Phương pháp giải tỏa căng thẳng hiệu quả

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Phương pháp giải tỏa căng thẳng hiệu quả

18/04/2015 11:52 PM
1,191

Trong cuộc sống có rất nhiều việc khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi? Vậy làm thế nào để giải tỏa căng thẳng? Hãy xem các chuyên gia cho bạn lời khuyên gì nhé!


Dường như tất cả mọi người đều có cảm giác căng thẳng, nhưng trong một số trường hợp, không thể giải tỏa được căng thẳng của chúng ta, tránh để lỡ thời khắc quan trọng. Hôm nay, các chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách làm thế nào để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, hướng dẫn bạn làm thế nào khắc phục những tiêu cực trong tình cảm, hít thở một hơi dài cũng có tác dụng giải tỏa căng thẳng cho bạn.

Giải tỏa căng thẳng bằng cách nào? - Sức Khỏe - Chăm sóc sức khỏe - Sức khỏe gia đình


Căng thẳng khiến bạn mệt mỏi.

Để lỡ cơ hội vào thời khắc quan trọng, thường là do hai nhân tố, một là do vì nỗi sợ hãi, lo lắng trong lòng hoặc quá hưng phấn, hi vọng quá lớn vào biểu hiện của bản thân, chạy theo cái hoàn mỹ, tuyệt đối mà khiến cho mình càng căng thẳng hơn, hai là nếu tình cảm tới đột ngột sẽ khiến cho người ta cảm thấy căng thẳng, căng thẳng này sẽ chiếm khoảng không gian lớn trong đầu chúng ta, khiến cho não “không đủ sức chứa”.

Khi căng thẳng có thể tự nhắc nhở mình, không ngừng nhắc nhở mình phải giữ được tâm thái hòa bình, cộng thêm nghe nhạc nhẹ, chú ý, người dễ căng thẳng cố gắng không nên nghe những ca khúc vang dội, kích động. Hoặc đọc những cuốn sách mà mình thích, từ phương thức chuyển sự chú ý đều có thể giải tỏa căng thẳng, khiến cho bản thân dần quên đi những lo lắng, căng thẳng của mình.

Khi căng thẳng nên đi lấy một ly nước, cứ sau 2 phút uống một ngụm nước, trước khi nuốt xuống nên ngậm trong miệng khoảng 1 – 2 phút, như vậy có thể giúp bạn giải tỏa được căng thẳng, đồng thời còn khiến cho đầu óc bạn tỉnh táo.

Khi căng thẳng có thể đi tới một nơi nào đó để giải tỏa những lo âu, phiền muộn trong lòng, có thể thử làm một phương pháp giải tỏa tình cảm nào đó, sao cho tình cảm của mình có thể giải phóng một cách hiệu quả, như xé giấy, chạy cầu thang bộ, … phương pháp lợi dụng thể năng phát tiết này có tác dụng giải tỏa căng thẳng.

Khi căng thẳng không nên chạy lung tung, không ít người trước trận đấu hoặc trước khi phỏng vấn, trong quá trình chờ đợi đã chạy lăng xăng, quan sát trạng thái tình cảm và động tác của người khác, làm như vậy sẽ dễ khiến cho mình ngày càng căng thẳng thêm. Cách tốt nhất chính là tìm một việc gì đó để mình chú tâm vào làm, không chú ý tới người hoặc việc xảy ra bên cạnh mình, cố gắng giải tỏa căng thẳng cho mình là được.

Căng thẳng tâm lý hay còn gọi là stress là trạng thái phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây stress - hay là mối tương quan giữa tác nhân kích thích và phản ứng của cơ thể. Trong điều kiện bình thường, stress là một đáp ứng thích nghi về mặt tâm lý, sinh học và tập tính.

Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích ứng với môi trường xung quanh, tạo cho cơ thể một cân bằng mới sau khi chịu những tác động của môi trường. Khi đáp ứng của cá nhân đối với yếu tố stress không đầy đủ, không thích hợp, cân bằng mới không được tạo ra, lúc đó chức năng của cơ thể ít nhiều sẽ bị rối loạn, các bệnh lý của cơ thể, tâm lý, tập tính có thể xuất hiện, tạo ra các stress bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài.

Một số stress thường gặp

Stress gia đình: Kết hôn, sinh con, nuôi dạy con, kế hoạch cho tương lai, những sự kiện ngoài xã hội đem về nhà... là những vấn đề có thể nảy sinh stress. Stress dễ lan truyền từ thành viên này sang thành viên khác của gia đình. Người chịu stress nhiều nhất chính là những đứa trẻ. Nếu không được kiểm soát stress có thể phá vỡ gia đình.

Stress xã hội: Môi trường sống, mật độ dân cư, tài chính, sự bùng nổ thông tin, sự thay đổi nghề nghiệp, giáo dục, biến đổi hệ thống giá trị và các tập tục truyền thống... Những yếu tố đó sẽ làm chứng lo âu tăng mạnh, hiện tượng trầm cảm cũng gia tăng.

Stress lao động: Do quá trình lao động tạo ra như điều kiện lao động, công việc phức tạp, quá tải về khối lượng công việc hay quá tải về năng lực, liên quan đến việc ra quyết định và trách nhiệm, cân nhắc, đề bạt, nguyên tắc tổ chức của cơ quan, đơn vị...

Để đối phó với stress lao động cần thực hiện các nguyên tắc:

Duy trì sức khỏe tốt, chấp nhận bản thân với tất cả những gì mình có, duy trì các mối quan hệ bạn bè thân thiết, thực hiện những công việc có ý nghĩa, tiến hành những hoạt động sáng tạo bên ngoài nơi làm việc, tập thể dục thường xuyên.

Biện pháp nào khắc phục các tình huống Stress?

Phương pháp điều chỉnh lối sống: Những bệnh nhân không biết sử dụng thời gian một cách hợp lý sẽ khó thích nghi với các tình huống stress, cần làm cho họ ý thức rõ rệt về lợi ích của việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể, sử dụng hài hòa, cân bằng thời gian dành cho việc thư giãn, chơi thể thao và thời gian dành cho công việc, nghề nghiệp. Các tập tính ăn uống cũng cần phải thích hợp, tránh làm tăng trọng lượng cơ thể một cách quá mức.

Khẳng định bản thân: Những thái độ khẳng định bản thân sẽ thích hợp với tình huống stress và giúp cho bệnh nhân làm chủ được tình cảm, những thái độ thụ động, thù địch thường gây ra những phản ứng không thích hợp và quá mức. Luyện tập cho bệnh nhân đối phó với các tình huống stress, bằng cách đưa họ vào những tình huống stress có cường độ tăng dần và thay đổi vai trò của họ từ bệnh nhân thành những người tham gia điều trị.

Liệu pháp nhận thức: Mục tiêu của liệu pháp là điều chỉnh lại những nhận thức khác nhau giúp cho người bệnh tiến bộ trong cách xử lý các thông tin trước một tình huống stress, để quá trình thích nghi của họ được tốt hơn. Nhờ khả năng thích nghi tốt hơn này mà chủ thể tăng cường khả năng đối phó của mình với các tình huống stress.

Phương pháp tiếp cận cơ thể: Một trong những biểu hiện quan trọng của bệnh lý stress về cơ thể là rối loạn thần kinh thực vật và căng thẳng cơ bắp. Các liệu pháp cơ thể chủ yếu nhằm điều trị hai loại rối loạn này.

- Liệu pháp luyện tập tự sinh của Schultz: Bệnh nhân ở tư thế nằm, tập trung suy nghĩ về những phần cơ thể được giãn cơ thoải mái. Lời hướng dẫn là những câu ám thị để bệnh nhân luyện tập và có những cảm giác như: tay phải nóng lên, chân phải rất nặng hoặc tim đập chậm, rất chậm... Thầy thuốc có thể hướng dẫn người bệnh qua băng ghi âm, ghi hình...

Bệnh nhân sẽ có được khả năng tự thư giãn sau nhiều tháng luyện tập đều đặn (mỗi tuần luyện tập ít nhất một lần). Kỹ thuật này được chỉ định cho những bệnh nhân chịu ám thị hoặc tự ám thị ở mức độ trung bình. Quá trình cảnh tỉnh sẽ giúp họ luyện tập và đạt được một kết quả thư giãn vừa phải.

- Liệu pháp thư giãn cơ bắp dần dần: Mục đích của liệu pháp là làm cho chủ thể có được một sự thư giãn mà trong đó chủ thể làm chủ được mình và sự thư giãn dần dần xuất hiện một cách thường xuyên, giúp cho cơ thể thích nghi tốt hơn với các tình huống stress.

- Liệu pháp tác dụng ngược sinh học: Các phương tiện đo lường chỉ số sinh học của cơ thể như điện cơ, nhiệt độ da... sẽ thông báo cho người bệnh biết về các trạng thái sinh lý của cơ thể. Các thông tin này cho phép người bệnh học cách tự mình kiểm soát và điều chỉnh các quá trình sinh lý theo chiều hướng đáp ứng tốt hơn khi gặp các tình huống stress.

Điều trị bằng thuốc: Liệu pháp dùng thuốc chỉ được sử dụng khi khả năng đáp ứng của cơ thể không còn thích nghi, nghĩa là khi có các biểu hiện stress bệnh lý. Ngoài ra, biện pháp này còn được sử dụng để góp phần phục hồi khả năng thích ứng của chủ thể, và làm giảm nhẹ các rối loạn stress. Điều trị stress bằng thuốc thường được chỉ định và phối hợp với các liệu pháp tâm lý.

Các thuốc thường được sử dụng như thuốc bổ sung magiê, canxi, các vitamin, glucocorticoid; Các thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương như các thuốc chống trầm cảm, các thuốc dưỡng não... Các thuốc chủ yếu có tác dụng ngoại biên như thuốc chẹn bêta, một số thuốc đặc hiệu khác. Tất cả các thuốc này khi sử dụng phải do thầy thuốc thăm khám và chỉ định.


5 chỉ dẫn giúp giải toả căng thẳng

Cuộc sống hiện đại gia tăng áp lực, càng làm chúng ta cảm giác mệt mỏi, kiệt quệ, đôi khi chán chường, mất niềm tin vào cuộc sống...

*5 chỉ dẫn sau giúp bạn giải tỏa căng thẳng để lấy lại cuộc sống cân bằng.

1. Từ đâu gây căng thẳng cho cuộc sống của bạn?
Biết được gốc rễ của điều này sẽ giúp bạn nhận ra đâu mới là nguyên nhân chính gây ra áp lực cho bạn để tìm cách giải quyết. Đôi khi bạn thường hay nhầm lẫn giữa quá nhiều vấn đề trong cuộc sống mà không biết đâu mới là hướng để bạn xử lý vấn đề.
stresshongngochospital
2. Đơn giản hóa cuộc sống
Tìm ra ưu thế của bạn và làm những gì bạn cho là đúng đắn và phù hợp với năng lực, sở thích của mình. Điều quan trọng là phải học cách nói “không” với những điều quá sức với bản thân. Hãy giao công việc đó lại cho người khác nếu bạn thấy nó không thích hợp với mình.
we-make-it-simple-2020-audio-visual-290x153
3. Chế độ dinh dưỡng, thể dục và ngủ đủ giấc
Cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị stress cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Điều này sẽ xảy ra tương tự nếu bạn không ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể để giải quyết những căng thẳng trong cuộc sống.
1-3-2012_xe_dap
4. Học cách chấp nhận những thứ không thể thay đổi
Nếu đã không thể thay đổi những điều không mong muốn trong cuộc sống của bạn, hãy học cách chấp nhận nó: tâm sự với bạn bè về những điều mà bạn đang phải chịu đựng hoặc tìm đến bác sĩ tâm lý để có được lời khuyên hợp lý, tạo thói quen ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, đúc kết kinh nghiệm và tìm kiếm những cơ hội khác, tăng cường khả năng chịu đựng.

5. Cuối cùng, hãy tự giải tỏa áp lực cho bản thân bằng những điều đơn giản nhất
Đó có thể là: tập một số bài tập thể dục đơn giản như yoga, đi bộ..., dành thời gian cho việc đi du lịch, khám phá thiên nhiên, nói chuyện với bạn bè, nghe những thể loại nhạc êm dịu. Dành 20 phút mỗi ngày để làm bất cứ thứ gì mà bạn muốn và đừng quên mỗi ngày cười nhiều hơn nữa nhé!
istock_000008719178xsmall.-girl-in-grass


Cách đơn giản giải tỏa căng thẳng nơi công sở


Công việc quá nhiều khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và thường xuyên bị stress, nhất là khi làm việc kém hiệu quả vì tinh thần và sức lực không còn “sung” nữa. Để lấy lại tinh thần và công việc được hiệu quả bạn hãy thực hiện một vài cách đơn giản sau nhé.

Tại sao không “buôn chuyện”? Đây cũng là một cách mà đa số chị em “dân văn phòng” hay làm mỗi khi “sếp” không có ở văn phòng. Đôi khi một vài câu câu chuyện phiếm hay chia sẽ một số kinh nghiệm sống cũng giúp chúng ta quên đi cảm giác mệt mỏi và căng thẳng. Nhưng tuyệt đối không được áp dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến công việc và nếu không may “sảy miệng” với đồng nghiệp thì quan hệ trong môi trường làm việc sẽ không được thoải mái.

3. Cứ cách 45 phút, hãy nhìn xa khỏi  màn hình máy tính để xoa dịu đôi mắt. và sau một tiếng làm việc, bạn có thể đứng lên đi lại khoảng 1 phút để tránh bị đau vùng lưng dưới.
 

Mẹo hay giải tỏa căng thẳng trong công việc và cuộc sống

Không phải tất cả chúng ta đi làm đều ngồi cả ngày trong văn phòng để có thể bị béo phì. Một vài người làm việc trên đôi chân trong nhiều giờ dẫn đến nguy cơ bị giãn tĩnh mạch, những người khác đi lại nhiều đến mức gần như sống ở trên máy bay – nhưng không có cái nào tốt cho sức khỏe. Căng thẳng trong công việc được biết là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tim mạch, trầm cảm và các vấn đề về cơ xương. Theo viện quốc gia về an toàn và sức khỏe thì mức độ căng thẳng ở phụ nữ cao gấp đôi nam giới do thêm các yếu tố như bị phân biệt đối xử, quấy rối tình dục và gánh nặng của công việc gia đình. Ngay cả trong số những người tìm được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng lo ngại rằng nếu họ chậm lại ở một chỗ nào đó cũng rất dễ bị mất kiểm soát.

Bạn không thể luôn thay đổi công việc. Nhưng vẫn có những cách giúp bạn có môi trường làm việc vui vẻ và lành mạnh hơn. Chỉ đơn giản là mua hoa tươi đến văn phòng mỗi sáng thứ hai sẽ giúp bạn có thêm hưng phấn làm việc trong cả tuần.

Cùng Depkhoenews tham khảo một số mẹo được khuyên bởi các bác sĩ và chuyên gia thể dục thẩm mĩ để giúp bạn luôn vui vẻ, lạc quan bất kể trong công việc hay cuộc sống.

1. Tìm khoảng thời gian linh hoạt trong công việc. Nếu bạn làm việc muộn chiều thứ hai, bạn có thể về sớm hơn vào chiều thứ 6. Có lẽ mỗi tháng nên có một ngày làm việc ở nhà và đó là thời gian để sắp xếp gọi thợ sửa ống nước, thợ điện hay thợ sửa lò sưởi…

2. Hãy ngồi trên một quả bóng tập thể dục lớn thay vì ngồi nhiều trên ghế. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và có nhiều năng lượng hơn.

3. Cứ cách 45 phút, hãy nhìn xa khỏi  màn hình máy tính để xoa dịu đôi mắt. và sau một tiếng làm việc, bạn có thể đứng lên đi lại khoảng 1 phút để tránh bị đau vùng lưng dưới.

4. Chọn một ngày đặc biệt để thư giãn cho bản thân bằng việc đi picnic cùng đồng nghiệp/bạn bè, đi mua sắm, đi chơi xa trong ngày.

5. Nếu bạn đang rơi vào “khủng hoảng” công việc do deadline hoặc sếp hối thúc, hãy dành 1 phút thả lỏng toàn thân: nhắm mắt lại hít thở sâu và chậm, tưởng tượng bạn đang nằm trên một cánh đồng hoặc chỉ tập trung vào việc hít thở. Nếu điều đó không giúp bạn xoa dịu mệt mỏi và lo lắng, các chuyên gia đã khuyên bạn nên thử một cách tiếp cận khác. Đó là tự hỏi bản thân xem: “Điều gì tồi tệ nhất có thể xảy ra?”. Có lẽ bạn sẽ trả lời: “Bị sếp la mắng”. Sau đó tự hỏi lại mình lần nữa: “Điều gì tồi tệ nhất có thể xảy ra?” Bạn lại bị la? Bạn xin lỗi? Vấn đề là: “Không có ai sắp sửa chết cả” vậy tại sao bạn phải quá lo lắng như thế

6. Làm việc trong tình trạng đủ ánh sáng. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản hay quá nhiều việc, làm việc thiếu ánh sáng dễ gặp phải các triệu chứng rối loạn theo mùa dạng nhẹ. Để giảm thiểu việc đó, hãy đi ăn trưa bên ngoài vừa giúp vận động lại có thêm ánh sáng.

7. Kiểm soát thời gian kiểm tra thư. Hãy bỏ thói quen cứ 5-10 phút lại kiểm tra và trả lời thư, nếu có thể tránh đọc thư ngay khi nó vừa vào hòm mail của bạn.

8. Dành thời gian nghỉ ngơi.  Hạn chế tối đa những điều liên quan đến công việc sau khi đi làm về hoặc khi đi nghỉ. Nếu bạn đang lái xe hãy nghe nhạc thay vì nghĩ đến công việc.

9. Nhờ trợ giúp từ đồng nghiệp. Nếu bạn đang quá tải, hãy nhờ  đồng nghiệp giúp sức. Nếu lần sau họ cần, bạn sẽ sẵn sàng giúp lại.

10. Chắc chắn rằng bạn không làm việc quá sức. Làm việc nhiều giờ liên tục không tốt cho sức khỏe. Bạn có nhiều việc đến mức phải ngủ ở văn phòng để hòan thành công việc? Hay bạn có là người dùng công việc để tránh phải về nhà? Công việc là việc duy nhất khiến bạn thấy được giá trị bản thân? Tùy thuộc vào câu trả lời, bạn có thể yêu cầu sếp giảm bớt công việc hoặc gặp chuyên gia tâm lý để giúp làm việc đựoc hiệu quả hơn .

11. Hỏi bản thân điều bạn muốn làm khi trưởng thành. Đó có phải việc bạn đang làm hiện giờ? Bạn có thể có nhiều niềm vui và tự hào về công việc của mình ngay cả khi nó chỉ giúp bạn trả các hóa đơn trong thời gian này? Bạn có thời gian để làm mới bản thân?

12. Lên lịch nghỉ giải lao 30 phút trong một ngày làm việc – cho ngày hôm sau. Nếu hôm nay bạn cảm thấy 30 phút nghỉ ngơi là quá nhiều, hãy bắt đầu với 10 phút. Nhưng hôm sau hãy tận dụng thời gian nghỉ ngơi đó.

13. Thay vì đi thang máy, hãy leo cầu thang bộ mỗi lần bạn phải lên hay xuống khoảng 5 tầng. Hãy chọn nhà hàng ăn trưa cách văn phòng khoảng 15 phút đi bộ.

14. Khi gọi điện thoại, hãy đứng trên một chân thay vì ngồi nói chuyện  để giúp giữ thăng bằng và tăng sức mạnh cho đôi chân. Bạn có thể đổi vị trí của chân khi thấy mỏi.




Cách sắp xếp bàn làm việc hợp lý
Đam mê công việc
Giảm áp lực công việc 
Duy trì sự sáng suốt trong công việc
Nghệ thuật thăng tiến trong công việc
Nghệ thuật từ chối trong công việc
Bí quyết thăng tiến nhanh trong công việc



(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý