Bí quyết làm người lãnh đạo giỏi

seminoon seminoon @seminoon

Bí quyết làm người lãnh đạo giỏi

18/04/2015 11:42 PM
551

Hàng năm có đến hàng ngàn cuốn sách và bài báo được xuất bản với nội dung miêu tả những yếu tố nhất định phải có ở một nhà lãnh đạo xuất chúng. Hầu hết cho rằng một lãnh đạo cần sở hữu vài đặc điểm và khả năng đặc biệt, trong khi số khác cho rằng điều ấy hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách bẩm sinh.


Thế nào là nhà lãnh đạo giỏi


Gần đây, một số bài viết cho rằng năng lực lãnh đạo một phần gắn với thái độ và hành vi hơn là chủ ý hay tư tưởng sống. Tuy nhiên, dù đi cùng quan điểm nào chăng nữa, một nhà lãnh đạo thành công ắt hẳn phải là một cá nhân gắn bó chặt chẽ với cộng đồng chung quanh. Nói cách khác họ phải nắm bắt mọi chiến lược phát triển chung giữa yếu tố cá nhân với yếu tố nhân sự.
Một lãnh đạo giỏi hẳn nhiên phải biết rõ nhiệm vụ của mình là gì, biết vì sao tổ chức này tồn tại. Từ suy nghĩ của mình, họ phải vẽ lên được những mục tiêu gắn liền với sự phát triển lâu dài của một tổ chức. Những mục tiêu ấy không phải là những điều bí truyền mà người trong cuộc mới hiểu và xa rời thực tế, mà là những điều rất rõ ràng, dễ diễn tả và dễ hiểu với mọi người.
Lấy nhân sự làm gốc, nhà lãnh đạo xuất chúng biết cách giúp mỗi một cấp dưới xác định được mục tiêu của riêng họ và cần thiết nỗ lực như thế nào để đạt được thành quả.
Một tầm nhìn cần thiết phải tương đối trừu tượng để động viên mọi nhân viên có thể mường tượng tới, nhưng nó cũng phải cụ thể để đội ngũ nhân viên nhìn thấy được, hiểu thấu và sẵn sàng vươn cao hơn đến mục tiêu trong tương lai.
Những mục tiêu được đặt ra cần phải chi tiết, thực tế và đo lường được. Nếu kết quả dự kiến không thể đong đo được thì quả là rất khó để biết đã hoàn thành được mục đích chưa. Đừng để tiêu tốn nhiều nguồn lực quan trọng, như thời gian, tiền bạc, máy móc và quan trọng nhất chính là con người và niềm tin của họ để theo đuổi mục tiêu một chiến lược mà chẳng biết liệu nó có thật sự trở thành hiện thực hay không.
Bạn phải được các cổ đông và toàn thể nhân viên nhìn nhận như một chuyên gia, một bậc thầy trong nghệ thuật lãnh đạo. Chỉ khi những người sát cánh cùng bạn tin tưởng tuyệt đối vào bạn thì cấp dưới mới xem trọng, ngưỡng mộ theo.
Trên thực tế, nhiều nhà lãnh đạo phải tự học hỏi, trang bị thêm cho mình kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình làm việc. Khi các cuộc khủng hoảng hoặc thử thách xảy đến thì đó cũng chính là thời cơ để người dẫn đầu chứng minh rằng những gì mình nói là sự thật và họ xứng đáng là một nhà lãnh đạo đáng tin cậy.
Trên thực tế, có rất ít nhà lãnh đạo sở hữu được mọi kỹ năng để là bậc thầy trong tổ chức. Để khắc phục những sở đoản của mình, một nhà lãnh đạo thông minh thường có bên mình một nhóm chuyên gia kinh nghiệm, đáng tin. Chính khả năng tìm kiếm cho mình một đội ngũ chuyên gia mạnh chính là điều giúp người lãnh đạo đạt đến vị trí cao hơn.
Sẽ chẳng mấy tác dụng nếu chỉ có trong tay một nhiệm vụ cao cả, một tầm nhìn thấu đáo và mục tiêu vững chắc, trong khi nhà lãnh đạo lại không thể truyền đạt một cách hiệu quả những ý tưởng của mình đến mọi người trong tổ chức. Cách tốt nhất để đảm bảo mọi người đều nhận được và hiểu tường tận dòng thông điệp từ cấp trên chính là việc tiếp xúc mặt đối mặt.
Do đó, việc cùng nhau thực hiện những cuộc dã ngoại hoặc đơn giản gặp gỡ ngoài nơi làm việc như cùng ăn trưa với nhân viên được xem là một phương pháp xây dựng sự dung hòa gắn bó cũng như để gửi đi và đón nhận thông điệp từ mọi người. Trên hết, đấy còn là cách hiệu quả để nhà lãnh đạo phát triển một mối quan hệ tích cực cùng cấp dưới.
Một doanh nhân thành đạt luôn cảm thấy rất thoải mái khi tạo dựng mối quan hệ với người khác. Chính yếu tố ấy giúp người lãnh đạo trở nên dễ gần gũi, được mến mộ và cảm thấy dễ chịu với vị trí mình đang có. Mặt khác, bởi lẽ hầu hết mọi nhân viên đều ưa thích được tiếp xúc cùng nhà lãnh đạo nên chính sự mở lòng ấy càng làm tăng sự hưng phấn, kích thích cấp dưới làm việc tốt hơn.
Một khi có thể tiếp cận được với người lãnh đạo, nhân viên thường tin rằng cấp trên đang quan tâm đến họ, tác phong làm việc và kết quả công việc của họ.
Thành công chính là yếu tố tiên quyết thúc đẩy mọi người trong tổ chức. Khi nhân viên nhìn thấy ông chủ của họ có thể lãnh đạo và chỉ dẫn, có được một tầm nhìn rõ ràng, các mục tiêu trong tầm với và đúng lúc tạo ra được những kết quả, ắt hẳn niềm tin của mọi người dành cho bạn sẽ càng cao.
Thông thường, cấp dưới luôn cần đến một người cấp trên để họ hướng đến khi tìm kiếm sự chỉ đạo, dẫn dắt và thúc đẩy động cơ tiến xa hơn. Do đó, nhà lãnh đạo cần chủ động đến với họ bằng một đề nghị hoặc đơn giản chỉ là câu động viên kịp thời.


Ngủ quên trên chiến thắng sẽ ảnh hưởng rất tồi tệ đến nhuệ khí của cấp dưới lẫn uy tín của nhà lãnh đạo. Nhân viên cần thiết phải luôn luôn nỗ lực cải tiến để đạt những thành công cao hơn. Họ cũng cần nhìn thấy những điều đáng khâm phục hơn ở nhà lãnh đạo. Vì vậy nhà lãnh đạo phải cố gắng đạt đến những mục tiêu cao hơn, với nhiều tham vọng hơn và làm cho đội ngũ nhân viên thật sự ấn tượng và sẽ sẵn sàng theo mình.


Giới lãnh đạo có cần thông minh lắm không?


Về phương diện trí thức, giới lãnh đạo Việt Nam có hai đặc điểm nổi bật:

Thứ nhất, trên danh nghĩa, ai cũng có bằng cấp thật cao. Năm ngoái, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, ở Úc, có làm một thống kê về bằng cấp của chính phủ Việt Nam trong tương quan so sánh với chính phủ Úc và Mỹ và đi đến kết luận: Việt Nam có trình độ cao nhất! Ở Úc, trong số 28 thành viên chính phủ, chỉ có một người duy nhất có bằng tiến sĩ, 5 người có bằng thạc sĩ, còn lại là cử nhân. Ở Mỹ, trong nội các của Tổng thống Barack Obama gồm 23 thành viên, có 7 tiến sĩ, 8 thạc sĩ và 8 cử nhân. Việt Nam, ngược lại, trong 26 thành viên chính phủ khóa trước, có 13 tiến sĩ, 3 thạc sĩ và 10 cử nhân. Nguyễn Văn Tuấn làm bảng đối chiếu:

Trong danh sách 4 phó thủ tướng và 22 bộ trưởng được công bố vào đầu tháng 8 năm  2011, tỉ lệ những người có bằng tiến sĩ vẫn y nguyên: 13, tức chiếm 50%; tỉ lệ thạc sĩ tăng thêm một và cử nhân giảm một:

Cử nhân

Thạc sĩ

Tiến sĩ

Phó thủ tướng (4 người)

1

2

1

Bộ trưởng (22 người)

8

2

12

Tổng cộng

9

4

13

Tỉ lệ

35%

15%

50%

Như vậy, nếu năm 2010, trình độ học vấn của nội các chính phủ Việt Nam đã cao hơn Úc và Mỹ thì năm 2011 này, khoảng cách ấy lại càng xa thêm nữa. Nếu năm 2010, nói theo Nguyễn Văn Tuấn, “Con số 50% bộ trưởng có bằng tiến sĩ cho thấy nước ta đúng là nước có trình độ học vấn cao, có lẽ cao nhất thế giới” thì năm 2011 này, cái vị trí “cao nhất” ấy lại càng được củng cố thêm nữa.

Tuy nhiên, đó chỉ là một mặt.

Mặt khác, cũng về phương diện trí thức, giới lãnh đạo Việt Nam lại có thêm đặc điểm thứ hai này: Dốt.

Xin nói ngay chữ “dốt” ấy không phải là của tôi. Đó là ý kiến chung của rất nhiều trí thức ở trong nước. Cứ vào các blog ở trong nước, chúng ta sẽ thấy ngay có vô số bài viết bàn về “dân trí” và “quan trí”, ở đó, hầu như ai cũng có một nhận định chung: vấn đề mà Việt Nam đang đối điện hiện nay không phải là dân trí thấp. Mà là quan trí thấp. Thấp đến đáng kinh ngạc. Nghe những lời phát biểu của các ông nghị trong Quốc Hội cũng như của nhiều bộ trưởng và thứ trưởng, không ai không thấy nghẹn ngào. Rồi nhìn vào các chính sách của họ lâu nay lại càng thấy nghẹn ngào hơn nữa: Nếu chúng không quái gở thì cũng hoàn toàn vô hiệu.

Nhưng tại sao lại có hiện tượng nghịch lý như thế? Tại sao một chính phủ có nhiều người có bằng cấp cao nhất thế giới mà lại bị chê là dốt nát và bất lực như thế?

Thật ra, câu hỏi không có gì khó. Thứ nhất, nên nhớ đến nạn bằng giả và câu “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức” ở Việt Nam. Thứ hai, ngay cả bằng cấp, ở một số người, là thật và đúng chất lượng thì điều đó cũng không giải thích được gì cả: bằng cấp, dù là tiến sĩ, chỉ là một bảo đảm về khả năng nghiên cứu. Mà nhà lãnh đạo thì lại không cần những khả năng đó. Đó là khả năng của các chuyên gia và chuyên viên, những người phụ giúp cho các nhà lãnh đạo.

Một nhà lãnh đạo cần những khả năng khác.

Mới đây, trên huffingtonpost.com, Gary Hart, cựu nghị sĩ (từ 1975 đến 1987) và cựu ứng viên Tổng thống Mỹ năm 1984 và 1988, giáo sư tại một số trường đại học lớn như Oxford và Yale, tác giả của 19 cuốn sách về chính trị và luật pháp, có viết một bài bình luận ngắn nhưng khá sâu sắc về khả năng của người lãnh đạo: “Một tổng thống có cần thông minh?” (Should a President Be Intelligent)

Theo Hart, ngày nay công việc lãnh đạo càng ngày càng khó khăn. Họ phải đối diện với vô số vấn đề. Mà vấn đề nào cũng phức tạp. Chuyện kinh tế, chẳng hạn, không giới hạn trong nước, mà mở rộng gần như toàn cầu. Chuyện an ninh cũng vậy. Nó không phải chỉ là vấn đề số máy bay, vũ khí, ngân sách hay quân số. Mà bao gồm mọi biến động chính trị ở khắp nơi. Không có một nhà lãnh đạo nào, dù thông minh đến mấy, có thể biết hết những điều đó được. Cho nên điều cần nhất ở nhà lãnh đạo là khả năng phán đoán tốt và khả năng lựa chọn những người giỏi và thích hợp nhất để lắng nghe ý kiến. Dĩ nhiên, để làm được những điều có vẻ đơn giản như thế, nhà lãnh đạo phải có nhiều lịch duyệt, đi nhiều và biết nhiều. Gary cũng nhắc: cả Franklin Roosevelt, Harry Truman và John Kennedy đều không phải là những đại trí thức. Nhưng họ vẫn đóng góp được thật nhiều và được xem là những tổng thống vĩ đại.

Trong bài “Dumb, dumber, dumbest?” đăng trên Politico.com ngày 22/10/2011, Roger Simon cũng nhấn mạnh một sự thật lịch sử quan trọng: Adlai Stevenson (1900-1965), chính trị gia cuối cùng tự nhận và được nhìn nhận là trí thức đã thất cử trước Dwight Eisenhower một cách thảm hại. Trong các tổng thống sau đó, có khá nhiều người bị xem là thiếu trí thức (dĩ nhiên là theo tiêu chuẩn của Mỹ!) nhưng họ lại rất thành công. Nổi bật nhất là Tổng thống Ronald Reagan, người, nếu thiếu cố vấn, có thể vấp hết nhầm lẫn này sang nhầm lẫn khác. Goerge W. Bush cũng vậy. Tên ông, Bushism, trở thành tiêu biểu cho việc nói nhịu và nói những câu chữ vô nghĩa. Lúc ông chưa thắng cử, các đối thủ của ông thường nhìn ông một cách diễu cợt. Khi ông trở thành tổng thống rồi, nhiều đối tác của ông trên thế giới cũng tiếp tục nhìn ông, từ sau lưng, một cách diễu cợt. Thế nhưng, cuối cùng, ông lại trở thành Tổng thống Mỹ trong suốt hai nhiệm kỳ, điều mà bố ông, Tổng thống George H.W. Bush, không làm được. Và cũng là điều Tổng thống Barack Obama hiện nay, một người vốn nổi tiếng thông minh và uyên bác, cũng chưa chắc đã làm được.

Không cần trí thức và cũng không cần quá thông minh, một nhà lãnh đạo cần gì nhất? Hart Gary kết luận bài viết ngắn của mình bằng nhận định: Một nhà lãnh đạo phải có khả năng nhìn xa hơn hầu hết những người khác, khả năng làm nảy sinh những ý tưởng và chính sách mới và sáng tạo để đối phó với những thử thách mới và cần có khả năng thuyết phục mọi người chấp nhận những ý tưởng và chính sách ấy.


Bí quyết trở thành nhà lãnh đạo giỏi


Làm lãnh đạo đã khó, làm lãnh đạo giỏi còn khó hơn gấp nhiều lần. Lãnh đạo không chỉ đơn thuẩn là một chức danh, một vị trí, một sự bổ nhiệm mà hơn thế, lãnh đạo chính là khả năng tạo ra ảnh hưởng với tất cả mọi người. Do đó, muốn làm lãnh đạo giỏi, phải có những "bí kíp" riêng.

Lãnh đạo tài năng cần có chuyên môn giỏi

Là một lãnh đạo không thể không có kiến thức chuyên môn. Ngoài những kiến thức nền tảng, người lãnh đạo cần có kiến thức chuyên môn, dành thời gian để đầu tư và đi sâu hơn vào chuyên môn của mình, biết học hỏi và tự tin để trở thành một lãnh đạo giỏi. Điều đó sẽ góp phần quan trọng giúp các nhà lãnh đạo đạt tới đỉnh cao và men say của sự thành công thay vì chỉ ngồi và mơ màng một điều gì đó tốt đẹp sẽ đến với mình.

 Biết ra quyết định đúng lúc

Người lãnh đạo giỏi luôn biết đánh giá vấn đề, phân tích, phán đoán và đưa ra quyết định. Đánh giá rủi ro, thuận lợi và lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất có thể cho mọi việc thay vì trông chờ vào quyết định của người khác. Sự quyết định của chính bản thân người lãnh đạo mới là quan trọng nhất. Thiếu sự quyết đoán và trông chờ vào người khác sẽ không giúp người đó trở thành lãnh đạo giỏi.

Biết phát huy thế mạnh

Một lãnh đạo tốt nhất là một người có thể phát huy các kỹ năng của mình trong mọi bối cảnh. Đa số các nhà lãnh đạo ai cũng muốn ôm đồm hết mọi việc về mình mặc dù khả năng có hạn. Bởi trên thực tế, hiếm có người nào là chuyên gia trong mọi lĩnh vực nếu không muốn nói là không có. Và người lãnh đạo cần biết rõ điều này để chỉ tập trung vào những thế mạnh, lĩnh vực của mình, phát huy nó để mang lại nhiều lợi nhuận và thành công cho doanh nghiệp, trở thành người lãnh đạo giỏi. Biết dựa vào thế mạnh để làm mọi thứ khác biệt hơn, giỏi hơn, độc đáo hơn những người khác. Điều đó sẽ giúp chúng ta trở nên nổi bật và vượt trội hơn, gặt hái nhiều thành công hơn trong công việc.

Khả năng huy động sức mạnh làm việc tập thể

Thay vì chỉ một mình mình suy nghĩ và đưa ra mệnh lệnh cho mọi người thì người lãnh đạo giỏi phải biết huy động sức mạnh tập thể, vận động tất cả mọi người trong tập thể của mình cùng suy nghĩ và đưa ra sáng kiến của họ. Một lãnh đạo giỏi cũng cần có khả năng tập hợp và hiệu triệu mọi người, hướng dẫn mọi người, mang đến công việc và trao quyền cho họ. Hãy biến họ thành những người nhạy bén, mạnh mẽ, khiến họ phải suy nghĩ và đưa ra các phương án khả thi trong công việc hơn là biến họ thành một cỗ máy không có khả năng tự giải quyết công việc.

Biết kiểm soát thời gian

Người lãnh đạo luôn nắm rõ và kiểm soát được thời gian của chính mình, biết lúc nào và khi nào để bắt đầu hay kết thúc một việc. Người lãnh đạo giỏi không để lãng phí thời gian một cách vô ích bởi chính thời gian góp phần tạo nên sự thành công của họ. Khi giao việc cho nhân viên, người lãnh đạo giỏi biết cùng họ trao đổi để đưa ra thời hạn thực hiện thay vì ép họ nhận thời hạn.

 Luôn có phương án mới thay thế cho những phương án đã cũ hoặc không thích hợp

Biết nhìn xa trông rộng, chuẩn bị cho mình nhiều phương án để có thể thay thế một phương án cũ khi cần thiết, giúp cho công ty không rơi vào thế bị động, đó cũng là chiến lược của một lãnh đạo giỏi.

Động viên, khen thưởng và quan tâm tới nhân viên

Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người có thái độ đúng mực, biết cách động viên, giúp đỡ và chia sẻ với nhân viên, làm sao cho họ cảm thấy mình là người có giá trị. Hơn nữa, việc lãnh đạo quan tâm tới đời sống nhân viên không những tạo được lòng tin và sự tín nhiệm mà còn xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, hăng hái, khích lệ họ cống hiến và làm việc hết mình cho công ty. Lãnh đạo giỏi còn biết khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc. Dù bằng những phần thưởng có giá trị to hay nhỏ thì tất cả những việc làm đó đều có ý nghĩa nhất định và mang lại sự hứng khởi cho nhân viên.

Trở thành một nhà lãnh đạo đã là cả một quá trình và trở thành nhà lãnh đạo giỏi lại càng không phải là chuyện đơn giản. Học hỏi từ mọi thứ, từ trong thất bại và cả thành công, từ trong sự trải nghiệm của chính bản thân trên nấc thang tiến tới danh vọng cũng góp phần tạo nên một lãnh đạo giỏi.

Lão Tử đã từng dạy học trò rằng: “Người lãnh đạo giỏi nhất hiếm khi lên tiếng nói mà chỉ lẳng lặng theo dõi, động viên tập thể. Người lãnh đạo không thành công khi cấp dưới tán thưởng, xu nịnh và cuối cùng, họ thất bại khi tập thể ganh ghét, tỵ hiềm”.

Những triết lý đạo giáo ấy đến nay vẫn còn là mục tiêu phấn đấu của những nhà lãnh đạo sáng suốt.

Chọn mặt gửi vàng

Tìm được nhân viên vừa ý cả về năng lực lẫn tính cách quyết định 80% thành công về sau của người lãnh đạo. điều đầu tiên người lãnh đạo cần ở nhân viên chính là sự nhiệt tình và thân thiện, bởi công việc tập thể đòi hỏi từng thành viên phải hạn chế tối đa cái tôi để hòa đồng và đóng góp cho thành quả chung. Người lãnh đạo có thể rèn luyện bất kỳ chuyên môn nào cho nhân viên mới, nhưng khó thể bắt buộc họ hòa đồng, vui vẻ bởi vì thân thiện không phải một kỹ năng có thể đào tạo được. “Hãy cười ít nhất sáu lần trong một cuộc phỏng vấn nếu muốn lọt vào mắt nhà tuyển dụng”, Podolinsky khuyên.

Xây dựng lòng tự trọng cho nhân viên

Nếu người lãnh đạo xem nhẹ vị trí của cấp dưới thì sự cống hiến của nhân viên ấy cũng sẽ ít tương ứng. Người lãnh đạo giỏi phải luôn tự hỏi bất kỳ hành động, lời nói nào của mình có khích lệ nhân viên không, hay chỉ làm họ thêm e dè, bức xúc. Một cử chỉ nhỏ như lời khen ngợi, mời ăn trưa, hỏi han chuyện gia đình… đều rất quan trọng, để từng cá nhân cảm thấy được tôn trọng và từ đó hết lòng đóng góp cho công việc chung.

Sự tôn trọng luôn phải đến từ hai phía

Người lãnh đạo giỏi còn phải biết bảo vệ và bênh vực quyền lợi nhân viên. Tại nhà hàng nổi tiếng nhất Nam Phi là Carnivore, thực khách còn nhớ mãi chuyện người quản lý Peter đã đuổi thẳng hai người khách đã vô cớ nạt nộ bồi bàn. Điều này không hề làm giảm uy tín của Carnivore (hai năm gần đây doanh thu của nhà hàng vẫn đứng đầu tại Nam Phi) mà còn khiến người quản lý Peter được nhân viên thêm kính trọng. Điều này thêm một lần nữa khẳng định: nhà lãnh đạo giỏi trước hết phải là một nhà lãnh đạo đắc nhân tâm.

Khích lệ tinh thần cấp dưới thường xuyên

Khi nhân viên nói rằng: “Sếp thật may mắn khi có tôi giúp giải quyết công việc!” thì người lãnh đạo hãy tỏ ra phấn khởi thật sự, vì đó là chất xúc tác cho mọi sự nỗ lực, cống hiến của nhân viên. Người lãnh đạo nên đề ra “lịch khen thưởng” trong suốt năm cho từng cá nhân. Những khen thưởng cụ thể sẽ là động lực tinh thần tốt để gắn kết tình cảm giữa mọi người, phát huy tối đa sức mạnh của tập thể.

Luôn lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhân viên

Có nhiều nhà lãnh đạo chỉ cho phép nhân viên làm y theo khuôn mẫu những kế hoạch đã đề ra nhằm hạn chế sơ suất. Điều này hoàn toàn sai lầm. Sự thành công của một dự án nhiều khi đến từ chính đề xuất của nhân viên. Một ví dụ: trong 40 năm hoạt động của Toyota, họ đã tiếp nhận trên 20 triệu ý kiến đóng góp và phần lớn đều mang lại hiệu quả nhất định.

Có những biểu đồ thể hiện hiệu quả công việc

Nên biểu thị kết quả làm việc của từng cá nhân bằng những đồ thị, hình ảnh trực quan sinh động, để nhân viên thấy rõ kết quả của quá trình công tác và sự đóng góp của mình vào thành quả chung của công ty. Điều này vừa khích lệ sự cố gắng của những cá nhân xuất sắc, vừa động viên những nhân viên chưa có thành tích cao phấn đấu để không tiếp tục bị xếp cuối trong biểu đồ.

Không bỏ quên những nhân viên bình thường

Thông thường, người lãnh đạo chỉ chú ý đến những cá nhân xuất sắc, hoặc những người còn thụ động trong công việc. Hậu quả là một số nhân viên thường thường bậc trung hầu như bị lãng quên và họ sẽ làm việc hời hợt cho xong trách nhiệm. Người lãnh đạo phải biết thúc đẩy bộ phận nhân viên này nhiệt tình trở lại trong công việc bằng cách tiếp lửa, truyền sự say mê cống hiến cho họ.

Phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm

 Cuối cùng, nên có sẵn bảng liệt kê những ưu, khuyết điểm của nhân viên và của chính bản thân. Ai cũng có thể phạm sai lầm, nên đừng vội phê bình nhân viên khi họ mắc lỗi mà hãy hỏi họ đã học được gì từ sai lầm vừa phạm phải. Khai thác điểm mạnh, hạn chế và khắc phục dần sự non kém của đội ngũ nhân viên sẽ giúp con đường đi đến thành công của doanh nghiệp ngắn hơn.


Thực tế cho thấy những kỹ năng và nghệ thuật cần thiết để lãnh đạo tổ chức của bạn đi theo đúng hướng có thể chỉ rất đơn giản, và bất kỳ ai cũng có thể học hỏi, phát triển nếu có quyết tâm.

Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Eleanor Roosevelt đã từng nói: “Một nhà lãnh đạo tốt là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo xuất sắc là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào chính bản thân họ”. Thế nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc không phải là điều dễ dàng. Làm thế nào để dẫn dắt thành công tổ chức của mình vượt qua được những thăng trầm trong giai đoạn đầu khởi nghiệp là một trong những thách thức lớn nhất mà một người chủ doanh nghiệp có thể phải đối mặt.

Theo John C. Maxwell - chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực lãnh đạo, tác giả của cuốn “21 Quy tắc Lãnh đạo không thể bác bỏ” (Nhà xuất bản Thomas Nelson ấn hành năm 1998) và “Phát triển Nhà lãnh đạo trong chính bạn” (Nhà xuất bản Thomas Nelson ấn hành năm 1993), lãnh đạo là một trong những lĩnh vực quan trọng then chốt mà rất nhiều doanh nhân thường không chú ý tới.



Maxwell nói: “Bạn làm việc cực nhọc để phát triển sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn. Bạn nỗ lực hết mình để giải quyết những vấn đề về tài chính cho công ty bạn. Bạn làm mọi việc để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn tới thị trường. Nhưng bạn lại không chú tâm thích đáng đến việc làm thế nào để lãnh đạo nhân viên của bạn và tìm kiếm được những nhân viên giỏi nhất”.

Thực tế cho thấy những kỹ năng và nghệ thuật cần thiết để lãnh đạo tổ chức của bạn đi theo đúng hướng có thể chỉ rất đơn giản, và bất kỳ ai cũng có thể học hỏi, phát triển nếu có quyết tâm.

Dưới đây là 10 bí quyết giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo thành công.

Hãy tạo dựng một đội ngũ cán bộ tận tụy

Nhân viên của bạn phải tận tụy với bạn và với công ty. Những doanh nhân thành đạt không chỉ giỏi về giao tiếp xã hội và kinh doanh, mà còn có bí quyết để thuê tuyển nhân viên một cách hiệu quả. Theo Harvey Mackay, bậc thầy giảng dạy về nghệ thuật lãnh đạo, tác giả của cuốn “Bơi cùng cá mập mà không bị ăn tươi nuốt sống” (Ivy Books, 1995): “Chỉ đơn thuần là một ý tưởng kinh doanh lớn thì không đủ. Bạn phải có khả năng nhận diện, thu hút và giữ chân nhân tài-những người có thể giúp bạn biến ý tưởng thành thành công thực sự”.

Khi tạo dựng đội ngũ nhân viên của mình, hãy tìm kiếm những người có giá trị đồng hành với mục đích và sứ mệnh của công ty. Suzanne Bates- một nhà tư vấn về nghệ thuật lãnh đạo, tác giả của cuốn “Hãy nói như một CEO” (McGraw Hill, 2005) cho rằng những nhân viên của bà luôn sát cánh bên nhau trong giai đoạn khó khăn nhất của thời kỳ suy thoái bởi vì họ đều tin tưởng vào điều mà họ đang làm. Theo bà: “Việc có những con người ngoan cường và thẳng thắn trong đội ngũ nhân viên của bạn là một việc vô cùng quan trọng”.

Luôn cởi mở, chú trọng việc giao tiếp

Đây là một điều thực sự quan trọng. Ngay cả trong một đội ngũ chỉ bao gồm từ 5 tới 10 người, khó mà có thể biết được điều gì đang diễn ra đối với tất cả mọi người. Nhằm khai thác sức mạnh giao tiếp, hàng tuần Bates tổng hợp một bản tin cập nhật trong tuần mà bà gọi là “Dự báo Ngày thứ sáu” và gửi qua email cho nhân viên của mình.

Bà nhận xét: “Nhân viên của tôi luôn luôn ngạc nhiên về tất cả những tin tốt mà tôi gửi cho họ mỗi tuần. Nó khiến mọi người cảm thấy bạn thực sự có rất nhiều động lực để cống hiến, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn”.

 Đừng giả định điều gì

Khi bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể nghiễm nhiên cho rằng đội ngũ nhân viên của bạn hoàn toàn hiểu được mục tiêu và sứ mệnh của công ty- và thực tế có thể là như vậy. Nhưng vẫn cần phải nhắc nhở mọi người về cái đích mà công ty đang hướng tới và triển vọng sẽ như thế nào nếu đạt được mục tiêu. Nhân viên của bạn có thể hỏi: “Triển vọng của tôi khi đó là gì”. Một điều hết sức quan trọng là bạn phải vẽ lên bức tranh về tương lai cho nhân viên của mình. Hãy dành thời gian để thực sự hiểu về những con người đang giúp bạn gây dựng công ty của mình.

Theo Beverly Flaxington, người sáng lập The Collaborative- một công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp ở Medfield, Mass: “Các ông chủ doanh nghiệp có tầm nhìn, có nhiệt huyết, và họ thành lập doanh nghiệp để biến tầm nhìn và nhiệt huyết của họ thành hành động. Nhưng họ thường giả định về nhân viên quá nhiều. Họ thường nghĩ nhiệt huyết của họ sẽ dễ dàng lan truyền sang những người khác – nhưng thực tế không phải như vậy. Bạn phải đưa mọi người vào thế giới của mình và hết sức chủ động trong giao tiếp”.

 Hãy trung thực và đáng tin cậy

Theo Faxington, các nhà lãnh đạo tốt thường truyền dẫn tính cách và niềm tin của họ vào tổ chức. Bà nói: “Nếu bạn là chính bạn, không cố gắng hành động như một người nào khác, và tập hợp quanh bạn những người cùng chia xẻ các giá trị với bạn, doanh nghiệp của bạn sẽ có nhiều khả năng thành công hơn”.

Theo Faxington: “Các doanh nghiệp đều có những đặc thù riêng và mỗi ông chủ doanh nghiệp lại có những tính cách riêng. Nếu bạn trung thực và đáng tin cậy, bạn sẽ thu hút được những người bạn cần cho tổ chức của mình, bao gồm cả nhân viên và khách hàng.”

Biết được những trở ngại của mình


Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều lạc quan và chắc chắn rằng họ đang tiến thẳng tới mục tiêu của họ. Nhưng theo Flaxington, một nhà lãnh đạo nếu không dành thời gian để hiểu rõ những trở ngại của mình sẽ trở thành nhà lãnh đạo thiển cận.

Theo bà: “Bạn cần biết bạn đang chống lại cái gì và bạn phải có khả năng lên kế hoạch xung quanh những việc này. Sẽ là điên rồ nếu nghĩ rằng chỉ bởi vì bạn có nhiệt huyết và năng lượng là bạn sẽ có thể chinh phục tất cả. Sẽ thông minh hơn nhiều nếu lùi lại một bước và nghĩ xem bạn đang phải đối mặt với những trở ngại gì, và tính đến những trở ngại này khi lập các kế hoạch hành động”.


Tạo ra một Hiến chương cho tổ chức

Theo Ken Blanchard, đồng tác giả của cuốn sách “Giám đốc một phút” (William Morrow & Co., 1982), đồng thời là nhà sáng lập The Ken Blanchard Cos., một công ty chuyên về đào tạo kỹ năng lãnh đạo và xây dựng nơi làm việc, quá nhiều tổ chức mới vội vã lên đường đua trước khi họ kịp xác định họ là ai, họ định đi về đâu, với chiến lược nào. Nếu chỉ gọi một tập hợp người là một tổ chức và giao cho họ một nhiệm vụ rõ ràng thì không có gì đảm bảo là tổ chức đó sẽ thành công.

Theo Blanchard, “Điều quan trọng là tạo ra một loạt các đồng thuận về những mục tiêu một tổ chức phải hoàn thành, chỉ rõ tại sao những mục tiêu này lại quan trọng và tổ chức này cần phối kết hợp như thế nào để đạt được những kết quả mong đợi. Hiến chương của một tổ chức sẽ đóng vai trò như là một bản ghi chép các thỏa thuận chung và có thể được sửa đổi cùng với sự lớn mạnh của tổ chức hoặc khi tổ chức cần có sự thay đổi”.

 Hãy tin vào nhân viên của mình

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải giúp nhân viên của mình phát triển niềm tin, đặc biệt là trong những giai đoạn khó khăn. Như Napoleon Bonaparte đã từng nói "Các nhà lãnh đạo là những người kiến tạo hy vọng". Theo Maxwell, niềm tin mà những người nhân viên có được một phần bắt nguồn từ chính sự tin tưởng của nhà lãnh đạo vào họ. Ông nói: “Tôi nghĩ về nhân viên của tôi như những người ưu tú nhất, tôi đối xử với họ như những người ưu tú nhất, và kết quả là họ cố gắng làm việc và đạt thành tích như những người ưu tú nhất”. Ông cũng nhắc nhở: “Nhưng chỉ tin vào nhân viên của mình thôi thì chưa đủ. Bạn phải giúp họ chiến thắng”.

8. Đừng tiết kiệm những lời khen

Theo Mackay, một nhân viên bán hàng giỏi là người biết thứ âm thanh ngọt ngào nhất trên thế giới là gì. Đó chính là âm thanh về tên của họ phát ra trên đôi môi của ai đó. Thế nhưng quá nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lại lầm tưởng rằng đó là tiếng sột soạt của tiền mới in hay tiếng ngã huỵch của đối thủ cạnh tranh.

Theo Mackey: “Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp quá say sưa với những ý tưởng của chính mình mà không biêìt phân phát lời khen. Một tiền vệ xuất sắc là người luôn biết yểm trợ tốt cho hàng phòng thủ của anh ta”.

Giữ cho nhân viên của bạn luôn bận rộn và hứng thú với công việc

Theo Stephen Covey – một chuyên gia về nghệ thuật lãnh đạo, tác giả của cuốn “Bảy thói quen của những người thành đạt” (Free Press, 1989), các nhà lãnh đạo xuất sắc thường giao những nhiệm vụ mang tính thách thức cho nhân viên của mình và làm cho họ hứng thú với những nhiệm vụ này. Ông nêu ví dụ về một cửa hàng pizza nhỏ ở một thị trấn tầm trung mà có thể đánh bại cả một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh lớn về doanh số bán. Theo ông, sự khác biệt lớn giữa chuỗi cửa hàng và cửa hàng bánh pizza nhỏ này chính là nhà lãnh đạo.

Theo lời kể của ông Covey, cứ tuần nào cũng vậy, người chủ cửa hàng bánh pizza nhỏ lại tập hợp những nhân viên ở tuổi thiếu nhi của ông ta lại và hỏi họ một cách hào hứng: “Tuần này chúng ta có thể làm gì mà chúng ta chưa bao giờ làm trước đây?” Bọn trẻ thường ưa thích thách thức. Chúng bắt đầu nhắn tin cho tất cả bạn bè chúng mỗi khi có một loại bánh pizza đặc biệt được bán. Chúng mang máy quẹt thẻ tín dụng ra tận lề đường để khách đi xe máy, ô tô đi qua có thể mua pizza ngay trên phố. Chúng chở bánh pizza nóng trên xe tải để mang bánh tới bán tại các điểm vui chơi của trường. Và thế là tiền cứ đổ về và người chủ cửa hàng không bao giờ phải lo lắng về vấn đề nhân viên bỏ việc".

 Hãy bình thản

Theo Mackay, học giả đến từ Minneapolis: “Một người đứng đầu doanh nghiệp phải biết trấn an nhân viên không phản ứng quá mức với những tình huống nhất thời”. Điều này đặc biệt quan trọng ở thời điểm hiện nay, khi mà tin tức về môi trường kinh tế khó khăn đang lan truyền khắp mọi nơi.

Ông nói: “Kể từ năm 2008, các phương tiện truyền thông chỉ nhai nhải các tin tức xấu. Nhưng hay nhìn những gì mà các công ty và tên tuổi sinh ra chính từ trong suy thoái như iPod, GE và Federal Express đã đạt được”.


Bí quyết trở thành nữ lãnh đạo giỏi





Nếu là một doanh nhân đang nỗ lực để trở thành người đứng đầu doanh nghiệp hay công ty, bạn cần biết yếu tố quan trọng làm thế nào để xây dựng được sự tự tin một cách đa dạng nhất. Sống trong sự tự tin có nghĩa là bạn luôn luôn có thể kiểm soát được từ những vấn đề vụn vặt cho đến những tình huống hóc búa. Một số bí quyết sau đây sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng cũng như năng lực bản thân và nâng cao nhận thức về vai trò lãnh đạo, nhất là đối với nữ giới.

Lãnh đạo tài năng cần có chuyên môn giỏi

Là một lãnh đạo không thể không có kiến thức chuyên môn. Ngoài những kiến thức nền tảng, người lãnh đạo cần có kiến thức chuyên môn, dành thời gian để đầu tư và đi sâu hơn vào chuyên môn của mình, biết học hỏi và tự tin để trở thành một lãnh đạo giỏi. Điều đó sẽ góp phần quan trọng giúp các nhà lãnh đạo đạt tới đỉnh cao và men say của sự thành công thay vì chỉ ngồi và mơ màng một điều gì đó tốt đẹp sẽ đến với mình.

 Biết ra quyết định đúng lúc

Người lãnh đạo giỏi luôn biết đánh giá vấn đề, phân tích, phán đoán và đưa ra quyết định. Đánh giá rủi ro, thuận lợi và lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất có thể cho mọi việc thay vì trông chờ vào quyết định của người khác. Sự quyết định của chính bản thân người lãnh đạo mới là quan trọng nhất. Thiếu sự quyết đoán và trông chờ vào người khác sẽ không giúp người đó trở thành lãnh đạo giỏi.

 Biết phát huy thế mạnh

Một lãnh đạo tốt nhất là một người có thể phát huy các kỹ năng của mình trong mọi bối cảnh. Đa số các nhà lãnh đạo ai cũng muốn ôm đồm hết mọi việc về mình mặc dù khả năng có hạn. Bởi trên thực tế, hiếm có người nào là chuyên gia trong mọi lĩnh vực nếu không muốn nói là không có. Và người lãnh đạo cần biết rõ điều này để chỉ tập trung vào những thế mạnh, lĩnh vực của mình, phát huy nó để mang lại nhiều lợi nhuận và thành công cho doanh nghiệp, trở thành người lãnh đạo giỏi. Biết dựa vào thế mạnh để làm mọi thứ khác biệt hơn, giỏi hơn, độc đáo hơn những người khác. Điều đó sẽ giúp chúng ta trở nên nổi bật và vượt trội hơn, gặt hái nhiều thành công hơn trong công việc.

Sửa soạn cho bản thân

Điều thứ nhất trước khi thực hiện mọi công việc là sửa soạn cho bản thân. Người lãnh đạo tự tin là luôn được chuẩn bị và biết rằng mình sẽ xuất hiện ra sao và theo cách nào. Không bao giờ làm việc gì để nước đến chân mới nhảy hay tranh thủ kéo theo những thứ khác.

Sự chuẩn bị là một nhân tố đi kèm vẻ tự tin bởi vì điều đó sẽ mách bảo bạn cần làm việc gì và hiểu sâu sắc về bất kỳ điều kiện nào được chứng kiến. Đó cũng là phương cách làm thế nào để các nhà lãnh đạo có thể làm chủ được mọi tình huống.

Biết lắng nghe

Điều cần thiết tiếp theo đối với nhà lãnh đạo là biết lắng nghe. Trên thực tế, lắng nghe là một trong những điều quan trọng nhất mà tất cả các nhà lãnh đạo đều cần có. Khả năng này còn quan trọng hơn các kỹ năng khác mà song hành với diễn thuyết, phát biểu.

Bởi vì lắng nghe chứng tỏ một hình thức tổ chức khá thuận lợi cho việc phát biểu trước quần chúng. Nếu biết cách lắng nghe thì bạn sẽ nhận được ý kiến phản hồi từ rất nhiều người mà bạn có thể quan tâm đến trong công việc hay chính cương vị lãnh đạo mà bạn đang gánh vác.

Vai trò của mạng lưới

Một nhà lãnh đạo tự tin sẽ có một mạng lưới ổn định với sự tham gia của nhiều người. Từ đó, họ có thể thảo luận về những gì liên quan đến từng điều kiện khác nhau.

Trong mạng lưới của bạn nên có người phụ trách thông tin nội bộ, cung cấp cho bạn những nguồn tin để giúp bạn tiến về phía trước với nhiệm vụ của người dẫn đầu. Đồng thời giúp bạn mở rộng tầm nhìn và nắm bắt những cơ hội ngẫu nhiên đến với mình.

Xây dựng cơ sở cho mạng lưới của bạn và nuôi lớn nó thông qua việc quan tâm và chăm lo, cuối cùng bạn sẽ trở thành nhà lãnh đạo đầy tự tin.

Học hỏi

Lãnh đạo cũng cần học hỏi từ các chuyên gia. Người đó sẽ am hiểu về lĩnh vực mà bạn dẫn dắt, do đó bạn sẽ được chia sẻ những tri thức về những học thuyết doanh nghiệp hay công việc kinh doanh thực tế của bạn. Tìm một chuyên gia có thể chỉ cho bạn chân dung của chính mình trong cả cương vị lãnh đạo cũng như bên ngoài cuộc sống đời thường.

Lưu ý riêng với bạn nữ, đây phải là chuyên gia về nữ lãnh đạo chứ không chỉ có hiểu biết riêng về những tri thức cơ bản. Để có được người như vậy, bạn cần ra ngoài gặp gỡ với nhiều chuyên gia khác nhau và đề nghị họ đồng hành cùng bạn trở thành một nhà lãnh đạo suất sắc.

Trên đây là những quy tắc giúp bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo một cách tự chủ và tự tin. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả, để thành công hơn nữa trong thương trường cũng như công việc, bạn vẫn cần bổ sung và thực hành thêm nhiều mẹo nhỏ khác liên quan đến chuyên môn của mình.

Hóa giải khi bị hiểu nhầm với người khác phái.

Trong công việc, khó tránh khỏi những buổi tiếp đãi, đặc biệt khi phải dùng bữa, khiêu vũ với nam đồng nghiệp/ khách hàng, bạn dễ bị hiểu lầm là bạn gái/ vợ của đối tượng. Theo phép lịch sự, đối tượng sẽ giải thích về bạn nhưng khi họ không có phản ứng trước tình huống này thì có thể họ không muốn giải thích hoặc có ý trêu đùa bạn. Lúc này tự giải thích là biện pháp tốt nhất.

 Tránh khách sáo khi cấp dưới thiếu sự tôn trọng.

Là một nữ cấp trên thành công, bạn phải đối mặt với nhiều áp lực. Khi cấp dưới là nam giới không có sự tôn trọng, phân biệt giới hay thiếu sự thi hành mệnh lệnh bạn không cần giữ lịch sự, hãy cho họ thấy uy quyền của người cấp trên và tránh coi thường bạn về sau.

Đề cao hình tượng bản thân.

Theo quan niệm thông thường, nữ cấp trên thường không để lại ấn tượng sâu sắc do không đủ sự dũng cảm, con mắt nhìn người kém, tính lại cao. Việc làm đầu tiên là họ yêu cầu bạn trai không tắt điện thoại khi làm việc, không muốn bạn trai đến đón khi tan làm. Hoặc ra uy với bạn trai trước mặt mọi người thể hiện sự động lập và trách nhiệm với công việc của bản thân.

Rèn luyện tính tự lập.

Nếu cho việc gặp gỡ riêng tư sau giờ làm giúp bạn nhận được sự chiều chuộng và quan tâm của phái nam thì điều này không hề lặp lại trong công việc. Bạn năng động, giỏi giang ngược lại càng khiến nam đồng nghiệp cảm thấy sự đe dọa từ bạn và qua mặt. Vì vậy, trong thương trường, dù nhận được sự quan tâm của đồng nghiệp bạn cũng nên hết sức thận trọng, bởi không phải ai cũng thật lòng giúp đỡ bạn, cách duy nhất là hãy dựa vào chính khả năng của mình.

 Công tư phân minh.

Công tư phân minh là điều cơ bản nhất khi làm việc. Tuy nhiên làm việc theo qui không phải là điều dễ dàng. Đôi khi nam giới lợi dụng sự dễ tin người và yếu mềm của phái nữ để lên kế hoạch tiếp cận và tiến hành lừa dối. Nếu thiếu tỉnh tạo bạn sẽ vô tình rơi vào cạm bẫy. Khi nữ giới có được tình bạn và tình yêu trong văn phòng cần thật lý trí để xử mọi tình huống, công tư rõ ràng tránh vi phạm qui tắc làm việc.

Tránh tổn hại đến lòng tự trọng của nam giới.

Điều này không có nghĩa cần bạn lấy lòng phái nam, bởi bạn cần hiểu rằng với nam giới lòng tự trọng là vô giá. Khi gặp sự uy hiếp đến từ người khác phải sự tự trọng này lại trở nên mềm yếu, khiến họ nảy sinh sự đấu tranh tâm lý. Nếu bạn muốn đứng vững trong xã hội hiện đạingày nay, nhất thiết cần hiểu rõ thời điểm thích hợp  bảo vệ lòng tự trọng và không quên khen ngợi họ, tuy nhiên cần có mức độ tránh gây sự hiểu lầm quá trớn.

Tìm kiếm sự đồng quan điểm.

Khi đối mặt với nữ đồng nghiệp, phái nam thường khá bối rối, bởi trong mắt họ, bạn vẫn là một người phụ nữ. Để xóa bỏ suy nghĩ của họ hãy nỗ lực tìm kiếm quan điểm chung giữa hai phái, điều này giúp bạn nhanh chóng tiếp cận với họ hơn. Hãy bắt đầu từ sở thích , công việc họ quan tâm, hay gia đình, con cái…dần dần bạn sẽ xóa bỏ được khoảng cách và ý nghĩa đối nghịch từ họ.  

Tham khảo ý kiến của nam giới.

Tham khảo ý kiến của nam giới cũng là một hình thức tán dương, cho thấy bạn coi trọng ý kiến và kinh nghiệm của họ khiến họ cảm thấy tính quan trọng trong sự tồn tại của mình. Khi hỏi ý kiến không nên để anh ta cảm thấy việc gì bạn cũng hỏi bởi điều này khiến anh ta thấy bạn là người không có khả năng phán đoán.  

Cần chú ý:

Trong công ty, không nên tham khảo ý kiến người khác phái về các vấn đề riêng tư như gia đình, chồng con, bạn trai…trừ khi bạn có quan hệ khá thân thiết.

Đương nhiên nếu bạn  muốn mua ô tô, đầu tư cổ phiếu, mua nhà và các vấn đề anh ta đang thực sự quan tâm thì trong tình huống (ăn cơm trưa, sau giờ làm) hãy xin ý kiến tư vấn, anh ta sẽ thấy được hảo ý của bạn và chủ động giúp bạn đưa ra lời khuyên thích đáng.

Với những vấn đề công việc thuần túy không nên cảm thấy ngại ngùng, nhạy cảm với tâm trạng người khác.

Là nữ cấp trên xuất sắc, bạn cần xây dựng một mạng lưới giao tiếp rộng rãi điều này đồng nghĩa với việc bạn cần có quan mắt quan sát nhạy bén và khả năng nắm bắt tâm trạng tinh tường để đưa ra cách phương pháp làm việc hiệu quả.

Nếu cấp trên có tâm lý thoải mái vui vẻ, đây là thời điểm thích hợp để bạn thảo luận về khó khăn trong công việc và yêu cầu thăng chức; nếu bạn thấy sếp khá bận rộn và mệt mỏi tốt nhất đừng nên làm phiền sếp./.


7 bí quyết để trở thành lãnh đạo diễn thuyết giỏi.


Khi phát biểu trước đám đông, các tư vấn viên và báo cáo viên phải nói rất trôi chảy về mặt kỹ thuật, nhưng bản thân họ cũng có những kỹ năng căn bản nào đó.

Họ phải quan sát và lắng nghe giống như một nhà lãnh đạo thực thụ, đặc biệt là khi họ đang đứng ở nơi quan trọng nhất, ví dụ như khi báo cáo về kết quả của một dự án, giải thích các xu hướng mới trong lĩnh vực bảo hiểm chẳng hạn. Để làm tốt điều này, họ có thể học hỏi kinh nghiệm nói trước đám đông từ các nhà lãnh đạo DN như các CEO, các nhà quản trị và các nhóm lãnh đạo khác.


Như vậy chính xác thì bạn phải làm gì? Trước tiên không phải là tập trung vào nói những gì mà là nói như thế nào. Nội dung trình bày của bạn không chỉ ổn về mặt kỹ thuật mà phải thật rõ ràng, hấp dẫn và thuyết phục. Nếu không, bạn chỉ là một báo cáo viên chứ không phải là một lãnh đạo.

Bí quyết 1: Nói về những ý quan trọng

Trong mọi bài phát biểu, trình bày hay truyền thông cần có một ý lớn. Đó là điều mà tất cả mọi người đều có thể nhớ. Các ý tưởng lớn có cuộc sống riêng của nó và không nhất thiết đó phải là một bài phát biểu hoành tráng. Nó được gọi là lớn bởi vì sức mạnh của nó chứ không phải vì độ dài. Bài phát biểu Gettysburg của Abraham Lincoln là một trường hợp điển hình như vậy. Chỉ có 271 từ nhưng nó đã trở thành một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất thế giới.

Bí quyết 2: Nói về thời điểm hiện tại

Không ai thích một bài phát biểu đã được đóng khung, chuẩn bị sẵn. Nó sẽ khiến mọi người chán nản và mất hết hứng thú. Thông điệp của bạn phải nói với mọi người về những gì đang xảy ra với họ vào thời điểm hiện tại để lôi kéo thính giả. Hãy làm sao để ngay cả khi người ta không chắc chắn về điều xảy ra ấy nhưng vẫn muốn nghe bạn nói. Để đạt được điều này hãy trình bày một cách tự nhiên và đừng lệ thuộc vào bài phát biểu đã đánh máy và công phu chuẩn bị từ trước.

Bí quyết 3: Nói đơn giản

Một sai lầm mà những người phát biểu thường hay mắc phải là họ tham lam và cố nhồi nhét quá nhiều thứ trong một bài phát biểu. Để khắc phục điều này, hãy làm cho nó đơn giản, dễ nhớ và không phức tạp.

Roger Marino, người sáng lập của tập đoàn công nghệ cao EMC, nói rằng ngày từ đầu ông đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của truyền thông - giao tiếp trong kinh doanh, đặc biệt là khi ông làm cho mọi thứ trở nên đơn giản. Marino nghĩ đến những vị giáo sư tài giỏi khi ông còn đi học và nhận ra rằng đó thực sự là những người truyền tải được những ý tưởng của mình theo cách mà mọi người có thể hiểu được. "Truyền thông là tất cả". Ông nói - "Bạn thực sự phải truyền tải thông điệp một cách tốt đẹp nhất tới nơi mà bạn muốn".

"Làm cho đơn giản" là cách mà ông đã học được để khiến mọi người quan tâm và bị cuốn vào chủ đề mà ông nói. Marino khẳng định: "Tôi chỉ giải thích các bước. Một báo cáo viên cũng phải thực hiện điều tương tự như vậy: đưa người nghe từ A tới B, tới C".

Bí quyết 4: Thẳng thắn

Công ty tôi từng tiến hành một cuộc điều tra về truyền thông và kết quả cho thấy: phẩm chất hàng đầu mà người ta muốn có ở một lãnh đạo là sự chân thực và liêm chính. Vì vậy, thông điệp của bạn cũng phải thật sự chân thành. Thính giả muốn lãnh đạo không chỉ là một người nói hay, nói giỏi, mà phải là người nói cho họ biết sự thực bất kể đó là điều gì. Trong môi trường kinh doanh ngày nay với quá nhiều lọc lừa, sự bất tín và xì căng đan, nhiều người mất dần niềm tin vào các tư vấn viên. Do đó, thẳng thắn, chân thành được coi là phẩm chất vô cùng đáng quý.

Bí quyết 5: Lạc quan

Với tư cách một tư vấn viên tài chính, bạn phải hướng khách hàng của mình tới những thời điểm tốt đẹp và khi gặp khó khăn trở ngại, bạn phải cân bằng thực tế đó với một tinh thần lạc quan. Một nhà lãnh đạo thực thụ phải là người nhận thức và nói được về những gì có thể xảy ra.

Khi Bill Ford đuổi việc CEO Jacques Nasser ở công ty Ford Motor vào năm 2001, công ty này đã thiệt hại hàng tỷ đô la. Nhưng tại cuộc họp báo hàng quý vào tháng 6/2003, mỗi câu hỏi đặt ra với Ford đều được công ty này trả lời với một tinh thần vô cùng lạc quan. "Chúng tôi đã trở lại thời kỳ thăng bằng. Chúng tôi cảm thấy hoàn toàn hài lòng về vị trí hiện tại và tương lai của mình". Trong vòng 20 tháng, Ford đã biến sự lạc quan đó thành sự thực bằng việc thay đổi hoàn toàn công ty.

Bí quyết 6: Tập trung vào tương lai

Trong những thời kỳ khó khăn, chúng ta tìm kiếm hy vọng ở các nhà lãnh đạo. Ông Rudy Giuliani - khi còn là Thị trưởng New York, có mặt ở trung tâm Manhattan khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 9/11/2001. Vào buổi sáng ngày hôm đó, sự nghiệp chính trị của ông đang rơi vào tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" khi có một bài báo nói rằng ông có tình nhân. Vợ ông khi đó rất tức giận và đã đuổi ông ra khỏi nhà.

Nhưng cũng trong ngày hôm đó, Giuliani biết ông phải làm gì. Tại nơi diễn ra thảm họa, theo đúng nghĩa đen, ông đã liều mạng mình, mắc kẹt trong đống gạch vụn trong vòng 15 phút. Quá bàng hoàng trước sự kiện khủng bố và sự đổ nát tang thương tại New York, song ông vượt qua tất cả để nói về hi vọng khi nói rằng: "Những người dân New York là những người tuyệt vời nhất trên thế giới, với cơ quan cảnh sát, phòng cháy chữa cháy và những nhân viên cấp cứu tốt nhất". Và thông điệp này đã trở thành lời hiệu triệu mạnh mẽ. Những người dân New York và thế giới đã thực hiện đúng như lời nói của ông để vượt qua cái ngày khủng khiếp ấy.

Bí quyết 7: Chân chính

Bạn sẽ cảm thấy khó khăn và tồi tệ vô cùng nếu phải diễn thuyết trước một đám đông luôn nghi ngờ và nghĩ không tốt về bạn. Ngay cả khi đó là một cuộc đối thoại hay gặp gỡ bình thường, thành kiến đó cũng đatự bạn vào tình thế bất lợi. Nhiệm vụ lúc này của bạn là tìm ra cách thức nào đó để tạo ra sự kết nối, liên hệ. Muốn vậy, phải thực hiện nó một cách chân chính.

Dan Wolf, CEO của công ty hàng không Cape Air, nổi tiếng là người thực hiện thành công bí quyết này. Ông dùng nguồn gốc xuất thân và những mối quan tâm của mình để kết nối với mọi người. Trong các cuộc gặp với nhân viên, ông có thể liên kết với từng cá nhân, từ anh phi công, đến thợ máy hay những người làm kinh doanh.

"Tôi sử dụng những câu chuyện hài hước để tự xóa bỏ định kiến của người khác. Tất cả những kỹ năng về tổ chức của tôi không hoàn hảo nhưng đó lại là chất liệu hoàn hảo cho những câu chuyện hài hước". Những lãnh đạo giỏi luôn tìm ra cách để làm cho mình "người" hơn, gần gũi với mọi người hơn mà vẫn duy trì được thẩm quyền.

Các nhà lãnh đạo diễn thuyết thành công không trở thành những nhà lãnh đạo hàng đầu nhờ may mắn. Họ trở thành những nhà diễn thuyết tuyệt vời vì họ chọn để trở thành như vậy.


Nhà lãnh đạo giỏi trước hết phải là nhân viên giỏi


Ranh giới giữa những nhà lãnh đạo và những người đi theo (followers) hay những nhân viên thuộc cấp theo quan niệm truyền thống đang ngày càng trở nên mờ nhạt trongmột thế giới mởmà sự sáng tạo và độc lập của mỗi cá nhân luôn được đề cao. Theo các chuyên gia về lãnh đạo, trong cuộc sống cũng như thế giới công việc, bất cứ ai cũng cómột vị sếp và có cơ hội để làm sếp, nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo lớn, trước hết sếp cũng phải là những nhân viên giỏi và có 11 cách sau đây để làm điều đó

1. Nhân viên giỏi là người chủ động đưa ra đề xuất. Đã qua rồi cái thời mà các nhân viên thuộc cấp răm rắp nghe và làm theo các mệnh lệnh của nhà lãnh đạo.

Ngày nay, các nhà lãnh đạo rất cần các cộng sự của mình chủ động đưa ra những ý tưởng mới mẻ chứ không cần những con “ong thợ” luôn chờ được chỉ bảo nên làm điều gì. Những nhân viên giỏi sẽ nói “Tôi nghĩ chúng ta nên làm điều đó”, chứ không phải nói “Sếp muốn tôi làm điều gì?”.

2. Nhân viên giỏi tự tạo công việc cho mình.

Các nhân viên giỏi luôn xác định được một mục tiêu rõ ràng, có thể định lượng về kết quả và đo lường thời gian hợp lý để hoàn thành mục tiêu đó. Họ cũng có khả năng vạch ra một kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu và sẵn sàng báo cáo cho sếp bất cứ lúc nào về những diễn tiến thực hiện mục tiêu. Có nghĩa là, nhân viên giỏi chứng minh với sếp rằng họ hoàn toàn có thể làm chủ công việc của mình. Làm việc với sự chủ động và độc lập bản thân nó sẽ giúp cho nhân viên tìm thấy niềm vui và cảm hứng trong công việc.

3. Nhân viên giỏi là những người biết lắng nghe và học hỏi từ người khác.

Mặc dù một nhân viên giỏi được đánh giá cao ở tính độc lập nhưng điều đó không có nghĩa là anh ta không nên lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cấp trên và những người xung quanh. Chính quan niệm cởi mở mới giúp anh ta mở rộng tầm nhìn và trở thành một nhà lãnh đạo lớn sau này.

4. Nhân viên giỏi có khả năng tiên đoán và chủ động giải quyết công việc cho sếp.

Những nhân viên giỏi thường tự đặt ra câu hỏi: “Nếu tôi là sếp, tôi sẽ làm điều gì tiếp theo?”. Với cách tiếp cận công việc như vậy, họ sẽ chủ động giải quyết phần lớn các công việc thay cho sếp trước khi sếp nhận được thông tin về công việc.

5. Nhân viên giỏi là người giỏi truyền thông.

Nếu để cho sếp hỏi về tiến độ của một công việc hay báo cáo nào đó thì một nhân viên chưa được xem là giỏi. Những nhà lãnh đạo lớn cũng là những người luôn có nhiều mối lo lớn. Các nhân viên giỏi là những người biết cách giúp sếp xua tan những mối lo ấy bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin cho sếp. Nếu nhân viên không làm như vậy, sếp có thể nghĩ rằng anh ta đang muốn giấu giếm những tin xấu.

6. Nhân viên giỏi là người biết hướng đến mục tiêu.

Các sếp thường bận rộn và họ chỉ muốn làm duy nhất một việc là “giám sát” nhân viên. Nhân viên giỏi thường bám theo mục tiêu đã đặt ra để tổ chức công việc trước mắt, đặt ra các ưu tiên hợp lý. Trong khi đó, những nhân viên dở thì làm việc theo kiểu ứng phó với những gì xảy ra trước mắt với hy vọng chỉ cần làm việc bận rộn là sẽ có kết quả. Các sếp chắc chắn không trả lương cho nhân viên chỉ để thấy họ “có vẻ bận rộn” hay làm việc chăm chỉ. Điều mà họ kỳ vọng ở nhân viên là đạt được các mục tiêu và thực hiện hiện sứ mệnh của tổ chức.

7. Nhân viên giỏi “nói ít làm nhiều”.

Hành động chắc chắn sẽ có tính thuyết phục nhiều hơn lời nói và các nhân viên giỏi luôn biết phát huy điều này để chứng minh năng lực của mình.

8. Nhân viên giỏi biết cách tạo niềm tin ở sếp.

Họ làm điều này bằng cách làm cho công việc của sếp trở nên dễ dàng hơn và thực hiện đúng các lời hứa của mình. Khi tạo được sự tin tưởng ở sếp, nhân viên sẽ được sếp tạo nhiều cơ hội, chia sẻ nhiều thời gian, các nguồn lực và cả những thông tin quan trọng nhất.

9. Nhân viên giỏi đưa ra giải pháp.

Những nhân viên tồi thì sẽ biến các vấn đề khó khăn mà mình đang gặp thành các vấn đề của sếp. Những nhân viên giỏi thì sẽ chủ động giải quyết các vấn đề hoặc đề xuất các giải pháp lên cho sếp nếu tự họ không quyết định được.

10. Nhân viên giỏi biết cách chia sẻ với sếp.

Họ luôn tỏ ra cảm thông và chia sẻ với những áp lực mà các sếp đang phải gánh chịu. Họ cũng chủ động tìm cách giúp sếp giảm bớt các áp lực này và làm cho sếp cảm thấy rằng ít nhất vẫn còn có một người có thể thấu hiểu những khó khăn của mình.

11. Nhân viên giỏi là những người trung thành.

Họ tự hào khi góp phần làm đẹp hình ảnh của sếp. Ngay cả khi bản thân họ không hài lòng về một quyết định nào đó của sếp, họ cũng sẽ thống nhất với nó như một cách để thể hiện sự tôn trọng sếp. Họ cũng sẽ chủ động suy nghĩ ra những lý do đằng sau quyết định đó, làm theo quyết định đó và khuyến khích các đồng nghiệp khác làm như mình.



Xây dựng mối quan hệ với cấp trên
Cách tạo dựng mối quan hệ hiệu quả
Các mối quan hệ
Cách bán hàng hiệu quả đạt doanh thu cao
Nghệ thuật ứng xử với cấp trên
Cách thuyết phục khách hàng để việc kinh doanh
Tiếp cận khách hàng mới như thế nào


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý