Nên cho trẻ đi mẫu giáo khi nào?

seminoon seminoon @seminoon

Nên cho trẻ đi mẫu giáo khi nào?

19/04/2015 12:59 AM
4,053

Nhiều phụ huynh cho rằng nên đưa trẻ đi học sớm, trẻ sẽ phát triển được nhiều hơn, học được nhiều ở bạn bè và cô giáo. Một số phụ huynh khác lại cho rằng không nên cho trẻ đi học sớm, nên cho trẻ đi học muộn vì không đâu chăm sóc tốt bằng gia đình mình.

Các mẹ hãy lắng ngheo ý kiến của tiến sĩ Thúy Minh (Trưởng khoa tâm lý, bệnh viện Nhi TW) nhé!

Không nên cho trẻ đến lớp quá sớm hay quá muộn

Việc cho trẻ đi mẫu giáo sớm là không nên, nhất là đối với những trẻ dưới 2 tuổi. Lứa tuổi này, bé chưa quen xa cha mẹ và xa người chăm sóc, chưa tự đi vệ sinh, chưa biết ăn bằng thìa. Bé chưa hiểu rõ được người khác nói gì cũng như chưa đủ ngôn ngữ để bày tỏ nhu cầu của mình. Trong giai đoạn này, bé rất cần sự chăm sóc chu đáo từ người thân, trong khi đó ở nhà trẻ thì một lớp có đông học sinh mà lại ít cô giáo nên không thể chăm sóc chu đáo cho trẻ nhỏ.

Song phụ huynh cũng không nên cho bé đến trường muộn (sau 4 tuổi). Giáo dục mầm non là giáo dục nền tảng, không nặng về cung cấp kiến thức mà chủ yếu là giúp các bé hình thành những thói quen đầu tiên về cách suy nghĩ, sinh hoạt, xử lý công việc hay ứng xử,… Nếu phụ huynh vì lo lắng, sợ con mình sẽ không được chăm sóc tốt ở nhà trẻ mà cho bé ở nhà thì sẽ tạo nên tính tự thu mình với bạn bè sau này. Mặt khác, sự cạnh tranh trong vui chơi giải trí cũng như học tập của trẻ sẽ bị hạn chế so với những trẻ đi học rất nhiều.

Độ tuổi tới truờng

3 tuổi, đó là độ tuổi thích hợp nhất cho bé tới trường. Độ tuổi này, phụ huynh nên cho con đi nhà trẻ, bởi giai đoạn này bé có nhu cầu được giao tiếp với bạn bè cùng tuổi và phát triển các mối quan hệ. Môi trường gia đình không còn đủ với trẻ, bé sẽ cảm thấy buồn chán nếu suốt ngày chỉ quanh quẩn bên bố mẹ, ông bà.

Lúc này, đến trường được giao tiếp thêm với bạn bè, cô giáo với các tính cách đa dạng sẽ giúp bé học nhiều điều mới. Ngoài ra, đây còn là giai đoạn quan trọng để trẻ chuẩn bị tâm lý đi học ở bậc tiểu học. Nếu không được học mầm non, trẻ có thể thiếu kỹ năng xã hội, kỹ năng quan hệ với bạn, thầy cô hay kỹ năng học tập, đặc biệt là khả năng giao tiếp.

Trong độ tuổi này, bé tiếp thu cũng như nhận thức hay khám phá những sự việc xung quanh rất nhanh nên nếu cha mẹ có điều kiện, có thể cho trẻ đi học thêm năng kiếu như: múa, hát, họa,… giúp bé tăng khả năng nhận thức của mình.

Nhưng đừng vì muốn con phát triển trí tuệ một cách nhanh nhất mà cha mẹ nhồi nhét trẻ học tập, không có thời gian vui chơi giải trí. Làm như vậy, bé sẽ cảm thấy không thoải mái, tính tự khám phá của trẻ bị hạn chế, thay vào đó là tâm trạng sợ hãi, học để đối phó, thậm chí nhiều trẻ còn cảm thấy sợ mỗi khi phải đi học,…

Giúp bé vui vẻ tới trường.

Thực tế, rất ít trẻ tự nguyện đến lớp. Các bậc phụ huynh và các cô giáo thường rất vất vả trong những ngày đầu bé đi nhà trẻ. Sự thay đổi môi trường từ gia đình đến nhà trường, từ chỗ thân thuộc đến nơi mới lạ sẽ làm nhiều bé cảm thấy bất an. Đa số các bé đều khóc, thậm chí có những trẻ còn ốm hay tỏ vẻ thất thần.

Chia sẻ kinh nghiệm trong vấn đề này, chị Minh Thanh mẹ bé Quang Minh tâm sự: Khi bé sắp đi học, mình đưa bé tới trường trước 2 đến 3 lần, để bé làm quen với trường học như quan sát môi trường mới, nhìn các bé khác chơi đùa, làm quen với cô giáo dạy bé sau này,... Ban đầu, bé cảm thấy rụt rè, ngại ngùng nhưng dần dần bé bắt đầu làm quen với các bạn mới, các trò chơi mới ở trường, bây giờ thì bé hứng thú tới trường lắm rồi.

Những ngày bé tới trường các bậc cha mẹ cần lưu ý chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt. Nên cho bé đi ngủ sớm, dậy đúng giờ để buổi sáng tỉnh táo thì khi đến lớp, bé sẽ đỡ cáu bẳn hơn.

Ngoài ra, bạn chớ chiều theo ý bé mà cho con nghỉ học nhiều hoặc trong những ngày nghỉ vui chơi thái quá, bởi sau đó trẻ sẽ không muốn đi học nữa vì phải thích nghi lại. Bạn nên thường xuyên trao đổi với cô giáo về cá tính, thói quen của con, cố gắng làm sao để nề nếp sinh hoạt giữa ở lớp và ở nhà không khác biệt quá.

Làm thế nào cho bé quen đi nhà trẻ


Từ hàng ngày ở nhà với ông bà, bố mẹ, khi phải đi nhà trẻ, đối với bé đây là một quá trình chẳng khác nào "Cai sữa" về tinh thần. Vì vậy, trước khi đi nhà trẻ, bố mẹ phải dạy cho bé làm một số việc để chuẩn bị đi mẫu giáo.

Khi bé mới đi nhà trẻ, xa rời môi trường quen thuộc, bé thế nào cũng cảm thấy lạ lùng, sợ hãi, phần lớn các cháu đều quấy khóc. Vì vậy, trước khi đưa bé đi nhà trẻ phải chuyện trò, giảng giải cho bé để bé cảm thấy đỡ lo sợ. Chẳng hạn thường xuyên nói với bé: "Con bây giờ lớn rồi, phải đi học, ở trường có cô giáo và rất nhiều bạn, có nhiều đồ chơi mà nhà mình không có, con có thể học hát, học múa, học vẽ, nghe cô giáo kể chuyện ......" Để cho bé mong muốn được đi mẫu giáo; Không nên dọa dẫm bé, như: "Con mà nghịch ngợm, quấy khóc, thì bố mẹ đưa con đi mẫu giáo ...." Nếu như bố mẹ lấy việc đi mẫu giáo để dọa bé, thì bé sẽ cho là mẫu giáo là nơi rất đáng sợ, nên không muốn đi. Nếu như có điều kiện, có thể dẫn bé đến thăm trường mẫu giáo để bé trực tiếp tìm hiểu và cảm thấy đi mẫu giáo vui hơn ở nhà.

Đối với việc những ngày đầu đi mẫu giáo bé khóc mếu trông rất đáng thương, thì chị em nhất định phải kiềm chế tình cảm, thái độ phải cương quyết. Có một số chị em cũng khóc theo con, như vậy không có lợi cho bé, bạn phải nhớ rằng, bạn mà khóc thì bé lại càng khóc thậm tệ hơn, nếu như chị em không dứt khoát rời khỏi nhà trẻ ngay, thì bé cũng sẽ cảm thấy bố mẹ không yên tâm khi để bé ở lại trường mẫu giáo. Thường thì, bố mẹ có quyết tâm, thì chỉ một hai tuần là bé thích ứng với cuộc sống ở mẫu giáo và hầu như không quấy khóc nữa.

Trong thời gian đầu khi mới đi mẫu giáo, bố mẹ phải thường xuyên chuyện trò với bé, làm thế nào cho bé có hứng thú với môi trường của mẫu giáo. Chẳng hạn hỏi bé ở trường có chuyện gì vui không ? Rồi nhấn mạnh những việc này để tạo hứng thú của bé; Dù không có việc gì đáng mừng, cũng phải tìm những việc vui mừng nói với bé.

Thế nhưng, nếu bé đi mẫu giáo đã hơn một tháng mà vẫn không thích ứng được với cuộc sống tập thể, từ lúc sáng ngủ dậy hoặc tối hôm trước đã tỏ ra rất sợ đi mẫu giáo, đến cửa lớp không chịu vào, hoặc ở mẫu giáo không chịu ăn cơm, thì phụ huynh phải kịp thời trao đổi với cô giáo để phân tích rõ nguyên nhân: Do bé không tự lực cánh sinh được, không gần gũi với các bạn, hay thái độ của cô giáo không được ân cần ...... Sau đó phối hợp với cô giáo, nêu ra phương án thích hợp với bé. Nếu cần thì cho bé đi mẫu giáo nửa ngày, bé thích ứng rồi thì mới đi cả ngày.

Khi nào nên cho con đi mẫu giáo?


Đã đến lúc đưa bé vào mẫu giáo nếu bé có sự trưởng thành nhất định về mặt thể chất, xã hội và nhận thức. Bạn có thể làm trắc nghiệm để biết con mình đã phát triển như thế nào về các mặt trên.

g

(sunrisekidz)

Nhà trường thường ấn định một "ngày giới hạn", thường vào 1/9 hằng năm để xem em nào có thể vào mẫu giáo. Con bạn phải được 5 tuổi trước ngày giới hạn. Nhưng trong những năm gần đây, các nhà giáo dục mầm non đã bắt đầu tập trung chú ý vào sự phát triển thể chất, xã hội, và nhận thức hơn là tuổi của bé.

Sự phát triển của trẻ em cần được đánh giá theo nhiều mặt. Khả năng suy luận, nói rõ ràng, giao tiếp tốt với các bạn bè cũng như với người lớn rất quan trọng để nhận biết thời điểm cho bé đi học đã đến hay chưa. Sự phát triển thể chất cũng cần phải được xem xét.

Trong thực tế, rất ít trẻ giỏi đều các lĩnh vực. Đa số những trẻ tiến bộ về trí tuệ lại có thể yếu kém về mặt tình cảm; trong khi những đứa trẻ sung mãn về mặt thể chất thì lại chậm hơn về phát triển ngôn ngữ.

Các nhà giáo dục cho rằng phát triển não của trẻ là tiêu chuẩn đánh giá khá quan trọng để xem trẻ đã đủ để vào mẫu giáo chưa. Nói cách khác, con bạn có thể nhỏ tuổi và thua sút những đứa trẻ khác về mặt thể chất và xã hội, nhưng nếu có kỹ năng ngôn ngữ, suy nghĩ và nhận thức thì vẫn có thể học tốt ở lớp mẫu giáo.

Nếu con bạn chưa tới tuổi mà đã đi học, hãy nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên rất nhạy bén về sự phát triển của trẻ và biết cách so sánh với những đứa trẻ khác cùng lớp.

Nên ghé thăm trường nơi bé chuẩn bị đi học, cũng có thể bạn sẽ chẳng thu thập được tin gì hay hơn nhưng nên để ý xem những đứa trẻ khác cư xử ra sao, chúng chơi với nhau thế nào, và chúng có những khả năng gì. Bạn có thể hình dung con bạn đang ngồi ở cái ghế nào đó và đang tham gia vào hoạt động nào đó.

Trắc nghiệm xem con bạn tới tuổi đi học chưa

Bạn hãy tập trung nhớ lại, nghĩ kỹ về con mình xem:

1. Bé có nghe theo những lời chỉ bảo và có thực hiện đúng những lời chỉ bảo đó không? Trẻ em cần những kỹ năng này trong việc học ở lớp, xây dựng quan hệ với giáo viên và những bạn học cùng trường.

2. Nó có thể mặc quần áo và đi tắm một mình không? Trẻ em cần phải tự tin trước khi đi học.

3. Bé đã thuộc mặt chữ cái và biết đếm chưa? Các giáo viên mầm non nhận định rằng trẻ em ít nhất phải làm quen sơ sơ với mẫu tự và các con số mặc dù đây là yêu cầu của chương trình lớp một.

4. Nó biết cầm bút chì không, biết sử dụng kéo không? Trẻ em cần những kỹ năng này để bắt đầu khi viết mẫu tự và làm quen với các môn học trong lớp.

5. Nó có thích sách vở không? Nó có hay đọc sách và kể lại câu chuyện đó dựa trên hình ảnh không? Đây là dấu hiệu ngôn ngữ phát triển và bước khởi đầu cho giai đoạn tập đọc.

6. Trẻ có tò mò và mau tiếp thu những cái mới không? Nếu tò mò mạnh hơn sợ hãi thì nó có thể học tốt ở trường.

7. Bé có hòa hợp với những đứa trẻ khác không? Nó có biết cách chia sẻ và đáp trả không? Cần phải cho trẻ em chơi đùa, học tập với những trẻ khác để có thể phát triển kỹ năng xã hội, một kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với thành công của bé sau này.

8. Nó có thể cùng làm việc với các trẻ khác trong nhóm không? Khả năng đưa ra những nhu cầu, dàn xếp, và cùng nhất trí với những bạn khác như thế nào. Điều đó rất quan trọng với khả năng xúc cảm

Nếu trả lời "có" với hầu hết các câu hỏi thì con bạn chuẩn bị đi học được rồi đấy. Nếu không, phải chuẩn bị thêm một năm nữa hoặc cho bé học ở nhà trẻ, trường tư.

Để trẻ vui vẻ đi mẫu giáo

  Đi mẫu giáo, trẻ học được nhiều điều mà nếu ở nhà chưa chắc trẻ đã biết. Tuy nhiên, giúp trẻ đi học vui vẻ, thoải mái lại là việc không hề dễ dàng đối với những ông bố, bà mẹ trẻ.



Từ khi sinh ra hầu như trẻ chỉ ở nhà với ông bà, bố mẹ và người thân, nên phải đi mẫu giáo chẳng khác nào một quá trình “cai sữa” về mặt tinh thần đối với trẻ. Vì vậy, trước khi đi mẫu giáo, bố mẹ phải dạy cho trẻ biết tự mình làm một số việc.

Khi mới đi mẫu giáo, xa rời môi trường quen thuộc, chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy lạ lùng, sợ hãi và rất hay quấy khóc. Vì vậy, trước đó cha mẹ phải kiên trì trò chuyện, giảng giải cho trẻ bớt lo sợ. Ví dụ, nên thường xuyên nói với trẻ rằng: “Con bây giờ đã lớn nên phải đi học, ở trường rất vui, có cô giáo và rất nhiều bạn bè, có nhiều đồ chơi mà ở nhà mình không có. Con có thể học hát, học múa, học vẽ, nghe cô giáo kể chuyện…”.

Không nên dọa dẫm trẻ kiểu như: “Con mà nghịch/ quấy khóc, mẹ sẽ bắt con đi mẫu giáo…”. Nếu bố mẹ lấy việc đi mẫu giáo để dọa dẫm trẻ, thì trẻ sẽ nghĩ lớp mẫu giáo là một nơi rất đáng sợ, nên không muốn đi. Nếu có điều kiện, hãy dẫn trẻ đến thăm trường trước để trẻ trực tiếp tìm hiểu và thấy đi mẫu giáo vui hơn ở nhà.

Những ngày đầu

Trẻ sẽ khóc mếu trông rất đáng thương, bố hay mẹ nhất định phải kiềm chế tình cảm và tỏ thái độ cương quyết. Bố mẹ mủi lòng sẽ không có lợi cho bé. Chúng ta phải nhớ rằng, không dứt khoát rời đi ngay khi trao con cho cô giáo sẽ khiến con mình khóc to hơn. Thực tế cho thấy nếu bố mẹ quyết tâm thì chỉ sau khoảng 2 tuần, trẻ sẽ quen và thích ứng với cuộc sống ở lớp và hầu như không quấy khóc nữa.

Trong thời gian đầu, bố mẹ phải thường xuyên chuyện trò với trẻ, làm thế nào cho trẻ có hứng thú với môi trường của lớp. Chẳng hạn hỏi trẻ ở trường có chuyện gì vui không, có bạn mới không. Hỏi như vậy để tạo hứng thú cho trẻ. Dù không có việc gì đáng vui, cũng phải tìm những câu vui vẻ để nói với trẻ.

Trẻ khó thích nghi

Nếu con bạn đi học đã hơn 1 tháng mà vẫn không thích nghi được, từ  sáng ngủ dậy hoặc tối hôm trước đã tỏ ra rất sợ đến lớp, tới cửa lớp không chịu vào, hoặc ở lớp không chịu ăn cơm, thì bố mẹ phải kịp thời trao đổi với cô giáo để tìm nguyên nhân. Rất có thể do trẻ không tự mình làm được một số việc, không gần gũi với các bạn, hay thái độ của cô giáo không được ân cần… Sau đó nên phối hợp với cô giáo, nêu ra phương án thích hợp với trẻ. Nếu cần thì cho trẻ đi mẫu giáo nửa ngày, trẻ thích ứng rồi mới cho đi cả ngày.

Các cô giáo cho biết, có nhiều cháu buổi trưa ngủ không ngon giấc, có cháu không ngủ một chút nào, thậm chí có cháu còn ngậm tay, cắn móng chân. Nguyên nhân là do sinh hoạt trong gia đình bé không có quy luật nhất định, không ngủ trưa hoặc 3-4 giờ chiều mới ngủ, khiến trẻ không quen giờ giấc nên đến trường không ngủ được. Bản thân trẻ cảm thấy khó chịu, đồng thời cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của các trẻ khác.

Trường hợp này bố mẹ hãy điều chỉnh thời gian của con ở nhà. Trẻ 2-3 tuổi tốt nhất 8.30 tối lên giường để có thể ngủ trước 9 giờ. Buổi sáng 6.30 nên cho trẻ dậy, thì buổi trưa trẻ sẽ dễ ngủ. Nên tập cho bé thói quen này từ trước khi đi học.


Trẻ ốm

Nhiều cháu trong thời gian đầu mới đi mẫu giáo thường dễ bị cảm, sốt, nếu nặng còn dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi. Một số nguyên nhân là: Bé quấy khóc, cáu gắt nên bị ra mồ hôi nhiều; ở trường cả ngày uống ít nước; có nhiều cháu thích đua với các bạn nên ăn quá nhiều, thành ra khó tiêu, chỉ cần hơi bị lạnh là sốt.

Cũng có thể do bố mẹ cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, khi trẻ hoạt động ngoài trời ra mồ hôi, gặp gió bị cảm. Những cháu còn nhỏ ở nhà trẻ không cởi bớt áo đã đắp chăn ngủ cũng dễ cảm khi ngủ dậy.

Đối với những cháu này, buổi sáng trước khi đi mẫu giáo nên cho uống một cốc nước, và dặn bé khi khát thì xin cô giáo nước uống. Tối đến nên cho trẻ uống đủ nước. Nếu ở nhà trẻ ăn nhiều, bố mẹ nên nhắc cô giáo không cho trẻ ăn quá no ở lớp. Ngoài ra, cho bé mặc quần áo ít hơn người lớn một chút, tốt nhất là để ở trường cho trẻ một chiếc áo gilê, để trẻ mặc vào và cởi ra dễ dàng, hoạt động không vướng, lại không bị lạnh.

Trẻ bị bắt nạt

Trẻ vui chơi với các bạn ở lớp nếu bị bắt nạt, bố mẹ nên mách cô giáo hay dạy trẻ cách giải quyết? Tất nhiên là biện pháp thứ hai là đúng đắn và có hiệu quả.

Nếu con của bạn muốn chơi đồ chơi của bạn, hãy khích lệ trẻ thương lượng với bạn. Bạn không đồng ý thì không nên giành giật. Ngoài ra, thấy trẻ đánh bạn, bố mẹ phải ngăn cấm hành vi này và nói cho trẻ biết, đánh bạn là không tốt. Nếu còn như vậy, bố mẹ sẽ mách cô giáo.

Sinh hoạt trong môi trường tập thể, dần dần trẻ sẽ học được cách giao tiếp với mọi người.



Có nên cho trẻ học Tiếng Anh sớm
Có nên cho trẻ tiền tiêu v
Có nên cho trẻ chơi điện thoại
Kinh nghiệm cho bé đi học mẫu giáo
Trẻ dậy thì sớm
Làm gì khi con bị điểm kém, cha mẹ cần nhớ



(st)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý