Phong tục cưới hỏi của người Thái Lan

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Phong tục cưới hỏi của người Thái Lan

19/04/2015 01:49 AM
1,582

Tiệc cưới của người dân tộc Alu - Thái Lan rất thịnh soạn, cúng tế nhiều lợn và bò. Tuy nhiên vì thuế mổ gia súc của chính phủ quá cao, nên để đối phó, người dân nghĩ ra cách lấy dây thừng thắt cổ bò treo lên cây, sau đó đi báo với trưởng thôn bò đã tự thắt cổ tự vẫn. Trưởng thôn giả vờ không biết và đồng ý.



 

Song qiao: Vào ngày 7 hoặc 15 hằng tháng lịch Thái, tại một số vùng trên đất Thái Lan tổ chức những buổi dạ hội truyền thống. Trong buổi dạ hội, mọi người để ý nhất đến những cô gái songqiao - những cô gái đẹp như hoa phù dung. Songqiao có nghĩa là "cô gái đeo vòng bạc nhỏ" - đặc điểm nổi bật khi cô gái đến tuổi cập kê. Từ ngày người cha đeo cho cô con gái songqiao, cô gái ấy có quyền được tự do đi lại với các chàng trai.

Người dân ở đây kiêng nam nữ thanh niên lấy nhà mình làm nơi nói chuyện tình yêu, bởi họ cho rằng thần linh trong nhà không thích những hành vi yêu đương của trai gái.

Người dân tộc Moxuyn yêu nhau thường do các cô gái chủ động. Cô gái đến tuổi lập gia đình phải ra khỏi căn phòng của mình, chủ động đi tìm kiếm bạn đời, nếu không sẽ bị bố mẹ trách móc, có khi bị đánh chửi. Đám trai trẻ không thích yêu những cô gái đã lớn lên cùng mình, bởi họ cho rằng lấy một người quá quen thuộc về làm vợ chẳng còn có ý nghĩa gì nữa. Vì thế, họ thường tìm đến nơi khác kiếm vợ.

Nghi thức kết hôn của dân tộc này rất đơn giản: Giết một con lợn cùng một ít thịt thú rừng mời cơm bố mẹ cô gái và hàng xóm láng giềng. Sau đó đưa cho nhà gái lễ vật ăn hỏi, thế là hoàn thành xong mọi thủ túc cưới xin. Sau khi cưới, chàng trai về nhà vợ ở hoặc sống trong ngôi nhà gỗ nhỏ mà hai vợ chồng cùng làm. Tình yêu của người dân ở đây rất thuỷ chung, họ tin tưởng "chỉ có một bầu trời thì cũng chỉ có một vợ một chồng", nên rất ít xảy ra tình trạng ly hôn.

Cướp vợ: Hôn lễ của người dân Alu, Thái Lan thường được tổ chức sau mùa thu hoạch. Trước đó vài tháng, hai bên đính hôn với nhau, trao cho nhau tẩu thuốc bạc, thuốc lá và một số đồ trang sức nhỏ khác.

Mùa thu hoạch vừa xong, vào đêm trời tối đen, vị hôn phu cùng vài người bạn lén lút đến nhà cô gái. Khi cả nhà cô đang ngủ say, chàng trai sẽ leo vào phòng cô, phát tín hiệu, nắm tay cô gái, lôi cô xuống tầng lầu. Khi ấy cô gái nửa vui mừng, nửa sợ hãi, giẫy đạp hò hét rất to cho mọi người biết bị chú rể cướp đi.

Thực ra lúc đó bố mẹ cô gái đã tỉnh từ lâu và biết rõ những gì đang xảy ra, nhưng họ vẫn giả vờ không biết. Khi cô gái bị cướp đi rồi, theo phong tục, bố mẹ cô gái sẽ đi báo với trưởng thôn. Trưởng thôn cùng những người già đến nhà chú rể hỏi rõ ngọn ngành sự việc. Sau cuộc hỏi đáp, hai bên cùng định giá cô gái.

Theo quy định truyền thống của dân tộc Alu, giá của một cô gái thông thường là 16 đồng bạc. Mặc dù điều này đã thành thông lệ, hai bên vẫn cứ tranh cãi một hồi. Sau khi định giá xong, nhà gái đòi thêm một chút, nhà trai miễn cưỡng đồng ý, và hai bên cùng quyết định rút bớt một đồng. Họ cho rằng nếu không làm như vậy, gia đình nhà trai sẽ bị phá sản.

Trời sáng lên, trong thôn bắt đầu nhộn nhịp tổ chức tiệc cưới. Mọi người giết lợn nấu rượu mời bạn bè xa gần đến giúp cô dâu chú rể dựng nhà. Tiệc cưới của người dân tộc này rất phong phú và thịnh soạn, cúng tế nhiều lợn và bò. Tuy nhiên vì thuế mổ gia súc của chính phủ quá cao, nên để đối phó, người dân nghĩ ra cách lấy dây thừng thắt cổ bò treo lên cây, sau đó đi báo với trưởng thôn bò đã trèo lên cây thắt cổ tự vẫn. Trưởng thôn biết nhưng lại giả vờ không biết, nói rằng: "Nếu thế, chúng ta hãy ăn thịt con bò thắt cổ chết ấy vậy".

Giẫm đạp xua đuổi ma quỷ: Những cô gái dân tộc Ycô khi đi lấy chồng phải tổ chức nghi thức giẫm đạp xua đuổi tà ma. Khi đến trước ngưỡng cửa nhà chú rể, cô dâu phải ngồi trước ngưỡng cửa để người khác đạp vài cái tượng trưng, nhằm xua đuổi ma quỷ trên người cô gái. Sau đó cô dâu thay bộ quần áo mới do chú rể chuẩn bị sẵn. Sau lễ cưới, cô dâu ở lại nhà chú rể, nhưng không được nói chuyện với bất cứ người nào.

Tối ngày thứ hai, gia đình chú rể tổ chức tiệc mời những người lớn tuổi và họ hàng bạn bè trong thôn đến dự. Lúc này cô dâu vẫn chưa được ăn cơm, nói chuyện cùng mọi người. Phải đến sáng ngày thứ ba, cô dâu mới thực sự trở thành một người trong gia đình chú rể, chính thức trở thành vợ của chú rể.

Nam đi tu, nữ cắt tóc: Con trai Thái Lan đến tuổi thành niên bắt buộc phải đi tu, vào chùa sống một thời gian, nếu không trong cả cuộc đời mình chàng trai sẽ không được mọi người tin yêu, đặc biệt kết hôn sẽ trở thành vấn đề khó khăn đối với anh ta. Khi con gái trưởng thành phải tiến hành cắt tóc, như vậy sau này mới có thể lấy chồng. Các cô gái đều cho rằng, những chàng trai từng làm hòa thượng là những người có đạo đức tốt, là những người bạn đời lý tưởng. Vì vậy sau khi các chàng trai hoàn tục thì có thể kết hôn với bất kỳ cô gái nào đã làm lễ cắt tóc.

Hôn lễ cúng ma: Thanh niên Lạp Ngõa khi kết hôn, nhà trai phải chuẩn bị một con lợn to, tám con lợn con, vài con gà, vài hũ rượu. Hôn lễ tiến hành trong ba ngày. Ngày thứ nhất là ngày chuẩn bị, nhà trai dùng hai cái gùi đựng thóc đã phơi khô, mời cô gái xay gạo, chuẩn bị nấu chín cúng ma. Nhà trai nhờ các thanh niên chưa có gia đình dựng một nhà cúng ma bên cạnh làng, nhờ người đi bắt cá, dùng lá chuối bọc cá hấp chín. Các thiếu nữ trong làng đến nhà người họ hàng của chú rể đón cô dâu được giấu sẵn ở đó, mổ lợn hoặc 20 con gà luộc chín đưa đến nhà cúng ma (cũng là phòng cưới). Thịt lợn thịt gà sau khi cúng xong được bỏ ra ăn ngay. Tất cả đều phải cố gắng ăn hết, không được mang phần về làng.

Sáng sớm ngày thứ hai, gia đình nhà trai giết vài con lợn nhỏ hơn đưa đến nhà gái và họ hàng nhà gái. Nhà gái dùng thịt lợn này đãi khách nhà trai. Chú rể và bạn bè trong buổi chiều ngày hôm ấy phải thăm hết nhà họ hàng cô dâu.

Ngày thứ ba cô dâu mang thêm một con lợn nhỏ và một bình rượu đến nhà trai. Nhà trai lấy thịt rượu này đãi khách. Mọi người ăn uống rất thoải mái, vui vẻ. Sau khi kết hôn, cô gái đợi đến khi có thai mới về nhà chồng sinh sống. Cô gái đi làm dâu phải cắt đứt hết tín ngưỡng gia đình mình để theo tín ngưỡng gia đình nhà chồng.

 

Phong cách cưới xin Thái Lan


 

Đám cưới vùng quê Thái Lan


Phong tục tập quán Thái Lan có nhiều điểm rất thú vị. Phóng sự hình ảnh dưới đây của M.O ghi lại một trong những đám cưới miền thôn quê vùng Đông Bắc Thái Lan để các bạn tham khảo.

Trong một chuyến đi lên miền Đông Bắc Thái Lan, tôi có dịp tạt qua Chaiya Phum, một tỉnh miền trung ở phía Bắc Thái Lan. Chuyến du hành 7 giờ mệt mỏi từ Bangkok không làm mất đi niềm hứng khởi được chứng kiến một đám cưới theo phong tục truyền thống của Thái Lan. Phóng sự bằng hình ảnh dưới đây sẽ thay lời nói về tập tục cưới xin của đồng bào miền Bắc nước này.

Quang cảnh bên ngoài một đám cưới miền quê: Bàn ghế và hệ thống loa điện tử được chuẩn bị để phát thanh và chơi nhạc.

Sáng sớm, cô dâu-chú rể ra chào bà con và làm lễ "buộc dây".

Trong tay họ cầm những món ăn dân tộc mang tính tượng trưng cho hạnh phúc, sức khỏe và sự phồn thịnh.


 

Và tất nhiên, mỗi sợi dây được khách buộc cổ tay cho đôi vợ chồng trẻ sẽ kèm theo một khoản tiền mừng "nho nhỏ".

Sau buổi lễ sáng, chú rể trở về "căn cứ" là một ngôi nhà do nhà dâu sắp xếp cách đó chừng 200m. Nơi đây, cha mẹ và những người bên nhà trai đang tất bật chuẩn bị đồ lễ cho màn "nhập gia" tới nhà gái.



Sau khi đồ lễ đã chuẩn bị xong, màn "nhập gia" bắt đầu...

 

Vài người đàn ông mang them những cây chuối và mía có buộc dây hồng tượng trưng cho hạnh phúc và ấm no.

Bên nhà gái cũng đã "dàn trận" để tiếp đón theo 3 vòng từ ngòai vào trong.


Vòng 2 sẽ diễn ra một nghi lễ đặc biệt sau khi chú rể đủ "tư cách" qua vòng 1.

Vòng 3 nghênh tiếp nhà trai.


 

Khi tới nhà gái, đám rước bên gia đình chú rể trình diễn một màn nhảy dân gian trong tiếng nhạc rộn ràng phát ra từ cặp loa gần đó. Vùng quê trở nên náo nhiệt bởi tiếng nhạc có thể vang xa tới 2 km.

Cô dâu đích thân ra cầm tay chú rể đưa vào nhà sau khi anh chàng đã "làm luật" với các bà quản lý ở vòng ngoài cùng.

Tới vòng 2, chú rể phải dừng lại... cởi giày.



Và sau đó thì... cởi tất.

 

Một chú bé bên nhà gái sẽ làm lễ rửa chân cho "ông" anh rể. Ở đây, chú rể phải "hối lộ" rất nhiều mới được rửa chân như vậy.

Sau khi tiếp tục "hối lộ" tại vòng cuối cùng, chú rể được vào nhà và cùng cô dâu làm lễ bái phu thê.



Nhà trai cử đại diện trao tiền "xin dâu".


Người đàn ông này xếp tiền ngược theo chiều kim đồng hồ từ phải qua trái. Lúc này, ban tổ chức hôn lễ sẽ "dõng rạc" đếm tiền theo nhịp xếp...


Nhà trai đã xếp xong và số tiền đúng 100 ngàn Baht Thái.

Nhà gái cử đại diện xếp tiền vào gói và không quên bỏ thêm vài hạt hồ tiêu vào trong gói, hàm ý số tiền này sẽ sinh sôi nảy nở lên một cách nhanh chóng.


Mẹ cô dâu "khênh" tiền đi cất và cũng theo phong tục, cất lên tiếng rao:
 

Tôi đi cất tiền
Mừng vợ chồng mới
Canh ngày canh tối
Giữ chặt trong rương
Đừng có tơ vương
Lấy trộm tiền nhé.



Sau đó, chú rể trao vòng và đồ trang sức bằng vàng cho cô dâu.

 

Chiếc vòng này được ước tính 1/2 Bath. Theo đơn vị đo lường kim loại quý của Thái, 1 Baht tương đương với 15.6 gram, tương đương 5 chỉ hoặc nửa lượng vàng theo đơn vị của Việt Nam.

Trao vòng đeo cổ và hoa tai cho cô dâu "trị giá" 2 Baht.


Người chủ hôn lễ đọc lời chúc tới đôi vợ chồng. Mọi người cùng nắm tay vào một sợi dây như muốn "truyền" mong ước hạnh phúc và ấm no cho cô dâu, chú rể.



Chú rể-cô dâu bái tạ cha mẹ hai nhà.

Rồi cùng nhau lên "tổ uyên ương".

Chụp thêm vài tấm hình kỷ niệm ngày trọng đại.


Trong ngày vui này, không thể không kể đến sự góp vui quan trọng của rất nhiều thành viên như thế này trong "ban nhạc đồng quê"


 

Tham khảo thêm những quy tắc ứng xử của người Thái Lan

Đất nước Chùa Vàng"- Thái Lan luôn hấp dẫn du khách với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp cùng nền văn hóa phong phú vừa mang những nét hiện đại vừa truyền thống. Khám phá một số quy tắc ứng xử sẽ giúp bạn hòa nhập nhanh hơn với người dân nơi đây.


Không xoa đầu bất kỳ ai bởi người Thái Lan coi đỉnh đầu là nơi thiêng liêng. Bàn chân là nơi thấp nhất nên dễ dính bẩn, vì vậy khi đi thăm nhà ai đó hoặc vào chùa chiền, bạn nên cởi giầy đi chân trần vào, hoặc thay bằng một đôi tất khác.

Ngoài ra, không được chĩa bàn chân về phía người đối diện. Nghe có vẻ đơn giản nhưng rất dễ vô tình phạm phải, chẳng hạn khi bạn ngồi gác chân trên ghế. Khi ngồi trên sàn, đàn ông có thể vắt chân chữ ngũ, nhưng đàn bà thì nên gập chân sang một bên.

Hãy cười thật rạng rỡ. Người Thái Lan nhoẻn miệng cười khi họ nói lời cảm ơn, xin lỗi, đề nghị ai giúp đỡ, an ủi bạn bè về chuyện buồn phiền. Và tất nhiên, cả khi họ hạnh phúc.



Hãy ngưỡng vọng nhà vua. Đây không chỉ là phép lịch sự mà đó là luật pháp. Hãy đứng nghiêm khi bản quốc ca vang lên (thường là vào 8h sáng và 6h chiều ở những nơi công cộng). Đừng bao giờ có tư tưởng khích bác hoặc cợt nhả về hoàng gia. Thực tế là nếu tìm hiểu về vị vua đương đại, Bhumibol Adulyadej, người đã tại vị 50 năm, bạn sẽ tự thấy cảm phục ngài.

Hãy tỏ ra thành kính trước Phật và các nhà sư. Không nên mặc quần soóc hoặc áo hai dây đến đền chùa. Phụ nữ không được chạm tay vào nhà sư, không được làm dáng khi chụp ảnh bên cạnh tượng Phật. Từng có nhiều du khách bị bắt giữ vì có những hành xử không theo nguyên tắc trên.


 

Phong tục cưới hỏi của người Chăm
Phong tục cưới hỏi của người Hoa
Phong tục cưới hỏi của người Thái
Phong tục cưới hỏi của người Thái trắng Điện Biên
Phong tục cưới cổ truyền của người Việt
Phong tục tập quán ba miền Bắc Trung Nam trong cưới xin


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
khi cưới hỏi ở Thái Lan thường tặng quà gì
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý