Tác dụng chữa bệnh của gạo nếp

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng chữa bệnh của gạo nếp

19/04/2015 02:09 AM
4,560


Giải cảm, chữa chứng đổ mồ hôi trộm, giúp thần trí minh mẫn... là một trong số những tác dụng chữa bệnh của gạo mà ít người biết.



Trong bữa ăn của người Việt Nam và một số nước ở châu Á, gạo là một lương thực quan trọng không thể thiếu. Có ba loại gạo chính là gạo nếp, gạo tẻ và gạo lứt. Mỗi loại có một giá trị dinh dưỡng riêng và có các tác dụng chữa bệnh mà chúng ta không ngờ đến.

Gạo nếp

Đây là loại gạo rất dẻo và có giá trị dinh dưỡng cao. Người ta thường dùng để nấu xôi, nấu chè, làm bánh... Gạo nếp có vị ngọt, mùi thơm, nhiều nhựa và có tính âm. Có tác dụng làm khỏe tì, mạnh phổi, chữa chứng đi phân lỏng, tiểu tiện khó, chứng đổ mồ hôi trộm và giải được một vài độc tính.

Gạo nếp nấu xôi là một món ăn rất ngon miệng và phổ biến.

Gạo nếp nấu xôi là một món ăn rất ngon miệng và phổ biến.

Gạo nếp còn giúp ấm bụng, có tác dụng tốt với những người bụng yếu, bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, gạo nếp không nên ăn quá nhiều sẽ khiến người nóng, nhất là những người đang bị mụn nhọt, vết thương xưng tấy.

Gạo tẻ

Gạo tẻ phổ biến nhất khi được dùng để nấu cơm ăn hàng ngày. Gạo có vị ngọt, tính mát, giúp điều hòa tì vị, lợi tiểu, trị được chứng đi phân lỏng hoặc tả lỵ. Đặc biệt, khi dùng gạo nấu cháo trắng sẽ giúp giải cảm và giải tỏa cơn khát, tránh mất nước.

Gạo nấu cháo có tác dụng giải cảm rất tốt.

Gạo nấu cháo có tác dụng giải cảm rất tốt.

Gạo lứt

Gạo lứt rất bổ nhờ lớp vỏ cám bên ngoài. Trong lớp cám đó có chứa một chất dần đặc biệt giúp điều hòa huyết áp, làm giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Ăn cơm gạo lứt giúp điều hòa ngũ tạng, thông phế quản, bổ tì vị, cung cấp can xi giúp xương cứng cáp, cầm được chứng tả lỵ, giúp trí thần minh mẫn. Ngoài nấu cơm, gạo lứt còn dùng để làm cốm, nấu cháo với đậu đỏ...

Nếp, một loại thực phẩm quen thuộc thường được dùng chế biến các món ăn. Trong số các loại nếp, nếp cẩm (nếp than) có giá trị dinh dưỡng cao và rất nhiều công dụng kỳ diệu.

Tốt cho bệnh nhân tim mạch

Một nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy gạo nếp cẩm có công dụng rất tốt cho những bệnh nhân tim mạch. Giáo sư David Capuzzi thuộc Trung tâm Y tế Jefferson Myrna tại Philadenphia, Mỹ, đã nghiên cứu trong 5 năm với khoảng 5.000 bệnh nhân bị tai biến tim mạch ở độ tuổi từ 18 đến 70 tại hơn 60 bệnh viện ở Trung Quốc. Số bệnh nhân này được cho dùng một loại thuốc có tên là Xuezhikang, được bào chế từ men của gạo nếp cẩm, chủ yếu chứa chất lovastatine và ergosterol.

Kết quả sau 5 năm điều trị cho thấy, tỷ lệ tái tai biến tim mạch đối với số bệnh nhân này đã giảm 45%. Sau phẫu thuật thông mạch, tỷ lệ tái tạo mạch máu tăng khoảng 30%. Việc sử dụng thuốc Xuezhikang đã giúp khoảng 33% số bệnh nhân tim mạch tránh khỏi tử vong. Đặc biệt, nếu so với số bệnh nhân tim mạch không được sử dụng, thì tỷ lệ tử vong trong số bệnh nhân được điều trị bằng loại thuốc trên thấp hơn khoảng 66%.

Bổ huyết mễ đa năng

Trong hạt nếp (tên khoa học là Oryza Sativa) không chứa thành phần gluten, không có vị ngọt. Một chén 200gr cơm nếp đã nấu chín có chứa 169 calories; 3,5 gr protein; 37 carbohydrate; 1,7 chất xơ; 9,7 cmg selenium và 0,33 gr chất béo. Trong đó, nếp cẩm hay còn gọi là "bổ huyết mễ" cũng gồm những thành phần dinh dưỡng trên nhưng chứa một số chất dinh dưỡng cao hơn.

Bên trong hạt nếp cẩm so với các loại hạt nếp khác thì hàm lượng protein cao hơn 6,8%, chất béo cao hơn 20%. Ngoài ra, nếp cẩm còn chứa 8 loại a-xit amin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nên loại nếp này góp phần lớn trong việc bảo vệ và mang đến giá trị sức khoẻ cho cơ thể.

Ảnh minh họa.

Bài thuốc chữa bệnh

Nếp nói chung đều có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hoá, giúp làm ấm bụng. Gạo nếp nấu xôi là liều thuốc hữu hiệu dành cho người yếu bao tử, nhất là những người bị viêm loét bao tử không thể tiêu thụ cơm tẻ. Do hạt nếp chứa nhiều chất xơ không hoà tan, nên nó có tác dụng đề phòng một số bệnh như ung thư tuyến tính, trực tràng...

Người thường xuyên bị ói mửa, có thể lấy một nắm nếp rang vàng cháy, một trái cau khô, hạt tiêu cho vào giã nhuyễn, tán thành bột để uống với nước ấm. Khi bị chảy máu cam, rang vàng hạt nếp, tán nhuyễn, một lần uống từ 6-7gr với nước nguội. 

Đó là những công dụng đối với sức khoẻ mà bất cứ loại nếp nào cũng có. Tuy nhiên, đối với nếp cẩm, điều kỳ diệu là chúng còn có công dụng tăng sự hấp thu sắt cho cơ thể khi kết hợp với một số loại thực phẩm : rau xanh, trái cây, thịt nạc. Xôi hoặc cơm rượu nếp cẩm cũng là một bài thuốc quý bổ huyết, trừ giun sán, kích thích tiêu hoá... Đặc biệt, phụ nữ sau sinh dễ gặp tình trạng thiếu sữa hoặc thiếu sắt, ăn nhiều nếp cẩm cũng giúp khắc phục tình trạng trên.


Công dụng chữa bệnh của gạo nếp


Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, gạo nếp (tên thuốc là ngạnh mễ hay nhu mễ) có vị ngọt, thơm, mềm dẻo, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, chống hư tổn.

Chữa nôn mửa không dứt: Gạo nếp 20g, sao vàng phối hợp với gừng tươi 3 lát giã nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày. Hoặc gạo nếp, mạch môn, đẳng sâm mỗi thứ 12g, bán hạ 6g, cam thảo 4g, nấu nước uống.

Chữa viêm loét dạ dày - tá tràng:

Món cơm nết (Ảnh: leboutdumonde)

Gạo nếp, mai mực, cam thảo, hàn the phi, mẫu lệ nung, hoàng bá, kê nội kim mỗi thứ 50g, làm khô, tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 20-30g với nước ấm. Nước sắc đặc gạo nếp rang uống thay nước trong ngày để chống mất nước, háo khát trong trường hợp tiêu chảy.

Gạo nếp thổi xôi là thức ăn - vị thuốc cần thiết cho người yếu dạ, nhất là người bị đau loét dạ dày không ăn được cơm tẻ. Xôi nếp giã nát là chất phụ gia cùng với nhiều vị thuốc khác dùng đắp bó gãy xương rất tốt. Để làm các loại thuốc viên, hoàn, người ta sử dụng bột gạo nếp như một chất kết dính dưới dạng hồ.

Cơm nếp hoặc cháo gạo nếp trộn với bột mầm hạt lúa mạch theo tỷ lệ 10/1, giữ ở nhiệt độ 70oC trong 12 giờ, rồi ép lọc bỏ bã, cô ngay đến độ cao mềm sẽ được kẹo mạch nha; nếu trộn với bột mầm hạt thóc tẻ lại được kẹo mạ. Cả hai sản phẩm này đều được dùng làm thuốc bổ tỳ, mạnh dạ dày, giúp tiêu hóa, nhuận phổi, lợi sữa.

Cháo gạo nếp nấu suông gọi là cháo hoa, có tác dụng “mát ruột” cho những trường hợp “nặng bụng”; nếu nấu nhừ với chân giò hoặc móng giò lợn, lõi thông thảo, đu đủ non và lá sung có tật là món ăn - vị thuốc cổ điển và phổ biến làm tăng tiết sữa. Nước cháo gạo nếp lại là thức ăn rất tốt để nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Cám gạo nếp có chất phytin được dùng làm thuốc bổ chữa tê phù và chứng nghẹn dưới dạng chè (cám gạo nếp nấu với đậu đỏ và đường) hoặc dạng cháo (cám gạo với ý dĩ nấu ăn).

Ngoài ra, nước vo gạo đặc cũng được dùng để chế biến các dược liệu, làm cho tính dược của thuốc được êm dịu, bớt háo nóng, giảm độc tính.


Gạo nếp chữa bệnh 


Theo y học cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy do tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày, tá tràng... Tuy nhiên, nó lại có tính ấm nên những người mang thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng... không nên dùng.

Ngoài ra, chất amilopectin - thành phần tạo độ dẻo của cơm nếp - lại rất khó tiêu, vì vậy không nên dùng nhiều đồ nếp cho các đối tượng: trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược. Nếu muốn ăn, tốt nhất là nấu thành cháo

Dân gian hay dùng cơm nếp nóng để chườm chữa tắc tia sữa cho sản phụ; lấy cơm nếp nguội giã nhuyễn, trộn với bột thuốc để bó gãy xương và bong gân. Gạo nếp còn được dùng để chữa rối loạn bài tiết mồ hôi, tiểu đường, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, chứng buồn nôn ở phụ nữ có thai... Sau đây là một số bài thuốc cụ thể:

- Gạo nếp 250 g, rượu vang 500 ml, trứng gà 2 quả. Tất cả cho vào bát to, đem hấp cách thủy cho chín, chia ăn vài lần. Dùng để bồi bổ cho người suy nhược cơ thể sau khi bị bệnh nặng.

Hoặc: Gạo nếp 500 g đồ chín; biển đậu, hạt sen và ý dĩ mỗi thứ 50 g ngâm nước nóng trong 4 giờ; long nhãn 50 g, đường thanh mai 25 g, táo đỏ 20 quả. Tất cả cho vào bát to, chế thêm một chút mỡ lợn rồi hấp chín, khi ăn đổ úp ra đĩa, có thể tưới thêm ít nước đường trắng, ăn nóng. Thuốc có công dụng kiện tỳ, dưỡng vị, ích âm, bổ thận. Theo kinh nghiệm của cổ nhân, người già ốm yếu, ăn ít, bị bệnh tiểu đường, đại tiện lỏng hoặc phù thũng nên trọng dụng món ăn này.

- Gạo nếp non hoặc hoa lúa nếp 100 g, tang bạch bì (vỏ trắng cây dâu) 100 g, sắc kỹ, chia uống 2 lần trong ngày. Thuốc có công dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng tiêu khát (tiểu đường) với biểu hiện hay khát, uống nhiều, tiểu nhiều.

- Gạo nếp 500 g ngâm nước một đêm, để ráo rồi sao thơm; hoài sơn 50 g sao vàng. Hai thứ tán thành bột mịn, mỗi sáng dùng 20-30 g quấy đều với nước sôi, thêm chút đường đỏ và hạt tiêu để làm món điểm tâm. Dùng cho những người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng nát kéo dài, chán ăn, mệt mỏi do tỳ vị hư nhược.

Cũng có thể dùng gạo nếp lượng vừa đủ cho vào một cái dạ dày lợn cùng gia vị các loại, buộc kín miệng, đem hấp cách thủy cho thật chín rồi chia ăn vài lần.

- Gạo nếp 100 g, vỏ tiểu mạch 100 g, sao vàng, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 g. Dùng cho các trường hợp hay đổ mồ hôi vô cớ, cơ thể mệt mỏi kéo dài (y học cổ truyền gọi là chứng tự hãn do khí hư).

- Gạo nếp 30 g tán thành bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, chế thêm 30 g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho người mắc chứng vị âm hư với biểu hiện: miệng khát muốn uống nhiều nước, ăn kém, hay nôn và buồn nôn. Phương thuốc này còn có tác dụng lợi mật, giảm đau, dùng cho các trường hợp có cơn đau quặn gan do giun chui lên đường mật.

- Gạo nếp 200 g, bột đại hồi 50 g, hai thứ trộn đều, sao thật nóng, bọc trong túi vải đem chườm vào vị trí tổn thương ở bệnh nhân mắc chứng đau lưng, đau khớp.

- Cơm nếp đốt thành than, trộn đều với bột hoàng liên và dầu vừng, bôi chữa chứng chốc đầu ở trẻ em.

Trong y học cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng...

Gạo nếp là loại thực phẩm quá quen thuộc với mọi người dùng chế biến bánh chưng, bánh tét, nấu xôi, nấu chè, làm các loại bánh.

Dân gian hay dùng cơm nếp nguội giã nhuyễn, trộn với bột thuốc để bó gãy xương và bong gân. Gạo nếp còn được dùng để chữa rối loạn bài tiết mồ hôi, tiểu đường, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...

Xin giới thiệu một số bài thuốc đã được ghi nhận công dụng trong điều trị bệnh để bạn đọc tuỳ điều kiện của mình mà chọn lựa thực hành:
 
Gạo nếp hấp rượu vang: Gạo nếp 250g, rượu vang 500ml, trứng gà hai quả. Tất cả cho vào bát to, đem hấp cách thuỷ cho chín, chia ăn vài lần. Dùng để bồi bổ cho người suy nhược cơ thể sau khi bị bệnh nặng.

Gạo nếp giúp chữa bệnh tiểu đường

Gạo nếp

Gạo nếp mật ong: Gạo nếp 30g tán ra bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, chế thêm 30g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày để dùng cho người miệng khát muốn uống nhiều nước, ăn kém, hay nôn và buồn nôn. Phương thuốc này còn có tác dụng lợi mật, giảm đau, dùng cho các trường hợp có cơn đau quặn gan do giun chui lên đường mật.
 
Bao tử heo nhồi gạo nếp: Cho gạo nếp lượng vừa đủ vào bao tử heo, nướng khô, giã ra làm viên hoàn để ăn hàng ngày. Cách khác, cho thêm vào gia vị các loại, buộc kín miệng, đem hấp cách thuỷ cho thật chín rồi chia ăn vài lần.
 
Cháo gạo nếp hạt sen: Người bệnh mới khỏi, cơ thể suy nhược, lấy gạo nếp, hạt sen lượng vừa đủ, đem nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn sáng và tối.
 
Gạo nếp tán hoài sơn: Gạo nếp 500g ngâm nước một đêm, để ráo rồi sao thơm. Hoài sơn 50g, sao vàng. Hai thứ tán thành bột mịn, mỗi sáng dùng 20 – 30g, khuấy đều với nước sôi, thêm chút đường đỏ và hạt tiêu để làm món điểm tâm. Dùng cho những người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng nát kéo dài, chán ăn, mệt mỏi.
 
Cháo gạo nếp táo tàu: Gạo nếp lượng vừa đủ, cho thêm táo tàu đun thành cháo loãng mà ăn. Ngày ăn từ 1 – 2 lần, giúp trị viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày.
 
Gạo nếp sắc với gừng: Gạo nếp 20g, sao vàng; gừng tươi ba lát giã nhỏ. Đem hai thứ sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày để chữa nôn mửa không dứt. Cách khác, gạo nếp, mạch môn, đẳng sâm mỗi thứ 12g, bán hạ 6g, cam thảo 4g, nấu nước uống.
 
Cháo gạo nếp đậu đen: Gạo nếp 100g, đậu đen 30g, hồng táo 30g, đun thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 lần, trị thiếu máu do thiếu sắt.
 
Gạo nếp trộn hoàng liên, dầu vừng: Gạo nếp 100g, nấu thành cơm nếp rồi đốt thành than. Sau đó trộn đều với bột hoàng liên (30g) và dầu vừng, bôi chữa chứng chốc đầu ở trẻ em.
 
Cháo gạo nếp đậu xanh: Gạo nếp 100g, đậu xanh 50g, nấu cháo ăn để hỗ trợ điều trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường. Cách khác, hoa gạo nếp (lúa nếp rang cho nổ trắng ra, bỏ vỏ), vỏ lụa cây dâu (vỏ trắng) mỗi thứ 100g, sắc uống.
 
Cháo gạo nếp nấu suông: Còn gọi là cháo hoa (lấy gạo nếp, cho thêm nước vào nấu chín) có tác dụng làm mát ruột cho những trường hợp nặng bụng. Nếu nấu nhừ với chân giò hoặc móng giò heo, lõi thông thảo, đu đủ non và lá sung sẽ giúp làm tăng tiết sữa.


Gạo nếp khi kết hợp với một số thực phẩm khác còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.


Gạo nếp là loại lương thực rất gần gũi trong đời sống. Không chỉ dùng đồ xôi, làm bánh, nấu chè… gạo nếp khi kết hợp với một số thực phẩm khác còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Trong y học cổ truyền, gạo nếp vị ngọt tính ấm, bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng...

Một số bài thuốc chữa bệnh từ gạo nếp:

Cháo gạo nếp táo tàu
:

Gạo nếp, táo tàu lượng vừa đủ, đun thành cháo loãng. Ngày ăn từ 1 – 2 lần, giúp trị viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày.

Cháo gạo nếp đậu đen:

Gạo nếp 100g, đậu đen 30g, hồng táo 30g, đun thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 lần, trị thiếu máu do thiếu sắt.

Cháo gạo nếp đậu xanh:

Gạo nếp 100g, đậu xanh 50g, nấu cháo ăn để hỗ trợ điều trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường.

Gạo nếp mật ong:

Gạo nếp 30g tán ra bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, chế thêm 30g mật ong, chia ra, ăn vài lần trong ngày, dùng cho người miệng khát muốn uống nhiều nước, ăn kém, hay nôn và buồn nôn. Món ăn này còn có tác dụng lợi mật, giảm đau, dùng cho các trường hợp có cơn đau quặn gan do giun chui lên đường mật.

Gạo nếp sắc với gừng:

Gạo nếp 20g, sao vàng; gừng tươi ba lát giã nhỏ. Đem hai thứ sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày để chữa nôn mửa không dứt. Cùng chữa chứng nôn mửa còn có cách khác: gạo nếp, mạch môn, đẳng sâm mỗi thứ 12g, bán hạ 6g, cam thảo 4g, nấu nước uống.

Cháo gạo nếp hạt sen:

Những người bệnh mới ốm khỏi, cơ thể suy nhược, lấy gạo nếp, hạt sen lượng vừa đủ, đem nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn sáng và tối.  

Gạo nếp trộn hoàng liên, dầu vừng:

Gạo nếp 100g, nấu thành cơm nếp rồi đốt thành than. Sau đó trộn đều với bột hoàng liên (30g) và dầu vừng, bôi chữa chứng chốc đầu ở trẻ em.

Xôi nếp sâm táo:

Gạo nếp 250g, đẳng sâm 10g, đại táo 20g, đường trắng 50g. Ngâm đẳng sâm, táo tầu cùng với đường, đổ nước xăm xắp, sau đó sắc cạn trong 30 phút.

Gạo nếp đồ thành xôi, xới ra đĩa, gắp đẳng sâm, táo tầu đặt phía trên, thêm một chút nước thuốc đã sắc cạn lên trên cùng. Món này có tác dụng chữa mệt mỏi, mất ngủ, kém ăn, phù thũng…

Xôi nếp bát bảo:


Gạo nếp 500g, cùi hạt đào 50g, đường trắng 100g, hạt đậu côve trắng 50g, hạt sen ( bỏ tâm ) 50g, mơ xanh ướp đường 25g, hồng táo 20g, hạt ý dĩ 50g, cùi nhãn 50g, mỡ lợn vừa đủ.

Hạt ý dĩ, hạt đậu côve, hạt sen ngâm nước nóng cho nở, cho vào nồi nấu chín. Hồng táo rửa sạch, ngâm nước, cùi đào hạt xào chín. Gạo nếp đồ thành xôi, bôi mỡ lợn dưới đáy bát bày mứt mơ xanh, cùi nhãn, táo, nhân đào hạt, hạt sen, hạt đậu côve, ý dĩ, cuối cùng cho xôi lên trên. Tiếp tục đồ trong 20 phút. Cho một ít nước khuấy đường thành kẹo, rưới lên phía trên đĩa xôi. Món này có tác dụng chữa kém ăn, hao gầy, đi lỏng, phù thũng.

Gạo nếp: Chớ dửng dưng!

Không biết đích xác từ bao giờ, gạo nếp đã trở thành một trong những “người bạn lương thực” gần gũi và thân thiết của người Việt nam chúng ta. Nhưng với sự tích “bánh trưng, bánh dày”, chắc hẳn loại ngũ cốc đặc biệt này đã có mặt trong bữa ăn người Việt từ vài nghìn năm về trước.

Xưa kia, khi đời sống còn vất vả và thiếu thốn, gạo nếp thường chỉ được dùng trong những dịp Lễ ,Tết, còn nay, với mức sống ngày càng được cải thiện và hàng hóa ngày càng trở nên phong phú trong xu thế mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế, gạo nếp và các món ăn được chế biến từ nó đã trở nên thông dụng hơn và không còn qúy hiếm như trước nữa.

Tuy vậy, cũng như các loại ngũ cốc khác, gạo nếp hẳn vẫn sẽ trường tồn cùng lịch sử dân tộc không chỉ vì giá trị dinh dưỡng đặc sắc của nó mà còn vì những giá trị văn hóa tinh thần sâu thẳm chứa đựng trong những món ăn mà nó đem lại. Hơn nữa, trong y học cổ truyền phương Đông, gạo nếp còn được cổ nhân sử dụng như một vị thuốc độc đáo, điều mà ngày nay không phải ai ai cũng tường tận.

Gạo nếp có nhiều tên gọi như nhu mễ, giang mễ, tửu mễ, nguyên mễ, đạo mễ… Theo y học cổ truyền, gạo nếp vị ngọt, tính ấm; vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế; có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn; thường được dùng để chữa các chứng hư lao (suy nhược cơ thể), tiết tả (đi lỏng) do tỳ vị hư nhược, vị quản thống (viêm loét dạ dày, tá tràng), tự hãn, đạo hãn và đa hãn (rối loạn bài tiết mồ hôi), tiêu khát (đái đường), huyễn vựng (rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não) do huyết hư, ác trở (lợm giọng nôn mửa) ở phụ nữ có thai…

Các y thư cổ như Danh y biệt lục, Thiên kim yếu phương, Nhật dụng bản thảo, Bản thảo thập di, Bản thảo phùng nguyên, Bản thảo cương mục, Tuỳ tức cư ẩm thực phổ, Hồng nghĩa giác tư y thư, Hải Thượng y tôn tâm lĩnh… đều có đề cập đến giá trị dinh dưỡng và công dụng trị liệu của gạo nếp ở các mức độ khác nhau.

Ví như, trong sách Ydược lục thư dược tính tổng nghĩa, y gia trứ danh Tôn Tư Mạo đã viết: “ Tỳ bệnh nghi thực, ích khí chỉ tả”( gạo nếp có khả năng ích khí, cầm đi lỏng, thích hợp cho bệnh lý tỳ vị) ; y gia Trương Lộ trong sách Bản thảo phùng nguyên cũng viết: “ Nhu mễ, ích khí bổ tỳ phế, đãn ma phấn tác hi mi, thứ bất niêm trệ, thả lợi tiểu tiện”( gạo nếp có tác dụng ích khí, bổ tỳ và phế, nếu xay thành bột nấu cháo loãng còn lợi tiểu tiện); nhà dược học vĩ đại Lý Thời Trân trong sách Bản thảo cương mục cho rằng: gạo nếp có công dụng “ noãn tỳ vị, chỉ hư hàn tiết lỵ, súc tiểu tiện, thu tự hãn’’(làm ấm tỳ vị, cầm tả lỵ do hư hàn, lợi tiểu tiện, cầm mồ hôi).

Trên thực tiễn chữa trị bệnh tật, kinh nghiệm sử dụng gạo nếp của cổ nhân rất phong phú, có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như sau:

* Gạo nếp 100g, vỏ tiểu mạch 100g, hai thứ sao vàng tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g. Công dụng: cố biểu chỉ hãn, dùng cho các trường hợp hay đổ mồ hôi vô cớ, cơ thể mệt mỏi kéo dài, y học cổ truyền gọi là chứng tự hãn do khí hư. Phương thuốc này được ghi trong sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân. Nếu không có gạo nếp, người xưa còn dùng rễ cây lúa nếp để thay thế, sắc uống thay trà mỗi ngày 250g.

* Nếu mắc chứng vị âm hư gây ra tình trạng miệng khát muốn uống nhiều nước, ăn kém, hay nôn và buồn nôn, có thể dùng 30g gạo nếp tán bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, chế thêm 30g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày. Phương thuốc này còn có tác dụng lợi đởm chỉ thống, khu trùng, thường dùng cho các trường hợp cơn đau quặn gan do giun chui lên đường mật.

* Gạo nếp 200g, bột đại hồi 50g, hai thứ trộn đều, sao thật nóng, bọc trong túi vải đem chườm vào vị trí tổn thương. Công dụng: tán hàn chỉ thống, dùng để chữa chứng đau lưng, đau khớp. Phương thuốc này được ghi lại trong sách Nhiếp sinh chúng diệu phương.

* Gạo nếp 100g, nụ hoa hòe 200g, hai thứ sao vàng tán bột, mỗi sáng sớm uống 10g với nước sôi khi chưa điểm tâm. Công dụng: nhuyễn kiên tán kết, tiêu anh, dùng cho những trường hợp bị lao hạch ở cổ.

* Cơm nếp đốt thành than, trộn đều với bột hoàng liên và dầu vừng, bôi vào vùng tổn thương. Công dụng: giải độc trừ sang, dùng cho trẻ em đầu bị chốc lở. Nếu không có hoàng liên có thể dùng khinh phấn thay thế. Phương thuốc này được chép trong sách Phổ tế phương.

* Gạo nếp 500g, đồ chín; 50g biển đậu, 50g hạt sen và 50g ý dĩ ngâm nước nóng trong 4 giờ; 50g long nhãn, 25g đường thanh mai, 20 quả táo đỏ. Tất cả cho vào bát to, chế thêm một chút mỡ lợn rồi đem hấp chín, khi ăn đổ úp ra đĩa, có thể tưới thêm ít nước đường trắng, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ dưỡng vị, ích âm bổ thận. Theo kinh nghiệm của cổ nhân, người già ốm yếu, ăn ít, bị bệnh đái đường, đại tiện lỏng hoặc phù thũng nên trọng dụng món ăn này.

Ngoài ra, dân gian còn dùng cơm nếp nóng để chườm làm thông tắc tia sữa cho sản phụ, cơm nếp nguội giã nhuyễn trộn với bột thuốc để bó gãy xương và bong gân, uống trà gạo nếp rang để chữa chứng phiền khát, ủ men chế cơm rượu hoặc cất rượu nếp cái hoa vàng để ngâm rượu trứng và rượu thuốc để bồi bổ sức khỏe.

Tuy nhiên, vì trong gạo nếp có chứa nhiều amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng của cơm nếp nhưng lại rất khó tiêu, cho nên trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược không nên ăn nhiều đồ nếp, đúng như sách Bản thảo cương mục đã khuyên: “Nhu mễ tính niêm trệ nan hóa, tiểu nhi, bệnh nhi, tối nghi kị chi”. Nếu muốn ăn thì tốt nhất nên nấu thành cháo. Mặt khác, vì gạo nếp lại kèm thêm tính ôn ấm nên những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… cũng không nên dùng đồ nếp.

Theo quan niệm của y học cổ truyền, trong nhân thể có ba thứ quý báu nhất là Tinh, Khí và Thần, gọi chung là “ tam đại bảo”. Tinh sinh khí, khí sinh thần, tinh có đầy đủ, sung túc thì mới có thể hoá khí, khí có vượng thịnh thì thần mới sáng sủa và đầy đủ, từ đó âm dương mới cân bằng, tạng phủ mới điều đạt, cơ thể theo đó mà khoẻ mạnh.

Tinh được tạo nên từ hai nguồn: tiên thiên và hậu thiên, tinh tiên thiên bẩm thụ từ cha mẹ (có thể hiểu là yếu tố di truyền), tinh hậu thiên lấy từ khí trời và khí đất, khí trời là dưỡng khí vô hình, khí đất là vật thể hiện hữu, trong đó có các loại rau cỏ và ngũ cốc. Sách thuốc xưa có câu: “ Tinh sinh bởi 5 loại lúa”, trong Hán ngữ, chữ Tinh và chữ Khí đều có bộ Mễ cả, đủ thấy cổ nhân coi thóc gạo cần thiết cho con người biết nhường nào! Bởi thế, đôi điều tản mạn về công dụng chữa bệnh của gạo nếp ở trên âu cũng là chuyện dễ hiểu, chỉ tiếc rằng thời nay, phương ngôn: “Dửng dưng như bánh chưng ngày Tết” xem ra đã trở thành một câu chuyện quá thật.  

Gạo nếp là loại lương thực quá quen thuộc với mọi người. Vào dịp lễ tết không nhà nào không dùng gạo nếp: bánh chưng, bánh tét, nấu xôi, nấu chè, làm các loại bánh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết gạo nếp còn có tác dụng chữa bệnh như dưới đây.

Những ai không dùng nhiều gạo nếp?


Gạo nếp còn gọi là nọa mễ, đạo mề, giang mễ, nguyên mễ, là nhân của cây lúa nếp. Thành phần chính gồm có: chất bột 75%, protein 6,7%, chất béo, canxi, phospho, sắt, vitamin B1, PP, axit fumalic, axit butanedioic, cùng đường saccarôzơ, mạch nha... 100g gạo nếp cho độ 347 kcal.

Theo y học cổ truyền, gạo nếp có tính ôn, vị ngọt, trung ích khí, ấm tỳ vị, giải độc, trừ phiền, chữa chứng hay toát mồ hôi, tả, dạ dày, ruột hư hàn, hay đi tiểu, tiểu về đêm nhiều. Với cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy do tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày, tá tràng...

Tuy nhiên do nó có tính ấm nên những người mang thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, người đang có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, trướng bụng thì không nên dùng. Ngoài ra, chất amilopectin - thành phần tạo độ dẻo của cơm nếp lại gây khó tiêu, vì vậy không nên dùng nhiều gạo nếp cho trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược. Nếu muốn ăn quá, thì tốt nhất là nấu thành cháo.

Những cách vận dụng gạo nếp chữa bệnh

Dân gian hay dùng cơm nếp nóng để chườm chữa tắc tia sữa cho sản phụ; hoặc lấy cơm nếp nguội giã nhuyễn, trộn với bột thuốc để bó gãy xương và bong gân; dân gian còn dùng gạo nếp để chữa rối loạn bài tiết mồ hôi, tiểu đường, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, chứng buồn nôn ở phụ nữ có thai.

* Gạo nếp 30g tán thành bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, chế thêm 30g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày để dùng cho người mắc chứng vị âm hư với biểu hiện: miệng khát muốn uống nhiều nước, ăn kém, hay nôn và buồn nôn. Phương thuốc này còn có tác dụng lợi mật, giảm đau, dùng cho các trường hợp có cơn đau quặn gan do giun chui lên đường mật.

* Mệt mỏi không có sức: Cho gạo vào bao tử heo nướng khô, giã ra làm viên hoàn để ăn hằng ngày.

* Đi lỵ cấm khẩu: Một bát lúa nếp rang cho nổ trắng, bỏ vỏ trấu, trộn với nước gừng rồi sao cho thành bột. Mỗi ngày ăn một thìa với nước canh. Ngày dùng 3 lần.

* Viêm dạ dày mãn tính, và loét dạ dày: Gạo nếp cho thêm táo tàu vừa đủ đun thành cháo loãng mà ăn. Ngày 1 - 2 lần, có thêm ít nho khô vào cháo mà đun chín để ăn.

* Thiếu máu do thiếu sắt: Gạo nếp 100g, đậu đen 30g, hồng táo 30g, đun thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 - 2 lần.

* Cơ thể suy nhược sau khi ốm dậy: Gạo nếp, hạt sen lượng vừa đủ, đem đun thành cháo. Mỗi ngày ăn sáng và tối.

* Tiêu hóa kém, hay đi lỏng: Gạo nếp, hạt sen, khoai mài lượng vừa đủ. Đun thành cháo mà ăn.

* Trẻ con hay nôn trớ sữa: Gạo nếp sao vàng đun nước cho uống.

* Đái tháo đường: Hoa gạo nếp (lúa nếp rang cho nổ trắng ra, bỏ vỏ) vỏ lụa cây dâu (vỏ trắng) mỗi thứ 100g, sắc uống; hoặc gạo nếp 100g, đậu xanh 50g, nấu cháo ăn.

* Thở không tốt, ho: Gạo nếp và đường phèn lượng vừa phải, đồ chín lên ăn.



Tác dụng chữa bệnh của cây cối xay
Tác dụng chữa bệnh của cây nắp ấm
Tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng
Tác dụng chữa bệnh của cây rau dền gai
Tác dụng chữa bệnh của cây mật nhân
Tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo -
Tác dụng chữa bệnh của cây nhàu


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Bác sĩ cho em hỏi . Em bị lỡ miệng cả môi lưỡi và các chân răng . Đi bệnh viện cũng hông lành .hiện tại hông ăn được . Mà uống nước cũng đau nữa. xin hỏi có cách nào để chửa hông ạ .
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý