Chăm sóc trẻ non tháng và những điều cần lưu ý

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chăm sóc trẻ non tháng và những điều cần lưu ý

18/04/2015 11:42 PM
266

Trẻ sơ sinh thiếu tháng hiện vẫn còn là vấn đề phổ biến ở nước ta, theo ước tính của các nhà khoa học thì có khoảng 15% trẻ ra đời trong tình trạng sinh non. Trước đây trẻ sơ sinh thiếu tháng được hiểu là trẻ sinh ra có trọng lượng dưới 2.500gr, nhưng từ năm 1960, Tổ chức Y tế Thế giới có bổ sung thêm tuổi thai, nếu trẻ sinh trước tuần thứ 37, tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối.

Trẻ sơ sinh thiếu tháng, sinh ra chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài nên rất dễ nhiễm bệnh và suy hô hấp, cho nên việc chăm sóc theo dõi cực kỳ quan trọng. Để chăm sóc tốt, trước hết cần hiểu được đặc điểm sinh lý của trẻ, đặc biệt là chức năng hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng...


Thế nào là trẻ sinh thiếu tháng ?

Do không đủ tháng, các cháu sinh ra rất yếu ớt, tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao. Theo nhiều nhà khoa học, có nhiều nguyên nhân gây sinh thiếu tháng ở các bà mẹ, bao gồm các nguyên nhân do lối sống (hút thuốc lá, uống nhiều rượu, sống buông thả, làm việc trong môi trường ô nhiễm, áp lực cao, lao động nặng nhọc, stress kéo dài); do mắc một số bệnh (huyết áp cao, tiểu đường, viêm nhiễm phụ khoa, sản giật, tử cung hay cổ tử cung dị dạng); do tuổi tác ( mang thai sớm dưới 18 tuổi hoặc sinh đẻ muộn trên 40 tuổi). Gần đây, một số nhà khoa học còn cho rằng nguyên nhân gây sinh thiếu tháng là do di truyền.





wVề chức năng tuần hoàn: Do trẻ sinh non, các mao mạch dễ vỡ, các yếu tố đông máu chưa hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ bị xuất huyết, vì vậy cần được bổ sung vitamine K để phòng xuất huyết.

wVề chức năng tiêu hóa và dinh dưỡng: Do trẻ thiếu hụt enzym chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp nên trẻ thường bị vàng da nặng và kéo dài, nên cần được theo dõi thường xuyên, dạ dày của trẻ thời kỳ này có thể tích nhỏ, nằm ngang, thiếu hụt các men tiêu hóa nên hấp thu không hết thức ăn, cho dù chỉ là sữa mẹ, trẻ thường bị đầy bụng và ói. Với đặc điểm như vậy, nên cho bé bú từ 40 - 60ml sữa trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 giờ, tùy vào sức bú của bé, ta có thể tăng dần lượng sữa, bé bú sữa mẹ thường bú lâu hơn và mau đói hơn bú bình. Nếu bé sinh trên 32 tuần, cân nặng trên 2.300gr đã có phản xạ bú thì tập cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt, bú theo nhu cầu của trẻ, bú cạn một bên vú rồi hãy chuyển sang bên kia, nếu sữa mẹ quá nhiều mà bú không hết thì nên nặn lấy sữa đầu ra ly, rồi sau đó dùng muỗng đút sữa trong ly cho bé uống dần thay nước lọc, không nên cho bé uống thêm các loại nước khác, vì chỉ cần sữa mẹ là đủ. Nếu trẻ sinh dưới 32 tuần chưa có khả năng bú, phải nặn sữa mẹ rồi cho ăn qua ống thông dạ dày 8 đến 10 lần trong ngày. Việc chăm sóc và giữ cho cuống rốn sạch và khô cũng không kém phần quan trọng, vì cuống rốn rất dễ nhiễm trùng. Được giữ càng khô thì cuống rốn càng mau rụng. Cần đảm bảo vô trùng cho bé, hạn chế người thân đến thăm, tiếp xúc hoặc sờ vào người bé vì trẻ sinh non dễ nhạy cảm với kích ứng và nhiễm trùng. Bé cần được tiêm phòng như những đứa trẻ sinh đủ tháng. Khi chăm sóc ở nhà không nên tắm hàng ngày vì da bé rất dễ bị khô. Giữ sạch, hấp hoặc ủi khử trùng đối với tã lót trước khi sử dụng, có thể tắm cho bé 1 - 2 lần trong tuần, đặc biệt là khi trời lạnh. Cần tắm nắng cho bé để tận hưởng nguồn vitamine D từ ánh sáng mặt trời. Tốt nhất là 1 tuần sau sinh, nên bộc lộ da càng nhiều càng tốt, khoảng 10 đến 15 phút cho một buổi tắm nắng và thời gian tốt nhất để tắm nắng cho bé là trước 9 giờ sáng. Không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ, cho dù là thuốc bổ.

Tóm lại, nhờ những tiến bộ của khoa học nói chung và y học nói riêng, việc chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng ngày nay đã được cải thiện rất nhiều, các trẻ có thể khỏe mạnh và phát triển gần giống như những đứa trẻ bình thường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng mất nhiều thời gian, công sức và tốn kém, cho nên việc phòng để tránh cho thai phụ khỏi phải sinh non là việc làm quan trọng nhất. Muốn vậy, trong quá trình chuẩn bị làm mẹ phải cố gắng tăng cường và duy trì một sức khỏe tốt; khi có thai chú trọng bồi dưỡng bằng chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động quá sức. Trong thời gian mang thai, người mẹ phải chú trọng khám thai định kỳ, đặc biệt là trước 37 tuần; luôn duy trì tâm lý vui tươi lành mạnh và tâm trạng thật thoải mái.

Khi nói một em bé sinh ra thiếu tháng, chúng tôi muốn nói là em bé ấy chưa đử trưởng thành để có thể đối phó dễ dàng  với môi trường bên ngoài sự chở che của tử cung người mẹ. Mặc dù hiện nay so với thế hệ cha mẹ chúng ta , xác suất một bé sơ sinh thiếu tháng sống sót và phát triển tốt đã được nâng cao, thì việc thấy con mình bị đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt hay tập trung đặc biệt vẫn cứ là một điều gây lo âu cho các bậc cha mẹ. Hiểu được tại sao một em bé cần phải chăm sóc đặc biệt trong vài ngày hay tuần lễ sẽ giúp cho bạn vơi nỗi lo âu. Các em bé thiếu tháng bắp thịt có trương lực cơ rất yếu và không cử động được nhiều. Thường trẻ sinh non sẽ bị thiếu canxi và sắt cũng như có mức đường huyết thấp. Trong trường hợp thiếu tháng quá nhiều, mắt các bé có thể nhắm nghiền. Da các bé này rất đỏ và rất nhăn. So với phần còn lại của cơ thể, đầu trẻ thiếu tháng to, thiếu cân đối, và xương sọ của các bé còn mềm. Chúng cũng có khuynh hướng hay bị vàng da hơn.

Nhu cầu đặc biệt của một em bé sinh non

Một em bé sinh thiếu tháng cần được cho bú thường xuyên hơn một em bé sinh đủ ngày đủ tháng vì bé đốt năng lượng mau hơn. Bạn sẽ hiểu tịa sao em bé cần được cho bú nhiều như thế nếu bạn liên tưởng đến một con chim ruồi nhỏ xíu; nó không bao giờ ngừng hút mật hoa vì trọng lượng của nó nhỏ so với thể tích, nên nó cần có thức ăn thường xuyên để làm nhiên liệu cho các lò chuyển hoá và duy trì nhiệt độ bình thường. Do đó, em bé càng nh�� chừng nào, thì càng cần phải năng cho bú bấy nhiêu và càng cần nhiều thời gian để ngủ chừng đó. Đối với các em bé sinh non, sự thách thức của đời sống bên ngoài tử cung rõ ràng dễ làm cho bé kiệt sức. Do nằm trong lồng ấp và không có khả năng cử động được bao nhiên nên ngoài việc được cho bú thường xuyên, các em bé thiếu tháng chỉ biết dành đa số thời gian cho việc ngủ.

Hô hấp khó khăn

Một em bé sinh non có thể ngưng thở trong những khoảng thời gian ngắn. Mặc dù từ ngưng thở nghe có vẻ dễ sợ, hiện tượng này không có gì là bất thường. Đa số các bé lại khởi sự hô hấp trở lạo sau khi được kích thích nhẹ như vỗ về hay vuốt ve. Những trục trặc khác trong chức năng hô hấp có thể bắt nguồn từ nước hít vào phổi, hay tình trạng thiếu chất tráng bề mặt phổi (surfacetant) - một chất được sản xuất ra trong phổi để ngăn không cho  phổi xẹp vào trong. Nếu phổi một em bé không có đủ chất tráng bề mặt phủ đều hết, thì phổi sẽ không giãn nở ra đúng mức căng cần thiết. Hiện tượng này có thể khiến cho các phế nang xẹp xuống, dẫn tới một căn bệnh thường gặp ở  các em bé sinh ra trướng 28 tuần tuổi, gọi là bệnh màng trong hay nội chứng hô hấp khó khăn.

Các em bé bị phải bất cứ biến chứng nào trên đây có thể được cho thở oxy hoặc là bằng mặt nạ hoặc là bằng một ống nhỏ luồn trực tiếp vào khí quản. Đôi khi cần một máy thông hơi để lo việc hô hấp cho em bé.

Nuôi dưỡng bằng ống

Đa số các em bé thiếu tháng không có đủ sức để bú  mẹ hay bú bình, và ruột của bé có thể còn quá non nớt không hấp thu được thức ăn. Có 3 cách nuôi dưỡng thay thế:

Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch được sử dụng cho các bé còn quá yếu hoặc thiếu tháng đến độ tuổi không có khả năng nuốt hoặc tự tiêu hoá được thức ăn. Cách nuôi dưỡng này có thể tiếp tục hàng tuần lễ và việc nuôi dưỡng sau đó sẽ là đưa ống vào bao tử, luồn qua mũi.

Với cách nuôi dưỡng bằng ống, một cái ống sẽ đựơc luồn qua mũi đưa vào tận bao tử hay ruột non. Vì cái ống rất nhỏ và rất mềm nên em bé hầu như không biết rằng có cái ống ở đó và cách này rất thuận tiện để nuôi bé.

Khi em bé của bạn lớn hơn, kết hợp cho bé bú mẹ hay bú bình và nuôi dưỡng bằng ống sẽ đủ đáp ứng nhu cầu; em bé bú mẹ hay bú bình đuợc nhiều bao nhiêu thì bú, và phần còn lại là do nuôi dưỡng bằng ống cung ứng. Phương pháp nuôi dưỡng kết hợp có thể được sử dụng thiết lập được phản xạ tìm vú và sẽ tiếp tục cho đến khi bé đủ mạnh để bú mẹ hay bú bình.

Tiến bộ

Tiến trình phát triển của một bé thiếu tháng có thể chậm chạp và thất thường. Bạn có thể bị sốc khi thấy khi em bé sinh non của bạn lại nhỏ yếu đến thế, đừng lo, em bé có một khẳ năng sống còn rất mạnh. Đối với một em bé thiếu tháng, mỗi ngày có thể là một trận chiến với cuộc sống. Những thời kỳ có tiến bộ có thể tiếp theo bằng những thời kỳ thụt lui, và tình trạng luôn luôn bất an ấy có thể làm cho bạn và chồng bạn lo âu, buồn bã và áy náy. Tuy nhiên điều đáng phấn khởi là đa số các bé sinh sinh sau 32 tuần tuổi đều phát triển bình thường. Trong số các em bé sinh ra được có 28 tuần, cứ 7 em thì có tới 6 em nuôi được.

Các nguy cơ về sức khỏe

Các em bé sinh  non không có được sự chuẩn bị tốt cho cuộc sống bên ngoài tử cung và có thể gặp những trục trặc dưới đây:

Hô hấp

Do phổi còn non yếu, nhiều em bé  thiếu tháng gặp khó khăn trong chức năng hô hấp, bị hội chứng hô hấp khó khăn.

Hệ miễn dịch

Một hệ miễn dịch kém phát triển, một cơ thể quá yếu ớt không thể tự bảo vệ , có nghĩa là có nguy cơ bị nhiễm trùng lớn hơn so với một em bé đủ ngày, đủ tháng.

Điều hoà nhiệt độ

Việc điều hoà nhiệt độ cơ thể ở một em bé thiếu tháng không có hiệu quả  nên bé có thể sẽ  bị lạnh quá hay nóng quá. Em bé thiếu tháng được cách nhiệt kém hơn một em bé đủ tháng vì không có được đầy đủ lớp mỡ dưới da.

Các phản xạ

Tình trạng phát triển các phản xạ chưa hoàn thiện, đặc biệt là phản xạ mút, khiến cho việc bú gặp khó khăn. Các bé thiếu tháng nhiều khi cần được nuôi bằng ống.

Chức năng tiêu hoá

Bao tử một bé thiếu tháng nhỏ và dễ bị tổn thương, điều đó có nghĩa bé sẽ khó giữ được thức ăn trong bụng và có nhiều khae năng bị ói mửa hơn. Tình trạng non yếu của hệ thống tiêu hoá có thể khiến cho bé khó tiêu những chất đạm thiết yếu, nên  có thể phải cung cấp chất đạm dưới hình thức đã được tiêu hoá sẵn rồi.

Trẻ sinh thiếu tháng cần được đặc biệt quan tâm tới những chức năng sau:


1- Chức năng điều hòa thân nhiệt : Trẻ sinh thiếu tháng rất dễ bị hạ thân nhiệt, ngay cả khi thời tiết nóng bức. Nguyên nhân là lớp mỡ dưới da quá mỏng, khả năng sinh nhiệt kém, lại dễ mất nhiệt Trung tâm điều hòa thân nhiệt của trẻ sinh thiếu tháng hoạt động yếu. Nên nhiệt độ môi trường rất dễ khiến trẻ bị lạnh và phù cứng. Nếu để thân nhiệt trẻ xuống dưới 35 độ C có thẻ dẫn tới hàng loạt các biến chứng như suy hô hấp, tổn thương thần kinh và có khi gây xuất huyết não.

2-Chức năng hô hấp: Trẻ sinh thiếu tháng dễ bị suy hô hấp vì lồng ngực dễ biến dạng, cơ hoành yếu, phổi kém giãn nở, các phế nang chưa trưởng thành. Trong phổi trẻ sinh thiếu tháng thiếu chất tráng bề mặt (surfacetant) do phổi tiết ra để ngăn không cho phổi xẹp và ngăn ngừa rối loạn về hô hấp. Cấu tạo trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh, gây khó khăn cho việc trao đổi khí. Suy hô hấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ sinh thiếu tháng.

3- Chức năng hệ thần kinh: Não trẻ sinh thiếu tháng chưa hoàn chỉnh, dễ bị tổn thương bởi những tác động tiêu cực của các hệ khác và trong trường hợp thiếu dưỡng khí. Gần đây, một số nhà khoa học tập trung nghiên cứu những yếu tố tác động tới sự phát triển của hệ thần kinh bào thai nhằm ngăn chặn những hậu quả tiêu cực sau này đối với trẻ sinh thiếu tháng. Nhóm các nhà khoa học thuộc Stanford University đã phát hiện ra hai loại hooc-môn có tác động tới sự phát triển hệ thần kinh bào thai, đó là progesteron – có tác dụng thúc đẩy sự phát triển các tế bào thần kinh và oksytocyna – có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh. Nồng độ của hai kích thích tố này đạt mức cao nhất trong giai đoạn sắp sinh. Như vậy, khi trẻ sinh thiếu tháng sẽ thiếu hụt hai loại kích thích tố quan trọng này, có thể là nguyên nhân gây bệnh tự kỷ hoặc những khó khăn trong ứng xử và hòa nhập xã hội sau này.

 Trẻ sinh thiếu tháng có đáng lo ngại ?

Trong những năm 40 của thế kỷ XX, những trẻ sinh thiếu tháng và có trọng lượng dưới 2 kilôgam bị coi là những đứa trẻ khó nuôi. Ngày nay, nhờ những tiến bộ của khoa học và những thiết bị hiện đại, trẻ sinh thiếu tháng không còn là vấn đề đáng lo ngại. Tháng 6 năm 2009 tại một bệnh viện tại thành phố Getynga (Đức) một bé trai sinh ra ở 25 tuần tuổi thai, có trọng lượng 275 gam (tương đương hai quả chuối). Tháng 9 năm 2004 tại bệnh viện ở Chicago (Mỹ) một bé gái chào đời ở 26 tuần tuổi thai có trọng lượng 244 gam. Những cháu này ra đời được coi là trẻ sinh thiếu tháng có trọng lượng thấp nhất trên thế giới được cứu sống. Tiến sĩ y khoa Magda Siporzynska, Giám đốc Viện trẻ em Ba lan cho biết, số trẻ sinh thiếu tháng từ 22-36 tuần tuổi tại Viện chiếm khoảng 15% tổng số trẻ sinh ra. Các cháu có trọng lượng từ dưới 1 kg đến dưới 2,5 kg; thậm chí không ít cháu cháu chỉ nặng 800 gam nhưng đều được cứu sống và lớn lên như bao đứa trẻ bình thường khác. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng sẽ vất vả hơn, đòi hỏi sự kiên nhẫn và đầu tư thời gian nhiều hơn.

Việc dùng lồng ấp đối với các cháu sinh thiếu tháng là một tiến bộ của y học, đã giúp cứu sống hàng triệu cháu sinh non. Lồng ấp được coi như dạ con nhân tạo với đầy đủ các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm…giúp các cháu có sức tồn tại. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ và Israel đã thiết kế chế tạo thiết bị tạo khói sương trong lồng ấp dã chiến có tên “BabyAir” . Đây được coi là một tiến bộ mới trong việc nuôi dưỡng các cháu trong lồng ấp, tạo thuận lợi trong việc cung cấp dưỡng khí, thuốc men cho các cháu cả khi chúng đang ngủ.

Cách thức chăm sóc

“Các nhà khoa học có công cứu sống những cháu sinh thiếu tháng, nhưng việc nuôi dưỡng chúng, để có trí tuệ như những cháu sinh đầy tháng là nhiệm vụ của người mẹ” – tiến sĩ Anna Bern, nhà thần kinh học trẻ em thuộc Stanford University khẳng định. Trong hội thảo về trẻ thiếu tháng tổ chức tại Thụy Điển, nhiều nhà khoa học cho rằng, vật lý trị liệu, trong đó có phục hồi chức năng do chính các bà mẹ thực hiện là liệu pháp duy nhất giúp các cháu bù đắp những thiệt thòi về mặt trí tuệ do sinh thiếu tháng. Là những liệu pháp đòi hỏi lòng kiên nhẫn, tình yêu thương và thời gian – nhưng đem lại hiệu quả.

Nhiều bà mẹ sau sinh con thiếu tháng có tâm trạng hoảng hốt, lo sợ về số phận con mình, nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm, phiền muộn, lo lắng. Nhiều bà mẹ lại phó mặc cho bệnh viện trong việc chăm sóc con cái mình trong những tháng đầu sau sinh. “Đấy là những cách hành xử sai lầm, vô hình dung đẩy con mình vào tình cảnh trầm trọng hơn” - tiến sĩ Anna Bern giải thích. Hơn lúc nào hết, các cháu sinh thiếu tháng rất cần bàn tay nâng niu, yêu thương, âu yếm hàng ngày của người đã sinh ra chúng. Một số nhà tâm lý học cho rằng, việc chăm sóc các cháu sinh thiếu tháng phải giống như việc nuôi con của các chú chuột túi Châu Úc, lúc nào cũng để con trong túi trước ngực.

Các nhà khoa học Mỹ thuộc Stanford University phát hiện ra rằng, ở những cháu bé thường xuyên được mẹ âu yếm, ôm ấp nồng độ hai kích thích tố progesteron và oksytocyna cao hơn hẳn so với các cháu ít được mẹ âu yếm, ôm ấp. Các nhà khoa học gọi chúng là “hooc-môn của sự âu yếm”. Trong thời gian mới sinh, những kích thích tố này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thần kinh hoàn chỉnh.

+ Mát xa nhẹ nhàng cho trẻ : Đây là liệu pháp rất cần thiết đối với trẻ sinh thiếu tháng. Người mẹ phải thường xuyên vuốt ve, xoa nhẹ toàn bộ cơ thể chúng, vừa mát xa vừa trò chuyện, hát cho cháu nghe những bài hát ru con đó là liệu pháp nuôi dưỡng các cháu sinh thiếu tháng được chỉ định. Tiến sĩ Teresa Kaszpszak thuộc Viện Trẻ em Ba lan cho biết, xoa bóp nhẹ nhàng toàn cơ thể trẻ là cách thức truyền cảm mạnh mẽ nhất của tình yêu người mẹ tới con cái, nó tăng cường mối liên kết cảm xúc giữa mẹ và con, giúp mẹ, con gần gũi nhau hơn.

Theo GS Teresa Kaszpszak, xoa bóp thường xuyên cho trẻ phát huy những tác dụng chủ yếu : giúp bộ máy hô hấp của trẻ hoạt động tốt hơn; nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể; dẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải những độc tố qua da; kích thích cơ bắp của trẻ phát triển; chống táo bón và giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn.

+ Cho trẻ bú sữa mẹ : Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất không chỉ đối với trẻ sinh thiếu tháng. Tuy nhiên việc bú sữa mẹ đối với trẻ sinh thiếu tháng không dễ dàng bởi cơ miệng của chúng rất yếu, không đủ sức để hút sữa. Điều này đòi hỏi người mẹ phải kiên nhẫn, không nản lòng. Khi các cháu bỏ bú, không có nghĩa là các cháu không muốn bú nữa hay đã no bụng – mà chính là nguyên nhân các cháu không có sức để bú. Các bà mẹ cần hiểu được điều đó để có cách dỗ dành thích hợp Theo tiến sĩ Teresa Kaszpszak, việc cho con bú không chỉ là công việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ, mà điều quan trọng hơn là trẻ nhận được hơi ấm từ người mẹ, được cảm nhận tình cảm ấm áp của người mẹ. Nhà khoa học nói thêm: “Đừng lầm tưởng rằng, trẻ sơ sinh không biết gì. Thực chất, các cháu là những chiếc “hàn thử biểu” rất nhạy cảm đối với môi trường xung quanh, đối với cách hành xử của người sinh ra chúng”.

Chăm sóc trẻ non tháng: Đừng quá lo lắng!

Sinh non là trường hợp sinh trẻ thiếu tháng, có tuổi thai dưới 37tuần. Hiện nay dù đã có nhiều tiến bộ về mặt y học, nhưng tỷ lệ sinh nontrên thế giới vẫn còn dao động từ 6% - 9%.

TheoPGS - TS - BS Ngô Minh Xuân, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM,với trẻ sơ sinh sinh non, gia đình cần đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bịcho trẻ một môi trường sống sạch sẽ, ấm áp và an toàn. Mọi người chăm sóctrẻ cần phải rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc trẻ. Nên hạn chế sốngười thăm trẻ cũng như số người tiếp xúc khi không cần thiết, đặc biệt khihọ đang có bệnh cảm, cúm, ho hay các bệnh lây nhiễm khác…

Bảo đảm nhiệt độ môi trường luôn ấm áp: Một trong những ưutiên hàng đầu của quá trình chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng là luôn đảm bảotrẻ được ở trong môi trường có nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ cơ thể trẻ giảmsẽ dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, rối loạn hô hấp, thiếu oxy lên não vànguy cơ xuất huyết não cao hơn. Để biết trẻ có thể thích nghi với môi trườnghay không, phụ huynh có thể đo thân nhiệt cho trẻ.

Nhiệt độ của trẻ luôn ởkhoảng 370C là thích hợp nhất. Cần giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻbị nhiễm lạnh bằng cách mặc quần áo đủ ấm và khi tắm hoặc chăm sóc cơ thểtrẻ (như thay băng rốn…) cần tiến hành nhanh và làm trong phòng kín gió. Nếuphụ huynh ủ ấm cơ thể trẻ bằng cách chườm túi nước nóng hoặc chai nước thìcần phải hết sức thận trọng để tránh tình trạng nhiệt độ quá nóng làm trẻsốt hay nước đổ ra ngoài sẽ làm phỏng da của trẻ.

Chăm sóc trẻ non tháng: Đừng quá lo lắng!



Bêncạnh đó, phụ huynh có thể giúp trẻ giữ được thân nhiệt bằng cách ấp trẻ theophương pháp Kangaroo. Đây là phương pháp nuôi trẻ non tháng rất hiệu quả, íttốn kém, được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới. Nhờ vào thân nhiệt củangười lớn, trẻ sẽ được ủ ấm thích hợp nhất. Trẻ được nằm đúng tư thếKangaroo sẽ phòng ngừa được cơn ngưng thở, tránh trào ngược, ọc sữa, sặc, tỷlệ trẻ bị nhiễm khuẩn ít hơn… Từ đó, trẻ có quá trình phát triển thể chất,tâm sinh lý tốt hơn.

Hơn thếnữa, người ấp trẻ, khi đã được huấn luyện sẽ có khả năng phát hiện đượcnhững bất thường của trẻ sớm hơn.

Nêntheo dõi thân nhiệt hàng ngày và đo thân nhiệt khi trẻ bị sốt hay hạ thânnhiệt. Tránh để nhiệt độ quá thấp khi dùng máy điều hòa nhiệt độ

Hô hấp và hệ tuần hoàn: Do sinh thiếu tháng nên chức nănghô hấp của trẻ chưa phát triển như trẻ sinh đủ tháng. Vì vậy, trẻ sinh thiếutháng thường thở nông, yếu, thậm chí có lúc còn thiếu oxy. Biểu hiện thườngthấy là trẻ bị tím tái quanh miệng, tím các đầu ngón tay và ngón chân.

Vì vậy,phương pháp Kangaroo đặc biệt rất quan trọng với trẻ. Chỉ cần có sự tậptrung, người mẹ sẽ nhận biết được những thay đổi bất thường trong cơ thểtrẻ.

Khi cònlà bào thai, tim của trẻ đã đập từ 120 - 160 lần/phút. Dù có sự phát triểntương đối như nhịp tim đập rõ nhưng do trung tâm vận mạch còn non yếu, thànhmạch của trẻ sẽ dễ vỡ, gây chảy máu… nếu có chấn thương, dù chỉ là chấnthương nhẹ.

Theo dõi màu da: Trẻ có thể bị vàng da, một bệnh rất nguyhiểm cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ non tháng. Nếu thấy da trẻ vàng hơn, búít, lừ đừ thì cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Cần lưu ý, trẻ non tháng dễ bịnhiễm trùng da, nhiễm trùng rốn, xuất huyết ngoài da, dễ bị hăm lở, đẹnmiệng...

Hệ tiêu hóa: Do phản xạ bú, nuốt của trẻ còn yếu và dạ dàychưa phát triển, men tiêu hóa chưa hoạt động nên chế độ dinh dưỡng cho trẻcần đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Nếu không thận trọng, vi trùng có thể xâmnhập vào đường ruột làm tổn thương niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến quá trìnhhấp thu thức ăn, khiến trẻ bị nhiễm trùng, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễmtrùng huyết.

Cần chúý xem trẻ có bị trướng bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu hay ói mửa để báo chobác sĩ khi cần.

Dinh dưỡng cho trẻ: Với trẻ sinh thiếu tháng, được bú sữamẹ không chỉ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất mà còn hoàn thiện hơn vềtinh thần. Nếu có thể, sau khi sinh 30 phút, bà mẹ nên cho trẻ bú sữa nonngay để tận dụng nguồn dinh dưỡng cao và quý giá này. Sữa non giàu nănglượng giúp trẻ mới ra đời chống được đói rét. Với hàm lượng vitamin A trongsữa non cao, trẻ sẽ được cung cấp đủ vitamin A dự trữ tại gan, hỗ trợ sựphát triển và tăng cân nhanh. Sữa non cũng giàu chất diệt khuẩn giúp trẻchống lại các bệnh nhiễm trùng. Bên cạnh đó, sữa non còn chứa ít canxi,phốtpho phù hợp với thận của trẻ mới sinh.

Lượngsữa cần thiết tùy thuộc vào cân nặng trẻ, khả năng tiêu hóa của trẻ. Việctheo dõi phản xạ bú, cân nặng trẻ, số lần đi tiểu là cách để biết trẻ có búđủ sữa hay không, kịp thời thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

Nếu trẻchưa tự bú mẹ được thì mẹ nên vắt sữa ra bình để đút cho trẻ bằng muỗng nhỏ.

Trongtrường hợp người mẹ mất sữa hay có bệnh lý đặc biệt mà không thể cho trẻ búsữa mẹ thì nên chọn loại sữa thích hợp dành cho trẻ  non tháng để giúp trẻcó thể tiêu hóa và phát triển tốt hơn.

Cho trẻbú theo nhu cầu. Tuy nhiên, có một số trẻ sẽ ngủ dài hơn ba giờ thì mẹ cầnđánh thức trẻ dậy cho trẻ bú để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Chế độ dinhdưỡng của trẻ chỉ đạt khi trẻ tăng từ 20g - 30g/ngày và duy trì đủ số lượngsữa bú cũng như số cữ.


Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non

Ra đời sớm, nhẹ cân, đối diện với nhiều nguy cơ bệnh tật, trẻ sinh non rất thiệt thòi và cần được chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt.

Sự thiệt thòi đáng thương

Trẻ sinh non tháng là trẻ ra đời trước khi được 37 tuần tuổi tính theo ngày đầu kỳ kinh chót của mẹ. Sinh non không phải là chuyện hiếm, theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cứ trung bình 10 trẻ ra đời, có một trẻ bị sinh non. Và có hẳn một ngày Thế giới vì trẻ sinh non (17.11) nhằm kêu gọi sự nhận thức và quan tâm giúp đỡ của cộng đồng, bởi hằng năm có tới hơn một triệu trẻ sinh non tử vong.

Cứ một ngày được ở lâu hơn trong bụng mẹ (cho đến đủ tháng đủ ngày) trẻ phát triển bằng cả tuần nếu so với khi bị ra đời sớm. Sự thiệt thòi này được thể hiện qua hàng loạt mối nguy hiểm chung của trẻ sinh non nhẹ cân như: thở khó khăn, dễ bị chảy máu trong não, có thể bị bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý võng mạc; dạ dày, ruột, các dịch tiêu hóa không đủ gây khó bú, khó bài tiết phân, nước tiểu... Hệ miễn dịch yếu khiến trẻ non tháng dễ bị nhiễm trùng. Trẻ càng non tháng càng không có các chất dự trữ quan trọng như đường, chất béo (DHA, ARA), can xi, sắt vì những dự trữ này chỉ có ngày càng nhiều trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nuôi trẻ sinh non rất vất vả. Bạn chỉ có thể giảm bớt những căng thẳng, bất an, sợ hãi trong quá trình chăm sóc trẻ bằng cách tuân thủ lịch tái khám trẻ sinh non và nhất là cùng với các bác sĩ, tích cực theo đuổi một chiến lược dinh dưỡng đặc biệt cho con mình.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học

Trẻ sinh non có nhu cầu đặc biệt cao về dinh dưỡng để “bắt kịp” với đà phát triển như khi còn trong môi trường bào thai. Thiếu dinh dưỡng, trẻ sinh non có thể tử vong, có thể phải đối mặt với nguy cơ dị tật, có thể chậm phát triển trí tuệ, bất lợi trong phát triển ứng xử khi đến trường. Khó khăn ở chỗ, trong khi nhu cầu đạm, vitamin, khoáng chất đều cao hơn trẻ bình thường thì khả năng dung nạp và hấp thu của trẻ sinh non lại rất hạn chế do kích thước dạ dày không đủ lớn, khả năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất thấp. Trẻ sinh non khó tăng cân, hay bị trào ngược dạ dày thực quản, dễ ọc sữa tím tái. Trẻ sinh non cũng thường bị chướng bụng, khó đi tiêu vì thiếu men tiêu hóa và viêm ruột do niêm mạc ruột dễ bị tổn thương. Khoảng trên 30 ngày tuổi, trẻ dễ bị thiếu máu.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, nhưng với những trẻ thiếu tháng, nhẹ cân, bé cần bú được lượng sữa gấp 3 lần so với trẻ bình thường. Với dạ dày nhỏ hơn, khả năng nuốt, hấp thu hạn chế, điều này gần như không thể thực hiện được.

Do đó cần áp dụng chiến lược dinh dưỡng điều trị kết hợp nuôi ăn bằng sữa mẹ. Khi còn nằm viện, trong trường hợp không có sữa mẹ, việc sử dụng sữa cho trẻ non tháng sẽ được các bác sĩ hướng dẫn và thường được duy trì cho đến khi trẻ được 3.600 gr. Sau khi xuất viện, các bà mẹ cần thiết được bác sĩ tư vấn cách tự nuôi trẻ sinh non và tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn, bởi trẻ cần được duy trì dinh dưỡng cao năng lượng cho đến khi được ít nhất 9 tháng tuổi và có thể kéo dài đến 12 tháng.



Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào
Sữa mẹ rất cần thiết cho trẻ sinh non
Nôn trớ ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây nôn ở trẻ em
Chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh
Suy dinh dưỡng ở trẻ
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý