Cách trồng hoa sứ Thái Lan

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách trồng hoa sứ Thái Lan

19/04/2015 12:42 AM
2,705


Sứ Thái lan có tên khoa học là Adenium obesum thuộc họ Apocyanaceae, một loài cây được mệnh danh là “hoa hồng sa mạc” đã có từ khá lâu, được trồng và phát triển ở nhiều nơi trong nước ta. Sứ Thái Lan thuộc nhóm cây mọng nước, với hình dáng đặc biệt của bộ rễ, thân và cực kỳ rực rỡ trong mùa hoa, đồng thời đây là cây chịu hạn giỏi, dễ chăm sóc nên từ lâu cây sứ Thái Lan đã có một vị trí khá vững chắc trên thị trường hoa kiểng Việt Nam. Ngoài ra, do cấu tạo đặc biệt của bộ rễ sứ, đã tạo thành bộ củ muôn hình vạn trạng. Chính điều này làm tăng giá trị của chúng. Song, để chúng ra hoa nhiều và đẹp, đòi hỏi kỹ thuật người trồng.



Cây hoa sứ trong chậu có tên khoa học là Adenium obesum Balt, thuộc họ Apocynaceae (họ trúc đào).


1. Giới thiệu:

Cây sứ trồng bằng hạt có thể ra hoa sau 8 tháng đến 1 năm. Hoa sứ thường có dạng hình phễu nhỏ, xoè 5 cánh to như loa kèn bên ngoài. Tuy nhiên khi đột biến có thể nở ra đến 6-7 cánh rất lạ, đẹp... Chùm hoa từ 3-10 chiếc, thường tập trung ở đỉnh. Trong một chùm hoa, hoa lớn nở trước hoa nhỏ nở sau, mỗi hoa nở khoảng 8-10 ngày mới tàn, cho nên rất lâu mới nở hết chùm hoa. Cây sứ rất nhiều nhánh, nhiều hoa nên hoa nở gần như quanh năm. Một cây có thể ghép lên nhiều giống có màu sắc hoa khác nhau.

Cây sứ dễ trồng, khả năng nhân giống nhanh, hoa đẹp, trên một cây có thể ghép nhiều giống sứ có các màu khác nhau. Ngoài vẻ đẹp của hoa cây sứ còn có thể uốn tạo thành cây kiểng, cây thế nhờ bộ rễ rất đẹp. Vì vậy cây sứ được rất nhiều người ưa thích, trồng sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Chọn đất trồng:

Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều trồng được sứ với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước. Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ như sau: 40 - 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 - 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân. Tất cả trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần.


3. Cách trồng:

Có 2 cách trồng sứ là gieo hạt và giâm cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi sứ đều dùng phương pháp giâm cành. Sứ trồng trong chậu là khá phổ biến vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nên ít người trồng thẳng xuống đất vườn.

Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước. Dùng đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâu đổ đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài.

Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp.

Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn của người chơi sứ, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu, tưới đủ ẩm.







4. Cách sửa bộ rễ và tạo hình:

Cây trồng được 1 - 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối. Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn. Sắp xếp bộ rễ để xoè ra hợp lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi. Tuỳ theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa bộ rễ thì không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước. Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người... Để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại.

Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận. Cây sứ lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn.





Bón phân:


Các loại phân hữu cơ bón thích hợp cho sứ như phân trâu, bò, heo hoai mục, bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ. Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ trong năm. Tùy theo tuổi cây có thể bón phân cho sứ theo loại phân và liều lượng sau:

+ Cây sứ sau khi ra ngôi (mới trồng từ cành giâm) - dưới 6 tháng tuổi: Hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khỏang 15-20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần nhằm kích thích ra chồi, lá, rễ.

+ Cây sứ từ 6 tháng - 1 năm: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa.

+ Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.



6.Tưới nước:


Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam, tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.



7. Điều khiển ra hoa:

Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không để cành sứ quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa. Muốn sứ ra hoa vào dịp tết cần căn cứ: Nếu lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901. Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ.


8. Phòng trừ sâu bệnh:

Cây sứ xanh tốt thường có nhiều sâu bệnh chính như:

- Sâu xanh: Nếu thấy trên đọt lá có những đốm đen, đó là do sâu cắn phá, ăn đọt lá non tạo thành. Nhất là sâu xanh, lúc còn nhỏ màu trắng, lớn lên màu xanh, loại sâu này ăn rất nhanh, 2-3 ngày hết cả đọt lá, có thể ăn đứt cả ngọn cây. Dùng một trong các loại thuốc Trebon, Mipcin, Vibasu, Bassa.

- Rầy bông và bọ sứ: Rầy bông thân nhỏ dẹp, có nhiều lông tơ khắp chung quanh, bọ sứ thì lớn hơn gấp đôi gấp ba rầy bông, thân hình bầu dục, cũng mang rất nhiều lông tơ và lông đuôi khá dài, thường cắn hút nhựa trên đọt lá và tiết ra một chất nhựa ngọt cho kiến ăn, đồng thời cũng làm rơi rụng rất nhiều phấn màu trắng trên ngọn cây; lâu ngày làm hư thối cả ngọn sứ. Loại rầy và bọ gây hại trên ngọn cây làm hư ngọn cây, trên trái làm hư trái, nhỏ thì rụng, trái lớn thì làm cong queo hạt lép sau này gieo không mọc lên cây con. Khi thấy phải phun thuốc không cho đẻ trứng. Nếu phát hiện rầy, lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và phấn trắng.
Dùng thuốc Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40 ND…

- Rệp, nhện đỏ: Nhện đỏ có thân màu đỏ, cũng có nhiều lông tơ, mắt thường khó thấy được, chích hút nhựa lá non, làm cho lá non trở lên đỏ nâu rồi rụng, đọt cây trơ trụi. Hàng tháng nên phun thuốc một lần để phòng ngừa. Thuốc trừ có thể là: Trebon, Bi 58, Kelthane, Viphensa 50ND, D-C Ttron Plus….

- Bệnh thối nhũn: Bệnh thối nhũn là phổ biến nhất ở cây sứ Thái, rất khó trị. Lúc đầu có thể là một chấm đen rồi lan ra rất nhanh, nếu không phát hiện kịp cây sẽ bị thối mềm nhũn. Nhất là trong mùa mưa, có thể làm cho chết cả cây chỉ sau vài ngày.
Nguyên nhân: Có thể do vi khuẩn gây ra, khi độ ẩm quá cao hoặc do các vết thương từ sâu rầy gây ra.
Phòng trị: Cắt bỏ hết chỗ nào bị thối mềm nhũn, đến hết chỗ lõi cây có đốm đen, nếu không sẽ tiếp tục lây lan thối hết cả cây, lấy vôi bôi vào vết cắt để sát trùng. Dùng thuốc Batocide 12WP, Viben-C, Newkasuran 16.6 BTN…

- Bệnh đốm vàng trên lá: Lá sứ sau khi gặp mưa hoặc gió lớn thường sinh ra nhiều đốm nhỏ trên lá màu vàng hoặc nâu như bị phỏng, rồi lan nhanh ra cả lá, sau này sẽ khô quéo lại hoặc rơi rụng. Có khi ăn vào thân cây làm cây mềm thối nhũn từ trên cành xuống qua thân, khi lan đến gốc là cây chết. Có thể do nấm gây ra và lây lan rất nhanh ra cả cây.
Phòng trị: Bệnh thường phát triển vào mùa mưa nên khi thấy lá vừa bị đốm vàng là phải cắt bỏ ngay và phun thuốc trừ nấm như Topsin, Appenearb, Dithane, zineb, oxyclorua đồng… Cây sứ bị bệnh rất khó trị nên phải thường xuyên theo dõi để phòng trừ kịp thời.



Cách phòng trị bệnh thối nhũn của cây xứ Thái

            Cách tìm chỗ bị thối nhũn: Hàng ngày phải theo dõi xem cây có triệu chứng khác lạ không: trước tiên phải xem có lá nào bị vàng úa không? Nếu có hàng loạt là có vấn đề,  cây đả bị bệnh. Nếu lá xứ nào bị vàng úa,  lấy tay sô nhẹ vào đó mà lá rụng xuống đất ngay thì đó là thay lá bình thường.Còn nếu khi sờ vào mà lá vàng đó không rụng, vẫn dính cứng trên cành,  là cây sứ đó bị bệnh rồi,  đã có 1 nhánh hoặc 1 củ nào bên dưới bị bệnh mềm nhũn. Muốn tìm chính xác chổ nào bị bệnh,  phải dò từ chổ lá vàng không chịu rụng đó,  mò lần xuống bên dưới của nhánh đó,  đến gốc và rễ dưới,  sẽ thấy ngay chỗ mềm nhũn.

 
Cách trị bệnh thối nhũn

            Bệnh nhẹ: Nếu tìm thấy chỉ có 1 nhánh nào đó bị thối mềm nhũn mà thôi thì phải lấy dao bén,  sát trùng rồi cắt bỏ hết những chổ nào bị thối mềm nhũn phải mạnh tay cắt bỏ thật hết những chỗ nào bị mềm nhũn,  nếu để sót lại 1 tý,  chổ đó sẽ tiếp tục lây lan thối nhũn hết xung quanh. khi cắt bỏ xong phải lấy vôi bôi lên vết cắt để sát trùng và tuyệt đối không được tưới cho đến khi nào vết cắt khô.

            Bệnh nặng: Nếu thấy thối nhũn cả chậu lớn dưới đáy chậu,  thì lập tức nhổ cả cây xứ đó lên,  lấy dao thật bén cắt bỏ hết củ nào thất thối không thương tiếc,  cho thật sạch không còn một tý chỗ nhũn nào. Sau đó lấy vôi hoặc sơn bôi lên vết cắt. Xong rồi phải treo lên chổ râm mát,  thông thoáng và không tưới nước, đến khi nào thấy chổ vết cắt lánh xẹo mới được đem trồng trở lại nơi đất chỉ hơi ẩm mà thôi,  lúc trồng cây xứ bị thiếu nước,  nhăn nheo nhưng sau đó tưới nước,  tưới phân, cây sẽ mập lên và no tròn như trước.

Cách phòng ngừa bệnh thối nhũn:

            Tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh,  mỗi lần mới mua cây xứ về,  nên quan sát cho thật kỷ xem có bị sâu rầy,  thương tích gì không? lá có bị vàng hàng loạt không? Nếu mua cây xứ đã nhỗ lên rồi thì phải ngâm vào dung dịch vôi càn long pha loãng 5-10 phút để diệt hết vi khuẩn,  rồi mới trồng. Trước khi trồng phải đục thêm lỗ thoát nước �� đáy chậu. Nếu nước bị ứ động dưới đáy chậu thì rễ  cây sẽ bị thối ngay. Khi mới trồng phải trồng nơi đất ẩm,  không tưới nhiều nước. Hàng tháng nên phun ngưà thuốc trừ sâu rầy xen kẽ với thuốc trừ nấm để phòng ngửa sâu bệnh được tốt hơn.

Kỹ thuật nhân giống xứ Thái lan

            -1.Kỹ thuật nhân giống xứ bằng hạt

 Bình thường cây sứ thỉnh thoảng cũng cho trái,  nhất là vào mùa khô,  từ tháng giêng đến tháng 5. Trái sứ có từng cặp như sừng trâu dài khoảng 20-30 cm,  mỗi trái chứa từ 50-100 hạt. Hạt sứ to,  trụ tròn,  dài như hạt lúa,  có vỏ mềm cốp màu trắng với chùm lông tơ 2 mđầu,  rất dể nầy mầm khi ươm.

            Đây là cách để người ta lai tạo ra những giống mới bằng phương pháp thụ phấn chéo giữa hoa của cây sứ khác nhau. Cấu tạo của hoa sứ khá đặc biệt với 5 bao phấn chụm lại thành chóp nhọn và nằm gần kề trên nuốm nhụy. Tuy khoảng cách rất gần nhưng lại rất khó thụ tinh vì phấn hoa vẫn bị ngăn cách bởi 1 màng mỏng vói nuốm nhụy cái. Trong thiên nhiên nhờ ong,  bướm khi thò vòi vào ống hoa để hút mật đã làm cho phấn hoa rơi vào nuốm nhụy cái. Quá trình thụ tinh sẽ xảy ra nếu điều kiện môi trường thuận lợi (khô ráo),  thời điểm thích hợp (núm nhụy cái đang chín chờ phấn,  phấn hoa vừa khai ra,  chưa khô).

            Thao tác thụ phấn cho hoa sứ là ta cắt bỏ ống hoa trên chổ thắt cỡ 1-2 cm,  chừa phần đáy ống lại,  ngắt bỏ các tua giả nhụy đực,  bóp nhẹ vào đáy ống hoa để tách chùm boa phấn,  lộ núm nhụy cái phía dưới ra,  dùng cọ lông mềm,  hơi ầm,  phết  lên túi phấn (đực) rồi phết lên núm nhụy (cái) hoặc ta lấy phấn của hoa cây khác phết lên núm nhụy cái cây làm trái để lai to ra nhửng cây lai mới.

            Từ lúc thụ phấn,  đậu trái,  trái già cho đến thu hoạch mất khoảng hơn 2 tháng. Thu hoạch trái,  lấy hạt,  phơi khô khoảng 2-3 nắng là ta có thể đem ươm.

            - Có thể ươm hạt trong chậu mỏng,  khay nhựa,  hay bầu từng bịt chậu nhỏ. Hạt sứ khi ươm chỉ được lấp 1 lớp tro trấu thật mỏng,  nhe để khi nẩy mầm cây sứ con mới đẩy hạt chui lên khỏi mặt đất được. Nếu lắp dày,  nặng,  hạt sứ sẽ bị thúi ủng trước khi chui lên khỏi mặt đất. Dất ươm hạt nên dùng: 6 tro trấu đen,  1/2 cát,  1/2 phân chuổng hoai,  nhuyễn,  khô. (Sau khi đã xả nhiều lần nước).

            - 1 tháng sau khi ươm ta có thể bứng sứ con ra chậu trồng ở môi trường ngoài trời,  nhưng tốt nhất là để ở môi trường 70%-80% nắng,  tránh mưa dầm (có mái che nylon,  mái hiên) chậu,  bịch để trồng có đường kính khoảng 10 cm là đủ. Cứ sau 3 tháng,  ta phải thay chậu lớn hơn để cho cây sứ phát triển tốt,  chất liệu đất tròng + phân bón như bình thường đối với các cây sứ nuôi trồng trong giai đoạn tăng trửong ( tạp chí hoa cảnh 4-2003).

            -Sau 1 năm những cây sứ con bắt đầu cho hoa đầu tiên,  ta có thể chọn giống để nuôi trồng hoặc lấy nó để làm gốc ghép cho các cây sứ giống có hoa đẹp sau này

            -Trong quá trình nuôi,  muốn to cho cây sứ con có nhiều nhánh,  ta phải cắt ngọn,  thường thì sau 6 tháng tuổi,  cây sứ cắt ngan sẽ nẩy chồi nhiều và đẹp. Nên cắt vào mùa khô để tránh mưa làm thúi cây sứ.

            -2 Nhân giống sứ bằng cành giâm

            Phương pháp thường sử dụng nhất từ trước tới nay là giâm cành,  dù hiệu quả không cao lắm do cành giâm dể bị thúi ủng trong quá trình ươm trồng. Đồng thời sự phát triển cũng khá chậm,  thường là sau 1 năm trở lên thì cây sứ mới có thể có dáng của bộ củ tương đối. Nhưng đây lại là biện pháp giải quyết khá tốt cho những lần cắt nhánh sứ to dáng ở những cây sứ lớn: so nhánh cắt dư ra ta làm cành giâm để nhân giống.

            Nguyên tắt cắt nhánh sứ là phải cắt bằng dao bén,  vết cắt ngang chứ không cắt xéo vì cắt xéo sau nầy bộ rễ,  cũ sẽ không đẹp,  nhánh cắt dài khoảng 30cm,  sau khi cắt phết vôi vào vết cắt rồi đem trải nhánh ra phơi khô nơi râm mát khoảng 5 ngày để cho vết cắt lành sẹo khô nhựa và nhánh sứ rụng bớt lá. Sau đó đem ươm nhánh vào chậu nhỏ, bịch nylon hay 1 chậu lớn ươm nhiều nhánh cũng được. Chất liệu ươm là tro trấu,  hoặc cát không. Chiều sâu cắm xuống không quá 5cm,  tưới 1 lần nước cho ướt mặt rồi để chậu sứ nơi ánh sáng 50%-70%,  tránh ẩm quá mức,  thường thì 3-5 ngày ta mới tưới 1 lần.

            - Sau 1 tháng nhánh sứ bắt đầu ra rễ,  ta đem chậu sứ ươm ra nắng  100% để trong 3 tháng mới nhổ lên sang chậu với chất liệu,  môi trường như sứ bình thường,  thường thì sau 1 năm trồng trở lên cây sứ giâm cành mới có bộ rễ cứng cát,  lúc nầy ta có thể cắt tỉa to dáng hay để nuôi cho lớn củ,  thường thì bộ rễ cũ sứ của cây giâm cành không định hình sẳn mà do lúc giâm quyết định: Nếu kỷ thuật cắt không đúng,  ươm không đạt, rễ ra ít thì sau nầy bộ cũ không đầy đặn.

            - Chú ý lúc giâm cành phải cập cây tre cho  các nhánh sứ để tránh bị lay gốc làm đứt rễ sứ lúc ban đầu.

            3 Nhân giống sứ bằng chiết cành

            - là phương pháp rất hiệu quả trong việc nhân giống sứ,  gần như cây giống đạt trên 90% vì từ lúc chiết nhánh cây đến khi ra rễ thì các nhánh sứ vẫn được nuôi trên mình mẹ. Sứ có những cách chiết rất đặc biệt như khất võ,  xẻ hàm ếch,  xẻ mỏ vịt…

            - Khất vỏ là phương pháp giống như chiết các loại cây thông thường,  có thể áp dụng cho sứ,  chiều dài đoạn võ khất khoảng 2-3cm tùy nhánh lớn nhỏ. Dùng dao bén khất vòng quanh thân nhánh,  (lộ phần lõi trắng),  sau đó để khô trong 5-10 ngày mới bó bầu bằng bột dừa hay rễ luc bình. Sau 1 tháng nhánh sứ có thể ra rễ,  đợi rễ ra kín bầu chiết ta cắt xuống và đem trồng. Chu ý khi khất vỏ nhánh sứ phải được cặm cây chống đở nếu không nhánh sẽ bị gãy ngay chổ khấc, do gió.

            - Xẻ hàm ếch là phương pháp đơn giản để nhân giống sứ. Chọn nhánh sứ định chiết,  xẽ ngược lên phía ngon với chiều sâu bằng 2/3 đường kính thân,  sau đó để khô vết cắt trong 5-7 ngày cặm cây đở cho nhánh không gãy sau đó đem bầu như phương pháp khất vỏ. Sau 30 ngày nhánh sứ ra rễ tốt,  có thể cắt xuống đem trồng.

            - Xẻ mỏ vịt là phương pháp có tác dụng tốt hơn các phương pháp trên. Nhánh sứ sẽ ra rễ khá tốt do phần xẽ hàm khá dài,  rể được hình thành dể dàng. Chú ý khi xẻ hàm mõ vịt,  phần mở rộng miệng lúc nào cũng nằm phía dưới chiều nghiên cua nhánh sứ để tránh làm tét nhánh. Sau khi xẽ hàm ta cũng để khô 5-7 ngày rồi mới bó bầu. Sau 30 ngày nhánh sứ ra rễ đều,  ta có thể cắt để trồng.

            -Giai đoạn đầu khi cắt nhánh chiết đã ra rễ trồng vào chậu,  ta trồng trong chậu nhỏ,  chất liệu như trống  cây con. Sau 4-5 tháng ta mới sang chậu lớn hơn với chất liệu đất trộn như bình thường. và trong giai đoạn nầy,  ta phải dưỡng cây sứ con ở nơi ít bị mưa trong tháng đầu,  cây trồng phài buộc chặc vào cây cọc trụ,  tránh lay gốc,  làm đứt rễ non. Có thể bón thêm phân dưỡng lá Atonik,  komic,  humic…để ngọn lá phát triển mạnh , nhanh./.


Đặc điểm nuôi trồng hoa sứ Thái Lan


            1/ Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ:


            Sứ là loại cây ưa sáng,  từ 70%-100% ánh sáng chiếu trực tiếp,  trong 8-12 giờ mỗi ngày là tốt. Nếu ánh sáng ít hơn cây sứ phát triển nhanh nhưng cành ẻo lả,  dễ ngã đổ,  lá to,  mỏng,  xanh đậm,  ít hoa và quan trong hơn là dễ bị thúi ủng nếu trồng ở môi trường dư nước. Khi cây sứ đủ nắng thì phát triển chậm,  cứng chắc và rất nhiều hoa,  đặc biệt bộ củ cũng rất đep. Vì những lý do đó mà cây sứ thường được trồng ở những nơi nắng nhiều,  hơi khô hạn,  diện tích đất hẹp (trồng chậu,  bồn hoa…) trừ 1 so vùng đất cát ven biễn thì sứ được trồng xuống đất cát do không bị úng nước, t ránh được hiện tượng thối củ.

            Nhiệt độ môi trường có liên quan mật thiết với độ thông thoáng và cường độ ánh sáng. Nếu ở nơi tù túng về không gian,  nắng chiều thì nhiệt độ tăng cao,  cây sứ phát triển không mạnh,  lá thường bị cuốn bờ mép.ngược lại những nơi dù nắng 100% nhưng trống trải, nhiều gió thì ây sứ vẫn phát triễn tốt (với điều kiện đủ nước).

            2/ Nước tưới

            Cũng như tất cả các loài cây trồng,  sứ cũng cần nước để sống và phát triển,  điều quang trọng nhất là sứ không chịu úng nước,  do sứ là cây mọng nước,  tức là có khả nămg tích trữ nước (trong thân,  lá,  rễ,  cũ) nên cây sứ có khả năng chịu khô hạn rất tốt,  có khi 1-2 tháng không tưới cây sứ vẫn không chết,  chỉ khô héo quắt lại,  nhưng khi gắp điều kiện môi trường thuận lợi,  có nước đầy đủ thì cây sứ lại phát triển tiếp.

            Tùy theo chất liệu trồng mà ta có cách tưới hợp lý. Chú ý theo dõi sau mỗi lần tứơi thì đến bao lâu đất trong chậu,  bồn hoa trồng sứ khô xuống đến 1/3 chậu,  tính từ lớp mặt,  bấy giờ ta có thể tưới lại được. Nếu chất liệu trồng tơi xốp (phân rơm,  rác mục) thì ta có thể tưới nước mỗi ngày.

            Chất lượng nước cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây sứ. Độ PH từ 5.5-6, 5 là tốt,  dưới 5, 5 thì hơi chua phải bón thêm vôi. Nước bị nhiễm sắt thì cũng không tốt cho sứ,  cây sẻ chậm phát triễn,  rễ bị cùn,  lá không xanh,  nhỏ lá quăn queo.

            3/ Đất trồng

            - Độ tơi xốp của đất quyết định chất lượng phat triển của cây,  đất xốp rễ phát triễn tốt,  cây tăng trưởng mạnh mẽ.

            Dất cát pha,  phân rơm mục,  phân rác bột dừa,  cát sạch,  phân chuồng tro trấu-là những chất liệu thường dược các nhà nuôi trồng sử dụng.

            Đề nghị 1 so dất trồng sứ như sau:

            1) 6 tro trấu + đất rác + 1 cát + 1 phân chuồng ( các nhà vườn sàn xuất ở TPHCM

            2) toàn bộ là phân rơm mục ( nhà vườn sađéc)

            3) 4 cát + 1 phân chuồng (vùng miền trung, vùng ven biễn )

            Thật sự ta phải chú ý loại hổn hợp đất ta sử dụng để có cách chăm sóc, tưới nước, bón phân hợp lý.Mỗi chất liệu đều có nhửng ưu khiyết điểm khác nhau, nếu nắm rõ thì chất liệu nào cũng tốt

            4/ Phân bón

            Sứ là cây mọng nước,  rể phát triễn thành củ,  nên trong thành phần phân vô cơ căn bản (NPK) thì P và N giữ vai trò rất quan trọng. Khi bón cho sứ ta nến bón sao cho tỷ lệ P (lân) và kali phải bằng hoặc lớn hơn thành phần N (đạm). Có như vậy thì cây sứ mới phát triễn bình thường,  nếu bón nhiều đạm thì cây sẽ phát triễn nhanh,  hơi mỏng cây,  dễ ngã đổ và dễ thúi do cây dễ bị tổn thương nếu điều kiện môi trường khắc nghiệt (nắng nhiều,  hoặc mưa nhiều). Ta có thể bón phân NPK cho sứ theo các tỷ lệ sau:

            a.  Giai đoạn cây con, cây cần hồi phục sau 1 đợt hoa, cây mới nhổ trồng lại và cây bị cắt ngang.  Dùng phân NPK:15-30-15, 20-20-20.Liều lượng 2gr/1 lít nước, 15 ngày bón 1 lần

            b.  Giai đoạn cây trưởng thành chuẩn bị ra hoa,  cây đã có nhiều lá, nhánh phát triển tốt,  dùng phân NPK;6-30-30 liều lượng 2gr/1 lít nước,  15 ngày bón 1 lần.

 

            - Ngoài các phân vô cơ căn bản,  sứ cũng cần các phân trung lượng vi lượng để bổ sung cho cây trong quá trình phát triển (như ca,  Mg,  Zn,  Cu,  Bo,  Mn, , , ) những loại phân nầy có thể bón ở dạng các loại phân tổng hợp bán trên thị trường hoặc ta sử dụng các loại phân hữu cơ (rác,  chuồng,  vi sinh…) cũng có đũ để cung cấp cho cây.

            - như đã nói ở trên,  phân hửu cơ cũng dùng bón cho sứ như phân rác cũ,  phân chuồng (bò,  heo,  gia cầm…),  phân cáphân bánh dầu phọng,  phân vi sinh…nói chung các loại phân này đều bón được cho sứ nhưng cần kiểm tra liều lượng bón để không làm cây bị hư do bón quá liều. Đối với nhà muôi trồng sản xuất,  thường dùng phân hữu cơ tổng hợp có bán sẳn trên thị trường như phân Dynamic,  Growel,  lân vi sinh sông gianh…cũng rất tốt

            - Thời gian mỗi lần bón phân cách nhau khoảng 15-30 ngày

            - Chú ý không bón phân, xịt thuốc lên cây lúc cây đang ra hoa vì dễ làm rụng nụ,  cháy hoa


            5/ Phòng trừ sâu bệnh

            - Sâu thường gặp là sâu xanh,  rất to,  đây là giai đoạn ấu trùng của con ngài đêm (bướm đêm) và thường chỉ ăn các loại cây họ Apocynaceae. Nếu trồng sản xuất,  ta xịt thuốc khi phát hiện đọt non có vài dấu nhâm đen,  chảy nhựa.Còn nếu ta trồng chơi vài cây thì chú ý bắt sâu,  hoặc lượm trứng sâu non do ngài đêm mới đẽ vào các lá của đọt non. (trứng như trứng cá,  màu xanh non).

            - Các loại rầy trắng củng là dịch hại đối với sứ-cả trên lá non,  bộ rễ. Ngoài ra nhện đỏ cũng rất hại sứ,  làm rụng lá và cây suy kiệt,  chậm phát triển. Các loại rầy và nhện đỏ đều có thuốc đặc trị ở các nhà sản xuất thuốc trừ sâu như Sherpa, Bi 58….

            - bệnh đáng sợ nhất ở sứ là bệnh thối ủng,  đây là loại bệnh làm cho ta mất ăn mất ngũ với cây sứ. Chất liệu trồng,  phân bón và nguồn nước tưới là những tác nhân gây bệnh rất khó lường. Tốt nhất cứ 1 tháng xịt thuốc nấm chống úng 1 lần.

            -Ngoài ra sứ cũng bị bệnh tuyến trùng,  do chất liệu đất trồng không sạch,  tuyến trùng ảnh hưởng mạnh đến bộ rễ sứ làm rễ chậm phát triển,  sần sùi và đây cũng là 1 trong những tác nhân làm thúi củ sứ


Kỷ thuật trồng sứ.-Tạo dáng-Ra hoa theo ý muốn


            Sau 1 thời gian chăm sóc,  nuôi dưỡng tại nhà (thường là 1 năm trở lên) cây sứ cần được thay chậu mới và cải to lại hình dáng. Đây cũng chính là lúc nâng gốc sứ lên để khoe bộ rễ củ đẹp. Đối với cây sứ đang phát triển bình thường,  thì việc thay đất đôn củ nhằm làm cho cây sứ đạt được hình dáng đẹp hơn. Còn đối với trường hợp cây sứ đang suy kiệt,  phát triển kém,  đang bị thúi thân,  củ thì đây là lúc cải to lại môi trường nuôi trồng để cây sứ sớm hồi phục.


            1/.Đối với cây sứ đang phát triển bình thường:

            -Trường hợp cây nuôi trong chậu khá lâu, từ 1 năm trở lên, cây phát triển mạnh mẽ, rễ cây đã ăn kín chậu, nhánh vươn khá dài, cần phải cắt tạo tán gọn lại cho đẹp. Công việc nầy thường được thực hiện vào tháng 10-11 âm lịch để cây sứ sẽ ra hoa đẹp vào mùa nắng (tháng 1, 2…) Thường thì không nên thay đất vào giũa mùa mưa vì lúc nầy lượng nước quá lớn dễ làm thúi ủng gốc sứ qua những vết thương mà ta cắt gọt, to dáng cho cây sứ.

            -Thời gian từ lúc nhổ gốc sứ, cắt tỉa, trồng lại đến lúc cây sứ trổ hoa đồng loạt là khoảng 95-120 ngày, tùy theo mùa (trong mùa mưa thì dài hơn). Ví dụi ta cắt cây sứ vào 15/9 âm lịch thì đúng tết sẽ ra hoa (cuối tháng 12 âm lịch) và cũng còn tùy theo cây sứ đang phát triễn mạnh mẽ hay không?

            -Đễ to dáng đẹp thì ta phải cắt tĩa tàn nhánh cây sứ như thế nào để cây phát triển đày đặn, cân đối:hoặc tán tròn hình cầu, hay dáng của 1 cây sứ cổ thụ có thân chánh. Ta ước đoán cắt như thế nào để sau khi cắt, cây sứ sẽ đâm ra những nhánh mới dài khoảng 20cm thì ra hoa , thì lúc đó tán sứ cân đối nhất

            -Đồng thời, lúc cắt to dáng bộ tàn cũng là lúc ta tĩa rễ, tạo dáng bộ củ, để khi trồng nâng bộ củ lên, cho thấy được 1 cây sứ có bộ củ rõ ràng mập mạp, cân đối, không quá cao lêu nghêu so với bộ tán cây sau này. Thường ta chỉ trồng lồi lên khoảng ½ bộ củ đang có là hợp lý, cao hơn dể làm cây sứ nghiêng, ngã đổ sau 1 thời gian trồng

            *Các thao tác căn bản khi thực hiện


            Bước 1: Nhỗ cây sứ khỏi chậu, khều bớt đất quanh bộ củ ra bằng que tre, tránh làm trầy củ và đứt, dập rễ. Dùng vòi xịt (để rữa sạch đất bám ở rễ củ).

            Bước 2: Dùng dao bén hoặc dao lam cắt tỉa bộ nhánh sứ để to dáng theo ý muốn và đồng thời tỉa bỏ những rễ nhỏ boa quanh bộ củ, phần mà ta sẽ trồng nổi lên sau này.

            -Cắt bỏ những rể cám nhỏ quanh các chùm đầu rễ phía dưới, nhằm giúp ta tránh được hiện tượng thúi rễ cám lúc trồng lại vô chậu, do bị ép dập.

            -Tất cả các vết cắt nhánh, rễ củ đều được trét thuốc trừ bệnh(Vicarben, Aliette…)hay vôi tôi, sơn, nhằm làm khô vết cắt, tránh nhiểm bệnh thúi ủng sau khi trồng lại vô chậu.

            Bước 3: Treo cây sứ lên, phơi khô ở nơi râm mát từ 5-10 ngày, nhằm làm cho các vết cắt khô và lành. Chú ý treo ở nơi khô mát chứ không treo ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, sẽ làm cây sứ bị  phỏng và hư thúi bởi những vết bỏng này.

            Bước 4: Đem sứ trồng vào chậu đã định trước, chất liệu tùy theo bạn chọn đất đã được tưới vừa dủ ướt trước khi trồng, và sau khi trồng đem chậu sứ để nơi nắng 50% (nắng buổi sáng ở mái hiên), trong thời gian khoảng 15-20 ngày cho đến khi ta thấy những mâm sứ bắt đầu nhú ở ở chổ vết cắt. Trong thời gian đầu-từ lúc trồng đến lúc nhú mầm-ta chỉ tưới sương nhẹ ở lớp đất mặt nếu thấy khô, để giữ ẩm, chứ không tưới ngập tràn vì dễ làm thúi sứ do lúc này cây sứ chưa có lá , sự hút nước kém, nếu bị ngậm nước cây sứ dể bệnh thúi.

            Bước 5: Khi chậu sứ đã bắt đầu nhúm mầm cũng là lúc ta để cây sứ ở nơi nắng 80-100%: Giai đoạn này ta có thể tưới nước bình thường. Khi thấy đất vừa khô lớp mặt. Chú ý lúc này cây sứ rất dễ có sâu do có nhiều chồi non. Cách tốt nhất là lượm trứng và bắt sâu con vừa xuất hiện hơn là dùng thuốc, vì dễ làm lá non sứ bị cháy.

            -Lúc này ta dùng phân NPK 20-20-20 là hợp lý cho tới khi chồi lá phát triển hoàn chỉnh.dài đến 10 cm thì ta chuyển qua chế độ phân NPK 15-30-15 hay 20-30-20 để cây sứ ra hoa.

            -Chỉ bón thêm hữu cơ khi cây sứ đã ra chồi non, có lá hoàn chỉnh. Vì nếu bón sớm, bộ rễ cây còn non dễ bị cháy rễ, ảnh hưởng đến sự phát triễn của cây.

            Bước 6: Sau khi căt, trong quá trình cây sứ ra chồi, bắt đầu ra hoa thì việc chăm sóc tưới cây hằng ngày, định kỳ bón phân, có thể kéo dài hơn 6 tháng. Đến lúc nào tàn sứ bắt đầu mất dáng, cành dài và ngã đỗ thì ta lại sử lý như ban đầu hoặc chỉ cần cắt to dáng lại nhung không thay chậu, đất mới.

            2/, Đối với cây sứ bị yếu, bệnh thúi củ

            Thường cây sứ bị yếu, phát triễn kém, cành nhánh còi cọclá ít và nhỏ, mỏng lá và không xanh vì bộ rễ sứ bị hư

            -Nếu chất liệu trồng dả qua lâu không được thay đổi thì ta thực hiện việc cát tỉa, to dáng và trồng lại như cây sứ bình thường đã trình báy ở trướng hợp trên.

            - Nếu khi ta nhổ cây lên phát hiện cây sứ đang bị thối rễ , củ thì ta phải sử lý ngay chổ thúi đó bằng cách dùng dao bén cắt cho thật sạch các chỗ thúi. Cắt cho tới khi nào vết cắt trên cây sứ không còn vết đen (có thể là đốm lớn hay nhỏ như đầu kim). Sau đó trét thuốc trừ bệnh vào vết cắt, phơi khô từ 10-20 ngày (lâu hơn bình thường) rồi mới đem trồng như cây sứ bình thường.

            Vì là cây sứ đang trong giai đoạn suy kiệt nên sau khi trồng ngoài NPK bình thường, ta cần tăng cường dinh dữong hơn bằng các loại phân dinh dưỡng bón qua lá như (komic, Humic…) nhằm giúp cây hồi phục nhanh và ra chồi tốt.cho đến khi cây đa mang các chồi lá mới tốt tươi thì ta mới có thể đổi qua chế độ phân bón đễ làm cây sứ ra hoa

            * Kết luận:


            Nói chung, để tạo đươc 1 cây sứ đẹp, không nhất thiết ta cứ phải cắt tạo dáng theo 1 khuôn mẫu nhất định (tán tròn, lõm, thác đỗ…) mà ta có thể tạo dáng sứ theo hình dáng cây có sẳn. Quan sát bộ củ (cân đối hay lệch tâm hoặc bất định), bộ thân (có thân chánh như cổ thụ, thân siêu phong, thân chùm nhiều nhánh.thân cụt, …) bộ nhánh (nhánh sum suê, đầy đặng các phái hay nhánh thưa, dài lệch tâm) mà ta chọn cho mình cách tạo 1 cây sứ có dáng đẹp.

            - Thật sai lầm khi ta cắt ngang 1 cây sứ có thân nhánh cao lớn để thành 1 cây sứ lùn, phân nhánh theo kiểu cành đào. Vì bản thân vết cắt lớn là đã xấu rồi nói chi đến sự việc hài hòa, liền lạc giữa nhánh mới (nhỏ) với thân gốc (lớn ), phải mất thời gian khá dài(4-5 năm trở lên)

            Một cây sứ tự nhiên đẹp dù cành vươn dài nhưng lại phù hợp với dáng sứ cao, đơn thân , sừng sững. Bộ nhánh già cỗi ít lá nhưng lại phù hợp với cây sứ có thân củ lâu năm như thế mang trên mình bộ nhánh hài hòa, liên tục giửa gốc thân nhánh rồi đến hoa và yếu tố thời gian được thể hiện trọn vẹn trên cây sứ. Nếu có chỉnh sữa thì ta chỉ chỉnh cho cây đứng vững, nhánh phân bố mạch lạc và chỉ cắt ngắn nhẹ để cây không mất dáng.

            -Đối với những cây sứ có bộ củ đẹp, gọn có thể trồng chậu cạn để làm sứ Bonsai, ta vẫn phải tuân theo nguyên tắt cân đối hài hòa giữa gốc, thân, nhánh. Nhánh ở đây được cắt gọn nhiều lần để ạo sự liền lạc thân nhánh đồng thời thõa mãn hình dáng của 1 cây Bonsai gọn gàng.

            -Xu hướng hiện nay để to ra cây sứ đẹp ngừoi ta thường dùng nhửng cây sứ nhân giống bằng hạt. Nhửng cây sứ ươm từ hạt có bộ thân và củ phình ra rất cân đối, đặt trưng, mà không có cây sứ giâm, chiếc cành nào có được. Nhưng bù lại với phương pháp ươm hạt, ta phải mất thời gian khá lâu(4-5 năm trở lên) Mới có được 1 cây sứ xem ra hoàng chỉnh với hình dáng dể xem

           

Kỹ thuật chăm sóc hoa sứ
Trồng hoa gì trên ban công
Cách cắm hoa tươi lâu chị em nên biết
Ý nghĩa của hoa rum
Cách làm tinh dầu cam an toàn
Mẫu cắm lẵng hoa đẹp
Ý nghĩa của loài hoa diên vĩ
Tự chế nước hoa hồng




(st)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cách tạo dáng sứ thái hình thú
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Xin chao ban,Neu co hinh dinh kem se thay va hieu ro hon cach chiet canh su TL.Xin cam on rat nhieu.
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
ban oi cho minh hoi tim hieu 1 chut duoc ko? vay tuoi tho cua cay hoa su uom giong bang hat la khoang bao nhieu vay ban oi? xin cam on ban vi bai viet rat hay, rat cu the.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý