Nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh

19/04/2015 12:42 AM
1,049

Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5-7 ngày tuổi (một số trường hợp muộn hơn). Trong thời gian rốn chưa khô rụng, nếu được chăm sóc không tốt, bộ phận này sẽ là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập cơ thể trẻ, gây nhiễm khuẩn. Hai bệnh lý thường gặp nhất là viêm rốn có mủ và viêm mạch máu rốn.



1. Viêm rốn có mủ

Các triệu chứng: Chân rốn tấy đỏ, phù nề, có mùi hôi, luôn ẩm ướt, chảy mủ vàng và lâu rụng. Trẻ có thể sốt hoặc không, quấy khóc, không chịu bú...

Nếu bệnh nhẹ, cần thay băng cho trẻ hằng ngày, nặn hết mủ, rửa rốn bằng dung dịch ôxy già, sau đó lau khô rồi rắc bột kháng sinh, dùng băng gạc vô trùng băng lại. Nếu bị viêm nặng (sốt cao, bỏ bú, toàn trạng mệt mỏi, suy sụp...), trẻ phải được nằm viện điều trị.

2. Viêm mạch máu rốn

Mạch máu rốn gồm 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Khi còn trong bụng mẹ, trẻ được nuôi dưỡng bởi tuần hoàn rau - thai; nhưng khi trẻ ra đời, tuần hoàn rau - thai chấm dứt, phổi bắt đầu hoạt động, các mạch máu rốn sẽ xẹp và xơ hóa. Quá trình này thường kéo dài 6-8 tuần sau đẻ, có trường hợp đến 9-11 tuần. Nếu chăm sóc rốn không tốt, vi khuẩn có thể vào các mạch máu, gây viêm nhiễm. Các động mạch dễ bị viêm hơn vì sau khi cắt rốn, máu ở đó tồn đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển (còn máu tĩnh mạch được hút về tim, tĩnh mạch xẹp nên ít bị viêm).

Khi động mạch rốn bị viêm, thành bụng phía dưới rốn sẽ phù nề, tấy đỏ; nếu vuốt thành bụng (từ xương mu lên rốn) sẽ thấy mủ chảy ra. Trẻ sốt, quấy khóc, biếng ăn, mệt mỏi. Nếu tĩnh mạch rốn bị viêm, thành bụng phía trên rốn tấy đỏ, phù nề; nếu vuốt thành bụng (từ mỏm ức xuống rốn) sẽ thấy mủ chảy ra. Chứng viêm tĩnh mạch rốn rất nguy hiểm vì vi khuẩn dễ lan ra các cơ quan xung quanh như gan, mật, dẫn tới nhiễm trùng huyết. Vì vậy, bệnh cần được phát hiện sớm để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị tích cực.

Để đề phòng nhiễm khuẩn rốn, thai phụ cần đi khám thai định kỳ và đăng ký đẻ tại cơ sở y tế để được nữ hộ sinh chăm sóc. Khi đỡ đẻ, nữ hộ sinh phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ vô khuẩn phòng đẻ cũng như kỹ thuật đỡ đẻ như: có xà phòng, nước chín, bàn chải để rửa tay; dụng cụ đỡ đẻ được hấp luộc đúng quy trình. Khi cặp và cắt rốn, phải sát khuẩn bằng cồn iốt...

Sau khi sản phụ về nhà (trong thời gian rốn trẻ chưa khô), cán bộ y tế phải theo dõi và chăm sóc rốn cho tốt như tắm bé, thay băng rốn... Nếu không có điều kiện thì phải hướng dẫn người nhà cách chăm sóc cho đến khi rốn khô và liền sẹo.

Chú ý:

- Trong tuần đầu sơ sinh, cần tắm bé bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước lá đun sôi để nguội (để phòng nước không sạch vào rốn, gây nhiễm khuẩn).

- Thay băng rốn hằng ngày sau khi tắm; trường hợp băng rốn bị thấm nước tiểu, phân thì phải lập tức thay ngay.

- Áo, tã của trẻ phải được giặt sạch bằng xà phòng và phơi nắng, nếu có điều kiện thì là ủi trước khi dùng.


Phòng nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh

 

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là việc làm đơn giản, song nếu không có những kiến thức nhất định sẽ khó có thể tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, nhận biết và điều trị sớm các dấu hiệu nhiễm khuẩn rốn là rất cần thiết để phòng những biến chứng nặng, gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

Các nhà chuyên môn cho biết, chăm sóc rốn cho trẻ phải thực hiện liên tục từ ngay sau sinh tới khi rốn rụng, lên sẹo khô. Thông thường, rốn của trẻ sẽ rụng sau 6 đến 8 ngày tuổi (một số trường hợp muộn hơn), vì thế, phải bảo đảm vô khuẩn khi cắt rốn. Trong thời gian rốn chưa khô rụng, chăm sóc rốn không tốt hoặc không đúng cách sẽ dễ gây nhiễm khuẩn rốn, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Những dấu hiệu bất thường cho thấy trẻ bị nhiễm trùng rốn là: Rốn bị chảy máu hoặc có mùi hôi; vùng da xung quanh sưng nề, nóng đỏ, đồng thời bé có dấu hiệu sốt cao, quấy khóc và không chịu bú... Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nhiễm khuẩn rốn sẽ lan rộng thành nhiễm khuẩn huyết và gây nguy hiểm cho bé.
 

Ông Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, cho biết: Những sai lầm mà các sản phụ thường gặp phải khi chăm sóc rốn cho bé là không dám chạm vào rốn của bé, đợi đến khi bé rụng rốn mới đụng đến; để băng rốn quá kín trong thời gian dài. Vì vậy, có một số trẻ nhỏ bị nhiễm trùng rốn nặng, khó điều trị và để lại di chứng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, vàng da. Do đó, để phòng tránh nhiễm khuẩn rốn cho trẻ, cần chủ động thực hiện chăm sóc rốn ngay sau khi sinh và những ngày đầu sau sinh bằng cách rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc rốn; rửa sạch rốn bằng nước rồi nhẹ nhàng thấm khô rốn; nên để rốn hở, thông thoáng, tiếp xúc không khí, không nên che đậy rốn, mang băng thun rốn dầy dễ làm rốn có mủ và có mùi hôi. Chỉ dùng tấm gạc thun đã được tiệt trùng để quấn rốn cho bé, mỗi ngày thay một lần chăm sóc rốn cho đến khi khô và rụng. Chú ý, không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn vì nếu dùng những sản phẩm chưa được tiệt trùng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và làm cho trẻ lâu lành rốn.
 

Theo các nhà chuyên môn, để đề phòng nhiễm khuẩn rốn, các sản phụ nên đi khám thai định kỳ và sinh đẻ tại các cơ sở y tế để được các y, bác sĩ chăm sóc; khi đỡ đẻ, các y, bác sĩ phải luôn tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc phòng, chống nhiễm khuẩn trong cuộc đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ, cắt rốn bằng dụng cụ đã diệt khuẩn. Sau khi về nhà, sản phụ không đắp vật lạ hay hóa chất lên mặt rốn, mặc quần áo sạch sẽ và không quấn trẻ quá chặt để cuống rốn tiếp xúc với không khí giúp cuống rốn mau khô, tránh nhiễm khuẩn; nên chăm sóc rốn cho bé 1 đến 2 lần/ngày, khi rốn rụng tiếp tục chăm sóc đến khi chân rốn khô và không còn rỉ nước. Khi rốn chưa rụng, tránh không đặt trẻ vào thau tắm, nên dùng khăn nhỏ, mềm mại để lau người và rốn cho trẻ. Cho trẻ bú mẹ để cung cấp các kháng thể chống nhiễm trùng. Nhiễm trùng rốn có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ vì rốn là “cửa ngõ” để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ, gây nhiễm khuẩn. Vì vậy, các bà mẹ ngay từ khi mang thai cần tiêm phòng uốn ván đầy đủ và cẩn thận chăm sóc rốn cho con sau khi sinh. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có các biểu hiện bất thường.

Cách nhận biết và sử lý nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh

Khi bé ra đời, người nữ hộ sinh phải tiến hành cặp và cắt dây rốn, sau đó làm rốn cho bé và băng lại. Ðoạn rốn còn lại thông thường sẽ khô và rụng ở ngày thứ 5-7 sau đẻ, nhưng cũng có một số trường hợp muộn hơn.

Khi bé ra đời, người nữ hộ sinh phải tiến hành cặp và cắt dây rốn, sau đó làm rốn cho bé và băng lại. Ðoạn rốn còn lại thông thường sẽ khô và rụng ở ngày thứ 5-7 sau đẻ, nhưng cũng có một số trường hợp muộn hơn. Trong thời gian rốn chưa khô rụng, chưa thành sẹo nếu chúng ta chăm sóc không tốt thì chính rốn là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập cơ thể trẻ và như vậy rốn bị nhiễm khuẩn. Hay gặp nhất là viêm rốn có mủ. Ngoài ra có thể gặp viêm mạch máu rốn.
Viêm rốn có mủ: biểu hiện tại chân rốn bị tấy đỏ, phù nề, có mùi hôi, luôn ẩm ướt, chảy mủ vàng... lâu rụng rốn. Toàn thân trẻ có thể sốt hoặc không sốt, quấy khóc, không chịu bú... Nếu viêm nhẹ thì hàng ngày phải thay băng, nặn hết mủ, rửa rốn bằng dung dịch oxy già, sau đó lau khô rồi rắc bột kháng sinh, dùng băng gạc vô trùng băng lại. Nếu trường hợp viêm nặng, trẻ sốt cao, bỏ bú, toàn trạng mệt mỏi, suy sụp... thì trẻ phải được nằm viện điều trị.
Viêm mạch máu rốn: Mạch máu rốn gồm có 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Khi còn trong bụng mẹ thì thai được nuôi dưỡng bởi tuần hoàn rau thai. Nhưng khi trẻ ra đời, tuần hoàn rau - thai chấm dứt, phổi bắt đầu hoạt động, các mạch máu rốn sẽ xẹp và xơ hóa. Quá trình xơ hóa thường kéo dài 6-8 tuần sau đẻ, tuy nhiên cũng có những trường hợp lâu hơn đến 9-11 tuần. Nếu chăm sóc rốn không tốt vi khuẩn có thể vào động mạch hoặc tĩnh mạch gây viêm mạch máu rốn. Thường viêm động mạch rốn hay gặp hơn viêm tĩnh mạch bởi vì sau khi cắt rốn, máu trong động mạch tồn đọng lại và đó chính là môi trường tốt để vi khuẩn phát triển. Còn tĩnh mạch, sau khi cắt rốn máu tĩnh mạch được hút về tim, tĩnh mạch xẹp, không có máu ứ đọng lại nên ít bị viêm hơn.
Biểu hiện của viêm mạch máu rốn:
Tại chỗ: Nếu tĩnh mạch rốn bị viêm thì bệnh trạng nặng hơn, dễ lan ra các cơ quan xung quanh như gan, mật, dễ dẫn tới nhiễm trùng huyết, nhìn bụng thấy thành bụng phía trên rốn tấy đỏ, phù nề, tuần hoàn bàng hệ rõ. Nếu vuốt thành bụng từ mỏm ức xuống rốn thấy mủ chảy ra.
Khi động mạch rốn bị viêm thì thành bụng phía dưới rốn phù nề, tấy đỏ. Vuốt thành bụng từ xương mu lên rốn sẽ thấy mủ chảy ra.
Toàn thân: trẻ có sốt, quấy khóc, biếng ăn, mệt mỏi.
Viêm mạch máu rốn nhất là viêm tĩnh mạch rốn cần được phát hiện sớm để đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị tích cực.
Ðể đề phòng nhiễm khuẩn rốn, chị em cần đi khám thai định kỳ và đăng ký đẻ tại trạm y tế để được nữ hộ sinh chăm sóc và đỡ đẻ. Khi đỡ đẻ người nữ hộ sinh phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ vô khuẩn phòng đẻ cũng như kỹ thuật đỡ đẻ như: có xà phòng, nước chín, bàn chải để rửa tay, dụng cụ đỡ đ�� phải được hấp luộc đúng quy trình. Khi cặp và cắt rốn phải sát khuẩn bằng cồn iốt... Sau khi sản phụ về nhà trong thời gian rốn trẻ chưa khô, cán bộ y tế cần phải theo dõi và chăm sóc cho tốt như tắm bé, thay băng rốn... Nếu không có điều kiện thì phải hướng dẫn cho người nhà biết cách chăm sóc cho đến khi rốn khô và liền sẹo.
Chú ý: Trong tuần đầu sơ sinh cần tắm bé bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước lá đun sôi để nguội (để phòng nước không sạch vào rốn dễ gây nhiễm khuẩn), thay băng rốn hàng ngày sau khi tắm, trường hợp băng rốn bị thấm nước tiểu, phân thì phải lập tức thay ngay. Chú ý áo, tã của trẻ phải giặt sạch bằng xà phòng và phơi nắng, nếu có điều kiện là ủi trước khi dùng thì càng tốt.



Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh hết sức quan trọng bởi đó là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh. Rốn trẻ cần được chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên. Nếu không lưu ý, rốn ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng và xảy ra nhiều biến chứng khác như chảy máu, xả chất lỏng có mùi trắng…

Những lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh - Chăm sóc bé - Chăm sóc trẻ sơ sinh - Sức khỏe trẻ em

Cần lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

- Luôn giữ rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể.

- Luôn luôn rửa tay trước khi chăm sóc rốn của trẻ. Việc chưa rửa tay của bạn có thể mang tới những vi trùng có hại xâm nhập vào rốn của trẻ đấy.

- Trước khi cuống rốn khô và rụng khỏi rốn, bạn hãy chú ý giữ tã của bé che hờ phần rốn và bụng để tránh bất cứ điều gì có thể va chạm tới phần rốn. Mỗi khi bạn thay một tã mới, gấp tã ở phía trên để đảm bảo rằng rốn không bị trầy xước da và lưu thông không khí.

- Để giữ cho cuống rốn khô bạn có thể phải khá cẩn trọng khi tắm cho trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không ngâm cuống rốn của trẻ trong khi tắm cho đến khi cuống rốn đã rụng và khô.

- Làm sạch vùng bụng và vùng rốn của trẻ ít nhất một lần/ ngày. Để làm sạch nhẹ nhàng vùng rốn của trẻ, bạn nên sử dụng tăm bông được nhúng vào nước lạnh đun sôi và nhẹ nhàng vỗ nhẹ khu vực này. Điều này sẽ giúp rốn khô nhanh chóng và giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng.

- Đừng quên lau khô khu vực rốn và xung quanh rốn với một miếng gạc sau khi làm sạch rốn. Bạn tuyệt đối tránh sử dụng bông gòn vì những sợi từ bông gòn thường dính vào rốn và có thể gặp khó khăn để lấy ra, gây các biến chứng khác cho rốn.

- Không sử dụng nước thơm, dầu gội để tắm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé.

- Khoảng 1-3 tuần sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có tái chảy máu hoặc nhiễm trùng, hay có bất cứ bất thường nào bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nhé.

- Khi bị rơi rụng, một số rốn của trẻ có hiện tượng chảy máu. Điều này khiến cha mẹ trẻ không khỏi lo lắng nhưng đôi khi đây là hiện tượng bình thường. Nó có thể mất 5-10 ngày để chữa trị và chăm sóc cho khu vực này sau khi rốn đã rụng.

- Đưa trẻ đến thăm khám bác sỹ nếu:

  • Rốn của trẻ tiết ra bất kỳ chất lỏng có mùi thơm

  • Rốn tiết ra bất kỳ chất lỏng có mùi hôi.

  • Da xung quanh vùng rốn của trẻ bị viêm nhiễm.

  • Nếu trẻ bị sốt.



Bé bị nhiễm trùng cuống rốn
Chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh
Bé bị nhiễm khuẩn máu
Cách tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh
Giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
em ten la lô thi hương.cao 1m50 . nang55.hien em dang la sinh vien . theo anh chi em nenn lam the nao de giam can a..em xin chan thanh cam on.
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý