vậy, trẻ ăn cơm, phải ăn chậm nhai kỹ, mỗi bữa ăn phải mất khoảng 20 phút, để ruột và dạ dày có thời gian tiết đầy đủ các dịch tiêu hóa, đảm bảo thức ăn ăn vào được tiêu hóa tốt, hấp thụ được hoàn toàn, và tạo thành một khối rồi mới đưa vào dạ dày, ruột. Như vậy, giảm nhẹ được gánh nặng của dạ dày và đường ruột một cách tương ứng.

Đồng thời thức ăn được nhai kỹ, nhai đầy đủ còn giúp cho xương hàm phát triển, tăng cường sức đề kháng cho răng và vùng quanh răng; có thể làm cho trẻ cảm nhận được vị ngọt của thức ăn mà trẻ đang nhai, từ đó cảm thấy ngon miệng và muốn ăn.

Thói quen 6: Đi ngủ với một loại đồ uống

Không nên để cho bé có thói quen bú bình và ngậm bình sữa hoặc nước hoa quả hay nước ngọt ngậm trong miệng những lúc bé đi ngủ nhất là ban đêm.

Khi con mình bước vào tuổi đi nhà bé, mẫu giáo, các bậc cha mẹ thường sợ bé bị suy dinh dưỡng nên có thói quen cho con bú thêm một bình sữa nữa trước khi đi ngủ vào buổi tối, hoặc có bà mẹ cho bé lên giường ngủ với một bình sữa hay bình nước pha với đường thay cho sữa để bé khỏi quấy khóc, bé ăn xong là ngủ luôn. Việc làm này không ngờ lại gây hậu quả là bé dễ bị sâu răng do bú bình là một dạng sâu răng nặng thường gặp ở bé bú bình.

Do đó khi ngủ, không nên cho bé ngậm bình sữa, vì có thể bé không nuốt hết, sữa đọng trong miệng bé rất lâu suốt đêm sẽ bị các vi khuẩn làm lên men biến đổi thành acid lactic làm tăng nguy cơ sâu răng rất nhiều lần gây hại hàm răng của bé.

Thói quen 7: Vừa ăn vừa xem

Trẻ em khi ăn, công việc chủ yếu của não là cần chi phối tốt dạ dày và đường ruột, tăng cường việc cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho dạ dày và đường ruột, tiến hành tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Nếu vừa ăn vừa đọc sách, xem báo, vùng đại não chủ yếu phụ trách việc ghi nhớ và học tập cũng phải đòi hỏi được cung cấp đầy đủ oxy và các chất dinh dưỡng, lượng máu đưa đến dạ dày và đường ruột sẽ bị hạn chế, giảm sút, mà lượng máu đại não cần cũng không đáp ứng nổi, kết quả là, dẫu có xem sách, xem báo thì cũng không nhớ được gì, mà còn ảnh hưởng tới các chức năng của dạ dày, đường ruột, và sự nghỉ ngơi của não, gây nên hiện tượng trí nhớ bị suy giảm. Cho nên, không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem sách báo, đó là một thói quen có hại, cần tránh.

Thói quen 8: Mút ngón tay

Hiện nay thói quen mút ngón tay của bé ngày một phổ biến, mút tay là một thói quen xấu nhưng lại rất thường gặp ở bé nhỏ có ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng, thẩm mỹ của răng và cung hàm.

Mặc dù hầu hết các bé đều mút tay nhưng nếu thói quen này kéo dài thì có thể dẫn đến lệch lạc răng. Mút tay trong thời kỳ răng sữa ít gây hậu quả nghiêm trọng . Tuy nhiên nếu thói quen mút tay kéo dài sau khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ dễ dẫn đến lệch lạc răng, sai khớp cắn. Khi các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên và dưới tạo lực nén trực tiếp sẽ đẩy răng cửa trên mọc chìa ra ngoài, răng cửa dưới nghiêng vào trong, hai hàm cắn không khít và khi mút tạo áp lực âm trong khoang miệng, môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm.

Trong quá trình mút ngón tay, mút tay thường khiến răng cửa hàm trên của bé mọc nhô về phía trước. Mức độ nhô và lệch lạc của răng phụ thuộc vào số lần mút tay trong ngày, thời gian kéo dài của mỗi lần mút và vị trí mà bé đặt ngón tay.

Những bé mút tay nhiều và trong một khoảng thời gian dài có thể sẽ tạo ra những vết chai tay rất xấu. Mút ngón tay không chỉ gây mất vệ sinh, tăng nguy cơ nhiễm giun sán , ngoài ra, bé có thể dễ bị nấm móng tay, nổi đỏ, sưng tấy, móng tay dễ gãy...


Những sai lầm khi nấu ăn cho trẻ

Ngày nào cũng tốn thời gian hầm xương với khoai tây, cà rốt để nấu cháo cho trẻ mà trẻ vẫn ngày càng ốm đi, trong khi mẹ thì ngày càng mập hơn vì gặm thịt trong cục xương hầm.

Ngày nào cũng tốn thời gian hầm xương với khoai tây, cà rốt để nấu cháo cho trẻ mà trẻ vẫn ngày càng ốm đi, trong khi mẹ thì ngày càng mập hơn vì gặm thịt trong cục xương hầm.

Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, trong thực tế, có nhiều quan niệm sai lầm của các bà mẹ trong việc chế biến món ăn đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Chất bổ không có trong nước hầm

Rất nhiều bà mẹ đến gặp bác sĩ bức xúc tại sao mình bỏ nhiều công sức chăm con kỹ vậy mà con vẫn bị suy dinh dưỡng. Ngày nào cũng tốn thời gian hầm xương với khoai tây, cà rốt để nấu cháo cho trẻ mà trẻ vẫn ngày càng ốm đi, trong khi mẹ thì ngày càng mập hơn vì cứ phải gặm thịt trong cục xương hầm. Các bà mẹ không biết rằng trẻ không thể ăn canh xúp này liên tục trong một tuần. Trẻ nhỏ nhưng cũng đã biết thưởng thức mùi vị, ăn mãi một món rất dễ thấy ngán. Và không phải món ngon của mẹ luôn là món ngon của con. Cho bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngán.

Nhiều người quan niệm nước hầm là một thức ăn đặc biệt bổ dưỡng vì họ nghĩ rằng sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước, “phần cái” còn lại chỉ là “xác”.

Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm...) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng vậy. Vì vậy muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng, phải cho trẻ ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm... Phần nước hầm có một vị ngọt rất ngon nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng bao nhiêu.

Hâm đi hâm lại

Do quá bận rộn, một số bà mẹ đã phải làm cách này vì thời gian hầm một nồi cháo khá lâu, mà bé lại ăn mỗi bữa không nhiều. Khi hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa chỉ có một mùi vị.

Nên hầm một nồi cháo trắng khoảng 3 chén, sau đó múc ra một chén cháo để nấu riêng với thịt heo, rau mồng tơi, dầu nêm nước mắm để ăn sáng, để phần cháo trắng còn lại vô tủ lạnh, rồi trưa múc ra một chén để nấu với thịt bò, rau lang, dầu ăn nêm nước tương, chén cháo còn lại ăn tối với đậu hũ, bí đỏ, dầu ăn nêm đường ngọt. Lưu ý sau khi băm nhuyễn thịt, cá sống, nên đánh tan phần đạm này trong một ít nước lã trước khi bỏ vào nồi nấu chín thì thịt sẽ không bị vón cục lại. Phần rau củ cũng nên băm nhỏ để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng và chỉ nên nấu rau một lần.

“Lạm dụng” máy xay sinh tố

Có nhiều trẻ 3-4 tuổi, răng mọc đầy đủ rồi mà vẫn còn phải ăn bằng máy xay sinh tố, vì cứ ăn lợn cợn là bị ói. Điều này thường xảy ra ở những đứa trẻ “con cưng” mà bà mẹ thì quá sợ việc trẻ nhợn ói. Để tránh điều này, nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi, tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập quen với cháo nấu còn hột và các thức ăn mềm như phở, bún, nui..., trẻ 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.

Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nhợn ói, nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần. Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi. “Cai máy xay sinh tố” bằng cách xay thô dần (thời gian xay ngắn lại), sau đó ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hột, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hột...

Nêm vừa ăn

Trẻ nhỏ có cảm giác vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều, vì con người càng lớn thì lưỡi càng bị “chai đi” và nhiều người già bị mất cả cảm giác này. Vì vậy khi nêm nếm thức ăn cho trẻ, cần nêm nhạt hơn “lưỡi” của bạn một chút. Nếu người mẹ nêm vừa miệng mình thì có lẽ là quá mặn hoặc quá ngọt so với trẻ.

Cho trẻ ăn nước hầm (ninh)

Không rõ từ bao giờ, quan niệm nước hầm là một thức ăn đặc biệt bổ dưỡng… đã đi vào tiềm thức của mọi người. Có lẽ chúng ta nghĩ rằng, sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước, “phần cái” còn lại chỉ là “xác”. Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy, chất đạm (thịt, cá, tôm...) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng vậy. Vì vậy, muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng phải cho trẻ ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm... Phần nước hầm có vị ngọt rất ngon nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng bao nhiêu. Vì vậy mới có câu nói “Khôn ăn cái, dại ăn nước”.

Món bổ “ruột”: Súp xương với khoai tây, cà rốt  

Rất nhiều bà mẹ đến gặp bác sĩ chia sẻ là tại sao mình bỏ nhiều công sức chăm con kỹ vậy mà con vẫn bị suy dinh dưỡng. Ngày nào cũng tốn cả tiếng đồng hồ hầm xương với khoai tây, cà rốt để nấu cháo cho trẻ mà trẻ vẫn ngày càng ốm đi. Khi bác sĩ hỏi bà mẹ: “Nếu  ăn canh súp này liên tục trong 1 tuần thì chị ăn nổi không?” thì bà mẹ mới nhận ra sai lầm của mình. Trẻ nhỏ nhưng cũng đã biết thưởng thức mùi vị, ăn mãi nước xương làm sao mà không ngán. Và không phải món ngon của mẹ luôn là món ngon của con. Cho bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngấy.

Nấu một nồi cháo to dùng cho 3 bữa trong ngày, hâm đi hâm lại

Do quá bận rộn, một số bà mẹ đã phải làm cách này vì thời gian hầm một nồi cháo khá lâu, mà bé lại ăn mỗi bữa không nhiều. Ví dụ như bạn nấu một nồi cháo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm cháo + thịt heo + rau mồng tơi + dầu ăn. Khi bạn hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa cùng một mùi vị. Tại sao bạn không hầm một nồi cháo trắng khoảng 3 bát, sau đó múc ra 1 bát cháo để nấu riêng với thịt heo, rau mồng tơi, dầu, nêm nước mắm để ăn sáng, phần cháo trắng còn lại để tủ lạnh, rồi trưa múc ra 1 bát nấu với thịt bò, rau lang, dầu ăn, nêm nước tương, bát cháo còn lại ăn tối với đậu hũ, bí đỏ, dầu ăn, nêm đường ngọt. Lưu ý sau khi băm nhuyễn thịt, cá… sống, bạn nên đánh tan phần đạm này trong một ít nước lã trước khi bỏ vào nồi nấu chín thì thịt sẽ không bị vón cục lại. Phần rau củ cũng nên băm nhỏ để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng và chỉ nên nấu rau một lần.

 


“Lạm dụng” máy xay sinh tố

Có nhiều trẻ lớn 3-4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi mà vẫn còn phải ăn bằng máy xay sinh tố, vì cứ ăn lợn cợn là bị nôn ói. Điều này thường xảy ra ở những “con cưng” mà bà mẹ thì quá sợ việc trẻ nôn ói. Để tránh điều này, bạn nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún…, 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm. Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nôn ói nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần. Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi. “Cai máy xay sinh tố” bằng cách xay thô dần (thời gian xay ngắn lại), sau đó ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hạt, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hạt…

Lưu ý khi nêm nếm thức ăn của trẻ

Trẻ nhỏ có cảm giác vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều, vì con người càng lớn thì lưỡi càng bị “chai đi” và nhiều người già bị mất cả cảm giác này. Vì vậy khi nêm nếm thức ăn cho trẻ, bạn cần nêm nhạt hơn “lưỡi” của bạn một chút. Nếu bạn nêm vừa miệng mình thì có lẽ là quá mặn hoặc quá ngọt so với trẻ. 




Khi nào nên cho trẻ uống nước trái cây
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước
Pha sữa bằng nước cơm
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ
Cách cho bé uống thuốc
Làm gì khi trẻ không chịu uống thuốc

Trẻ em không nên ăn yến sào và uống nước yến



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý