Bí quyết nuôi cá La Hán

seminoon seminoon @seminoon

Bí quyết nuôi cá La Hán

19/04/2015 12:26 AM
1,462

Gần đây, cá la hán được nuôi nhiều trong bể cá cảnh của nhiều gia đình. La Hán có nhiều loại khác nhau và giá trị của mỗi chú La Hán là do hình dáng, màu sắc của chúng quyết định. Nhưng các bạn đã biết cách chăm sóc cá La Hán tốt nhất chưa, hãy cùng tham khảo nhé.



TIÊU CHUẨN CHỌN CÁ LA HÁN ĐẸP


Gần đây, cá la hán được nuôi nhiều trong bể cá cảnh của nhiều gia đình. La Hán có nhiều loại khác nhau và giá trị của mỗi chú La Hán là do hình dáng, màu sắc của chúng quyết định. Vậy tiêu chuẩn của một chú cá la hán đẹp như thế nào?

21


- Để chọn được chú La Hán 'đẹp" cần xem qua 7 tiêu chí sau:
1. Hình dáng
cá la hán đẹp phải có thân hình dày, hình oval. Bụng đầy đặn và không có nếp gấp.
2. Màu sắc
Màu lí tưởng của cá la hán là màu đỏ nổi bật từ má đến vùng bụng.
3. Châu
Châu cá la hán là những vảy màu lấp lánh tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ.
4. Vân
Là những đóm đen đậm, trải dài trên thân trông giống những hàng chữ Hán. Vân càng giống chữ Hán có nghĩa, càng rỏ nét thì càng có giá trị.
5. Đầu: Đầu gù càng lớn càng được ưa chuộng (nhưng đầu cần phải cân đối với hình dáng và kích cỡ của cá).
6. Mắt
Nằm ở vị trí hai bên đầu, mắt tròn và mi mắt lanh lợi.
7. Vây và đuôi
Ở vị trí thẳng đứng.


LÊN MÀU CHO CÁ LA HÁN


Người sở hữu chú cá la hán luôn mong muốn chú cá của mình có màu sắc thật đẹp và quan trọng hơn hết là cái đầu gù thật to. Thế nhưng để chú cá của mình đạt được tiêu chuẩn "2 trong 1" thật không dễ. Chúng tôi xin chia sẽ những kinh nghiệm bỏ túi từ những nghệ nhân, những bậc thầy chơi cá la hán.
Hiện có rất nhiều loại thức ăn lên màu cho cá. Chúng ta vẫn có thể mua về cho cá dùng, thế nhưng trước "một rừng" thức ăn, nhiều người e ngại không biết chọn loại nào tốt nhất, và với xu hướng "thích màu tự nhiên vì vĩnh cữu" người chơi cá đang tự học cách lên màu cá theo hướng tự nhiên. Để cá có màu tự nhiên bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau

Lên màu tự nhiên với thức ăn tươi sống (tép, trùng vĩ, cá con)

23

Tùy theo độ tuổi của cá, với cá bột (cá con) sau khi nở hai ngày nên cho ăn trứng Artemia. Trứng Artemia có chất lượng tốt, bảo đảm dinh dưỡng cho cá con. Cho ăn trứng là cách ngăn ngừ các ký sinh trùng – mối đe dọa thường xuyên của cá con. Trước khi cho ăn cần ấp cho trứng nở. Cách cho ấp trứng đã được hướng dẫn sau hộp Artemia. Khi một tuần tuổi, cho cá ăn trùng vĩ đông lạnh, được bán tại các cửa hàng chuyên bán cá kiểng. Giá cả trùng vĩ cũng khá mềm, tiết kiệm lại rất sạch và đảm bảo dinh dưỡng.

Khi cá 1,5 tháng cho cá ăn thức ăn tươi sống như tép, cá con. Tuy nhiên với tép nên tỉa bớt râu để tránh làm rách miệng cá khi cá ăn. Khi cho ăn không nên cho cá ăn quá nhiều vì cá có thể bị sình bụng.

Lên màu cho cá trưởng thành

Với cá đã trưởng thành, ta có thể lên màu bằng cách: Chu kì 1 tháng nên thả cá mái vào kè với cá trống, có thể kè bằng cách ngăn kiếng cho trống mái mỗi con 1 ngăn, kè trong vòng 1-2 ngày. Sau đó vớt ra hoặc có thể kè bằng cách trực tiếp thả cá mái vào chung cá trống. Tuy nhiêm với cách kè này chỉ có thể thả cá mái trong vòng 1-2 giờ rồi vớt ra. Với chú cá trống sau khi được gặp gỡ cá mái sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể, giúp màu sắc cá đẹp hơn.

Khi chọn cá nên chọn cá bố mẹ khỏe, đẹp, màu sắc sáng, không bệnh, trong thời kì sinh sản sung mãn. Sung mãn nhất là thời gian giao mùa từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa hoặc ngược lại.


CHO CÁ LA HÁN SINH SẢN



Phải chọn cá bố mẹ có đặc tính nổi trội về màu sắc, kích thước lớn, đầu gù lớn đảm bảo cá con sau này thừa hưởng các đặc tính tốt của cá bố mẹ.

Xác định giới tính:
Chọn cá trống lớn hơn cá mái vì cá mái thời kỳ sinh sản khá hung dữ.

Cá trống: Cơ quan sinh dục sát hậu môn, có hình chữ V, ngực nở, bụng hơi lép.

22


Cá mái: Cơ quan sinh dục hình chữ U, bụng hơi đầy hơn, vây lưng thông thường có miếng vá đen, cá mái đầu không to như cá trống.
Cho cá bắt cặp: chọn những loại cá có độ tuổi từ 8 tháng-1 năm, thả cá trống mái chung một hồ và ngăn chúng lại bằng một tấm kiếng cho chúng thấy nhau.
Khi cả hai thường bơi đến tấm kiếng và ngoe nguẩy thân mình, bộ phận sinh dục của cá mái lồi ra khỏang 2mm và có hiện tượng rung mình thì lấy tấm kiếng ra để cho cá phối giống.

Sau khi cá mái đẻ, cá trống sẽ phóng dịch lên trứng để thụ tinh, trứng trắng đục là những trứng không thụ tinh
Sau khi cá đẻ trứng khoảng 1 giờ phải tách cá bố mẹ ra khỏi trứng.
Khi cá đang đẻ tránh thay đổi ánh sáng hoăc gây ra tiếng động khiến cá sợ sẽ ăn hết trứng

Cá con sau khi hết noãn hoàn ta cho cá ăn bo bo, ấu trùng Artemia.
Sau một tuần tuổi có thể cho ăn lăng quăng nhỏ và một ít trùn chỉ.


KINH NGHIỆM LÊN MÀU, LÊN ĐẦU CHO CÁ LA HÁN


Người sở hữu chú cá La Hán luôn mong muốn chú cá của mình có màu sắc thật đẹp và quan trọng hơn hết là cái đầu gù thật to. Thế nhưng để chú cá của mình đạt được tiêu chuẩn “2 trong 1” thật không dễ. Có người phải mất ăn mất ngủ chỉ để “nghiên cứu” làm sao để chú La Hán nổi gù, có người mất nhiều tiền mua sách để học nghề mà vẫn không thành công. Chúng tôi xin chia sẽ những kinh nghiệm bỏ túi từ những nghệ nhân, những bậc thầy chơi cá La Hán.

15

KINH NGHIỆM LÊN MÀU

Hiện có rất nhiều loại thức ăn lên màu cho cá. Chúng ta vẫn có thể mua về cho cá dùng, thế nhưng trước “một rừng” thức ăn, nhiều người e ngại không biết chọn loại nào tốt nhất, và với xu hướng “thích màu tự nhiên vì vĩnh cữu” người chơi cá đang tự học cách lên màu cá theo hướng tự nhiên. Để cá có màu tự nhiên bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:
Lên màu tự nhiên với thức ăn tươi sống (tép, trùng vĩ, cá con)
Tùy theo độ tuổi của cá, với cá bột (cá con) sau khi nở hai ngày nên cho ăn trứng Artemia. Trứng Artemia có chất lượng tốt, bảo đảm dinh dưỡng cho cá con. Cho ăn trứng là cách ngăn ngừ các ký sinh trùng – mối đe dọa thường xuyên của cá con. Trước khi cho ăn cần ấp cho trứng nở. Cách cho ấp trứng đã được hướng dẫn sau hộp Artemia. Khi một tuần tuổi, cho cá ăn trùng vĩ đông lạnh, được bán tại các cửa hàng chuyên bán cá kiểng. Giá cả trùng vĩ cũng khá mềm, tiết kiệm lại rất sạch và đảm bảo dinh dưỡng.
Khi cá 1,5 tháng cho cá ăn thức ăn tươi sống như tép, cá con. Tuy nhiên với tép nên tỉa bớt râu để tránh làm rách miệng cá khi cá ăn. Khi cho ăn không nên cho cá ăn quá nhiều vì cá có thể bị sình bụng.
Lên màu cho cá trưởng thành
Với cá đã trưởng thành, ta có thể lên màu bằng cách: Chu kì 1 tháng nên thả cá mái vào kè với cá trống, có thể kè bằng cách ngăn kiếng cho trống mái mỗi con 1 ngăn, kè trong vòng 1-2 ngày. Sau đó vớt ra hoặc có thể kè bằng cách trực tiếp thả cá mái vào chung cá trống. Tuy nhiêm với cách kè này chỉ có thể thả cá mái trong vòng 1-2 giờ rồi vớt ra. Với chú cá trống sau khi được gặp gỡ cá mái sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể, giúp màu sắc cá đẹp hơn. Khi chọn cá nên chọn cá bố mẹ khỏe, đẹp, màu sắc sáng, không bệnh, trong thời kì sinh sản sung mãn. Sung mãn nhất là thời gian giao mùa từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa hoặc ngược lại.

LÊN GÙ (ĐẦU)
Lên gù tự nhiên bằng thức ăn tươi sống hoặc thức ăn viên
Tương tự như cách lên màu. Tuy nhiên cần lưu ý, trong chiếc đầu gù của cá La Hán có đến 80% là chất đạm, nên trong khẩu phần ăn của cá cần bổ sung nhiều đạm để cá mau lên gù. Thức ăn nhiều đạm thường là trùng huyết đông lạnh, tôm, tép, thịt bò…Với những loại này nên cho ăn đúng liều lượng và điều độ. Ngoài ra nên bổ sung thêm thức ăn viên để lên gù. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thức ăn khô đóng hộp như ( JBL.NoVo.ToP.XO) bạn dễ tìm mua tại các cửa hàng cá kiểng.
Lên gù bằng cách thả cái mái vào
Cách cho kè này tương tự như cách cho kè lên màu. Lưu ý trong thời gian cho kè, đầu cá trống sẽ xẹp xuống nhưng sau khi vớt cá mái ra đầu sẽ lên rất nhanh.
Soi gương
Ngoài cách cho kè với cá mái, có thể cho kè với chính nó bằng cách đặt gương trên vách hồ. Chú cá sẽ sung mãn hơn, kích thích các hormon và dễ lên đầu. Một kinh nghiệm nhỏ chúng tôi muốn chia sẽ với người chơi cá: Với người mới bắt đầu chơi nên bắt đầu từ chú cà rẻ đến chú cá mắc hơn. Nên mua cá đã trưởng thành vì tỉ lệ lên màu, lên đầu cao hơn cá con


CHĂM SÓC CÁ LA HÁN KHI CÓ DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG


Giống như bất cứ loài cá nào, trước khi mắc một căn bệnh nào đó, cá La hán cũng có những dấu hiệu bất thường mà người nuôi quan tâm chăm sóc kỹ sẽ phát hiện ra. Trong nhiều trường hợp, khi được phát hiện sớm, không nhất thiết phải sử dụng thuốc điều trị sẽ tránh được tốn kém và giúp cá tránh được tình trạng kháng thuốc.
1. Phải thường xuyên kiểm tra những chứng bệnh thường phát sinh trên thân thể cá La Hán. Bệnh của chúng phải căn cứ vào từng triệu chứng để xử lý.
2. Quan sát triệu chứng dựa vào tính thông thường, nếu phát hiện thấy cá xuất hiện những triệu chứng của bệnh hoặc hoặc những triệu chứng đặc biệt khác, nên mời người có kinh nghiệm đến quan sát kỹ.
3. Sản phẩm thuốc và lượng thuốc dùng trong các tài liệu chủ yếu là tham khảo, tốt nhất là có sự tư vấn của những nghệ nhân giàu kinh nghiệm hoặc các chuyên viên hướng dẫn cụ thể.

 

17


XỬ LÝ BÌNH THƯỜNG :

1. Tích lũy kiến thức: hiểu đặc tính của cá, hỏi kinh nghiệm của người khác như nuôi dưỡng như thế nào, cần chú ý những gì, ghi nhớ những trường hợp nuôi dưỡng thất bại để tránh.
2. Quan sát: Quan sát cá xem có gì khác với bình thường không, ví dụ như không ăn, chậm chạp, trên thân có vết thương, tư thế bơi không thuận…
3. Kiểm tra: nếu cho rằng có vấn đề thì hỏi, kiểm tra chất nước, nhiệt độ, môi trường, thói quen ăn hằng ngày và các trường hợp đặc biệt.
4. Thường xuyên thay nước, thay bông lọc, cố định thức ăn…
5. Cố định: cố định chất nước, cố dịnh nhiệt độ, cố định thói quen về thời gian cho ăn, cố định môi trường không thay đổi.
 
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:

1. Quan sát kỹ: trước tiên tạm thời không cần cho thuốc. Có thể cho muối ăn không chứa i-ốt, tăng nhiệt độ để quan sát. Muối ăn có hiệu quả sát khuẩn, lượng dùng là 1 lít nước cho khoảng 1g. Cho thuốc lung tung sẽ làm cho cá sản sinh ra tính kháng thuốc.
2. Tìm phương pháp giải quyết: kiểm tra kỹ môi trường bể cá, điều kiện, thói quen sinh hoạt ngày thường, tình trạng bệnh.Tốt nhất là mời người có kinh nghiệm quan sát rồi tìm ra phương pháp giải quyết.
3. Hiểu đặc tính của thuốc: sau khi hỏi rõ tên thuốc nhất định phải hỏi đặc tính của thuốc, lượng dùng, phương thức phối hợp và các vấn đề cần chú ý.
4. Cách ly điều trị: ưu điểm là không ảnh hưởng đến những con cá khỏe mạnh. Cũng có thể tiết kiệm được lượng thuốc, phát hiện cá có thích hợp hay không để có thể nhanh chóng di chuyển đi nơi khác.
5. Tùy bệnh cho thuốc: đối với vi khuẩn xâm nhập, chất nước xấu…tiến hành diệt trừ vi khuẩn, cải thiện chất nước.
6. Lượng thuốc giảm 1 nửa: không cần dùng đủ thuốc trong 1 lần, để tránh cá chịu không nổi khi nồng độ thuốc mạnh.
7. Bộ phận thay nước: sau quá trình điều trị, nhất định phải nhanh chóng thay nước phần trên và phối lợp với sự hấp thu của cacbon hoạt tính, tránh không phải dùng thuốc lần sau và tiến hành thay đổi hóa học của thuốc còn sót lại trong bể.
Trên thân thể cá ít nhiều đều kèm theo sinh vật cộng sinh nhưng chỉ cần chất nước ổn dịnh, cá khỏe mạnh thì cá sẽ không bị bệnh. Vì thế, chỉ cần chúng ăn bình thường, hoạt bát, hiếu động thì không cần phải dùng thuốc điều trị.


CHĂM SÓC CÁ LA HÁN CON



Phương pháp chọn cá con là chọn những cá thể lớn, hoạt bát, hiếu chiến, trên vây lưng không có đốm đen. Bể cá thích hợp là 90x40x50(dài x rộng x cao), dùng tấm ngăn cách thủy tinh chia thành 6 khu vực, hai bên đầu lớn hơn 1 chút do đặt ống nước và máy lọc, phân thành 20cm và 15cm rộng, những khu vực khác rộng khoảng 12-13cm, mỗi khu vực nuôi 1 con. Hai bên đầu bể đặt 2 em lớn nhất. Tấm thủy tinh dùng giác mút hút vào thành bể, dưới đáy dùng miếng thủy tinh 3mm lót bên dưới, chất cặn bã sẽ đc lọc sạch qua khe hở bên dưới tấm thủy tinh. Nhiệt độ luôn giữ khoảng 31 oC. Để tăng dòng chảy mạnh và lọc sạch nên dùng máy lọc công suất lớn, mực nước trong bể là 34cm(khoảng 1200 lít), máy lọc nên dùng có công suất 1000lít/h. Mỗi giờ nước trong bể phải tuần hoàn ít nhất 7 lần. Lọc sinh hóa và lọc sinh học cũng rất quan trọng. Vật liệu trong máy lọc là 5 lớp bông lọc, 2 lớp bông sinh hoá, bông sinh hóa dày 4cm, cát san hô, lớp hỗn hợp vòng gốm.

19

Chăm sóc cá con hằng ngày

Thức ăn chính cho cá lahán con là tôm biển và thịt cá, tôm biển và thịt cá sau khi băm nát, trộn đều, đông lạnh. Phải đông lạnh là để tiêu diệt kí sinh trùng và vi khuẩn có khả năng tồn tại trong thức ăn. Không tùy tiện cho cá con ăn thức ăn sống chưa qua đông lạnh, tránh lây nhiễm kí sinh trùng. Khi cho ăn vo thức ăn thành từng miếng nhỏ, cho ăn đến khi cá không muốn ăn nữa thì dừng. Khi cho cá con ăn xong mới mở máy lọc. Không đc để chất thải quá nhiều, nếu máy lọc lọc không sạch phải dùng các biện pháp thủ công để tránh ảnh hưởng đến chất nước.
Sau 1 tháng nuôi dưỡng(nếu chăm sóc tốt) cá lahán con sẽ khỏe mạnh, mập mạp, con lớn nhất có thể dài từ 5-8cm(gồm cả đuôi), phần đầu tròn đầy, mọc lên 1 cái bướu nhỏ, bên trong trong suốt, phát sáng, tuy vẫn chưa lớn nhưng sẽ lên đều, đốm châu trên thân cũng rất đẹp. Những con khác tuy chưa lên đầu nhưng vẫn tăng trưởng rất nhanh và vô cùng khỏe mạnh, chỉ có khuyết điểm màu sắc chưa đc tươi. Đợi đến khi cá khoảng 12-13cm thì bắt đầu chọn từ 6 con ban đầu 2 con đẹp nhất về dáng đầu, hoa văn, dàn châu để nuôi dưỡng


PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH CÁ LA HÁN


1. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO ĐỐM ĐEN TRÊN VÂY LƯNG CÁ CON

 (Tỷ lệ chính xác đạt khoảng 60%)
 Hoa La Hán là giống cá lai tạp giao nên phương pháp phân biệt giới tính căn cứ vào đốm đen trên vây lưng của chúng cũng không chính xác lắm. Nhưng những phương pháp phân biệt thông thường lại không thể áp dụng khi cá con nhỏ, cho nên phương pháp phân biệt này vẫn được sử dụng.
-   Vây lưng không có đốm đen: 80% là cá đực
-   Vây lưng có đốm đen: 60% là cá mái

18

2. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO QUAN SÁT ĐỘNG THÁI CÁ CON

-    (Tỷ lệ chính xác là 75%)
Thông thường cá La Hán đực nhỏ tương đối "lì lợm", còn cá La Hán cái nhỏ rất dễ sợ (nhát) và bị chuyển màu. Khi chúng sống trong tình trạng thức ăn không đầy đủ (ở các của hàng kinh doanh cá kiểng), dùng tay quẫy nhẹ vào trong bể cá, nếu thấy cá Hoa La Hán không hoảng hốt bỏ đi phần lớn là cá đực, còn nếu thấy cá ẩn náu lâu dưới đáy bể hoặc sau các hòn đá tạo cảnh và thể sắc chuyển màu đen thì thông thường là cá mái. Khi ăn no, thông thường cá Hoa La Hán sẽ có một chút thay đổi chẳng hạn như khi thấy con người đến gần, thông thường cá Hoa La Hán phần lớn sẽ bơi tán loạn, còn cá Hoa La Hán đực sẽ bơi đến một cái hốc nào đó bên cạnh.

3. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO QUAN SÁT TRẠNG THÁI TĨNH
 (Tỷ lệ chính xác khoảng 80%)

Quan sát cá Hoa La Hán con, bộ phận bụng của chúng hơi phình to ra một chút thì khả năng tính cái là rất lớn. Còn khi lật mình cá xem cơ quan sinh dục của chúng, nếu thấy nó hơi lồi ra thì phần lới chúng mang giới tính đực, còn nếu xem không thấy có gi lồi ra thì đó là cá mái.

4. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO QUAN SÁT TOÀN BỘ THỂ THÁI CỦA CÁ TRUNG
(Tỷ lệ chính xác khoảng 80%)

Thông thường cá có hình thể hơi thô, có gờ có cạnh là cá có giới tính đực. Còn thể thái cá tròn. Mượt mà thì là cá có giới tính cái.

5. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH BẰNG XƯƠNG VÂY LƯNG CÁ TRUNG
(Tỷ lệ chính xác khoảng 60%)

 Xương vây lưng từ cái thứ nhất đến cái thứ sáu có biểu hiện tương đối thô kệch và có hình tròn là cá có giới tính đực, còn có biểu hiện nhỏ, có hình dẹp thì là cá cái.

6. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO THUỘC TÍNH CỦA VÂY BỤNG CÁ TRUNG
 (Tỷ lệ chính xác khoảng 60%)

Do cá mái khi sinh sản phải dùng vây bụng để lắc cho rớt trứng và cung cấp khí oxy; đề phòng các vi khuẩn xâm nhập và dùng vây để loại bỏ các tạp vật, vì thế nếu như dùng tay tiếp xúc, đụng vào vây bụng, nếu thấy mềm mại thì đó là cá cái, con hơi cứng là cá đực.

  7. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO TUYẾN NGỰC CÁ TRUNG
 (Tỷ lệ chính xác khoảng 90%)

Cách nhìn của phương pháp nhận biết này tương đối mơ hồ, nhưng tỷ lệ chính xác lại rất cao. Thông thường cá đực sẽ có tuyến ngực phần bụng tương đối nhọn, và chỗ hàm dưới của cá giống như là nhiều cục thịt rất to. Còn tuyến ngực phần bụng cá cái thì thương đối tròn.

  6. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH CÁ HOA LA HÁN HÁN BẰNG TUYẾN SINH DỤC CÁ TRUNG
 (Tỷ lệ chính xác cao nhất, khoảng 95%)

Lúc bình thường lỗ sinh dục của cá đực sẽ lồi ra hình chử V. còn lỗ sinh dục của cá mái sẽ lồi ra hình chủ U. khi phát dục, tuyến sinh dục của cá mẹ lồi hẳn ra, lúc này là lúc quan sát để phân biệt chính xác nhất.



Những bệnh thường gặp ở cá La Hán và cách điều trị
Các loại cá cảnh dễ nuôi
Nuôi cá cảnh theo phong thủy
Những loài cá cảnh nước ngọt đẹp nhất
Chọn cá cá cảnh nuôi trong nhà như thế nào


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
em muon ca emn len mau that dep co ai giup em ko
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
mình tưởng cá nào cũng màu như nhau.`
em mới nuôi cá nhung nó măc bệnh như :châm. chạp ko ăn có vết thương thì phải xử lí thế nào ạ chị giúp em với
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Cá la hán nhà m bơi bị nghiêng 1 chút, e phải làm sao ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý