Chọn cây quất cảnh thật chuẩn chơi Tết

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chọn cây quất cảnh thật chuẩn chơi Tết

19/04/2015 01:16 AM
644

Chơi quất cảnh những ngày tết đã trở thành thói quen trong nhiều gia đình, vì vậy mà dù đã có đào, có mai... mà vẫn chưa mua được cây quất thì coi như tết đó kém màu sắc, không đủ đầy và tất nhiên là niềm vui ngày tết không được trọn vẹn...



Thông thường, đại đa số người ta cứ thấy quất quả sai, quả to, cành lá sum sê... là mua. Tuy nhiên, kiểu mua dễ dãi này đôi khi cũng bị “mắc lừa”, bởi bây giờ nhiều nhà vườn  đã chỉ coi trọng đồng tiền mà không trọng cái đức cho lắm khi họ gắn cành giả, gắn quả rởm bằng keo 502... khiến cho chỉ được vài hôm là cành ủ, lá rũ và quả thì rụng lả tả... Gặp phải những cây quất như vậy (thường là mua ở ngoài đường phố của những người đi bán dạo) thì coi như bị xui xẻo cả năm. Vì vậy, bạn cần lưu ý trong việc chọn mua quất cảnh.

Cây quất là biểu tượng của sự sung túc, là biểu tượng của thành tựu quanh năm. Tuy nhiên khi chọn quất ít ai chú ý đến phương diện phong thủy.

Thường một cây quất đẹp, gốc to, thân ngắn chẻ làm nhiều nhánh nhỏ là thể hiện sự sum vầy của gia đình nhiều thế hệ. Dáng quất phải tròn hoặc hình tháp, chẻ ngang để tạo thế. Cây cũng phải đủ tứ quý gồm: Quả vàng, quả xanh, nụ trắng, lá chồi.

Cây quất trong quan niệm dân gian còn là biểu tượng sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên. Những người kinh doanh thường hay đặt hai chậu quất lớn có nhiều trái chín trước cửa nhà với mong muốn mang lại sự phát đạt, tiền tài dồi dào trong năm mới.



Về phong thủy cây cảnh: Người chọn quất phong thuỷ thường mong muốn không chỉ mang vượng khí cho mình, mà cho cả mỗi thành viên trong gia đình. Vì mỗi người đều có một mệnh khác nhau, mà cây quất lại “đạt” được yếu tố ngũ hành: kim (hoa màu trắng) sinh thủy (lá xanh đậm), thủy sinh mộc (thân cây), mộc sinh hỏa (quả chín màu cam), hỏa sinh thổ (đất trong chậu) và thổ sinh kim (hoa màu trắng).

Có thể nói loại cây này hội đủ ngũ hành và ngũ hành đều vượng, biểu lộ ra ngoài nên mới có thể kết đủ bốn mùa hoa trái. Ngày Tết chưng bày cây quất hội tụ đủ ngũ hành đều vượng như thế là tốt quanh năm.

Quả quất sai trĩu vào mùa đông là mùa thuỷ vượng, mà thuỷ đại biểu cho tài lộc. Thuỷ vượng sinh mộc cho nên cuối đông đầu xuân thì quất đơm hoa. Mộc là biểu tượng của sinh khí, sinh khí đơm hoa. Do đó dân gian nói rằng quất là biểu tượng của thành tựu và khởi phát, biểu tượng của tài lộc và sinh khí.

Có người cho rằng cây có 3 cành lớn, 3 tán hoặc đủ hoa – quả - lộc, hoặc đủ quả xanh – quả chín và hoa là “quất Tam Đa”. Vì thế nói tam đa là yêu cầu đa sức (tràn căng nhựa sống), đa lộc (nhiều lộc) và đa quả (nhiều kết quả).

Khi chọn quất chúng ta phải chú ý 4 yếu tố quan trọng: Dáng đẹp, quả đẹp, có lộc xanh, có cả nụ và hoa…Đầu năm chưng bày cây quất, mang sinh khí về nhà, hy vọng một năm mới an khang thịnh vượng.

Chọn dáng quất phải chọn sự cân đối và không được để cho một phía nào của cây bị lép, nếu như nhà bạn muốn trưng bày ở một khoảng không rộng mà mọi người ngắm từ nhiều phía.



Nếu bạn chỉ định đặt cây ở góc nhà hay góc tiền sảnh thì cây nào hơi bị khuyết một chút cũng không sao. Khi đã tìm được cây dáng đẹp thì cũng không thể bỏ qua được yếu tố về quả, bởi quả có to, có sáng màu thì cây quất mới đẹp.

Nên chọn cây có độ sai quả vừa phải, vì khi cây quá sai, quả sẽ nhỏ và nếu như trên cây có độ một ít quả xanh, quả ương nữa thì thật tuyệt, bởi nó tựa như các thế hệ trong một gia đình đề huề, hạnh phúc. Ngoài ra bạn cũng phải chú ý đến lộc, lá của cây, bởi cây được xem là hoàn hảo thì không thể là cây có bộ lá nhỏ, cằn, không có chút lộc non nào…

Cây quất cảnh tốt tươi về lá, lộc là điều may mắn cho cả năm làm ăn tấn tới phát lộc. Chính vì thế mà họ luôn quan tâm đến bộ lá, lộc của cây hơn là dáng và quả. Mỗi người một ý, nhưng một cây quất có thêm phần nụ và hoa trắng nữa thì quá đẹp.

Nhiều người duy tâm vẫn xem cây quất cảnh tốt tươi về lá, lộc là điều may mắn cho cả năm. Chính vì thế, họ luôn quan tâm đến bộ lá, lộc của cây hơn là dáng và quả. Nếu cây quất có thêm nụ và hoa trắng nữa thì quả là mỹ mãn.

Và thật là tuyệt khi vừa đón giao thừa xong thì nhìn thấy một nụ hoa quất vừa hé nở, thì năm đó chắc chắn trong gia đạo sẽ gặp nhiều may mắn, nên mới có câu “Hoa khai phú quý”.


Làng Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Tiến Dũng

Làng Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Tiến Dũng

Quất đẹp là quất tứ quý

Tiêu chuẩn hàng đầu của một cây quất đẹp thì cây quất đó phải hội tụ đủ “tứ quý”, nghĩa là:

- Dáng chuẩn: Là dáng thông cao vút, hoặc dáng tròn. Cây quất không được méo dáng, không có chỗ nào lõm vào, thò ra. Gốc cây phải có chạc phân nhánh làm 3, làm 4 tùy theo cây to, nhỏ. Cây không được phân nhánh lung tung, mà phải xuất phát điểm ở cùng 1 chỗ, bởi nếu không thì lộc sẽ “chảy” tứ tung, như thế gia đình sẽ làm ăn không về... một mối.

- Quả to, sáng màu: Quả có thể là không cần sai trĩu, nhưng phải là phân bố đều khắp quanh cây. Cây quất mà có vệt bên này sai quả, vệt bên kia ít quả không được xem là đẹp.

- Thêm một chút quả xanh: Nếu trên cây quất vàng rộm mà chỉ cần thêm độ dăm ba quả xanh thì quá tuyệt vời. Những người duy tâm thường bảo như thế mới đủ đầy các thế hệ trên cây.

- Hoa, lá, lộc: Một chậu quất cảnh với lốm đốm hoa trắng muốt thơm nồng, lá to xanh mướt và lộc biếc tua tủa thì quả là mỹ mãn.


Cũng như đào (với miền Bắc) và mai (miền Nam), quất (miền Nam gọi là cây tắc) là loại cây cảnh phổ biến trong gia đình, công sở... dịp Tết Nguyên đán. Song, có được cây quất đẹp vừa ý mới là quan trọng. Ðiều này, người trồng quất đã dùng những kinh nghiệm để điều khiển sự trưởng thành và phát triển của cây quất để được thế - dáng và quả đẹp.

Ðể có cây quất không xuống lá, không rụng quả trong những ngày Tết và đầu xuân và có thể mang trồng để chơi sang năm thì phải chăm sóc công phu, chu đáo, có “ tay nghề”. Muốn vậy, phải chú ý làm đúng mấy khâu sau đây:

Nên mua và chọn cây quất tại vườn người trồng, vừa dễ chọn mà giá cả lại hợp lý. Ngoài ra, việc mua tại vườn còn có lợi là biết được quất được trồng theo dạng nào (cành hay hạt) để việc bứng gốc được bảo đảm an toàn, bảo vệ được rễ cây.

Khi chọn cây, chú ý chọn những cây gốc cứng cáp, thế trực (thân thẳng), có nhiều nhiều cành thế phu phụ, với nhiều tầng đều đặn, đối xứng theo tán tỏa tròn cành thưa, lá nhỏ, xanh thắm và sai quả, quả to trung bình từ 15 - 20cm, mầu vàng sáng, không chín quá, phân bố đều quanh tán. Nay người trồng quất cảnh có cách uốn cây theo nhiều hình dáng: dáng trực, dáng phu phụ, dáng huynh đệ, tam đa (phúc, lộc, thọ), tứ quí (long, ly, qui, phượng), ngũ phúc, lục điền, bát tinh... theo thị hiếu người tiêu dùng, có thể đặt trước hay ước định thị hiếu từng năm.

Chọn, đánh bầu được rồi, còn phải chú ý bảo vệ khi vận chuyển. Ðiều lưu ý đầu tiên là phải giữ thăng bằng, không đổ, lúc nào cũng nhẹ nhàng, không làm vỡ bầu, đứt rễ, rụng lá, rụng quả. Muốn vậy, phải lấy nilon hoặc giấy bền... bọc bầu trước khi vận chuyển, luôn giữ độ ẩm cho bầu từ 65-80%.

Còn khi sang chậu thì cần lót rơm hoặc xỉ xuống đáy chậu cho dễ thoát nước và không khí. Sau đó đặt cây vào giữa chậu rồi lấy đất bột chèn vào xung quanh. Trên cùng xếp lớp cuội trắng, đá nhỏ hoặc cát vàng. Tiếp theo là lấy gáo múc nước sạch tưới nhẹ vào gốc và bầu cho chóng liền thổ và “lại” cây.

Với tất cả công việc đã làm như trên, chắc chắn chúng ta có cây quất cảnh như ý để có sắc xuân, cùng với ngày xuân đẹp đẽ, rực rỡ trong nhà trong những ngày Tết và đầu xuân.



Cách chăm sóc cây

Sau khi đã chọn được cây quất như ý rồi thì cần biết cách chăm sóc cây.

Khi đánh vừng cây từ vườn cho vào chậu, bạn nhớ bảo chủ vườn đánh vừng rộng ra chút xíu, như thế sẽ không làm đứt quá nhiều rễ cây và cây sẽ không bị chột mà héo đi. Khi về nhà rồi, bạn chỉ nên tưới cho vùng đất trong chậu của cây chỉ đủ độ ẩm mà thôi. Hằng ngày, bạn phải dùng bình xịt nước phun lên trên lá cây để cây tươi tốt. Nếu thực hiện đúng như vậy, chậu quất cảnh nhà bạn sẽ chơi được rất lâu, tới rằm tháng giêng, thậm chí hết tháng giêng mà cây chưa héo, quả chưa rụng.

Trồng quất có thể trồng thẳng trực tiếp trên đất nhưng cũng có thể trồng vào chậu. Thường để quất phát triển khoẻ thì nên trồng ngoài đất vườn sau đó mới đưa vào chậu.

Vào dịp Tết Nguyên đán, cây quất cảnh (tắc kiểng) được nhiều người ưa chuộng để trưng bày. Để trồng được một cây quất thương phẩm dạng trung bình (chiều cao cây 1m, đường kính tán 0,6m) thì cần thời gian là 3 năm kể từ khi chiết cành. Đất trồng thường là đất vườn, đất pha cát, sét, bảo đảm được độ thông thoáng và độ ẩm. Độ pH thích hợp đối với đất trồng cây quất là từ 5 - 6.

Trồng quất có thể trồng thẳng trực tiếp trên đất nhưng cũng có thể trồng vào chậu. Thường để quất phát triển khoẻ thì nên trồng ngoài đất vườn sau đó mới đưa vào chậu. Đất trồng cần lên líp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng từ 4 - 6m, mương khoảng từ 20 - 30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và thậm chí có thể chết.

Quất cảnh cần bón lót, bón thúc cho hợp lý thì mới phát triển tốt, cho trái nhiều.

Quất không trồng bằng hạt vì cây dễ bị biến dị, chậm ra trái. Nên áp dụng phương pháp trồng chiết cành. Sau khi chọn cành chiết rồi tiến hành khoanh vỏ, để khô 3 - 4 ngày, quấn rơm nhào với đất bùn ướt, bên ngoài bao một lớp nylon có lỗ thoát nước.

Để cây phát triển tốt trong giai đoạn đầu cần chăm sóc và quản lý tốt như bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh,… Bón lót mỗi gốc 20 - 25kg phân chuồng hoai, ráo mục. Bón thúc với phân N-P-K 16-16-8 mỗi gốc trung bình từ 0,3 - 0,5kg/năm, chia làm 2 lần bón cách nhau 40 ngày. Khi cây chuẩn bị ra hoa, bón thêm phân KCl 100g/gốc để tăng cường đậu trái và trái ít bị rụng.

Ngoài ra để cây phát triển mạnh, cành lá xanh mướt, cần phun thêm phân bón lá, cứ 15 ngày phun một lần. Quất là loại cây cho ra trái quanh năm, nhưng để điều chỉnh cho quất có trái đúng vào dịp tết, cần có kỹ thuật. Đến khoảng tháng 5, 6 âm lịch bắt đầu phải thăm chừng thường xuyên vườn quất. Nếu phát hiện thấy cây nào có trái phát triển mạnh thì tiến hành đào bứng cây trồng vào chậu, chú ý đừng để vỡ bầu rễ.

Sau 1 tháng, cây sẽ có một đợt ra hoa đầu tiên, nên lẩy bỏ hết, đến đợt sau ra hoa nở rộ, đợi cho các cánh hoa rụng hết, cỡ một tuần lễ, là bắt đầu bón thúc phân chuồng hoai, phân lân, nhất là phân hóa học K2SO4 cỡ 10g cho một bình 8 lít. Không nên bón phân KCl, trái sẽ mất mùi thơm. Có thể rắc thêm vôi bột cách xa gốc 10 - 15cm. Lưu ý tỉa cành, tạo nhánh cho cây quất có dáng đẹp. Tiếp tục tưới nước chăm sóc phòng trừ sâu bệnh, mỗi tháng bón thúc thêm phân 1 lần, đến tháng 12 âm lịch, khi trái quất bắt đầu chín mới thôi.

Xử lý cho quất cảnh chín đúng Tết


Cây quất (miền Nam gọi là cây tắc) thường được chọn làm cây cảnh trong những ngày Tết. Do vậy, ngoài việc trồng bình thường, phải biết xử lý để cây cho trái và chín vào đúng dịp Tết, vừa để trưng Tết vừa bán được giá.

Quất được trồng quanh năm nhưng muốn trồng mới (chiết cành) tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa.

Đất trồng

Thường trồng trên đất vườn, đất có pha cát, sét bảo đảm được độ thông thoáng và đủ độ ẩm. Độ pH thích hợp là 5-6.

Cách trồng

Có thể trồng quất trực tiếp trên đất, nhưng cũng có thể trồng vào giỏ, chậu... Trước hết nên trồng quất ngoài đất vườn rồi sau đó mới đưa vào chậu.

- Đất trồng cần lên liếp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng 4-6m, mương khoảng 1-1,5m. Mặt líp phải cao hơn mương nước từ 20-30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và có thể chết.

- Quất cần nhiều ánh sáng, chịu ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp từ 20-24oC. Vào mùa khô cần tưới nước đầy đủ, tránh để đất khô, quất sẽ không phát triển và bị vàng lá rồi rụng dần.

- Quất không trồng bằng hạt vì dễ biến dị, cây chậm ra quả, do vậy, trồng mới nên áp dụng phương pháp chiết cành.

Cách chiết

Cũng giống như cam, quýt, cần chọn cành khoẻ, mọc xiên, tiến hành khoanh vỏ, để khô 4-5 ngày, quấn rơm đã nhào với đất bùn ướt, bên ngoài cần bao một lớp nilon có đục lỗ thoát nước. Nên tiến hành chiết vào tháng 3-4, những tháng đầu mùa mưa.

Bón phân

Cần bón phân cân đối cho quất, bón lót, bón thúc cho hợp lý cây mới phát triển tốt và cho bông trái nhiều.

- Bón lót trung bình một gốc cần 20-25kg phân chuồng hoai, rác mục.

- Bón thúc dùng phân NPK (16-16-8), trung bình 0,3-0,5kg/gốc/năm, chia 2 lần, bón cách nhau 40 ngày. Khi cây chuẩn bị ra hoa cần bón thêm phân KCl 100g/gốc để tăng cường đậu trái và trái ít bị rụng. Để cây phát triển mạnh, cành lá xanh mướt cần phun thêm phân bón lá, 15 ngày phun 1 lần.

Phòng trừ sâu bệnh

Nên chọn cành chiết từ cây mẹ khoẻ mạnh, không có biểu hiện bệnh để đảm bảo cho cây con sau này khoẻ mạnh, khả năng phát triển tốt, đậu quả nhiều.

Quất thường dễ bị bệnh trong trường hợp thiếu phân, nước, ánh sáng và pH không phù hợp...

Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và loại bỏ cây bị bệnh vàng lá để tránh lây lan sang cây khác.

Nếu trồng quất cảnh phải phun ngừa bệnh theo định kỳ, cứ 7-15 ngày phun thuốc trừ bệnh Aliette, Benlate C, Sunfat đồng để ngừa các bệnh về nấm. Đối với các loại sâu, côn trùng phá hoại như vẽ bùa, rệp mềm, rệp sáp, sâu đục thân... cần sử dụng các loại thuốc Sevin, Padan, Tribon, Bi58... để phòng trị. Tuỳ vào mức độ phá hoại của côn trùng mà phun định kỳ từ 7-10 ngày/lần theo liều lượng ghi trên nhãn bao thuốc.

Xử lý cho trái chín đúng dịp Tết

Quất ra trái quanh năm, nên phải điều chỉnh sao cho trái chín vào đúng dịp Tết. Cách làm như sau:

- Đến khoảng tháng 6-7 âm lịch bắt đầu thăm chừng thường xuyên vườn quất, phát hiện cây nào có trái phát triển mạnh thì đào bứng cây lên, rồi phơi nắng nhẹ độ 10 ngày, sau đó tỉa bỏ bớt cành lá cho cây gọn nhẹ rồi đem trồng lại (đảo quất, đánh quất). Nếu trồng trong giỏ, chậu, chỉ cần vặt hết trái, giảm tưới nước tối đa.

- Đến giữa hoặc cuối tháng 8 âm lịch, chuẩn bị cho cây ra hoa, kết trái và làm sao cho trái chín vàng vào dịp Tết Nguyên đán. Giai đoạn này cần cung cấp cho quất đầy đủ phân bón, nước, cây sẽ xanh tốt, cho trái nhiều và đảm bảo trái sẽ chín vàng vào đúng Tết.



Chọn cây cảnh trong văn phòng
Chọn hoa theo phong thủy cho ngày Tết
Trồng cây trong nhà bếp
Bài trí cây cảnh trong nhà
Trồng cây trên sân thượng
Phong thủy cây cảnh trong nhà

(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý