Mẹo chữa nấc cục cho trẻ sơ sinh

seminoon seminoon @seminoon

Mẹo chữa nấc cục cho trẻ sơ sinh

18/04/2015 11:51 PM
58,403

Ai cũng có thể bị nấc, tuy nhiên nấc lại hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Bạn có biết, ngay cả khi bé còn ở trong bụng mẹ, bé đã bị nấc cụt trước khi bé biết thở. Như vậy nấc là một hiện tượng trong quá trình phát triển của trẻ và nó lại tiếp tục xảy ra khi mà trẻ không cần tới nó nữa.


Nấc xảy ra do cơ hoành co thắt đột ngột, ngay khi cơ hoành co thắt, nắp thanh quản (nắp đóng đường dẫn khí để tránh cho thức ăn, thức uống rơi vào phổi) đóng lại tạo nên tiếng “hic”. Nấc có thể tự nhiên xuất hiện hay xảy ra khi trẻ vừa cười vừa ăn hoặc vừa cười vừa uống.

Kết quả hình ảnh cho nấc cụt ở trẻ em
 
Ai cũng có thể bị nấc, tuy nhiên, nấc lại hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Bạn có biết, ngay cả khi bé còn ở trong bụng mẹ, bé đã bị nấc cụt trước khi bé biết thở. Như vậy, nấc là một hiện tượng trong quá trình phát triển của trẻ và nó lại tiếp tục xảy ra khi mà trẻ không cần tới nó nữa.
 
Các bà mẹ không phải lo lắng khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, mẹ hãy cứ tiếp tục cho trẻ ăn và nấc sẽ tự hết, trẻ sẽ không bị sặc sữa vì nắp thanh quản sẽ bảo vệ đường thở khi trẻ nấc và sữa sẽ không xuống phổi.
 
Nếu trẻ không khó chịu hay mệt mỏi vì nấc thì các bà mẹ không cần cố gắng làm trẻ dừng nấc, hoặc có cách cho trẻ không nấc nữa là bà mẹ hãy cho trẻ uống nước, sữa hoặc cho trẻ bú. Tuy nhiên, đôi khi cách này cũng không hiệu quả hoàn toàn.
 
Nấc ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân: trẻ có thể ở đường hô hấp, đường tiêu hóa (ăn thức ăn khó tiêu, ăn quá no...). Trẻ bị lạnh cũng dễ bị nấc.

Kết quả hình ảnh cho nấc cụt ở trẻ em

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY NẤC CỤT

 Hàn

Triệu chứng: tiếng nấc mạnh, thưa. Trong dạ dày của mình cảm thấy lạnh, ợ ra nước, tiểu tiện trong và nhiều, chườm khăn nóng thì đỡ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tiểu khuẩn.

Cách trị: Để đánh tan hàn thì chúng ta phải dùng đến thuốc ấm.

Bài thuốc là: 10 tai quả hồng (sao vàng), 20g riềng (nếu có đinh hương thì lấy thêm 5 nụ đinh hương). Sau khi thái mỏng sao vàng thì cho hai vị này vào ấm, đổ 300ml nước, sắc đến khi còn 150ml. Nếu là người lớn thì uống 1 lần, còn trẻ nhỏ thì chia ra làm 2 – 3 lần. Có thể tán nhỏ, bỏ lọ có nút kín để dùng dần cũng được.

Nhiệt

Triệu chứng: Miệng hôi, khát nước, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện táo kết, trong người thì nóng bứt rứt, lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

Cách chữa: thanh nhiệt giáng hỏa (làm cho mát để hạ hỏa).

Bài thuốc: lá tre 20g, gạo tẻ (rang vàng) 20g, tinh tre 20 g, bán hạ (chế nước gừng) 8g, thạch cao (nước đỏ) 3g, mạch môn (bỏ ruột) 16g, tai quả hồng 10 cái.

Cho tất cả vào ấm có 800mil nước, sắc còn 300ml. Người lớn dùng 2 lần/ ngày, trẻ em tùy tuổi mà chia thành 3 – 4 lần uống.

Khí uất (bệnh can)

Triệu chứng: đau tức ngực, miệng đắng, mạch huyền.

Cách chữa: điều khí hư uất (làm cho điều hòa khí, để giải uất)

Bài thuốc: củ gấu (sao cháy lông) 30g, ô dược 16g, quả dành dành 4g, thanh bì (sao thơm) 20g, tai quả hồng (sao vàng) 10 cái. Cho tất cả vào 300ml nước sôi trong ấm. Nấu cho sắc xuống còn 150ml thì dùng.

Kết quả hình ảnh cho quả hồng sao vàng

Quả hồng sao vàng.

Thực tích

Triệu chứng: ợ hăng, không muốn ăn, dưới ngực tức khó chịu, bụng đầy, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt.

Cách chữa: tiêu tích trệ (làm tiêu hết các thứ tích đọng trong dạ dày)

Bài thuốc: sa nhân 12g, củ gấu (giã dập) 16g, trần bì (sao thơm) 12g, chỉ xác 10g. Cho các vị ấy vào ấm, đổ 300ml nước vào, sắc xuống còn 15oml là được. Người lớn thì uống 2 lần/ngày, trẻ em thì tùy tuổi mà chia thành 2 hay 3 lần uống.

 Nếu không thích uống nước như thế thì các bạn có thể tán thành bột mà dùng.

Đờm ngưng đọng

Triệu chứng: dưới ngực tức ách khó chịu, đờm nhiều, có ho, mạch hoạt sác.

Cách chữa: tiêu đờm giáng nghịch (làm tiêu tán đờm, không cho khí nghịch lên)

Bài thuốc: trần bì (sao thơm) 16g, bán hạ (tẩm nước gừng chế) 12g, gừng sống 10g. Cho tất cả vào ấm, đổ 300ml nước, sắc xuống còn 100ml. Người lớn uống 2 lần/ ngày. Trẻ em tùy độ tuổi mà chia thành 2 – 3 lần uống.

Chỉ cần thấy mình nấc và có những triệu chứng như trên đi kèm thì các bạn đừng quá lo lắng. Cứ bình tĩnh làm theo những chỉ dẫn để điều chế thuốc như tui vừa nói ở trên. Rồi uống cho đúng thì sẽ mau hết nấc thôi.

Chứng bệnh này không gây nguy hiểm cho ai, nhưng nó thật tai hại nếu đến không phải lúc. Bạn đang tỏ tình? Bạn đang được phỏng vấn tìm việc làm? Bạn đang đọc một bài diễn văn trước công chúng? Bạn không thể kiềm chế nó được. Tự nó đến không có gì báo trước, và cũng tự nó đi không một tiếng giã từ.

Y học ngày nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao cơ thể lại có loại phản ứng kỳ lạ này. Chỉ biết chứng này thường đến do hậu quả của việc ăn quá nhanh, nuốt quá nhanh (mắc nghẹn), hoặc lượng không khí bị nuốt vào dạ dày nhiều quá .

 
CÁCH CHỮA NẤC CỤT Ở TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN

 
- Đối với trẻ sơ sinh, bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.
 
- Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ uống nước, nếu trẻ lớn hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu, ngồi gập người trên đầu gối... Nếu trẻ bạn bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.

Cách chữa nấc cho bé

Nhiều người mẹ tỏ ra lo lắng khi bé nhà mình nấc quá nhiều. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp nấc là phản ứng bình thường của cơ thể. Trong thực tế, ngay từ trong bụng mẹ, bé đã biết nấc.Nấc xảy ra do cơ hoành (ở cuối ngực) co thắt do bị kích thích. Điều này do vài lý do phổ biến như sau:

- Cho ăn: Nhiều bé bị nấc sau khi ăn. Nguyên nhân là do bé nuốt phải nhiều không khí cùng với sữa trong quá trình bú. Không khí làm cơ hoành co thắt, gây nấc.

- Nhiệt độ: Thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến bé gặp trục trặc, trong đó có nấc. Khi bé tiếp xúc với không khí lạnh, bé bị nấc nhiều hơn. Vì thế, tốt nhất là luôn giữ ấm cho bé.

- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): còn gọi là bệnh trào ngược axit, xảy ra khi các axit từ dạ dày trào lên thực quản. Điều này xuất hiện rất phổ biến ở những bé còn nhỏ. Nếu nấc nhiều, bạn nên đưa bé đi khám.


Nấc cục ở bé thường không phải vấn đề nghiêm trọng nên cha mẹ không cần bận tâm quá nhiều. Dưới đây là một số gợi ý chữa nấc an toàn:

- Vỗ lưng: cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé. Có thể vỗ cả ở vai nhưng phải vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc.

- Uống từng ngụm nước nhỏ: cho bé uống từng hớp nước nhỏ để ngừng cơn nấc. Khoảng 2,5ml nước lọc là đủ ngăn chặn cơn nấc.

- Đường: Với bé đến tuổi ăn dặm, đặt một ít đường trên lưỡi giúp bé chữa nấc. Vị ngọt của đường làm sao lãng các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt.

- Thay núm vú bình sữa: nếu núm vú quá lớn, tức là bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Sữa sẽ chảy nhỏ giọt khi dốc ngược bình sữa thay vì chảy ồ ạt là đảm bảo núm vú phù hợp.
 

Một số cách trị chứng nấc cục cho người lớn
 

Có bao giờ bạn rơi vào trường hợp nấc liên tục dù đã cố gắng khắc phục bằng cách nuốt cơm trắng, uống nước, hay nói cái câu dân gian mà mấy “cụ” ưa dạy là “nấc cục… cuốc” thế nhưng nấc vẫn cứ nấc chưa chỉ?

Tui thì lâu lâu là bị nấc một lần hà. Nghĩ thiệt là bực mình, đâu phải mình "tham ăn hốt uống" gì cho cam, vậy mà cũng nấc liên tục. Làm bà con thiên hạ họ nhìn vào, họ ngó ngang ngó dọc bực mình chết đi được.

Kết quả hình ảnh cho nấc cụt ở người lớn

Chính vì bực không chịu nổi đó, nên hồi sáng tui có lên mạng tìm hiểu thông tin về nấc cục. Và đã phát hiện ra một số nguyên nhân và cách trị chứng nấc cục nè. Mọi người tham khảo, lỡ gặp thì cũng biết vì sao và trị như thế nào nha.

Theo Đông y, nấc cục là hiện tượng khí uất gây bất hòa trong nội tạng, ảnh hưởng đến cơ chế khí, điều hòa tân dịch không thuận, không đủ dinh dưỡng, phát sinh đờm… Ngoài cái tên nấc mà bà con mình ưa gọi, thì nấc cục còn được y học cổ truyền gọi là ách nghịch.


(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Lam cach nao de be ko bi nac cuc sau khi bu xong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Be bi di ngoai sui bot
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý