Tác dụng của quả táo đối với bà bầu

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng của quả táo đối với bà bầu

19/04/2015 12:26 AM
18,694


Táo không chỉ là loại quả có mùi vị ngọt thơm mà còn chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi, nhất là với phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia khoa học, bà bầu nên ăn táo thường xuyên để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Những ích lợi của táo

Giàu vitamin và khoáng chất: Những khoáng chất và vitamin thiết yếu như kali, magie, canxi, vitamin A, B, C… có rất nhiều trong quả táo, cung cấp thêm nguồn dưỡng chất có lợi, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Chống oxy hóa: Trong táo có chứa những chất chống oxy hóa tuyệt vời. Chất pectin cung cấp axit galacturonic, làm giảm nhu cầu sử dụng insulin của cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho chị em.
Giảm táo bón: Cũng như nhiều loại hoa quả khác, táo rất giàu chất xơ nên hỗ trợ tích cực vào quá trình tiêu hóa, giúp giảm chứng táo bón ở thai phụ.
Tăng cường khả năng miễn dịch: Táo chứa các chất hỗ trợ và thúc đẩy qua trình sản xuất tế bào bạch cầu. Sức đề kháng của bà bầu thường kém hơn, nên ăn táo mỗi ngày sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch và phòng ngừa được nhiều loại bệnh tật .
Bảo vệ hệ xương: Chất phloridzin và boron trong quả táo giúp hỗ trợ, bảo vệ hệ xương và răng chắc khỏe. Vì vậy, ăn táo thường xuyên trong thai kì và sau sinh sẽ giúp bạn có hệ xương khỏe mạnh.
Giảm cholesterol: Chất pectin trong táo có tác dụng hạn chế cholesterol xấu trong cơ thể. Ăn 2 quả táo/ngày sẽ giảm cholesterol trong máu đến 16%.
Phòng chống ung thư phổi: Theo một nghiên cứu với sự tham gia của hơn 10.000 người, những người ăn táo thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ bị ung thư phổi xuống hơn 50%. Lí do là trong táo chứa rất nhiều flavonoid quercetin và naringin.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng: Sử dụng táo sau các bữa ăn sẽ giúp lợi khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh răng miệng. Là đối tượng dễ mắc các bệnh về răng miệng, nên thai phụ cần ăn táo thường xuyên, nhất là sau các bữa ăn.
Phòng tiêu chảy: Các nhà khoa học cho biết, chất pectin trong quả táo còn có tác dụng cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy .
Phòng chống Alzheimer: Một nghiên cứu tại ĐH Cornell cho thấy, quercetin trong táo có thể bảo vệ các tế bào não khỏi nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Giảm nguy cơ mắc bệnh cho bé: Một cuộc nghiên cứu gần đây về tác dụng của quả táo với phụ nữ mang thai được tiến hành như sau: các bà bầu được chia thành 2 nhóm, 1 nhóm không ăn táo, nhóm còn lại ăn 1 đến 2 quả táo mỗi ngày. Kết quả cho thấy, nhóm phụ nữ ăn táo thường xuyên sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cho em bé sau khi chào đời.

Giúp bé sinh ra ít bị dị ứng: Các chất chống oxy hóa trong táo không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ, mà còn là tiền đề cho sức khỏe của thai nhi. Mẹ ăn táo thường xuyên sẽ giúp em bé sau khi sinh ra ít bị dị ứng hơn các trẻ khác.

Hàm lượng dinh dưỡng trong 1 quả táo:

Năng lượng       81kcl

Protein               1/2g

Carbohydrate     21g

Chất xơ               4g

Vitamin A          74IU

Kali                    159mg

Axit folic            4mcg

Vitamin C          8g

Vitamin B3         0,106mg


Thực đơn từ quả táo

Sinh tố táo – mật ong:

Nguyên liệu:

-  2 quả táo, 1 thìa mật ong.

-  50 ml sữa tươi và đá bào.

Cách làm:

- Táo ngâm rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng nhỏ.

- Cho táo, mật ong, sữa tươi và đá bào vào máy sinh tố, xay nuyễn thành hỗn hợp bông mịn .

- Đổ hỗn hợp ra cốc và thưởng thức.

Trà táo -  sữa tươi:

Nguyên liệu :

- 1 quả táo, 1 gói trà túi lọc (Lipton hoặc Dimah).

- 150ml sữa tươi, đường, đá bào, đá viên, chanh, lá bạc hà.

Cách làm:

- Cho sữa vào lò vi sóng hoặc đun nóng. Bỏ gói trà túi lọc vào ngâm trong 5 phút, rồi lấy ra .

- Táo ngâm rửa sạch, gọt vỏ, cho vào máy ép lấy nước.

- Cho trà sữa, đường, đá bào vào bình lắc cho nổi bọt mịn .

- Đổ ra cốc, cắt một lát chanh trang trí và thưởng thức.

Salad táo trộn tôm:

Nguyên liệu

- 100g tôm sú, 100 g rau xà lách, 1 quả táo xanh, 1 quả xoài.

- Ớt xay, tỏi băm, nước mắm, đường, hạt nêm, dầu ăn.

Cách làm:

- Tôm bóc vỏ, tuốt bỏ chỉ đen ở lưng , rửa sạch và chẻ đôi. Ướp tôm với nước mắm khoảng 10 phút.

- Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn, phi thơm, rồi cho tôm vào  xào.

- Xà lách nhặt rửa sạch, để ráo nước.Táo xanh và xoài ngâm rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi dài.

- Pha nước mắm với đường, tỏi và ớt xay. Sau đó, cho xoài xanh vào trộn đều, để khoảng 5 phút.

- Bày xà lách ra đĩa, xếp táo xanh lên trên, và tôm ở trên cùng. Rưới nước mắm xoài vào hỗn hợp, trộn đều và thưởng thức.

Tác dụng với bà bầu

Theo nghiên cứu gần đây nhất trên tạp chí “ Thorax” của Mỹ, các thai phụ nên ăn nhiều táo vì “tốt cho cả mẹ lẫn con”.

Bà bầu nên ăn táo

Táo không những tốt cho sức khoẻ người mẹ mà còn giúp thai nhi khoẻ mạnh, sau khi chào đời có sức đề kháng tốt, giảm

nguy cơ mắc chứng dị ứng.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà khoa học Hà Lan. Trong đó, chế độ dinh dưỡng hằng ngày của 1.253 trẻ dưới 5 tuổi được ghi đầy đủ từ khi nằm trong bụng mẹ cho đến khi chào đời. Nội dung của cuộc điều tra liên quan đến tình hình dinh dưỡng và sức khoẻ của thai nhi.

Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ được sinh ra từ các bà mẹ 1 tuần ăn 4 quả táo trở lên, hoặc thích ăn táo có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn thấp hơn những đứa trẻ khác 37 - 46% (đặc biệt trong thời kỳ thanh thiếu niên, tỷ lệ này là 57%).

Trưởng khoa dị ứng và miễn dịch bệnh viện Michigan Beaumont của Mỹ cho biết, táo rất giàu chất flavonoid và các chất chống oxy hóa khác có khả năng tăng sức đề kháng ở trẻ.

Ngoài ra, trong thời gian mang thai, người mẹ nên ăn ít các loại thực phẩm: quả hạch, đậu phộng, sò các loại… để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dị ứng thực phẩm ở trẻ.


7 Tác dụng của quả táo

Táo có tên khoa học là Malus domesticus, thuộc họ hoa hồng. Táo có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, cả về giá trị dinh dưỡng lẫn công dụng phòng, trị bệnh.

1. Chống táo bón: ăn mỗi ngày từ 1-2 quả táo thì tiêu hóa rất tốt, đi cầu dễ dàng.

 

2. Chống nhiễm khuẩn: Đặc biệt sau các bữa ăn chính, tráng miệng bằng táo tươi sẽ tránh được các bệnh về răng miệng, chống sâu răng và viêm dạ dày.

3. Nhuận mật: Dùng táo ngâm rượu uống có tác dụng lưu thông mật, chống tạo sỏi.

 Người có sỏi mật có thể uống rượu táo mỗi ngày 5 lần, mỗi lần ½ ly kết hợp với uống ¼ ly dầu ô liu có thể làm tan sỏi mật, đồng thời táo có thể làm giảm luợng cholesteron.

Do vậy người ăn nhiều táo có thể phòng được sỏi đường mật và cholesterol máu.

4. Trong lĩnh vực thẩm mỹ: nguời ta dùng rượu táo làm làm bớt gầu tóc và làm chất thơm để khử mùi hôi của cơ thể, nhất là ở những người có mồ hôi dầu.

5. Giảm đau đầu: uống nước táo ép và xoa nhẹ nước táo lên đầu và vùng thái dương có tác dụng làm giảm căng thẳng, bớt đau đầu.
  6. Tác dụng tiêu mỡ, giảm béo: Ăn mỗi ngày 2 quả có tác dụng giảm béo và chất mỡ dư thừa của cơ thể.
  7. Táo làm giảm nguy cơ đột quỵ: nhất là đối với những người cao tuổi.
 Học viện Quốc gia về cây ăn quả Nhật đã công bố một công trình nghiên cứu, theo đó ăn mỗi ngày 1-2 quả táo (400gr táo) có thể giúp hạ thấp lượng chất béo trung tính trong máu (chất này gây xơ cứng động mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ và gây tăng huyết áp).

Ngoài ra ăn táo còn làm tăng lượng vitamin C có tác dụng gia tăng sức bền thành mạch máu và sức đề kháng của cơ thể.


Mách bà bầu ăn hoa quả đúng cách


Hoa quả giống như rau tươi, là nguồn thực phẩm không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, hoa quả có tác dụng rất tốt đối với quá trình hình thành đại não ở thai nhi. Tuy nhiên, ăn bao nhiêu là đủ lại là một vấn đề khiến không ít phụ nữ băn khoăn.

Một trong những suy nghĩ sai lầm của nhiều phụ nữ mang thai là tâm lý phải ăn nhiều "vì cả hai mẹ con", thậm chí không ít ngưòi lầm tưởng rằng khi mang thai có thể tăng cân thoải mái. Nhất là việc ăn hoa quả. Họ luôn cho rằng hoa quả rất lành, ăn càng nhiều thì càng tốt, nên ăn vô tội vạ, mà không biết rằng ăn quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể và thậm chí là cả thai nhi.

Việc ăn quá nhiều các loại hoa quả có hàm lượng đường cao sau bữa cơm chính sẽ rất dễ khiến  phụ nữ tăng cân, vận động khó khăn,  lượng đường trong máu tăng cao, có thể sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Ví dụ như xuất hiện hiện tượng viêm nhiễm đường hô hấp, da, hệ thống tiết niệu…đối với người mẹ; khiến bị dị hình, thậm chí còn bị chết lưu trong tử cung…đối với thai nhi.

Mách bà bầu ăn hoa quả đúng cách - 1
Với phụ nữ mang thai, hoa quả có tác dụng rất tốt đối với quá trình
hình thành đại não ở thai nhi. (ảnh minh họa)

Hơn nữa, có không ít phụ nữ còn mù quáng dùng hoa quả thay thế bữa ăn chính. Đây là một phương pháp vô cùng phản khoa học.  Mặc dù nguồn dưỡng chất có trong hoa quả là rất lớn nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn cho thịt, cá. Vì lượng chất dinh dưỡng protein cần cung cấp cho cơ thể trong thời gian mang thai để nuôi dưỡng thai nhi là rất lớn. Nếu chỉ ăn hoa quả thôi thì không đủ chút nào. Đồng thời, hàm lượng vitamin có trong hoa quả cũng không thể phong phú bằng hàm lượng vitamin có trong rau xanh.

Vậy bà bầu nên ăn hoa quả như thế nào?

- Mỗi ngày, lượng hoa quả bổ sung không quá 200g, cố gắng chọn những loại hoa quả có hàm lượng đường thấp.

- Nên ăn vào khoảng thời gian giữa bữa chính và bữa phụ.

- Chú ý vệ sinh khi ăn uống.

Chọn loại hoa quả nào để ăn?

1. Chọn trái cây hữu cơ

Điều này sẽ đảm bảo rằng loại trái cây bạn ăn hàng ngày không bị nhiễm các loại hóa chất từ thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật. Bạn nên ăn trực tiếp từ những loại trái cây mua tại vườn hoặc những loại đã qua kiểm định an toàn thực phẩm.

2. Trái cây nhiều vitamin C

Vitamin C rất cần thiết trong thai kỳ vì nó sẽ giúp bạn và em bé hấp thụ đầy đủ chất sắt. Vitamin C còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu khi mang thai, và làm cho răng lợi được khỏe mạnh.

Mách bà bầu ăn hoa quả đúng cách - 2
Vitamin C rất cần thiết trong thai kỳ vì nó sẽ giúp bạn và em bé
hấp thụ đầy đủ chất sắt. (ảnh minh họa)

Những loại trái cây giàu vitamin C là bưởi, cam, chanh, đào, táo… Uống một ly nước bưởi, cam, chanh sau khi ăn sáng mỗi ngày rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, cà chua, cũng chứa lượng vitamin C cao, nên ăn thường xuyên như một loại rau. Các loại rau lá xanh cũng là một lựa chọn lý tưởng trong việc hấp thụ Vitamin C.

3. Trái cây giàu axit folic

Axit folic rất cần thiết trong thai kỳ để phòng ngừa các khuyết tật ống thần kinh, ngăn ngừa sinh non cũng như hạn chế các khuyết tật về tim. Vì vậy, bà bầu không thể thiếu loại dưỡng chất đặc biệt quan trọng này.

Axit folic có nhiều trong một số  loại trái cây màu vàng sẫm như quả mơ, quả đào… Ăn mơ khô vào buổi sáng là cách rất tốt để hấp thụ axit folic và là điều cần thiết cho sự hình thành của protein vì nó có tác dụng hỗ trợ các enzyme tiêu hóa thức ăn. Đậu Hà Lan và các loại đậu khác cũng rất giàu axit folic.

4. Nên ăn nhiều táo và chuối

Chúng ta đều biết rằng, trái cây rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nhưng theo lời khuyên của các nhà khoa học, chị em bầu nên ăn nhiều táo và chuối hơn cả. Trong hai loại trái cây này rất giàu carbohydrate, kali, sắt, chất xơ và canxi – rất cần thiết cho sự phát triển của xương và các chức năng ở ruột thai nhi.

Lưu ý: đối với những phụ nữ thích ăn hoa quả, thì tốt nhất khi thai nhi từ 24-28 tuần nên đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ, để tránh xảy ra những điều đáng tiếc.

Chọn loại hoa quả nào để ăn?

 
Chúng ta đều biết rằng ăn hoa quả rất nhiều vitamin, tốt cho mẹ bầu. Mùa hè lại là mùa của hoa quả nên chị em thoải mái lựa chọn, tuy nhiên với mẹ bầu thì việc ăn uống cần được kiểm soát và chọn lựa kỹ lưỡng bởi không phải tất cả mọi loại trái cây đều có lợi cho bà bầu. Vậy, bà bầu nên ăn gì và ăn với liều lượng như thế nào?

Quả lựu

Quả lựu rất giàu vitamin C (nhiều hơn trong quả táo) có tác dụng giúp giải nhiệt và rất tốt cho máu. Đối với mẹ bầu, vị chua ngọt của quả lựu còn giúp giảm ốm nghén, tốt cho tim mạch, làm mềm mạch máu… Ngoài ra, dân gian có truyền tai nhau rằng, mẹ bầu ăn quả lựu sẽ giúp sau này sinh con ra có má lúm đồng tiền nữa. Vậy còn lý do gì mà chúng ta không chọn quả lựu để ăn đúng không?

Chuối

Trong quả chuối có chứa 'serotonin' giúp kích thích hệ thần kinh, giúp mẹ bớt căng thẳng và làm tâm trạng thoải mái hơn. Ăn chuối mỗi ngày còn giúp mẹ bầu dễ ngủ và còn có tác dụng giảm đau nữa.

Chuối cũng rất giàu axit folic, giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên bổ sung axit folic trong thai kỳ không chỉ riêng chuối mà mẹ còn cần phải ăn nhiều thực phẩm khác nữa. Lượng axit folic cần bổ sung khi mang thai là 0,4mg mỗi ngày.

Quả anh đào

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất sắt trong quả anh đào là cao nhất so với tất cả các loại trái cây khác. Tuy nhiên, quả anh đào có tính nóng, mẹ bầu ăn quá nhiều có thể khiến tính tình nóng giận và còn gây nguy cơ ngộ độc sắt. Vì vậy, chị em nên ăn ở mức độ vừa phải.

Nho

Trong quả nho có chứa lượng đường cao nên nếu mẹ bầu có lượng đường trong máu thấp hoặc để tăng đường huyết thì nên uống một ly nước ép nho tươi nhé.

Thanh long

Thanh long là loại trái cây màu xanh đậm, khi chín có màu đỏ tươi, ruột trắng hoặc đỏ. Đây là loại trái cây phổ biến trong mùa hè ở Việt Nam. Theo Đông y, quả thanh long có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm tốt cho mẹ bầu. Thanh long cũng là loại quả ít dùng đến thuốc trừ sâu bởi lớp vỏ dầy nên mẹ bầu có thể thoải mái thưởng thức mà không lo bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc có hại.

Quả thanh long có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm tốt cho mẹ bầuQuả thanh long có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm tốt cho mẹ bầu

Quả lê

Quả lê rất tốt cho tim và phổi. Trong thành phần của quả lê có chứa nhiều nước sẽ có tác dụng lợi tiểu với phụ nữ mang thai.

Quả táo

Táo là loại trái cây luôn luôn được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết như axit malic, tannin và chất xơ. Nhiều phụ nữ mang thai không muốn tăng cân quá nhiều và táo là thực đơn lý tưởng hàng ngày. Táo làm mẹ bầu không tăng cân quá nhanh nhưng nó lại giúp ích cho sự phát triển của thai nhi. Loại trái cây này cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa đặc biệt là căn bệnh táo bón hoặc tiêu chảy.

Táo cũng có tác dụng thẩm mỹ đối với mẹ bầu bị thiếu máu, da xanh xao. Ăn táo hàng ngày sẽ giúp da mẹ hồng hào hơn.

  

Táo chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết như axit malic, tannin và chất xơ

Táo chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết như axit malic, tannin và chất xơ

Dâu tây

Dâu tây giàu vitamin C, có công dụng ngăn ngừa cảm lạnh. Pectin và axit hữu cơ có trong dâu tây có thể làm tan chất béo trong thức ăn, kích thích sự thèm ăn và tăng cường nhu động ruột. Tuy nhiên, bà bầu khi ăn cần chú ý rửa sạch và ngâm muối để đảm bảo an toàn.

Bưởi

Bưởi là loại trái cây có vị chua, ngọt, mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi. Bưởi chứa nhiều vitamin C, B, beta carotene, canxi, protein, sắt… Ngoài tác dụng cung cấp cho cơ thể bà bầu dưỡng chất, giải khát, là món ăn nhẹ, bưởi còn có công dụng làm đẹp, da dẻ hồng hào, tóc mượt mà, ít rụng hơn (nếu muốn có tác dụng tốt hơn, ngoài ăn, chị em nên đun vỏ bưởi lấy nước gội đầu).

Đu đủ chín

Nhiều người cho rằng bà bầu ăn đu đủ sẽ có nguy cơ dẫn tới sảy thai. Tuy nhiên, đó là một quan niệm không hoàn toàn chính xác bởi điều đó chỉ đúng khi ăn đu đủ xanh, còn đu đủ chín lại là một loại quả giàu dưỡng chất và rất tốt cho mẹ bầu.

Đu đủ chín chứa khoảng 70% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carôten, axít hữu cơ, vitamin A, C, prôtít, 0,9% chất béo, khoảng 0,5% xenlulôzơ, canxi, phốt pho, magiê, sắt, vitamin B, kali và chất xơ dồi dào. Mẹ bầu ăn đu đủ chín sẽ ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón và phù thũng.


Bà bầu nên ăn gì để tốt cho em bé
Bà bầu không nên ăn gì
Kiêng ăn gì sau sinh
Ăn gì để phòng bệnh khi mang thai?
Bà bầu ăn trứng ngỗng

Thiếu máu ở bà bầu


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý