Kĩ năng cho nghề sale

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kĩ năng cho nghề sale

18/04/2015 11:52 PM
572

Khi tìm người cho vị trí nhân viên sales (nhân viên kinh doanh) hay cao hơn là quản lý sales, nhà tuyển dụng cần các ứng viên có các kỹ năng gì? Sau đây là những kỹ năng vàng  thu thập được từ các nhà tuyển dụng hàng đầu.



Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt

Là những tố chất không thể thiếu của một nhân viên sales giỏi. Bằng khả năng giao tiếp, thuyết phục và đàm phán của mình, bạn có thể tạo dựng nên các mối quan hệ tốt với những khách hành tiềm năng hay các đối tác kinh doanh, các đại lý kinh doanh… Khả năng giao tiếp này được thể hiện ở việc bạn có thể giao tiếp tốt thông qua nhiều hình thức như gặp mặt trực tiếp, email, thư tay hay điện thoại.  Một khi đã tạo dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng thì bạn đã đạt được 80% cơ hội thành công. Bởi vậy, bạn hãy trau dồi trả năng giao tiếp, thuyết trình của mình ngay từ bây giờ bằng cách tập nói nhiều hơn với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hay tham gia một khóa học giao tiếp bài bản.



Linh hoạt, nhạy bén

Để nắm bắt nhu cầu của khách hàng nhằm đáng ứng đúng cái mà họ đang cần. Năng động để hiểu tâm lý, khéo léo hướng khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình. Công đoạn từ tìm kiếm khách hàng đến việc khách hàng lựa chọn sản phẩm trải qua rất nhiều giai đoạn và khâu chuẩn bị. Vì vậy, bạn phải luôn bám sát tâm lý của khách hàng để có thể phục vụ họ kịp thời.
 
Phải có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm mình bán

Để "đụng đâu biết đấy" chứ không ú ớ, quên quên nhớ nhớ kiểu “Hình như sản phẩm này có công dụng là…” khi khách hàng thắc mắc. Phải làm cho sản phẩm của mình được đối tượng thấy nhiều ưu điểm so với các sản phẩm cùng loại khác. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì chỉ khi bạn hiểu bạn đang bán cái gì thi bạn mới bán được nó.

Có vốn hiểu biết sâu rộng

Người làm sales không nên chỉ là một nhân viên kinh doanh thuần túy vì họ cần có khả năng tư vấn cho khách hàng, họ phải biết cách nói như thế nào để tăng khả năng thuyết phục người nghe. Vì vậy, họ cần phải có kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội và cả nghệ thuật nữa để có thể nói chuyện được với nhiều người với những sở thích, mối quan tâm khác nhau. Chính vì vậy, có thể nói rằng, nghề sales như một công việc đi kết bạn, đi chia sẻ những điều tốt nhất cho khách hàng của mình.

Nhân viên sales thường xuyên chịu áp lực về doanh số và từ phía khách hàng


Một thực tế đầy thách thức đối với nhân viên sales là họ phải chứng tỏ được khả năng của mình thông qua kết quả kinh doanh đạt được. Vì vậy nghề sales đòi hỏi nhân viên phải có khả năng chịu đựng áp lực cao và tinh thần thép để vượt qua những thách thức đó. Họ còn phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề.

Nhân viên sales là người có bản lĩnh cao

Họ luôn phải đối đầu với những cái lắc đầu, những lời từ chối và đôi khi là thái độ thiếu thiện cảm. Để có thể có được một lần khách hàng đồng ý thì họ phải mất 10, 20 hoặc có thể nhiều hơn nữa những lần chào hàng. Nếu bạn là người mới vào nghề thì thật khó khăn cho bạn khi phải đương đầu với những lời từ chối ấy. Tuy nhiên, salesman chuyên nghiệp là người kiên trì, đôi khi là lì lợm và có bản lĩnh cao nên họ có thể vượt qua những sự từ chối đó. Bạn hãy đếm những lần khách hàng gạt đầu với bạn, còn những lần từ chối thì hãy quên nhanh đi và coi rằng đó là những trở ngại mình cần phải vượt qua để đạt được sự thành công lớn hơn.


Giữ nụ cười luôn trên môi và bề ngoài chỉn chu

Bạn luôn cởi mở, tươi cười thì khách hàng tiềm năng của bạn mới có hứng thú nói chuyện với bạn chứ chưa phải nói đến chuyện họ đồng ý mua hay hợp tác với bạn thì còn đòi hỏi cao hơn. Vẻ bề ngoài gọn gàng, gương mặt sáng sủa, đầu tóc gọn gàng, quần áo hợp thời, lịch sự vừa giúp người làm sales tự tin hơn vừa cho khách hàng thấy vẻ chuyên nghiệp, lịch sự của họ.

 
Bên cạnh đó, người làm sales cần phải có thêm những nhân tố quan trọng sau:

-    Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

-    Sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint, Outlook và Internet.

-    Hiểu biết về internet và website, quảng cáo trực tuyến.

-    Phối hợp trong nhóm kinh doanh tốt.
 

Trên đây là những điều kiện chung cho nghề sales. Nếu bạn muốn đạt được đến vị trí quản lý sales (giám sát bán hàng, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh) thì không chỉ phải hoàn thiện các điều kiện trên kia thì bạn cần phải có khả năng quản lý, phối hợp các nhân viên sales.


Nhân viên sales (bán hàng, kinh doanh) thường được biết đến như những người có tài ăn nói, lanh lợi và nhất là khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng. Đạt được điều đó đòi hỏi mỗi người làm sales luôn nỗ lực trong công việc.

Những "cỗ máy" đa tính năng

"Nhân viên sales, hay còn gọi là các seller, tựa cỗ máy hoạt động với nhiều tính năng và có sức bền đáng nể", anh Thành - nhân viên sales chuyên về lĩnh vực thiết bị điện tử cho biết. Sở dĩ như vậy vì khi giới thiệu sản phẩm của công ty đến khách hàng, họ phải trải qua rất nhiều khâu chuẩn bị, hiển nhiên là hoàn toàn tự lực cánh sinh. Chẳng hạn như sau khi tìm được đối tượng tiềm năng thì mỗi seller sẽ gửi fax đến. Nếu nhận được hồi âm thì họ sẽ xin một cuộc hẹn, mà điều này thì rất ít xảy ra. Vì vậy, các seller thường trực tiếp tới gặp đối tượng để tác nghiệp.

Thị trường mở cửa cho phép khách hàng có nhiều sự lựa chọn, do đó làm thế nào để có được hợp đồng là thước đo năng lực làm việc của seller.





Họ phải biết cách nói như thế nào để tăng khả năng thuyết phục người nghe. Muốn thế thì họ phải có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm để "đụng đâu biết đấy" chứ không ú ớ khi khách hàng thắc mắc. Phải làm cho sản phẩm của mình được đối tượng thấy nhiều ưu điểm so với các sản phẩm cùng loại khác. Còn "chiêu" phụ nhưng cũng quan trọng không kém đó là các dạng khuyến mãi khi khách hàng đến với công ty.

Thế nhưng, theo anh Quốc Anh (làm về lĩnh vực hoá chất) thì "không phải cứ cho nhiều là người ta nhận, họ e gặp phải của rẻ là của ôi". Bản lĩnh của những seller chuyên nghiệp còn được thể hiện ở khả năng lèo lái trước những đòi hỏi mà theo họ là khá "lươn lẹo" từ phía khách hàng. Khi ấy phải thật bình tĩnh để nhận thấy khách hàng "cáo" quá thì rút lui, không thể "thiệt đơn thiệt kép" được.

Seller mới chập chững vào nghề thường gặp phải trở ngại khi bị khách hàng "quay". Những lúc ấy các bạn thường bối rối nên không những đánh mất tự tin mà còn tỏ vẻ quá "khớp" trước đối tác. Công việc sales cũng không thể thành công nếu không có tính kiên trì, phải chịu khó, không nên suy nghĩ theo kiểu "không được chỗ này thì vẫn còn nơi khác".

Mặt khác, vẻ bề ngoài của seller cũng là một trong những nhân tố giúp họ có được hợp đồng. Thế nên, các seller nữ thường "tút" lại ngoại hình sao cho "pro" một chút, đủ để họ tự tin, năng động trước những khách hàng khó tính.

Trồng cây thì hái quả
Thế giới của các seller không êm ả chút nào. Họ cạnh tranh nhau bằng uy tín, bằng năng lực, bằng sự tìm đến của đối tác. Từ trang bị kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, bổ sung và luôn tự làm mới mình, làm mới các phương thức tiếp cận khách hàng... như những tính năng cơ bản nhất được "lập trình" sẵn trong mỗi seller.

Mỗi seller luôn làm giàu cho mình những kỹ năng khác giúp họ gặt hái nhiều thành công hơn nữa: họ tranh thủ thời gian bổ sung vốn ngoại ngữ, học các lớp về tâm lý khách hàng, khả năng phát biểu trước công chúng...

Ngoài khoản thu nhập cố định ra, phần trăm hoa hồng nhận được sau mỗi chữ kí của khách hàng sẽ đem đến cho seller một cuộc sống khá sung túc. Đặc biệt, nhân viên sales thường làm ăn theo mùa nên những lúc vào vụ họ thường không bỏ sót bất kì cơ hội nào.

Với chị S. làm ở bộ phận sales của Công ty Bánh kẹo Kinh Đô thì mùa trung thu nào chị cũng làm "như điên", suốt ngày chạy ngoài đường tới các đại lý bánh kẹo. Nhờ tài ngoại giao và chữ tín trong công việc nên cuốn sổ đặt hàng của chị mỗi lúc một dày thêm. Sự phờ phạc của chị cũng được đền bù một cách xứng đáng với hơn 30 triệu chỉ trong một tháng.

Công việc sales - bán hàng cũng là một nghệ thuật nên mỗi seller cũng phải có tư chất riêng thì mới đem lại kết quả mong muốn. Công sức để trồng và chăm bẵm cho cây chắc sẽ đắng song quả thu được không thể không ngọt.

Nghề Sales – Nghề khởi đầu cho cuộc sống thành công


Bất cứ ai cũng hiểu rằng đội ngũ nhân viên bán hàng (salesman, seller) năng động và hiệu quả là yếu tố thành công chính cho sự phát triển thịnh vượng của hầu hết các công ty trong môi trường kinh doanh ngày nay. Chính vì vậy, nghề sales (bán hàng) đang trở thành một trong những nghề hấp dẫn và đầy lôi cuốn với lao động trẻ. Và hấp dẫn hơn, không nhất thiết phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng mới làm sales được. Bạn còn mong đợi gì hơn thế nữa?
Thành công hay thất bại của một nhân viên bán hàng được đo đếm bằng chính doanh thu mà họ mang đến cho công ty.
Nhân viên sales thường được biết đến như những người có tài ăn nói, lanh lợi và nhất là khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng (KH). Đạt được điều đó đòi hỏi mỗi người làm sales luôn phải nỗ lực trong công việc.

Tiềm năng nghề sales

Có không ít người có thái độ không tốt đối với những nhân viên sales bởi họ cho rằng những người đó là những người tiếp thị, chuyên gõ cửa từng nhà để ra bán những thứ hàng hóa ế ẩm, chất lượng thấp bằng cái giọng lưỡi vô cùng dẻo. Thậm chí, còn có người cho rằng những người làm sales là những “chuyên gia đeo bám” cho đến khi KH chấp nhận mua những hàng hóa chất lượng thấp của họ mới thôi. Họ cho rằng chỉ những người không có việc làm, những người trình độ thấp mới đi làm nghề này…
Nguyên nhân nảy sinh ra những thái độ chủ quan đó là do đã từng có một thời gian xuất hiện không ít những người bán hàng như vậy. Những người làm sales chuyên nghiệp gọi những người này là “con sâu làm rầu nồi canh”. Trên thực tế, ngày nay, nghề sales đang thu hút rất nhiều bạn trẻ năng động muốn thử sức với lĩnh vực kinh doanh buôn bán đầy tiềm năng.

Không ít người trong chúng ta luôn nghĩ, việc trở thành một salesman giỏi thực sự là một viễn cảnh xa vời, đặc biệt khi bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trái ngược với suy nghĩ ấy, trong chia sẻ của mình, những người kỳ cựu trong nghề lại có một viễn cảnh rộng mở cho bạn, nếu bạn thực sự thích làm sales.
Thị trường rộng mở cho phép KH có rất nhiều sự lựa chọn cùng một dòng sản phầm (SP) cho nhu cầu của mình. Nhân viên sales chính là một cầu nối liên kết giữa KH với SP của công ty mình. Ngoài khoản thu nhập cố định ra, phần trăm hoa hồng nhận được sau mỗi chữ kí của khách hàng sẽ đem đến cho seller một cuộc sống khá sung túc.
Được đánh giá là một trong những nghề năng động nhất hiện nay, sales thu hút không ít bạn trẻ, trong đó có không ít là giới sinh viên ngay từ khi còn đi học hay mới ra trường. Tùy vào từng công ty với những sản phẩm đặc thù mà yêu cầu có khác nhau cho các ứng viên. Tuy nhiên, nói chung thì điều kiện không quá cao, cơ bản là khả năng giao tiếp mềm dẻo, năng động, linh hoạt. Môi trường làm việc của nghề sales cũng rất sôi động vì sự cạnh tranh giữa các seller luôn luôn tồn tại. Họ cạnh tranh nhau bằng uy tín, năng lực số lượng  đối tác tìm được cũng như khối lượng hàng hóa bán ra.

Salesman - Anh là ai?

Trong marketing, lực lượng bán hàng được xem là một công cụ truyền thông cá thể hiệu quả. Người bán hàng không chỉ truyền thông điệp đến KH về lợi ích và tính ưu việt của SP mà còn thu nhận lại phản hồi của KH về SP đó cho công ty. Điều này làm cho nhân viên bán hàng trở thành một công cụ truyền thông hữu hiệu nhất trong tất cả các công cụ truyền thông.
Nhân viên bán hàng là chiếc cầu nối giữa KH và doanh nghiệp. Người làm sales vừa phải bảo đảm lợi ích của công ty mình: bán được SP với đúng giá mang lại lợi nhuận, vừa phải chăm sóc quyền lợi của KH: mua được SP ở mức giá phải chăng, giúp họ sử dụng SP của mình một cách hiệu quả nhất và mang lại lợi ích cao nhất cho KH.

Công việc của một salesman:
•    Tìm kiếm đối tác, thiết lập quan hệ với KH, đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh,
     marketing của ban lãnh đạo, báo cáo số lượng, phản hồi từ KH và tình hình kinh doanh.
•    Lập và triển khai kế hoạch bán hàng, đốc thúc các bộ phận thực hiện theo đúng tiến độ đã cam kết.
•    Cung cấp thông tin SP, khuyến mãi, và giá cả qua việc xác định các yêu cầu KH; tư vấn cho KH trong việc tìm địa điểm, ngân
     sách, tiến độ, chất lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng và lựa chọn phương án tối ưu.
•    Liên lạc thường xuyên, thuyết trình phương án, theo đuổi và thuyết phục KH ký hợp đồng.
•    Phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với KH, chủ động tìm kiếm nguồn KH mới...

Những tố chất cần có của một saleman
 Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt là những tố chất không thể thiếu của một nhân viên sales giỏi. Đặc biệt, trong kinh doanh SP vô hình như ngành dịch vụ, khi tạo dựng được mối quan hệ tốt với KH, bạn đã đạt được 80% cơ hội thành công. Vì thế kỹ năng mềm (kỹ năng lắng nghe, nắm bắt tâm lý KH, khả năng nói trước công chúng...) là một trong những yếu tố quan trọng nhất. (tạo link ở chữ tui tô vàng đó)
Phải có kiến thức chuyên sâu về SP để "đụng đâu biết đấy" chứ không ú ớ khi KH thắc mắc. Phải làm cho SP của mình được đối tượng thấy nhiều ưu điểm so với các SP cùng loại khác. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì chỉ khi bạn hiểu bạn đang bán cái gì thi bạn mới bán được nó.

Có vốn hiểu biết sâu rộng: Người làm sales không nên chỉ là một nhân viên kinh doanh thuần túy vì họ cần có khả năng tư vấn cho KH, họ phải biết cách nói như thế nào để tăng khả năng thuyết phục người nghe. Vì vậy, không những phải trau dồi hiểu biết về SP, dịch vụ của công ty, họ còn phải cập nhật kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội và cả nghệ thuật nữa. Ví dụ, để thắt chặt mối quan hệ với KH, nhân viên sales nên biết trò chuyện với KH về đề tài họ quan tâm, chắn chắn họ sẽ có nhiều thiện cảm tốt dành cho bạn. Và “9 người thì 10 ý”, vì vậy bạn nên chuẩn bị cho mình kiến thức ở nhiều lĩnh vực để có thể nói chuyện trong nhiều đề tài khác nhau mà KH quan tâm. Chính vì vậy, có thể nói rằng, nghề sales như một công việc đi kết bạn, đi chia sẻ những điều tốt nhất cho khách hàng của mình.

Linh hoạt để nắm bắt nhu cầu của KH nhằm đáng ứng đúng cái mà họ đang cần. Năng động để hiểu tâm lý, khéo léo hướng KH lựa chọn SP của mình. Công đoạn từ tìm kiếm KH đến việc KH lựa chọn SP trải qua rất nhiều giai đoạn và khâu chuẩn bị. Bạn phải luôn bám sát tâm lý của KH để có thể phục vụ KH kịp thời.
Nhân viên sales thường xuyên chịu áp lực về doanh số, áp lực từ KH… Một thực tế đầy thách thức đối với nhân viên sales là họ phải chứng tỏ được khả năng của mình thông qua kết quả kinh doanh đạt được. Vì vậy nghề sales đòi hỏi nhân viên phải có khả năng chịu đựng áp lực cao và tinh thần thép để vượt qua những thách thức đó. Họ còn phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề.

Nhân viên sales là người có bản lĩnh cao. Họ luôn phải đối đầu với những cái lắc đầu, những lời từ chối và đôi khi là thái độ thiếu thiện cảm. Trong 10 lần chào hàng thì có lẽ chỉ có 1 lần KH đồng ý. Nếu là những người mới vào nghề thì thật khó khăn khi phải đương đầu với những lời từ chối ấy. Tuy nhiên, salesman chuyên nghiệp là người kiên trì, đôi khi là lì lợm và có bản lĩnh cao nên họ có thể vượt qua những sự từ chối đó.

Mặt khác, công việc bán hàng cũng là một nghệ thuật nên mỗi seller cũng phải có tư chất riêng thì mới đem lại kết quả mong muốn. Ví dụ, vẻ bề ngoài của seller cũng là một trong những nhân tố giúp họ có được hợp đồng, thế nên, các seller thường "tút" lại ngoại hình sao cho "pro" một chút, đủ để họ tự tin, năng động trước những KH khó tính.

Những kỹ năng cơ bản của nghề Sales Forwarder

Truyền thông hiệu quả

“Truyền thông” là một từ có nghĩa rất rộng. Bạn không cần phải là một nhà hùng biện xuất sắc nhưng bạn phải tập cho mình cách diễn đạt thật rõ ràng và dễ hiểu. “Sales” nghĩa là phải nói cho mọi người hiểu được những điều bạn đang cố gắng để truyền đạt đến họ.
Khả năng lắng nghe

Cùng với việc diễn đạt những điều mình muốn, một người bán hàng giỏi còn là người khi nào thì nên biết dừng nói và lắng nghe. Họ không bao giờ ngắt lời người khác bởi vì nếu làm vậy, họ sẽ thất bại trong việc nhận ra khách hàng của họ đang cần cái gì.
Hỏi những câu hỏi chính xác

Bản tính tự nhiên của sales là tò mò và sales cần phải biết rõ những nhu cầu thực tế của khách hàng. Vì thế, sales phải biết cách đưa ra những câu hỏi mà sẽ dẫn họ đến câu trả lời. Đưa ra những câu hỏi về phía khách hàng cũng là cách để sales giải quyết những vấn đề của mình.
Những câu hỏi nên đặt ra cho khách hàng:
- Thị trường của công ty là nội địa hay quốc tế ? Thường bán hàng cho thị trường nào?
- Sản lượng một tháng?
- Giá bán có bao gồm cước vận chuyển không? Nếu có, thì thường book qua hãng tàu nào? Hay forwarder nào? Có problems gì không?
- Về cước vận chuyển: quan tâm đến giá thành, chất lượng dịch vụ?
Giải quyết mọi vấn đề

Một kỹ năng cần có của những người bán hàng thành công là giải quyết vấn đề. Khả năng tìm hiểu những vấn đề của khách hàng và từ đó đưa ra cách giải quyết hiệu quả sẽ đưa đến cho bạn những kết quả như mong đợi.
Tổ chức tốt

Tổ chức tốt tức là cách bạn nghĩ và lên kế hoạch. Là một người bán hàng, bạn phải có khả năng phân tích mọi vấn đề ra thành các bước nhỏ và từ đó sắp xếp các kể hoạch hành động cho từng bước nhỏ đó. Bạn cần phải biết xác địch mục đích của mình để từ đó tìm ra từng nấc thang tiến đến mục đích đó.
Chủ động bắt đầu - chủ động kết thúc

Người bán hàng giỏi sẽ tiến dần lên đến mục tiêu theo cách riêng của họ. Họ không bao giờ cần ai đó phải nói với họ là đã đến lúc phải làm việc rồi bởi vì họ biết nếu họ không làm việc, họ không thể kiếm lợi nhuận được. Họ rất kiên trì từ lúc đầu cho đến khi kết thúc. Họ luôn luôn đạt được mục tiêu của họ cho dù đó là những mục tiêu nhỏ nhất.
Xây dựng một hình ảnh tích cực

Có một thái đó tích cực và luôn nghĩ mình có thể làm được mọi thứ khiến cho bạn trở nên khách biệt với những sales khác. Ở trong những cuộc gặp gỡ hay cuộc họp, sales không bao giờ ngồi thu lu một góc, tránh nói chuyện với mọi người hay sợ phải thử một điều gì mới. Họ không bao giờ để những điều không tích cực ảnh hưởng đến tâm lý hay hành động của họ bởi họ biết họ là ai và có khả năng làm được
những gì.
Cư xử hoà nhã và lịch sự

Một người bán hàng giỏi là người có cách cư xử đúng đắn. Có thể bạn không nhận ra điều này nhưng cư xử đẹp là cách để bạn thể hiện sự tôn trọng đối với những người khác. Mọi người đều quan tâm chú ý đến những ai tôn trọng họ. Và hãy nhớ rằng sự tôn trọng thực sự chính là nền tảng để xây dựng một mối quan hệ thực sự, bao gồm cả mối quan hệ với những khách hàng.
Thuyết phục một cách tự nhiên

Một kỹ năng chung mà người bán hàng nào cũng cần phải có đó là phải biết cách thuyết phục người khác hay nói một cách khác, làm thế nào để có được điều họ muốn. Họ luôn tập chung vào những điều họ muốn và kiên trì với nó cho đến tận cùng. Họ không bao giờ từ bỏ.
Con người của sự chính trực

Một người bán hàng mà thiếu sự chính trực thì sẽ thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, trong đó bao gồm cả việc nhảy việc từ nơi này sang nơi khác. Sự chính trực hầu như là yếu tố quan trọng nhất của sales.

Bí quyết thành công trong nghề Sales

Đôi ngũ nhân viên phòng sales rất quan trọng bởi họ chính là yếu tổ quyết định sự phát triển thịnh vượng của hầu hết các công ty. Vì vậy, nghề sales hiện là một nghề rất hấp dẫn đối với các bạn trẻ năng động. Ngoài ra, nghề này cũng không đòi hỏi các bạn phải tốt nghiệp cao đẳng hay đại học mới có thể làm tốt được.

Salesman

Salesman

Trong marketing, lực lượng bán hàng được xem là một công cụ truyền thông cá thể hiệu quả. Người bán hàng không chỉ truyền thông điệp đến khách hàng về lợi ích và tính ưu việt của sản phẩm mà còn thu nhận lại phản hồi của khách hàng về sản phẩm đó cho công ty. Điều này làm cho nhân viên bán hàng trở thành một công cụ truyền thông hữu hiệu nhất trong tất cả các công cụ truyền thông.

Nhân viên bán hàng là chiếc cầu nối giữa KH và doanh nghiệp. Người làm sales vừa phải bảo đảm lợi ích của công ty mình: bán được SP với đúng giá mang lại lợi nhuận, vừa phải chăm sóc quyền lợi của KH: mua được SP ở mức giá phải chăng, giúp họ sử dụng SP của mình một cách hiệu quả nhất và mang lại lợi ích cao nhất cho KH.

Công việc của một salesman

- Tìm kiếm đối tác, thiết lập quan hệ với KH, đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh, marketing của ban lãnh đạo, báo cáo số lượng, phản hồi từ KH và tình hình kinh doanh.

-  Lập và triển khai kế hoạch bán hàng, đốc thúc các bộ phận thực hiện theo đúng tiến độ đã cam kết.

- Cung cấp thông tin SP, khuyến mãi, và giá cả qua việc xác định các yêu cầu KH; tư vấn cho KH trong việc tìm địa điểm, ngân sách, tiến độ, chất lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng và lựa chọn phương án tối ưu.

- Liên lạc thường xuyên, thuyết trình phương án, theo đuổi và thuyết phục KH ký hợp đồng.

- Phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với KH, chủ động tìm kiếm nguồn KH mới...

Sales
Những tố chất cần có của 1 salesman

- Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt là những tố chất không thể thiếu của một nhân viên sales giỏi. Đặc biệt, trong kinh doanh SP vô hình như ngành dịch vụ, khi tạo dựng được mối quan hệ tốt với KH, bạn đã đạt được 80% cơ hội thành công. Vì thế kỹ năng mềm (kỹ năng lắng nghe, nắm bắt tâm lý KH, khả năng nói trước công chúng...) là một trong những yếu tố quan trọng nhất. (tạo link ở chữ tui tô vàng đó)

- Phải có kiến thức chuyên sâu về SP để "đụng đâu biết đấy" chứ không ú ớ khi KH thắc mắc. Phải làm cho SP của mình được đối tượng thấy nhiều ưu điểm so với các SP cùng loại khác. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì chỉ khi bạn hiểu bạn đang bán cái gì thi bạn mới bán được nó.

- Có vốn hiểu biết sâu rộng: Người làm sales không nên chỉ là một nhân viên kinh doanh thuần túy vì họ cần có khả năng tư vấn cho KH, họ phải biết cách nói như thế nào để tăng khả năng thuyết phục người nghe. Vì vậy, không những phải trau dồi hiểu biết về SP, dịch vụ của công ty, họ còn phải cập nhật kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội và cả nghệ thuật nữa. Ví dụ, để thắt chặt mối quan hệ với KH, nhân viên sales nên biết trò chuyện với KH về đề tài họ quan tâm, chắn chắn họ sẽ có nhiều thiện cảm tốt dành cho bạn. Và “9 người thì 10 ý”, vì vậy bạn nên chuẩn bị cho mình kiến thức ở nhiều lĩnh vực để có thể nói chuyện trong nhiều đề tài khác nhau mà KH quan tâm. Chính vì vậy, có thể nói rằng, nghề sales như một công việc đi kết bạn, đi chia sẻ những điều tốt nhất cho khách hàng của mình.

- Linh hoạt để nắm bắt nhu cầu của KH nhằm đáng ứng đúng cái mà họ đang cần. Năng động để hiểu tâm lý, khéo léo hướng KH lựa chọn SP của mình. Công đoạn từ tìm kiếm KH đến việc KH lựa chọn SP trải qua rất nhiều giai đoạn và khâu chuẩn bị. Bạn phải luôn bám sát tâm lý của KH để có thể phục vụ KH kịp thời.

- Nhân viên sales thường xuyên chịu áp lực về doanh số, áp lực từ KH… Một thực tế đầy thách thức đối với nhân viên sales là họ phải chứng tỏ được khả năng của mình thông qua kết quả kinh doanh đạt được. Vì vậy nghề sales đòi hỏi nhân viên phải có khả năng chịu đựng áp lực cao và tinh thần thép để vượt qua những thách thức đó. Họ còn phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề.

- Nhân viên sales là người có bản lĩnh cao. Họ luôn phải đối đầu với những cái lắc đầu, những lời từ chối và đôi khi là thái độ thiếu thiện cảm. Trong 10 lần chào hàng thì có lẽ chỉ có 1 lần KH đồng ý. Nếu là những người mới vào nghề thì thật khó khăn khi phải đương đầu với những lời từ chối ấy. Tuy nhiên, salesman chuyên nghiệp là người kiên trì, đôi khi là lì lợm và có bản lĩnh cao nên họ có thể vượt qua những sự từ chối đó.

- Mặt khác, công việc bán hàng cũng là một nghệ thuật nên mỗi seller cũng phải có tư chất riêng thì mới đem lại kết quả mong muốn. Ví dụ, vẻ bề ngoài của seller cũng là một trong những nhân tố giúp họ có được hợp đồng, thế nên, các seller thường "tút" lại ngoại hình sao cho "pro" một chút, đủ để họ tự tin, năng động trước những KH khó tính.

Sales
Những kỹ năng cơ bản cần có của 1 salesman

Truyền thông hiệu quả

“Truyền thông” là một từ có nghĩa rất rộng. Bạn không cần phải là một nhà hùng biện xuất sắc nhưng bạn phải tập cho mình cách diễn đạt thật rõ ràng và dễ hiểu. “Sales” nghĩa là phải nói cho mọi người hiểu được những điều bạn đang cố gắng để truyền đạt đến họ.

Khả năng lắng nghe

Cùng với việc diễn đạt những điều mình muốn, một người bán hàng giỏi còn là người khi nào thì nên biết dừng nói và lắng nghe. Họ không bao giờ ngắt lời người khác bởi vì nếu làm vậy, họ sẽ thất bại trong việc nhận ra khách hàng của họ đang cần cái gì.

Hỏi những câu hỏi chính xác

Bản tính tự nhiên của sales là tò mò và sales cần phải biết rõ những nhu cầu thực tế của khách hàng. Vì thế, sales phải biết cách đưa ra những câu hỏi mà sẽ dẫn họ đến câu trả lời. Đưa ra những câu hỏi về phía khách hàng cũng là cách để sales giải quyết những vấn đề của mình.

Giải quyết mọi vấn đề

Một kỹ năng cần có của những người bán hàng thành công là giải quyết vấn đề. Khả năng tìm hiểu những vấn đề của khách hàng và từ đó đưa ra cách giải quyết hiệu quả sẽ đưa đến cho bạn những kết quả như mong đợi.

Tổ chức tốt

Tổ chức tốt tức là cách bạn nghĩ và lên kế hoạch. Là một người  bán hàng, bạn phải có khả năng phân tích mọi vấn đề ra thành các bước nhỏ và từ đó sắp xếp các kể hoạch hành động cho từng bước nhỏ đó. Bạn cần phải biết xác địch mục đích của mình để từ đó tìm ra từng nấc thang tiến đến mục đích đó.

Chủ động bắt đầu - chủ động kết thúc

Người bán hàng giỏi sẽ tiến dần lên đến mục tiêu theo cách riêng của họ. Họ không bao giờ cần ai đó phải nói với họ là đã đến lúc phải làm việc rồi bởi vì họ biết nếu họ không làm việc, họ không thể kiếm lợi nhuận được. Họ rất kiên trì từ lúc đầu cho đến khi kết thúc. Họ luôn luôn đạt được mục tiêu của họ cho dù đó là những mục tiêu nhỏ nhất.

Xây dựng  một hình ảnh tích cực

Có một thái đó tích cực và luôn nghĩ mình có thể làm được mọi thứ khiến cho bạn trở nên khách biệt với những sales khác. Ở trong những cuộc gặp gỡ hay cuộc họp, sales không bao giờ ngồi thu lu một góc, tránh nói chuyện với mọi người hay sợ phải thử một điều gì mới. Họ không bao giờ để những điều không tích cực ảnh hưởng đến tâm lý hay hành động của họ bởi họ biết họ là ai và có khả năng làm được
những gì.

Cư xử hoà nhã và lịch sự

Một người bán hàng giỏi là người có cách cư xử đúng đắn. Có thể bạn không nhận ra điều này nhưng cư xử đẹp là cách để bạn thể hiện sự tôn trọng đối với những người khác. Mọi người đều quan tâm chú ý đến những ai tôn trọng họ. Và hãy nhớ rằng sự tôn trọng thực sự chính là nền tảng để xây dựng một mối quan hệ thực sự, bao gồm cả mối quan hệ với những khách hàng.

Thuyết phục một cách tự nhiên

Một kỹ năng chung mà người bán hàng nào cũng cần phải có đó là phải biết cách thuyết phục người khác hay nói một cách khác, làm thế nào để có được điều họ muốn. Họ luôn tập chung vào những điều họ muốn và kiên trì với nó cho đến tận cùng. Họ không bao giờ từ bỏ.

Con người của sự chính trực

Một người bán hàng mà thiếu sự chính trực thì sẽ thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, trong đó bao gồm cả việc nhảy việc từ nơi này sang nơi khác. Sự chính trực hầu như là yếu tố quan trọng nhất của sales.

Bí quyết thành công torng gnhề sales
Bí quyết thành công trong nghề Sales

Giới thiệu bản thân sau đó là im lặng và lắng nghe

Kinh nghiệm bán hàng không chỉ là vấn đề về liên kết kinh doanh mà đối tượng chính cần quan tâm hơn cả là khách hàng. "Nghi thức tìm hiểu" là nhân tố quyết định đến sự đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ xem giá trị của nó có đủ để họ đầu tư hay không. Cách duy nhất để có thể tìm ra sở thích và nhu cầu của khách hàng là chú ý lắng nghe. Nếu cứ chăm chăm nghĩ về kế hoạch xúc tiến tiếp theo thì bạn sẽ không thể tập trung vào những gì khách đang nói. Tốt hơn hết bạn nên nghĩ đến việc nhắc lại lời khách hàng bằng ngôn ngữ của mình, như vậy bạn sẽ bắt buộc phải lắng nghe thật chăm chú những gì họ nói.

Một chuyên gia bán hàng thành công là người có thể nắm rõ và phản ánh lại cảm xúc của khách hàng cũng như nội dung cuộc trò chuyện với họ.

Tại sao lời chào hàng lại quan trọng với từng cá nhân khách hàng?

Khi những đại diện bán hàng mới bắt đầu học về công ty, sản phẩm hay dịch vụ mà công ty đó cung cấp, họ thường có khuynh hướng mở đầu cuộc hội thoại bằng cách đưa ra những thông tin đầy đủ và chính xác giống như một hình thức quảng cáo. Tuy nhiên, điều này lại không hoàn toàn phù hợp. Đừng nghĩ rằng khách hàng quan tâm đến cách thức, thời gian bạn thực hiện một việc nào đó; cũng đừng tưởng rằng những gì bạn nói có thể khiến bạn trở thành độc nhất. Khách hàng đã đủ mệt mỏi với một cuộc sống gồm những ưu tiên, giới hạn và trách nhiệm của bản thân. Do đó, khi tiếp xúc với họ, đừng lãng phí thời gian với một tràng giới thiệu mà hãy tập trung đưa ra những khía cạnh quan trọng mà sản phẩm/ dịch vụ đó có thể đáp ứng nhu cầu và đem lại lợi ích cho khách đồng thời hạn chế nói đến những vấn đề không cần thiết. Tất nhiên, bạn chỉ có thể làm được điều này khi chịu khó lắng nghe khách hàng.

Một chuyên gia bán hàng thành công là người luôn tập trung vào những khía cạnh cụ thể có liên quan đến khách khi đưa ra lời chào hàng.

Yêu cầu xác nhận sau đó giải thích chi tiết

Khi đã có được đơn đặt hàng của khách có nghĩa là bạn đã đi đúng đường. Hãy yêu cầu xác nhận của khách hàng về những khía cạnh trọng tâm bởi khi đưa ra đơn đặt hàng, khách dường như mới chỉ đưa ra "yêu cầu ban đầu" và rất có nhiều khả năng họ sẽ thay đổi những phần trọng tâm. Do đó đây chính là cơ hội tìm hiểu xem khách có mối quan tâm hay lo lắng nào khác nữa không. Lắng nghe thật chăm chú rồi trình bày lại chủ đề và phần trọng tâm bằng những câu ngắn gọn sau đó nhắc lại những nội dung quan trọng. Tiếp theo, hãy giải thích về các chi tiết trong lời chào hàng, lưu ý phải đưa ra những chi tiết khách quan tâm.

Một chuyên gia bán hàng thành công là người có khả năng lôi cuốn và thu hút khách hàng trong suốt quá trình giải thích những chi tiết có liên quan trong lời chào hàng.

Hãy cho khách hàng thấy lý do tại sao họ nên tin tưởng bạn

Nếu mục tiêu đưa ra là phải chào hàng sao cho những yêu cầu của khách được thỏa mãn thì phương pháp thích hợp hơn cả là đưa ra những lý do thuyết phục khiến khách tin tưởng ở mình. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng những thông tin chi tiết về sản phẩm, báo cáo về chính sách và những nghiên cứu dựa trên điều kiện và hoàn cảnh cụ thể về dịch vụ, những bài báo hoặc tài liệu tham khảo độc lập. Phương thức chứng minh sự tin cậy có thể được tiến hành khác nhau phụ thuộc vào từng nghành nghề và thị trường cụ thể. Trong trường hợp không có tài liệu hay lịch sử thực tế để tham khảo, bạn có thể tạo tín nhiệm bằng cách đưa ra và giữ đúng lời hứa. Một lời hứa có thể đơn giản chỉ là sự cam kết thực hiện đúng thời gian (đưa ra một mốc thời gian cụ thể). Thậm chí nếu khách hàng là một người được giới thiệu đến và sự tin tưởng là điều chắc chắn thì cũng đừng bao giờ coi đó là hiển nhiên bởi đó chính là kết quả của nỗ lực tạo tin cậy trước đó!

Một chuyên gia bán hàng thành công là người có được lòng tin của từng khách hàng bằng những cam kết và hành động.

Niềm tin
Bán hàng và chế độ hậu mãi

Bênh cạnh việc cung cấp thông tin về giá cả, bạn cũng nên đưa ra chi tiết về những việc cần làm để hoàn thành giao dịch kèm theo đó là chế độ hậu mãi sau bán hàng. Nhất thiết phải quy định thật chi tiết nếu khách hàng cần thực hiện một số thủ tục trước, trong và sau bán hàng. Trong một số trường hợp có sử dụng đến giấy đăng kí, giấy phép hoặc hợp đồng liên quan thì bạn phải chắc chắn xóa bỏ được sự mập mờ hay nghi ngờ bằng cách đưa ra những dẫn chứng đáng tin cậy. Khách hàng cũng cần được cung cấp những thông tin đầy đủ về các yêu cầu về sản phẩm/ dịch vụ hoặc yêu cầu gia hạn. Ví dụ: Sẽ là sự thất vọng không thể chấp nhận được khi một khách hàng đang háo hức mở nắp hộp một chiếc máy in mới mua nhưng sau đó lại phát hiện ra thiếu giây cáp nối với máy tính và điều hiển nhiên là phải quay lại cửa hàng để lấy nó. Lời khuyên đưa ra là luôn tạo cho khách cảm giác thỏa mãn và tự tin bằng cách giải thích từ từ từng bước một rồi lần lượt đưa ra hứa hẹn về sản phẩm.

Một chuyên gia bán hàng thành công là người luôn biết cách thức và quá trình "đào tạo" khách hàng.

Lên kế hoạch cho các bước tiếp theo

Trong rất nhiều trường hợp, "chu trình mua bán" có thể gồm một vài bước khác nhau chứ không đơn giản chỉ là mua và bán. Nếu cảm thấy cần thiết phải thương lượng thì lúc đó bạn nên sắp xếp các cuộc gặp gỡ với khách để thực hiện các giai đoạn tiếp theo. Còn nếu cảm thấy đăng kí và sắp đặt là điều kiện cần thiết sau bán hàng thì hãy bắt đầu thảo luận bằng việc cung cấp kế hoạch làm việc cho khách. Với những hợp đồng mua bán và đầu tư quan trọng, bạn có thể cần cho khách hàng xem xét ngân sách hoặc tình trạng tài chính, trong trường hợp đó, thích hợp hơn cả là sắp xếp kế hoạch cho từng giai đoạn để cung cấp những gì khách cần ở trên.

Một chuyên gia bán hàng thành công là người luôn đưa ra cho khách hàng một kế hoạch làm việc chắc chắn trong những cuộc đối thoại liên tục với họ.

Chào hàng đúng mức

Đừng nghĩ rằng khách hàng sẽ là người yêu cầu thông tin về bán hàng. Chính bạn mới là người làm việc đó: nắm thông tin về bán hàng để quyết định xem khi nào cần phải dừng chào hàng và khi nào thì nên bắt đầu tiến hành giao dịch. Một số nhân viên bán hàng do quá nhiệt tình với sản phẩm nên họ tiếp tục quảng cáo và xúc tiến bán hàng một thời gian dài sau khi khách đã quyết định mua hàng nên đã thực sự làm mất một khách hàng. Do đó lời khuyên đưa ra là không nên tiếp tục rót nước khi ly đã đầy.

Một chuyên gia bán hàng thành công là người luôn biết cách dừng chào hàng đúng lúc theo từng giai đoạn.

Một số câu châm ngôn trong bán hàng

"Nhân tố quan trọng trong bán hàng là nắm được nhu cầu của khách và thuyết phục họ rằng bạn là lựa chọn tốt nhất đáp ứng được nhu cầu đó"
- Fred Blalek - người đồng sáng lập của tập đoàn Chất bán dẫn quốc gia (National Semiconductor Corp)

"Trong thế giới kinh doanh hiện đại, trở thành một nhà tư tưởng sáng tạo sẽ chẳng có ý nghĩa gì trừ khi bạn có thể "bán" những gì bạn tạo ra. Những ý tưởng sẽ không được đánh giá cao trừ khi nó được trình bày bởi một người bán hàng giỏi".
- David M Ogilvy

"Các công ty không còn là người "lập kế hoạch" cho khách hàng được nữa mà nhiệm vụ của họ là tìm cho ra "kế hoạch" đó và thực hiện nó. Chính khách hàng mới là người quyết định cái gì là quan trọng còn nhiệm vụ của bạn là lắng nghe và đáp ứng."

Những kỹ năng mềm cho nghề sales


Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kĩ năng “mềm”.

1. Hòa đồng với tập thể

Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể ko chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp.

Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một dự án, hãy cố gắng xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng khác. Và bạn làm gì nếu bình thường bạn không làm việc trong một nhóm? Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ ra sao.

2. Giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.

Nhiều điều nhỏ nhặt bạn đã từng thực hiện hàng ngày - có thể có những điều bạn không từng nghĩ đến lại có một sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếp của bạn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi giao tiếp với những người khác:

- Nhìn thẳng vào mắt người đối diện
- Đừng tỏ ra bồn chồn
- Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ
- Đừng nói chuyện chỉ để nói, hãy tập trung vào một vấn đề
- Phát âm một cách chính xác
- Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường

Nói chung, bạn nên để ý tới cách sử dụng từ ngữ của mình để tạo ấn tượng với người đối thoại. Cũng đừng quên
rằng một trong những kỹ năng giao tiếp là biết lắng nghe.

3. Tỏ thái độ tự tin

Trong hầu hết các trường hợp, khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, sự tự tin là một thái độ rất hiệu quả. Trong khi sự khiêm nhường khi bạn nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì sự thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém. Hãy tin chắc rằng bạn có sự nhận biết và kỹ năng để có thể bày tỏ được sự tự tin của mình.

4. Luyện kỹ năng sáng tạo

Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

Bạn có thể đang phải làm một công việc chán ngắt, buồn tẻ, hãy cố gắng khắc phục nó theo cách hiệu quả hơn. Khi một vấn đề khiến người ta phải miễn cưỡng bắt tay vào làm, hãy nghĩ ra một giải pháp sáng tạo hơn. Nếu không được, ít ra bạn đã từng thử nó.

5. Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình

Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng chính là kỹ năng gây ấn tượng nhất đối với người tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hãy nhận thức xem bạn thủ thế như thế nào khi phản ứng trước những lời nhận xét tiêu cực. Đừng bao giờ ném đá vào những lời phê bình mang tính xây dựng mà không nhận thấy rằng ít nhất nó cũng có ích một phần. Khi bạn đưa ra lời nhận xét với người khác, hãy thể hiện sao cho thật khéo léo và chân thành. Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe dựa vào tính cách của họ để có cách nói phù hợp nhất.

6. Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác

Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không? Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại.

Sự sáng tạo có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy, nó khiến bạn đủ dũng cảm để theo đuổi một ý tưởng vốn bị mắc kẹt trong suy nghĩ và cuối cùng là bạn vượt qua được nó. Dẫn dắt những người khác theo cùng một hướng để đạt một mục đích chung, và người lãnh đạo giỏi là người có thể lãnh đạo được người khác bằng chính tấm gương của mình.

7. Đa năng và ưu tiên những việc cần làm trong danh sách của bạn

Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng.

Đừng than phiền rằng bạn phải làm thêm các công việc khác. Hãy thể hiện khả năng đa kỹ năng của bạn. Chắc chắn cái bạn nhận lại sẽ là rất lớn như kinh nghiệm hay các mối quan hệ mới.

8. Có cái nhìn tổng quan

Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.

Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn

Trong khi khám phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, bạn không nên bỏ qua những kỹ năng “cứng”. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này


Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng
Tiếp cận khách hàng mới như thế nào
Nghề thích hợp nhất với phụ nữ
Nghề kinh dị của phụ nữ Miền Tây


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
xin cho em hoi : sao ma sale ben logistics sao kho qua troi a, co bac nao gip em khong
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý