Tác dụng chữa bệnh của cây giảo cổ lam

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng chữa bệnh của cây giảo cổ lam

19/04/2015 02:09 AM
2,270

Giảo cổ lam hay còn được gọi là Cỏ Thần kỳ, Ngũ diệp sâm, cây Trường thọ…(Tên khoa học Gynostemma pentaphyllum Cucurbitaceae). Sau khi trải qua nhiều đề tài nghiên cứu tại các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam… Giảo cổ Lam đã chứng minh được công dụng tuyệt vời của nó trong công cuộc nâng tuổi thọ và phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. Ở bài viết này Tuệ Linh xin tóm tắt lại đầy đủ các công dụng của cây thuốc trên.



tac dung giao co lam 2 Giảo cổ lam có tác dụng là gì?

Công dụng của giảo cổ lam

  • Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não.

  • Chống lão hoá mạnh, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực và tăng khả năng làm việc.

  • Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u một cách rõ rệt.

  • Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.

  • Rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc của gan, làm giảm béo.

  • Hạ đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Đối tượng sử dụng

  • Người huyết áp cao, thiểu năng tuần hoàn não

  • Người bị béo phì

  • Bệnh về tim mạch, mỡ máu

  • Bệnh nhân tiểu đường tuýp II

  • Bệnh nhân mệt mỏi căng thẳng, khó ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, di chứng sau tai biến mạch máu não.

  • Các đối tượng muốn tăng cường sức đề kháng

Tại sao nên dùng Giảo cổ lam hàng ngày.

  • Giảo cổ lam là dược liệu đã được nghiên cứu kỹ lưỡng không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới bởi các GS.TS đầu ngành trong lĩnh vực y dược. Giảo cổ lam là dược liệu không có độc tính, có thể sử dụng lâu dài và không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.

  • Dùng Giảo cổ lam hàng ngày sẽ giúp cơ thể trẻ lâu, tăng khả năng làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ. Đặc biệt làm tăng miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại, làm ổn định huyết áp và đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa suy nhược cơ thể, thiếu máu não, giúp ăn ngon, ngủ tốt và giúp ngăn cản sự hình thành và phát triển của các khối u …

  • Khác với các thuốc tân dược, Giảo cổ lam tuy không làm hạ huyết áp, mỡ máu, đường máu nhanh và mạnh bằng thuốc tân dược nhưng lại tác động vào căn nguyên của bệnh, đó là sửa chữa tổn thương ở tế bào, do đó giúp duy trì sự ổn định và bảo vệ các cơ quan khác, giải độc cơ thể mạnh (các thuốc tân dược thường có nhiều tác dụng phụ như làm tăng men gan, liệt cơ…). Dùng Giảo cổ lam một thời gian sẽ đỡ lệ thuộc thuốc tân dược và ổn định sức khỏe.

Vì sao nên dùng Giảo cổ lam Tuệ Linh:

  • Giảo cổ lam Tuệ Linh là sản phẩm có chứa Giảo cổ lam đầu tiên trên thị trường Việt Nam.

  • Tuệ Linh là công ty đầu tiên và duy nhất được chuyển giao công nghệ sản xuất từ GS.TS Phạm Thanh Kỳ chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về cây Giảo cổ lam

thay ky 2 Giảo cổ lam có tác dụng là gì?


  • Nguyên liệu Giảo cổ lam Tuê Linh được thu hái 100% từ tự nhiên dưới dạng cây tươi và do đính thân Giáo sư Kỳ kiểm định nhằm tránh nhầm lẫn, đây là sự khác biệt quan trọng nhất tạo lên thương hiệu và danh tiếng của Giảo cổ lam Tuệ Linh trên thị trường.

Kể từ khi xuất hiện trên thị trường Việt Nam, nhiều câu hỏi bán tín bán nghi đã được đặt ra: Giảo cổ lam có chữa được bách bệnh như quảng cáo trên hộp trà? Công dụng của nó sẽ được phát huy bao nhiêu lâu sau khi uống?...

Để trả lời các câu hỏi trên, Trí Tri đã có cuộc trò chuyện với Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ, nguyên trưởng bộ môn Dược liệu trường ĐH Dược Hà Nội, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về dược liệu Giảo cổ lam (GCL).

Giảo cổ lam Việt Nam - Cùng họ với Giảo cổ lam Trung Quốc, Nhật Bản

Thưa GS, nguồn gốc nghiên cứu GCL có phải xuất phát từ Trung Quốc và Nhật Bản?

Đúng như vậy. GCL là một dược liệu rất quý hiếm và mới chỉ phát hiện thấy tại Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Cây này được nghiên cứu đầu tiên tại Nhật Bản với tên gọi Phúc âm thảo còn ở Trung Quốc gọi tên là Jaogulan.

Trong một lần đi công tác ở Trung Quốc, chúng tôi tình cờ được biết đến sản phẩm của thảo dược quý này và ngay sau khi về VN, nhóm nghiên cứu đã quyết tâm đi tìm.

Vậy nơi đầu tiên GS phát hiện ra cây GCL?

Nơi đầu tiên mà chúng tôi tìm thấy cây GCL là trên rừng nguyên thủy núi Phanxipăng thuộc tỉnh Lào Cai, ở độ cao 2.000m.

Sau khi phát hiện ra GCL thì quá trình nghiên cứu dược liệu này diễn ra như thế nào, thưa GS?

Chúng tôi phải theo dõi để chờ cây ra hoa và đơm trái chứ không phải là xác định được ngay.

Chỉ khi cây có hoa, có quả thì mới xác định được tên khoa học của nó, lúc này thì mới có cơ sở để đối chiếu với các tài liệu của Trung Quốc xem nó có phù hợp hay không. Thời gian để làm được điều này mất cả năm trời.

Sau khi thực hiện được những bước trên thì mới bắt tay vào nghiên cứu sâu.

Việc đầu tiên trong quá trình nghiên cứu là xem cây GCL có thể sống được ở những vùng sinh thái nào để đi tìm tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây GCL thường xuất hiện ở những vùng có khí hậu mát.

Qua quá trình tìm kiếm, chúng tôi tiếp tục phát hiện ra ở Hoà Bình, Cao Bằng cũng tồn tại loại cây này.

Nghiên cứu tiếp theo là về thành phần hóa học của dược liệu. Việc nghiên cứu này nhằm mục đích đối chiếu với các thành phần hóa học của các nước công bố coi nó có tương ứng hay không

Cuối cùng mới nghiên cứu độc tính cấp xem nó có độc hay không, nghiên cứu độc tính bán trường diễn coi có ảnh hưởng đến tính năng của máu, chức năng của gan hay không…

Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ

Thưa GS, vậy thành phần hóa học chủ yếu của cây GCL là gì?

GCL có hai thành phần chủ yếu là Saponin và Flavonoid. Saponin ở đây có cấu trúc triterpen kiểu dammaran, trong đó có nhiều loại giống với Nhân sâm và Tam thất. Flavonoid có tác dụng sinh học cao và chống lão hóa mạnh. Ngoài ra còn chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.

Vậy cây GCL có thành phần gây độc?

Qua kết quả nghiên cứu thì xác định cây không có độc tính.

Tốt hơn Trung Quốc!

Những tác dụng đã được khẳng định của GCL là gì, thưa GS

Kết quả nhiên cứu cho thấy, hiện nay thành phần GCL ở VN tốt hơn ở Trung Quốc vì chúng ta vẫn đang khai thác ở dạng tự nhiên.

Qua thực nghiệm thì có một số tác dụng của GCL thể hiện rất rõ đó là:

- Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não. Chống lão hóa, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc.

- Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u.

- Tác dụng chống ôxy hóa, stress…

- Rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan; điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi.

Trên thực tế sử dụng GCL ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc sau khoảng vài tháng, người dùng sẽ thấy được những công dụng sau:

-        3 giúp: giúp ngủ ngon, giúp mạnh khỏe, giúp tiêu hóa.

-        3 chống: chống viêm nhiễm (nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể), chống ung thư, chống lão hóa.

-        3 giảm: giảm mệt, giảm béo, giảm căng thẳng.

-        6 tốt: ăn cơm ngon, nhuận tràng, ngủ được, tăng khả năng làm việc, giúp cơ thể trẻ lâu, mau lại sức.

Trong khi đó, GCL ở Việt Nam được các nhà khoa học nhận định là tốt hơn GCL của Trung Quốc và Nhật Bản.

Ngay cả khi nó chưa được chế biến thành chè hay thuốc thì theo kinh nghiệm dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam ở nơi có dược liệu này: Cây GCL có khả năng thanh nhiệt mạnh. Các trường hợp sốt cao, cảm nắng, người nóng bức, người bị ngộ độc rượu dùng rất tốt.

Hiện, có nhiều cây rất giống GCL nhưng thuộc họ Vitaceae nên không có tác dụng, thậm chí gây tiêu chảy khi sử dụng.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, chỉ có duy nhất cơ sở Tuệ Linh là được phép sản xuất và cung cấp loại chè này ra thị trường và nguồn nhiên liệu thu mua tươi GCL đều được GS Phạm Thanh Kỳ trực tiếp kiểm định trước khi đưa vào sản xuất.

Hiện nay GCL được chế biến như thế nào, thưa GS?

Sau khi nghiên cứu thấy công dụng tốt của GCL thì mới tính đến dạng bào chế. Dạng đầu tiên và dễ dàng nhất là dạng chè. Sau đó mới tính đến chuyện chế biến thành thuốc.

Hiện nay thì mới có dạng chè và dạng viên do cơ sở Tuệ Linh sản xuất. Còn dạng thuốc thì chúng tôi còn phải tiếp tục nghiên cứu sau đó sẽ xin phép Cục quản lý dược để đưa vào sản xuất. Dự kiến trong năm 2008 sẽ sản xuất GCL dạng thuốc.

Vậy GCL mà cơ sở Tuệ Linh sản xuất dưới dạng chè và dạng viên có có được gọi là “thuốc” không thưa GS?

Chúng ta cần phải quan niệm như thế này, chè GCL không phải là thuốc. Dạng viên hiện nay cũng có tác dụng như chè mà thôi, đây chỉ là cách chế biến để người dùng dễ sử dụng vì không phải ai cũng thích uống chè.

Công dụng của dạng này là khi uống vào sẽ có tác dụng hỗ trợ giúp cho ổn định trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc tây y, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch nâng cao sức khỏe.

Ví dụ như: Một người bị cao huyết áp, khi dùng thuốc tây sẽ giảm xuống thì chè GCL có tác dụng giúp cho ổn định còn thuốc huyết áp kia vẫn phải uống.

Giảo cổ lam - loài cây đỏng đảnh

Hiện nay rất nhiều người sử dụng chè GCL hàng ngày. Vậy nếu dùng liên tục thì có ảnh hưởng gì không thưa GS?

Như tôi nói ở trên là cây GCL không có thành phần độc tính nên dùng bao nhiêu cũng không sao.

Nó có thể dùng thường xuyên liên tục trong ngày. Nhưng khi sử dụng đến dạng viên hay dạng thuốc thì cần phải sử dụng theo chỉ định.

Ở đây người dùng cũng cần lưu ý một số điểm khi dùng dạng chè hay dạng viên của Giảo Cổ Lam:

- Nên uống GCL vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, không uống lúc tối hoặc trước khi đi ngủ vì sẽ làm tỉnh táo, khó ngủ giống như uống nhân sâm.

- Người hay bị đường huyết, huyết áp quá thấp phải uống lúc ăn no hoặc thêm một vài lát gừng tươi.

- GCL làm tăng chuyển hóa cơ thể, do vậy khi uống xong có cảm giác nóng người, có khả năng sẽ tăng huyết áp nhẹ, khát nước, khô miệng vì vậy cần phải uống thêm nước lọc để cơ thể điều chỉnh về trạng thái ổn định…

GCL rõ ràng là một loại “thần dược” nhưng lại không quá hiếm vì như GS có kể là nó xuất hiện ở nhiều vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Cao Bằng…Vậy, chúng ta đã có một nguồn nguyên liệu rất dồi dào?

Thực ra, tuy xuất hiện ở nhiều tỉnh vùng núi phía Bắc nhưng GCL lại khó ươm trồng. Hiện tại thì chỉ có Hòa Bình mới đáp ứng được điều kiện phát triển của cây và cho kết quả thành phần hóa học tương đối ổn định. Chúng tôi đã mang cây GCL đem trồng thử nghiệm ở một số tỉnh có khí hậu mát ở khu vực miền Bắc để duy trì nguồn thảo dược này nhưng thấy cây phát triển chậm, bên cạnh đó thành phần hóa học lại không ổn định.

Xin hỏi GS một câu hơi riêng tư một chút, điều GS trăn trở nhất trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình là gì?

. Đối với tôi thì có nhiều điều để trăn trở nhưng có lẽ điều tôi quan tâm nhất hiện nay là cần phải sớm phát hiện và duy trì sự tồn tại của các nguồn dược liệu quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam.

Tôi có đi công tác một số nơi ở vùng biên giới thường và hay quan tâm đến những cây mà người dân địa phương bán cho Trung Quốc. Trung Quốc đã thu mua thì chắc chắn họ đang làm một cái gì đó. Do vậy tôi thường hỏi và xin mẫu đem về nghiên cứu để từ đó chế biến phục vụ cho nhân dân mình. Nếu không phát hiện sớm thì chắc chắn người dân sẽ khai thác, bán hết và chúng ta đã vô tình đánh mất nguồn dược liệu quý.

Một điều tôi cũng băn khoăn, là hiện nay người dân chưa có ý thức bảo vệ các loại cây thuốc. Họ chỉ biết tìm kiếm rồi đem bán để lấy tiền chứ không nghĩ đến chuyện duy trì sự tồn tại của nguồn thảo dược.


Cây giảo cổ lam còn có tên là "thất diệp đảm" (mật đắng 7 lá), "phúc âm thảo" (thứ cỏ mang lại may mắn), "ngũ diệp sâm" (sâm 5 lá), "tiểu khổ trà" (trà đắng nhỏ), "biến địa sinh căn" (rễ mọc lan ra khắp mặt đất), ... Hiện tại ở một số nước, thường gọi là "Nam phương nhân sâm", "kháng nham tân tú" (thuốc chống ung thư ưu tú mới phát hiện). Tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb) Makino, thuộc họ Bí (Curcurbitaceae).

Kết quả điều tra dược liệu cho biết, giảo cổ lam mọc ở độ cao từ 200-2000m, trong các rừng thưa và ẩm ở nước ta. Cây còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Ấn Độ, Nepan, ...

Đặc điểm thực vật: Giảo cổ lam là một loại dây leo, thân nhỏ, có tua cuốn đơn ở nách lá. Lá kép, hình chân vịt, có 5-7 lá chét với mép răng cưa, dài 3-9cm, rộng 1,5-3cm, cuống lá dài 3-4cm. Cây đực và cây cái riêng biệt. Cụm hoa hình chùy, mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, cánh hoa rời nhau xòe hình sao, cao 2,5cm, 5 nhị, bao phấn hình đĩa, bầu có 3 vòi nhụy. Quả hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen, có 2-3 hạt kích thước khoảng 4mm. Mùa hoa tháng 7-8, mùa quả tháng 9-10.

Giảo cổ lam được đề cập trong sách thuốc Đông y từ khoảng 6 thế kỷ trước, trong "Cứu hoang bản thảo".

Theo Đông y:

- Giảo cổ lam có vị ngọt đắng, tính hàn, vô độc; vào các kinh Tỳ, Phế, Tâm và Thận. Có tác dụng ích khí kiện tỳ (tăng cường tiêu hóa), thanh nhiệt giải độc, chỉ khái hóa đàm (chống ho tan đờm), dưỡng tâm an thần. Chủ trị bệnh hậu hư nhược (suy nhược sau khi mắc bệnh), khí hư âm thương (phần khí, phần âm bị thương tổn), phế nhiệt đàm khái (ho khạc ra đờm do phế nhiệt), khí suyễn, tâm quý thất nhãn (tim loạn nhịp, mất ngủ).

- Cách dùng, liều lượng: Mỗi ngày dùng 10-20g sắc uống hoặc hãm trà uống.

- Kiêng kỵ: Không dùng trong các chứng "hư hàn".

Khoảng 15 năm trở lại đây, tại Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác, bắt đầu tiến hành nhiều nghiên cứu mới, phát hiện thấy giảo cổ lam có rất nhiều tác dụng tốt, như bác đã viết ở trong thư. Hiện tại trên thị trường đã xuất hiện nhiều chế phẩm từ giảo cổ lam, một số đã có mặt cả ở nước ta.

"Có nên dùng giảo cổ lam pha trà uống hàng ngày hay không?": Theo chúng tôi nghĩ, bác có thể sử dụng thử, nếu thể tạng của bác không thuộc loại "hư hàn", nghĩa là không có những triệu chứng như: chân tay lạnh hoặc không ấm, ghét lạnh, chịu rét kém, mệt mỏi đuối sức, thở ngắn hơi, hay vã mồ hôi, miệng nhạt không khát, đại tiện lỏng loãng, tiểu tiện trong dài, mạch trầm nhược.




Giảo cổ lam và công dụng chữa bệnh

Vài năm trở lại đây, tại rất nhiều hiệu thuốc trên cả nước bày bán loại trà nghe rất lạ tai: Trà Giảo cổ lam. Loại trà này cũng được quảng cáo nhiều trên các phương tiện truyền thông. Vậy Giảo cổ lam có phải là thần dược trị bách bệnh không? Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư như thế nào, mời các bạn tham khảo nhé!

Người bình thường vẫn còn khá mơ hồ, tuy nhiên, phần lớn những người mắc bệnh ung thư đều biết đến. Số người mắc ung thư mới ở nước ta mỗi năm lên đến con số 200.000 người, cộng với hàng vạn người đang mắc bệnh chính là thị trường rất lớn tiêu thụ các sản phẩm từ giảo cổ lam.

Giảo cổ lam phiên âm từ jiaogulan, hay còn gọi là dây lõa hùng, trường sinh thảo, cam trà vạn, thất diệp đảm, hoặc những cái tên th�� hiện sự quý hiếm như ngũ diệp sâm, sâm phương nam, cây cỏ thần kỳ... Tên khoa học của cây này là gynostemma pentaphyllum. Mỗi nước có một tên gọi khác nhau. Người Nhật gọi là phúc âm thảo. Ở Việt Nam thường được gọi là giảo cổ lam hoặc cây bổ đắng.

Posted Image
Vườn giảo cổ lam trồng ở Viện Dược liệu trên Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Theo tài liệu nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược), giảo cổ lam thuộc dạng cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt. Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy.

Posted Image

Posted Image
Giảo cổ lam có nhiều loại: 3 lá, 5 lá, 7 lá và 9 lá (loại trên ảnh là 9 lá).

Quả giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen. Loài cây này mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2.000m so mới mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm.

Giảo cổ lam xuất hiện nhiều nhất ở vùng núi Tây Tạng. Ngoài ra, một số vùng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên cũng có.

Giảo cổ lam được coi là một dược liệu đầu vị quý ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú”, quyển hạ, năm 1639, của Trung Quốc.

Posted Image
Giảo cổ lam 3 lá mọc tự nhiên trên đá trong rừng Hoàng Liên Sơn trông rất khác với giảo cổ lam trồng trong vườn.

Từ xa xưa, ở Trung Quốc, loài cây này được vua chúa, quan lại sử dụng để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp.

Năm 1976, Nhật Bản tình cờ phát hiện giảo cổ lam khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi cao có tuổi thọ bình quân 98 tuổi, mà nguyên nhân là do người dân nơi đó dùng loại cây này chế biến thành trà để uống hàng ngày và bào chế thành thuốc để tăng cường sức khỏe.

Kể từ khi giảo cổ lam được phát hiện ở Nhật Bản, phong trào nghiên cứu, tìm kiếm cây giảo cổ lam sôi sục ở Trung Quốc, Mỹ, Đức, Italia.


GIẢO CỔ LAM

Giảo cổ lam (GCL) là một loài dược liệu có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum Cucurbitaceae. Còn có tên là cây Cỏ Thần kỳ, Ngũ diệp sâm, cây Trường thọ.

1. Giảo cổ lam là gì ?

Giảo cổ lam (GCL) là một loài dược liệu có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum Cucurbitaceae. Còn có tên là cây Cỏ Thần kỳ, Ngũ diệp sâm, cây Trường thọ.
Việt Nam gọi là Rền toòng (tiếng dân tộc Tày). Đây là một dược liệu đầu vị quý hiếm được ghi trong sách cổ “Nông chính Toàn thư Hạch chú’’ quyển hạ. Từ xa xưa được sử dụng cho vua chúa để tăng sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Năm 1976 Nhật Bản tình cờ phát hiện cây này khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi có tuổi thọ bình quân rất cao mà nguyên nhân là do người dân nơi đó thường xuyên uống cây này. Kể từ đó cây Giảo cổ lam được chú ý nghiên cứu kỹ lưỡng tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ… Tại Việt Nam, GCL được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ nghiên cứu từ năm 1997 (đề tài cấp Quốc gia mã số KC.07.03.03) và được Viện dược liệu Trung ương, Đại học Y Hà Nội kết hợp với Thụy Điển nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng hạ đường huyết.
2. Những nghiên cứu về Giảo cổ lam.

a) Nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và Cộng sự.


Đề tài cấp Nhà nước mang mã số: KC.10.07.03.03 do GS.TS.NGND. Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng trường đại học Dược Hà nội thực hiện từ năm 1997 đã đi đến kết luận sau:

- Giảo cổ lam làm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u một cách rõ rệt. Bệnh nhân uống Giảo cổ lam dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo phì, nhuận tràng, giúp tăng cường máu não mạnh (bệnh nhân hết đau đầu hoa mắt, chóng mặt), giảm các cơn đau tim.

- GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự tại Hàn Quốc đã chiết tách được thành phần hoạt chất mới trong cây Giảo cổ lam Việt Nam (chưa từng được phát hiện và công bố trên thế giới) thử nghiệm trên khối u phổi, đại tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến cho kết quả rất tốt. Hoạt chất mới này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư nói trên đồng thời nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

b) Nghiên cứu của Viện dược liệu Trung ương và Hội đái tháo đường Thụy điển.

- Trong một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học Việt Nam tại Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển về cây Giảo cổ lam Việt Nam đã tìm thấy một hoạt chất mới đặt tên là phanosid. Chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết Insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin. Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất glibenclamide – thuốc chữa bệnh tiểu đường thông dụng. Đây là một tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

c) Nghiên cứu trên thế giới.

- Wang và cộng sự đã chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng chống u rõ rệt, tăng cường miễn dịch.

- Ji Lin và cộng sự chứng minh Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu và bình ổn huyết áp.

- Các nghiên cứu của Thái Lan chứng minh GCL tốt cho tim mạch, giảm béo.

3. Phân biệt cây Giảo cổ lam.


Có nhiều loài khác nhau đều dùng chung tên Giảo cổ lam dẫn đến những hiểu lầm. Hiện nay loại Giảo cổ lam thông dụng nhất được Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam sử dụng rộng rãi và nghiên cứu kỹ lưỡng có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (ảnh dưới) cây này có 5 lá chét (pentaphylla có nghĩa là 5 lá). Ngoài ra còn có cây 7 lá chét (Gynostemma pubescens), cây 3 lá chét (Gynostemma laxum) đều có thể dùng làm thuốc nhưng ít dùng hơn và không phổ biến. Hiện chưa có nghiên cứu khẳng định các loài này tác dụng khác nhau như thế nào. Cũng cần phân biệt với một số loài thuộc họ Vitaceae rất giống nhưng không có tác dụng như GCL.

Posted Image
G.pentaphyllum
(Giảo cổ lam 5 lá)

Posted Image
G. pubescens
(Giảo cổ lam 7 lá)

Posted Image
G. laxum
(Giảo cổ lam 3 lá – Cổ yếm)

4. Công dụng của Giảo cổ lam.

- Tác dụng chữa cholesterol (chữa mỡ máu / chữa máu nhiễm mỡ): giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.

- Tác dụng chữa cao huyết áp và huyết áp thấp: chống huyết khối và bình ổn huyết áp ( đưa huyết áp trở lại trạng thái cân bằng),

- Tác dụng đối với bệnh tim mạch, não: phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, tai biến não.

- Tác dụng tăng lực: giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc.

- Tác dụng ngăn ngừa, phòng chống bệnh: tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống bệnh tật về lâu dài, sử dụng thường xuyên sẽ nâng cao tuổi thọ.

- Tác dụng chữa bệnh ung thư : ngăn ngừa, phòng chống bệnh ung thư, tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của khối u.

- Tác dụng chữa mất ngủ: giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.

- Tác dụng chữa các bệnh do thiếu máu lên não: do tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già và các chứng bệnh đâu đầu, hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu lên não.

- Tác dụng chữa bệnh gan: rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan; điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên , rất tốt với người gan nhiễm mỡ.

- Tác dụng chữa tiểu đường: hạ đường huyết, giúp bệnh nhân tiểu đường mạnh khỏe và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

- Tác dụng làm đẹp, giảm béo: chống lão hóa, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi; tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), giải độc gan tốt lên hỗ trợ chữa và phòng chống mụn, nám da, giúp cho làn da sáng đẹp.

Cách dùng:Pha như trà, có thể để lạnh uống giải khát,sử dụng bất cứ lúc nào, vừa chữa bệnh và nâng cao thể trạng

Giảo cổ lam và bài thuốc "cải tử hoàn sinh"

LĐTĐ - Những tưởng cuộc đời ông đã an bài nhưng trong những ngày tuyệt vọng nhất tại bệnh viện, ông lại đọc được dòng chữ in trên hộp thuốc là cây giảo cổ lam...


Lấy thân mình làm thí nghiệm thuốc trường sinh

Chỉ trong vòng 1 năm ông đi khám bệnh mới biết mình mắc đủ thứ bệnh như mỡ máu cao, tiểu đường tuýp II rồi vôi hoá tuyến tùng và vôi hoá đám rối mạch mạc 2 thất (não) khiến ông bị liệt nửa người. Cơ thể chỉ còn da bọc xương. Những tưởng cuộc đời ông đã an bài nhưng trong những ngày tuyệt vọng nhất tại bệnh viện, ông lại đọc được dòng chữ in trên hộp thuốc là cây giảo cổ lam.


Rẽ rừng săn thần dược

Những ngày nằm dài trong bệnh viện chờ chết (ông Quang nói vậy), ông không tin là mình có thể vượt qua tao đoạn đó. Làm kinh tế thì thất bại, thân lâm trọng bệnh, ông đã nghĩ thế là cuộc đời mình đã khép. Trong những ngày tuyệt vọng nhất, ông dùng một loại thực phẩm chức năng được chiết xuất từ thảo dược giảo cổ lam và thật bất ngờ ông thấy cơ thể mình bắt đầu có dấu hiệu hồi phục dần. Quá mừng rỡ, ông nghĩ, nếu dùng giảo cổ lam trực tiếp thì khả năng chữa bệnh sẽ tốt hơn.

Lạc lối giữa rừng vắt

Với niềm tin mãnh liệt là mình có thể tìm thấy cây thuốc quý, ông Quang bắt đầu hành trình tìm giảo cổ lam ở rừng Đà Bắc. Trời tờ mờ sáng là ông dắt dao vào rừng, lang thang qua hàng trăm khe suối, hàng nghìn thung sâu tìm cây thuốc quý. Thảo dược của xứ Mường có hàng nghìn, hàng vạn loài.

Trong khi đó, ông chỉ là kẻ ngoại đạo về thuốc nam, không hiểu một điều gì về cây thuốc. Căn cứ duy nhất trong tay ông chỉ là chiếc vỏ bao có in hình cây giảo cổ lam. Gặp cây giây leo nào giống giống ông cũng bứt về. Tìm được cây thuốc ông chạy đôn, chạy đáo khắp nơi để hỏi xem những thứ cây mà mình kiếm được có phải là giảo cổ lam hay không. Nơi đầu tiên ông tìm đến hỏi là các mế người Mường. Họ đều lắc đầu không biết và chưa từng nghe nói về cây giảo cổ lam bao giờ.

Mế Mường sống bao đời trên kho thuốc Nam còn bó tay không biết cây thuốc ông cần tìm, coi như ông hết hy vọng xác định danh tính loài giảo cổ lam tại địa phương. Thế là bao hy vọng ban đầu vừa loé lên rồi lại tắt ngấm nhưng ông vẫn tin là vùng này có cây giảo cổ lam.

Ngoài những ngày không vào rừng, ông tìm kiếm tài liệu về dãy núi Ba Tri. Tìm đọc sách, báo, ông có thêm thông tin giảo cổ lam hay còn gọi là cỏ trường sinh, ngũ diệp sâm chỉ mọc ở các vùng núi đá vôi, độ cao từ 600-2.000 m. Tại Việt Nam, giảo cổ lam chỉ tìm thấy trên dãy Hoàng Liên Sơn ở Sa Pa của Lào Cai. "Với độ cao như vậy, tôi nghĩ núi rừng Đà Bắc khó có giảo cổ lam nhưng đọc sách được biết, các dãy núi đá vôi của Hòa Bình cũng nằm trong hệ dãy Hoàng Liên Sơn nên cũng tồn tại khả năng di thực do mưa lũ hoặc muông thú", ông phán đoán.

Ngay cả những hôm trời mưa phùn, rét mướt ông cũng luồn rừng. Ông lang thang hết khu rừng này đến khu rừng khác. Một lần ông bị lạc giữa một thung sâu. Bữa đó trời mưa phùn, không một người dân Mường nào dám đi rừng vào những ngày này bởi lẽ vắt nhiều như chấu. Vì quá nôn nóng tìm cho được cây thuốc quý, ông đánh liều đi.

Càng tiến sâu vào địa hạt rừng già, trời càng ẩm. Vắt bò lổm ngổm quanh chân. Vắt chui vào kẽ chân, kẽ tay mà cắn. Ông càng gỡ máu chảy ra càng nhiều. Đánh hơi thấy mùi máu tanh, dường như cả ổ vắt, động vắt ở trong rừng bật tanh tách bám lấy ông. Lúc này ông chỉ còn cách chạy càng nhanh càng tốt để thoát ra khỏi rừng già. Sau cả ngày chạy như ma đuổi ông thoát ra khỏi rừng vào lúc nửa đêm. Khi vợ ông đến đón cũng là lúc sức tàn lực kiệt, toàn thân ông bê bết máu. Ngay cả vợ ông cũng không nhận ra nếu như ông không cất tiếng.

Chuyến đó ông bị gãy 5 xương sườn và hàng nghìn vết sẹo do vắt cắn. Khỏi ốm được vài hôm ông lại tiếp tục lên đường. Thế rồi ông cũng tìm được loài cây giống như trong hình. Chỉ có điều ngay bản thân ông cũng không biết là nó có phải là giảo cô lam hay không.

Hôm sau ông lại khăn gói về Hà Nội, đến gõ cửa các công ty chuyên sản xuất thuốc để hỏi. Đến đâu họ cũng lắc đầu không biết. Sau nhiều lần đi lại không có kết quả, ông bắt đầu đặt câu hỏi: Phải chăng họ giữ nghề, không muốn cho mình biết?

Cuối cùng ông đánh liều cứ thử cho các loại lá mà mình cho là giống với cái hình in trên vỏ hộp thuốc pha uống thử. Chẳng biết đây có phải là quyết định liều lĩnh hay sự quyết đoán, chứ rừng già thiếu gì những cây độc, không may uống phải coi như ông toi đời. Rất may cái sự liều lĩnh của ông lại đúng. Các cây thuốc mà ông mang về uống hàng ngày khiến ông như khoẻ ra.

Món quà vô giá của thiên nhiên

Sau lần phát hiện cây thuốc ông đã gặp được nhiều sự may mắn. Bệnh tình bỗng tiêu tan, ông còn gặp được các chuyên gia chuyên nghiên cứu về giảo cổ lam. Năm 2008, đích thân GS.TS Phạm Thanh Kỳ đã đến chỗ ông để xác định xem những thứ cây mà ông phát hiện được có chính xác là giảo cổ lam hay không.

Sau nhiều ngày đi rừng cùng ông, GS đã kết luận, ông Quang không chỉ tìm thấy một loài giảo cổ lam mà tìm thấy cả loài giảo cổ lam ở Hoà Bình trong tổng số 5 loài giảo cổ lam được tìm thấy ở Việt Nam. Các loài này đều có thể dùng làm thuốc. Theo đánh giá của các chuyên gia thì giảo cổ lam hoang dã tại Việt Nam sẽ chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước khoảng một vài năm tới.

Săn tìm thần dược trên vách đá

Các đánh giá về khoa học cho thấy giảo cổ lam hoang dã có chất lượng vượt trội với hàm lượng hoạt chất rất cao. Trong một nghiên cứu hợp tác giữa các nhà khoa học Viện dược liệu Việt Nam và Thuỵ Điển đã tìm ra một chất mới trong cây giảo cổ lam Việt Nam đặt tên là phanoside có tác dụng hạ đường huyết rất tốt. GS.TS Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường đại học Dược Hà Nội) cũng vừa công bố tìm thấy một chất mới hoàn toàn trong cây giảo cổ lam Việt Nam có tác dụng ức chế khối u mạnh và làm tăng miễn dịch cơ thể.

Mặc dù cây giảo cổ lam đã được nghiên cứu từ rất lâu tại Trung Quốc, Nhật Bản nhưng việc phát hiện ra hoạt chất mới có tác dụng chữa bệnh trong giảo cổ lam Việt Nam là điều đáng tự hào cho các nhà khoa học nước nhà cũng như sự khẳng định vào chất lượng của dược liệu Việt Nam.

Điều đáng lo là tình trạng khai thác ồ ạt đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá này, hiện nay giảo cổ lam hoang dã tại Phanxipăng gần như không còn. Vùng nguyên liệu mới phát hiện tại Hà Giang và Cao Bằng cũng đã cạn. Do vậy giảo cổ lam ở Hoà Bình là nguồn nguyên liệu quý còn sót lại.

Trước lúc lên đường về, GS Kỳ có dặn dò ông Quang một câu rất tâm huyết: "Tìm thấy giảo cổ lam hoang dã đã là sự may mắn. Và không ai tận tâm, tận lực như anh. Thảo dược thiên nhiên khai thác mãi cũng hết. Anh nên cố gắng để cây giảo cổ lam sống mãi với người Việt Nam mình". Được lời như cởi tấm lòng, ông Quang say mê nghiên cứu nhằm nhân giống cây giảo cổ lam.

Cách làm này vừa bảo tồn nguồn gene thuần chủng của cây, vừa đảm bảo chất lượng không bị giảm sút so với giảo cổ lam hoang dã. Điều này sẽ giúp cung cấp ổn định cây giảo cổ lam cho thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu, đỡ lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, nhất là tình trạng dược liệu nhập khẩu không kiểm soát được chất lượng như hiện nay.

Phú tại sơn lâm khánh hữu tầm

Ngôi nhà của ông Quang nằm bên triền núi thuộc dãy núi Ba Tri. Vừa vào nhà ông đã rót trà Ba Tri ra mời khách. Thứ nước trà màu cánh dán tỏa mùi hương rất dễ chịu. Tôi nhấp thử cảm nhận hơi đăng đắng. Trong ngôi nhà 3 gian, với nhiều vật dụng liên quan đến không gian văn hóa người Mường như: cồng chiêng, lư đồng..., ông Quang không ngừng nhận, đọc tin nhắn từ máy điện thoại.

Việc tìm ra cây giảo cổ lam trên vùng Đà Bắc đối với ông Quang như cái duyên trời cho, vì vừa giúp ông loại bỏ những căn bệnh quái ác vừa giúp ông kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

Ban đầu, ông thu hái, chế biến và đóng gói trà giảo cổ lam thủ công. Đầu năm 2011, được sự giúp đỡ của các kỹ sư Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ông đầu tư lắp đặt hệ thống máy sấy tự động; máy đóng gói theo công nghệ hút chân không; máy dán nhãn.

Xưởng sản xuất của ông hiện có hơn 10 lao động làm các công đoạn chế biến, đóng gói, lương bình quân 2,5 triệu đồng/người/tháng. Còn lao động trong, ngoài xã thu hái nguyên liệu cho ông lên đến hàng trăm người.

Tiến hành lai ghép, nhân giống giảo cổ lam mới là hành trình gian nan. Sau nhiều lần tìm hiểu phương pháp râm cành, cuối cùng ông cũng tìm ra phương pháp mang lại hiệu quả tức thì. Chỉ sau 60 ngày là ông có thể đưa giống cây giảo cổ lam ra trồng trên diện rộng.

Từ việc ông phải lặn lội đi ngược xuôi đến các nơi tìm người xác định giúp cây giảo cổ lam là như thế nào. Giờ đây các viện nghiên cứu lại tìm đến tận nhà ông để mua cây giống. Vui hơn cả là ông còn ký được hợp đồng cung cấp nguyên liệu giảo cổ lam cho Bộ Y tế để sản xuất thuốc Curpenin cao nghệ cổ lam đầu tiên của nước ta, có công dụng làm giảm mỡ máu. Một tin vui nữa là các chuyên gia người Đức cũng đã có đề xuất là liên kết với ông để bán loại trà này tại châu Âu.


Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa
Tác dụng chữa bệnh của cây chè đắng
Tác dụng chữa bệnh của rau muống
Công dụng chữa bệnh của cây măng tây
Tác dụng của cây cỏ sữa nhỏ
Tác dụng chữa bệnh của cây ba kích
Tác dụng của cây hoàn ngọc


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
ở bảo lộc Lâm đồng, tôi đã nhìn thấy cây giống y hệt cây giảo cổ lam mà trên trang đã mô tả không biết giảo cổ lam có mọc ở cao nguyên không,làm sao để nhận biết chính xác cây tôi nhìn thấy là giảo cổ lam(có 5 lá, dây leo)mọc rất nhiều theo các con suối
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Giảo cổ làm thường mọc ở những vùng núi cao nhiệt độ thấp,cao cách mực nước biển khoảng 3000-3500m so với mực nước biển, nêu là cao nguyên nắng khô hạn thì có thể là không có nhé.còn cứ hình ảnh như trong bài là anh có thể tìm thấy được rồi
O tinh tuyen quang chung toi cung co loai cay nay pha nuoc co mau vang uong hoi dang sau co vi ngot toi hoi xem co phai la giao co lam ko
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Nó là một loài cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt. Lá đơn xẻ chân vịt rất sâu trông như lá kép chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen. Cây mọc ở độ cao 200 - 2.000 m, trong các rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước châu Á khác. Thành phần hóa học chính của thất diệp đảm là flavonoit và saponin. Số sapoin của thất diệp đảm nhiều gấp 3 - 4 lần so với nhân sâm. Trong đó, một số có cấu trúc hoá học giống như cấu trúc có trong nhân sâm (ginsenozit). Ngoài ra thất diệp đảm còn chứa các vitamin và các chất khoáng như selen, kẽm, sắt, mangan, phốtpho... Thất diệp đảm là cây thuốc đã được dùng theo y học cổ truyền Trung Quốc. Người Trung Quốc từ lâu xem cây này như thuốc trường sinh, bởi lẽ người dân ở tỉnh Quý Châu uống trà thất diệp đảm thường xuyên thì sống rất thọ[1][2]. Cây này còn được gọi là nhân sâm phương Nam hay nhân sâm 5 lá, mặc dù thực tế loài này không có họ hàng gì với nhân sâm đích thực. Cây này cũng được dùng ở Nhật Bản với tên amachazuru, ở Hàn Quốc với tên gọi dungkulcha và nhiều nước khác. Ở Việt Nam, vào năm 1997 giáo sư Phạm Thanh Kỳ (Đại học Dược Hà nội) đã phát hiện cây thất diệp đảm trên núi Phan Xi Păng và được giáo sư Vũ Văn Chuyên (Đại học Dược Hà nội) xác định đúng là loại Gynostemma pentaphyllum. Ngoài ra, thất diệp đảm còn được tìm thấy ở một số địa phương thuộc vùng đồi núi phía Bắc. Rất có thể theo miêu tả thì đúng là giảo cổ lam, tuy nhiên cần đem đến các thầy thuốc trong vùng để phán đoán kỹ lưỡng nhé
Xin hoi tra giao co lam co tac dung chua va lam uc che su phat trien cua benh dau moi vai gay khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Nhà mình có người nhà trên cao bằng gửi trà giảo cổ lam về uống , mà mình nghe nói là trà giảo cổ lam uống ko tốt cho đàn ông về bộ phận sinh dục . Nên mình không dám cho ông xã uông . Minh xin dc website tư vấn về vấn đề này ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Chào bạn! Giảo cổ lam là dược liệu đã được nghiên cứu kỹ lưỡng không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới bởi các GS.TS đầu ngành trong lĩnh vực y dược. Giảo cổ lam là dược liệu không có độc tính, có thể sử dụng lâu dài và không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý. Dùng Giảo cổ lam hàng ngày sẽ giúp cơ thể trẻ lâu, tăng khả năng làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ. Đặc biệt làm tăng miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại, làm ổn định huyết áp và đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa suy nhược cơ thể, thiếu máu não, giúp ăn ngon, ngủ tốt và giúp ngăn cản sự hình thành và phát triển của các khối u … Vì thế mà bạn có thể yên tâm là nó không ảnh hưởng đến sinh lý, tuy nhiên không nên lạm dụng sd quá nhiều vì Như kết quả khoa học cho thấy, thành phần hóa học chính của nó là flavonoid và saponin. Số saponin của giảo cổ lam nhiều gấp 3 – 4 lần so với nhân sâm. Vậy nên khi lạm dụng liệu có thể xảy ra ngộ độc như nhân sâm, nhất là đối với những người lạm dụng liều dùng mà khả năng tự điều tiết bị suy giảm kết hợp cơ địa dễ bị kích ứng?Liều lượng và cách dùng thuốc giảo cổ lam là uống 2 viên/lần, ngày 2 lần, uống sau khi ăn. Dùng cho người mệt mỏi, huyết áp cao, đường huyết cao, người ăn ngủ kém. Nếu cần sử dụng thường xuyên dài ngày để có tác dụng lâu dài cũng cần có chỉ định của bác sỹ.Chúc gia đình bạn vui khỏe
tôi bị thoái hóa có dùng được giảo cổ lam không
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
em có thấy cây giảo cổ lam 5 lá giông như hinh ảnh trên mạng mọc ở ven đường trong rừng già nơi ẩm thấp với độ cao 1500m . chi co biết nơi nào mua không giới thiệu em bán với.nhớ hỏi giá giúp emvới nha. em thank you
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý