Làm gì khi được mời phỏng vấn

seminoon seminoon @seminoon

Làm gì khi được mời phỏng vấn

18/04/2015 11:42 PM
423

Vòng phỏng vấn trực tiếp chính là cơ hội để bạn hoàn thiện bức chân dung của mình một cách chân thật để cuối cùng nhà tuyển dụng sẽ chọn bạn chứ không phải ai khác. Cùng chuẩn bị để có một buổi phỏng vấn ấn tượng nhé

Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị
Theo chuyên gia
tư vấn nghề nghiệp và tuyển dụng Rick Nelles, chuẩn bị không chỉ là in thêm vài bản hồ sơ tìm việc để dự phòng. Bạn cần phải nghiên cứu về công ty, ngành nghề kinh doanh, và suy nghĩ về sự phù hợp giữa kỹ năng bạn có với công việc bạn muốn làm.

Trang phục

Khi dự phỏng vấn, bạn nên mặc trang phục đơn giản nhưng phải trang nhã, chỉnh tề


.



Tuyệt đối không nên ăn mặc lòe loẹt.

Đúng giờ
Ở đây, đến dự phỏng vấn đúng giờ thực sự là bạn phải đến trước giờ hẹn ít nhất 15 phút. Khi bạn đến đúng giờ,
nhà tuyển dụng (NTD) sẽ đánh giá cao tác phong nghiêm túc của bạn. Bên cạnh đó, khoảng thời gian chờ sẽ giúp bạn trấn tĩnh, tập trung tư tưởng để xem lại hồ sơ và những ghi chú bạn đã chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.

Giao tiếp bằng ánh mắt
Khi bạn gặp NTD, hãy bắt tay họ với một nụ cười ấm áp và nhìn thẳng vào mắt NTD. Lẩn tránh cái nhìn của NTD sẽ khiến họ nghĩ bạn thiếu kinh nghiệm, thiếu tự tin và không đáng tin cậy.

Thể hiện sự nhiệt tình với công việc
Theo Martin Yate, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và là tác giả của nhiều cuốn sách về lĩnh vực này, trong đó có cuốn “Chúc bạn may mắn 2007 – Cẩm nang tìm việc làm”, trong những cuộc tuyển dụng với sự cạnh tranh của nhiều ứng viên, người tỏ ra nhiệt tình nhất với công việc hầu như luôn là người chiến thắng. Sự nhiệt tình của bạn sẽ gửi đến NTD thông điệp rằng bạn là một nhân viên tận tâm với công việc.

Thể hiện tinh thần đồng đội
Martin Yate cho biết, các NTD luôn muốn tuyển những nhân viên có khả năng làm việc theo nhóm và tuân thủ chỉ thị của cấp trên. Không ai muốn tuyển dụng những nhân viên “bất kham”. Họ cũng rất cần những người có thể truyền cảm hứng cho cả tập thể để hướng đến mục tiêu chung. Vì thế, hãy trình bày một vài ví dụ về cách bạn đã hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện một dự án lớn hoặc phục vụ một khách hàng quan trọng.

Thể hiện bản thân
Trò chuyện với NTD cũng giống như bạn đang thuyết phục khách hàng. Bạn cần chuẩn bị kỹ càng những gì bạn muốn giới thiệu về bản thân. Nếu NTD không nhắc gì đến những vấn đề này, hãy chủ động đề cập đến chúng.

Hãy trung thực
Bạn tuyệt đối đừng nói dối về bất cứ điều gì trong hồ sơ hay trong buổi phỏng vấn. Với sự phát triển của Internet và các mối quan hệ xã hội, việc kiểm tra lại những thông tin bạn cung cấp trở nên dễ dàng đối với NTD hơn bao giờ hết. Đừng quên NTD đang tìm người phù hợp nhất cho một vị trí trong công ty, chứ không phải một thiên tài hay nhà bác học để trao giải Nobel.

Tác phong chuyên nghiệp

Bạn tuyệt đối không nên nhai kẹo cao su, ngồi thượt hoặc nói lan man trong cuộc phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và luôn cư xử thật chuyên nghiệp trước mặt NTD.

Mạnh dạn đặt câu hỏi
Buổi phỏng vấn là cơ hội để cả NTD và ứng viên tìm hiểu về nhau. Đừng ngại đặt câu hỏi về phạm vi trách nhiệm của công việc, về khách hàng hoặc dự án. Nếu tỏ ra thụ động trong lúc phỏng vấn thì bạn sẽ là người chịu thiệt chứ không ai khác. Nếu bạn tỏ ra hờ hững khi trò chuyện với NTD, bạn có thể bị đánh giá là nhút nhát và không có khả năng làm việc hiệu quả.

Hãy nói lời cảm ơn
Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với một cái bắt tay chặt, lời cảm ơn và một nụ cười. Bạn nên hỏi NTD khi nào bạn nhận được kết quả phỏng vấn và liệu bạn có nên “theo sát” để nhắc họ về kết quả hay không. Sau đó, hãy gửi e-mail để cảm ơn NTD vì đã dành thời gian tiếp bạn, cho họ biết bạn rất quan tâm đến
việc làm này và sẽ liên hệ họ lần nữa trong thời gian sớm nhất.


Làm gì khi nhận được lời mời phỏng vấn

Chúc mừng các bạn nhận được lời mời phỏng vấn. Sau đây là những chỉ dẫn để các bạn có thể hành xử một cách rất chuyên nghiệp khi nhận lời mời phỏng vấn. Đầu tiên khi nhận email mời phỏng vấn hoặc phone, các bạn hãy cám ơn ngay lập tức. Các bạn nên biểu cảm thái độ tích cực khi lắng nghe lời mời từ phía công ty.

Sau khi trả lời tích cực cho công ty, điều đầu tiên các bạn cần thực hiện là tìm hiểu lại thật kỹ các thông tin liên quan tới vị trí tuyển dụng. Khi các bạn nộp CV, các bạn đã tìm hiểu thông tin. Trong giai đoạn này các bạn sẽ phải tìm hiểu thông tin kỹ hơn nữa về vị trí tuyển dụng. Sau khi tìm hiểu thông tin đầy đủ  các bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau

1.    Các bạn có còn cần ứng tuyển vào công ty này không. Từ lúc nộp hồ sơ tới lúc công ty gọi, có thể hoàn cảnh các bạn thay đổi rất nhiều.
2.    Các bạn có bao nhiêu % thắng lợi khi ứng tuyển vào công ty này. Nếu như các bạn muốn nhưng khả năng thấp, các bạn cũng không nên ứng tuyển.
3.    Các bạn có khả năng chuẩn bị thật kỹ lưỡng khi phỏng vấn tại công ty hay không. Chuẩn bị phỏng vấn tại công ty đòi hỏi các bạn mất rất nhiều thời gian
Sau khi trả lời có thì các bạn đã sẵn sàng ứng tuyển vào công ty sau đây là những bước các bạn cần phải chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

1.    Tìm hiểu thật kỹ về vị trí tuyển dụng và công ty mà các bạn ứng tuyển. Các bạn có thể hỏi thăm người thân và bạn bè các thông tin về vị trí dự tuyển.
2.    Kiểm tra lại CV xem có các vấn đề nào không, Nếu phát hiện những sai sót bất cập trong CV hãy chuẩn bị tâm lý xin lỗi và chân thực nhận khi các chuyên viên tuyển dụng đề cập tới.
3.    Chuẩn bị các tài liệu là bằng chứng cho thành công của mình như bảng điểm, hình chụp hoạt động vv. Các bạn cũng liên lạc với người tham chiếu để báo rằng mình đi phỏng vấn tại các công ty để khi công ty tuyển dụng gọi điện, người tham chiếu không bỡ ngỡ.
4.    Chuẩn bị các câu hỏi và các câu trả lời mà người tuyển dụng có thể hỏi mình. Đặt mình vào vai trò người tuyển dụng để khoanh vùng các câu hỏi có thể hỏi. Tốt nhất các bạn nên chuyển cho một người bạn hoặc tư vấn về nhân sự. Họ sẽ tư vấn những câu hỏi phù hợp cho hoàn cảnh của bạn.
5.    Kiểm tra lại ngoại hình, có thể các bạn sẽ phải cắt tóc hoặc trang điểm lại để tạo bề ngoài hoàn chỉnh.
6.    Kiểm tra kỹ vị trí phỏng vấn. Có nhiều công ty văn phòng phỏng vấn và nhà máy ở hai địa điểm khác nhau. Nếu được tốt nhất, các bạn nên ghé qua vị trí phỏng vấn hôm trước để chắc chắn rằng các bạn tới đó mà không có vấn đề gì xẩy ra.
7.    Buổi tối trước khi phỏng vấn hoặc buổi sáng nếu các bạn phỏng vấn buổi chiều, các bạn tránh các hoạt động quá sức hoặc cãi nhau ảnh hưởng tới tâm lý phỏng vấn. Hãy giữ gìn tình trạng sức khỏe và trạng thái tâm lý tốt.
8.    Nên chuẩn bị thêm một số bản CV vì có thể khi phỏng vấn sẽ có thêm chuyên viên tuyển dụng.
9.    Các bạn nên tập kết toàn bộ tài liệu giấy tờ hỗ trợ phỏng vấn và bỏ sẵn trong cặp làm việc để tránh quên mang tài liệu.
10.    Nên mang theo quyển sổ tay để ghi chép trong phỏng vấn. Việc ghi chép thông tin mà chuyên viên tuyển dụng trao đổi với các bạn sẽ tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp đầu tiên.
11.    Chuẩn bị quần áo  ủi thẳng, giày đánh chỉnh chu. Hình dáng bên ngoài quyết định rất nhiều tới thành công của bạn.
12.    Viết email cám ơn và thông báo với chuyên viên tuyển dụng rằng các bạn sẽ có mặt đúng giờ. Các bạn luôn nhớ mộ bí quyết. Các bạn tiếp xúc nhiều với chuyên viên tuyển dụng thì họ sẽ nhớ bạn nhiều hơn. Đây cũng là một điểm cộng cho các bạn khi phỏng vấn.
13.    Đi thật sớm và đảm bảo tới sớm chỗ phỏng vấn khoảng 15 phút . Các bạn cần có thời gian bình tĩnh và ổn định sau khi đi một đoạn đường dài tới nơi phỏng vấn.
14.    Cuối cùng, luôn luôn nhớ tắt điện thoại hoặc để điện thoại ở chế độ rung. Có rất nhiều ứng viên bị mất điểm bởi chú dế điện thoại kêu không đúng lúc.
Các bạn đã chuẩn bị hoàn  hảo cho cuộc phỏng vấn. Show diễn quan trọng nhất – phỏng vấn sẽ là mục tiêu kế tiếp của các bạn. Chúc các bạn thành công.


Những điều chưa biết khi đi phỏng vấn xin việc

Có nên uống ly cà phê do nhà tuyển dụng mời? Có nên hành động thân thiện? Khi được hỏi thì cần phải nhìn vào ai để trả lời? Là những điều nhỏ, nhưng người đi phỏng vấn cần phải hết sức lưu ý.


Những điều chưa biết khi đi phỏng vấn xin việc

Trong lúc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ tìm hiểu xem bạn là ai, có năng lực gì. Và không khó để trả lời những câu hỏi có sẵn trong lý lịch. Nhưng trên thực tế, một cuộc phỏng vấn sẽ không bao giờ dừng lại ở đó. Lúc phỏng vấn, bạn có nên uống ly cà phê họ mời? Có nên hành động thân thiện? Khi được hỏi thì cần phải nhìn vào ai để trả lời?

Dưới đây là những kỹ năng phỏng vấn xin việc hết sức cần thiết mà mỗi người  nên trang bị cho mình trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện với các lãnh đạo tương lai của bạn.

1. Ngoài nước lọc, nếu được mời uống thêm cà phê, bạn hãy từ chối

Một ly cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo, nhưng hãy uống trong bữa sáng, trước khi rời nhà, hoặc trong phòng chờ của văn phòng trước khi được mời vào phỏng vấn. Việc được mời uống cà phê tại cuộc phỏng vấn đôi khi chỉ là phép lịch sự xã giao của các lãnh đạo. Cho nên bạn hãy khéo léo từ chối để họ không phải mất thêm thời gian chờ bạn nhâm nhi ly cà phê của mình.

2. Đừng ngồi xuống trước khi được mời

Đừng vội vàng ngồi ngay vào ghế khi người ta còn chưa mời bạn. Và một khi ngồi xuống thì hãy cố gắng giữ tư thế thẳng lưng và điềm đạm. Đừng e dè ngồi nép mình trên một mép ghế, hay để hai vai buông thõng và mắt cụp xuống không dám nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng. Họ sẽ không bao giờ sẵn lòng giao việc cho những cấp dưới nhút nhát và thiếu tự tin.

3. Hãy ước lượng độ tuổi của người phỏng vấn bạn để có cách nói chuyện phù hợp

Những thế hệ khác nhau sẽ có các cách nhìn khác nhau về cuộc sống. Đoán được độ tuổi của họ sẽ giúp bạn gây ấn tượng bằng những câu chuyện phù hợp và dễ dàng cảm nhận được yêu cầu của họ trước ứng viên tiềm năng.

Để có được kỹ năng này, bạn cần luyện tập ở nhà, với ngay chính người thân và khách đến nhà. Tùy vào tính cách từng người mà tập chọn lối nói chuyện dễ nghe, để lại ấn tượng tốt.

4. Khi trả lời phỏng vấn, hãy nhìn thẳng vào mắt các giám khảo

Trong một cuộc trò chuyện trực diện, ánh mắt chính là hình thức kết nối đầu tiên giữa người nói và người nghe. Nếu có nhiều giám khảo cùng phỏng vấn bạn một lúc, hãy cố gắng nhìn từng người khi đáp lại các câu trả lời thay vì chỉ tập trung nhìn người hỏi bạn. Chỉ khi nào hoàn thành phần trả lời của mình mới dừng ánh mắt về phía người hỏi. Tuy nhiên đừng miễn cưỡng đảo mắt liên tục mà hãy cố gắng tạo ra ánh nhìn thân thiện, tự nhiên.

5. Nếu các nhà tuyển dụng muốn thử trí thông minh của bạn với những câu đố mẹo mà bạn đã biết từ trước, đừng vội tỏ ra rằng mình đã có ngay câu trả lời

Hãy để họ làm chủ trong phần thử thách trí tuệ và giữ chiến lược riêng trong đầu mình.

Chuyện đấu trí để chọn nhân viên đối với các lãnh đạo không còn là điều xa lạ. Thế nên hãy biết phản ứng linh hoạt để chứng tỏ rằng mình không quá chậm chạp, cũng không quá khôn ngoan. Một nhân viên nhanh nhẹn, nhưng biết vị trí của mình sẽ dễ được lòng nhà tuyển dụng.

6. Hãy lựa chọn trang phục sáng màu để đi phỏng vấn

Ăn mặc lịch sự khi đi xin việc là điều tối thiểu bạn cần chuẩn bị từ trước. Trong trường hợp không biết nên mặc gì cho phù hợp thì tốt hơn hết bạn nên lựa chọn trang phục sáng màu. Trong khi trang phục sáng màu tạo cho người đối diện ấn tượng nhẹ nhàng, thân thiện và năng động thì trang phục tối màu thường gợi cảm giác quá nghiêm chỉnh và khó gần.

7. Đừng bỏ qua những cử chỉ của đôi bàn tay bạn

Ngửa lòng bàn tay khi nói chuyện thường tao ra sự chân thành trong lời nói của bạn. Trong khi úp bàn tay lên nhau và đặt trên bàn lại cho thấy bạn đang làm chủ tình huống được hỏi. Tuy nhiên khi bắt tay với nhà tuyển dụng, đừng thả lỏng và hạ thấp bàn tay xuống.

Đan các ngón tay vào nhau là biểu hiện của việc bạn đang rất tự tin, không run sợ hay hồi hộp. Bỏ tay vào túi chứng tỏ bạn đang muốn giấu điều gì đó, và gõ các ngón tay lên bàn cho thấy bạn đang mất bình tĩnh. Bạn không nên khoanh tay trước ngực, kể cả khi bất đồng quan điểm với nhà tuyển dụng. Hãy để ý những thông điệp từ đôi tay mình mà qua đó các lãnh đạo sẽ dễ dàng đoán được bạn đang nghĩ gì.

8. Cử chỉ ở đầu và vai cũng mang những thông điệp nào đó

Gãi tai, gãi cằm sẽ khiến bạn mất điểm ngay lập tức. Cúi đầu là tín hiệu của sự rụt rè, còn quá nghiêng đầu về phía trước lại khiến bạn trở nên dư thừa sự tự tin. Mắt nhìn lên trần nhà là biểu hiện của sự nhàm chán, còn đôi mắt chớp liên tục đôi khi lại khiến nhà tuyển dụng có cảm giác bạn đang không thành thật.

Đặc biệt bạn không nên nhún vai và bĩu môi, bởi người phỏng vấn sẽ cho rằng bạn không hiểu vấn đề, mất bình tĩnh, thậm chí bất mãn.

9. Quan sát tính cách của nhà phỏng vấn để có những hành vi phù hợp

Tuy bạn đang ở vị trí “bị” hỏi, nhưng không có nghĩa là bạn bị động trong mọi tình huống. Hãy thử đoán tính cách của lãnh đạo để dễ dàng tự tin trong cuộc trò chuyện. Nếu bạn đang ngồi trước mặt một con người điềm đạm, hãy trả lời những gì được hỏi và đừng kể lể dài dòng. Nhưng nếu đó là một người trẻ năng động thì tốt hơn hết bạn đừng im như thóc và thu mình một chỗ.

Cách bạn đáp lại người phỏng vấn chính là yếu tố quyết định xem bạn có được nhận hay không. Do đó bạn nên suy nghĩ và thận trọng trước khi trả lời.

10. Những tín hiệu cho thấy bạn đang được lòng nhà tuyển dụng

Khi nhà tuyển dụng nghiêng đầu về phía bạn, tắt chuông điện thoại hay gật đầu và cười chứng tỏ họ đã bị bạn thuyết phục. Một số lãnh đạo sẽ mời bạn vào làm ngay lập tức hoặc yêu cầu ghi riêng địa chỉ để liên lạc sau cuộc phỏng vấn. Đừng nghi ngờ gì nữa, bạn đã làm họ hài lòng.

11. Những tín hiệu cho thấy cuộc phỏng vấn của bạn đã thất bại

Nếu nhà tuyển dụng đề nghị dừng cuộc phỏng vấn giữa chừng, nghe điện thoại hoặc lật đống tài liệu không liên quan, điều này đồng nghĩa với việc bạn không gây được sự chú ý đối với họ.

Một khi nhà tuyển dụng không động chạm gì đến mức lương, chế độ đãi ngộ của công ty, hay tối thiểu là địa chỉ liên lạc sau cuộc phỏng vấn thì bạn không nên hi vọng nhiều

 

Những lưu ý khi được hẹn phỏng vấn

Mọi sự nỗ lực của bạn đã được đền đáp. Chúc mừng bạn!  Một cuộc hẹn phỏng vấn từ nhà tuyển dụng sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho bạn. Như vậy nếu biết nắm bắt cơ hội, bạn chắc chắn sẽ đạt được thành công như mong đợi.


Hoàn thiện bức chân dung

Khi nhận được cuộc hẹn phỏng vấn, hãy phấn khởi vì điều này có nghĩa rằng CV của bạn đã tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Có thể nói đây là bước chuyển mình cuối cùng để giúp bạn hoàn thiện bức chân dung về bản thân. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn bao quát về ứng viên sáng giá mà mình lựa chọn, và bạn có cơ hội tiếp xúc, cọ xát để hiểu thêm về văn hóa công ty.

Hãy trân trọng điều này, vì đây thực sự là bước đệm cực kỳ quan trọng. Hãy đối mặt với thử thách một cách bình tĩnh nhất, đừng tự gây áp lực cho bản thân, điều này chỉ dẫn đến tâm lý bất an, gây hoang mang cho bạn mà thôi. Sự chuẩn bị chu đáo sẽ giúp bạn ổn định tinh thần. Tham khảo một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn lập một danh sách những điều cần làm cho cuộc hẹn phỏng vấn sắp tới.

Xác nhận lại thông tin

Trước buổi phỏng vấn trong khoảng từ 1-2 ngày, bạn nên gọi điện đến nhà tuyển dụng để xác nhận lại thời gian phỏng vấn. Bạn có thể gửi email, hoặc bằng cách nhanh hơn là gọi điện trực tiếp đến phòng nhân sự của đơn vị tuyển dụng.

Hãy chắc chắn những thông tin dưới đây là hoàn toàn chính xác:

+ Thời gian, địa điểm  phỏng vấn.

+ Tên họ và chức danh đầy đủ của người sẽ phỏng vấn bạn

Với phương thức này bạn sẽ tránh được những sai sót không đáng có, đồng thời thể hiện được sự chu đáo, cẩn trọng trong tác phong của chính bạn.

Tác phong chuyên nghiệp

Điều tối kỵ trong phỏng vấn đó là trễ giờ hẹn. Điều này hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn, chính vì vậy bạn nên cố gắng sắp xếp thời gian để đi đúng giờ. Trước ngày phỏng vấn, hãy viết ra giấy những đồ dùng cần mang theo, làm như vậy tránh mất thời gian và giúp bạn bình tĩnh hơn.

Bạn không nên vừa nhai kẹo cao su vừa trả lời những câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Điều này thể hiện sự thiếu nghiêm túc trong tác phong của bạn. Dù bên trong bạn căng thẳng và lo âu, nhưng hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc, hít thở sâu và nghĩ đến viễn cảnh tươi sáng sau buổi phỏng vấn.

 Tác phong chuyên nghiệp sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng

Trang phục – diện mạo bên ngoài của bạn

Điều bạn nên tránh là trang phục rườm rà, quá nhiều họa tiết. Nên nhớ rằng bạn đang đến một môi trường mới, nghiêm túc và trang trọng. Vì vậy, trang phục của bạn nên giản dị, trang nhã thể hiện được tính cách của bản thân. Hãy chuẩn bị thật kỹ trang phục bề ngoài để điều này không làm bạn mất tự tin khi đối mặt với nhà tuyển dụng.

Biết cách thể hiện bản thân

Nhà tiểu thuyết gia vĩ đại Leo Tolstoy đã từng nói:” Để nói dễ hiểu, hãy nói chân thành. Và để nói chân thành, hãy nói như bạn nghĩ”.

Chính vì vậy, điều bạn cần làm nhất đó là mô tả một cách chân thành nhất về bản thân mình. Sự nhiệt tình của bạn khi thực hiện công việc ra sao, tinh thần đồng đội, cách bạn giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, cách thức bạn vượt qua thất bại và đứng dậy bước tiếp như thế nào?. Hãy tự chủ động tạo cho bản thân cơ hội để được nói về điều ấy, tất cả nằm trong cách cư xử khéo léo và cẩn trọng từ bạn.

Trung thực và thẳng thắn

Bạn không được phép nói dối. Bất cứ những điều không đúng đều được phát giác bởi nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được nói những điều không đúng với sự thật.

Hãy thẳng thắn trong việc đặt những câu hỏi mà bạn thắc mắc trong phạm vi trách nhiệm của công việc. Nhờ vậy, bạn sẽ giải tỏa được những khúc mắc, cũng như để nhà tuyển dụng thấy sự chủ động của bạn. Bạn hoàn toàn có thể chủ động trong mọi công việc và làm tốt mọi thứ, hãy để nhà tuyển dụng thấy điều này.

Nói lời cảm ơn

Kết thúc buổi phỏng vấn, dù bạn cảm thấy chưa thật sự hài lòng với đợt phỏng vấn lần này, đừng tỏ vẻ mặt như một kẻ bại trận. Bạn hoàn toàn chưa chắc chắn được điều gì cả.

Hoàn thiện bức chân dung với “nét vẽ” chỉnh chu nhất là điều bạn nên làm ngay lúc này. Hãy bắt tay tạm biệt nhà tuyển dụng một cách chân thành, nói lời cảm ơn từ chính đáy lòng bạn nghĩ và nở một nụ cười. Như vậy, dù kết quả phỏng vấn có ra sao thì bản thân bạn cũng tạo được một ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Về phần bạn, hãy vui lên vì bạn đã chiến thắng bản thân mình, vượt qua những áp lực bản thân, chắc chắn đây là hạt mầm dẫn đến thành công trong tương lai.


Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên hành chính
Những câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp
Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp
Nghệ thuật phỏng vấn nhân viên
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
Ứng xử trong khi phỏng vấn thế nào là "chuẩn" nhất


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý