Bệnh thoái hóa và gái cột sống - Những điều cần biết

seminoon seminoon @seminoon

Bệnh thoái hóa và gái cột sống - Những điều cần biết

18/04/2015 11:52 PM
548

Chúng ta cần phân biệt thoái hóa cột sống ở cổ, lưng hay thắt lưng. Ở ba vùng bệnh, tính chất khác nhau. Lưu ý là ở những vùng nào có đĩa đệm (cổ, lưng, thắt lưng) mới có vấn đề thoái hóa cột sống, còn ở vùng xương thiêng (từ dưới thắt lưng xuống - dính thành khối, không đĩa đệm), xương cụt không có thoái hóa cột sống.


GAI CỘT SỐNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT


Nguyên nhân chính của bệnh từ đâu?

- Hiện nay chúng ta chưa có một thống kê chính xác để nói về tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống, tuy nhiên đây là một bệnh lý cột sống rất phổ biến, chiếm khoảng trên 60% bệnh lý chỉnh hình cột sống. Thường sau tuổi 40 trở đi, càng lớn tuổi bệnh càng xảy ra nhiều hơn, có những người thoát vị đĩa đệm ở tuổi 30-40,thoái hóa thân đốt sống ở tuổi 50-60. Nguyên nhân chính là do sự lão hóa.

Có thể có những tác động, yếu tố khác nhau khiến bệnh lý phát triển sớm hoặc muộn, như lao động nặng nhọc quá mức lúc còn trẻ, hoặc sự thiếu vận động, không huấn luyện cơ bắp (cơ bụng, cơ thắt lưng) để chịu lực, các tư thế sai của cổ, lưng, thắt lưng trong sinh hoạt hằng ngày làm phát triển nhanh tiến trình lão hóa.

Làm việc văn phòng ngồi nhiều có dễ mắc bệnh?

- Những người lao động văn phòng nên ngồi tư thế đúng, phải có lưng ghế tựa và hơi nhô ra ngay thắt lưng, ngồi đầu gối hơi cao hơn háng một chút là tốt. Sau 45 phút đến một giờ cần làm những động tác thể dục nhẹ nhàng.

Người lái xe đường dài sau khoảng hai giờ phải nghỉ ngơi 10-15 phút để tập cơ cổ, cơ lưng thì làm việc mới lâu bền được.

Những người buôn gánh bán bưng, khuân vác phải thận trọng, không làm việc quá mức. Có những thanh niên ỷ sức khuân vác 50-70kg là không hợp lý, chưa kể tư thế không đúng, những yếu tố rủi ro làm nặng thêm tiến trình lão hóa. Làm nặng sai tư thế cũng thúc đẩy tiến trình thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm tăng lên.

Tóm lại, phải phòng ngừa bằng cách biết tư thế đúng khi làm việc nặng và làm việc thời gian dài. Tuy giữa lý thuyết và thực hiện trên thực tế có khoảng cách, nhưng chúng ta cần biết để tránh những động tác sai.

*Đối với học sinh làm thế nào để có được tư thế đúng với bàn ghế hiện nay?

- Phải có những kiểu mẫu bàn ghế phù hợp từng lứa tuổi khác nhau. Trẻ cao lớn mà ngồi bàn quá thấp sẽ bị vẹo cột sống, ngược lại bé thấp mà bàn quá cao, phải niểng cổ dẫn đến các tư thế cổ sai.

* Một số sai lầm trong chẩn đoán?

- Nhiều người khi đi khám bệnh cầm theo phim X-quang và cho rằng bị gai cột sống nên gây đau. Đây là một sai lầm trong chẩn đoán. Những biểu hiện gai cột sống chỉ là một trong các triệu chứng nghĩ đến thoái hóa cột sống giai đoạn sớm, nhưng gai cột sống không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau trong giai đoạn này.

Vấn đề chính là phải chẩn đoán cho được có hay không có thoái hóa cột sống. Cần phải chẩn đoán rõ ràng các loại bệnh lý thoái hóa khác nhau (thoái thân đốt sống, thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa khối mấu khớp...), tầng bệnh khác nhau (cổ, lưng, thắt lưng).

* Nhiều người nghe quảng cáo và chi hàng chục triệu đồng để điều trị thoái hóa cột sống với phương pháp mới - giảm áp bằng laser. Đây có phải là phương pháp tối ưu?

- Hầu như phương pháp giảm áp bằng laser không nên áp dụng cho các bệnh lý thoái hóa cột sống. Một số ít trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ, chưa phá rách dây chằng dọc sau, có thể được áp dụng một cách thận trọng phương pháp này. Các trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng gây đau thần kinh tọa, có biểu hiện trên hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) sự xé rách dây chằng dọc sau hay khối thoát vị lọt vào ống sống thì chỉ định phẫu thuật ít xâm nhập là phù hợp nhất.

* Có khi nào bị thoái hóa cột sống mà bác sĩ chẩn đoán nhầm đau dây thần kinh tọa, uống thuốc thời gian dài không khỏi ?

- Đau thần kinh tọa chỉ là một triệu chứng của nhiều nhóm bệnh khác nhau: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hẹp ống sống thắt lưng, viêm rễ thần kinh tọa hay do bướu chèn ép vùng thắt lưng... Vì vậy phải chẩn đoán chính xác. Nếu chẩn đoán ra nguyên nhân, cần phẫu thuật thì phải tiến hành phẫu thuật mới giải quyết vấn đề được.

Còn nếu là dạng mãn tính (bệnh lý thoái hóa khối mấu khớp, bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng, bệnh lý thoái hóa thân đốt sống, lồi đĩa đệm...) mới dùng thuốc lâu dài trước khi quyết định phẫu thuật.

* Nếu đến một cơ sở y tế, bác sĩ cho chụp MRI ngay để chẩn đoán, có hợp lý không ?

- Với sự thăm khám lâm sàng cẩn thận và hình ảnh X-quang thường qui rõ (nếu được, nên chụp X-quang thường qui kỹ thuật số) đã đủ hướng đến chẩn đoán chính xác có hay không có thoái hóa cột sống để bắt đầu hướng dẫn điều trị bảo tồn trong đa số trường hợp.

Chỉ khi nào bệnh nhân có các triệu chứng biểu hiện bệnh lý rễ thần kinh, bệnh lý tủy cổ hay lưng mới nên chụp MRI để quyết định hướng điều trị phẫu thuật. Không nên cho chỉ định chụp ngay MRI mà không qua X-quang thường qui nếu không thấy các triệu chứng bệnh lý nặng.


VỀ BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA GAI CỘT SỐNG


Kinh nghiệm dân gian phòng chống bệnh tật nói chung và bệnh lý cột sống nói riêng là hết sức phong phú. Những kinh nghiệm này có thể thành văn hoặc bất thành văn, tồn tại dưới dạng truyền khẩu. Nhưng trong những sách vở và tài liệu có trong tay, chúng tôi không thấy bài thuốc mà hàng xóm đã mách bạn. Tuy nhiên, theo công thức mà bạn đã cung cấp thì đây đều là những vị thuốc “cây nhà lá vườn”, rất thông dụng trong đời sống hàng ngày.

Theo dược học cổ truyền, vỏ bưởi vị cay đắng, tính ấm, có công dụng hành khí, hạ khí, tiêu thực, hoá đàm và làm khoan khoái lồng ngực, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như ho, hen suyễn, nôn và buồn nôn, viêm loét dạ dày, đau tức ngực, ngộ độc rượu… trong đó có chứng quan tiết (bệnh khớp). Chanh quả vị chua, tính ấm, có công dụng sinh tân, chỉ khát, khứ thử, chỉ thống (giảm đau), hành khí và an thai, thường được dùng để chữa các chứng cảm mạo, ho hen, viêm họng, ăn kém, viêm loét dạ dày, thai phụ nôn mửa, cao huyết áp, đau tức ngực, béo phì, đau thần kinh, đau khớp, thống phong (bệnh gút)… Thuốc cứu (ngải cứu) vị cay, tính ấm, có công dụng ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau do lạnh, kinh nguyệt không đều, động thai, thổ huyết, chảy máu cam…

Như vậy, các vị thuốc trong bài đều có tính ấm, lại được ngâm trong rượu đế cũng có vị cay, tính nhiệt nên rất phù hợp cho người bị viêm thoái hoá các khớp thường ở thể hư hàn. Thêm nữa, vỏ bưởi và chanh quả đều có công năng hành khí nên có tác dụng chỉ thống (giảm đau), vì theo y học cổ truyền, “thống” (đau) là do “bất thông” (ứ trệ, tắc nghẽn), các vị thuốc có công năng làm cho kinh mạch thông suốt, khí huyết lưu chuyển bình thường thì chứng đau thuyên giảm.

Vậy nên, bài thuốc mà bạn đang dùng là hoàn toàn phù hợp với căn bệnh gai cột sống và thoái hoá đĩa đệm. Hơn nữa, các vị thuốc đều là thảo dược thiên nhiên, có độ an toàn cao, liều dùng một ly nhỏ là hợp lý nên có thể sử dụng lâu dài mà không sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vả lại, trên thực tế, bạn đã dùng gần một tháng và thấy có hiệu quả (đỡ đau). Tuy nhiên, theo chúng tôi, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa để được khám và tư vấn thêm. Bài thuốc chưa được kiểm chứng bằng các công trình nghiên cứu khoa học thì chưa thể khẳng định tác dụng trị liệu của nó khi dùng chúng ta vẫn cần hết sức thận trọng.

NGƯỜI BỊ BỆNH GAI CỘT SỐNG: NÊN ĂN CÁC CHẤT GIÀU CANXI


Nhiều người rất ám ảnh với chứng bệnh gai cột sống (GCS) bởi nó thường xuyên gây ra đau nhức làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống.

Những nguyên nhân gây bệnh

Bà Lê Thị Hoa (Cần Đước - Long An) lo lắng: “Tôi năm nay 50 tuổi, bị gai toàn bộ các đốt sống lưng. Tôi đã đi khám ở bệnh viện tuyến huyện đồng thời uống thuốc nhưng không đỡ. Nhiều đêm tôi mất ngủ vì đau. Con tôi đã lên mạng tìm đọc một số cách ăn uống có thể giảm được bệnh này như: Ăn tỏi, uống rượu tỏi, ăn gừng, ăn các loại rau xanh, chuối, cà chua… Nếu tôi ăn những thứ này có đỡ đau không? Ngoài ra, tôi có thể mua một số thuốc giảm đau uống tại nhà được không?”. Anh Đoàn Văn Hưng (35 tuổi, quận 3 - TP.HCM) thắc mắc: “Vừa rồi, tôi đi bệnh viện chụp X- quang thì BS nói tôi bị gai ở cột sống lưng. Có phải do tôi uống sữa lâu năm nên mới bị GCS. Tôi nghe nói bệnh này phẫu thuật sẽ tốt hơn?”. 
Theo BS. Nguyễn Minh Tuấn - Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM - bệnh GCS là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ. Gai thường xuất hiện ở đốt sống cổ và thắt lưng, vì hai bộ phận này hoạt động nhiều nhất, nên dẫn đến tình trạng khớp thoái hóa nhanh. Thông thường, bệnh xuất hiện ở người có tuổi từ 35, 40 trở lên. Nguyên nhân gây bệnh ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, còn nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp đầy đủ. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất là thoái hóa bản thân xương cột sống do chứng loãng xương gây ra. Biểu hiện rõ nhất của bệnh này là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống... Đôi khi cũng có những cơn đau cấp tính khiến người bệnh cảm thấy nhói buốt, lan sang các vùng khác như vai, thần kinh tọa, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng

Khi bị GCS, người bệnh cần được BS chuyên khoa khám, chỉ định chính xác dùng loại thuốc gì. BS sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để kê đơn thuốc sao cho hiệu quả nhất. Đa số các thuốc điều trị GCS đều có tác dụng phụ đến dạ dày nên phải ăn no trước khi uống thuốc. Nếu bệnh nặng, BS cũng sẽ chỉ định phẫu thuật. 
BS. Nguyễn Minh Tuấn cho hay: “Ngoài các phương pháp được sử dụng điều trị hiện nay là dùng thuốc, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu thì việc ăn uống được xem là  yếu tố quan trọng để phòng ngừa GCS. Nhiều người cho rằng, khi bị GCS thì không nên ăn thức ăn giàu canxi. Quan niệm này thật sai lầm vì 90% canxi khi ăn vào đều được thải ra đường phân, chỉ có 10% là được hấp thụ. Ngoài ra, lượng canxi trong máu được kiểm soát rất chặt chẽ, không để tăng lên quá mức hoặc giảm quá mức. Điều này cho thấy, ăn nhiều canxi không ảnh hưởng, không làm gai mọc nhiều hơn. Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200mg canxi. Thức ăn chứa nhiều kali như sữa, các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Đây cũng chính là câu trả lời cho anh Đoàn Văn Hưng là uống sữa lâu năm không gây ra bệnh GCS. Ngoài ra còn kể đến các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể. Lối sống cũng góp phần quan trọng để phòng ngừa GCS. Vì vậy, nên thường xuyên vận động để tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Cần đi ra ngoài trời để tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể”.

KIÊNG GÌ KHI BỊ GAI CỘT SỐNG

Ai đã từng biết đến chứng bệnh gai cột sống hẳn sẽ rất ám ảnh với cái chứng đau nhức, nó gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Dân gian cho rằng những cái gai này phát sinh là do thừa canxi và chính là nguyên nhân gây đau, do đó, cần phải “nhổ” những cái gai này đi và kiêng các thức ăn giầu canxi để gai không phát triển thêm. Điều này có đúng ?

Chương trình “Bác sĩ gia đình” đã có cuộc toạ đàm với BS Tăng Hà Nam Anh” – Giảng viên chấn thương chỉnh hình ĐH Y Dược TP.HCM xoay quanh vấn đề này.

 - Hỏi : Tại sao cột sống có gai thưa BS ?

- Đáp : Khi cơ thể trưởng thành đến một giai đoạn nào đó sẽ lão hoá, “gai” chính là quá trình lão hoá tự nhiên của khớp, hay nói cách khác bệnh gai cột sống chính là bệnh thoái hoá các khớp. Gai thường xuấth iện ở đốt sống cổ và thắt lưng, vì hai bộ phận này hoạt động nhiều nhất, nên dẫn đến tình trạng khớp thoái hoá nhanh.

- Hỏi : Đối tượng nào thường bị gai cột sống ?

- Đáp : Thường sau 45 tuổi, người ta dễ mắc bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường và gia đình. Nếu trong gia đình có người thân bị gai cột sống thì sẽ có nguy cơ cao khớp bị thoái hóa sớm hơn.

Yếu tố môi trường chính là công việc

chính là công việc, nếu những người phải làm việc có khuân vác nặng, ngồi nhiều, đứng nhiều…thì cũng dễ bị bệnh hơn. Khảo sát đối tượng vận động viên thì cũng cho thấy, vận động viên cử tạ bị thoái hoá cột sống nhanh hơn do phải nhấc vật nặng, trọng lượng đè lên cột sống làm cột sống nhanh mòn và yếu đi. Ngoài ra, bệnh thường gặp ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hoá với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn nữ giới. Tuy nhiên, nữ giới tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống hơn.

- Hỏi : Triệu chứng của bệnh là gì thưa BS ?

- Đáp: Triệu chứng thường gặp khiến người bệnh phải đi khám là đau thắt lưng, đua vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay…đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Phần lớn gai cột sống gây đau là do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động.

- Hỏi : Có phải những cía gai chính là nguyên nhân gây đau và cần phải “nhổ” chúng đi ?

-

Đáp : Nhiều người cho rằng những cái gai này đâm vào cột sống nên gây đau, nhưng trên thực tế, bản thân gai không gây đau, đau là do hệ thống cơ và dây chằng bị yếu Hiện không có thuốc nào có thể làm tiêu những cái gai này đi và cũng không cần “nhổ” chúng đi.

Gai chỉ là biểu hiện của thoái hoá khớp hơn là nguyên nhân gây đau. Ví dụ, đau vùng gót chânmột thời gian dài mới chụp thấy gai, nhưng nhiều người bị ám ảnh cái gai này và đòi phải mổ cắt gai. Thực ra gai chỉ là do lắng tụu canxi trên cân gan chân bị viêm lâu ngày. Nhưng một khi đã ghim ý nghĩ gai trong đầu thì nếu BS chưa mổ lấy đi thì chưa an tâm và cứ bị đau kéo dài.

- Hỏi : Dân gian cho rằng, khi bị gai cột sống thì khôgn nên ăn thức ăn giầu canxi, điều này đúng không ?

- Đáp : Quan niệm này sai lầm không có cơ sở

khoa học

. 90% canxi khi ăn vào đều được thải ra đường phân, chỉ có là 10% được hấp thụ. Ngoài ra, lượng canxi trong máu được kiểm soát rất chặt chẽ, không để tăng lên quá mức hoặc giảm quá mức. Điều này cho thấy, ăn nhiều canxi không ảnh hưởng, không làm gai mọc nhiều hơn.

- Hỏi : Vậy, khi bị gai cột sống thì cần làm gì để giảm đau ?

- Đáp : Tập vật lý trị liệu là biện pháp hữu hiệu giúp tăng cường sức khoẻ cho cơ và dây chằng, giữ cho cột sống luôn vững chắc, khoẻ thì sẽ khôgn đau nữa. Thật ra, vật lý trị liệu là những động tác thể dục mà thôi, nhưng yêu cầu phải tập đúng kỹ thuật và điều nay sẽ đo BS

chuyên khoa hướng dẫn.

- Hỏi : Phòng ngừa bệnh gai cột sống bằng cách nào thưa BS ?

-

Đáp : Chú ý luôn giữ cho lưng thẳng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu khi làm việc, tránh khom lưng, khuân vác hay nhấc vật nặng….để không gây áp lực lên cột sống. Ngoài ra, cần chú ý tránh loãng xương, đặc biệt là ở người cao tuổi và phụ nữ mãn kinh bằng cách ăn uống đầy đủ, nhất là các thực phẩm giầu canxi, tập thể dục, thể thao hợp lý và đều đặn.

- Hỏi : Thưa BS, có thể chữa khỏi hoàn toàn bênh jgai cột sống không ?

- Đáp : Như đã nói, gai cột sống là một quá trình lão hoá tự nhiên theo thời gian, tuổi tác, do đó rất khó tránh khỏi. Hiện không có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiều người có gai cột sống nhưng hoàn toàn không đau và khoẻ mạnh. Nguyên nhân là do họ biết cách giữ cho cột sống khoẻ, không thực hiện các động tác gây đau như cúi, khom, đứng ngồi lâu.


NGUYÊN TẮC ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ GAI CỘT SỐNG


Nguyên nhân dẫn tới viêm khớp xương rất nhiều: tổn thương, lao động mệt mỏi, bị lạnh, béo mập, ít hoạt động, dinh dưỡng thiếu, môi trường lao động quá ẩm ướt lạnh giá....

Đông y cho rằng, người ta đến tuổi trung niên chức năng gan thận không đầy đủ, gân xương mất nuôi dưỡng, lại thêm mệt mỏi kéo dài, giá lạnh xâm nhập, khí huyết lưu thông bị ngăn cản gây ra các chứng bệnh về khớp. Đông y cũng có nhiều phương pháp điều trị. Bài này xin giới thiệu cùng bạn đọc một số món ăn bài thuốc điều trị chứng bệnh thoái hóa khớp gối.

Nguyên tắc ăn uống

Tại giai đoạn phát cơn, khớp sưng đau rõ rệt, có khi kèm nóng, đỏ ở các mức độ khác nhau, nên ăn uống thanh đạm, chủ yếu các thức ăn giải nhiệt, thông ẩm như dưa hấu, bí xanh, ngó sen, đậu phụ... kiêng ăn các thức cay nóng, nướng, quay trợ hoả hoặc mỡ béo, ngọt sinh ẩm như ớt, rượu, thịt mỡ, thịt dê...

Ở giai đoạn giải trừ dần, do căn bản là gan thận không đầy đủ, gân xương mất nuôi dưỡng, do vậy ăn uống nên bồi ẩm, chủ yếu là các thức ăn bổ lách tiêu ẩm như hồng táo, ý dĩ nhân, thịt chó, thịt dê...

Bệnh này là sự suy thoái dạng toàn thân biểu hiện cục bộ ở khớp gối, nên chữa trị cần chú ý chăm sóc toàn thân như ăn sữa bò, sữa đậu nành, xích đậu, đại táo...

Đây là bệnh có tổn thương sụn khớp nên cần ăn nhiều thức ăn có giàu chất sụn và có lợi cho việc sửa chữa khôi phục sụn khớp như vây cá, tai lợn, gân móng khuỷu, xương sườn thực phẩm có mai vỏ, như cua, tôm tép, trứng ngâm dấm...

Một số món ăn bài thuốc

Bài 1: Bí xanh 500g, xương sườn của lợn 250g, nấu canh ăn, nên ăn nhạt, dùng chữa giai đoạn phát cơn, chủ yếu là giai đoạn sưng, ít nóng đỏ, hoặc giai đoạn giải trừ bệnh để giữ gìn sức khỏe, phòng tái phát.

Bài 2: Mướp tươi 250g, đậu phụ 250g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn, dùng chữa giai đoạn phát cơn cấp tính có sưng, nóng đỏ đau ở mức độ nhẹ.

Bài 3: Đậu xanh 100g, ý dĩ nhân 50g, đường cát, hoa quế vừa đủ, nấu canh ăn điểm tâm, sớm tối ngày 2 lần, dùng chữa giai đoạn cấp tính, sưng nóng đỏ đau rõ rệt, hạn chế cử động.

Bài 4: Hồng táo 10 quả, ý dĩ nhân 50g, không dùng đường nấu canh ăn điểm tâm, chia 2 lần sớm tối ăn hết, dùng chữa, giai đoạn giải trừ dần, sưng đau không còn rõ nữa, chỉ còn mệt mỏi.

Bài 5: Ý dĩ nhân 50g, đậu xanh 25g, bách hợp tươi 100g. Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong, dùng chút muối tinh bóp nhẹ, rửa sạch để bỏ vị đắng, đậu xanh và ý dĩ nhân rửa sạch, đun sôi, đun nhỏ lửa tới khi đậu nhừ, sau thêm bách hợp cùng nấu tới đặc. Khi ăn thêm chút đường trắng, sớm tối mỗi lần ăn 1 bát con, dùng chữa âm hư, nóng trong, khớp gối sưng nóng đỏ đau nhiều.

Bài 6: Bột bạch phục linh 20g, xích tiểu đậu 50g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 100g. Xích tiểu đậu nấu tới mười phần chín năm, rồi thêm gạo tẻ và đại táo vào nấu cháo, khi sắp đặc, thêm bột phục linh vào nấu thành cháo đặc, dùng chữa khớp gối sưng lan, hơi nóng.

Bài 7:  Nam ngũ gia bì 50g, gạo nếp 500g, ngũ gia bì rửa sạch, thêm nước ngâm no, sắc nước, cứ 30 phút lấy nước sắc một lần, cộng lại 2 lần, đem nước đó nấu với gạo nếp thành cơm nếp hơi khô, để nguội, thêm men rượu vừa đủ, trộn đều, lên men thành rượu cái. Mỗi ngày lượng vừa đủ ăn trong bữa ăn, dùng chữa giai đoạn giải trừ dần, có đau mỏi không chịu được gió lạnh.

Bài 8: Đậu tương 30g, hồng trà 2g, muối ăn 0,5g, nước 500ml. Nấu đậu tương tới chín, lấy nước, thêm hồng trà, muối ăn đun sôi. Mỗi lần uống 100ml, chia 4 lần, sau ăn đậu tương, mỗi ngày 1 thang, có tác dụng thông ẩm tiêu sưng, dùng chữa khớp gối sưng khá rõ nhưng không nóng đỏ.   Theo BS Thu Hương Sức khỏe và đời sống.

Tìm hiểu về bệnh gai cột sống
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống
Tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Viêm cột sống dính khớp là gì?
Bệnh đau lưng ở người cao tuổi
Viêm cột sống lưng chữa như thế nào?

(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tôi 40tuoi bi đau nhức từ thắt lưng xuống chân và các khớp ở tay, đi chụp xquang bác sỹ bảo tôi bị thoái hóa xương,các khớp xương của tôi thường xuyên kêu lục khục ,kêu nhiều nhất là khớp xương hông.uống thuốc BS cho lúc uống thì không nhức ,ngưng uống tôi thấy bộ xương của tôi càng rệu rạo hơn:xương thì đau nhức cơ thể thì mệt mỏi thiếu sức sống. Vậy cho tôi hỏi bệnh của tôi có chữa được không và phải chữa ở đâu?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Chào chị! Bệnh của chị có thể chữa được Nhờ công nghệ chế tạo nhiệt độ thấp, UC-II sau khi được dùng qua đường uống, một phần (53%) các sợi collagen được tạo thành các acid amin cần thiết cho tái tạo sụn khớp. Số lượng còn lại (47%) vẫn giữ được tính nguyên vẹn cấu trúc và đi đến đoạn cuối ruột non (mãng Peyer’s) để tương tác với các mô lympho đường ruột và tạo ra sự dung nạp miễn dịch, giúp hệ miễn dịch cơ thể điều chỉnh các phản ứng viêm, giúp ngăn chặn sự thoái giáng Collagen Type II trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái tạo, sửa chữa khớp. Chị có thể tiến hành phương pháp này.Hi vọng nó sẽ giúp chị khỏe lại
toi dau o vung that lung thi toi phai lam the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Có rất nhiều phương pháp để điều trị đau thắt lưng: - Chườm nóng hoặc tắm nước ấm có thể giảm đau tạm thời đối với các trường hợp đau lưng do căng cơ, và kết hợp vận động càng sớm càng tốt thì các triệu chứng sẽ giảm rất nhanh.- Nghỉ ngơi tại giường - Tập yoga: luyện tập yoga có thể giúp làm giảm triệu chứng đau thắt lưng với những trường hợp kéo dài trên 3 tháng. Ngoài ra, luyện tập yoga còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe khác. - Tác động cột sống: phương pháp này có hiệu quả với một số trường hợp căng cơ, thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ. - Xoa bóp bấm huyệt: Đây là một phương pháp truyền thống rất có hiệu quả đối với hầu hết các trường hợp đau thắt lưng. Thêm vào đó, xoa bóp thường xuyên (1 lần/ tuần) còn giúp khả năng vận động của cột sống thắt lưng được tăng cường. - Châm cứu: tương tự xoa bóp, bấm huyệt, đây là một phương pháp đã được nhiều nghiên cứu chứng minh trong việc giảm các triệu chứng của đau thắt lưng, cũng như phòng ngừa bệnh tái phát. - Thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ - Tiêm ngoài màng cứng: áp dụng đối với các bệnh nhân bị chèn ép rễ và dây thần kinh mức độ nặng. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn rất nhiều biến chứng và chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Thuốc thường dùng là chống viêm giảm đau có chứa steroid. - Phẫu thuật được chỉ định cấp cứu khi bệnh nhân bị đau thắt lưng có hội chứng đuôi ngựa (tê bì vùng sinh dục, yếu chân, tiểu không tự chủ…) hoặc khi bệnh nhân đã điều trị nội khoa nhưng không có kết quả. - Vật lý trị liệu: các phương pháp vật lý trị liệu như chạy điện phân, đắp nến, các bài tập tăng cường sức mạnh của cơ bắp… có thể giúp giảm các triệu chứng đau thắt lưng và hạn chế tái phát. Phòng ngừa đau thắt lưng Không có một cách nào sẽ ngăn ngừa đau lưng, nhưng bạn hãy tiến hành những bước sau để giảm nguy cơ đau thắt lưng của mình: - Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. - Tập thể dục thường xuyên - Nâng đỡ trọng lượng cơ thể trên đôi chân chứ không phải trên lưng - Hãy chắc chắn rằng tư thế làm việc của bạn không làm bạn đau lưng thêm.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý