Cách bài trí bàn thờ gia tiên theo nghi lễ văn hóa dân tộc

seminoon seminoon @seminoon

Cách bài trí bàn thờ gia tiên theo nghi lễ văn hóa dân tộc

19/04/2015 01:50 AM
2,674

Người Việt từ xa xưa, đồng thời với những tín điều của tôn giáo đang theo, vẫn có một tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên - đó không phải là một tôn giáo, mà là do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kị đã khuất.


BÀN THỜ TỔ TIÊN - NÉT VĂN HÓA DÂN TỘC


Người Việt từ xa xưa, đồng thời với những tín điều của tôn giáo đang theo, vẫn có một tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên - đó không phải là một tôn giáo, mà là do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kị đã khuất.




Người Việt có niềm tin rằng: chết chỉ là sự tiêu tan của thể xác, còn linh hồn vẫn còn và luôn trở về với gia đình. Chết chẳng qua chỉ là một cuộc trở về gặp ông bà, tổ tiên. Vong hồn của người đã khuất luôn ngự trị trên bàn thờ để gần gũi con cháu, theo dõi họ trong công việc hàng ngày và giúp đỡ (phù hộ) họ trong những trường hợp cấn thiết. Và người Việt còn tâm niệm: “trần sao âm vậy” – người sống cần gì, sống như thế nào thì người chết cũng như vậy. Bởi tin thế, nên việc lập bàn thờ để thờ cúng Tổ tiên là điều không thể thiếu trong đời sống con người. 

Ngôi nhà truyền thống của người Việt thường có ba hoặc năm gian, trong đó gian giữa được coi là chỗ trang trọng nhất, là trung tâm của ngôi nhà. Những việc quan trọng như: thờ phụng, tiếp khách, sinh hoạt... đều diễn ra ở gian này. Gian giữa lại luôn có cửa lớn ra vào, mở cửa là nhìn thấy trời đất lưu thông, âm dương hòa đồng để rồi cảm hoá lẽ đời. Bàn thờ là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với Tổ tiên nên bàn thờ thường được lập ở chính giữa gian giữa ngôi nhà, gia chủ không được kê giường ngủ đối diện với bàn thờ.

Bàn thờ Tổ tiên được đặt chính giữa gian giữa ngôi nhà cổ 


Do go Hai Minh


Tuỳ quy mô ngôi nhà và cũng tuỳ mức sống từng gia chủ mà bàn thờ có kích thước và hình thức khác nhau.
Những gia đình nghèo khó, với những đồ đạc trong nhà cũng đơn sơ, thì bàn thờ có khi chỉ là vạt phên tre giữa hai cột trong của gian giữa, bên trong có bát hương nhỏ. Còn ở những gia đình thuộc loại “thường thường bậc trung” trở lên, thì bàn thờ được đóng đàng hoàng. Có gia chủ còn dùng mặt tủ làm bàn thờ hoặc đóng cái giá gác làm lên tường. Cho dù bàn thờ có được thiết kế ra sao thì điều quan trọng nó luôn phải ở vị trí trang trọng, có độ cao thích hợp để khi cúng mọi người tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với Tổ tiên.

Bàn thờ thiêng liêng nhưng vẫn gần gũi với cuộc sống sinh hoạt gia đình

Trên bàn thờ có thể có khám, ngai hay đặt bài vị được chạm khá cầu kỳ và sơn thếp cẩn thận. Trước bài vị có một hương án rất cao. Trên hương án này, tại chính giữa là một bát hương để cắm hương khi cúng lễ. Bát hương được chăm nom rất cẩn thận, chu đáo, và không được xê dịch. Đằng sau bát hương là một chiếc kỷ nhỏ, trên kỷ có ba chiếc đài có nắp và trên nắp có núm cầm. Ba đài này đựng ba chén rượu nhỏ lúc cúng lễ. Hàng ngày, đài được đậy nắp để tránh bụi bặm, chỉ mở ra trong những dịp lễ tết, ngày rằm, mùng một. Hai bên bát hương là hai cây đèn (hai ngọn đèn dầu) hoặc hai cây nến (ngày nay tại các đô thị, người ta thắp hai cây đèn điện). Gần hai bên bát hương, ngoài hai cây đèn có khi còn có hai con hạc chầu hai bên. Ở mé ngoài hai cây đèn, gần hai đầu hương án là hai ống hương dùng để đựng hương.

Ngoài các đồ thờ trên, còn có một lọ lộc bình hoặc đôi song bình bày trên bàn thờ để cắm hoa trong những ngày giỗ chạp, ngày Tết. Tấm biển treo cao nằm ngang trên mé trước bàn thờ, trên có những chữ Hán thật lớn, nhiều nhà dùng chữ Nôm (thường là ba, bốn chữ) là hoành phi. Hai bên cột hoặc hai bên tường nhà có treo những câu đối như:

“Tổ công phụ đức thiên niên thịnh

Tử hiếu tôn hiên vạn đại vinh”

Hoặc:

“Phúc sinh phú quý gia đường thịnh

Lộc tiến vinh hoa tử tôn hưng”

Do go my nghe Hai Minh - Hai Hau - Nam Dinh



Những chữ viết trên hoành phi, câu đối là tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với Tổ tiên hoặc để ghi tụng công đức của Tổ tiên. Những nhà khá giả, giàu có thì hoành phi, câu đối được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng hay sơn đen khảm xà cừ, còn nhà nghèo thì hoành phi thường là những tấm cót đóng nẹp, dán lên những tờ giấy đỏ có viết chữ lớn, đôi liễn hay những tờ giấy hồng có viết những câu đối.

 Hoành phi và câu đối

Do go my nghe Hai Minh - Hai Hau - Nam Dinh



Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, kiến trúc nhà ở nông thôn ít biến đổi, nên kiểu bàn thờ cổ truyền vẫn phát huy tác dụng, song những ngôi nhà có kiến trúc hiện đại, nội thất hiện đại ở thành phố thì cách bố trí và các đồ thờ cũng có nhiều biến đổi sao cho phù hợp với toàn cảnh ngôi nhà (chiếc hương án cầu kỳ, những bức hoành phi, câu đối không còn phù hợp với nội thất nhiều gia đình).

Bàn thờ là nơi thiêng liêng nên người ta không để các thứ lặt vặt, các vật dụng thường ngày trong sinh hoạt lên bàn thờ mà lúc nào cùng phải giữ bàn thờ và đồ thờ được sạch sẽ, uy nghiêm. Và bất cứ trong hoàn cảnh nào, dù túng thiếu đến mấy người ta cũng không đem cầm cố hay bán đồ thờ.

Trước mỗi biến cố xảy ra trong gia đình (chẳng hạn như: dựng vợ gả chồng cho con cháu; con cháu chuẩn bị đi thi; làm nhà mới; làm ăn; vợ sinh con; lập được công danh; trong nhà có người đau ốm, có người chuẩn bị đi xa, làm việc lớn...), gia chủ đều khấn vái gia tiên, trước hết là để trình bày sự kiện, sau là để xin sự phù hộ.

Mỗi lần cúng tế, tùy theo các gia chủ nghèo, giàu và tùy những buổi lễ, đồ lễ có thể gồm: rượu, hoa quả, vàng hương, xôi chè, oản, cỗ mặn, có khi thêm đồ hàng mã... và nhất thiết không thể thiếu một chén nước tinh khiết (nước mưa) bởi nước mưa biểu hiện cho sự trong sạch tâm linh trước tổ tiên, thánh thần. Trong những trường hợp cần thiết, đồ lễ có thể chỉ cần một chén nước nước mưa, một nén hương thắp lên bàn thờ là đủ. Bàn thờ khi làm lễ phải có thắp đèn hay thắp nến. Hương trên bàn thờ bao giờ cũng thắp theo số lẻ (một hoặc ba nén...) và các nén hương phải được cắm ngay ngắn. Khi chân hương trong bát hương đã đầy, gia chủ thắp hương xin phép Tổ tiên nhổ chân hương, đem hóa thành tro rồi đổ xuống ao hồ.

Bàn thờ Tổ tiên là điểm hội tụ truyền thống tốt đẹp của gia đình, gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn”, biểu hiện nếp sống văn hóa biết vun trồng gốc để cây đơm hoa đẹp, rồi kết trái ngọt, và từ đó sẽ toả sáng giá trị văn hóa soi cho con cháu bước vào tương lai.

Thờ cúng nói chung và thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp trong đạo lý: uống nước nhớ nguồn, chim có tổ người có tông của đồng bào Việt Nam. Bất kể là người Kinh, người Tày người Mông, Dao thì tùy theo những cách thức khác nhau nhưng trung tâm của ngôi nhà, nơi quan trọng nhất chính là bàn thờ và đều có đặt bàn thờ. Nó không chỉ thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn tới người đã mất mà còn là nơi gửi gắm những ước nguyện của người đang sống và giáo dục truyền thống cho con cháu. Một gia đình làm ăn phát đạt thì bao giờ bàn thờ của gia đình ấy cũng khang trang và lộng lẫy, không chỉ bởi phú quý sinh lễ nghĩa mà còn quan trọng hơn là vì: Sống vì mồ vì mả không ai sống vì cả bát cơm.
Một câu hỏi đặt ra là bàn thờ và cách thờ như nào cho đúng ? Cần có bao nhiêu bát hương, những bát hương này nên như thế nào… Xin được chia sẻ cùng bạn đọc trong bài viết này.
Theo như bản dịch: Thông thư gia bảo của chi họ Nguyễn Chính Tộc – Hương thôn Trà Khê – Phủ Xuân Trường – tỉnh Nam Định nay là huyện Xuân Trường – Tỉnh Nam Định có hướng dẫn chi tiết về việc thờ cúng như sau:
1 – Vị trí đặt bàn thờ:
Tùy theo vị trí ngôi nhà mà bạn có thể đặt bàn thờ theo những cách khác nhau và hướng khác nhau nhưng có nguyên tắc chung là: Tả cầu tài – hữu bản mạnh tức là đặt bên trái để cầu tài và bên phải thờ bản mạnh, hiểu rộng ra là đối với các tín chủ thờ đức thần tài thì nên đặt ban thời bên trái tính theo hướng của ngôi nhà chứ không phải tính từ cửa đi vào. Cũng từ quan điểm này thì bàn thờ gia tiên không nhất thiết phải quay theo hướng nhà mà gia chủ có thể tự đặt hoặc nhờ thày đặt.
Bàn thờ tối kị tránh những điều sau:
+ Lộ thiên cơ tức là phía trên, phía sau bàn thờ có cửa sổ hoặc cửa chính đi hoặc trên nóc bàn thờ có giếng trời hút gió.
+ Tránh các vật nặng nề như đầu xà nhà hay các vật sắc nhọn như: góc tủ, góc cánh cửa chọc thẳng vào mặt bàn thờ hoặc đầu hồi của nhà hàng xóm. Nếu trường hợp đã bị thì sẽ có cách sửa lại cho phù hợp ( sẽ có bài hướng dẫn chi tiết cách làm sau ).
+ Gần những nơi ô uế như: buồng tắm, nhà vệ sinh, giường ngủ vợ chồng trẻ…
+ Tầng dưới đặt bàn thờ tầng trên đặt bếp hoặc phòng ngủ hay nhà vệ sinh.
Bàn thờ không phải thích đặt ở đâu thì đặt mà phải tùy vào gia chủ định chọn chữ gì để đặt cho bàn thờ nhà mình, điều này gia chủ nên nhờ thày tư vấn, gì theo sách của các cụ thì kích thước mặt bàn thờ và vị trí đáy bàn thờ xuống đến đất phải theo kích thước Lỗ Ban, cao bao nhiêu ? rộng bao nhiêu ? và vào chữ gì ?
2 – Kích thước bàn thờ:
Đối với những ngôi nhà lớn bàn thờ thường xây rồi lát bằng gạch hoặc ốp đá nhưng bàn thờ cổ và đúng thường được đóng bằng gỗ sạch nguyên tấm – tránh ghép 2 mảnh làm 1 vì đây là điều tối kị. Gỗ bàn thờ thường làm bằng gỗ mít hoặc vàng tâm…Nếu mua sẵn khán thờ thì cũng nên nhờ thày chọn kích thước cho chuẩn. Chuẩn là phải theo thước Lỗ Ban.
Trên thước Lỗ Ban có các kích thước rộng hẹp khác nhau tương ứng với những cung chữ trên đó như: sinh khí, phát đạt an ấm hay họa hại, ngũ quỷ, lục sát…
3 – Đồ vật trên bàn thờ:

+ Bát hương: Quan trọng nhất của bàn thờ là bát hương. Nó được ví như ngôi nhà để các cụ trong gia đình đi về vậy. Bát hương trên bàn thờ có nhiều cách đặt và thờ khác nhau, nhưng theo Thông thư gia bảo của chi phái họ Nguyễn Chính Tộc hương thôn Trà Khê thì bát hương trên ban thờ thường ứng với các số lẻ: 3 – 7 – 12 vì Người sống trải qua: Sinh – Lão – Bệnh – Tử sau khi mất đi thì ứng với: Quỷ – Khốc – Linh – Thính tức là: mất đi hồn lìa khỏi xác thành Quỷ, chết giờ tốt không bì hung thần, chết giờ xấu bị hung thần giữ xác, sau khi chết đi nhờ tiếng Khóc ( Khốc ) sự thờ cúng của con cháu mà thành Linh thiêng ( Linh ) và hết tuần 49 rồi hết 100 ngày vong sạch sẽ được đưa vào chùa tụng kinh, nghe kinh mà cứu rỗi siêu thoát nên Thính. Bát hương cũng ứng với chữ như thế.

Bát hương: nên mua đồ bát hương Bát tràng, đẹp, bền mà có thổ không nên dùng bát hương Tàu. Tối kỵ dùng bát hương màu Vàng thờ gia tiên vì màu vàng là màu hoàng đế chỉ dành thờ quan, thần hoặc các vị thời trước có tước vị trong hoàng tộc.

Trong bát hương nên dùng tro sạch đốt từ rơm rạ thơm phủ đầy lòng bát hương. Quan trọng nhất trong bát hương là Cốt bát hương – nó gồm 01 túi giấy nhỏ có ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất và những câu thần chú + chỉ ngũ sắc do thày phù thủy thụ lý vào – như sổ đỏ của người trần giới vậy.

+ Cây vàng khối: là vàng mã có đủ 5 màu dành cho bàn thờ gia tiên nên dùng màu xanh, đỏ, mua về bọc băng dính lại cẩn thận ( băng dính trắng để thờ được lâu) và câu đặt bên trái bát hương( tính theo hướng bàn thờ) phải cao hơn cây bên phải vì: Tả Thanh Long ( cây màu xanh ) – Hữu bạch Hổ - có câu ca rằng: Thà cho Long cao ngàn trượng chứ không để hổ ngẩng cao đầu.

+ Lọ lộc bình: Thường thờ 01 lọ để cắm hoa vào ngày mùng 1 và 15 Âm ngày thường để không, nên xưa gọi là Độc bình. Nay người hiện đại mua 02 lọ thờ đối xứng là không đúng, 02 lọ mua chỉ để chơi trong nhà ko được đặt lên ban thờ. Lọ độc binh thường đặt bên tay trái -hướng đông – theo quan niệm: đông bình tây quả.

+ Giá nến: thường bằng đồng hoặc gỗ, tốt nhất là đồng
+ Khay cốc đựng nước thờ: nước thanh tịnh được thay vào mỗi lần thắp hương: nén nhang chén nước.
+ Lọ đựng hương: đặt bên phải bàn thờ, làm bằng gốm…
Tùy theo kinh tế của gia chủ có những vật thờ khác nhau nhưng nhất thiết trên ban thờ phải đảm bảo 05 yếu tố: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
:: Kim: Là giá nến
:: Mộc: Là bàn thờ, ngai hoặc giá nến, bài vị
:: Thủy: Là bình, chai nước, chén nước thờ.
:: Hỏa: Là ngọn đèn dầu hoặc nến thờ trên ban thờ và là hương khi thắp lên.
:: Thổ: là bát hương làm từ đất sét nung lên ( bát hương Bát Tràng ).

Bàn thờ gia tiên hay bất kì bàn thờ nào cũng vậy tùy những điều kiện và thời kì khác nhau thì giá trị vật chất của những vật thờ khác nhau nhưng một bàn thờ đúng luôn phải tuôn thủ những quy định trên.



CÁCH BÀI TRÍ TƯỢNG PHẬT TRONG NHÀ


Với những người theo đạo Phật thì tín ngưỡng thờ cúng luôn được coi trọng. Cách thờ Phật tại nhà và cách bài trí tượng Phật cũng có những qui tắc phong thủy nhất định. Hãy tham khảo một góc phong thủy thờ cúng trong gia đình dưới đây để đem lại vận may và sự an lành cho gia đình bạn. 


Cách bài trí tượng Phật, bàn thờ gia tiên trong nhà theo phong thủy

1. Nam đeo Bồ-tát Quan Âm, nữ đeo hình tượng Phật

Rất nhiều người chọn những mặt ngọc hay mặt Phật mang trên người làm vật hộ thân. Theo như truyền thống của người Trung Quốc thì nam giới sẽ mang mặt Bồ-tát Quan Âm còn nữ giới mang mặt Phật .

Nữ giới luôn mang trong mình nhiều sự phiền muộn, rắc rối. Sự khoan dung, đức độ và tĩnh mặc của Phật sẽ hóa giải những phiền muộn này. Bởi vậy khi nữ giới mang hình tượng Phật bên mình sẽ giúp cho tâm hồn thư thái, tĩnh tâm, nhẹ nhõm.

Bồ-tát Quan Âm từ hàng ngàn năm nay chính là hóa thân của từ bi, độ thế, là biểu tượng của Chân, Thiện, Mỹ. Bồ-tát Quan Âm tâm tính hiền từ, thế thái đoan trang. Khi nam giới mang hình tượng Bồ-tát Quan âm bên mình có thể kìm hãm sự nóng nảy, tránh xa những điều thị phi, hóa giải kiếp nạn, phù hộ bình an.

2. Vị trí và phương hướng đặt tượng Thần, Phật

Theo như tập tục hàng ngàn năm nay, khi bài trí tượng thờ cúng nên lưu ý những điều sau:

Tượng nên hướng thẳng ra cửa chính

Nếu bạn không tin thì hãy chú ý quan sát tượng Thần, Phật được bài trí trong đền chùa. Nhưng không phải bất cứ tượng nào cũng phải tuân theo quy tắc này. Chỉ với những tượng như Quan đế hay Thần tài địa chủ nên theo quy tắc trên, còn lại những tượng khác trong nhà cũng không nhất thiết phải vậy.

Nên đặt tượng tại phòng khách tại cửa hàng và nơi ở

Tượng 2 bên nên tránh cửa và hành lang để tránh “xung khí”. Nếu vị trí xung khí sẽ khiến duyên vợ chồng mỏng manh, sự nghiệp trắc trở, sức khỏe suy yếu, lắm điều thị phi…

Bài vị tổ tiên không được cao hơn tượng Thần, Phật

Nếu bài vị tổ tiên đặt cao hơn tượng Thần, Phật sẽ khiến trong nhà “hạ phạm thượng”, “nô phụ chủ”, “thiên địa điên đảo”, “Nữ cường nam suy”.

3. Cách bài trí tượng Bồ-tát Quan Âm

Tối kị đặt tượng Bồ-tát Quan Âm cùng các tượng thần khác

Rất nhiều gia đình, cửa hàng hay nhà hàng đặt tượng Bồ-tát Quan Âm cùng các tượng khác như Quan đế. Như vậy rất không tốt, bởi những lý do sau:

- Nếu trong nhà hàng, cửa hàng ăn uống thờ Bồ-tát Quan Âm sẽ không thích hợp bởi Quan Âm Bồ-tát vốn thanh tịnh, tinh khiết và ăn chay. Khi dâng đồ cúng Bồ-tát Quan Âm thường chỉ cần hoa tươi và hoa quả. Bởi vậy nếu đặt tượng Bồ-tát Quan Âm cùng các tượng Thần khác sẽ không tốt khi cúng đồ mặn.

- Thiên địa nên đặt hướng ra cửa chính còn Quan Âm Bồ-tát tốt nhất nên “tọa Tây hướng Đông”.

3 hướng không nên đặt tượng Bồ-tát Quan Âm

- Hướng nhà vệ sinh.

- Hướng cửa phòng ngủ.

- Hướng bàn ăn.

4. Cách bài trí tượng Phật

Thờ Phật tại gia bảo hộ bình an và cũng có những quy tắc nhất định:

- Tượng Phật đem về nhà không nên coi là đồ cổ hay vật báu mà cất giữ cẩn thận, như vậy sẽ ảnh hưởng tới mọi thành viên trong gia đình.

- Không nên đặt tượng trong phòng ngủ.

- Không nên mua quá nhiều tượng về nhà.

- Không được đặt tượng tại những nơi không sạch sẽ, ẩm thấp.

- Tượng nếu đặt trên xe phải quay mặt hướng về phía trước.

- Nên đặt tượng trên một chiếc đĩa lót giấy đỏ

- Tranh ảnh Phật không nên cuộn tròn lại

- Tượng cũ bị mờ mắt hoặc tay nên tô vẽ, lau chùi lại.

 













CÁCH ĐẶT ẢNH THỜ


Thờ cúng Tổ Tiên là nét văn hóa của người Việt Nam, bàn thờ được đặt trang nghiêm theo thứ tự  NAM TẢ - NỮ HỮU (Nam Trái - Nữ Phải) , tức là Ông phía bên tay trái của Bà, Bà phía bên tay phải của Ông. Nếu  theo hướng ta đứng nhìn vào bàn thờ thì đặt ảnh nam bên phải, ảnh  nữ bên trái.

    Vậy bạn hãy đặt làm 2 khung ảnh thờ giống nhau với kích cỡ phù hợp với  không gian, kích thước bàn thờ (hoặc tủ thờ) cùng Bát Hương, Lọ Hoa, Đĩa Quả,  Đèn, Chân Nến ... Riêng  tủ thờ đồ gỗ mỹ nghệ thường được làm theo kích cỡ chuẩn thước Lỗ Ban.




Cách chọn hướng đặt bàn thờ
Những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ
Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên
Cách bày trí bàn thờ thần tài
Phong thủy cho phòng thờ
Trang trí cầu thang ngày cưới




(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
xin cho em hỏikhi bầy ảnh thờ có thể để cao hơn bát hương được không?và khi em muốn treo cả ảnh của ông bầohi bên nội ngoài thì thứ tự treo như thế nào
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
co phai ong ba noi treo ben trai va ong ba ngoai treo ben phai?
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
có phải ông bà nội treo bên trái ông bà ngoại treo bên phải?
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Ôi, vụ này lần đầu mình nghe thấy.
dòng họ tôi có cụ Tổ theo gia phả dẻ lại là hang khai quốc cong thần nay các thế hệ con cháu có nhu cầu tạc tượng để thờ có được không
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Tôi sinh năm 1969 vợ sinh nắm 1973 nhà hướng tây tây nam . Cho Tôi hỏi đặt tủ thờ gia tiên hướng nào thì tốt.Xin chân thành cam ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
những tranh nào được phép trang trí bên trên bàn thờ tổ tiên
Anh chị tham khảo nhé: Hướng tốt: Bắc (Sinh khí: Phúc lộc vẹn toàn), Nam (Thiên y: Gặp thiên thời, được che chở), Đông (Diên niên: Mọi sự ổn định), Đông Nam (Phục vị: Được sự giúp đỡ) Anh có thể chọn 1 trong các hướng trên để đặt ban thờ.
tôi có tủ thờ tôi muốn có một bức tranh để trang trí trên bàn thờ tổ tiên xin tư vấn
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý