Kinh nghiệm nấu cháo ngon cho bé không bao giờ bỏ bữa

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm nấu cháo ngon cho bé không bao giờ bỏ bữa

19/04/2015 01:31 AM
9,901

Nhiều người cho rằng làm gì có chuyện cháo “vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ”. Ấy vậy mà có cách nấu cháo cho trẻ chắc chắn “ngon, bổ và rẻ”. Mời bạn tham khảo cách nấu cháo sau:

- Để không tốn gas mà cháo nhừ bạn hãy đun sôi gạo từ buổi tối sau đó cho vào một bình thủy. Sáng mai bạn đã có một nồi cháo trắng nhuyễn nhừ.

- Để bé ăn được thực phẩm tươi, buổi sáng bạn làm một chén cháo trứng (cháo trắng và 1 quả trứng) hoặc cháo sữa (cháo trắng và 7 muỗng sữa bột), trưa chiều tối thì ăn cháo thịt bằm hoặc các loại khác sau khi bạn đã đi chợ về.

- Để không mất công xay nhuyễn thực phẩm bạn hãy bằm thịt thật nhuyễn, lọc bỏ những sợi gân xơ, sau đó đánh tan với nước lạnh rồi cho vào cháo còn đang nguội rồi mới đun sôi cho chín thịt. Như vậy thịt không bị vón cục, bé ăn rất dễ dàng.

- Để cháo được thơm ngon, bạn hãy lặt một nắm lá rau xanh (rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền,...) bằm nhuyễn rồi cho vào cháo khi đã chín thịt. Đun sôi cho rau chín bạn mới cho một muỗng canh dầu ăn vào nồi cháo, đun sôi là xong.

Vậy là bé đã có một chén cháo “ngon, bổ, rẻ”.

Lưu ý:

- Bé mới tập ăn thì không nêm nếm mặn ngọt vì bé không thích, nếu bé đã quen với vị nêm thì bạn cứ tiếp tục nêm.

- Ăn bữa nào thì nấu thịt rau bữa đó không nên nấu một nồi ăn cả ngày (trừ cháo trắng là nấu sẵn).

- Bạn cần biết không có cháo nào là “cháo dinh dưỡng”, chỉ có cháo thịt, cháo cá, cháo tôm... Và nếu bé ăn hoài không lên cân, bé bị ói và tiêu chảy... thì bạn phải xem lại cách lựa chọn cháo cho bé.

Nấu cháo mau nhừ

Khi nấu cháo đậu xanh có trộn thêm gạo, muốn cháo mau nhừ, bạn chỉ cần giã một ít phèn chua cho vào. Cách làm này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nhiên liệu.

Để cháo trắng thơm ngon hơn

Bí quyết nấu cháo ngon và nhừ - 1

Cho vỏ quýt vào cháo trắng hương vị sẽ ngon hơn (Ảnh minh họa)

Nhiều người cho rằng, cháo trắng nấu thế nào cũng vẫn nhạt, nhưng thật ra, cháo trắng cũng có hương vị riêng của nó. Để cháo trắng thơm hơn, trước khi tắt bếp, bạn nên cho vào nồi cháo một vài lát vỏ quýt rồi vớt ra, cháo sẽ có hương vị quyến rũ hẳn.

Nấu cháo không bị trào

Để hạn chế cháo bị trào trong lúc nấu, ngoài việc canh lửa vừa, bạn cũng cần lưu ý thời gian cho gạo vào. Không nên cho gạo vào ngay nước lạnh rồi đun hay cho vào lúc nước đã sôi mà nên cho lúc nước ở nhiệt độ từ 50-60oC. Bạn cũng nên cho vào gạo ít muối khi nấu.

Bí quyết nấu cháo ngon và nhừ - 2

Để cháo không bị trào ra khi nấu, bạn không nên cho gạo vào ngay nước lạnh rồi đun hay cho vào lúc nước đã sôi (Ảnh minh họa)

Nấu cháo bằng bình thủy (phích nước)

Đây là cách dân gian hay dùng, nhất là khi cần thăm nuôi bệnh nhân trong bệnh viện, điều kiện nấu nướng không có. Lúc này, chỉ cần vo một ít gạo (gạo chiếm ¼ phích), sau đó rót nước đang sôi sùng sục vào phích (không rót đầy, tránh tình trạng khi gạo nở bị trào), sau đó đậy nắp lại và để vài tiếng đồng hồ, cháo sẽ nhừ và vẫn còn nóng. Khi đó, chỉ cần trút cháo ra và dùng như bình thường.

Nấu cháo bằng cơm nguội mà vẫn ngon

Tận dụng cơm đã chín để nấu cháo cũng là một cách tiết kiệm thời gian. Lưu ý, trước khi nấu, hãy dội cơm qua nước lạnh, cháo sẽ không bị dính, cháy. Cháo nấu ra sẽ ngon không kém nấu bằng gạo.

Vài kinh nghiệm nấu cháo “ngon, bổ, rẻ” cho bé

 

Nhiều người cho rằng làm gì có chuyện nấu cháo “ngon, bổ, rẻ” được. Ấy vậy mà có cách nấu cháo cho trẻ chắc chắn “ngon, bổ và rẻ”. Mời bạn tham khảo các cách nấu cháo sau.

Cháo là một món ăn chủ yếu dùng gạo và nước khi nấu của nhiều dân tộc Đông Nam Á. Đối với người Việt, cháo là một trong hai món ăn thường ngày nhất.

Có nhiều cách thức để nấu cháo.

Nguyên liệu chính để nấu cháo là gạo và nước.

Để được thành cháo thường thì thể tích nước phải hơn gấp 3 lần thể tích gạo và một cái nồi chỉ dành cho việc nấu cháo. Bắt đầu nấu thì cần ngọn lửa mạnh để hột gạo được nhào lộn trong nước sôi và nở bung ra, rồi giảm dần độ nóng để nấu cho đến khi hột gạo được chín nhừ, nấu càng lâu thì cháo càng đặc.

Ngoài cháo trắng ra, còn có cháo nấu chung với rất nhiều các loại nguyên liệu khác như các loại rau, củ, quả, các loại thịt và thủy hải sản, cùng các gia vị như tỏi, gừng, hành lá hoặc hành củ, v.v. Tùy theo cách nấu và các loại nguyên liệu mà người ta có thể nấu hàng trăm loại cháo khác nhau, ở mỗi vùng của Việt Nam thường có một loại cháo rất ngon riêng của mình được nấu bằng đặc sản của địa phương. Món cháo có vẻ như rất đơn giản, thế nhưng để có nồi cháo dinh dưỡng ngon, không phải ai cũng biết cách nấu.

Một vài mẹo nhỏ dưới đây giúp bạn nấu loại cháo nào cũng ngon hơn.

Rang gạo trước khi nấu

 
Gạo vo sạch, để ráo nước rồi đem rang trên bếp cho đến khi hạt gạo chuyển từ màu trắng đục sang trắng trong là được. Làm như thế nồi cháo "ngon, bổ, rẻ" của bạn sẽ có mùi thơm đặc trưng, hạt cháo không bị nát vữa, nhưng lại rất nhừ. 
 
Lượng nước

Với món cháo trắng, lượng nước chuẩn nhất là tỉ lệ 1: 3, nghĩa là cứ 1 gạo thì 3 nước. Khi bạn nấu cháo cá hay cháo thịt, lượng nước này được thay đổi theo tỉ lệ 1: 4 nghĩa là 1 gạo 4 nước.

Ướp cá trước khi nấu

Để thịt cá được dai và giòn, bạn hãy ướp cá với đường và muối khoảng 15 – 20 phút trước khi cho vào cháo. Làm như thế, cá không những thấm gia vị mà còn giữ được hương vị thơm ngon riêng.

Một cách nấu cháo “ngon, bổ, rẻ” khác cho bé:

- Để không tốn gas mà cháo nhừ bạn hãy đun sôi gạo từ buổi tối sau đó cho vào một bình thủy. Sáng mai bạn đã có một nồi cháo trắng nhuyễn nhừ.

- Để bé ăn được thực phẩm tươi, buổi sáng bạn làm một chén cháo trứng (cháo trắng và 1 quả trứng) hoặc cháo sữa (cháo trắng và 7 muỗng sữa bột), trưa chiều tối thì ăn cháo thịt bằm hoặc các loại khác sau khi bạn đã đi chợ về.

- Để không mất công xay nhuyễn thực phẩm bạn hãy bằm thịt thật nhuyễn, lọc bỏ những sợi gân xơ, sau đó đánh tan với nước lạnh rồi cho vào cháo còn đang nguội rồi mới đun sôi cho chín thịt. Như vậy thịt không bị vón cục, bé ăn rất dễ dàng.

- Để cháo được thơm ngon, bạn hãy lặt một nắm lá rau xanh (rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền,…) bằm nhuyễn rồi cho vào cháo khi đã chín thịt. Đun sôi cho rau chín bạn mới cho một muỗng canh dầu ăn vào nồi cháo, đun sôi là xong.


Lưu ý:

- Bé mới tập ăn thì không nêm nếm mặn ngọt vì bé không thích, nếu bé đã quen với vị nêm thì bạn cứ tiếp tục nêm.

- Ăn bữa nào thì nấu thịt rau bữa đó không nên nấu một nồi ăn cả ngày (trừ cháo trắng là nấu sẵn).

- Bạn cần biết không có cháo nào là cháo dinh dưỡng chỉ có cháo thịt, cháo cá, cháo tôm… Và nếu bé ăn hoài không lên cân, bé bị ói và tiêu chảy… thì bạn phải xem lại cách lựa chọn cháo cho bé.


Một số món cháo ngon cho bé

Lúc con bạn mệt, chán ăn, một bát cháo ngon miệng dễ nuốt và dễ tiêu hóa sẽ giúp bé chóng khỏe lại. Xin giới thiệu với các bạn 4 món cháo dành cho bé.

Cháo lươn cà rốt

Nguyên liệu:

25 g gạo tẻ (khoảng một nắm tay vừa), 10 g thịt lươn (1 thìa súp vừa, chọn lươn còn sống), 20 g cà rốt băm nhuyễn, 1,5 thìa dầu ăn,1 thìa cà phê nước mắm loại ngon hoặc 1/4 thìa cà phê muối i-ốt.

Cách làm:

Gạo nhặt sạch, vo sơ, nấu chín mềm cùng với cà rốt băm để được một bát cháo đặc. Lươn luộc hoặc hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ. Hòa cháo cà rốt trong 100 ml nước (khoảng 1/2 bát), bắc lên bếp nấu sôi trở lại. Nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, khuấy đều, đun thêm khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, cho thịt lươn vào đảo đều. Để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) rồi thêm 1,5 thìa súp dầu ăn.

Bạn nên hấp lươn để giữ độ ngọt và chất dinh dưỡng của thịt.

Cháo cật cải thảo

Nguyên liệu:

25 g gạo tẻ (1 nắm tay vừa), 20 g cật heo băm, 10 g cải thảo, 1,5 thìa súp dầu ăn, 1 thìa cà phê nước mắm ngon hoặc 1/4 thìa cà phê muối i ốt.

Cách làm:

Gạo nhặt sạch, vo sơ, nấu chín mềm để được một bát cháo đặc. Cật cắt bỏ phần lõi trắng, rửa sạch, băm nhuyễn. Cải thảo rửa qua nước muối loãng, băm nhuyễn.

Hòa cháo đặc trong 100 ml nước (khoảng 1/2 bát), cho cật vào, bắc lên bếp nấu sôi 5 phút. Nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, sau đó cho cải thảo vào, khuấy đều, đậy nắp đun khoảng 3 phút. Tắt bếp, đợi cháo hơi nguội rồi thêm vào 1,5 thìa súp dầu ăn, khuấy đều.

Cháo thịt heo đậu cô-ve

Nguyên liệu: 

25 g gạo tẻ, 20 g thịt heo (2 thìa súp vừa), 30 g đậu cô ve, 1,5 thìa súp dầu thực vật, 1/2 thìa cà phê nước mắm ngon hoặc 1/4 thìa muối i ốt.

Cách làm: 

Gạo nhặt sạch, vo sơ, nấu chín mềm để được một bát cháo đặc. Thịt heo và đậu cô ve băm nhuyễn. Hòa cháo đặc và thịt heo trong 1/2 bát nước, bắc lên bếp nấu sôi khoảng 2 phút, nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối. Sau đó cho đậu cô ve vào khuấy đều, đậy nắp đun thêm 7 phút là được.

Để cháo nguội bớt rồi cho thêm 1,5 thìa súp dầu ăn vào khuấy đều.

Mách bạn: Để đậu cô ve chín mềm mà không mất vitamin, bạn nên đậy nắp kín trong khi đun.

Cháo tôm cải xanh

Nguyên liệu: 

25 g gạo tẻ, 20 g tôm, 10 g cải xanh, 1,5 thìa súp dầu ăn, 2 thìa cà phê nước mắm ngon hoặc 1/4 thìa cà phê muối i-ốt.

Cách làm:

Gạo nhặt sạch, vo sơ, nấu chín mềm để được một bát cháo đặc. Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi, chỉ đen, băm nhuyễn. Cải xanh rửa sạch, thái thật nhuyễn hoặc băm nhỏ. Hòa cháo đặc và tôm trong 1/2 bát nước, bắc lên bếp nấu sôi 2-3 phút. Nêm nước mắm hoặc muối, cho tiếp rau cải xanh vào, đảo đều, tắt bếp. Nếu muốn giảm vị nồng của cải, đun thêm 2-3 phút.

Để cháo hơi nguội, rưới 1,5 thìa súp dầu ăn vào cháo, khuấy đều.


 

Mẹo nấu cháo ăn dặm ngon bổ cho bé

Bận rộn với công việc nên nhiều mẹ phải chọn cách mua cháo dinh dưỡng hoặc nấu 1 nồi cháo to cho bé ăn cả ngày. Dưới đây mẹ Game xin chia sẻ với các mẹ mẹo nấu cháo đơn giản, tiên dụng cho bé ăn dặm, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa tránh tình trạng bé chán ăn do cả ngày phải nhấm nháp 1 món.

Khâu chuẩn bị nguyên vật liệu như sau:

- Các mẹ luôn sẵn sàng gạo ngon trắng và thơm trong thùng để riêng cho bé.

- Nồi nấu cháo tự động (nếu có) hoặc nồi nấu cháo riêng cho em bé

- Các loại thực phẩm như: thịt, cá, tôm, bò, trứng, hải sản, rau củ quả còn tươi là tốt nhất (hạn chế để tủ lạnh), tuy nhiên không phải mẹ nào cũng có điều kiện chuẩn bị đồ tươi cho bé thì vẫn phải để trong tủ lạnh nhưng không nên để quá 2 ngày.

- Máy xay cầm tay, máy xay sinh tố để xay nhuyễn thức ăn, thực phẩm trước khi cho vào nấu cháo, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy xay, shop Bi&Gau khuyên dùng máy xay cầm tay Braun là sự lựa chọn thông minh cho các bà mẹ.

1. Nấu cháo trắng từ đêm hôm trước

Trước khi đi ngủ, các mẹ hãy cho gạo vào nồi cơm điện. Lượng gạo nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng ăn của bé trong ngày hôm sau.

Vo gạo và cho nước vào nồi, lượng nước thường gấp 3 – 4 lần gạo (kinh nghiệm là các mẹ nấu đặc một chút, khi cần loãng có thể chế thêm nước nóng, nếu nấu loãng quá sẽ rất khó chế đặc).

Bật nút Cook và chờ 15 phút cháo sôi thì các mẹ chủ động chuyển sang nút Warm, cứ thế cắm điện cả đêm, sáng hôm sau các mẹ sẽ có một nồi cháo trắng ngon lành.

Mẹo nấu cháo ăn dặm ngon bổ cho bé

2. Chuẩn bị thức ăn vào ngày cuối tuần

Ngày cuối tuần rảnh rỗi, các mẹ hãy đi chợ và mua các loại thức ăn cho bé (thịt gà, bò, lợn, chim, lươn, tôm, cá…) và tiến hành sơ chế như sau:

Đối với các loại thịt (bò, gà, lợn, chim), mẹ lọc bỏ da, gân xơ, băm nhỏ.

Cá và lươn làm sạch, lọc bỏ xương, tôm bóc vỏ.

Sau đó chia từng loại thức ăn vào các hộp nhựa nhỏ (bán nhiều trong các cửa hàng mẹ và bé) theo khẩu phần ăn của bé, cho các hộp vào ngăn đá tủ lạnh, dự trữ ăn dần trong cả tuần.

Riêng rau củ quả, để đảm bảo tươi ngon, mẹ nên cho bé ăn theo thức ăn trong ngày cùng gia đình. Mẹ Game thường mua rau ở cửa hàng rau sạch, chọn phần non mềm nhất cho Game, phần còn lại cả nhà cùng ăn.

3. Tiến hành nấu cháo cho bé

Mỗi sáng sớm, trước khi đi làm, mẹ chỉ mất từ 15 – 20 phút chuẩn bị cháo cho bé.

Bước 1: Lấy viên thức ăn trong ngăn đá tủ lạnh, cho vào xoong, cho nước xăm xắp. Đun chín thức ăn.

Bước 2: Trong lúc chờ thức ăn chín, mẹ tranh thủ thái chuẩn bị rau củ quả

Riêng với các loại củ, để đảm bảo chín mềm, khi nấu cháo trắng vào đêm hôm trước, mẹ nên gọt vỏ, thái mỏng và cho vào nấu cùng với cháo.

Bước 3: Khi thức ăn chín, mẹ vớt ra, dằm nhỏ (vì thức ăn trong ngăn đá khi đun sôi thường vón cục lại). Giữ lại nước dùng để nấu cháo.

Bước 4: Cho lẫn cháo trắng, rau, thịt băm vào xoong nước dùng và đun sôi, quấy đều. Mẹ nhớ chế thêm nước nóng vào cho phù hợp với độ đặc loãng của cháo.

Bước 5: Nêm dầu ăn, nước mắm (loại dành cho trẻ ăn dặm), quấy đều, đổ ra bát, chờ nguội cho bé ăn.

Lưu ý:

Đây là cách nấu cháo dành cho bé ăn cháo hạt thịt băm, nếu bé ăn cháo xay thì tại bước 2 mẹ chỉ cần cho tất cả cháo trắng, thịt, rau củ vào máy xay cầm tay  xay nhuyễn. Sau đó, cho vào xoong và đun sôi, nêm dầu ăn, nước mắm là được.

Mẹ chỉ nên nấu lượng cháo đủ cho 1 bữa ăn của bé, Giữ lại phần cháo trắng để nấu các bữa tiếp theo. Mẹ Game đi làm cả ngày nên sáng sớm thường nấu luôn 2 bát cháo (bữa sáng và bữa trưa). Cháo bữa sáng thì ăn ngay, còn cháo bữa trưa, đến giờ ăn bác giúp việc chỉ cần dùng lò vi sóng hâm nóng lại là ăn được.

Với cách nấu cháo này, mẹ có thể nấu 3 món cháo khác nhau trong ngày cho bé, tránh trùng lặp gây nhàm chán.

 

Kinh nghiệm của các mẹ bận rộn – Nấu cháo nhanh mà vẫn đủ chất

Làm thế nào để có được tô cháo không chỉ ngon, đủ chất dinh dưỡng, mà còn thật đẹp mắt cho bé? Làm sao để rút ngắn được các công đoạn hầm nấu nhiêu khê mất thời gian mỗi ngày? Nấu cháo, một việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại đã trở thành một vấn đề vô cùng phiền phức đối với các bà mẹ trẻ bận rộn.

Hầm cháo là khâu tốn nhiều thời gian và nhiêu khê nhất vì nó đòi hỏi người nấu phải thường xuyên túc trực canh ngọn lửa để cháo không bị trào, không quá nhừ, mất chất. Chỉ cần giải quyết được khâu quan trọng này thì việc nấu cháo cho bé sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều, thế nên có rất nhiều cách nấu cháo nhanh được các bà mẹ truyền tai áp dụng.

Dụng cụ nấu đa năng

Nếu nhà có sẵn nồi ấp suất thì công đoạn hầm cháo rất đơn giản. Nồi áp suất chống tràn nên bạn không phải túc trực canh hàng giờ, chỉ cần cho gạo vào nồi áp suất đun 15 phút là đã hoàn tất khâu hầm cháo. Còn một phương pháp rất dân gian là nấu cháo bằng… phích giữ nhiệt. Có lẽ đây là lần đầu tiên bạn nghe đến cách nấu này nhưng rất nhiều bà mẹ trẻ đã thử thực hiện, bạn đun sơ cháo trong nồi, sau đó cho vào phích nước, để qua đêm. Sáng ngủ dậy chỉ cần nấu các nguyên liệu khác như rau củ, thịt, cá và đun chung với cháo thêm 5 phút là được. Muốn nhanh nữa thì bạn có thể “chế” cơm thành cháo: cơm nhà sẵn có cho thêm ít nước vào hầm sẽ nhanh nở bung hơn so với gạo, tiết kiệm được nhiều thời gian – đây là một trong những phương pháp “nấu cháo dối” mà nhiều người vẫn hay áp dụng. Tuy nhiên, hầu hết các cách nấu này sẽ khiến hạt gạo mất đi ít nhiều chất dinh dưỡng và không có được độ dẻo thơm như phương pháp nấu cháo thông thường.

Sử dụng cháo gói tiện dụng

Nếu không áp dụng các mẹo vặt trên thì các bà mẹ có thể sử dụng cháo ăn liền; sản phẩm này có ưu điểm là rất tiện dụng, lại có nhiều hương vị như: thịt bằm, cá, gà… vừa dễ ăn lại có thể dễ dàng kết hợp với nguyên liệu tươi sống khác. Tuy nhiên, khi mua cháo, các bà mẹ nên chú ý đến thương hiệu đáng tin, thành phần dinh dưỡng trong mỗi gói sản phẩm cũng như hạn sử dụng. Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm cháo ăn liền được các gia đình yêu thích và được các bà nội trợ tin dùng như Gấu Đỏ, Gomex, Miliket… Đặc biệt, cháo ăn liền Gấu Đỏ với công nghệ SE-BEST tiên tiến đang nhận được phản ứng tốt từ người tiêu dùng với vị thơm ngon như cháo nấu tại nhà, lại có gói bổ sung vitamin nhóm B – thành phần dưỡng chất thường bị mất đi trong quá trình nấu cháo thủ công.

ChaoGaudo_500

Hãy làm phong phú món cháo cho trẻ

Cháo gói cũng như cháo trắng nấu tại nhà có thể linh hoạt thay đổi khẩu vị, bắt mắt hơn nếu các bà mẹ chịu đầu tư ít công sức bởi với món cháo, bạn có thể phát huy khả năng sáng tạo “vô biên”. Chẳng hạn như, từ gói cháo ăn liền Gấu Đỏ vị gà, các bà mẹ có thể thêm vào các nguyên liệu như nấm hương, bắp ngọt, một ít jambon hoặc tạo ra hương vị hoàn toàn mới là cháo gà rau củ phô mai… Với vị cháo cá, nên thêm cá tươi vào cháo để tăng vị và chất, khi nấu cho thêm rau củ để tăng chất xơ. Cháo Gấu Đỏ thịt bằm rất dễ kết hợp với thực phẩm khác, các bà mẹ có thể “chế” ra nhiều món với các khẩu vị khác nhau như cháo rau nấm trứng bắc thảo, cháo thịt bằm mồng tơi, cháo bí đỏ, cải bó xôi…

Nếu không tiện đi chợ mỗi ngày, bạn có thể chuẩn bị sẵn nguyên liệu nấu cháo trong 3 ngày. Nên có sẵn khoảng 10 cái hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh nhỏ có nắp đậy kín hơi; thịt, cá, tôm… mua sẵn và sơ chế, sau đó chia thành nhiều phần cho vào hộp, cho vào tủ đông để dùng dần. Rau củ nên cho vào túi kín và bảo quản ở ngăn mát, sẽ giữ được độ tươi nguyên trong ít nhất ba ngày

Chỉ cần một chút linh hoạt và một chút sáng tạo, cùng với việc lựa chọn nguyên liệu chế biến tiện lợi, bạn luôn có thể nấu được món cháo ngon và bổ dưỡng cho bé. Những gói cháo ăn liền cũng là gợi ý đáng giá để những người phụ nữ bận rộn luôn thể hiện tốt vai trò làm mẹ của mình!

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Nấu cháo cho bé cùng với đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh có tốt cho bé hay không? Cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Be de an thi duoc chu be da bieng an thi lam gi co chuyen ko bao gio bo bua. Tac gia giat tit qua
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý