Trẻ bị chảy nước mũi - nguyên nhân và cách điều trị

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Trẻ bị chảy nước mũi - nguyên nhân và cách điều trị

19/04/2015 01:50 AM
54,341
Nếu bé bị cảm, mũi của bé sẽ sản xuất dịch mũi để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào phổi. Khi ấy, dịch mũi có thể chảy xuống cổ họng, tràn ra khỏi khoang mũi nên khiến bé bị chảy nước mũi.

Những yếu tố khác khiến bé dễ bị chảy nước mũi



Bé phải ra ngoài trời

Nhất là khi trời lạnh, mũi của bé sẽ phản ứng lại với không khí lạnh bên ngoài trước khi luồng không khí này xâm nhập vào phổi. Những mạch máu nhỏ bên trong lỗ mũi bị kích thích nên chúng sẽ giãn nở, để sưởi ấm luồng không khí lạnh bên ngoài. Sự giãn nở của những mạch máu trong khoang mũi khiến mũi sản xuất nhiều dịch hơn. Kết quả là bé sẽ bị chảy nước mũi.

Bạn nên giữ ấm vùng chân, tay, đầu cho bé nhưng không nên quấn bé quá chặt, dễ làm gia tăng tình trạng đổ mồ hôi. Bạn cũng tránh rửa mặt mũi, chân tay hoặc tắm cho bé bằng nước lạnh


Bé bị viêm mũi

Trường hợp này, bé bị chảy nước mũi mà không kèm theo dấu hiệu bị sốt, bị cảm hoặc cũng không phải là thời điểm sau khi bé khóc, bạn nên đưa bé đi khám:

- Nếu là viêm mũi nhẹ, bé có thể không cần uống thuốc, bạn chỉ nên giữ sức khỏe và đề phòng những dấu hiệu dị ứng ở bé. Bạn có thể vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch nhỏ mũi dành cho bé khoảng 1-2 lần/ngày. Bên cạnh đó, bạn nên hút mũi cho bé thường xuyên.

+ Bạn cũng có thể dùng tăm bông để vệ sinh mũi cho bé hàng ngày. Tuy nhiên, trước khi dùng tăm bông lau mũi cho bé, bạn nên cẩn thận nhúng đầu tăm bông vào một chén nước ấm. Nếu tăm bông bị khô, khi đưa vào khoang mũi của bé, những hạt bụi nhỏ li ti xuất hiện trên bề mặt tăm bông có thể bám vào khoang mũi bé, khiến bé dễ bị viêm hơn.

- Nếu bé bị viêm mũi nặng, bé có thể phải uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trường hợp này, bạn nên lưu ý, vì nếu bị viêm mũi nặng, bé có thể kéo theo dấu hiệu ho, viêm phổi…

Bé bị dị ứng

Bé bắt đầu xuất hiện dấu hiệu chảy nước mũi sau khi bé phải tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa hoặc lông động vật. Đây là cách cơ thể bé phản ứng lại với những thứ nguy hiểm như vi khuẩn.

Nếu tình trạng dị ứng của bé nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể chỉ định cho bé một số thuốc chống dị ứng hiệu quả.

Bé khóc

Khi khóc, nước mắt của bé sẽ chảy ra từ tuyến lệ (dưới mí mắt), dẫn tới khoang mũi. Nước mắt kết hợp với chất dịch ở đây và khiến bé bị chảy nước mũi.



Đúng, sai bệnh sổ mũi ở trẻ em

Xung quanh bệnh sổ mũi trẻ em có khá nhiều ý kiến khác nhau.
Chúng tôi xin giới thiệu một số sự thật và ngộ nhận.
1. Trẻ vài tuổi bị sổ mũi phải nằm giường

Không đúng. Việc cấm trẻ ra khỏi nhà không cần thiết, nếu sổ mũi là triệu chứng duy nhất, khi đối tượng vẫn khỏe mạnh bình thường, không bị sốt và không ho. Chỉ cần lưu ý, để trẻ không quá mệt mỏi. Tốt nhất tạm thời không chạy nhảy, không đi xe đạp, bởi vận động thể chất sẽ hâm nóng cơ thể, sau đó rất dễ cảm lạnh.

Khi bị sổ mũi trẻ dễ bị các bệnh lây nhiễm, bởi niêm mạc mũi bị chấn thương, suy yếu khó tự vệ trước đòn đánh của mầm bệnh. Vì thế để tránh khả năng có thể bị lây bệnh từ bạn cùng lứa – trẻ mẫu giáo nên nghỉ học. Trẻ lớn tuổi hơn có thể vẫn đi học bình thường (xin nghỉ giờ thể dục) – vì khả năng đề kháng của cơ thể tốt hơn.

2. Sổ mũi không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với mắc bệnh lây nhiễm

Chính xác. Có thể nghi ngờ, trẻ bị dị ứng phấn hoa hoặc bụi nhà – nếu trẻ bị chảy nước mũi kéo dài hơn 2 tuần. Ngoài chảy nước mũi, trẻ còn bị những cơn hắt xì hơi và chảy nước mắt, đỏ mắt, thường kêu nhức đầu. Trong tình huống như thế cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên về các bệnh dị ứng.

3. Viên canxi phát huy tác dụng tốt đối với sổ mũi

Sai. Đã có thời bác sĩ chỉ định trẻ sổ mũi uống viên canxi sủi. Bây giờ ngược lại – bác sĩ khuyên, không dùng bất cứ loại thuốc nào có canxi. Sự thật, sử dụng viên sủi canxi phát huy tác dụng giảm thiểu nước mũi, bởi nó làm đông đặc nước mũi.

Tuy nhiên khi ấy thay vì chảy ra ngoài – nước mũi tồn động bên trong lỗ mũi, trong xoang và họng, nhanh chóng biến thành thức ăn cho vi trùng gây bệnh. Hệ quả, thay vì giúp cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe, đối tượng sẽ bị viêm họng, viêm tai giữa hoặc viêm xoang.

Nhìn chung không dẫn đến biến chứng – nếu đối tượng vẫn bị sổ mũi kèm chảy nước mũi, cơ thể sẽ dần hồi phục sau thời gian từ 5 đến 7 ngày.

4. Không hiếm trường hợp sổ mũi có quan hệ với dị ứng thức ăn


Chính xác. Với trẻ bị dị ứng thức ăn rất dễ phát triển dạng mẫn cảm thái quá khác, thí dụ với phấn hoa, mầm nấm độc hoặc bụi nhà. Đó là triệu chứng  sổ mũi theo mùa, thường kéo dài trong thời gian vài ba tuần. Bởi nó có mối liên quan đến dị ứng xâu chuỗi (sổ mũi dị ứng kết hợp với dị ứng với món thức ăn cụ thể).

5. Trẻ em bị sổ mũi không được phép tiêm chủng

Không đúng. Bản thân sổ mũi không phải một loại bệnh lý, tức không thuộc diện cấm chỉ định tiêm chủng. Vậy nên không bỏ qua đợt tiêm chủng – nếu ngoài sổ mũi, trẻ không bị ho, không bị sốt và những dấu hiệu đáng lo ngại khác như cơ thể suy nhược, viêm họng, đau đầu…

6. Không khí quá khô và quá ấm trong mùa đông đều không có lợi cho mũi

Chính xác. Trẻ đến tuổi mẫu giáo thường bị sổ mũi và rất khó chữa trị - khi mùa đông chạy lò sưởi hết công suất, làm cho không khí trong phòng quá ấm và thiếu độ ẩm cần thiết.

Nhiệt độ trong phòng ngủ buổi tối chỉ nên duy trì ở mức 20 – 22 độ C. Độ ẩm không thể thấp hơn 60% (đặt chậu nước trong phòng có thể là giải pháp tăng cường độ ẩm tự nhiên).

7. Vitamin C phát huy tác dụng tích cực đối với sổ mũi

Chính xác. Nhờ vitamin C, tốt nhất trong mối liên kết với rutine (thí dụ Rutinacea Junior, Ceruvit Junior, Rutinosscorrbin Junior, Novorutin C Junior), trẻ sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu. Lý do: cặp đôi này bịt kín mao mạch, tức phát huy tác dụng giảm thiểu tình trạng phù nề và chảy nước mũi.

Vitamin C còn phát huy tác dụng củng cố khả năng đề kháng – yếu tố giúp cơ thể tự vệ tốt hơn trước nguy cơ di chứng sau sổ mũi ở dạng dễ mắc các bệnh lây nhiễm. Chiết xuất từ bưởi (Citrosept Junior) cũng phát huy tác dụng tương tự.

8. Trẻ bị chảy nước mũi cần phải mặc ấm hơn

Sai. Không cần mặc cho trẻ ấm hơn so với bình thường. Trái lại – thêm một chiếc áo len, bộ đồ lót dầy hơn không mang lại điều gì tốt đẹp. Thay vào đó, có thể dẫn đến tình trạng cơ thể ra mồ hôi quá nhiều. Dễ gây nhiễm lạnh.

Tuy nhiên, ngay trước khi trẻ ngủ cần làm ấm bàn chân của trẻ. Thoạt đầu dùng tay xoa bóp từng ngón chân và toàn bộ bàn chân trong thời gian năm mười phút. Sau đó đi tất bông ấm. Ngoài ra, nên quan tâm, để con không bị lạnh giá chân trong những ngày mùa đông. Hãy trang bị cho trẻ tất ấm và giầy có cổ, không thấm nước.

9. Làm vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý (nước biển) giúp chữa trị sổ mũi

Chính xác. Không hiếm trường hợp thậm chí tỏ ra hiệu quả hơn thuốc nhỏ mũi thông dụng. Lọ xịt nước biển hoặc dung dịch muối sinh lý (Marimer, Sterimar, Tonimer, Pneumovit) phát huy tác dụng làm tan và sục rửa nước mũi.

Và một khi nước mũi không ứ đọng trong lỗ mũi, vi trùng sẽ không còn nguồn thức ăn. Vì thế trẻ nhanh loại bỏ sổ mũi và hít thở dễ hơn.

Dạng nước xịt mũi này cũng có tác dụng bôi trơn niêm mạc mũi, tức ngăn ngừa khả năng vi trùng gây bệnh thâm nhập vào cơ thể bằng con đường này.

10. Cần sử dụng thuốc kháng sinh – trường hợp sổ mũi dẫn đến tắc mũi


Chưa chắc. Chỉ là giải pháp cuối cùng. Bác sĩ nhi khoa có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh – khi xuất hiện sốt cao, và sổ mũi không chấm dứt sau 2 tuần, hoặc – thay vì thuyên giảm, tình trạng sổ mũi càng nghiêm trọng hơn, nước mũi bắt đầu đặc quánh, chuyển sang mầu xanh.

Cho đến khi trẻ còn thể lực tốt, chỉ cần rửa mũi bằng nước muối sinh lý và uống vitamin C. Cũng có thể điều trị bằng tỏi sống – thực phẩm cũng chứa kháng sinh tự nhiên.

Tỏi thái thành những lát mỏng, sau khi đã bóc vỏ, cho vào ly sữa cùng thìa cà phê mật ong. Cũng có thể mua tại hiệu thuốc sản phẩm đã chế biến sẵn.


Cách xử trí khi bị chảy nước mũi
Xử trí ban đầu tại nhà khi bị chảy nước mũi
Nếu nước mũi chảy ra trước có màu trắng trong, bạn chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% ngày 4-5 lần, mỗi bên mũi 3-4 giọt. Khi nước mũi đã chuyển sang màu vàng xanh, lúc này bệnh nhân cần phải được thăm khám bởi thầy thuốc tai mũi họng để xác định chính xác mức độ, nguyên nhân gây bệnh giúp cho việc dùng thuốc an toàn và hợp lý.
 
Nhỏ Mũi có thể thực hiện theo các bước sau đây:
     1. Để bé nằm ngữa, đầu ngữa nhẹ ra sau.
     2. Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2 đến 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 đến 5 giọt.
     3. Để khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đàm nhớt trong hốc mũi.
     4. Làm sạch hốc mũi: nếu trẻ lớn biết xì mũi thì cho bé ngồi dậy và xì mũi ra một khăn sạch. Nếu trẻ nhỏ không xì mũi được thì dùng bóng hút hút đàm nhớt trong hốc mũi. Bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra, khi đó chất đàm nhớt trong hốc mũi sẽ được hút vào trong bóng hút.
    5. Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.
    6. Có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi mỗi ngày 4 lần cho đến khi bé không còn dấu hiệu của nghẹt mũi. Cũng có thể thực hiện nhiều lần trong ngày khi bé có dấu hiệu nghẹt mũi và tình trạng tiết nước mũi nhiều.
Trời lạnh thế này em bé rất hay bị sổ mũi, tịt mũi. Đêm nằm bé ngạt không ngủ được quấy khóc đến là thương. Mình có vài kinh nghiệm “điều trị” thế này, xin chia sẻ cùng các mẹ:

- Quan trọng nhất để ngăn chặn tình trạng con bị chảy nước mũi (dễ chuyển sang thành viêm họng, lên đờm) là phải giữ ấm cho con. Trời lạnh thế này nếu bé ra ngoài, các mẹ đừng quên cho con mặc quần áo ấm, đeo khẩu trang, găng tay, đội mũ che tai và quàng khăn kín cổ. Nếu bé ở trong nhà thì nên bật máy sưởi để không khí được ấm hơn (hít khí lạnh cũng là nguyên nhân khiến bé bị viêm mũi). 
- Nếu các mẹ đã cố gắng hết sức để giữ ấm cho bé rồi mà bé vẫn bị sổ mũi (cũng khó tránh lắm vì bé đi ngủ hay đạp chăn mà), thì làm các bước sau:
1. Hút nước mũi cho bé bằng dụng cụ chuyên dụng. Bước này quan trọng đấy vì giúp lấy đi hết dịch nhầy và “cứt mũi”, cho mũi bé được sạch và thông thoáng. Trước khi hút các mẹ nhỏ vài giọt nước muối sinh lý hoặc xịt nước muối biển (loại trẻ em) cho bé nhé!
2. Nhỏ thuốc mũi cho bé theo chỉ định của bác sỹ (tuân thủ nghiêm ngặt nhé, vì mình nghe nói bé bị ngạt dùng thuốc khác, bị chảy nhiều nước mũi dùng thuốc khác).
3. Vì bé sổ mũi hay bị ngạt, mẹ nên cho bé nằm kê cao đầu, cách này để “lưu thông” nước mũi. (Có đêm mình phải tựa gối ôm con ngủ đấy, mỏi rã cả tay, nhưng nhờ thế con thở được tốt hơn, không quấy khóc).
4. Các mẹ cần tránh để bé hít phải khí lạnh vào lồng ngực. Bác sĩ tai mũi họng Lee D. Eisenberg tại ĐH Columbia (TP New York, Mỹ) khuyên bạn nên che mũi, miệng cho con bằng khăn lụa mỏng. Ở Việt Nam mình thì các mẹ có khẩu trang. Khăn/khẩu trang sẽ làm không khí quanh mũi được ấm lên, tránh tình trạng chảy nước mũi.
5. Với các bé lớn hơn, bạn hỉ mũi cho bé bằng khăn giấy mềm, sạch rồi vứt ngay vào thùng rác nhé! Bôi thuốc mỡ cho bé để giữ ẩm và chống sưng tấy nếu cửa mũi bị rát vì phải hỉ mũi quá nhiều.

Phòng tránh sổ mũi cho trẻ khi giao mùa


Do sức đề kháng của trẻ còn rất kém, khả năng thích nghi với môi trường không cao, nên khi mùa đông xuân khí hậu ẩm ướt, lạnh... trẻ rất dễ bị sổ mũi (chảy nước mũi). Chảy nước mũi là một trong những hội chứng lớn của mũi. Chảy nước mũi có thể nhìn thấy ở ngay trước mũi hoặc chảy xuống họng làm cho trẻ ho.
Nếu không ngăn chặn sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng dẫn tới viêm mũi - họng, viêm phế quản... Để điều trị hết chảy mũi cho trẻ cần phải xác định đúng nguyên nhân gây ra viêm và xử lý chính xác. Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi nên xịt nước muối sinh lí, sau đó dùng các dụng cụ hút nước mũi, rồi nhỏ mũi bằng các loại thuốc dành riêng cho trẻ em. Tránh dùng các thuốc có dầu và các loại thuốc làm co mạch máu. Nếu nước mũi của trẻ có màu vàng, chứng tỏ trẻ đã bị nhiễm khuẩn. Nếu kèm theo sốt, thì ngoài xịt mũi như trên cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định.
Việc làm sạch mũi trước khi nhỏ thuốc là cần thiết, tuy nhiên cần tránh thực hiện động tác này bằng cách dùng miệng của người lớn hút mũi cho trẻ. Vì bình thường ở họng miệng của người lớn chứa rất nhiều loại vi khuẩn và virus, nấm khác nhau nên khi hút mũi cho trẻ bằng phương pháp này người lớn vô tình truyền thêm cho trẻ vi khuẩn, những loại mà trẻ chưa hề tiếp xúc làm bệnh nặng thêm và khó điều trị.
Trong thời tiết hiện nay, để tránh các bệnh đường mũi - họng cho trẻ, ngoài việc giữ ấm, nhất là vùng họng và chân tay, nên bổ sung thêm vitamin và sắt cho trẻ, không khí trong phòng trẻ phải khô, thoáng. Không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa hay khói thuốc lá. Vệ sinh thường xuyên vùng mũi cho trẻ. Khuyến khích trẻ vận động và tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.


Vệ sinh mũi không đúng cách


Thời tiết nóng lạnh đột ngột khiến cho nhiều trẻ em không thích nghi kịp, dễ mắc các bệnh về mũi họng.
BS Thu Lan (Trung tâm Tư vấn sức khoẻ nhi khoa và người cao tuổi Hà Nội): Cha mẹ vệ sinh mũi bằng cách xịt nước muối biển nhưng trong có trường hợp đã khiến bệnh nặng thêm do làm không đúng cách.
Lọ nước biển thường có tác dụng xịt và hút. Vì vậy nên dùng 2 lọ: 1 lọ nước biển đầy và 1 lọ đã hết. Trẻ bé thì bế trên tay, giữ yên đầu rồi xịt nước biển vào mũi trẻ. Xịt xong day ấn cánh mũi vài giây, khi thấy nước mũi chảy ra thì bóp lọ nước biển kề sát cánh mũi bé rồi nhả ra để nước bẩn hút sạch mũi trẻ.
Trẻ hơn 2 tuổi cũng nên đặt nằm nghiêng rồi thao tác xịt rửa mũi. Bảo trẻ mở miệng để màng hầu che kín, mũi không chảy vào họng. Xịt nước rửa mũi vào từng hốc mũi, dùng 2 ngón tay bóp day 2 cánh mũi cho nước mũi chảy ra, sau đó hút sạch.
Trẻ có thể bị sặc
BS Lâm Thanh Mai, Trung tâm Bác sĩ gia đình Hà Nội cho biết, có nhiều bà mẹ chưa biết cách xịt nước muối biển đã xịt một lượng nước lớn vào mũi làm trẻ bị sặc. Việc lợi dụng lúc trẻ ngủ xịt nước muối càng làm bé dễ bị sặc và hoảng sợ hơn. Bởi lượng lớn nước muối vào mũi thường làm trẻ không điều tiết kịp, hít vào là sặc, lỡ tràn vào thanh quản gây ho, nếu kèm theo dịch bẩn sẽ dễ nhiễm trùng đường hô hấp.
Theo BS Duy Anh (Bệnh viện E Hà Nội), thời tiết liên tục thay đổi, nóng lạnh đột ngột khiến cho nhiều trẻ em không thích nghi kịp, dễ mắc các bệnh về mũi họng (với các biểu hiện đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi…), trong đó có cả viêm mũi dị ứng (cũng gây ngứa mũi, mắt, nghẹt mũi…). Trong các loại thuốc chỉ định điều trị có nước muối biển dạng xịt để rửa mũi trong khoảng từ 3 – 5 ngày sẽ khỏi nếu chỉ viêm đường hô hấp trên. Khi xịt, các hạt nước li ti đi sâu vào ngách mũi, bám lên bề mặt niêm mạc, có tác dụng làm sạch các dịch tiết ở mũi, giúp phòng ngừa tốt các bệnh hô hấp.
BS Thu Lan (Trung tâm Tư vấn sức khoẻ nhi khoa và người cao tuổi Hà Nội) cho biết, nước muối sinh lý NaCl 0,09% vẫn được dùng để vệ sinh mũi họng khi trẻ bị ngạt mũi. Khi đó, dịch tiết trong mũi được làm loãng ra, dễ dàng bài xuất ra ngoài. Tuy nhiên, ở nước ngoài người ta sản xuất nước mũi dạng xịt thường dành cho người nằm viện, do nhân viên y tế làm. Nhưng ở Việt Nam bệnh nhân thường tự làm và làm không đúng kỹ thuật.
Xịt rửa đúng cách
Theo BS Lâm Thanh Mai, thị trường nước biển dạng xịt ở Việt Nam có 2 loại: Nước biển nhân tạo và nước biển khai thác tự nhiên từ biển sâu. Lọ xịt muối biển tinh khiết Sterimax của Pháp, giá khoảng 100.000 đ/lọ, có van xịt mạnh, làm bong tróc dịch tiết mũi khô bên trong (trẻ sơ sinh có loại Sterimax Baby với lực phun nhẹ hơn), còn lọ xịt muối biển của Việt Nam rẻ hơn nhiều, là dung dịch nước rửa mũi sinh lý đạt tiêu chuẩn vô khuẩn.
Muốn rửa sạch hốc mũi phía trong, người bệnh phải cúi nghiêng đầu, xịt vào từng hốc mũi, dùng 2 ngón tay bóp day 2 cánh mũi cho nước chảy ra. Làm như vậy 2 – 3 lần sẽ làm sạch được niêm mạc mũi.
Với trẻ từ 2 tuần tuổi tới 2 tuổi dùng bình xịt nhẹ (hoặc thuốc nhỏ mắt Natri clorid nhỏ mỗi hốc mũi 2- 3 giọt) rồi nghiêng đầu trẻ cho nước chảy ra, dùng khăn hoặc giấy mềm sạch lau khô cho bé. Nếu trời lạnh, các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ. Trẻ lớn hơn cần dạy cách xì mũi, giải thích trước khi xịt rồi hãy xịt mũi.
Để phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ, mỗi ngày nên xịt dung dịch nước biển phun sương vào hai bên mũi, sau đó cho bé hắt hơi hoặc hỉ mũi để tống các chất bụi bẩn ra ngoài. Nhớ nhắc bé há miệng và hỉ từng bên mũi vì hỉ một lúc hai bên có thể gây viêm tai.
BS Duy Anh cũng khuyến cáo không nên lạm dụng nước xịt muối biển với trẻ nhỏ vì xịt rửa nhiều lần làm trẻ rát mũi, kích thích mũi, ảnh hưởng đến niêm mạc mũi, thậm chí có thể gây viêm./.

Trẻ bị sốt nên ăn gì
Thực đơn cho trẻ bị táo bón
Làm gì khi trẻ bị sặc sữa
Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật 
Trẻ bị rụng tóc vành khăn
Làm gì khi trẻ bị bỏng nước sôi


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
chào bác sỹ.cháu bé nhà tôi được hơn 7 tháng tuổi,mấy ngày gần đây cháu ho và co nước mũi nhiều tôi đã đưa cháu đi khám,nhưng vẫn không khỏi.xin bác sỹ tư vấn cách điều trị giùm tôi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
ban phai di dung chuyen khoa tai mui hong de bs chan doan xem be bi lam sao.neu de nuoc mui chay lau ngay ma khong cham dut co the gay viem tai giau.
rat don gian bop nhe ngon chan cai va tay cai vai lan trong ngay hai vai ngon rau bac ha vo cam trong tay ho qua lai truoc mat be hoac dap nhanh toi xoa quanh nguoi be chuc be nhanh khoi nhe
chào bác sỹ. cháu bé nhà em được 16thang. bé bị sổ mui gần tuần rồi ạ.em dùng kèm thuốc và dung dịch muối để rửa .giờ nước mũi bé chuyển màu xanh.thỉnh thoảng kèm theo ho.bé vẫn chơi và an bình thuơng có nguy hiểm không ạ.
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
trẻ trên hai tuổi bị chảy mũi trên hai tuần ma chua khoi?
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Bạn có thể dùng Lọ xịt nước biển hoặc dung dịch muối sinh lý (Marimer, Sterimar, Tonimer, Pneumovit) phát huy tác dụng làm tan và sục rửa nước mũi. Nếu trường hợp sổ mũi kết hợp sốt cao kéo dài tới 2 tuần thì nên đưa bé đi khám sớm để được chuẩn đoán và điều trị
trẻ sổ mũi và ho mãi không khỏi thì dùng thuốc gì
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
chào bác sĩ ạ,con nhà em bị sổ mũi,cứ bị đi bị lại,uống thuốc và nhỏ,rửa bằng nước muối sinh lý cho cháu.lần này cháu bị chục hôm rồi không khỏi và mỗi lần xì ra nước mũi cháu đặc quánh.theo bác sĩ em phải làm như thế nào ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
CON EM MOI THU DEU BINH THUONG NHUNG SAO HAY BI SO MUI HOAI MA EM CHO UONG THUOC VA LAM NHIEU CACH CHUA HOI / EM PHAI LAM SAO / DE LAU VAY CO SAO KO /
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
tai sao tre em lai chay nuoc mui
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Các mẹ tham khảo thêm tại đây nhé http://blognuoicon.com/vi/nuoi-cons-blog-305.nd/tre-bi-chay-nuoc-mui---nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.html
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý