Trẻ bị sốt phát ban phải làm gì?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Trẻ bị sốt phát ban phải làm gì?

19/04/2015 01:50 AM
13,688

Phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.  Khoảng thời gian trước khi bị phát ban, em bé sẽ có những thay đổi về trạng thái tinh thần, rõ ràng nhất là biểu hiện quấy khóc. Sau đó bé sẽ bị sốt, sổ mũi, ho, nhiều bé còn bị thêm tiêu chảy, vài ngày sau cơ thể bé sẽ xuất hiện những chấm đỏ toàn thân.


Bệnh chỉ nguy hiểm khi hiểu sai cách chữa trị và dẫn tới biến chứng. Phát ban ở trẻ nhỏ thường có những biến chứng như  viêm phổi,  viêm tai giữa, nặng hơn sẽ là viêm não.

Cách phân biệt bệnh sởi với sốt phát ban - Ảnh 2

Sốt phát ban có thể điều trị tại nhà, nhưng cách chữa trị theo kiểu khi bị phát ban phải kiêng gió, kiêng tắm, ăn tinh là một sai lầm. Trong suốt thời gian bị sốt phát ban, nếu kiêng gió, kiêng nước bằng cách hạn chế vệ sinh cá nhân cho bé, thì trước hết bé sẽ cảm thấy bức bối. Sau đó hệ quả xấu của kiêng khem là cơ thể bé sẽ khó hạ sốt, nguy cơ bị nhiễm trùng da và gặp biến chứng viêm phổi rất cao. Ăn tinh sẽ làm cho bé rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém nên  khó chống chọi được với bệnh tật.

Cách phân biệt bệnh sởi với sốt phát ban - Ảnh 1

Điều trị phát ban tại nhà  phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sỹ , không được tự tiện dùng thuốc và thay đổi đơn thuốc. Thêm vào đó, bé nên được vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, tuy nhiên cần tránh để bé bị nhiễm lạnh. Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn điều trị bệnh cũng rất quan trọng, vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể chống lại bệnh, vừa đảm bảo vệ sinh để bé không bị mắc tiêu chảy. Chế độ ăn cần được tăng thêm cả về chất lượng và số lượng. Bé nên ăn nhiều hơn bình thường, chia thành nhiều bữa và ưu tiên cho những thức ăn dễ tiêu hóa.

Lưu ý: Phát ban là bệnh lây theo đường hô hấp do đó khi bé bị phát ban, cần hạn chế bé tiếp xúc với nhiều người để tránh lây lan virus gây bệnh.



Sốt phát ban là chứng bệnh thường gặp ở bé và có thể khỏi hẳn sau đó khoảng 5-7 ngày nếu cha mẹ biết cách chăm sóc tốt.

Dấu hiệu

- Bé xuất hiện những nốt phát ban màu hồng, bắt đầu từ mặt và lan xuống khắp thân, cánh tay và chân bé.

- Bé có dấu hiệu sốt cao, đau họng, chảy nước mũi...

Nguyên nhân

- Do virus gây bệnh sởi hoặc virus gây bệnh Rubella.

+ Nếu phát ban do sởi, bé thường có dấu hiệu: Sốt cao kèm theo ho, chảy nước mũi.

+ Nếu do Rubella gây ra, bé thường bị sốt nhẹ hoặc không sốt mà kèm theo tiêu chảy hoặc đi tiêu phân lỏng.

Dấu hiệu nên đưa bé đi khám

Bé bị sốt cao, mệt mỏi, đi tiêu ra máu, tai chảy mủ, co giật, hôn mê… 

Xử trí

- Nếu bé bị sốt, bạn có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt tại nhà (nên tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận). Nên cho bé uống thêm nước, dùng nhiều thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ tiêu (nếu bé đã bước vào độ tuổi ăn dặm).

- Vệ sinh da bé sạch sẽ với nước ấm và lau khô bằng khăn bông mềm. Những nốt đỏ trên da trẻ sẽ nhạt đi và tự biến mất sau đó khoảng từ 5 đến 7 ngày. Không nên để cơ thể bé trong tình trạng quá nóng, bạn nên cho bé mặc quần áo rộng rãi và giữ phòng bé thoáng mát.

- Bạn không nên kiêng nước, kiêng ăn cho bé: Việc bạn ủ kín bé hoặc tránh tắm rửa sẽ khiến bé khó hạ sốt đồng thời các nốt phát ban càng trầm trọng hơn.

Kiêng ăn sẽ khiến bé suy dinh dưỡng, dễ bị nhiễm trùng. Nếu bé bú mẹ, bạn nên đảm bảo đủ các cữ bú trong ngày cho bé. Với bé ăn dặm, nên cho bé ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày với những loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.

Nguy cơ sau sốt phát ban

Nhiều bé sau sốt phát ban có thể mắc phải hội chứng viêm cầu thận cấp. Bé có dấu hiệu phù ở mặt, chân hoặc phù toàn thân. Lượng nước tiểu của bé rất ít hoặc hầu như không có. Bé có thể đi tiểu ra máu.

Vì vậy, sau khi bé khỏi sốt và các nốt phát ban đã lặn hết, bạn vẫn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe bé. Nếu thấy dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.


Trẻ em bị sốt phát ban phải làm gì?


Phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Khoảng thời gian trước khi bị phát ban, em bé sẽ có những thay đổi về trạng thái tinh thần, rõ ràng nhất là biểu hiện quấy khóc. Sau đó bé sẽ bị sốt, sổ mũi, ho, nhiều bé còn bị thêm tiêu chảy, vài ngày sau cơ thể bé sẽ xuất hiện những chấm đỏ toàn thân.

Trẻ em bị sốt phát ban phải làm gì?

Nguyên nhân gây bệnh?

Sốt phát ban do một số loại siêu vi gây ra, nhưng có 2 nguyên nhân chính là siêu vi sởi và siêu vi bệnh rubella. Bệnh sởi còn gọi là ban đỏ, còn bệnh rubella gọi là ban đào.
Sốt phát ban lây lan qua đường hô hấp. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, thì những siêu vi trùng bị bắn ra ngoài khiến cho những người xung quanh có thể hít phải và nhiễm bệnh.

Biểu hiện phát bệnh?

Sốt phát ban do sởi thường có những biểu hiện như sau: trẻ bị sốt cao kèm theo ho và sổ mũi, mắt đỏ. Lúc này các bé cảm thấy rất bứt rứt, khó chịu trong người. Sau đó vài ngày, trẻ sẽ bị phát ban toàn thân, đồng thời cũng sẽ giảm sốt và bớt quấy hơn.

Phát ban do Rubella lại có biểu hiện sốt nhẹ hoặc không sốt. Các nốt ban xuất hiện khá nhanh, trong 1 ngày đã có thể nổi lên trên khắp thân của trẻ. Ở trường hợp này, phần lớn trẻ mắc bệnh sẽ có kèm tiêu chảy hoặc phân hơi lỏng.

Sốt phát ban có gây biến chứng không?

Khi trẻ bị bệnh, các bậc cha mẹ luôn lo lắng, không biết có gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ hay không?

  • Bệnh sởi sẽ trở nên nguy hiểm nếu có các biến chứng như : viêm phổi, viêm tai giữa, kiết lỵ, đặc biệt là viêm não.

  • Rubella là bệnh lành tính hơn, và rất hiếm khi xảy ra biến chứng nguy hiểm. Nếu phụ nữ đang mang thai bị mắc Rubella trong 3 tháng đầu của thai kì, có thể dẫn đến sẩy thai, đẻ non, hoặc trẻ sinh ra sẽ mắc tật về mắt, tim, não.

Điều trị và phòng ngừa cho trẻ

Nếu trẻ sốt cao, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, giảm ho. Nhưng nếu thấy bé có những biểu hiện bệnh nặng như : sốt cao không hạ, khó thở, co giật, hôn mê, đi ngoài ra máu hay chảy mủ ở tai… thì cần phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Trong quá trình điều trị, cũng cần phải chú ý tới chế độ ăn uống của trẻ. Nên cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, đặc biệt cho uống nhiều nước vì lúc này cơ thể trẻ có thể bị mất nước nhiều.

Khi trẻ phát ban, tuyệt đối không được ủ kín và kiêng vệ sinh thân thể, vì điều đó có thể khiến bệnh trở nặng thêm. Thói quen kiêng gió, kiêng nước, thậm chí kiêng trong cả ăn uống là hoàn toàn sai lầm và lạc hậu. Trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng Da và biến chứng viêm phổi. Bạn có thể tắm cho con bằng nước ấm, phòng tắm kín gió, để tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh.

Cần phải cách ly trẻ bị bệnh để tránh lây lan sang các bạn khác. Tuy nhiên, bệnh có thể lây ngay từ khi trẻ chưa có biểu hiện phát ban, nên việc phòng tránh trở nên khó khăn hơn.



Phòng phát ban cho bé


- Bạn nên cách ly bé với những người đang mang chứng bệnh phát ban.

- Bạn nên cho bé đi tiêm phòng theo định kỳ: Ngày nay, bác sĩ có thể tiêm phòng cho bé với hai chứng bệnh sởi và Rubella.

Lưu ý: Những nốt phát ban này thường không để lại sẹo cho bé sau này. Vì vậy, bạn không nên lo lắng bé sẽ có di chứng thẩm mỹ.



Cách chăm sóc trẻ sốt phát ban



Sốt phát ban là bệnh rất dễ lây, nhất là trong môi trường có tính tập thể như nhà trẻ, trường học.

Phòng bệnh sốt phát ban cho trẻ khi năm học mới bắt đầu, biện pháp tốt nhất là chủng ngừa. Ảnh minh họa.

Theo Ths. BS Đinh Thạc, BV Nhi đồng 1, TP HCM, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh sốt phát ban cho trẻ là chủng ngừa.

Trẻ có thể sốt phát ban nhiều lần

Theo Th. BS Đinh Thạc, sốt phát ban hầu hết là do nhiễm virus (70% - 80%), trong đó virus đường hô hấp luôn chiếm đa số. Đây chính là lý do tại sao trẻ có thể bị sốt phát ban nhiều lần. Sốt phát ban do virus sởi và virus gây bệnh rubella là 2 nguyên nhân thường gặp. Bệnh sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh rubella gọi là ban đào.

Biểu hiện chung của sốt phát ban là sau thời gian ủ bệnh trung bình khoảng một tuần, trẻ thường bị sốt, khi bớt sốt sẽ xuất hiện hồng ban trên người với tính chất đặc thù của từng bệnh. Các bậc cha mẹ có thể nhận biết bằng cách:

Ban do virus sởi (ban đỏ): có dấu hiệu khi khởi bệnh trẻ thường bị sốt, sốt giảm sẽ xuất hiện dấu hiệu phát ban, lúc đầu ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”. Ngoài ra, một số triệu chứng kèm theo như chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt. Virus sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhất là biến chứng viêm phổi và viêm não.

Ban do virus rubella (ban đào): có dấu hiệu phát ban lúc đầu ở mặt, sau đó lan xuống dưới chân, thời gian phát ban thường kéo dài khoảng 3 ngày. Ban do rubella thường dày hơn và có màu nhạt hơn ban sởi, có thể kèm theo tình trạng sưng hạch sau tai, hạch cổ và dưới chẩm, trẻ có thể bị đau khớp. Virus gây bệnh rubella khá lành tính đối với trẻ nhưng lại rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Những lưu ý khi chăm sóc

- Hạ sốt đúng cách: Nếu trẻ sốt từ 38oC cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol loại đơn chất với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, 4 - 6 giờ một lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi cần để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ.

- Giảm ho, giảm đau họng: Cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như rau tần dầy lá, tắc chưng với đường phèn, gừng hấp mật ong…

- Làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm: Giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ.

- Chế độ ăn hợp lý: Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…Trẻ ăn uống quá khó khăn thì nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Trẻ cũng cần uống nhiều nước hơn bình thường, nhất là những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin, cải thiện sức đề kháng. Những trẻ bị nhiễm sởi cần chú ý việc bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ mắt.

- Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng: Có thể tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, không nên kiêng gió, kiêng ăn. Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu, dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên, cha mẹ không nên để trẻ bị lạnh.

Kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu.

- Khi nào cho trẻ nhập viện?. Trẻ bị sốt phát ban được chăm sóc tại nhà sẽ được hướng dẫn tái khám theo hẹn mỗi ngày hoặc 2 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh. Cha mẹ cần cho trẻ đến khám lại ngay khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu sau: Trẻ bị sốt cao không hạ sau khi đã phát ban; Thay đổi tri giác: Lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê, trẻ bị co giật, trẻ thở mệt, thở nhanh, khó thở.

Ngừa bệnh

Theo Ths. BS Đinh Thạc, để phòng ngừa bệnh sốt phát ban cho trẻ khi năm học mới bắt đầu, các bậc phụ huynh, giáo viên nên hạn chế cho trẻ lành tiếp xúc với bệnh nhân bị nghi ngờ đang mắc bệnh. Tuy nhiên, cách này rất khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là chủng ngừa. Cụ thể: Sởi có thể chích ngừa khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Rubella được chích chung với quai bị và sởi bằng vaccine 3 trong 1 khi trẻ được 12 tháng – 15 tháng tuổi và tiêm nhắc liều thứ 2 khi trẻ được 4 tuổi – 6 tuổi.

Sốt phát ban là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thuộc nhóm tuổi từ 6 tháng – 36 tháng tuổi. Hầu hết nguyên nhân gây sốt phát ban cho trẻ là do virus lành tính, nếu được chăm sóc tốt bệnh có thể tự lành sau 5 – 7 ngày.


Làm gì khi trẻ sốt phát ban?

Phô Mai đi học về khỏe mạnh thế nhưng tối đến bỗng nhiên nóng sốt mấy hôm liên tục.



Đến hôm thứ ba, bé hết sốt, nhưng bắt đầu nổi những nốt nhỏ màu đỏ như rôm sảy màu hồng mịn ở mặt và nhanh chóng xuất hiện toàn thân. Bé lười chơi, ăn uống trễ nãi làm cả nhà vô cùng lo lắng.

Còn chị Chi Mai thì ôm cu Nghé đến bệnh viện với vẻ mặt hớt hải bởi con sốt cao kèm ho, sổ mũi, mắt đỏ, triệu chứng giống như viêm tai giữa cấp nhưng uống kháng sinh mấy hôm rồi không khỏi, giờ lại nổi mẩn đỏ khắp người Cu Nghé còn có triệu chứng đi ngoài, đêm ngày quấy khóc, có dấu hiệu giảm cân.

Hầu hết những trường hợp bệnh trên, trẻ đều bị nhiễm dịch sốt phát ban rubella, một loại sốt thường gặp ở trẻ nhò và bùng phát vào mùa Đông xuân do thời tiết thay đổi ở Việt nam. Bệnh do virus Rubella gây ra, dễ lây lan và chủ yếu lây qua đường hô hấp. Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới quốc gia, từ cuối tháng 1 năm 2011 đến nay đã tiếp nhận gần 200 bệnh nhân bị sốt phát ban, trong đó phần lớn bệnh nhân là trẻ nhỏ.

Bệnh sốt phát ban có nguy hiểm không?

Trường hợp nhiễm bệnh của bé Phomai và bé Nghé trên đây chỉ là một trong những ví dụ cho thấy virus Rubella rất khó xác định sớm. Sốt phát ban là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, và nó chỉ nguy hiểm khi hiểu sai cách chữa trị và dẫn tới biến chứng. Phát ban ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, nặng hơn sẽ là viêm não. Trong khoảng thời gian từ 7 ngày trước phát ban và trong lúc phát ban là thời gian bé có khả năng lây bệnh cao nhất. Sự nguy hiểm ở đây là bệnh rất dễ lây lan và nguồn lây bệnh không thể phát hiện được cho đến khi bé bị nhiễm có triệu chứng phát ban 7 ngày sau đó. Biện pháp cách ly đến thời điểm này cũng được xem là đã quá trễ.

Điều trị sốt phát ban theo cách nào?

Một số phụ huynh khi thấy con sốt, chưa xác định cụ thể bệnh vẫn thường tự điều trị tại nhà cho con bằng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ dẫn đến bệnh của trẻ không giảm mà còn nặng lên. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng kháng sinh không có tác dụng với virus, bạn cần tư vấn của bác sỹ để xác minh bé có thực sự bị sốt phát ban do virut rubella hay không.

Bé Phô Mai sau khi khám và xác định bị sốt virut đã được điều trị tại nhà, bố mẹ hạ sốt cho bé bằng cách chườm khăn mát, uống thuốc hạ sốt dạng xiro, và được bổ sung vitamin C, uống nước cam, chanh để bé tăng sức đề kháng. Một tuần sau, các nốt đỏ mờ dần đi, bé cũng trở nên vui hơn, không còn khó chịu vì ngứa nữa nên đã chịu ăn cháo uống sữa trở lại.

Nghe theo chỉ dẫn của bác sỹ, chị Mai vẫn lau người cho cu Nghé bằng nước ấm bình thường và tắm nhanh, tắm ở nơi kín gió và lau khô nhanh cho bé vì sạch sẽ sẽ giúp da bé bài tiết tốt hơn. Khi tắm xong, tránh cơ thể Nghé tiếp xúc với gió, ngay cả gió quạt máy. Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn điều trị bệnh cũng được chị rất quan trọng, vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể con chống lại bệnh, vừa đảm bảo vệ sinh để bé không bị mắc tiêu chảy. Chế độ ăn được tăng thêm , chị cho con ăn nhiều hơn bình thường, chia thành nhiều bữa và ưu tiên cho những thức ăn dễ tiêu hóa. Đến hôm nay, cơn sốt được hạ, cu Nghé đã tíu tít vui chơi trở lại dù vết ban vẫn còn mờ đỏ, đang giảm dần từng ngày.

Chị Mai cũng chia sẻ rằng trong suốt thời gian bị sốt phát ban, nếu kiêng gió, kiêng nước bằng cách hạn chế vệ sinh cá nhân cho bé, thì bé sẽ cảm thấy không thoải mái, tệ hơn là cơ thể bé sẽ khó hạ sốt, nguy cơ bị nhiễm trùng da và gặp biến chứng viêm phổi rất cao. Ăn tinh sẽ làm cho bé rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém nên khó chống chọi được với bệnh tật. Đặc biệt, khi con bạn sốt phát ban rubella, bạn cần hạn chế bé tiếp xúc với nhiều người để tránh lây nhiễm bệnh và điều trị cho con phải tuyệt đối tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sỹ.


Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt phát ban

SPB là bệnh rất dễ lây nhiễm, nhất là trong môi trường có tính tập thể như nhà trẻ, trường học, trường mẫu giáo vì bệnh lây chính yếu qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi làm văng những giọt nước li ti, người lành hít phải sẽ bị nhiễm bệnh.


Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm vi rút (70  - 80%), trong đó virút đường hô hấp luôn chiếm đa số bao gồm virút sởi, virút gây bệnh rubella, adeno virút, echo virút, nhóm enterovirus…Đây chính là lý do tại sao trẻ có thể bị SPB nhiều lần. Sốt phát ban do vi rút sởi và virút gây bệnh rubella là 2 nguyên nhân thường gặp. Bệnh sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh rubella gọi là ban đào.

Biểu hiện chung của SPB là sau thời gian ủ bệnh trung bình khoảng một tuần, trẻ thường bị sốt, trẻ có thể sốt nhẹ (37,5oC - 38oC) hoặc sốt cao (39oC - 40oC) tùy theo thể trạng và nguyên nhân gây bệnh, khi bớt sốt sẽ xuất hiện hồng ban trên người với tính chất đặc thù của từng bệnh, cụ thể:

Ban do virút sởi (ban đỏ): khởi bệnh trẻ thường bị sốt, khi dấu hiệu sốt giảm sẽ xuất hiện dấu hiệu phát ban, lúc đầu ở sau tai sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da, đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”. Ngoài ra một số triệu chứng kèm theo như chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt. Virút sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhất là biến chứng viêm phổi và viêm não do virút.

Ban do virút rubella (ban đào): phát ban lúc đầu ở mặt sau đó lan xuống dưới chân, thời gian phát ban thường kéo dài khoảng 3 ngày. Ban do rubella thường dày hơn và có màu nhạt hơn ban sởi, có thể kèm theo tình trạng sưng hạch sau tai, hạch cổ và dưới chẩm, bệnh nhân có thể bị đau khớp. Virút gây bệnh rubella khá lành tính đối với trẻ nhưng lại rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà

Hạ sốt đúng cách cho trẻ: nếu trẻ sốt từ 38oC cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại paracetamol loại đơn chất với liều 10 - 15mg/kg cân nặng, 4 - 6 giờ một lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi cần, để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ.

Giảm ho, giảm đau họng cho trẻ: khi trẻ ho nên cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như rau tần dầy lá, tắc chưng với đường phèn, gừng hấp mật ong…

Làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm: giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ.

Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa và bổ sung đủ nguồn nước uống cho trẻ.

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa… Trẻ ăn uống quá khó khăn phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, nhất là những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.

- Đặc biệt những trẻ bị nhiễm sởi cần chú ý việc bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ đôi mắt cho trẻ.

Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng: qua việc tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn.

- Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu và dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên, không nên để trẻ bị lạnh.

- Kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu.

Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh trở nặng để cho trẻ nhập viện kịp thời: trẻ bị sốt phát ban được chăm sóc tại nhà sẽ được hướng dẫn tái khám theo hẹn mỗi ngày hoặc 2 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh của trẻ. Phụ huynh cần cho trẻ đến khám lại ngay khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu sau:

- Trẻ bị sốt cao không hạ sau khi đã phát ban.                                    

- Thay đổi tri giác: lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê.

- Trẻ bị co giật.

- Trẻ thở mệt, thở nhanh, khó thở.

Phương pháp phòng ngừa bệnh sốt phát ban cho trẻ

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân bị nghi ngờ đang mắc bệnh, cách này rất khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban.

- Cách phòng ngừa tốt nhất là chủng ngừa:

Sởi có thể chích ngừa khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

Rubella được chích chung với quai bị và sởi bằng vắc-xin 3 trong 1 khi trẻ được 12 tháng - 15 tháng tuổi và tiêm nhắc liều thứ 2 khi trẻ được 4 tuổi - 6 tuổi.


Phân biệt sốt phát ban và sởi

Câu hỏi:

Những ngày này em thấy mọi người bị sốt phát ban rất nhiều, nhưng khi đọc các biểu hiện của sốt phát ban thì em thấy không khác gì so với sởi cả. Vậy làm thế nào để phân biệt hai loại bệnh này để chữa trị cho đúng?

Câu trả lời:

Hiện tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, sốt phát ban do rubella đang vào đỉnh dịch, tuy nhiên trong số đó vẫn rải rác các ca mắc sởi. Sốt cao, nổi phát ban khắp người đều là triệu chứng của hai bệnh trên.

Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Nhiệt đới trung ương tiếp nhận 70-100 ca đến khám. Trong đó, chủ yếu là sốt phát ban do virus rubella. Bệnh dễ gây biến chứng viêm não nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm với thai phụ, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ. Lý do là tỷ lệ dị dạng thai nhi trong giai đoạn này có thể là 25%, 40% thậm chí là 60%, khiếm khuyết về tim mạch, não, chậm phát triển...

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện, những người bị sốt kèm theo triệu chứng mẩn đỏ khắp người là dấu hiệu của sốt phát ban do virus gây ra, có thể do rubella, sởi. Dựa trên biểu hiện lâm sàng vẫn có thể phân biệt hai bệnh này với nhau. Cụ thể:

Rubella (hay sởi Đức):

- Người bệnh có các biểu hiện: sốt, mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch. Triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có.

- Sau 1-7 ngày sẽ nổi ban. Ban dạng dát sẩn nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi nhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng. Ban tồn tại 1 – 5 ngày, hay gặp nhất là 3 ngày.

- Ngoài ra, có thể 1-2 ngày người bệnh đã sốt và phát ban khắp người chứ không theo trật tự và để lại vết thâm như sốt phát ban dạng sởi.

Sởi:

- Các triệu chứng ban đầu gồm: sốt cao đột ngột, đau người, viêm đường hô hấp, ho, chảy nước mũi...

- Sau 2-3 ngày nổi ban ở mặt, gáy, sau đó lan ra khắp người và các ban bay dần sau khoảng 3 ngày.

- Sau khi các ban bay hết vẫn để lại những vết thâm.

Giai đoạn các ban lặn có thể để lại biến chứng. Trẻ em hay bị viêm nhiễm đường hô hấp, với người lớn là viêm não.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi có biểu hiện bệnh nên đi khám để biết chắc chắn sốt phát ban là do nguyên nhân nào. Bệnh rất dễ lây lan vì lây qua đường hô hấp. Có thể phòng bệnh bằng cách tiêm phòng. Loại văcxin đang sử dụng phổ biến là văcxin phối hợp ngừa 3 bệnh: sởi, quai bị và rubella.

Bên cạnh đó, đối với bệnh này, điều quan trọng là không nên kiêng tắm rửa. Lý do là nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là các hốc tự nhiên như: mũi, mắt, miệng sẽ gây bội nhiễm, dẫn đến các biến chứng sưng khớp, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu...

Các bệnh do virus hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, người bệnh cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn đủ chất, hạ nhiệt khi sốt cao. Tuyệt đối không được tự ý truyền dịch và tiêm kháng sinh vì không có tác dụng.


Điều trị sốt phát ban theo cách nào?

Một số phụ huynh khi thấy con sốt, chưa xác định cụ thể bệnh vẫn thường tự điều trị tại nhà cho con bằng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ dẫn đến bệnh của trẻ không giảm mà còn nặng lên. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng kháng sinh không có tác dụng với virus, bạn cần tư vấn của bác sỹ để xác minh bé có thực sự bị sốt phát ban do virut rubella hay không.

Bé Phô Mai sau khi khám và xác định bị sốt virut đã được điều trị tại nhà, bố mẹ hạ sốt cho bé bằng cách chườm khăn mát, uống thuốc hạ sốt dạng xiro, và được bổ sung vitamin C, uống nước cam, chanh để bé tăng sức đề kháng. Một tuần sau, các nốt đỏ mờ dần đi, bé cũng trở nên vui hơn, không còn khó chịu vì ngứa nữa nên đã chịu ăn cháo uống sữa trở lại.

Nghe theo chỉ dẫn của bác sỹ, chị Mai vẫn lau người cho cu Nghé bằng nước ấm bình thường và tắm nhanh, tắm ở nơi kín gió và lau khô nhanh cho bé vì sạch sẽ sẽ giúp da bé bài tiết tốt hơn. Khi tắm xong, tránh cơ thể Nghé tiếp xúc với gió, ngay cả gió quạt máy. Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn điều trị bệnh cũng được chị rất quan trọng, vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể con chống lại bệnh, vừa đảm bảo vệ sinh để bé không bị mắc tiêu chảy. Chế độ ăn được tăng thêm , chị cho con ăn nhiều hơn bình thường, chia thành nhiều bữa và ưu tiên cho những thức ăn dễ tiêu hóa. Đến hôm nay, cơn sốt được hạ, cu Nghé đã tíu tít vui chơi trở lại dù vết ban vẫn còn mờ đỏ, đang giảm dần từng ngày.

Chị Mai cũng chia sẻ rằng trong suốt thời gian bị sốt phát ban, nếu kiêng gió, kiêng nước bằng cách hạn chế vệ sinh cá nhân cho bé, thì bé sẽ cảm thấy không thoải mái, tệ hơn là cơ thể bé sẽ khó hạ sốt, nguy cơ bị nhiễm trùng da và gặp biến chứng viêm phổi rất cao. Ăn tinh sẽ làm cho bé rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém nên khó chống chọi được với bệnh tật. Đặc biệt, khi con bạn sốt phát ban rubella, bạn cần hạn chế bé tiếp xúc với nhiều người để tránh lây nhiễm bệnh và điều trị cho con phải tuyệt đối tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sỹ.



Trẻ bị nang kê
Nguyên nhân trẻ bị hôi miệng
Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì
Trẻ bị ho nhiều vào đêm
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy cấp
Trẻ bị sốt nên ăn gì
Thực đơn cho trẻ bị táo bón


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
xin chào bác sĩ, cho tôi hỏi trẻ tiêm phòng sởi rồi liệu cps bị lên sởi không?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Sởi là một bệnh virus cấp tính, có tính lây, gây thành dịch làm sốt, ho, viêm niêm mạc, phát ban hay gây bệnh ở trẻ em, người lớn và thanh niên ít bị, có miễn dịch lâu bền (nếu đã mắc sởi 1 lần thì sẽ không bị lại nữa). - Đường lây: trực tiếp qua đường hô hấp và niêm mạc, khi đứng gần bệnh nhân trong vòng chu vi 1,5 -2m đường kính, do đờm dãi bắn vào, dễ lây nhất là trước và trong khi phát ban. Có thể bị mắc lại trong trường hợp lần 1 tiêm loại vacxin chết mà chưa tiêm nhắc lại thì nguy cơ có thể mặc lại lần 2.CÒn về cơ bản thì cũng khó lắm nhé
Chào bác sĩ, cho tôi hỏi bé được 1 tuổi cứ mỗi lần sốt là bị phát ban.Có cách nào điều trị tốt nhất bệnh này không vì bé nhà tôi rất hay mắc phải bệnh này mặc dù đã điều trị rất nhiều cách theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cảm ơn bác sĩ a.
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý