Làm củ cải muối ăn kèm bánh chưng ngon hết chê

seminoon seminoon @seminoon

Làm củ cải muối ăn kèm bánh chưng ngon hết chê

19/04/2015 12:30 AM
2,160

Chỉ với hai nguyên liệu dân dã là muối và củ cải, qua vài công đoạn chế biến, bạn đã có củ cải muối để cất trữ dành cho mùa đông.


Củ cải muối được ăn kèm với cháo trắng hay củ cải muối xào thịt và rán với trứng đều ngon.

Nguyên liệu:

- 2 kg củ cải
- Muối.

Cách làm:

Bước 1:

- Củ cải muối gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành quân chì, hay cắt khoanh tròn tùy theo sở thích của bạn, ngâm củ cải vào âu nước lạnh có pha một ít muối.

Bước 2:

- Ngâm khoảng 15 phút sau đó vớt ra rổ cho ráo nước.

Bước 3:

- Tiếp theo xếp một lớp củ cải ra khay sạch. Tiếp đến rải một lớp muối, rồi đến một lớp củ cải, làm cho đến hết củ cải và muối.

Bước 4:

- Để khay củ cải qua một đêm, hôm sau sẽ thấy bên dưới của lớp củ cải ra nước, bạn dùng tay sạch vắt củ cải thật ráo nước.

Bước 5:

- Đem trải củ cải ra rổ, phơi từ 2-3 nắng, củ cải sẽ héo và khô lại. Bạn cất củ cải vào bịch nylon sạch hay cất vào lọ thủy tinh đã lau khô, để nơi thoáng mát.




Cách 2:

Xá bấu (củ cải muối) là đặc sản của của miền Tây, hiện đã đươc nhiều người biết đến. Xá bấu có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng qua bàn tay khéo léo của người miền Tây, nó được chế biến khác đi và tạo thành món ăn đặc trưng riêng.

Xá bấu làm từ nguyên liệu chính là củ cải kết hợp với đường và muối. Ngày nay, món ăn này được chế biến ở nhiều nơi và hầu như có mặt trong những ngày giỗ tết, đám cỗ của nhiều gia đình.

xabau2-1351658768_500x0.jpg

Xá bấu ngon nhất là khi ăn với cháo trắng nóng hổi trong những ngày trời se lạnh. Để có được những cọng xá bấu giòn, dai, ngọt, bùi như vậy người ta phải tiến hành một công đoạn sơ chế rất công phu và tốn nhiều thời gian.

Có hai loại là xá bấu mặn và ngọt. Với loại xá bấu mặn, khi làm nên chọn những củ cải to, xá bấu ngọt thì dùng những củ nhỏ, để tiết kiệm. Thông thường, người miền Tây làm xá bấu ngọt để đóng gói sản phẩm và bán cho khách du lịch vì loại này ăn ngon hơn xá bấu mặn.

Củ cải rửa sạch, cắt dài khoảng 5-10 phân, chẻ làm bốn và ướp muối. Sau đó đem củ cải ướp muối ra phơi nắng 2 ngày. Trong quá trình phơi tránh để củ cải dính mưa sẽ bị ôi, mốc.

Khi củ cải còn ẩm, nhưng cầm lên thấy dẻo, dai thì đem trộn với đường trắng ủ vài ngày cho củ cải ngấm là được. Lúc này người ta đóng gói vào túi nilon và đem bán. Xá bấu (khi chưa qua chế biến) đạt yêu cầu sẽ có có vị ngọt, mặn vừa phải, thơm mùi mật củ cải và hơi khô dai.

Xá bấu sau khi qua công đoạn sơ chế được mua về chế biến thành món ăn. Cách chế biến rất đơn giản. Chỉ cần đem xá bấu rửa sạch, thái thành tựng cọng nhỏ rồi đảo qua với dầu ăn, thêm vài lát cà chua tươi, rồi đem trộn lẫn đường, bột ngũ vị hương, rượu và thêm vài sợi giềng giã nhỏ cho thơm. Đường tan thấm vào từng cọng xá bấu là có thể ăn được. Nếu muốn có thể cho thêm ớt, giấm, hành xanh theo khẩu vị. Bên cạnh đó, người ta còn dùng xá bấu nấu canh với thịt, đem chiên với cơm, xào thịt, tôm… đem lại cảm giác ngon, lạ miệng.

Xá bấu ăn beo béo, giòn giòn, dai dai, với mùi thơm của củ cải cùng các vị chua, cay, mặn, ngọt của ớt, đường, giấm… rất thú vị, ăn một lần sẽ “mê”.


Cách 3:


Nếu ngày Tết ngườimiền Nam có dưa món để ăn kèm với bánh tét thì người miền Bắc lại có món hànhmuối và củ cải dầm để ăn với bánh chưng.

Nguyên liệu

800g củ cải tươi, 200g cà rốt;250ml nước mắm ngon, 200g đường, 250ml nước; Lọ thủy tinh sạch.

Cách làm củ cải muối ngày Tết


Cách làm

Củ cải, cà rốt gọt vỏ, rửa sạchrồi cắt lát dày mỏng tùy thích.

Sau đó phơi nắng cho đến khi củcải cà rốt héo khô là được.

Ngâm củ cải và cà rốt khô vàonước ấm cho nở mềm ra, sau đó xả lại nước lạnh rồi vắt ráo, tiếp theo cho vào lọthủy tinh.

Nước mắm, đường và nước cho vàonồi đặt lên bếp đun sôi cho tan đường rồi đổ vào lọ sao cho nước mắm ngập trêncủa cả là được.

Chú ý phải cho nước mắm nhiều hơn phần củ cải đểsau đó củ cải còn nở ra thêm. Để vài tiếng hay 1 ngày củ cải ngấm nước mắmlà dùng được.

 

Biến tấu với món củ cải muối kiểu Nhật


Món củ cải muối với vị chua - mặn - ngọt hài hòa, khi ăn có vị giòn sần sật thật "ngon tai".

Nguyên liệu:

- 5 củ cải trắng, cỡ vừa

- 45g muối

- 700g đường

- 240ml giấm trắng

- Vài giọt màu thực phẩm (tùy thích)

- Lọ thủy tinh để đựng củ cải.

Cách làm:

Củ cải rửa sạch, gọt vỏ rồi bổ làm 2 hoặc 4 theo chiều dọc sau đó cắt lát dày khoảng 0.5cm.

Trộn đều đường, muối, giấm trong một bát tô.

Trút hỗn hợp đường -  muối vào thố đựng củ cải, để ở nhiệt độ thường khoảng 6-8 tiếng  hoặc qua đêm, thỉnh thoảng bạn trộn đều cho củ cải ngấm gia vị.

Vớt củ cải ra, cho vào các lọ khô, sạch. Phần nước ngâm củ cải còn lại bạn đổ vào nồi đun sôi, trong quá trình đun nếu có bọt bạn hớt sạch bọt để nước được trong, thêm vài giọt màu thực phẩm tùy thích rồi để nguội, rót vào lọ đựng củ cải, đậy nắp và cất trong tủ lạnh khoảng 2 tuần là dùng được.

Củ cải muối là một trong những món ăn rất được ưa chuộng ở Nhật khi làm món ăn kèm trong bữa ăn. Món củ cải muối với vị chua - mặn - ngọt hài hòa, khi ăn có vị giòn sần sật thật "ngon tai".

Một số kinh nghiệm làm củ cải



Sau đây là kinh nghiệm làm củ cải muối mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn

I/ Cách làm sái bấu ( củ cải muối )  ngọt

1/ Chuẩn bị vật liệu

            - Củ cải trắng thu hoạch xong rữa sạch

            - Cắt bỏ những chổ bị hà ( sâu bệnh ) ăn.

            - Cắt khúc bằng gang tay ( 20 –25 cm ), đường kính bằng ngón tay  (2-3 cm ).

2/  Thực hiện

            - Cho củ cải cắt khúc vào thùng, rắc muối lên, cứ một lớp củ cải cộng một lớp muối theo tỷ lệ : 10kg củ cải cắt khúc + 1kg muối, dùng vật nặng dằn phía trên.

            - Thời gian muối là 24 giờ, sau 24 giờ dùng tay nhồi bỏ vị cay nồng trong củ cải đến khi cọng cải mềm cho vô bao để ráo nước 24 –32giờ ( bao kê dốc ). Nếu nắng tốt phơi 1,5 nắng. Sàn bụi bỏ vào thùng, ướp nước đường theo tỷ lệ : 1kg củ cải muối cắt khúc khô + 1kg đường, cuối cùng dằn phía trên thật kỹ.

            - Thời gian ướp đường 9 - 10 ngày là có thể dùng được. Trong khi ướp đường định kỳ 2-3 ngày trộn đều 1 lần cho cải ăn đường đều.

* Những điều cần lưu ý

            - Rửa cải bằng nước máy, nước sông nhưng không được rửa bằng nước mưa

            - Chọn cải chắc thịt, không xốp.

* Giải quyết sự cố

            - Nếu phơi gặp nắng không tốt, không liên tục ( phơi được 1 nắng, hôm sau không nắng ) cho vào thùng muối tiếp, sau đó phơi cho đủ 1,5 nắng liên tục. Trường hợp này khi ướp đường cần tăng lượng đường lên.

            - Nếu cải sau khi ướp đường không đạt yêu cầu về màu sắc, mùi vị….Ta dùng nước đường với tỷ lệ : 1kg đường +1 lít nước cho 1 kg củ cải hư vào, để khi nào cọng cải nở trở lại, sau đó thực hiện qui trình chuẩn: 1kg đường + 1kg củ muối.

            - Trong quá trình phơi chúng ta để cải vào trong bao sạch, khô cột miệng kín, tránh gió.

            - Vật liệu sử dụng cho qui trình :

+ Đường : sử dụng đường cuba.

                        + Muối : Sử dụng muối hạt thường.

* Nguyên tắc chung

            - Cải mốc do thiếu đường

            - Mùi : Do nắng và kỹ thuật phơi ( nền trước khi phơi phải nóng và thoáng ).

            - Độ giòn : do muối.

            - 100 kg củ cải trắng tươi làm được 10kg – 13kg  sái bấu ngọt.

            - Nước đường sau khi sử dụng có thể tái sử dụng lại.

II/ Cách làm sái bấu mặn – khô

1/ Chuẩn bị vật liệu

            - Củ cải thu hoạch rửa sạch, nếu không đất cát không cần rửa.

            - Không phân loại

2/ Cách thực hiện

            - Củ cải để nguyên củ phơi nắng cho vừa héo.

            - Muối củ cải đã phơi theo tỷ lệ : 1kg củ cải đã phơi + 1kg muối ( 1 lớp củ cải + 1 lớp muối )

            - Thời gian muối 3 –4 ngày. Sau đó đem phơi cho đủ 3 nắng. Nếu mưa dằm đem vào nhận lại sau đó tiếp tục phơi cho đủ 3 nắng liên tục.

* Lưu ý

            - Nếu trời không nắng có thể muối tăng gấp đôi.

            - Dùng bao sạch, khô chứa củ cải trong khi phơi.

            - Muối bằng lu hoặc khạp.

III/ Cách làm sái bấu mặn -nước

            - Khi thu hoach chuẩn bị hố với các kích thướt khác nhau có thể là :     1,8m  x 1,8m  x  1,8m; Sau đó lót một lớp bạt để muối củ cải. Mỗi tấn củ cải tươi sử dụng 300- 400 kg muối ( 1kg củ cải tươi + 300 – 400 g muối ( 1 lớp củ cải muối + 1 lớp muối)).

            - Thời gian muối 5 –10 ngày. Sau đó phơi 4- 5 nắng tốt là bán được. Nếu không bán ta có thể tồn trữ vào trong các hố đã chuẩn bị sẵn.

* Lưu ý

            - Trong quá trình tồn trữ ta phải dằn kính phía trên tránh gió lùa vào.

            - Thời gian tồn trử có thể  được vài năm.

Nhìn chung củ cải muối là hình thức chế biến rất phù hợp cho vùng chuyên trồng củ cải trắng, mang lại hiệu quả theo hướng có lợi cho nông dân, giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu giống cây trồng theo hướng bền vững. Tin chắc rằng nông dân sẽ vận dụng thành công trong thời gian tới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng diện tích trồng củ cải, giúp người dân nâng cao đời sống và thu nhập./.



Làm củ cải chua ngọt
Củ cải trắng ngâm nước tương
Món củ cải xào trứng cho cả nhà ngon cơm
Cách làm kim chi củ cải trắng
Canh củ cải muối nấu sườn ngon cơm ngày lạnh
Công dụng chữa bệnh của củ cải trắng


(st)





Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý