Bà bầu có nên xoa bụng nhiều

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bà bầu có nên xoa bụng nhiều

18/04/2015 11:35 PM
7,345

Nhiều thai phụ băn khoăn, không biết có nên xoa bụng bầu và nếu xoa thì ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Cùng đi tìm lời giải đáp của các bác sĩ cũng như chia sẻ kinh nghiệm của các bà mẹ về vấn đề này nhé

Để tìm lời giải cho những thắc mắc này, chị em hãy tham khảo những ý kiến tư vấn dưới đây của TS Thu Thủy,  BV Từ Dũ - TP. Hồ Chí Minh.

Xoa bụng bầu thường xuyên sẽ làm tăng sự gắn kết tình cảm của cha mẹ với em bé trong bụng, đó là suy nghĩ của không ít thai phụ. Số khác lại cho rằng, làm vậy thường xuyên sẽ giảm được hiện tượng rạn da ở bụng. Ít thai phụ biết rằng việc làm này có ảnh hưởng không tốt tới mẹ và thai nhi.

Bất cứ tuổi thai nào trong thai kỳ, sự kích thích ở một số các bộ phận như tử cung, vú, da bụng… là điều không nên vì có thể gây ra những cơn co dạ con. Các cơn co này xuất hiện nhiều dẫn đến phản ứng động thai, đẩy thai trong tử cung ra ngoài.dẫn đến hiện tượng động thải, sảy thai. Đặc biệt, việc xoa bụng bầu ở 2 tháng cuối thai kỳ càng nguy hiểm nhiều hơn, có thể xuất hiện tình trạng đẻ non hoặc đẻ ngay trong lúc xoa bụng.

Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nguy cơ từ việc xoa bụng càng lớn. Do đó, các thai phụ nên tránh việc xoa vùng bụng. Đặc biệt là những bà bầu trong trường hợp có nhau thai bám mặt trước, từng có biểu hiện sinh sớm hoặc động thai càng không nên xoa bụng vì dễ gây kích thích hơn. Nếu dùng kem chống rạn, cần bôi rất nhẹ tay, tránh massage



Không nên xoa bụng bầu

Xoa bụng bầu thường xuyên sẽ làm tăng sự gắn kết tình cảm của cha mẹ với em bé trong bụng – đó là suy nghĩ của không ít thai phụ. Số khác lại cho rằng, làm vậy thường xuyên sẽ giảm được hiện tượng rạn da ở bụng. Tuy nhiên, câu trả lời đúng nhất dành cho bạn là không nên xoa bụng bầu, đặc biệt với thai phụ có những bất thường như: hay bị sảy thai, có dấu hiệu đẻ non, động thai... bởi vì:

-  Làm tử cung xuất hiện cơn co: Bất cứ tuổi thai nào trong thai kỳ, sự kích thích ở một số các bộ phận như tử cung, vú, da bụng là điều tối kỵ vì có thể gây nên những cơn co dạ con và ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Muốn vuốt ve, hãy làm theo cách sau: Đặt một ngón tay nhẹ lên bụng rồi thả ra, ấn nhẹ ngón tay từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Có thể vừa vuốt ve vừa nói chuyện với bé khoảng 10 phút trước lúc ngủ mỗi ngày (không dùng cả bàn tay xoa bụng).

- Gây hiện tượng động thai, sảy thai: Nếu xoa bụng, sẽ làm xuất hiện các cơn co tử cung. Các cơn co này xuất hiện nhiều dẫn đến phản ứng đẩy thai trong tử cung ra ngoài. Đặc biệt, việc xoa bụng bầu ở 2 tháng cuối thai kỳ càng nguy hiểm nhiều hơn, có thể xuất hiện tình trạng đẻ non hoặc đẻ ngay trong lúc xoa bụng.


Có nên xoa bụng bầu? - 1


Cách âu yếm thai nhi

Không chỉ có xoa bụng mới thể hiện sự âu yếm của bạn dành cho đứa bé trong bụng. Có nhiều cách khác nhau để bạn cho em bé thấy rằng bạn luôn quan tâm đến sự hiện hữu của bé trong cơ thể mình.

- Trò chuyện: Hãy trò chuyện với bé giống như trò chuyện với một người có thể lắng nghe và hiểu được những gì bạn nói. Bắt đầu bằng những câu chuyện, những bài hát hay bất kỳ âm thanh sống động nào. Theo các chuyên gia, những lời trò chuyện sẽ giúp bé cảm nhận được giọng nói quen thuộc và bước đầu làm quen với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

- Cho bé nghe nhạc: Âm nhạc kích thích thính giác, não và các cơ quan khác, giúp bé mau lớn. Đây còn là hình thức giao tiếp quan trọng ngay khi bé chưa chào đời bởi sau này, con bạn sẽ dễ dàng nhận biết và yêu thích âm thanh, giai điệu. Bạn nên cho bé nghe những bản nhạc du dương, nhẹ nhàng, có thể đặt trực tiếp headphone lên bụng bầu nhưng nên giới hạn thời gian và tần suất.

- Massage: Đây là thói quen của nhiều thai phụ, nhất là những người có biểu hiện rạn da bụng. Tuy vậy, massage trong thai kỳ khác hẳn thông thường nên bạn phải cẩn thận, nhẹ nhàng, đặc biệt từ tháng thứa 7 trở đi, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Vừa nhẹ nhàng massage vừa nói chuyện, bạn sẽ cảm nhận được những hoạt động của thai nhi và em bé cũng cảm nhận được sự âu yếm của bạn. Khi thoa kem, cũng cần nhẹ nhàng và lưu ý đến những loại tinh dầu chống chỉ định với bà Bầu như húng quế, thì là, bách xù, kinh giới… Kem, dầu thơm bạn dùng phải được chiết xuất từ các loại như hoa cam, neroli, phong lữ, chanh, tinh chất trà…


Massage dưỡng thai giúp thai nhi phát triển hoàn thiện


Massage dưỡng thai là sự giao lưu tiếp xúc cảm giác sớm nhất giữa ba mẹ và bé. Thông qua sự massage phần bụng của mẹ, thai nhi cảm nhận được sự tồn tại của ba mẹ và đồng thời hình thành các phản ứng.
 
Từ khi được hai tháng tuổi, thai nhi đã bắt đầu có những hoạt động trong bụng mẹ. Nhưng do lúc đó thai nhi còn quá nhỏ, nên mẹ khó cảm nhận được các hoạt động đó. Khi thai nhi lớn hơn các hoạt động ngày càng rõ ràng như: uống nước ối, nheo mắt, mút tay, nắm tay và dễ nhận ra nhất là hoạt động từ tay chân bé, sự chuyển mình, v.v...

Ba mẹ có thể nhẹ nhàng massage vùng bụng mẹ để cảm nhận những hoạt động của bé. Cách tốt nhất là vừa massage vừa nói chuyện với bé, đồng thời nói cho bé biết là “ba mẹ rất yêu bé”.


Xoa bụng bầu gây 'nhau thai quấn cổ'? - 2



Massage có thể giúp bé có những bài tập về cảm giác tiếp xúc, thông qua cảm giác này giúp kích thích hệ thần kinh của bé bắt đầu cảm nhận được thế giới bên ngoài cơ thể, từ đó giúp thúc đẩy tế bào não của bé phát dục, đẩy nhanh quá trình phát triển trí lực. Massage còn có thể kích thích các hoạt động tích cực của thai nhi, thúc đẩy sự phát dục của thai nhi.
 
Những bé thường xuyên được massage, sau khi sinh sẽ sớm phát triển các hoạt động như lẫy, nắm tay, bò, ngồi, tập đi v.v...

Lời khuyên từ các chuyên gia:
Trước khi tiến hành massage cho thai nhi, bà bầu cần giữ trạng thái vui vẻ, ổn định, thư giãn tránh sự căng thẳng, đồng thời cũng phải đi hết nước tiểu. Tốt nhất khi massage nên kết hợp với nói chuyện cùng bé hoặc cho bé nghe nhạc.


-Nếu muốn vuốt ve, hãy làm theo cách sau: Đặt một ngón tay nhẹ lên bụng, ấn nhẹ ngón tay từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, vừa thực hiện động tác vừa nói chuyện với bé khoảng 10 phút trước lúc ngủ mỗi ngày.

- Nếu thai phụ sử dụng kem chống rạn da, khi bôi cần phải cẩn thận, nhẹ nhàng, đặc biệt từ tháng thứ 7 trở đi, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Dùng một ngón tay, bôi kem từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, vừa bôi vừa nói chuyện, bạn sẽ cảm nhận được những hoạt động của thai nhi và em bé cũng cảm nhận được sự âu yếm của bạn.            

 
Có nên xoa bụng các bà bầu


Nhiều người khi nhìn thấy cô bạn mình đang mang bầu thì cũng tò mò muốn có cảm giác được xoa bụng bà bầu, nhất là đối với những người chưa có con thì họ coi đó là một hành động chia sẻ và thể hiện tình yêu thương đối với em bé. Tuy nhiên điều này có thật sự làm hài lòng các bà bầu không? Và có nên xoa bụng bà bầu nếu chưa hỏi ý kiến? Hãy cùng nghe quan điểm của các bà bầu nhé.


- Tại sao bạn lại ghét điều đó nhỉ? Mình đang mang thai sau 5 tháng và đã 2 lần sảy thai. Vì thế, mình rất tự hào và yêu quý đứa bé trong bụng này. Dường như những người xung quanh cũng thấy được niềm phấn chấn của mình. Những người hàng xóm, đồng nghiệp hoặc những người thân thậm chí những người qua đường thường chạm vào bụng mình hết sức âu yếm, mình thấy được tình cảm trong bàn tay của họ.

- Hầu như mọi người vẫn nghĩ như thế là thể hiện sự thân thiện, song không biết rằng, họ gây cho người khác sự không thoải mái. Mọi người nên hỏi trước khi hành động.

- Thật khó khăn đối với một bà mẹ công sở khi phản ứng với hành động đó. Tôi thường xuyên phải giao thiệp và không thể nào ngăn được động tác những người đối tác đặc biệt là phụ nữ thường bắt tay tôi và một tay thì chạm vào bụng, chúc may mắn. Đôi khi nó cũng làm cho mình cảm thấy khó chịu song không thể thô lỗ mà phản ứng với hành động đó được.

- Tôi đang mang thai và rất ghét người khác chạm vào bụng mình. Nhưng bạn biết đấy, họ thực hiện hành động đó rất nhanh khi bạn chưa kịp phản ứng gì. Cách của tôi là tôi thường lấy tay giữ trước bụng mình, khi họ có ý định chạm vào bụng thì nhẹ nhàng lấy tay đẩy ra. Bạn cũng nên thể hiện một ám hiệu là bạn không thích người lạ sờ vào bụng khi đang nói chuyện. Đừng thể hiện là bạn muốn “mọi người ơi, hãy đến đây và chúc may mắn cho đứa con của tôi”.

- Tôi cũng là một người ghét người lạ chạm vào bụng mình mặc dù họ không có ý gì xấu. Tôi thường phản ứng ngay khi họ chạm vào bụng, tôi lùi ra xa hoặc vỗ nhẹ vào tay họ. Dường như họ rất khó chịu song tôi chỉ thấy buồn cười.

- Tôi thường hạn chế đến chỗ đông người vì thế, hiếm khi tôi gặp trường hợp này. Nhưng nếu tôi gặp, tôi sẽ gỡ tay họ ra và thẳng thắn nói rõ cho họ biết là tôi không muốn người khác chạm vào bụng mình.

- Việc mang thai đối với mọi người là một tín hiệu vui và có lẽ họ chỉ muốn làm cho chúng ra cảm thấy ấm áp hơn. Tôi luôn suy nghĩ như vậy và cảm thấy không khó chịu lắm với hành động này.

Nghe xong những lời chia sẻ thật lòng này, chắc các bạn đã biết rằng rất nhiều chị em bầu không muốn bị người khác sờ lên bụng mình. Vì vậy, cho dù bạn có ý tốt để chúc may mắn hay thể hiện tình cảm với người thân mang bầu và thai nhi thì cũng nên hỏi ý kiến của mẹ bầu đó trước khi đặt tay lện bụng họ bạn nhé!


Chia sẻ kinh ngiệm



Không nên xoa bụng khi đang mang thai

Hoa (25 tuổi, Hà Nội) có thai 5 tháng. Lo sợ làn da sẽ bị rạn do tăng cân quá nhiều khi mang bầu, mỗi buổi tối sau khi tắm xong, dù mệt đến mấy, chị cũng không quên “nhiệm vụ” thoa kem lên toàn bộ da vùng bụng, hông, đùi. Chị massage thật kỹ để kem ngấm sâu vào da, tăng tác dụng bảo vệ. Sốt ruột thấy cái bụng ngày một lớn kéo theo nguy cơ làn da bị tàn phá, Hoa xoa kem mỗi lúc một mạnh tay hơn.

Ít lâu sau, Hoa thấy ở bụng có hiện tượng co cứng lại, xuất hiện ngày càng dày. Một hôm, thấy nhâm nhẩm đau bụng, cô lo sợ và đi khám. Bác sĩ cho biết cô bị động thai, dọa sẩy mà nguyên nhân là thoa kem chống rạn một cách quá “nhiệt tình”. Nghe bác sĩ nói, Hoa mới được biết hiện tượng co cứng vùng bụng mà cô gặp phải chính là các cơn co tử cung. Các cơn co này xuất hiện quá nhiều sẽ dẫn đến phản ứng đẩy thai trong tử cung ra ngoài.


Baby Bump Love


Còn chị Thương (Hà Đông, Hà Tây) cũng suýt mất đứa con trong bụng do quá… âu yếm con. Thương đã 34 tuổi mà chưa có em bé nào. Hai lần mang thai trước đó của chị đều bị sẩy chỉ sau một cú vấp nhẹ. Lần này, chị rất giữ gìn và em bé vẫn bình yên qua hết tháng thứ sáu. Nó đạp rất khỏe và mỗi lần con cử động, chị Thương đều sung sướng áp tay lên bụng, vuốt ve em bé. Điều này dần dần trở thành một thói quen. Cứ lúc nào nghĩ đến con là chị lại đưa tay lên xoa bụng, coi đó là cử chỉ âu yếm để tăng sự giao tiếp với thai nhi.

Và chị Thương cũng phải đi khám với cùng một lý do như chị Hoa. Lúc này chị mới biết, cách “giao tiếp với em bé” của mình rất có hại, nhất là với những người dễ bị sẩy thai như chị.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Hinh, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, việc xoa bụng bị “nghiêm cấm” trong suốt thời gian có thai bởi đây là động tác cực kỳ nguy hiểm. Nó làm tử cung xuất hiện các cơn co, dẫn đến sẩy thai, động thai, sinh con thiếu tháng. Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nguy cơ từ việc xoa bụng càng lớn.

Do đó, các thai phụ nên tránh việc xoa vùng bụng. Nếu dùng kem chống rạn, cần bôi rất nhẹ tay, tránh massage. Những người có tiền sử sẩy thai hay sinh non càng cần phải cẩn thận. Ngoài ra, việc kích thích đầu vú cũng dẫn đến gia tăng các cơn co tử cung. Vì vậy, khi quan hệ tình dục trong thời gian mang thai, nên tránh động tác này.


Xoa bụng trong thời gian mang thai nên và không nên


Bác sỹ không khuyến khích bạn quá thường xuyên xoa bụng, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ vì sẽ kích thích sự co bóp tử cung dẫn đến sinh sớm.

Trong thời kỳ mang thai các bà bầu thường hay xoa bụng, đó là do sự hiếu kỳ và cũng là sự thể hiện tình cảm với bé yêu. Vậy xoa bụng trong thời kỳ “bầu bí” có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Xoa bụng không gây nên hiện tượng nhau thai quấn cổ thai nhi

Theo các bác sỹ chuyên khoa, hiện tượng nhau thai quấn cổ thường xảy ra ở giai đoạn đầu và giữa thai kỳ. Ở giai đoạn này nhau thai dài, không gian rộng, hoạt động của thai nhi có thể là quay 1 vòng hoặc 2 vòng quanh nhau thai. Có khi thai nhi có thể tự quay trả lại được như vị trí ban đầu, cho dù là bạn có xoa bụng hay không và có xoa thế nào đi nữa thì cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.





Mặc dù vậy, các bác sỹ cũng không khuyến khích bạn quá thường xuyên xoa bụng, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ vì sẽ kích thích sự co bóp tử cung dẫn đến sinh sớm. Đặc biệt là những bà bầu trong trường hợp có nhau thai bám mặt trước, từng có biểu hiện sinh sớm hoặc động thai càng không nên xoa bụng vì dễ gây kích thích hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn biết massage đúng cách thì lại có rất nhiều ích lợi cho sự phát triển của thai nhi.

Massage dưỡng thai giúp thai nhi phát triển hoàn thiện

Massage dưỡng thai là sự giao lưu tiếp xúc cảm giác sớm nhất giữa ba mẹ và bé. Thông qua sự massage phần bụng của mẹ, thai nhi cảm nhận được sự tồn tại của ba mẹ và đồng thời hình thành các phản ứng.





Từ khi được hai tháng tuổi, thai nhi đã bắt đầu có những hoạt động trong bụng mẹ. Nhưng do lúc đó thai nhi còn quá nhỏ, nên mẹ khó cảm nhận được các hoạt động đó. Khi thai nhi lớn hơn các hoạt động ngày càng rõ ràng như : uống nước ối, nheo mắt, mút tay, nắm tay và dễ nhận ra nhất là hoạt động từ tay chân bé, sự chuyển mình , v.v...

Ba mẹ có thể nhẹ nhàng massage vùng bụng mẹ để cảm nhận những hoạt động của bé. Cách tốt nhất là vừa massage vừa nói chuyện với bé, đồng thời nói cho bé biết là “ba mẹ rất yêu bé”.

Massage có thể giúp bé có những bài tập về cảm giác tiếp xúc, thông qua cảm giác này giúp kích thích hệ thần kinh của bé bắt đầu cảm nhận được thế giới bên ngoài cơ thể, từ đó giúp thúc đẩy tế bào não của bé phát dục, đẩy nhanh quá trình phát triển trí lực; Massage còn có thể kích thích các hoạt động tích cực của thai nhi, thúc đẩy sự phát dục của thai nhi.





Những bé thường xuyên được massage, sau khi sinh sẽ sớm phát triển các hoạt động như lẫy, nắm tay, bò, ngồi, tập đi v.v...

Lời khuyên từ các chuyên gia: Trước khi tiến hành massage cho thai nhi, mẹ bé cần giữ trạng thái vui vẻ, ổn định, thư giãn tránh sự căng thẳng, đồng thời cũng phải đi hết nước tiểu. Tốt nhất khi massage nên kết hợp với nói chuyện cùng bé hoặc cho bé nghe nhạc.




Giúp con thông minh từ trong bụng mẹ
Loại bỏ chứng chướng bụng khi mang thai
Có nên sơn móng tay khi mang thai
Khi mang thai có nên trang điểm không?
Có nên giảm cân khi mang thai?
“Chuyện ấy” có lợi khi mang thai


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý