Có nên nói về mức lương hiện tại?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Có nên nói về mức lương hiện tại?

18/04/2015 11:42 PM
250

“Tôi có thể biết mức lương hiện tại của bạn không?” là câu hỏi các ứng viên thường gặp trong quá trình phỏng vấn. Rất nhiều người chọn cách trả lời bằng cách thổi phồng thu nhập hiện tại. Cũng có nhiều người “bật mí” với nhà tuyển dụng mức lương hiện tại của mình. Lựa chọn nào cũng có hai mặt, điều quan trọng là bạn cần hình dung ra kết quả của sự lựa chọn đó để không phải hối tiếc về sau.



Còn bạn, bạn sẽ chọn cách nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn cân nhắc thiệt hơn của việc “thổi phồng” và “nói thật” về mức lương hiện tại để có quyết định sáng suốt.



Thổi phồng mức lương hiện tại
Lựa chọn này có thể dẫn đến một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1
Có thể bạn cho rằng nhà tuyển dụng (NTD) không thể biết bạn đang cố tình nói quá sự thật. Điều này thật nguy hiểm vì NTD rất tinh ý và sẽ nghi ngờ về mức lương ”hét” quá cao của bạn. Họ có nhiều cách để tìm hiểu mức lương hiện tại của bạn đấy:

1. Họ yêu cầu được xem bảng lương từ công ty hiện tại của bạn.
2. Họ viết thư hoặc gọi điện cho phòng nhân sự hay quản lý trước đây của bạn.
3. Họ nhờ một công ty khác điều tra lai lịch và thu nhập của bạn.

Như thế việc gì đến rồi sẽ đến. Khi đó NTD sẽ "lật tẩy" bạn và đó là dấu hiệu cho việc kết thúc sớm quá trình phỏng vấn. Cũng có NTD im lặng và sẽ không liên lạc lại với bạn. Bạn biết không, các NTD có thể đánh giá được tính trung thực trong câu trả lời của bạn qua ánh mắt, thái độ và ngôn ngữ cử chỉ của bạn…

Trên thực tế đã có trường hợp này xảy ra. Khi Bình ứng tuyển vào công ty A anh đã thổi phồng thu nhập của mình. Trưởng phòng nhân sự nghi ngờ về mức lương của Bình, vì qua hồ sơ ứng tuyển của anh NTD không nghĩ rằng Bình có mức thu nhập cao như thế. Và họ đã tiến hành tìm hiểu về Bình. Kết quả là Bình đã bị loại khỏi vòng phỏng vấn. Sau đó, Bình nộp đơn ứng tuyển vào công ty B. Nhưng thật không may cho Bình, trưởng phòng nhân sự bên công B là bạn của trưởng phòng nhân sự ở công ty A.

Bạn thấy không, tính không trung thực thật nguy hiểm!

Trường hợp 2
Bạn đã “thổi phồng” thành công và được nhận vào làm với mức lương mơ ước. Tuy nhiên với mức lương cao như thế có nghĩa là trách nhiệm của bạn rất cao và sếp đòi hỏi ở bạn rất nhiều. Sẽ không có gì đáng nói nếu bạn chứng tỏ được mình xứng đáng với mức lương như vậy. Còn trường hợp ngược lại, nếu bạn không đáp ứng được nhu cầu của công việc thì việc ra đi sớm là điều không thể tránh khỏi.

Nói thật mức lương hiện tại
Có nhiều nguyên nhân khiến người ta nghỉ việc, trong đó vấn đề tiền lương là nguyên nhân khá phổ biến. Thông thường khi người nào đó chuyển công tác, họ thường hy vọng có mức lương cao hơn ở công ty mới. Tuy nhiên, bạn không nên “thổ lộ” điều đó với NTD, nếu không họ sẽ nghĩ rằng bạn chỉ quan tâm đến tiền. Hãy cho NTD biết mức lương hiện tại của bạn và thẳng thắn đề nghị mức lương mà bạn mong muốn ở công ty mới.

Nếu bạn thương lượng được mức tăng lương ít nhất là 30% so với mức lương cũ thì rất tốt. Trên thực tế đã có nhiều người tăng thu nhập của mình lên ba lần hoặc nhiều hơn nữa vì họ nắm vững nghệ thuật thương lượng lương với NTD. Đó là những ứng viên biết cách phát huy thế mạnh của mình như con át chủ bài đủ sức thuyết phục NTD.

Tuy nhiên, bạn sẽ trả lời ra sao nếu NTD hỏi vì sao bạn yêu cầu mức lương cao hơn nhiều so với mức lương hiện tại? Đó là câu hỏi khá thách thức với bạn. Bạn hãy bình tĩnh và tự tin chỉ cho NTD thấy sự khác biệt giữa hai công việc, rằng công việc mới đòi hỏi ở bạn nỗ lực nhiều hơn, rằng bạn sẽ đi sớm về khuya, rằng bạn sẽ phải đảm trách nhiều nhiệm vụ to lớn ở vị trí mới…

Song song đó, bạn cần chứng minh với NTD rằng bạn là ứng viên “nặng ký” bằng cách trình bày những thành tích bạn đã đạt được và cống hiến cho công ty cũ.

Có nên chấp nhận mức lương thấp hơn mức hiện tại?
Có nhiều ứng viên đã chấp nhận mức lương mới thấp hơn mức lương cũ. Họ “hy sinh” để nắm bắt cơ hội thăng tiến. Họ có khả năng nhìn trước tương lai. Họ đoán được công việc này sẽ rất phát triển trong tương lai, vì thế họ không ngần ngại nắm bắt ngay cơ hội. Và sau một thời gian, khi công việc phát triển thì chuyện tăng lương là điều tất yếu. Nhiều người cũng chấp nhận mức lương thấp hơn mức hiện tại khi họ chuyển qua một lĩnh vực nghề nghiệp hoàn toàn mới mẻ, vì họ phải bắt đầu sự nghiệp lại từ đầu.

Cũng có ứng viên chấp nhận mức lương thấp, nhưng với điều kiện là qua thời gian thử việc thì mức lương phải thay đổi. Dĩ nhiên là NTD sẽ đồng ý, vì trong thời gian thử việc NTD sẽ biết được khả năng thật sự của h���. Và nếu ứng viên thật sự là người xuất sắc thì chuyện tăng lương sẽ chỉ là “chuyện nhỏ”.

Có thể nói chuyện đàm phán lương bổng muôn hình vạn trạng. Khi đi phỏng vấn, bạn phải xác định được khả năng thật sự của mình và mức lương nào xứng đáng và phù hợp nhất. Đừng nên nóng vội và “ manh động”. Nếu bạn thật sự là một nhân tài, hãy tự tin chứng tỏ điều đó với NTD.


Có nên nói thật về mức lương hiện tại?


Để trả lời câu hỏi này, bạn nên cân nhắc thiệt hơn của việc “thổi phồng” và “nói thật” về mức lương hiện tại. Nếu bạn thổi phồng mức lương hiện tại, sẽ có hai trường hợp:

Thứ nhất, có thể bạn cho rằng nhà tuyển dụng không biết bạn đang cố tình nói quá sự thật. Thực tế nhà tuyển dụng rất tinh ý và sẽ nghi ngờ về mức lương quá cao bạn đưa ra. Họ có nhiều cách để tìm hiểu mức lương hiện tại của bạn như: yêu cầu được xem bảng lương từ công ty cũ; viết thư hoặc gọi điện cho phòng nhân sự hay quản lý trước đây của bạn; nhờ một công ty khác điều tra lai lịch và thu nhập của bạn.

Như thế nhà tuyển dụng sẽ “lật tẩy” bạn và đó là dấu hiệu cho việc kết thúc sớm quá trình phỏng vấn. Cũng có nhà tuyển dụng im lặng và sẽ không liên lạc lại với bạn. Thực tế, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được tính trung thực trong câu trả lời của bạn qua ánh mắt, thái độ và ngôn ngữ cử chỉ.

Trường hợp thứ hai, bạn đã “thổi phồng” thành công và được nhận vào làm với mức lương mơ ước. Tuy nhiên, với mức lương cao có nghĩa là trách nhiệm của bạn rất cao và sếp đòi hỏi ở bạn rất nhiều. Sẽ không có gì đáng nói nếu bạn chứng tỏ được mình xứng đáng với mức lương như vậy. Còn ngược lại, nếu bạn không đáp ứng được nhu cầu của công việc thì việc ra đi sớm là điều không thể tránh khỏi.


Đàm phán lương bổng là cả nghệ thuật. Ảnh: H.K.

Từ phân tích trên cho thấy nói thật mức lương hiện tại là cách làm đúng nhất, nhưng bạn cũng cần thẳng thắn đề nghị mức lương mong muốn ở công ty mới. Nếu bạn thương lượng được mức tăng lương ít nhất là 30% so với lương cũ thì rất tốt. Trên thực tế đã có nhiều người tăng thu nhập của mình lên ba lần hoặc nhiều hơn nữa vì họ nắm vững nghệ thuật thương lượng lương với nhà tuyển dụng.

Nhưng bạn cũng cần tính đến khả năng sẽ trả lời ra sao nếu nhà tuyển dụng hỏi vì sao yêu cầu mức lương cao? Trong trường hợp này, bạn hãy bình tĩnh, tự tin chỉ cho họ thấy sự khác biệt giữa hai công việc, rằng công việc mới đòi hỏi ở bạn nỗ lực nhiều hơn, rằng bạn sẽ đi sớm về khuya, rằng bạn sẽ phải đảm trách nhiều nhiệm vụ to lớn ở vị trí mới…

Song song đó, bạn cần chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên “nặng ký” bằng cách trình bày những thành tích đã đạt được và cống hiến cho công ty cũ.

Có nhiều ứng viên đã chấp nhận mức lương mới thấp hơn mức cũ. Họ “hy sinh” để nắm bắt cơ hội thăng tiến. Họ đoán được công việc này sẽ rất phát triển trong tương lai, vì thế không ngần ngại nắm bắt ngay cơ hội. Và sau một thời gian, khi công việc phát triển thì chuyện tăng lương là điều tất yếu. Nhiều người cũng chấp nhận mức lương thấp hơn hiện tại khi họ chuyển qua một lĩnh vực nghề nghiệp hoàn toàn mới mẻ, vì họ phải bắt đầu sự nghiệp lại từ đầu.

Cũng có ứng viên chấp nhận mức lương thấp, nhưng với điều kiện là qua thời gian thử việc thì mức lương phải thay đổi. Dĩ nhiên là nhà tuyển dụng sẽ đồng ý, vì trong thời gian thử việc nhà tuyển dụng sẽ biết được khả năng thật sự của bạn. Và nếu ứng viên thật sự là người xuất sắc thì chuyện tăng lương sẽ chỉ là “chuyện nhỏ”.


Nói dối người phỏng vấn về mức lương: Nên hay không?


Bạn đã đạt được cuộc phỏng vấn cho công việc mình mong muốn. Và giờ đây, người phỏng vấn đặt ra một câu hỏi quen thuộc nhưng cũng rất “khó nhằn”: “Hãy cho chúng tôi biết mức lương hiện tại cũng như mong muốn của bạn?”.

Nếu mức lương hiện tại của bạn khá khiêm tốn và không có thay đổi trong vài năm qua, bạn có thể nảy sinh ý định nâng nó lên một chút với hi vọng nhà tuyển dụng sẽ đáp ứng cho bạn một mức cao hơn hoặc tương đương. Đây cũng là suy nghĩ của nhiều người. Theo một cuộc khảo sát gần đây của trang Vault.com, 23% người tìm việc cho biết họ đã nói dối hoặc quyết định sẽ nói dối trong quá trình phỏng vấn. Vậy bạn có nên nằm trong số đó? 

Câu trả lời là không. 

Hãy nói sự thật bởi sự trung thực luôn là chính sách tốt nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn không nhất thiết phải nói sự thật một cách chi tiết, cụ thể. Rod Kurtz, biên tập viên của AOL Small Business, cảnh báo: “ Nhà tuyển dụng có thể ép bạn nói ra một con số cụ thể nhưng hãy cố gắng tránh nêu ra trực tiếp, bạn có thể đưa ra một phạm vi an toàn. Hãy nhớ rằng, dù bạn trả lời ra sao, không bao giờ đưa ra một con số không đúng, đặc biệt qua văn bản bởi nhà tuyển dụng có thể gọi điện cho người tham khảo của bạn và xác nhận thông tin.” 

Nếu tự động nâng mức lương trái với thực tế, bạn có thể phải chịu hậu quả nghiêm trọng. “ Đối với một số công việc, đặc biệt công việc nhà nước, nói dối về mức lương có thể là bất hợp pháp”, Matt Wallaert, một chuyên gia tâm lí về hành vi ứng xử của trang GetRaised.com, cho biết. Ông cũng nói thêm: “ Công việc là một mối quan hệ và chúng ta không nên bắt đầu mối quan hệ bằng một lời nói dối”.

Nói sự thật nhưng bạn vẫn có thể đạt được mức lương mong muốn bằng cách:

Tăng các khoản trợ cấp 

Thay vì nói dối về mức lương, hãy nói về gói lợi ích toàn bộ của bạn, bao gồm lương, thưởng, hoa hồng, trợ cấp xăng xe, điện thoại... Điều này làm cho con số bạn đưa cho nhà tuyển dụng cao hơn nhưng không khiến bạn trở thành một kẻ nói dối. Matt Wallaert chia sẻ ý kiến của mình: “ Điều này hoàn toàn công bằng và hợp lí. Bạn có thể vượt qua một cách xuất sắc câu hỏi về mức lương, tùy thuộc vào cách nói của mình ”. Ngoài ra, cách tiếp cận này cho phép bạn thương lượng tất cả khía cạnh của gói lợi ích với nhà tuyển dụng mới, không chỉ tiền lương. 

Thương lượng 

Trước khi đi tới cuộc phỏng vấn và thương lượng với nhà tuyển dụng, bước đầu tiên cần làm để đạt được nhiều hơn trong công việc mới là nghiên cứu. Hãy tìm hiểu mức lương ở vị trí tương tự ở các công ty tương đương. Wallaert khuyên: “ Một khi nhà tuyển dụng nắm được mức lương hiện tại của bạn hoặc ít nhất là khoảng lương và sau khi bạn đưa ra mức lương mong muốn của mình, hãy thuyết phục nhà tuyển dụng bằng kinh nghiệm, trình độ học vấn, kĩ năng và lí do bạn là sự lựa chọn thích hợp nhất cho công ty.” 

Và đừng sợ hãi hay ngại ngần thương lượng mức lương cao nếu bạn cảm thấy mình xứng đáng được nhiều hơn những gì công ty đề nghị. Kurtz khuyên bạn: “ Có thể bạn đã thất nghiệp trong một thời gian dài và sẵn sàng chấp nhận bất cứ con số nào nhà tuyển dụng đưa ra nhưng hãy cố gắng thương lượng hết mức có thể bởi đó là quyền lợi của bạn. Nếu nhà tuyển dụng không thay đổi mức lương, bạn có thể bắt đầu thảo luận về tiền thưởng, thêm ngày nghỉ, thời gian làm việc linh hoạt...

Nhiều người vẫn băn khoăn liệu có nên nâng mức lương của mình lên cao so với thực tế khi trả lời nhà tuyển dụng hay không. Sue Fuller – vị giám đốc của công ty tư vấn EDL đã đúc kết một số kinh nghiệm về vấn đề này.

Ở Mỹ, nhiều người không thích bàn đến vấn đề lương lậu, thu nhập hay nói chung là liên quan đến tiền nong trong các cuộc trao đổi, phỏng vấn. Bạn thích nhưng phép lịch sự và tế nhị khiến bạn không muốn nói đến điều này khi phỏng vấn.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là trong các cuộc phỏng vấn xin việc, bạn không gặp phải những câu hỏi về mức lương, ngược lại bạn thường xuyên gặp phải những câu hỏi liên quan đến vấn đề thu nhập của bạn kể từ lúc bắt đầu bước vào môi trường công việc. Không ít người nghĩ rằng, ở công ty mới, sẽ không ai biết về mức lương cũ của bạn thậm chí có người cho rằng, đó là thông tin chỉ có bạn và tài khoản ATM của bạn biết mà thôi bởi đa số các công ty hiện nay, mức lương của mỗi người đa phần đều trong vòng bí mật.
Theo Fuller, trong các bản tin tuyển dụng, một số nhà tuyển dụng sẽ ghi mức lương và yêu cầu công việc cũng như trình độ các ứng viên. Bạn có thể chấp nhập apply với mức lương đó hoặc phản hồi lại với nhà tuyển dụng rằng “nên thỏa thuận một mức lương phù hợp với kinh nghiệm và trách nhiệm công việc mà bạn đảm nhiệm”. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn mức nhà tuyển dụng đề ra nhưng đó cũng là cách tạo ấn tượng tốt để nhà tuyển dụng không bỏ qua mình ngay từ những vòng đầu.

Nên nhớ, khi nhà tuyển dụng gửi cho bạn bản mô tả công việc trong đó có đề cập đến mức lương thì mục đích của họ là để tìm hiểu ứng viên để có sự sắp xếp phù hợp. Trong trường hợp này, điều quan trọng là bạn phải chỉ ra được mức lương mình được hưởng ở các công ty từng làm, nếu lúng túng, rất có thể bạn sẽ bị loại. Đặc biệt, lúc này bạn không nên do dự về việc công bố con số chính xác về thu nhập của mình chỉ vì sợ mất đi cơ hội được nhận mức lương cao hơn với công việc tốt hơn. Bởi nếu công việc hiện tại của bạn có thu nhập cao hơn, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc xem có nên đưa ra một mức lương tương xứng như thế cho bạn hay không. Còn ngược lại, nếu lương hiện tại của bạn thấp hơn mức nhà tuyển dụng, mức offer của họ đưa ra chắc chắn sẽ có lợi cho bạn.

Fuller nhấn mạnh: “Vì thế, câu trả lời hay nhất là nói thật cho nhà tuyển dụng biết mức lương hiện tại hoặc mức lương gần đây nhất bạn nhận được. Bạn hãy nhớ rằng, lúc này nhà tuyển dụng không có ý thương lượng về lương mà chỉ là thu thập thông tin, tìm hiểu thêm về ứng viên mà thôi.

Những điều nên tránh

Khi được hỏi về mức lương mong muốn, đừng kể lể dài dòng bạn đã từng kiếm được bao nhiêu, hay nói cách khác đừng liệt kê “lịch sử các mức lương” của mình. Thay vào đó, bạn hãy đưa ra một sự đánh giá về khả năng của bản thân cho vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng nảy ra ý tưởng có một cuộc trao đổi trực tiếp với bạn trước khi quyết định một mức lương phù hợp.

Fuller cho rằng, bất cứ lúc nào nhà tuyển dụng động đến vấn đề này, bạn đừng nên nói dối mà hãy thành thật về mức lương hiện tại. Bởi nhà tuyển dụng có thể xác minh vấn đề này chỉ trong vòng vài phút sau đó và nói dối chỉ khiến hình ảnh của bạn xấu đi. Dù bạn có đưa ra con số cao hơn, cũng không có nghĩa là nhà tuyển dụng sẽ đáp ứng cho bạn theo mức thu nhập đó. Cẩn thận, có thể nhà tuyển dụng đang tìm cách hiểu rõ hơn về con người bạn đấy. Thay vào đó, “khi có offer nhà tuyển dụng đưa ra, bạn có thể thương lượng một số điểm như: 6 tháng xét tăng lương một lần, xem xét cơ phát triển nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ khác”.

Hơn thế, bạn đừng bao giờ đưa ra những câu hỏi tạo áp lực cho nhà tuyển dụng, ví dụ như về các khoản nợ của công ty, vấn đề vay vốn… Nếu bạn không tin tưởng vào những gì vừa trao đổi trong cuộc phỏng vấn cũng như không có lòng tin vào sự phát triển của công ty trong tương lai, tốt nhất là không nên chấp nhận lời mời của nhà tuyển dụng. Bởi bạn thử nghĩ xem, nếu không có lòng tin, liệu bạn có thể làm gì để đóng góp cho công ty cũng như thể hiện khả năng của mình.




Những điều không nên nói nơi công sở
Nên chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn
Bí quyết thương lượng lương hiệu quả
Bí quyết để được sếp tăng lương
Các câu hỏi pỏng vấn thường gặp
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc



(st)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý