Có nên cho con đi học thêm?thông tin cha mẹ cần biết

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Có nên cho con đi học thêm?thông tin cha mẹ cần biết

19/04/2015 12:59 AM
3,385

Theo một bài viết gần đây trên nhật báo Người Việt ở Mỹ, học thêm không chỉ là vấn nạn ở Việt Nam, mà cũng vô cùng thịnh hành trong cộng đồng Việt tại Mỹ. Các bậc cha mẹ người Việt dù giầu hay nghèo đều có tâm lý muốn cho con phải học giỏi bằng, hoặc hơn người Mỹ bản xứ. Họ không ngại làm thêm việc để có thể cho con mình theo học ở các trung tâm hoặc thuê gia sư về nhà, mặc dù chi phí cho việc này không hề nhỏ

Tại Ba Lan, việc học thêm cũng không hề xa lạ. Ngoài học thêm ngoại ngữ, các cháu còn được gửi đi học những môn văn hoá như đàn, nhạc.  Có nhiều em tan học ra là chạy sô từ lớp tiếng Anh sang trường nhạc… cho tới tối. Người Việt vốn coi trọng việc học, nên việc ép con học mặc nhiên được coi là chuyện tốt, chuyện dĩ nhiên.  Cha mẹ Việt thường dạy con, không học thì sau này sẽ ra đường quét rác. Nguời Việt tại nước ngoài phần  lớn rất tự hào là con họ học giỏi hơn cả người bản xứ, và nhiều khi đó là kết quả của việc học thêm.

Trong khuôn khổ của bài viết này tôi không muốn than phiền về chuyện học thêm, dạy thêm. Suy cho cùng, nếu con bạn thật sự cần giúp đỡ về một môn học thì học thêm là một cách tốt để tránh cho trẻ bị mất cơ bản, gây ra chán học. Với những môn như ngoại ngữ thì các lớp học thêm khá cần thiết, để giúp trẻ được thực hành nhiều hơn.  Tuy nhiên, câu hỏi cần phải được đặt ra là viêc gửi con đi học thêm có nên là cách duy nhất để các bậc cha mẹ đầu tư cho con cái. Nếu con cái chúng ta là của để dành, là tương lai của chính chúng ta thì chúng ta nên sử dụng học thêm như thế nào để nó là một công cụ tốt nhất

Các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, điển hình là Anh và Mỹ (kể cả hệ thống giáo dục của Ba Lan), đều rất chú trọng tới tính tự lập của học sinh.  Điều đó có nghĩa là những bài học ở trường được coi là công cụ để học sinh có thể sử dụng khi làm các bài tập ở nhà, là nền tảng để các em có thể tìm hiểu thêm ngoài giờ học.  Một điều khác, cũng rất được chú trọng là sở thích của học sinh. Nhà trường chấp nhận là một học sinh có thể giỏi về một mặt, nhưng lại kém về một mặt khác.  Dĩ nhiên học sinh đó sẽ phải cố gắng để có được một nền tảng cơ bản trong môn học mình không thích, nhưng không phải học sinh nào cũng sẽ trở thành một người giỏi toán như Ngô Bảo Châu, viết văn hay như Adam Mickiewicz và chơi đàn hay như Đặng Thái Sơn.

Để có thể giúp cho con mình có niềm vui trong học tập, các bậc cha mẹ hãy để ý tới sở thích và lực học của con mình trong từng môn học. Nếu con bạn muốn kinh doanh, xin đừng ép chúng phải học Y. Nếu con bạn không thích chơi đàn, và không có năng khiếu, thì những lớp học chỉ làm chúng chán ghét hơn. Và trên hết, chúng ta nên hiểu là trẻ em có nhu cầu được chơi, được thư giãn, được tạo ra các mối quan hệ với bạn bè đồng lứa ngoài lớp học.  Chúng cũng có nhu cầu được chơi và nói chuyện với cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ Việt Nam tại nước ngoài than phiền rằng họ không thể nói chuyện với con cái mình.  Rằng chúng vào phòng, đóng cửa mỗi khi đi học về và không nói gì ngoài dạ và không.  Khoảng cách về ngôn ngữ và văn hoá được hình thành trong quá trình di dân chỉ là một mặt của vấn đề. Lý do khác làm  tăng khoảng cách giữa các thế hệ là cách nghĩ của các bậc cha mẹ.  Họ sẵn sàng lăn lộn, làm ngày một nhiều hơn để tạo điều kiện vầ vật chất cho con mình mà quên rằng có những điều khác đứa trẻ cần hơn là lớp tiếng Anh ở British School.

Đã bao lâu rồi bạn chưa tìm hiểu xem con bạn đang dán mắt vào quyển sách nào, nghe nhạc gì, và có quan tâm tới vấn đề gì đang xẩy ra trên thế giới? Cách biệt về ngôn ngữ không phải là vấn đề khi văn học, tin tức và âm nhạc đang được toàn cầu hoá và cập nhật rất nhanh trong mọi thứ tiếng. Chừng nào các bậc cha mẹ còn giao toàn bộ nhiệm vụ dạy dỗ con mình cho nhà trường (dù đó là trường Pháp hay trường Mỹ), và các cơ sở học thêm, thì khoảng cách giữa cách nghĩ của hai thế hệ sẽ ngày càng sâu hơn. Để buổi học thêm thật sự là một công cụ hữu ích, các bậc cha mẹ hãy hỏi con mình, xem chúng muốn gì.  Hãy để cho chúng tự chon sở thích và tự định hình tương lai của mình với sự giúp đỡ của cha mẹ và nhà trường. Hãy giúp chúng có cơ hội để khám phá bản thân mình, nhưng xin cũng để cho chúng phải làm việc để đạt được mục đích đó. Đôi khi làm sai một bài toán khi người ta phải tự tìm câu trả lời quan trọng hơn là một câu trả lời đúng được người khác chỉ cho. Nếu có thể xin hãy ngồi xuống và nói chuyện với con mình, về những gì chúng muốn.  Có thể bạn và con bạn sẽ bất đồng quan điểm, nhưng từ những cuộc tranh luận trong gia đình chúng sẽ tự tin hơn trong các cuộc tranh luận ở ngoài đời.  Thành công không chỉ tới từ điểm số, mà còn từ cách nghĩ, cách sống, mà những điều đó hình thành qua trường học, xã hội và gia đình.


Có nên "triệt để" xóa học thêm?

1. May quá, cô giáo không dạy thêm!

Trong một văn phòng, có mấy bà mẹ trẻ đều có con đang đi học tiểu học. Ngồi với nhau là họ lại nói chuyện học hành của con cái. Chủ đề  nóng nhất thường là chuyện học thêm. Trẻ con bây giờ phải học quá nhiều. Đi học cả ngày ở trường về, đến tối và ngày nghỉ lại đi học thêm.
Có lần một bà mẹ hớn khoe:
- May quá, năm nay con tôi không phải học thêm. Cô giáo không dạy thêm. Nhà cô cũng có « điều kiện » mà...

Một chị khác bảo :

- Ôi, nhà cô giáo con nhà này cũng « có điều kiện » lắm, nhưng cô vẫn dạy thêm đấy thôi.

Có cháu, vừa đi học thêm lớp của cô giáo dạy chính khóa, vừa đi học thêm  lớp học do một giáo viên nổi tiếng là dạy giỏi mở. «Sao không cho con đi học một nơi thôi ? Giáo viên chính khóa dạy ở trường rồi, về còn học thêm gì nữa ? »

Nói thế thì quá hợp lý rồi. Nhưng phụ huynh học sinh băn khoăn, ái ngại: « Hầu hết học sinh trong lớp đều đi học thêm cô chủ nhiệm. Âu cũng là một "chính sách ngoại giao"... 
Thế là mỗi tuần đi học thêm 4 buổi, 2 buổi học cô giáo chủ nhiệm, 2 buổi học cô giáo « dạy giỏi lắm » ở chỗ khác. Ngoài ra lại còn học thêm tiếng Anh, học luyện chữ đẹp. Thế thì nghỉ, chơi, rèn luyện thể lực vào lúc nào? Thậm chí, cha mẹ chỉ lo việc phân công nhau đưa đón con đi học thêm đã thấy rối tinh rối mù, đảo lộn cả sinh hoạt và công việc. 

 

2. Không học thêm, không giỏi...

Con của chị gái tôi học giỏi từ bé. Cháu tự giác học, và từ lớp 1 đến lớp 5,  thường xuyên đứng đầu lớp, mặc dù không tham gia học thêm.
Lên cấp 2, chị cho cháu thi vào trường tư thục, với suy nghĩ « đã học trường tư thì đương nhiên không phải học thêm ».

Đó là một trường tư thục có tiếng, phải thi đầu vào. Học kỳ đầu tiên của lớp 6, cháu học sút hẳn, điểm số môn chính không tốt. Chị nghĩ rằng lên cấp 2, ở môi trường mới, cháu chưa quen, nên nhắc con cố gắng. Tới học kỳ 2, cháu tôi vẫn không đạt danh hiệu học sinh giỏi, dù rằng số học sinh giỏi chiếm đa số trong lớp. Chị hơi sốt ruột, cho rằng con mình không theo kịp các bạn, nên có ý định chuyển cháu ra trường một công lập bình thường.

Lúc này, cháu tôi về nhà, cho mẹ biết là các bạn trong lớp mình có đi học thêm. Chị tôi đồng ý cho con đi học thêm toán, văn. Sau đó, cuối kỳ 1 năm lớp 7, cháu lấy lại được « phong độ », đứng vào tốp đầu của lớp và giữ được như vậy cho đến hết cấp 2.
Điều đáng nói là cháu hoàn toàn không học thêm ở các thày cô giáo dạy mình trên lớp, mà học ở một trung tâm gần nhà. Các thày cô dạy ở trung tâm này là những thày cô đã về hưu, với mức học phí khá thấp.
Chị tôi cứ băn khoăn không lý giải được vì sao con mình chỉ học ở trường thì không giỏi nổi. Phải chăng vì bây giờ, số học sinh trong mỗi lớp quá đông, khiến giáo viên không thể quan tâm hết mọi học sinh ?

3. Nói dối phục vụ nhu cầu...

Gần nhà tôi có cô giáo lớp 5, giỏi có tiếng, và rất tâm huyết với nghề. Nay cô đã sắp đến tuổi nghỉ hưu, mà học trò đến xin học thêm vẫn rất đông. Học trò của cô ở nhiều nơi trong thành phố về học và nghe nói chỉ có rất ít học sinh lớp cô đang dạy, bởi cô cũng ngại vi phạm quy định « không dạy thêm ».

Nhu cầu cho con học để giỏi thêm ở các thày cô giáo giỏi là có thực, và là một nhu cầu chính đáng...

Một buổi, tan lớp học, tôi nghe có cô bé kể cho mẹ: Mẹ ơi, tuần sau cô cho nghỉ vì có thể có đoàn kiểm tra. Nếu đoàn kiểm tra đến, hỏi bọn con vì sao lại ở nhà cô giáo, thì bọn con phải bảo là: Vì bố mẹ chúng cháu bận, nên gửi chúng cháu ở nhà cô giáo để cô trông giúp!

Bọn trẻ đã học nói dối một cách «ngon lành» như vậy, thật đáng buồn.

Vì sao bọn trẻ lại phải học thêm nhiều thế ? Đâu là nguyên nhân sâu xa của việc này ? Có cần xóa bỏ học thêm chăng, hay việc theo học thày giỏi cũng là nhu cầu chính đáng ? Nếu phải xóa học thêm thì biện pháp nào cho hiệu quả ?

Bạn có «dám» không cho con đến lớp học thêm của giáo viên đang dạy lớp con bạn ?

Nên cho con học thêm khi nào?

Rất nhiều phụ huynh lâm vào tâm trạng băn khoăn trước việc học thêm của con: Không cho con học thì không yên tâm, để con học ngày học đêm thì quá xót ruột.

Hiện nay, có không ít phụ huynh cho con học thêm vì thấy người khác làm vậy.

Ông Trần Tấn Tài - Phó phòng Giáo dục Q.5, TP.HCM, khẳng định: “Cách nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Chỉ những học sinh yếu kém mới nên học thêm, giúp các em lấy lại căn bản”. Ông Tài nhấn mạnh: “Ở tiểu học chỉ là kiến thức căn bản, đi học về, có người nhà dò bài là ổn. Có thể học thêm ở bậc THCS, THPT”.

Còn ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, thừa nhận: “Phụ huynh đôi khi nóng ruột khi con bị điểm kém rồi tìm thầy cô dạy tại nhà, chở đến trung tâm… với mong muốn cải thiện tình hình. Đây là việc làm thiếu khoa học”. Ông Sơn khuyên: “Hiện nay có rất nhiều kênh liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh như  website trường, tin nhắn, thư điện tử của giáo viên… Trước khi muốn con học thêm, phụ đạo nên nhờ giáo viên chủ nhiệm tư vấn”.

Ở góc độ chuyên môn, thạc sĩ Nguyễn Tường Linh, khoa Mầm non trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng: “Chúng ta đang dùng chung một bộ sách giáo khoa. Đối với các lớp 2 buổi/ngày sẽ giải quyết được kiến thức tại trường. Còn những lớp 1 buổi/ ngày, có khả năng không tải nổi kiến thức nên dẫn đến chuyện học thêm. Có nhiều phụ huynh cho con học thêm tất cả các môn mà không cần quan tâm đến tình trạng học lực của các em. Việc làm này là không nên. Cần xem xét môn nào các em tiếp thu ổn, môn nào cần bổ sung, sau đó mới quyết định học thêm môn nào”.

Không nên học trước chương trình

Vào mùa hè, theo thạc sĩ Tường Linh, nếu để con đi học thêm thì không nên cho con học trước chương trình mới. Vì khi nhập học thực sự, các em sẽ chủ quan: “vấn đề này mình đã học rồi nên không cần nghe”. Hè nên cho trẻ học kỹ năng sống, học bơi, vẽ… thư giãn, để chuẩn bị năm học mới tốt hơn.

Cho con học quá nhiều đôi khi dẫn đến tình trạng rối loạn thần kinh. Bác sĩ Phạm Văn Trụ - Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, phân tích: “Trẻ trong độ tuổi đi học chịu stress kém hơn người lớn. Vì não còn non, chưa phát triển đầy đủ, trẻ chưa kiểm soát được hoàn toàn xung động hành vi. Nếu phụ huynh để ý sẽ dễ dàng thấy được, trẻ bị stress vì áp lực học hành có thể sẽ vẽ bậy vào tập, xé sách, bực tức vứt những đồ chơi mà trước đó trẻ yêu thích” ... Vì thế, bác sĩ Trụ khuyên: “Nên cho trẻ học thêm vừa phải, cần dành thời gian cho trẻ vui chơi, giải trí. Khi tinh thần thoải mái, chỉ cần học trong thời gian ngắn nhưng sẽ tiếp thu nhiều. Trái lại, khi các em căng thẳng thì học nhiều thì kết quả tiếp thu kém”.


Học thêm là con đường ngắn nhất dẫn đến… thiểu năng?


 Thấy những phụ huynh khác cứ sôi sục cho con đi học, tôi trộm nghĩ có thể họ không có thời gian dạy con hay không hiểu vấn đề. Tôi đang rất suy nghĩ về lời của thầy Văn Như Cương hôm khai giảng: học thêm là con đường ngắn nhất dẫn đến thiểu năng.


Học thêm là con đường ngắn nhất dẫn đến… thiểu năng?

Ảnh minh học: Một buổi học thêm tại nhà giáo viên của học sinh một lớp tiểu học ở quận Tân Bình, TP.HCM (nguồn ảnh: Lao Động)

Ui (không lạm thu, không dạy thêm/học thêm...) thì đúng là xã hội trong mơ của tôi rồi. Tôi luôn ước ao giá mà mình là người Thụy Điển,Thụy Sĩ...  nếu không thì đang sống ở Đà Nẵng cũng được. Và tôi cũng đang tự mình thực hiện một phần điều đó: tôi và một số phụ huynh kiên quyết không cho con đi học thêm vì con còn nhỏ, không cần thiết.

Thấy những phụ huynh khác cứ sôi sục cho con đi học, tôi trộm nghĩ có thể họ không có thời gian dạy con hay không hiểu vấn đề. Tôi đang rất suy nghĩ về lời của thầy Văn Như Cương hôm khai giảng: học thêm là con đường ngắn nhất dẫn đến thiểu năng. Tôi thà thấy con mình điểm thấp còn hơn nhận những điểm cao không ý nghĩa, vì chẳng giúp gì cho tri thức của con sau này cả đâu.

Cạnh nhà tôi có một thầy giáo dạy toán rất có tiếng. Anh kể chuyện: 1 quan chức tỉnh thuê riêng 1 cô giáo có tiếng ở tỉnh về kèm riêng cho con thi vào trường chuyên cấp 2. Trong quá trình học cô luôn khen cháu học tốt và gia đình anh rất mừng. Kết quả thi vào trường chuyên con anh được... 0 điểm. Như thế mới thấy đạo đức của cô giáo ấy thế nào.

Các phụ huynh cần tự tìm hiểu, không thể tin hết vào phản hồi của thầy cô  vì đôi khi không đúng đâu. Và đừng vội mừng khi con mình toàn 9-10, được cô khen. Cái đó nhiều khi là... khen bố mẹ đấy thôi, để rồi con mình và chính mình là người phải trả giá.

 


Có nên cho trẻ học Tiếng Anh sớm
Có nên cho trẻ chơi điện thoại
Có nên cho trẻ tiền tiêu vặt
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Kinh nghiệm cho bé đi học mẫu giáo
Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ
Dạy con tự lập


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Việc copy từ tiếng Anh có giúp trẻ nhớ từ không?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý