Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng

19/04/2015 02:09 AM
8,677

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư.



Giới thiệu kế hoạch nghiên cứu và cách sử dụng cây Lược vàng

Trên thực tế, việc hồi phục sức khỏe sau khi bị suy sụp đã là dấu hiệu tốt với bệnh nhân. Còn việc các tế bào ung thư tái phát trở lại vào thời gian nào thì không thể biết trước. 

Trước những thông tin về "cây Lược vàng chữa được bách bệnh", Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã đưa ra cảnh báo: Tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng chưa được chứng minh và có thể gây độc cho cơ thể.

Một số nhà nghiên cứu đã cho thử nghiệm về tác dụng của cây Lược vàng với các bệnh nhân mắc các chứng bệnh khác nhau và đều thấy được tác dụng ban đầu của nó, mặc dù chưa có kết quả phân tích cho thấy tác dụng của loại cây này có thể là vĩnh viễn hay không. Theo quan điểm của Đông y, Lược vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi tiểu. Thực ra, những tác dụng đó không chỉ có ở cây đó mà cũng có ở rất nhiều vị thuốc Nam quen thuộc khác. 

Bác sĩ Phạm Văn Lâm, phó chủ tịch hội Đông y tỉnh Thanh Hóa nói: "Mặc dù trước đây cũng có chủ trương thực hiện việc nghiên cứu cây Lược vàng, nhưng Hội Đông y tỉnh Thanh Hóa không làm được vì do kinh phí và trang thiết bị không thể đáp ứng. Do chưa nghiên cứu nên chưa xác định được độc tính của loài này vì thế người tiêu dùng nên hết sức cẩn trọng khi sử dụng".

Không có một loại thuốc nào có thể chữa bách bệnh. Trong Đông y, cách sử dụng thuốc cũng không bao giờ giống nhau, việc gia giảm là khác nhau đối với từng thể trạng. Vì vậy, sẽ rất nguy hại nếu người dân cứ chữa bệnh theo lời đồn.

Sách Cây thuốc VN của dược sĩ Đỗ Tất Lợi không có tên và hình ảnh cây Lược vàng. Hiện tại đang có kế hoạch đưa loại dược thảo này vào nghiên cứu trong thời gian 48 tháng để biết rõ những tác dụng tốt xấu của cây và phân tích sâu hơn. Viện Dược liệu sẽ tiếp tục thực nghiệm về kháng khuẩn, chống viêm trên mô hình khác (gây viêm bằng các tác nhân khác), thử tác dụng hạ đường huyết và khả năng trên hệ miễn dịch xem có khả năng kích thích hệ miễn dịch hay không. Đặc biệt, sẽ tiến hành thử nghiệm trên động vật thí nghiệm trong thời gian dài. Sau đó làm xét nghiệm sinh hóa kiểm tra trên tế bào gan, thận, xem có ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể hay không.

KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC

THU HOẠCH: Lúc nào cũng được. Cây, rễ, lá, thân đều dùng được. Ngâm rượu nên dán nhãn đề ngày, tránh đừng để ánh sáng mặt trời chiếu vào. 

SỬ DỤNG: Liều lượng tuỳ thể tạng bệnh nhân, dừng ngay nếu dị ứng. Người bệnh có thể lấy lá ăn hoặc nghiền ra uống trong 2 bữa cơm; hoặc đem thân cây cắt ra ngâm rượu khoảng 15 ngày, uống trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần 30 ml. 

LƯU Ý: Khi dùng lá này nên kiêng ăn bắp (ngô), đu đủ ruột đỏ, cam, mít, nhãn. Nên ăn trái cây có nhiều dương tính như dâu tây, ổi, mãng cầu xiêm, táo khô (táo tàu đỏ), khổ qua (mướp đắng), mãng cầu ta, rau muống, canh mồng tơi nấu nấm rơm, sữa chua… 

Nghiên cứu ở nước ngoài

Từ những năm giữa thế kỷ 20, một số nhà khoa học Mỹ và Canada đã phát hiện: những loài cây thuộc họ Commelinaceae (trong đó có cây lược vàng), chứa nhiều loại hoạt chất sinh học, có khả năng kiềm chế sự phát triển của các khối u. Ở Nga, các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của lược vàng được tiến hành tại Đại học Y khoa thành phố Irkut, từ những năm 1980, dưới sự chỉ đạo của GS. Semenov, một nhà khoa học rất nổi tiếng. Kết quả nghiên cứu nhiều năm ở Irkut cho thấy: Trong cây lược vàng có một số hoạt chất sinh học thuộc nhóm flavonoid và steroid thực vật. Ngoài ra, trong cây còn có sắt, đồng, crôm... những nguyên tố có tác dụng quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể.

Hai chất thuộc nhóm flavonoid được phát hiện là: kvercitin và kempferol. Lvercitin có hoạt tính giống như vitamin P và là chất chống ôxy hóa, có tác dụng lợi tiểu và chống co giật. Có thể sử dụng trong điều trị dị ứng, chảy máu nội tạng, viêm thận, viêm khớp, cũng như một số bệnh tim mạch, mắt và nhiễm trùng, Kempferol có tác dụng làm tăng độ bền của mạch máu, an thần, chống viêm, lợi tiểu mạnh – giúp cơ thể bài tiết các chất độc hại ra ngoài. Có thể sử dụng để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dị ứng, rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu.

Các steroid có trong thực vật được gọi là các fitosterol. Chúng có hoạt tính tương tự nội tiết tố sinh dục, còn có tác dụng diệt khuẩn, chống xơ vữa động mạch và kiềm chế sự phát triển của các khối u. Có thể ứng dụng trong điều trị một số dạng ung thư, cũng như các bệnh tuyến tiền liệt, bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa.

Tuy nhiên, cùng với những tác dụng có lợi nói trên, các nhà khoa học Nga còn nhận thấy, lược vàng cũng là vị thuốc dễ gây tác dụng phụ, như gây tổn thương thanh quản, dị ứng nổi ban đỏ, phù nề tứ chi, phù toàn thân... Các phản ứng phụ đó hay gặp nhất ở những người có khả năng miễn dịch yếu và có cơ địa dị ứng. Chính những nhược điểm đó đã hạn chế việc mở rộng ứng dụng lược vàng trên lâm sàng. Vì vậy chỉ có thể sử dụng lược vàng để chữa bệnh sau khi được chuyên gia tư vấn.

Trong các sách về y học dân gian Nga, các sách tra cứu hay các từ điển lớn về thảo dược ở Nga, xuất bản trong thời Liên Xô cũ đều không thấy đề cập đến vị thuốc này. Gần đây sách về nó mới rộ lên, trong số đó, cuốn “Thần thoại và sự thật về cây lược vàng” của GS. I.P.Neumưvakin... được xem như đầy đủ và khách quan nhất. Cùng với sách báo, các loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, với lược vàng là dược liệu chính, cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều.


“Cây giỏ” lợi không nhỏ

Cây lược vàng có tên tiếng Anh là “basket plant” (cây giỏ – vì thường được trồng trong những giỏ nhỏ để trong nhà) tên Latinh là Callisia fragrans, thuộc họ thài lài Commelinaceae. Chính nhờ thành phần các chất sinh học hiện diện trong cây có tác dụng hiệu quả trên cơ thể người, mà cây lược vàng đang được nhiều nước quan tâm nghiên cứu.



Gần như loại thảo dược nào cũng có khả năng gây tác dụng phụ và cây lược vàng không phải là ngoại lệ. Ảnh: Anh Duy
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Canada, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Những chất này còn có khả năng chữa lành các bệnh mắt, viêm loét dạ dày tá tràng, hen suyễn, và nhiều bệnh khác nữa. Nó làm tăng quá trình biến dưỡng, làm tăng khả năng bảo vệ cơ thể và đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh (đổi mới) các tế bào trong cơ thể.

Toàn cây chứa các chất có hoạt tính sinh học gồm flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ. Chất flavonoid đóng vai trò như vitamin P có khả năng làm bền mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C. Những hoạt chất này còn có tác dụng giảm đau, an thần, kháng viêm, hoạt huyết, được dùng để chữa lành vết thương, vết bỏng, vết bầm tím. Dân gian dùng làm phương thuốc chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể. Hai chất flavonoid được xác định là quercetin và kaempferol. Quercetin là một chất chống oxy hoá tế bào mạnh, có khả năng kháng ung thư và tăng sức bền thành mạch, còn hữu ích trong trường hợp dị ứng, chảy máu thành mạch, viêm thận, thấp khớp, bệnh tim mạch, bệnh mắt và các bệnh nhiễm trùng. Kaempferol giúp củng cố mao mạch, nâng đỡ thể trạng, tăng sự đào thải nước tiểu và khả năng kháng viêm, được dùng chữa viêm nhiễm, dị ứng và bệnh đường tiết niệu. Hai chất này hợp đồng cộng lực, nhờ đó mà hiệu quả điều trị được gia tăng.

Chất steroid trong cây chính là phytosterol. Chất này có hoạt tính estrogen, tác dụng sát khuẩn, chống xơ cứng và kháng ung thư. Cây lược vàng còn có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp.

Coi chừng tác dụng phụ

Gần như loại thảo dược nào cũng có khả năng gây tác dụng phụ và cây lược vàng không là ngoại lệ. Các tác dụng phụ thường gặp nhất của việc sử dụng thảo dược này là tổn thương các dây thanh quản, gây dị ứng phát ban và sưng phù, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy yếu và dễ dị ứng. Do đó, chỉ được chấp nhận sau khi có ý kiến của bác sĩ.

Tóm lại, cho dù đã được nghiên cứu nhưng đôi khi các kết quả vẫn chưa đủ để tạo chứng cứ khoa học cho một loại thuốc mới, nên vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách sử dụng, liều lượng, dạng thích hợp, không nên tự ý sử dụng và luôn nhớ một loại thuốc không thể chữa được nhiều bệnh cùng lúc.
MỘT SỐ CÁCH DÙNG CÂY LƯỢC VÀNG

Đặt cạnh bệnh nhân: cây lược vàng có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp. Nên đặt những chậu cây lược vàng bên cạnh chỗ nằm của bệnh nhân viêm phổi hoặc ung thư phổi.

Dạng dầu:

Cách 1: lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm trong dầu ô liu, đậy kín trong khoảng ba tuần. Sau đó trộn chung và lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thuỷ tinh màu, cất nơi mát.

Cách 2: cắt cây lược vàng thành những mảnh nhỏ rồi cho hết vào một nồi chịu nhiệt, rót dầu thực vật vào nồi rồi đem bỏ vào lò hầm ở 40oC trong tám giờ. Sau đó lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thuỷ tinh màu, cất ở nơi mát. Loại dầu này được dùng trị bệnh ngoài da hoặc để xoa chữa các chứng viêm khớp, cứng khớp hoặc bôi để xoa bóp giảm đau toàn thân.

Dạng thuốc mỡ:

Cắt nhỏ toàn cây và nghiền nát trong cối. Sau đó trộn với vaselin hoặc bột kem nhão để tạo thành một hỗn hợp theo tỷ lệ 2 : 3. Cho khối thuốc mỡ vào lọ thuỷ tinh màu, để nơi tránh ánh sáng. Cách bào chế khác là ép lấy dịch chiết của cây và trộn với vaselin hoặc kem theo tỷ lệ 1 : 3, sau đó cũng cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi mát. Thuốc mỡ này được dùng để bôi lên các vùng da bị tê cóng, bầm tím, viêm loét da, và còn được áp dụng để chữa các trường hợp viêm khớp, cứng khớp và đau nhức.

Chú ý: nên chọn những cây có ít nhất 9 – 10 đốt trở lên (không ngắn dưới 20cm), và có màu tím sậm vì lúc đó hàm lượng chất kích thích sinh học trong cây đạt mức tối đa.

Chất steroid trong cây chính là phytosterol. Chất này có hoạt tính estrogen, tác dụng sát khuẩn, chống xơ cứng và kháng ung thư. Cây lược vàng còn có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp.

Cây lược vàng - Có đúng "thần dược” chốn dân gian?

“Có bệnh thì vái tứ phương”, đó là tâm lý chung của nhiều người mắc bệnh, đặc biệt là những căn bệnh nguy nan. Gần đây, có nhiều tin đồn về tác dụng của cây Lược vàng trong việc trị bách bệnh. Vậy thực hư chuyện “thần dược” này như thế nào?

"Thần dược" chốn dân gian

Cây Lược vàng có tên khoa học là callisi fragrans. Theo một số tài liệu tiếng Nga thì cây Lược vàng còn có tên là Thân bồ vàng, vốn được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở Nga. Kinh nghiệm dân gian của người dân đất nước này cho thấy cây Lược vàng được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như viêm đường hô hấp, bỏng dị ứng, hắc lào, vết thương ngoài da, viêm răng lợi, viêm đường tiết niệu, bệnh dạ dày, đau xương khớp, bệnh về tim mạch, huyết áp, thậm chí cả ung bướu…

Tuy vậy, trên các cứ liệu Y văn hiện nay của thế giới vẫn chưa có bất kỳ công bố nào về tác dụng thực của nó. Ở Việt Nam, trong một báo cáo tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về kết quả trồng và sử dụng cây Lược vàng trong chữa bệnh” được tổ chức tại Thanh Hóa vào ngày 16/4/2008, cho thấy, cây Lược vàng được đánh giá là cây thuốc quý, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh khác nhau qua kết quả khảo sát cuả nhiều trường hợp. Trong dân gian Việt Nam, Lược vàng được xem là “Thần dược” trong việc điều trị các bệnh viêm nội tạng, tiểu đường, ung bướu và các di chứng của bệnh tim mạch… và các dạng xoa bóp bên ngoài bằng rượu. Ngoài ra, có thể dùng Lược vàng để chữa các bệnh về răng miệng, viêm họng, xoa bóp chữa các vết thương bị tụ máu, chữa đau lưng, nhức gân xương, thoái hóa khớp…

Theo kinh nghiệm dân gian, cây Lược vàng có thể sử dụng toàn bộ thân, lá, rễ để làm thuốc. Chỉ cần rửa sạch lá Lược vàng tươi rồi nhai, nuốt hoặc hấp cơm ăn từ 3 đến 9 lá mỗi ngày. Đối với thân cây tươi thì thái mỏng, ngâm rượu, sau một tháng, khi thấy rượu đổi sang màu đỏ như rượu vang là uống được. Mỗi ngày uống 3 chén nhỏ trước mỗi bữa ăn chừng 30 phút. Ngoài ra, cũng có cách sử dụng khác là đem lá và thân phơi khô, pha uống thay chè.

 

Lợi bất cập hại

Ví như đồng tiền luôn có hai mặt, đặc biệt là với các loại dược, bên cạnh những tác dụng tích cực bao giờ cũng là tác dụng phụ tiềm ẩn. Cây Lược vàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. TS.Trịnh Thị Điệp - đại diện nhóm nghiên cứu về cây Lược vàng thuộc Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cho biết, ăn quá nhiều cây Lược vàng có thể bị ngộ độc. Trong một thí nghiệm trên loài chuột bạch cho thấy, ở liều tương đương với 2.100 - 3.000 gam dược liệu trên mỗi kilogam thể trọng, loại cây này sẽ gây chết chúng.

Theo kinh nghiệm dân gian, cây Lược vàng có tính mát, không độc, có khả năng hạ huyết áp. Do đó, không nên sử dụng với liều lượng quá nhiều, đặc biệt là khi sử dụng theo dạng uống như ngâm rượu, làm si-rô để đề phòng tụt huyết áp. Tuy nhiên, hiện nay người dân thường chỉ sử dụng 5-6 lá mỗi ngày, đây được xem là liều lượng không đủ khả năng nguy hại đến tính mạng con người. Điều này cũng đồng nghĩa là chúng ta không nên xay cây Lược vàng nhiểu như rau má để uống.

Tác dụng chưa được kiểm chứng

Trước những tin đồn về “thần dược” Lược vàng, nhiều người dân đã đổ xô tìm mua, thậm chí tìm giống về trồng. Ở miền Bắc, Thanh Hóa được xem là “thánh địa” của loại dược liệu này. Tuy nhiên, cây Lược vàng không khó trồng, do vậy, cây Lược vàng không được loại vào hàng những loài dược quý như nấm Linh Chi hay Cao sâm. Ở Hà Nội, Hoàng Hoa Thám - con đường chuyên bán chim, cây cảnh thường bán cây Lược vàng với giá từ 25.000 - 45.000 đồng/cây.

Ở trong Nam, gần đây, mọi người lại đổ xô nhau về Tây Ninh, nơi có cơ sở sản xuất trà Tâm Lan được chế biến từ cây Lược Vàng. Hàng ngày, có từ 300 - 500 lượt khách từ TP. HCM, các tỉnh lân cận, thậm chí tận Cà Mau đổ về. Thứ Bảy, Chủ nhật là hai ngày lượt khách lên đến 1.000 người. Tuy nhiên, tại cơ sở này luôn khuyến khích dùng trà Tâm Lan cùng loại thuốc khác là tinh dầu thông đỏ để có tác dụng chữa tiểu đường, huyết áp, tim mạch, ung bướu… thậm chí ung thư. Còn với những chứng bệnh như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm thì được khuyên kèm với lọ thuốc khớp. Thực tế cũng đã có vài người sử dụng và bệnh thuyên giảm hẳn sau một thời gian. Đối với bệnh nhân ung thư, có vài trường hợp khỏi bệnh. Đó có phải là tác dụng thực sự của cây Lược vàng hay chỉ là ngẫu nhiên… vẫn là một vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Còn việc tế bào ung thư tái phát trở lại hay không thì không thể biết trước.

Hiện chưa có bất cứ công trình khoa học nào nghiên cứu và đưa ra khẳng định chắc chắn về tác dụng của cây Lược vàng như kinh nghiệm dân gian cho thấy. Do đó, trước một dược liệu dân gian chưa được kiểm chứng khoa học, chúng ta cần cân nhắc liều lượng trước khi sử dụng.

Cẩn trọng khi sử dụng cây lược vàng


TS Nguyễn Minh Khởi - Viện trưởng Viện Dược liệu - cho biết, thời gian gần đây có rất nhiều người dân hỏi về tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng. Trước thông tin này, tháng 9/2008, một nhóm các nhà khoa học của viện đã tiến hành nghiên cứu về thành phần hoá học và tác dụng sinh học của loại cây này. Kết quả thật bất ngờ: cây lược vàng không có tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm cấp thực nghiệm bằng caragenin, đặc biệt còn gây chết súc vật thí nghiệm ở liều uống cao.
Chữa bệnh theo lối truyền miệng!

Chị Thúy ở phố Thụy Khuê (Tây Hồ - Hà Nội) mấy ngày trước còn khoe: đau răng, đau bụng nhai lá lược vàng này là thấy đỡ liền. Chị Thúy còn hướng dẫn cho nhiều hàng xóm xung quanh. Gia đình chị Thúy ở Thanh Hóa nên từ đợt về quê, thấy người nhà tuyên truyền rằng cây này chữa được nhiều bệnh nên đã đưa ra Hà Nội “nhân giống”. Trước thông tin của Viện Dược liệu khẳng định, nếu sử dụng nhiều cây lược vàng này còn gây ra nhiều bệnh, chị Thúy kinh ngạc nói: “Cách đây vài năm tôi cũng thấy một tờ báo lớn đưa thông tin cây này chữa bách bệnh nên chúng tôi mới mang cây về nhà trồng”.
Theo nhóm nghiên cứu cây lược vàng của Viện Dược liệu, trên thế giới, có rất ít các công bố khoa học về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây lược vàng. Tại Việt Nam, cây lược vàng chưa được nghiên cứu mà chủ yếu mới chỉ được dùng chữa bệnh theo kinh nghiệm. Người dân sử dụng lá và thân cây lược vàng làm thuốc để chữa nhiều bệnh khác nhau như viêm đường hô hấp, viêm đường tiêu hóa, viêm tiết niệu, viêm khớp, đến các bệnh tim mạch, huyết áp, ung bướu.
Trước khi tiến hành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cho rằng dược liệu này có thể có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, các kết quả thử tác dụng chống viêm cấp trên thực nghiệm với liều dùng tương đương với 50g dược liệu tươi/kg thể trọng cho thấy lược vàng không có tác dụng chống viêm, thậm chí cao chiết cồn 50% từ thân lược vàng còn tăng phản ứng viêm. Về khả năng kháng khuẩn, trong 3 chủng vi khuẩn thường gặp, cao chiết của lá và thân lược vàng có tác dụng kháng khuẩn đối với Staphylococus aureus nhưng phải ở nồng độ rất cao so với kháng sinh tham chiếu là azithromycin. Ngoài ra, kết quả đánh giá độc tính cấp (liều gây chết ngay) cho thấy lược vàng có thể gây chết súc vật thí nghiệm ở liều uống cao.
Theo dược sĩ chuyên khoa II Đỗ Huy Bích thì cây lược vàng có nguồn gốc ở Mexico, được di thực sang nước Nga, rồi đến Việt Nam (đầu tiên là tỉnh Thanh Hóa), nay đã phát triển rộng ra nhiều tỉnh khác, đặc biệt là Hà Nội. Cây còn có tên khác là lan vòi, địa lan vòi, lan rũ, tên khoa học là Callificia fragrans, thuộc họ thài lài (Commelinaceae) do Viện Dược liệu xác định. Thoạt đầu, lược vàng được coi là một loại cây cảnh như cây thiết mộc lan, vạn niên thanh. Về công dụng, cách dùng và liều lượng nêu trên của cây được coi là “thần dược” chỉ để tham khảo, cần được các nhà khoa học nghiên cứu, chứng minh cụ thể.
Ảnh hưởng đến chức năng sinh lý?
Với cây lược vàng, liều sử dụng trên súc vật thí nghiệm không phải là liều sử dụng cho người. Nếu so với liều dùng bình thường, như người dân sử dụng 6 lá/ngày thì liều độc gây chết (50%) thì phải gấp 1.000 lần như thế. Do đó với cách sử dụng như người dân vẫn thường “mách nhau” hiện nay, không thể gây chết ngay. Hiện tại, nhóm nghiên cứu chưa thể khẳng định rằng người dân sử dụng với liều lượng 5 - 6 lá/ngày có bị ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Các kết quả nghiên cứu dược lý ban đầu chưa làm sáng tỏ tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng nhưng cũng đã cho thấy rằng lược vàng phải chứa các thành phần có hoạt tính sinh học mạnh thì mới có ảnh hưởng rõ đến chuột thực nghiệm.
Được biết, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thực nghiệm thử về kháng khuẩn, thử chống viêm trên mô hình khác (gây viêm bằng các tác nhân khác), thử tác dụng hạ đường huyết và khả năng trên hệ miễn dịch xem có khả năng kích thích hệ miễn dịch hay không. Đặc biệt, sẽ tiến hành thử nghiệm trên động vật thí nghiệm trong thời gian dài. Sau đó sẽ làm xét nghiệm sinh hóa kiểm tra trên tế bào gan thận, xem có ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể hay không.
Theo TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu, Bộ Y tế, không thể có một loại thuốc nào có thể chữa bách bệnh. Trong Đông y, cách sử dụng thuốc cũng không bao giờ giống nhau, việc gia giảm là khác nhau đối với từng thể trạng. Vì vậy, sẽ rất nguy hại nếu người dân cứ chữa bệnh theo lời đồn thổi.
PGS.TS Trần Công Khánh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cây thuốc Việt Nam cho biết, cho đến thời điểm này, Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về tác dụng sinh học, liều dùng và cả độc tính của cây lược vàng. Không rõ loại cây này được đưa vào nước ta từ khi nào, nhưng trong các sách về hệ thực vật cũng như sách về cây thuốc Việt Nam thì không tìm thấy tên cây.
Trước những thông tin về cây lược vàng chữa được bách bệnh, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã đưa ra cảnh báo: Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng chưa được chứng minh và có thể gây độc cho cơ thể. Được biết, Viện Dược liệu sẽ tiếp tục thử nghiệm trên súc vật nhằm kiểm tra khả năng tăng cường miễn dịch, thử tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp, chống viêm, thử trên tế bào ung thư...

Cây lược vàng: Sử dụng gây thêm bệnh

 TS Nguyễn Minh Khởi - Viện trưởng Viện Dược liệu cho biết, tháng 9/2008, một nhóm các nhà khoa học của Viện đã tiến hành nghiên cứu về cây lược vàn

Kết quả cho thấy cây này không có tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm cấp thực nghiệm bằng caragenin, mà còn gây chết súc vật thí nghiệm ở liều uống cao.

Cây lược vàng. (Ảnh: SK&ĐS)

Theo nhóm nghiên cứu, trên thế giới có rất ít các công bố khoa học về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây lược vàng. Tại Việt Nam, cây lược vàng chưa được người dân sử dụng lá và thân cây để chữa viêm đường hô hấp, viêm đường tiêu hóa, viêm tiết niệu, viêm khớp, đến các bệnh tim mạch, huyết áp, ung bướu.
Tuy nhiên, các kết quả thử tác dụng chống viêm cấp trên thực nghiệm của nhóm nghiên cứu với liều dùng tương đương với 50g dược liệu tươi/kg thể trọng cho thấy lược vàng không có tác dụng chống viêm, thậm chí cao chiết cồn 50% từ thân lược vàng còn tăng phản ứng viêm. Về khả năng kháng khuẩn, trong 3 chủng vi khuẩn thường gặp, cao chiết của lá và thân lược vàng có tác dụng kháng khuẩn đối với Staphylococus aureus, nhưng phải ở nồng độ rất cao so với kháng sinh tham chiếu là azithromycin. Ngoài ra, kết quả đánh giá độc tính cấp (liều gây chết ngay) cho thấy lược vàng có thể gây chết súc vật thí nghiệm ở liều uống cao.

TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu, Bộ Y tế cho biết, không thể có một loại thuốc nào có thể chữa bách bệnh. Trong Đông y, cách sử dụng thuốc cũng không bao giờ giống nhau, việc gia giảm là khác nhau đối với từng thể trạng. Vì vậy, sẽ rất nguy hại nếu người dân cứ chữa bệnh theo lời đồn.

Hiện nhóm nghiên cứu chưa thể khẳng định với cách sử dụng như người dân vẫn thường “mách nhau”  là 5 - 6 lá/ngày có bị ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Các kết quả nghiên cứu dược lý ban đầu chưa làm sáng tỏ tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng nhưng cũng đã cho thấy, lược vàng phải chứa các thành phần có hoạt tính sinh học mạnh thì mới có ảnh hưởng rõ rệt đến chuột thực nghiệm.

Được biết, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thực nghiệm thử về kháng khuẩn, chống viêm trên mô hình khác (gây viêm bằng các tác nhân khác), thử tác dụng hạ đường huyết và khả năng trên hệ miễn dịch xem có khả năng kích thích hệ miễn dịch hay không. Đặc biệt, sẽ tiến hành thử nghiệm trên động vật thí nghiệm trong thời gian dài. Sau đó làm xét nghiệm sinh hóa kiểm tra trên tế bào gan, thận, xem có ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể hay không.

PGS.TS Trần Công Khánh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cây thuốc Việt Nam cho biết, trong các sách về hệ thực vật cũng như sách về cây thuốc Việt Nam không tìm thấy tên cây lược vàng.

Trước những thông tin về cây lược vàng chữa được bách bệnh, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã đưa ra cảnh báo: Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng chưa được chứng minh và có thể gây độc cho cơ thể.


Tác dụng của cây Lược vàng ngày càng lan rộng

Với nghề bán cá hấp dẫn, gia đình tôi ngày càng phải chạy chợ, sớm chịu cảnh dầu dãi nắng mưa. Vì thế mà bảy thành viên trong gia đình tháng nào cũng có người bệnh; tiền lời không đủ tiền thuốc. Thực hiện phương châm "tự làm bác sĩ" theo Báo Người cao tuổi hướng dẫn, cả nhà nghiêm túc điều trị theo phác đồ bằng cây Lược vàng.

Người lớn ăn lá Lược vàng kèm theo bữa cơm như ăn rau sống, trung bình mỗi người 3 lá; đêm trước khi đi ngủ, xoa rượu ngâm Lược vàng vào hai đầu gối, hai chân, hai cánh tay và cột sống. Ai viêm họng, ho, đau răng ngậm rượu vào buổi sáng và tối, cả nhà uống nước Lược vàng, thay nước giải khát. Chỉ hơn hai tuần các bệnh trên giảm dần. Tuy vậy, trong các bữa ăn nước uống hằng ngày vẫn có dùng nước ép cây Lược vàng, phòng khi bệnh tái phát.

Cháu ngoại tôi chạm chân vào bô xe, bị bỏng. Lập tức tôi nhai lá Lược vàng đắp vào, băng lại. Hôm sau tháo băng ra bề mặt vết bỏng có một lớp da mỏng, dùng tay bóc ra vài ngày sau là khỏi hẳn.

Em gái tôi thường nuôi vịt, gà, nhưng không tiêm phòng, đến khi gia cầm lớn, chẳng may bị dịch chết gần hết. Nghe lời tôi, cô em hái lá Lược vàng băm nhỏ, trộn lẫn với cám, chuối (chuối cây) dằm một ít lá pha nước vào, để bên cạnh cho vịt, gà ăn rồi uống nước. Kết quả không ngờ đàn vịt 22 con, đàn già 17 con không con nào bị chết do dịch bệnh. Tin này truyền đi khắp xóm, nhà nhà đến xin cây Lược vàng về để phục vụ chăn nuôi.

Tin về cây Lược vàng phòng và chữa được nhiều bệnh, ông Chi hội phó NCT phố tôi lấy quyển "Cây Lược vàng quý như vàng" của ông Kim Quốc Hoa làm nội dung sinh hoạt CLB vào ngày 20 hằng tháng. Đặc biệt, ông Chi hội phó có cả một vườn thuốc nam, trồng các cây Nha đam (còn gọi là Lô hội), Trinh nữ hoàng cung, đinh lăng và hơn 100 cây Lược vàng. Các cụ có bệnh thoải mái đến lấy về dùng; dần dần vườn thuốc nam của ông như của chung chi hội.

Một số cụ có bệnh tiền liệt tuyến to, rất khó khăn tiểu đêm, chữa nhiều thuốc tây không khỏi. Có cụ đau nhức toàn thân, ho, kém ăn mất ngủ, dùng Lược vàng đều thấy đỡ nhiều lắm, lại không tốn kém. Đa số các cụ xắt cả lá lẫn cây, phơi héo 200g đến 500 gam ngâm một lít rượu trắng trong hai tuần, dùng trong uống ngoài xoa, hoặc nấu canh ăn. Có cụ xắt nhỏ phơi khô, hằng ngày pha nước uống thay trà; kết hợp với tập dưỡng sinh, một số cụ lên cân rõ rệt. 187 cụ trong chi hội hiện đang sống khoẻ, vui vẻ cùng con cháu.

Cây Lược vàng dễ trồng và có sức sống mãnh liệt, chế biến đơn giản, chữa được nhiều bệnh. Có cây Lược vàng trong nhà xem như là có tủ thuốc quý phòng và chữa bệnh hiệu quả.



Tác dụng của cây nhân trần
Tác dụng của cây tía tô
Tác dụng của cây huyết dụ
Tác dụng của cây mật nhân "thần dược"
Tác dụng của cây cỏ mực

Tác dụng của cây trầu không




(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Cay luoc vang co chua duoc benh gut khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
trị được nhé, ăn ngày 3 lá bệnh đỡ đó
mẹ tôi bị đâu thần kinh tọa, huyết áp cao, nhà tôi có trồng cây lược vàng, cho tôi xin hỏi có thể ăn lá lược vàng để chữa những bệnh trên của mẹ tôi được không? cách dùng và liều dùng như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Dạng dùng thông thường là lấy cây tươi rửa sạch, nhai với ít muối, nuốt nước (mỗi lần 2-3 lá) hoặc cắt nhỏ, ngâm rượu, uống (mỗi lần 1/3 chén con). Ngày dùng 3 lần. Dùng ngoài, giã đắp hoặc xoa bóp bằng rượu ngâm lá.
cho hỏi cửa hàng bán cây lược vàng trên tphcm
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Bạn tham khảo địa chỉ này nhé: 69/4D Thới Tây 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc môn, Tp.HCM
mình có người mách cây lược vàng cụ thể là lá của dùng chữa được bệnh viêm xoang.vậy cho mình hỏi thực hư thế nào? Nhà mình có trồng 2 bụi nhưng chưa dám dùng mà mình thì rất đau đầu khi mùa mưa đến. Xin cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Đây là bài thuốc từ lược vàng điều trị được cho rất nhiều người bị viêm họng (đặc biệt là mạn tính),rất tốt cho những người bị viêm xoang và tất cả cho mọi người chúng ta. cách làm rất đơn giản: đun nước thât sôi rồi cho từng thìa muối biển vào khuấy tan ( pha sao cho độ mặn của nước muối mặn như nước biển hoặc mặn hơn nước canh mà mỗi người thường hay ăn). sau đó cho vào khoảng một đốt ngón tay phèn chua. để nguội rồi cho vào chai làm nước súc miệng hàng ngày vào buổi sáng lúc ngủ dậy và buổi tối trước lúc đi ngủ. khi súc miệng thì ngửa cổ lên trời kêu dài 3 tiếng liên tiếp nhau " khừ " -> " khà " -> " ò " mỗi tiếng kéo dài khoảng trên 1 phút. rồi nhổ miếng nước đó đi. làm như thế khoảng 2,3 lần. xin phân tích qua tác dụng của bài thuốc và cách làm như vậy như sau. - muối rất có tác dụng làm sạch và sát khuẩn niêm mạc đường hô hấp - phèn chua có tác dụng làm se niêm mạc đường hô hấp và có tạc sát khuẩn rất mạnh -âm " khừ " kéo dài có tác dụng đẩy nước muối lên vùng hầu mũi - âm " khà " kéo dài có tác dụng rửa sạch vùng hầu miệng - âm " ò " kéo dài có tác dụng để nước xuống vùng hầu họng ( hay vùng thanh quản) theo thanhtuong thấy đó là một bài thuốc rất hay và một cách làm rất khoa học. thực tế nó là bài thuốc mà tất cả các bệnh nhân tại khoa "lao- bệnh phổi của viện 103" đều được thầy hướng dẫn thực hiện. nó có hiệu quả rất tốt mà chúng ta tránh phải dùng các thuốc kháng sinh vì nó có nhiều tác dụng không mong muốn và gây ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc và diễn biến thành các bệnh mạn tính. mong mọi người chịu khó duy trì thực hiện. chúc mọi người có sức khỏe tốt.
mình muốn hỏi muốn chưa bệnh ngứa dị ứng bằng lá lược vàng dùng như thế nào thì có hiêu quả
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Chưa thấy ai chỉ cách dùng lược vàng trị dị ứng như thế nào
Cậy lược vàngTrẽ có uống được không
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
mình nge nói cây lược vàng chữa được nhiều bệnh?vậy sao có người lại nói nó lại có những tác dụng không tốt cho sức khỏe vậy thực tế là ntn?mình đang định lấy lá lược vàng chữa viêm họng vào mùa đông này mà xem ra thì cũng không giám ?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý