Phong tục cưới hỏi của người Mường Hòa Bình

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Phong tục cưới hỏi của người Mường Hòa Bình

19/04/2015 01:49 AM
1,534

Tục cưới xin truyền thống của người Mường là một trong những nét đẹp văn hóa có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến sự hình thành, phát triển gia đình, dòng họ, trong đó chứa đựng nhiều phong tục tập quán, luật tục độc đáo.



Thôn Ninh Nội 1, xã An Bình, Lạc Thủy, Hòa Bình là một trong những thôn có người Mường cư trú đông nhất và còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa cổ truyền, đặc biệt là tục lệ cưới xin.

Một đám cưới cổ truyền ở người Mường ở đây được tiến hành tuần tự theo các bước: Chọn người làm mối (chọn mờ), Dạm ngõ (mờ miệng), Đặt vấn đề (Kháo tiếng), lễ ăn hỏi (ti nòm), Đám cưới và Lễ lại mặt. Xưa kia, bước dạm ngõ, tất cả lễ vật nhà trai mang đến nhà gái đều phải là một đôi (2 chai rượu - còn gọi là lễ Đôi chai, 2 gói chè, 6 cặp bánh trưng)... Trong 6 cặp bánh trưng có 2 chiếc được làm to hơn những chiếc còn lại và không có nhân. Theo quan niệm của người Mường, hàm ý là người con gái vẫn còn trong trắng - đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất mà người đàn ông Mường lựa chọn.

Sau khi người làm mối (ông Mờ) đặt vấn đề với nhà gái và được đồng ý thì phải về báo lại với nhà trai để chuẩn bị đồ thách cưới. Đồ thách cưới thường là trâu, bò (vừa mới được vực cày), 1 cái chảo bằng đồng để rang cua, ốc. Theo phong tục, vào hôm cưới, nhà trai phải mang sính lễ cho anh, em bên ngoại của nhà cô gái gồm 2 vuông vải (3 mét), 1 dải yếm, 1 con lợn giống và 2 bơ gạo (6 lạng). Khi mang đến, ông Mờ đổ gạo ra 1 cái mâm, 1 người đại diện nhà gái lấy chén đong đủ, phần còn thừa sẽ trả lại cho ông Mờ. (Cũng theo phong tục, khi cặp vợ chồng sinh con đầu lòng thì sẽ bế đứa trẻ đến nhà ngoại, đi từng nhà cô, dì, chú, bác để chào hỏi; lúc đó nhà ngoại sẽ mừng cho cặp vợ chồng gà, lợn, gạo, rượu… số vật phẩm nhà ngoại mừng cho cặp vợ chồng thường phải gấp 2 lần lễ vật thách cưới mà nhà trai mang đến). Đến lúc đưa dâu từ nhà gái, cô dâu và người phù dâu đội nón lên đầu, cô dâu được cầm theo một con dao nhỏ có quấn 1 chiếc khăn mùi xoa, quay chuôi dao về phía trước, lưỡi dao quay ra phía sau và chân bước đi không được ngoảnh mặt lại. Chuôi dao được làm giống hình sừng hoẵng, nhà nào có con gái lớn sắp lấy chống đều phải chuẩn bị con dao đó. Việc cầm con dao như vậy hàm ý rằng người con gái đã nắm chắc được cái sừng hoẵng, nghĩa là đã trở thành con dâu của nhà trai, sẽ làm tròn bổn phận của người con dâu trong gia đình và không bị điều tiếng gì.
 

Đám cưới của người Mường hiện nay.


Có thể nói, tập tục cưới xin trong xã hội truyền thống người Mường ở thôn Ninh Nội 1, xã An Bình, Lạc Thủy, Hòa Bình xuất phát từ một nền văn hóa nông nghiệp thuần túy, chủ yếu do sự sắp đặt của cha mẹ thông qua nhiều nghi lễ phức tạp và tốn kém tiền của. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Quách Văn Thu (Trưởng thôn Ninh Nội 1) cho biết: “Hôn nhân truyền thống của người Mường mang tính chất mua bán, việc thách cưới rất nặng nề. Các cụ trong thôn kể lại, xưa kia không ít các chàng trai vì gia đình nghèo, không lo đủ các khoản chi phí theo sự đòi hỏi của nhà gái mà không lấy được vợ”.

Truyện thơ Mường có đoạn ghi: “Không lấy được em/ Không phải chê em xấu. em nghèo/ Mà tại tiền cheo, trâu cưới”.

 Từ thực trạng này, về sau chính quyền đã có sự can thiệp bằng cách tuyên truyền lối sống văn hóa lành mạnh, yêu cầu nhà gái không đòi hỏi tiền thách cưới cao nên các bước trong đám cưới cũng được giảm tải, tránh tốn kém cho hai bên gia đình. Hiện nay, đám cưới của người Mường ở thôn Ninh Nội 1 cũng giống đám cưới của người Kinh, một số luật tục cổ truyền bị mai một…


Tục cưới xin cổ truyền của dân tộc Mường - Hòa Bình và xu hướng biến đổi hiện nay

Hòa Bình là một tỉnh miền núi cửa ngõ vùng Tây Bắc, ráp danh với các tỉnh Hà Nội, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Sơn La và Thanh Hóa.
Tổng diện tích tự nhiên hơn 4 nghìn km2, tổng dân số trên 8 vạn dân, có 11 huyện, thành phố, 210 thị xã, phương thị trấn; có 6 dân tộc chính sinh sống (Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông) trong đó dân tộc Mường chiếm đa số dân với 63,3%.
Là một tỉnh được coi là cái nôi của dân tộc Mường với các địa danh nổi tiếng( Bi, Vang, Thàng, Động). Văn hóa Mường là một văn hóa tộc người đã sớm khẳng định bản sắc riêng, qua lối sống, nếp sống và phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống những giá trị ấy được bảo tồn và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tìm hiểu giá trị của bản sắc văn hóa Mường cổ truyền có nhiều giá trị tiếng như, áng sử thi “Đẻ đất, Đẻ nước”, Văn hóa cồng chiêng mường… một trong điển hình đó là những nét văn hóa đó là tục cưới xin của dân tộc Mường Bi - Tân Lạc.
Tục cưới xin của người Mường ở Hòa Bình là một lễ tục văn hóa về hôn nhân gia đình đã hình thành và định hình từ lâu đời được coi là một tục lệ văn hóa quan trọng, phong phú, đặc sắc, có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến sự hình thành, phát triển gia đình, dòng tộc và dân tộc, chứa đựng trong đó rất nhiều phong tục, luật tục, những chuẩn mực, những quy định, yêu cầu về tìm hiểu yêu đương, kén chọn, gả chồng, gả vợ.
Gia đình là tế bào của xã hội, thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống, tác động rất lớn đến sự phát triển của xã hội, đến tư tưởng và ý thức tộc người.
Với người Mường, hình thức gia đình cũng giống như người Việt, đó là quá trình phát triển từ hình thức đại gia đình đến gia đình hạt nhân. Đại gia đình, gia đình lớn là hình thức chung sống trong một mái nhà nhiều thế hệ, từ các cụ, ông bà, bố mẹ cho đến con cái, cháu chắt. Có nhiều đại gia đình xưa có đến 5 thế hệ cùng chung sống. Trong qua trình phát trienr của xã hội , hình thức đại gia đình ngày càng giảm dần, thay vào đó là gia đình hạt nhân, gia đình nhỏ với hai thế hệ vợ chồng và con cái. Đối với người Mường vợ chồng chỉ ra ở riêng khi đã có con, ngoại trừ có trường hợp là con một thì ở chung với bố mẹ. Thông thường một cặp vợ chồng có 2 đến 4 người con và đều mong muốn có nếp có tẻ, nếu sinh toàn con gái thì được xem là bất hạnh, còn nếu không có con trai thì phaỉ bắt rể. Trường hợp không có con thì nuôi con nuôi. Bởi những cặp vợ chồng không có con thì sau này khi mất đi toàn bộ tài sản, đất đai đều bị làng thu lại xung quỹ công. Gọi là “thu lụi”.
Gia đình người Mường là gia đình Phụ quyền, người đàn ông là người chồng, người cha và người chủ gia đình, có vai trò quan trọng nhiều mặt của cuộc sống: có quyền hành lớn, quyết định mọi việc từ làm ăn, cưới xin, tang ma đến công việc tín ngưỡng. Đồng thời, họ còn là người thay mặt gia đình quan hệ với họ hàng, làng xóm và các tổ chức xã hội, với chính quyền địa phương. Mọi tài sản trong nhà, kể cả ruộng nương, trâu bò, công cụ sản xuất đều do người đàn ông là người chủ nắm giữ. Quyền lực này sẽ được bàn giao lại cho con trai cả khi đã trưởng thành đảm đương, người cha chỉ đóng vai trò cố vấn và lo việc đối ngoại.
Quyền lực của người đàn ông trong gia đình, sự phục tùng và ý thức tôn ti trật tự đã được ăn sâu vào đầu óc của các thành viên trong gia đình, nhất là đứa trẻ bằng mọi sự liên tục. Đó là sự lệ thuộc của người em đối với anh cả, của anh cả đối với cha và của người cha đối với tổ tiên.
Cũng phải nói thêm rằng sau quyền lực được công nhận của người cha, còn có quyền lực thực tế, tuy không nói ra, quyền của người mẹ. Người phụ nữ trong gia đình mường có nhiều đóng góp quan trọng nhiều mặt trong sống gia đình và sản xuất, từ việc tham gia lao động sản xuất trên nương, ngoài ruộng đến các công việc nội chợ trong gia đình, nuôi dạy con cái… ngoài việc tham gia lao động nặng nhọc, người phụ nữ đảm nhận lớn hơn nam giới rất nhiều. Tuy nhiên trong xã hội Mường truyền thống, người phụ nữ hầu như không có quyền hành gì lớn trong gia đình. Khi còn nhỏ chịu sự quản lý của gia đình, cha mẹ, khi có chồng thi theo chồng, phụ thuộc vào chồng.
Trong gia đình người Mường, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tương đối bình đẳng. Con cái phải có hiếu với cha mẹ, phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng và vâng lời cha mẹ. Cha mẹ phải chăm lo nuôi nấng, giáo dục con cái, truyền đạt kinh nghiệm sảng xuất, các nghề thủ công, các công việc trong gia đình. Cha mẹ uốn nắm con cái về lời ăn tiếng nói, cách ửng xử trong gia đình và với cộng đồng. Cha mẹ già ở với con cái cả, những người con thứ ra ở riêng được cha mẹ chia cho một số tài sản nhất định và phải có trách nhiệm với cha mẹ. Anh em ruột thịt sống có trách nhiệm với nhau và yêu thương nhau. Khi cha mẹ qua đời, người anh cả chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, dựng vợ gả chồng cho các em.
Gia đình Mường là nơi bảo tồn các gía trị văn hóa truyền thống, là nơi trao ttruyền các truyền thống tộc người trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Về hôn nhân, người Mường đều phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định,từ yêu đương tìm hiểu đến các lễ tục trong việc cưới xin. Ngày xưa việc dựng vợ gả chồng là do cha mẹ xếp đặt,con cái không có quyền lựa chọn, nhất là con gái. Hiện nay trai gái được tự do tìm hiểu bạn đời, hôn nhân hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện.
Tiêu chuẩn chung theo quan niệm của người Mường khi chọn vợ là chọn những cô gái chịu khó, chăm chỉ làm ăn, nói năng nhẹ nhàng, biết làm các công việc đồng ángv, biết thêu thùa dệt vải, thành thạo các công việc nội trợ và xử lế phép với bố mẹ, anh chị, họ hàng, làng xóm,sắc đẹp chỉ là một trong những tiêu chuẩn, người Mường quan niệm người vợ lý tưởng la phải nết na, chăm làm, có câu: “Đừng tham nón rẻ mà đội trời mưa, đừng tham người đẹp mà thưa việc làm”.
Tiêu chuẩn của một người chồng lý tưởng là có sức khỏe, cày bừa thành thạo và biết đan lát các công cụ gia đình, biết chăm lo cho gia đình. Người Mường thường có câu “Con trai để rào hỏng, dậu nát là con trai hư”. Khi kén rể người ta còn xem xét đến gốc gác gia đình, tránh những nhà có tiếng xấu và các loại bệnh di truyền.
Đối với người Mường trước đây, tuổi kết hôn thường rất sớm, con trai lấy vợ ở tuổi 15 đến 20 tuổi, con gái lấy chồng trong độ tuổi 16 đến 18 tuổi. Trên 25 tuổi đã được co là quá lứa, và ngoài 30 tuổi mà chưa xây dựng gia đình thì được xem là “ ế vợ, ế chồng”.
Ở người Mường xưa kia một cuộc hôn nhân thường trải qua nhiều giai đoạn, với nhiều nghi lễ phức tạp, tiêu tốn nhiều tiền của. Việc định giá cô dâu hoàn toàn do nhà gái quyết định, nhà trai phải chấp nhận. Thành ngữ Mường có câu “lấy được cô dâu hết ba trâu chín lợn”, hoặc “Lễ án du khu mặt nạ” có nghĩa lấy được cô dâu, bên nhà chồng phải rất vất vả, lo toan. Trong truờng hợp xảy ra ly dị, nếu người vợ chủ động thì phaỉ trả toàn bộ lễ vật mà nhà chồng đã chi phí từ lúc ăn hỏi đến lúc cưới. Nếu người chồng chủ động thì tài sản sẽ được chia đôi.
Theo tập quán người Mường, những người góa vợ hoặc goá chồng phải chịu tang đúng ba năm, ba tháng, mười ngày mới được đi bước nữa.
Trong hôn nhân Mường cũng có tục ở rể. Trong trường hợp nhà gái không có con trai để lo hương hỏa, thờ cúng tổ tiên, thì ngưởi ở rể được hưởng toàn bộ gia tài và coi như con trai. Trong trường hợp này nhà gái thường chủ động sắp đạt hôn nhân và mọi phí tổn cho đám cưới đều do nhà gái lo liệu. Theo luật tục, nhà trai không được đòi hoặc thách cưới.
Đám cưới được tổ chức hai lần, lần thứ nhất tổ chức bên nhà trai cô dâu phải sang nhà chú rể lạy tổ tiên và họ hàng, mang biếu bố mẹ, anh chị em họ hàng bên chồng một số vật dụng như chăn, gối, nệm.Nhà gái còn tổ chức một đoàn người sang nhà trai đón chàng rể về. Ở nhà trai, nàng dâu cũng phải làm đầy đủ các thủ tục nghi lễ khi chàng rể đi đón dâu; ngược lại, khi đón chàng rể về đến nhà gái, chàng rể phải làm đủ mọi nghi lễ như lúc nàng dâu về nhà chồng. Những đám cưới như thế thường tổ cức trong một ngỳ. Ba ngày sau, chàng rể và cô dâu quay về nhà trai làm lễ lại mặt.Sau đó chàng rể về cư trú bên nhà vợ và gánh vác mọi công việc nhà bố vợ.
Nghi lễ cưới xin cổ truyền của người Mường - Hòa Bình được tiến hành theo trình tự lễ phong phú như sau:
* Chọn người làm mối (chọn mờ)
Sau khi đôi trai gái được gia đình và họ hàng nhất trí cho tổ chứ đám cưới thì nhà trai sẽ chọn và nhờ người làm mối (mờ). Người được chọn làm mối không phân biệt nam hay nữ, nhưng phải đứng tuổi, có uy tín, được nhiều người kính nể, gia đình luôn hạnh phúc, đông con nhiều cháu, nói chuyện khéo léo, có tài ứng đáp.
Người Mường quan niệm rằng trai gái có nên vợ nên chồng và sau này có con đàn cháu đống hay không là nhờ sự giúp đỡ của người làm mối. Vì thế mà thành ngữ Mường có câu: “ Cơm ngon vì miệng, tiếng tốt vì mời” (Piêng tiếng Mường Bi nghĩa là cái ninh đòng để đồ xôi).
Nhiệm vụ của người làm mối bắt đầu từ khi dạm ngõ, hỏi thăm đến lúc cưới, đón dâu về trao cho nhà trai.
* Dạm ngõ, thăm hỏi (mở miệng)
Gia đình nhà trai nhờ ông mờ mang trầu, cau, hai chai rượu, quà bánh đến nhà cô gái để chính thức ngỏ lời cho đôi bạn tẻ được thành hôn. Hôm đó hai bên cùng nhau bàn bạc trao đổi và thoả thuận ngày “kháo tiếng”.
* Đặt vấn đề (kháo tiếng)
Đến ngày chọn, nhà trai chuận bị 02 gói chè, khoảng 10 quả cau, hơn 20 lá trầu, tất cảc được gói kỹ và trao cho ông mờ đến nhà cô gài khoảng chạng vang tối
Đúng gìơ đã hẹn, nhà gái với sự hiện diện của bố mẹ, ông, bà, chú, bác, cô, dì… ngồi đợi nhà trai đến, đồng thời học cử ngưởi ra cổng chờ sẵn để đón lễ vật và mời ông mờ vào nhà.
Người ta mổ gà thiết đãi ông mờ. Chủ nhà giữ đôi chân gà để xem đoán sự tốt xấu và nhân duyên của cô gái: Lễ vật của nhà trai đem đến được đặt lên bàn thờ tổ tiên. Ba ngày sau mà nhà gái không đem trả lại lễ vật thì tức là đồng ý. Sở dĩ là phải đợi 03 ngày là vì, theo tập quán, bố của cô gái phải nằm nghe trong ba ngày đem liền nếu này không tiếng hươu, giác, vượn kêu, gà gáy dở, cây đổ, đá lăn thì mới coi là được, nghĩa là không có điểm gở, điểm xấu. Sau đó tự tay ông mở gói lễ vật và báo cho họ hàng rằng nhà đã có chuyện vui.
Kể từ đấy hai nhà mặc nhiên là thông gia, các con được phép thường xuyên thăm hỏi nhau.
* Ăn hỏi (Ti nòm):
Theo từng điều kiện của mỗi gia đình mà lễn ăn hỏi có thể tiến hành sớm hay muộn.
Muốn tiến hành lễ ăn hỏi (Ti nòm), nhà trai phải sắm một lễ nhỏ sang nhà cô gái để xin ngày, lễ vật có một con cá cắt 04 khúc được gói trong lá dong, bốn chiếc bánh trưng không nhân, năm quả cau, mười lá trầu (bánh trưng ngụ ý là cô gái còn trinh trắng, nếu có nhân thì nhà gái hiểu rằng con gái nhà mình đã có chửa). Sau bữa cơm thân mật, gia đình quyết định ngày ăn hỏi.Theo tập quán, ngày ăn hỏi, cưới xin thường chọn tháng 11, 12 (âm lịch) là thời điểm của mùa màng đã thu hôãchng,cau cũng chắc hạt. Người Mường kiêng dựng vợ gả chồng vào tháng 7 (âm lịch) vì đó là tháng ngâu, và người ta kiêng chọn ngày cuối tháng vì người ta coi đó là “ngày cùng tháng kiệt” nếu tổ chức ăn hỏi sẽ đem lại điều không may. Ngưòi ta chọn ngày đầu tháng vì “tháng rộng ngày dài”. Sau khi đã chọn được ngày, ông mờ về báo cho nhà trai biết ngày làm lễ ăn hỏi để sắm lễ vật. Lễ ăn hỏi được tiến hành làm hai lần, lần đầu là “nòm gà”, lần sau gọi là “nòm cá” hay “nòm lợn”.
Lễ nòm gà, như đã hẹn trước, nhà trai sắm sửa lễ vật gồm: 02 con gà sống, 02 con cá, 16 chiếc bánh làm bằng gạo nếp, 04 chai rượu, 04 gói cơm nếp, ba mươi lá trầu, một buồng cau. Tất cả được xếp vào thúng để hai người khiêng.
Đoàn nhà trai mang lễ vật ăn hỏi lần này gồm có ông mờ, hai nam thanh niên và em gái của chàng rể. Trước lúc xuất hành nhà trai làm mâm cơm cúng tổ tiên để trình báo và phù hộ, lúc bắt đầu khởi hành, người ta kiêng gặp con gái, hoặc người “vía độc”, do vậy họ thường cử một bé trai ra ngoài chông choi để lấy vía may. Trong suốt chặng đường đi, những người trong đoàn đi không được ngoái đàu trở lại và đi một mạch đến nhà gái.
Phía nhà gái, ngay ngày hôm đó mời đông đủ họ hàng bên nội.
Sau khi đem lễ vật đến, ông mờ trao cho đại diện nhà gái. Cỗ bàn được bày ra, mọi người ăn uống vui vẻ. Trong bữa ăn, ông Mờ và nhà gái cùng bàn bạc, hẹn ngày ăn hỏi làn hai, hay còn gọi là lễ nòm cả.
Lễ nòm cả, nhà trai phải có một con lợn khoảng 30 kg đã mổ thịt, 04 con gà sống thiến, vài gánh xôi, hai chum rượu nhỏ, trầu cau. Đoàn nhà trai gồm ông Mờ dẫn đầu, chàng bánh rợm, rể và ba bón người bạn của chú rể và tám người khiêng lễ vật: ngươì Mường cho răng khiêng thế mới có đôi.
Trước khi đi, bố mẹ của chàng rể gao cho ông Mờ một túi vải đựng hai vòng tay bằng bạc, 08 vuông vải tự dệt, 01 mặt phà làm chăn.
Cùng như lần ăn hỏi trước (nòm ngà), làn này trước kh đi cung làm một mâm cơm cúng để trình tổ tiên. Ra khỏi nhà, ông Mờ đi trước dẫn đoàn, chàng rể cùng bạn bè và những người khiêng lễ vật theo sau. Khi đến cổng nhà gái đã cử người đón ồng khiêng lễ vật và mời nhà trai lên nhà uống nước, ăn cơm. Ông Mờ thay mặt nhà trai trao túi vải cho bố, mẹ cô gái và coi đó là vật làm tin. Chiếc túi vải được mở ra trước sự chứng kiến đông đủ của họ hàng nhà gái và sau đó được dạt lên bàn thờ tổ tiên (sau lễ ăn hỏi, lễ vật này được cất vào trong hòm, đợi khi nào con gái sinh con đầu lòng sẽ tặng lại).
Sau lễ ăn hỏi, phải sau ba năm lễ cưới chính thức được tổ chức. Trong thời gian chờ đợi nhà trai cực chuẩn bị điều kiện vật chất cho lễ cưới. Đây là khoảng thời gian thử thách gian khổ đối với chàng trai, người Mường gọi là ăn công con, tức là con rể tương là các dịp lễ, tết phải có quà mang biếu bố, mẹ vợ tương lai với mục đích trả công ơn nuôi dưỡng cô gái trưởng thành.Vào dịp tết nguyên đám quà biếu là một con lợn khoảng 20 cân đã luộc chín, úp vào thúng xôi đồ, khoảng 20 chiếc bánh rợm, 10 chiếc bánh mật, vài chai rượu nếp, trầu cau. Vào dịp tết đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5, âm lịch) phải có gói cá sống, 02 con gà. Rằm tháng 7 cúng phải có 02 con gà , 01 chai rượu. Còn nhà gái, để đáp lại thường cho con gái bố mẹ chồng tương lai những sản phẩm tự dệt như: gối, đệm…Trong dịp tết, cô gái có thể đến ăn Tết ở nhà chồng tương lai khoảng 3,4 hôm, nhưng không được đòi “ngủ chung” với chàng trai. Trong thời gian này chàng rể và nàng dâu tương lai thương xuyên đi lại thăm hỏi và giúp đỡ gia đình hai bên phát nương rẫy, cày ruộng, cấy hái…nhất là lúc mùa màng bận rộn. Tháng mười không đi mất chồng, tháng sáu không đi mất vợ là muốn căn dặn chàng trai và cô gái chớ lơ là công việc gia đình.
* Lễ cưới (Ti cháu):
- Sau lễ ăn hỏi 3 năm, gia đình nhà trai chọn ngày tốt, nhờ ông Mờ đến nhà gái mang lễ xin cưới. Lễ này gồm có 2 con gà ( một trống một mái) hai gói cá, bốn chai rượu, bốn gói cơm nếp, một gói trầu cau, hai vòng bạc. Cùng đi với ông Mờ còn có anh, chị, em chàng rể.
Gia đình nhà gái được báo cáo trước nên đã chuẩn bị đầy đủ cho lễ hẹn ngày, mời họ hàng, mời các bậc cao niêm trong họ đến để đón tiếp nhà trai và bàn bạc thống nhất ngày cưới. Trong lễ này, nhà gái sẽ thách cưới. Lúc này vai trò của ông Mờ rất quan trọng và ý kiến của ông Mờ có quyết định trong lễ cưới, vì vậy thái độ của ông Mờ phải rất nhã nhặn sao cho bên nhà gái vui vẻ thoải mái, bên nhà trai không cảm thấy nặng nề.
Trước đây, một đám cưới bình thường nhà gái thường thách cưới một con trâu đã vực cày (hoặc 1 con bò) vài thúng gạo nếp, gạo tẻ, 2 con lợn (mỗi con khoảng 30 - 40 kg), khoảng 8 thúng xôi nếp (mỗi thúng có 12 gói), 6 gói trầu cau, khoảng 24 ống rượu (tương đương khoảng 5 lít). Tuỳ thuộc vào từng gia đình và tài ăn nói của ông Mờ mà lễ vật có thể được giảm đi ít nhiều; Riêng trâu, bò thì dứt khoát phải có. Trong trường hợp con gái nhà Lang thì nhà trai phải có 9 con trâu, 1 con bò, một số nồi đồng, xanh đồng. Ngoài ra còn phải có đủ lợn gà, rượu, gạo, vòng bạc…
Sau khi hai bên đã thống nhất ngày cưới, ông Mờ trở về báo tin cho nhà trai chuẩn bị lễ vật. Cùng ngày hôm đó, bên nhà gái mời 4 phụ nữ nhanh nhẹn, tháo vát, gia đình luôn êm ấm tới làm lễ khâu màn cho cô dâu.
Trước ngày cưới chính thức 2 đến 3 hôm, các cụ ông, cụ bà trong họ được đón về têm trầu bổ cau. Đêm đến, những chàng tai, cô gái thay nhau xay thóc, giã gạo, khung cảnh thật náo động, nhộn nhịp.
Sau những ngày chuản bị khẩn trương, họ hàng hai bên tiến hành tổ chức lễ cưới. Thường đám cưới diễn ra trong 3 ngày. Trước đây đám con gái nhà Lang diễn ra từ 4 đến 5 ngày đêm.
Lễ dẫn diễn ra trước hôm tổ chức đám cưới một ngày, nhà trai làm mâm cơm trình báo tổ tiên, cầu mong mọi việc diễn ra tốt đẹp. Khoảng 8- 9 giờ sáng, đoàn người dẫn của bắt đầu khởi hành, số người đi phải chẵn, không được lẻ. Đoàn người gồm có ông Mờ, ông chú, bà bác, em gái của chàng rể và một số người khiêng lễ vật, dắt trâu bò đến nhà gái.
Trên đường đi, nếu qua làng khác thì thường bị chăng dây chắn đường, khi đó người làm mối đứng ra trình bày lý do của việc khiêng của, mời họ ăn trầu rồi nộp tiền chuộc đường, sau đó đoàn người lại vui vẻ lên đường. Đến gàn nhà cô dâu, đoàn người đi chậm lại, sửa sang quần áo, sắp xếp lễ vật cho ngay ngắn rồi đi thẳng vào sân nhà gái. Bên nhà gái đã cử người ra đón, đồng thời cử người ra xem lễ vật đã đầy đủ hay chưa, nếu thiếu nhà trai phải lo đủ như đã thoả thuận.
Người ta đem cột con trâu (bò) vào chân cột dưới nhà sàn, lễ vật khác được mang lên nhà. Sau đó đại diện của nhà gái mời cả đoàn uống nước, ăn trầu và mời dự uống rượu cần với gia đình.
Trở về nhà, ông Mờ báo cáo với họ hàng nhà trai quá trình dẫn của, thông báo gìơ được phép đón dâu (vào ngày hôm sau).
Buổi tối ở cả hai bên gia đình khách khứa, bạn bè gần xa của cô dâu, chú rể và của bố mẹ đến dự rất đông, người ta tổ chức tục đánh cồng, hát múa, đối đáp chúc tụng lẫn nhau Đây cũng là dịp để trai gái đến dự gặp gỡ, trao đổi hát ví, hát đúm, hát giao duyên và tỏ tình.
Lễ đón dâu diễn ra vào ngày hôm sau. Buổi sáng sớm cỗ bàn đã được bày biện để đón khách đến dự lễ cưới. Tại nhà trai, các cô gái chàng trai bạn bè của chú rể mặc quần áo đẹp đẽ chuẩn bị đi đón dâu Số lượng người đi đón không hạn chế, tuỳ theo đường gần hay xa, số lễ vật nhiều hay ít. Đi đón dâu người ta chọn giờ sao cho khi đoàn cô dâu đưa cô dâu đến nhà chồng vừa lúc chạng vạng tối. Người Mường quan niệm đó là thời điểm tốt nhất trong ngày, tục người Mường có câu; “tí cháu buồng trâu, ti du vàng mặt”, nghĩa là lúc nhà trai đi đón dâu vào lúc thả trâu ra đông (8-9h sáng), còn cô dâu về nhà chồng lúc mặt trời lặn (5-6h chiều)
Thành phần đi đón dâu, ngoài bạn bè của chàng rể, còn có ông Mờ, một cụ ông, một cụ bà có uy tín trong họ, 1 hoặc 2 em bé gái và đại diện có vai vế trong làng, đồng thời đội cồng chiêng cũng đi cùng để tấu nhạc. Lễ vật đem theo là một gói trầu cau.
Trang phục của chú rể và phù rể như nhau, áo trắng mặc bên trong, áo dài đen mặc bên ngoài, kiểu cách như vậy được người Mường gọi là “đóng đôi”, quần lụa tơ tằm hoặc bằng vải nhiễu, buộc dải nút, đầu đội nón lá dứa.
Đến giờ đã chọn, đoang người đi đón dâu tập trung trước cửa nhà, dàn cồng chiêng gióng lên một hồi ba tiếng, dứt hồi cồng, đoàn người đi đón dâu bắt đầu lên đường. Dẫn đầu là ông Mờ, tiếp theo là những người cao tuổi và dàn Cồng, cuối cùng là bạn bè chàng rể, phù rể. Tập quán đi đón dâu đều phải đi theo con đường chính, không ai được bỏ về giữa chừng, gặp đoạn đường rẽ người ta đặt hai miếng trầu cau hai bên rìa đường. Trên đường đi đàn cồng chiêng tiếp tục tấu lên những bản nhạc rộn rã, báo cho làng xã, mường gần biết đã đi đến đâu, căn cứ vào tiếng cồng, nhà gái biết đoàn ở xa hay gần để chuẩn bị ra đón tiếp.
Tới cổng nhà gái, dàn cồng im tiếng, bạn bè cô dâu đã chải sẵn một chiếc chiếu vào sẵn lối vào nhà. Ông mờ mang một chai rượu cung cơi trầu đến xin nhà gái mở lối cho đoàn đi đón dâu được vào nhà, người ta tổ chức hát đối nam nữ cho tới khi nhà gái vui lòng nhường lối. Từ hai bên đường bạn bè của cô dâu ném tới tấp những nắm rượu cần vào đoàn người đón dâu. Nếu nhà trai có nhiều người bẩn quần áo thì nhà gái càng vui vẻ, người Mường cho rằng làm như thế sau này vợ chồng chung sống sẽ hạnh phúc.
Khi đoàn đón dâu đã lên hết trên nhà sàn, đại diện nhà gái đến hướng dẫn chỗ ngồi cho đoàn nhà trai, còn chú rể tiến lên trước bàn thờ vái lạy tổ tiên và lạy sống ông, bà, bố, mẹ vợ và những người thân thiết trong họ thuộc vai trên của cô dâu. Người được lạy thường có tặng phẩm cho đôi bạn trẻ và chúc cho hai vợ chồng sống trăm năm hạnh phúc. Tiếp sau đó là cỗ bàn được bày ra, mọi người ăn uống vui vẻ. Trước lúc nhà trai xin đón dâu về, nhà gái mang rượu cần ra mời họ cùng uống, chúc phúc cho cô dâu chú rể.
Đến gìơ đã chọn, ông Mờ xin phép nhà gái cho cô dâu được về nhà chồng, bấy giờ cuộc vui mới tạm ngừng.
Ngày cưới là ngày cô dâu mặc bộ máy đẹp nhất của mình, trùm lên trên đầu chiếc khăn vuông (khổ 30 x 30 cm) màu trắng, buộc thắt nút đàng sau gáy, mặc áo cánh ngắn sẻ giữa ngực, bên trong mặc yếm. Váy của cô dâu màu đen dài chấm gót chân, thắt lưng và chiếc khăn lục màu xanh lá cây, để lệ cặp váy lúng liếng hoa văn.
Khi hồi cồng gióng lên rộn rã, cô dâu và phù dâu từ trong buồng bức ra trước bàn thờ lạy tạ giã từ tổ tiên, ông bà, bố mẹ. Lúc cô dâu chuẩn bị ra khỏi nhà, một bà trong họ bước đến đội nón lên đầu cô dâu, đồng thời dặn dò cô dâu cách cư xử khi về nhà chồng. Theo tục lệ, ra khỏi nhà, tay phải cô dâu cầm một con dao có chuôi bằng sừng nai, lưỡi dao có cắm củ gừng với mục đích trừ tà ma, vì sợ sau này vợ chồng sống bất hoà, đứt gánh giữa đường phải quay lại nhà bố mẹ đẻ.
Dẫn đầu đoàn đón và đưa dâu là ông Mờ, các ông bà của hai họ, rồi đến cô dâu phù dâu, đi sau cùng là chú rể, phù rể và bạn bè, anh em của chàng rể. Cô dâu đeo bao đựng đò riêng của mình, những người khác bên nhà gái đưa dâu khiêng đồ vật của cô dâu biếu gia đình nhà chồng, thường thì khoảng 02 chiếc chăn, 20 chiếc gối, 12 tấm vải, ngoài ra còn có chiếc màn của cô dâu được khâu từ trước.
Theo tập quán đón và đưa dâu thì phải đi cùng một chặng đường. Nếu đi qua làng khác lại bị chăng dây, thì ông Mờ lại phải đứng ra mời trầu và chuộc tiền. Đoàn rước dâu về đến nhà trai thì cũng bị ném bã rượu cần, nhưng ít hơn. Đến chân cầu thang, em gái của chàng rể múc nước cho chị dâu rửa chân. Mọi ngưòi cũng được lần lượt rửa chân rồi lên nhà. Riêng cô dâu và phù dâu khi lên cầu thang không được bước vào bậc thứ nhất mà phải bước lên bó củi do nhà trai đặt sẵn rồi mới đi lên các bậc thang tiếp theo. Người Mường cho rằng làm như thế thì co dâu sau này sẽ chăm chỉ làm lụng hơn. Bước vào trong nhà, cô dâu mới đi thẳng đến bên bếp lửa, quỳ xuống lạy Vua bếp với mong muốn đến sau này đến ngày sinh nở, Vua bếp sẽ phù hộ cho hai mẹ con. Sau đó, cô dâu đến bàn thờ lạy tổ tiên và những người vai trên của chàng rể, mỗi lần lạy xong cô dâu cũng nhận được tiền mừng.
Sau khi khấn cúng tổ tiên, người ta tổ chức “Lễ tơ hồng”, hay còn được gọi là lễ “cơm quen”. Họ trải chiếu ở giữa nhà, mâm lễ gồm một quả trứng luộc cắt làm tư để trên một đĩa xôi, 1 nậm rượu bằng quả bầu khô, một bầu khác đựng nước lã, ông Mờ cầm hai tay hai đôi đũa dơ lên qua đầu ba lần rồi đặt đũa xuống mâm. Lát sau, ông quay lưng lại nhấc đũa lên đưa chéo tay cho cô dâu chú rể, rồi đưa hai nắm xôi, hai miến trứng cho hai người cúng theo cách chéo tay ấy. Tiếp theo ông cầm bầu nước rót vào hai bát cho hai người dâu rể uống và khấn “Ông tơ bà nguyệt” se dây, se cho hai vợ chồng có con trai con gái, con gái thì cầm nong, cầm nia biết sảy lúa, con trai biết cày bừa, làm ăn phát tài, phát lộc cho bố, cho mẹ, cho hai họ cùng mừng.
Sau lễ tơ hồng, cỗ bàn lại được bày ra, nếu cô dâu chú rể là người cùng làng thì sau bữa cỗ họ nhà gái ra về, còn nếu ở làng ở xa họ nhà gái sẽ ngủ lại. Tối hôm đó nam nữ thường hát giao duyên, đánh cồng chọn đêm.
Theo lệ Mường, khi nhà gái ra về, người ta để phù dâu ở lại “ngủ bạn” với cô dâu 3 đêm. Những ngày sau này đôi vợ chồng trẻ chưa đựơc phép “chung chăn gối”. Sau 3 ngày cưối, hai vợ chồng trẻ cùng phù dâu quạy lại nhà gái 1 ngày, gọi là “ti mộng” (lại mặt), đến đây phù dâu hoàn thành nhiệm vụ. Cùng ngày hôm đó quần áo và tư trang cô dâu được chuyển về nhà chồng. Đêm hôm đó hai vợ chồng trẻ mới chính thức động phòng (đêm tân hôn).
Về phần ông Mờ, sau bữa cơm chia tay vào buổi sáng ngày hôm sau, lễ đón dâu, ông Mờ đứng trước hai bên gia đình tuyên bố rằng nhiệm vụ kết duyên cho đôi trẻ đã xong. Sau đó đại diện nhà trai đem biếu ông 1 chân giò lợn đã được luộc chín, ở Muờng Bi ông Mờ còn đựơc biếu thêm một khấu đuôi lợn. Còn nhà gái vài ngày sau lễ cưới cũng đến tận nhà ông Mờ để cảm ơn và biếu một chân giò lợn, một khoanh thịt ở phần cổ con lợn, 2 chai rượu, 3 lá trầu.
Nhìn chung về hình thức các thủ tục lễ nghi của việc cưới xin ở các gia đình người Mường giàu có hoặc nghèo đều tương tự nhau. Sự khác biệt lớn giữa đám cưới nhà giàu và nhà nghèo chính là ở số lượng và chất lượng của đồ lễ thách cưới và cỗ cưới. Đối với nhà giàu đám cưới là dịp thể hiến sự danh gía và phú quý của gia đình mình. Với người nghèo thì đám cưới có tình chất thông báo cho họ hàng và cộng đồng làng xóm. Trong nhiều gia đình, đám cưới con trai được chú ý hơn là con gái, con trai trưởng càng quan trọng hơn, nhất là gia đình nhà giàu, nhà trưởng họ.
Tục cưới xin cổ truyền của người Mường - Hoà Bình ngày nay đã có nhiều thay đổi, một số tập tục, nghi lễ đã được loại bỏ. Tuy nhiên, qua khảo sát dân tộc Mường ở Hoà Bình vẫn giữ được một số giá trị văn hoá tiêu biểu đó là:
+ Tình đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong họ hàng, hàng xóm láng giềng thông qua tục họp tiền. Tập tục này đã tạo nên sự gắn kết cộng đồng.
+ Văn hoá ứng xử khiêm nhường mà tinh tế của người Mường, từ cử chỉ, lời ăn tiếng nói, lời chào mời thăm nghĩa tình, đặc biệt là lời mời trong tục uống rượu cần của hai bên nhà trai và nhà gái.
+ Tính tâm linh thể hiện qua việc cúng bái thần linh, cúng bái tổ tiên, lạy tạ tổ tiên.
+ Lòng tôn kính cha mẹ, anh em, họ hàng của cô dâu, chú rể, Nhưng lễ vốn của cô dâu mang biếu bố mẹ chồng như chăn, gối, đệm…Tình cảm của mẹ chồng nàng dâu trong ngày đầu tiên bước chân về nhà chồng. Mẹ chồng ân cần đưa đón, qua các cử chỉ như cầm nón cho cô dâu, múc nước rửa chân, dắt tay co dâu lên nhà…
+ Văn hoá ẩm thực Mường được thực hiện trong việc bày cỗ, chế biến thức ăn, tục uống rượu cần ở nhà gái.
+ Trang phục của cô dâu và phụ nữ trong ngày cưới. Trong ngày cưới mọi người đều ăn mặc những bộ trang phục đẹp nhất, đặc biệt là trang phục dân tộc Mường của cô dâu, phù dâu, các bà, các chị.
Trong tục cưới hỏi của dân tộc Mường ở Hoà Bình hiện nay đã có những biến đổi tích cực như sau:
Trước đây, việc quyết định hôn nhân là do “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” thì ngày nay những đôi trai gái hoàn toàn có quyền chủ động, tự do yêu đương, tự do tìm hiểu. Khi tiến tới hôn nhân, họ xin ý kiến cha mẹ, thế hệ trẻ luôn thể hiện sự kính trọng cha mẹ và tranh thủ sự đồng tình để tiến tới hôn nhân.
Trong hôn nhân, độ tuổi kết hôn của nam nữ Mường đã tuân thủ Luật hôn nhân và Gia đình, nam từ 20-25 tuổi, thậm chí đến 30, nữ từ 18-20 tuổi trổ lên mới xây dựng gia đình.
Quan niện trọn bạn đời của nam nữ thanh niên cũng có thay đổi, vấn đề quan trọng là người đó có việc làm ổn định, biết tính toán làm ăn và có đạo đức tốt là được. Ngày xưa hôn nhân thường bó hẹp trong làng xã, trong cùng tộc người thì ngày nay đã mở rộng hơn nhiều, đó là hôn nhân với người khác tộc, hôn nhân giữa Mường và Việt, giữa Mường và Thái… Hôn nhân ngày nay đang có xu hướng gia tăng các cuộc hôn nhân hỗn hợp dân tộc, làm cho bức tranh dân tộc ở vùng Mường thêm đa dạng, những cặp vợ chồng khác tộc sẽ chuyển tải văn hoá cho nhau trong quá trình chung sống, con cái sẽ được hấp thụ văn hoá của cả bố lẫn mẹ.
Trong hôn nhân, các hủ tục như đa thê, tảo hôn, thách cưới cao…đã hầu như không còn. Lễ cưới người Mường ngày nay đã thực hiện theo nếp sống mới, các hiện tượng mua dâu, mua rể không còn. Việc thách cưới bằng bạc trắng, dắt trâu sang nhà gái, các tục cổ như nếm bã rượu, ném trấu vào đoàn nhà trai đến nhà gái đón dâu, căng dây, đóng cổng đòi tiền nay đã không còn diễn ra nữa.
Hiện nay, tục cưới xin của ngưòi Mường ở mường Bi chủ yếu được diễn ra theo các bước sau:
- Lễ dạm ngõ: ông Mối và hai gia đình đi lại, trao đổi thống nhất chỉ trong một lần.
- Lễ ăn hỏi: được tổ chức vui vẻ tại nhà gái.
- Lễ đón dâu: Nhà gái làm bữa cơm, nhà trai mang lễ vật sang nhà gái. Hai họ, khách mời dự bữa cơm thân mật, sau đó nhà trai đón cô dâu.
- Lễ lại mặt: Sau lễ đón dâu vài ba ngày, cô dâu chú dể về lại nhà gái, bên nhà gái mời họ hàng thân tộc đến dự một bữa cơm thân mật, sau đó cô gái về làm dâu suốt đời bên nhà trai.
Nhìn chung, các bước tiến hành ngày nay đã đơn giản đi nhiều, thời gian từ khi đặt vắn đề đến khi tổ chức đám cưới thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, không phải đợi chờ, thử thách ba năm như trước đây.
- Bên cạnh những giá trị tích cực được bảo tồn trong tục cưới hỏi hiện nay của dân tộc Mường ở Hoà Bình cũng không tránh khỏi các biến đổi tiêu cực như sau:
+ Trang phục của cô dâu chú rể có xu hướng tân thời, cô dâu thích được mặc váy trắng ba tầng dài quết đất thay cho bộ áo váy truyền thống. Chú rể thì thích đóng bộ com lê, đeo cà vạt, đi giầy da.
+ Âm nhạc ngày nay thường là những bản nhạc rock bốc lửa, họ không còn chơi xắc bùa cồng chiêng với những điệu “thường rang, bộ mẹng” như xưa nữa. Trong đám cưới, các chàng trai, các cô gái cùng nhau nhảy những điệu nhảy mới quay cuồng trong những bản nhạc mạnh.
+ Trong tiệc cưới đã xuất hiện bia, rượu mạnh thay cho trước đây.
+ Ngày nay hầu hết các đám cưới trong bài trí khánh tiết của đám cưới những nếp nhà sàn truyền thống không còn và thay vào đó là cách dựng rạp, trang trí hiện đại. Khách đến dự tiệc cưới, kể các cụ ông, cụ bà cũng ngồi ghế nhựa 6 cụ một mâm, không có gia chủ ngồi tiếp.
Từ những biến đỏi trong tục cưới hỏi của người Mường ở Hoà Bình có thể đưa ra các dự báo xu hướng biến đổi của nghi lễ cưới xin trong giai đoạn hiên nay như sau:
+ Về các tập tục, lễ vật: các bước tiến hành trong lễ tục cưới xin theo xu thế chung đã được đơn giản hoá đi nhiều, thủ tục ngắn gọn, thời gian từ khi đặt vấn đề đến khi tổ chức đám cưới thường chỉ diền ra trong vòng một năm, với bốn lễ chính là: dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu, lại mặt. Về lễ vật: tiền mặt đang dần thay thế cho các lễ vật, thách cưới của nhà gái thường từ 2 triệu đến 3 triệu đồng. Số tiền đó sẽ được nhà gái chủ động lo tổ chức đám cưới.
+ Về nhà ở, trang phục chú rể cô dâu trong ngày cưới: trang phục sẽ được biến dổi theo xu hướng tân thời: cô dâu mặc áo dài, chú rể mặc com lê. Trang phục dân tộc sẽ mất dần, kể cả những người tham dự đám cưới cũng ăn mặc theo lối tân thời.
+Về các ngi lễ trong ngày cưới: Một số nghi lễ dần bị xoá bỏ, như lễ rửa chân cho cô dâu, lễ lạy tạ Vua bếp… Những biến đổi này chủ yếu do việc thay đổi nhà ở, ngôi nhà sàn người Mường đã dần được thay thế bằng nhà xây, mọi sinh hoạt trên nhà sàn không còn phù hợp nữa.
Một số đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển tục cưới xin của người Mường ở Hoà Bình hiện nay.
Giải pháp về nhận thức:
- Hôn nhân và gia đình là vấn đề quan trọng trong cuộc sống của mỗi dân tộc. Việc tổ chức đám cưới, mở đầu cho cuộc sống gia đình của đôi bạn trẻ là rất hệ trọng, phải tổ chức sao cho vui vẻ, lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc, phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình, bảo đảm văn minh lịch sự, tiết kiệm, tránh phô trương lãng phí.
- Không chỉ các cấp lãnh đạo Tỉnh Hoà Bình (từ tỉnh đến cơ sở) mà toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là người Mường càn có một nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vốn di sản văn hoá mà họ đang nắm giữ cũng như trách nhiệm bảo tồn, phát triển chúng trong đời sống văn hoá của cộng dồng. Vấn đề bảo tồn bản sắc văn hoá Mường cổ truyền cần đặt trong tổng thể chính sách của đảng và Nhà Nước về bảo tồn và ơhát triển văn hoá các dân tộc Việt Nam trong thời đại hiện nay.
- Tạo mọi điều kiện cho người dân, nhất là thế hệ trẻ mường làm chủ được các giá trị văn hoá mà cha ông họ để lại và có ý thức bảo tồn, phát triển chúng trong đời sống xã hội hiện nay.
- Cưới xin là việc hệ trọng của đời người, trong đó chứa đựng rất nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Để bảo tồn được các giá trị tốt đẹp đó cần sớm xây dựng các, Quy định trong tổ chức việc cưới xin của người Mường.
Giải pháp về cơ chế chính sách:
Dựa vào các chính sách của nhà nước về bảo tồn, phát triển văn hoá dân tộc người, nhất là cá dân tộc người miền núi còn nhiều khó khăn như Hoà Bình.
Dựa vào các kết quả nghiên cứu để bổ sung hoặc điều chỉnh một số nội dung cụ thể trong chính sách văn hoá của tinh Hoà Bình, phù hợp với thực tế của tỉnh, đường lối văn hoá của Đảng và Nhà Nước Việt Nam hiện nay. Bổ sung những nội dung cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn những chính sách bảo tồn, phát triển bản sắc văn hoá Mường, huy động sự tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân vào hoạt động đó.
Thực hiện chính sách bảo tồn những giá trị đặc sắc của văn hoá Mường cổ truyền theo hướng kết hợp chặt chẽ văn hoá với kinh tế, với hoạt động , du lịch, mục tiêu văn hoá gắn bó chặt chẽ với mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Với những nét đặc sắc trong tạp tục tập quán của dân tộc người Mường ở Hoà Bình nói riêng và cộng dồng dân tộc Việt nam nói chung, là một kho tàng giá trị nhân văn tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, ngày nay dưới sự cỉ đạo của Đảng Nhà Nước ta trong bối cảnh trước tốc độ phát triển mọi mặt trên thế giới và trong nước, xác định mục tiêu, nhiệm vụ “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc” là một quan niệm đúng đắn và cấp thiết. Nếu chúng ta có ý thức và trách nhiệm từ cá nhân đến cộng đồng và toàn xã hội trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội, ổn định về chính trị, vững về quốc phòng, an ninh, xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp vững bước tiến bước lên Chủ nghĩa xã hội.

Tham khảo thêm


Phong tục đám cưới người Mường như thế nào ?

Người Mường còn có tên gọi là người Mol, Mual, Moi, Moi bi, Au tá, Ao tá. Là một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta. Người Mường sống tập trung nhiều nhất ở các thung lũng hai bờ Sông Đà (Phú Thọ, Sơn La, Ba Vì, Hòa Bình) và khu vực trung lưu của Sông Mã, Sông Bưởi. Những năm gần đây người Mường di cư nên có mặt hầu như khắp các tỉnh thành trong cả nước như: Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ, Sơn La, Hà Nội, Ninh Bình, Đắk Lắk, Yên Bái, Bình Dương ...

Hình: Lễ hội người Mường

Người Mường theo đạo Phật, nhưng có sự khác biệt la mọi nghi lễ đều phải có chủ lễ là thầy mo chủ trì. Người Mường có nhiều ngày hội quanh năm: hội xuống đồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch), lễ cơm mới...

Đặc biệt phong tục cưới xin rất đặc trưng, phải qua nhiều giai đoạn như: Trai gái lớn lên tự do yêu đương tìm hiểu, ưng ý nhau thì báo để gia đình chuẩn bị lễ cưới. Ðể dẫn đến đám cưới phải qua các bước: ướm hỏi, lễ bỏ trầu, lễ xin cưới.

Trong ngày cưới, ông mối dẫn đầu đoàn nhà trai khoảng ba, bốn chục người gồm đủ nội, ngoại, bạn bè mang lễ vật sang nhà gái tổ chức cưới. Chú rể mặc quần áo đẹp chít khăn trắng, gùi một gùi cơm chín, trên miệng để 2 con gà sống thiến luộc chín. Trong lễ đón dâu, cô dâu đội nón, mặc váy áo đẹp ngoài cùng là chiếc áo dài màu đen thắt 2 vạt ở phía trước. Cô dâu mang về nhà chồng thường là 2 chăn, 2 cái đệm, 2 quả gối tựa để biếu bố mẹ chồng và hàng chục gối con để nhà trai biếu cô dì, chú bác.



Hình: Cô dâu Mường chuẩn bị về nhà chồng

Tín ngưỡng dân gian của người Mường Hòa Bình







Đối với người Mường cư trú tại Hòa Bình, tín ngưỡng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần. Theo quan niệm truyền thống Mường, vũ trụ chia làm ba tầng, ba khu vực, phân bố trên một trục dọc. Ở giữa là Mường Pưa (mường bằng phẳng), thế giới của người sống. Ở đây, người sống tập hợp lại thành noóc (nóc nhà, tiểu gia đình), quêl (xóm), mường (địa vực gồm nhiều xóm) dưới sự cai quản của lang, đẳng cấp thống trị và âu (ậu), tay chân của lang. Mường Pưa là thung lũng và núi đồi, ruộng nước và nương rẫy, xóm và mường, nhưng cũng là Ke Chơ (kẻ chợ), vì người Mường không hoàn toàn loại trừ địa bàn của những tộc người khác, đặc biệt những tộc người đã sống cạnh họ từ lâu đời, như con T’đáo (tức người Kinh).

Mường K’Lơi (mường trời), ở bên trên Mường Pưa, là nơi ngự trị của Bua K’lơi (vua trời) có các kem *** tá. Xã hội Mường cổ truyền không có vua, nhưng vì nhiều lý do lịch sử nên khái niệm vua rất quen thuộc với người Mường. Vua trời và các kem không thể chết, thời gian ở mường trời là vô tận. Nhưng không gian ở đây lại hữu hạn. Đấy là tận cùng của mường trời, nơi cao nhất trong hệ thống trục dọc của vũ trụ. Còn nơi thấp nhất của mường trời giáp với Mường Pưa là ở đâu, không ai xác định được, chỉ biết rằng đâu đó ngoài mường trời, trên đường xuống Mường Pưa có một con sông, khi lên trời, người chết phải vượt qua. Như vậy, giữa mường trời - thế giới siêu nhiên và Mường Pưa thế giới tự nhiên, có sẵn lối dành cho hồn người chết.

Tầng thấp nhất có hai thế giới: dưới đất và dưới nước. Thế giới dưới đất là mương pưa tin (mường bằng dưới), không phải thế giới siêu nhiên. Ở đó có người, súc vật, nhà cửa, xóm mường, lang ậu, duy có một khác biệt: con trâu chỉ bằng con chó, con bò chỉ bằng con mèo, người lớn bằng trẻ con mười ba, mười bốn tuổi. Xưa kia Mường Pưa và Mường Pưa Tín có lối thông thương với nhau, đấy là một cái rông (lối thông miệng tròn) nối liền mặt đất với thế giới bên dưới, rồi một hôm, rông bị lấp đi và quan hệ giữa hai thế giới bị cắt đứt.

Cũng ở tầng thấp nhất còn có mương pưa khu (mường vua khú), khác với mường bằng dưới ở chỗ nó được đặt dưới quyền trị vì của một ông vua. Khú là nhân vật huyền hoặc thường xuất hiện trong cổ tích và truyền kỳ Mường dưới dạng rắn lớn ở nước.

Đến đây, có thể nói rằng: hệ thống vũ trụ của người Mường lấy Mường Pưa, thế giới của người sống, làm trung tâm. Mọi đường đi đều xuất phát từ đây, mọi thế giới khác đều quy tụ về đây. Tuy ở trong những không gian hữu hạn cả, mỗi thế giới đều có một bản chất riêng, sự thông thương giữa các thế giới bị hạn chế. Mường Pưa là cõi sống của người Mường. Mường Pưa Tín, vốn thông thương với Mường Pưa, cũng là thế giới tự nhiên, nhưng thấp kém hơn. Mường K'lơi là thế giới siêu nhiên hoàn chỉnh nhất, thời gian ở đây là vô tận. Mường Pưa Khu, mang nặng tính chất cổ tích hơn tôn giáo, cũng là một thứ thế giới siêu nhiên.

Vũ trụ ba tầng bốn thế giới không nhằm đề ra một lời giải đáp nào cho thân phận cuối cùng của người vừa mất. Nó được sử dụng làm khung cho tư duy thần thoại để đặt ra vấn đề số kiếp của con người giữa trời và đất, giữa tư duy và bản năng.

Người Mường Hòa Bình ngoài tục thờ thổ công, thổ địa và thành hoàng làng... còn có tín ngưỡng đa thần với quan niệm vạn vật hữu linh. Trong quan niệm xưa của họ, thần linh có thể là bất cứ thứ gì xung quanh cuộc sống hàng ngày như: mưa, gió, sấm, chớp, dòng sông ngọn suối, cây rừng đá núi... Điều này cho thấy đời sống tâm linh của người Mường gắn bó chặt chẽ với môi trường địa lý tự nhiên và đời sống xã hội mà họ sinh sống.

Tín ngưỡng thờ đá: Người Mường thường thờ những hòn đá có hình thù kỳ lạ, liên tưởng đó là các vị thần, thánh đã giúp con người chinh phục thiên nhiên. Tục thờ đá được thể hiện rõ nét nhất ở trong lễ mừng nhà mới với các ông đầu rau (hòn nục chủ và hai hòn nục treo), thờ các vị chư thần thổ địa tại chùa Khánh (Cao Phong).

Người Mường Tre (Văn Nghĩa, Lạc Sơn) thờ thần đá (bụt mọc). Khi khơi dòng lấy nước làm ruộng gặp phải hòn đá chắn dòng, dân bẩy đi chỗ khác để nước tiêu thông, hôm sau đá lại về chỗ cũ. Lại tiếp tục đẩy xa hơn nữa nhưng đá vẫn trở lại chỗ cũ. Dân lấy làm lạ bèn xem thấy đá giống hình người bèn mang về thờ. Từ đó dân làm ăn được, mưa thuận gió hòa nên họ lập miếu thờ thần đá.

Tín ngưỡng thờ quả: Các loại quả có vị trí quan trọng khi con người còn tồn tại trong hình thái kinh tế săn bắt, hái lượm. Vị trí đó đã in dấu sâu đậm vào thế giới tâm linh, tín ngưỡng của người Mường, do đó họ có tục thờ quả. Họ đã chọn bầu, bí làm những linh vật để thờ cúng, như trong lễ mừng nhà mới, quả bí trắng để ông mo làm vật tế lễ tổ tiên.

Tín ngưỡng thờ cây: Cho rằng có những loài cây có tính linh thiêng, là nơi trú ngụ của các lực lượng siêu nhiên, người Mường coi việc thờ cây có ý nghĩa quan trọng. Các loại cây được tôn làm vật thiêng và thờ cúng là si, chu đồng, đa, gạo... Các loại cây này xuất hiện rất sớm trong các tác phẩm văn học dân gian Mường, điển hình như mo Đẻ đất, đẻ nước, hoặc thường xuyên xuất hiện trong các lễ thức quan trọng của vòng đời người như lễ làm mụ kéo si để cầu mong cho người già sống lâu trăm tuổi.

Người Mường còn có tục thờ mía trong các lễ nạ mụ (giả mặt người giữ vía), lễ tế nhà xe trong các đám tang cổ truyền hay trở thành lễ vật trong đám cưới truyền thống.

Trong các ngày lễ mừng cơm mới, người Mường có tục thờ lúa nương. Họ quan niệm rằng cây lúa cũng có linh hồn, nếu chăm chỉ cầu khấn, lúa mẹ sẽ gọi vía các lúa con về sinh sôi nảy nở, giúp cho cuộc sống của dân mường thêm no đủ.

Tín ngưỡng thờ mó nước (vó rác): Xuất phát từ nền văn hóa lúa nước và sống ở miền núi, nên các nguồn nước, mạch nước có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người Mường. Tại xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc xưa có tục thờ thần mưa (ma khú). Hàng năm cứ vào dịp cấy lúa hoặc khi thời tiết không thuận lợi, người dân lại tổ chức lễ cúng cầu mưa thuận gió hòa để việc trồng cấy, canh tác được thuận lợi.

Tín ngưỡng thờ động vật: Người Mường cho rằng thú rừng như hổ, báo, hươu, nai... đều là những con vật linh thiêng, vừa là nguồn thức ăn quý giá, vừa là vật tế lễ, chứa đựng những sức mạnh siêu hình, nếu con người thờ cúng chúng sẽ tránh được tai họa khi đi rừng và được tiếp thêm sức mạnh. Ngoài động vật trong rừng, các vật nuôi trong nhà như trâu, bò, lợn, gà... đều được cho là những con vật có linh hồn. Các bài mo trong đám tang cổ truyền có những đoạn kể tạ ơn các con vật đã gắn bó thân thiết với con người.

Bên cạnh đó, người Mường còn thờ cả cóc (chàng hạc) là loài đã có công gọi mưa và đem lại sự sinh sôi nảy nở cho dân Mường... Hình tượng cóc đã được đúc trên mặt các trống đồng ở Hòa Bình còn được lưu giữ đến nay.

Trong các đám tang còn thấy xuất hiện các hình tượng cờ con cá (đại diện cho động vật dưới nước), cờ con hươu (đại diện cho động vật trên cạn) để dẫn đường cho linh hồn người chết về với Mường trời.

Tín ngưỡng thờ vật kiêng: Trong cộng đồng người Mường, tùy theo từng vùng hoặc từng dòng họ, có tục thờ các vật kiêng kỵ. Chẳng hạn người Mường ở Mường Bi, Tân Lạc kiêng đốn củi phi (si) vì cho rằng cây phi đã cứu cụ tổ Mường Bi trong nạn hồng thủy... Một dòng họ quan lang tại xóm Bắp, xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn hay xóm Kem, xã Địch Giáo, huyện Tân Lạc không ăn thịt chó vì theo truyền thuyết, bà cụ tổ của dòng họ nhờ bú sữa chó nên mới tồn tại và gây dựng được sự nghiệp. Hay các vùng mường ở tỉnh Hòa Bình đều kiêng ăn thịt rùa vì quan niệm con rùa có ơn với tộc người, đã chỉ cách làm nhà sàn, mách cho con người biết vua trời xử kiện...

Tín ngưỡng thờ nhân thần và thành hoàng: Thành hoàng, được coi là vị thần bảo trợ chung cho cả bản mường, là những nhân vật được thần thánh hóa hoặc những người có công khai sinh lập đất, xây dựng bản mường. Thành hoàng mường có thể là một hay nhiều vị, được thờ tại quán, miếu hay đình.

Ngoài Thánh Tản Viên là một nhân vật nổi tiếng được thờ khắp vùng người Mường, các thành hoàng cụ thể ở từng nơi đều có lý lịch phong phú và đa dạng. Điểm qua một số vị thần được thờ sẽ thấy rõ điều đó:

Bà chúa Thác Bờ, tên thật là Đinh Thị Vân, con gái một gia đình tộc trưởng người Mường ở Kim Bôi, Hòa Bình. Chúa xưa vốn là tiên nữ, giáng sinh vào nhà họ Đinh, sau này, đất nước gặp cơn loạn lạc, bà đã tập hợp dân Mường đánh đuổi quân xâm lược. Sau, bà được giao cho cai quản vùng đất Mường Hòa Bình. Bà giúp dân ổn định cuộc sống, dạy dân lên rẫy làm nương, xuống sông Đà thả lưới đánh bắt cá.

Dân Mường Vang thuộc xã Cộng Hòa, Lạc Sơn thờ ông Quách Đốc, xưng là Vua Dù đất Mường Vang nên bị triều đình tức giận tìm cách lừa lên kinh thành và chặt đầu. Ông ôm đầu chạy về đất Mường Vang mới tắt thở. Vì thế dân lập đền thờ ông.

Người Mường Chiềng, Mường Tôm (Tân Lập, Lạc Sơn) lại thờ một cái đầu lâu không rõ tung tích, trôi theo dòng suối lũ, trẻ chăn trâu nhặt được đặt lên gò thờ. Bọn trẻ thách đố nhau, một bên cầu khấn và ứng nghiệm mà thắng. Sau đó nhà lang biết chuyện bèn lập miếu thờ ở đầm Đụn, trung tâm cả vùng.

Người Mường Tre (Văn Nghĩa, Lạc Sơn) lại thờ ả Đắng (thần đánh dơi), là con gái nhà lang đi vào hang Đắng bắt dơi, chẳng may bị kẹt trong hốc đá rồi chết. Do nàng rất thiêng nên dân lập miếu thờ.

Hầu hết nhân dân các vùng Mường Hòa Bình đều xác nhận, xưa kia ở làng, xóm đều có miếu thờ thành hoàng. Một số nơi thờ những vị thần có những điểm tương đồng như vết tích của người Kinh như: ở Đền Vó Xăm (Yên Trị, Yên Thủy) thờ hai vị thần Trương Hống - Trương Hát. Điều đó chứng tỏ sự gần gũi giữa người Mường và người Việt.

Tín ngưỡng thờ tổ tiên: Người Mường cũng thờ tổ tiên, tuy nhiên nghi lễ cúng không thường xuyên như người Kinh. Họ chủ yếu tổ chức cúng lễ vào các dịp tết Nguyên đán, mừng cơm mới, ngày làm vía, ngày cầu mát.

Người Mường lập bàn thờ và đặt các bát hương cho đến bốn đời. Tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà người ta làm bàn thờ, đồ thờ to nhỏ, cầu kỳ hay đơn giản. Bàn thờ được bố trí ở vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà. Ngoài bàn thờ chính thờ tổ tiên, bên trái có thể có bàn thờ khác thờ những người chết không con. Điều kiêng kỵ là không được nằm hướng chân về phía bàn thờ từ các phía trong nhà. Ngày giỗ là ngày chôn cất, không phải ngày chết.

Với ước vọng sinh tồn gắn kết với tâm linh, trong cuộc sống gia đình truyền thống người Mường từ xa xưa đã hình thành một số nghi lễ sau:

Lễ nạ mụ: Người Mường quan niệm mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một bà mụ đỡ đầu, nếu là con gái thì ở cành si thứ 9, con trai ở cành si thứ 7. Khi đứa trẻ sinh ra, họ làm lễ nạ mụ. Lễ vật bao gồm: 1 cành si, 1 ngọn mía, 2 ống cơm lam, 2 đôi đũa bông, 1 lá đu đủ, 1-2 củ chuối, 1-2 củ khoai, 1 cái áo của con trẻ, 1 con gà (hoặc cá nướng), rượu, xôi, 2 bát cơm tẻ có lá chuối cuốn thành nón úp lên bát cơm, 1 cái nạ (được đan từ những thanh tre nhỏ).

Thày mo làm lễ xong, gia đình lấy lá chuối, 2 đôi đũa, 1 ngọn mía dắt vào nạ và treo trên mái nhà, từ đây coi như hồn vía ở tại nạ. Ý nghĩa của lễ nạ mụ là làm nơi ăn chốn ở ổn định cho bà mụ để bà chăm lo cho con cháu hay ăn chóng lớn. Lễ nạ mụ không được thực hiện trong ngày tết. Khi rơi 1 trong các vật tại nạ mụ là điềm không lành nên phải làm lại. Nạ mụ chỉ được vứt đi khi người đó chết, không được vứt lung tung mà phải vứt lên các ngọn cây trong vườn.

Lễ cầu mát: Dùng cho việc cầu phúc lộc, bình an cho gia đình, cầu cho con cái học hành, công tác tiến bộ, được tiến hành tại cửa voóng tôông (nơi cửa sổ chính, quan trọng nhất trong ngôi nhà sàn Mường). Lễ vật gồm 1 con gà, 1 con vịt luộc (hoặc cá nướng, trừ cá mè, cá trê, cá quả), 3 bát xôi, rượu, nước, trầu cau, đũa. Một mâm phụ gồm: 1 ấm, 3 chén, thuốc lào, chè, bên cạnh để 1 thớt, lá chuối, dao. Thày cúng làm lễ mời anh em Chàng Vàng về hưởng lễ và phù hộ cho gia đình làm ăn tấn tới, con cháu khỏe mạnh.

Lễ nhóm lửa: Tổ chức khi một gia đình vừa xây cất xong nhà mới. Khi mới dựng các cột bếp, gia chủ lấy một bẹ chuối dài hình 3 con cá, dùng 1 cây nứa kẹp lại rồi buộc lên cột bếp để tránh hỏa hoạn, đồng thời đó cũng là lễ vật để cúng các ông đầu rau. Tại cửa bếp, gia chủ đặt một quả bí xanh, bốn góc bếp và giữa bếp bỏ vài miếng vỏ cây lúc lắc (núc nác).

Trước khi đun nấu ở nhà mới, gia chủ làm lễ nhóm lửa, xin thần bếp cho đặt ba hòn đầu rau, trong đó một hòn tượng trưng cho vía chủ nhà. Chủ nhà mời một người già có uy tín, giỏi việc bếp núc tới nhóm lửa. Nếu lửa cháy ngay là điềm lành, gia chủ sẽ ăn nên làm ra, chẳng may lửa tắt thì phải mo một chặng dài, xin thần bếp cho nhóm lại lửa. Khi lửa cháy, gia chủ mời thày cúng và người già ra ăn một bát cơm, một quả trứng, sau đó bảo con cháu trải chiếu mời cụ vào nghỉ ngơi. Đêm đến, dưới ánh sáng bếp lửa, gia chủ mời láng giềng và họ hàng đến uống rượu, rang thóc cho lũ trẻ ăn và chuẩn bị một rổ ốc luộc để thết đãi các bà, các chị. Sáng hôm sau, khi cụ già thức dậy, người nhà làm cơm ăn và bắt đầu một ngày mới. Người Mường tin rằng, làm như vậy gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn khi đến ở nhà mới, bếp núc sẽ luôn vui vẻ, quanh năm có thức ăn để nấu.

Lễ làm mụ kéo si (mụ thố): Khi trong nhà có người già, sức khỏe yếu, gia đình sẽ chọn ngày để làm lễ. Người con dâu trưởng trong gia đình sẽ phải mặc quần áo vá, đầu đội nón rách, đeo một chiếc bị, tay chống gậy đến các gia đình trong làng để xin mỗi gia đình một ít, gọi là xin thố, các đồ lễ cần phải xin là: gạo, muối, trứng và vải.

Trong lúc đó, người nhà chuẩn bị một bó rạ (lúa), cắm cành si lên đó, buộc một sợi chỉ vào ngọn cành si. Sau khi đi xin thố về, người con dâu trưởng cắt một cành si, tốt nhất là cành mọc ở hướng đông. Đồ cúng lễ được bày ra một cái nia, lấy một cái cuốc con đặt vào nia cho thày mo hành lễ. Người nhà chuẩn bị thịt lợn, bày ra 5 mâm, một mâm riêng cho thày cúng. Thày cúng bắt đầu cúng lễ, khi cúng đến phần kéo si, con cháu sẽ ra cầm lấy sợi chỉ và kéo, thường là 2 lần và chỉ kéo ngược lại. Cúng lễ xong, con cháu hạ cỗ xuống và tổ chức ăn uống.

Lễ cúng nhà ông công (thờ thổ công, thổ địa): Trong Mường Bi (Tân Lạc) nhà nào cũng phải có nhà thờ ông công, ông táo, chỉ duy nhất một mái. Nhà ông công chỉ đặt ở cổng, mục đích là để canh cổng, giữ nhà, không cho ma quỷ vào nhà. Nếu được làm trên đống mối xông là tốt nhất, nếu không có, người ta thường đắp đất tượng trưng. Mỗi tháng một lần, muộn nhất là 3 tháng 1 lần, người Mường tổ chức cúng lễ cho ông công, ông táo. Lễ vật là gà, xôi, rượu hoặc cá, nhưng không được dùng cá mè và chỉ nướng khô chứ không được nấu.

Lễ tảo mộ (mát mả): Hàng năm vào tiết tháng 3 âm lịch, mỗi gia đình chuẩn bị 1 con lợn, gạo, rượu, xôi mời thày cúng mang ra khu mộ của gia đình, con cháu tổ chức rẫy cỏ, thay nước tại vò sành trên đầu mộ, sau khi cúng, hạ lễ và ăn uống ngay tại ruộng, công việc này do người con trưởng đảm nhiệm, các con thứ có trách nhiệm đóng góp.

Ngoài ra, người Mường Hòa Bình có những tín ngưỡng liên quan đến vòng đời người, như: thờ cúng những vị thần bảo vệ thân thể, linh hồn cho người sống, những tín ngưỡng liên quan đến hôn nhân, tang tế, sinh nở... của con người, dòng họ.

Về nhân vật thực hành tín ngưỡng của người Mường, có hai loại phổ biến nhất là ông tlượng và bà mỡi. Ông tlượng là người chữa các bệnh do ma dữ ám hại, xua đuổi, diệt trừ ma dữ, đồng thời thực hành nghi lễ và kể mo trong đám ma. Ngoài ra ông có thể làm ở một số nghi lễ khác, cũng có trường hợp chỉ làm nghề mo chứ không làm tlượng. Còn bà mỡi (đôi khi cũng có ông mỡi) là người thực hành các nghi lễ cúng chữa bệnh co vía của con người (giống như lên đồng của người Kinh). Khi nhà có người ốm, người dân mời mỡi đến cúng để chữa bệnh. Người làm mỡi phải từ 30 tuổi trở lên, thường trải qua một số sự kiện như ốm đau, tai nạn... Số người làm mỡi ít hơn làm mo. Mo có thể học được nhưng mỡi thì không thể. Người làm mỡi thường là người cao số và không truyền lại được cho con cháu.

Khi làm mỡi, có bàn thờ riêng. Bàn thờ của mỡi thấp, đặt trước mặt bà mỡi. Có người vừa là mo vừa là mỡi. Người làm mỡi mệt hơn làm mo vì mỡi phải liên tục, xuất thần, còn mo có thể nghỉ khi mệt. Mỡi kiêng người chết, ít tiếp xúc, ăn uống ở nhà có người chết.

Trong khi tín ngưỡng rất phong phú thì các tôn giáo chính thống lại nghèo nàn. Người Mường bảo lưu nhiều quan niệm và thực hành tín ngưỡng nguyên thủy, nhưng chưa phát triển cao và hoàn thiện về mặt giáo lý để trở thành tôn giáo. Đạo Phật và đạo Thiên chúa đã xâm nhập vào người Mường nhưng ảnh hưởng còn rất mờ nhạt. Có thể nói người Mường vẫn cơ bản sống với các tín ngưỡng nguyên thủy của họ.

Tín ngưỡng dân gian đã tác động vào mọi mặt đời sống của người Mường, hình thành một hệ thống nghi lễ, phong tục tập quán bền vững trong sản xuất, đời sống xã hội và tâm thức, tình cảm, nếp nghĩ của mỗi người dân Mường. Tín ngưỡng đã đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống của con người và cộng đồng dân tộc. Sinh hoạt lễ hội diễn ra thường xuyên đã làm cho đời sống văn hóa tinh thần trở nên phong phú, góp phần quan trọng xây dựng kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc của người Mường.

Tuy nhiên, trong đời sống của người Mường còn nhiều yếu tố lạc hậu, hủ tục tồn tại, ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân, thậm chí trở thành tệ nạn có nguy cơ lan rộng trong sinh hoạt xã hội.

Những năm gần đây, sự du nhập, tiếp thu thiếu chọn lọc các giá trị văn hóa, trong khi giáo dục văn hóa dân tộc tỏ ra bất cập, khiến việc quản lý văn hóa còn bị động và yếu kém. Mặt khác, do đời sống được nâng cao, người miền xuôi về đây du lịch, hành hương ngày càng nhiều. Các cơ sở tín ngưỡng cũ không đáp ứng nổi nên nảy sinh nhu cầu tu sửa, làm mới. Đó là một thực tế mà địa phương cần chú ý.

Một số tín ngưỡng dân gian của người Mường mất dần đi, thay vào đó là những tín ngưỡng mới, pha trộn và không còn nguyên bản. Đặc biệt là tín ngưỡng nông nghiệp không còn như xưa, nhiều tập tục đã phai nhạt và chỉ đọng lại trong ký ức của người già. Đã có nhiều thay đổi trong lễ nghi thờ thần thánh của làng, bản. Việc trang trí nơi thờ cúng cũng đã có những yếu tố mới mang dấu ấn của xã hội công nghiệp. Chẳng hạn những ban thờ treo bóng điện màu, tạo nên màu sắc lung linh hấp dẫn, thậm chí có nơi còn dùng nến điện, cây hương điện để thờ.

Để giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc trong tín ngưỡng dân gian của người Mường Hòa Bình, xin đưa ra một số giải pháp.

Nghiên cứu thêm về mối quan hệ giữa các tín ngưỡng của các dân tộc khác với tín ngưỡng của người Mường. Dưới tác động lẫn nhau giữa các tôn giáo, tín ngưỡng đã làm cho đời sống tâm linh của người Mường Hòa Bình phát sinh nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu như: tác động của tín ngưỡng trong các phong tục tập quán, trong các sinh hoạt văn hóa dân gian, trong các lễ hội, tín ngưỡng và luật tục; việc phát huy các mặt tích cực của tín ngưỡng truyền thống.

Duy trì, bảo vệ và phát triển làng cổ người Mường một cách vững chắc. Có thể ví làng như nền tảng sân khấu lớn để trình diễn các sắc thái văn hóa, mất nền tảng này là mất tất cả. Cần có quan điểm nhìn nhận khoa học và thiết thực hơn đối với đời sống tín ngưỡng của người Mường thì mới phát huy được những mặt tích cực cũng như hạn chế các mặt tiêu cực của tín ngưỡng trong giai đoạn hiện nay.

Việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian của người Mường, cần phải có chương trình hành động cụ thể. Khẩn trương tuyển chọn, xây dựng, in sao các đĩa VCD, DVD, CD về các loại hình tín ngưỡng văn hóa dân gian để phục vụ cho việc giới thiệu, trưng bày, nghiên cứu, phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Đặc biệt quan tâm và có chính sách đãi ngộ đối với những nghệ nhân dân gian.

Cần chú trọng hơn nữa việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định cụ thể về các hoạt động tín ngưỡng.

Gắn văn hóa tín ngưỡng vào việc xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, mường bản. Kế thừa có chọn lọc những phong tục tập quán, những hình thức văn hóa tín ngưỡng truyền thống với việc xây dựng một nếp sống văn minh hiện đại đảm bảo được tính tiên tiến và giữ gìn được bản sắc văn hóa dân



Phong tục cưới hỏi của người Chăm
Phong tục cưới hỏi của người Hoa
Phong tục cưới hỏi của người Thái
Phong tục cưới hỏi của người Thái trắng Điện Biên
Phong tục cưới cổ truyền của người Việt
Phong tục tập quán ba miền Bắc Trung Nam trong cưới xin


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
bai cua pan hax wa
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý