Tác dụng chữa bệnh của cây hương nhu

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tác dụng chữa bệnh của cây hương nhu

19/04/2015 02:09 AM
543

Theo y học cổ truyền, hương nhu vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm sốt, lợi thấp, hành thủy. Nó thường được dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy, thủy thũng, chảy máu cam...




Ở Việt Nam có 2 loại cây mang tên hương nhu:

- Hương nhu tía: Còn có tên là é rừng, é tía, là loại cây nhỏ sống nhiều năm, cao 1,5-2 m. Thân và cành màu tía, có lông quặp. Lá mọc đối có cuống dài; lá thuôn hình trứng hay hình mác, mép răng cưa, 2 mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm đơn, xếp thành vòng 6-8 hoa. Lá và hoa vò nát có mùi thơm của đinh hương. Cây này thường được trồng trong các vườn thuốc gia đình.

- Hương nhu trắng: Còn gọi là é lớn lá, húng giổi tía. Cây này cao hơn cây hương nhu tía. Lá mọc đối có cuống, phiến lá dài 5-10 cm; hình trứng nhọn, phía cuống thon, mép khía tai bèo hay răng cưa thô. Gân chính của lá có lông. Hoa mọc thành chùm đơn. Hương nhu trắng mọc hoang ở nhiều nơi, hiện được trồng để cất lấy tinh dầu.

Để làm thuốc chữa bệnh, người ta thường thu hái hương nhu phần trên mặt đất, chủ yếu là cành có hoa, phơi ở nơi ít ánh nắng nhưng thoáng gió, nhiệt độ 30-40 độ C (gọi là phơi âm can).

Tác dụng chính của hương nhu là chữa cảm lạnh trong mùa hè. Bệnh thường xảy ra do tắm lạnh hay ngồi hóng mát, uống nước lạnh, khiến hàn tà xâm nhập cơ thể gây nội thương. Biểu hiện: mình mẩy nóng và sợ lạnh, đầu nặng, đau nhức, không ra mồ hôi, bụng buồn bã. Có thể dùng bài thuốc sau: Hương nhu 8 g, hậu phác 8 g, bạch biển đậu 12 g, sắc uống trong ngày, uống khi nước thuốc đã nguội.

Một số bài thuốc khác:

- Chữa cảm nắng: Hương nhu 500 g, bạch biển đậu (sao qua) 200 g, hậu phác tẩm gừng (nướng hay sao qua) 200 g. Tán nhỏ 3 vị thuốc trên, trộn đều và đóng túi, mỗi túi 10 g. Khi dùng, hãm 1 túi với 150-200 ml nước sôi, uống khi nước thuốc đã nguội. Có thể dùng 20 g cho 1 lần hoặc dùng 2 lần trong ngày.

- Chữa cảm mùa hè với các triệu chứng đau đầu, ớn rét, phát sốt, nôn, tiêu chảy, tim hồi hộp, miệng khát và tiểu tiện vàng đỏ: Hương nhu, cát căn, dấp cá (ngư tinh thảo), điền cơ hoàng (nọc sởi) mỗi thứ 12 g, thạch xương bồ 8 g, mộc hương 4 g, sắc uống.

Chữa trẻ em chậm mọc tóc: Hương nhu 40 g, sắc với 200 ml nước, cô đặc lại, sau đó trộn với mỡ lợn mới rán, hằng ngày bôi lên đầu để mau mọc tóc.

Chữa phù thũng ở mặt, ớn rét, da khô không có mồ hôi, có rêu lưỡi, chán ăn: Hương nhu 12 g, bạch truật 12 g, sắc uống.

- Chữa phù nước, khô mồ hôi, tiểu tiện ít và đỏ: Hương nhu 12 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 40 g, ích mẫu 16 g, sắc uống.

- Chữa đau bụng, tiêu chảy do ăn nhiều thứ lạnh trong mùa hè: Hương nhu, tía tô, mộc qua mỗi thứ 12 g, sắc uống.

Ngoài ra, trong những ngày nắng nóng, dân gian thường lấy vài cành lá hương nhu tươi đặt trong nón đội đầu để tránh đau đầu. Nhiều người đun nước hương nhu súc miệng để chữa hôi miệng...

Lưu ý: Không nên dùng hương nhu cho những người ra nhiều mồ hôi.

Hương nhu tía còn có tên gọi là é rừng hay é tía. Đây là loại cây nhỏ, cao khoảng 1,5-2 m, thân vuông, thân và cành thường có màu tía, có lông quặp, lá mọc đối có cuống dài thuôn, hình mác hay hình trứng, dài 1-5 cm, mép lá khía răng cưa, hai mặt lá đều có lông. Hoa màu tím mọc thành chùm, xếp từng vòng từ 6-8 chiếc thành chùm. Lá và hoa vò ra có mùi thơm đinh hương.

Hương nhu thường mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng cũng được trồng làm thuốc ở quanh nhà. Người ta có thể trồng hương nhu bằng hạt hoặc bằng gốc giống vào mùa xuân, hạt hương nhu dùng làm giống được thu hái ở cây có quả từ năm thứ hai trở đi và hạt phải gieo ngay mới mọc. Cây hương nhu ưa ẩm, đất mùn, đất bùn ao và ánh nắng, rất thích hợp ở các bờ mương, bờ ao.

Dùng hương nhu tía làm thuốc cần thu hái lúc cây đang ra hoa vì lúc này có tác dụng tốt nhất. Hương nhu tía vị cay ấm, dùng toàn cây (trừ rễ), có thể dùng tươi hoặc phơi khô trong râm mát. Sử dụng hương nhu tía để chữa cảm nắng, làm ra mồ hôi, đau bụng đi ngoài, đau đầu, giảm sốt. Mỗi lần dùng 6-12 g, nếu nấu nước xông thì dùng liều gấp 3 lần. Chú ý không sắc lâu quá 15 phút, không dùng kéo dài đối với người suy nhược cơ thể nặng, đã ra mồ hôi nhiều.
Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng hương nhu tía chữa hôi miệng theo cách sau: lấy 10 g hương nhu sắc với 200 ml nước, dùng để súc miệng và ngậm. Khi bị cảm mạo, lấy hương nhu tán nhỏ, mỗi lần dùng 8 g pha với nước sôi hay dùng rượu hâm nóng mà chiêu thuốc, ra được mồ hôi là khỏi bệnh.


Theo y học cổ truyền, hương nhu vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm sốt, lợi thấp, hành thủy. Nó thường được dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy, thủy thũng, chảy máu cam...

Cây hương nhu có tên khoa học Ocimum sanctum L. họ hoa môi Lamiaceae hây tên khác là cây é rừng, cây é tía.

Đặc điểm thực vật, phân bố: nước ta có 2 loại hương nhu trắng và hương nhu tía, cả 2 loại đều dùng để chữa bệnh nhưng hương nhu tía tốt hơn. Hương nhu tía là loại cây nhỏ, thân và cành thường có màu tía, có lông quặp. Lá có cuống dài, thuôn hình mác hay hình trứng, mép lá có răng cưa, hoa màu tím mọc thành chùm. Cây thường trồng làm thuốc ở quanh nhà, mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước nhưng nhiều nhất ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang.

Cách trồng: Trồng bằng hạt, thu hái hạt ở cây có quả từ năm thứ hai trở đi hoặc trồng bằng gốc vào mùa xuân.

Bộ phận dùng, chế biến: Dùng toàn cây, bỏ rễ. Thu hái lúc đang ra hoa, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm mát.

Công dụng, chủ trị: Vị cay, ấm, có tác dụng phát hàn, thanh thủ, tân thấp, hành thủy. Dùng chữa cảm nắng, sốt nóng, sợ rét, đau đầu, làm ra mồ hôi.

Liều dùng: Mỗi lần uống 6-12 g dưới dạng thuốc hãm, nếu nấu nước xông thì liều dùng gấp 3 lần.

Chú ý: Người suy nhược cơ thể nặng đã ra nhiều mồ hôi không dùng được. Không sắc lâu quá 15 phút.

Tinh dầu hương nhu chủ yếu dùng trong nha khoa.

Đơn thuốc có hương nhu: Hương nhu 500 g, hậu phác (tấm nước cốt gừng nướng khô) 200g, bạch biển đậu sao 200 g. Tán nhỏ trộn đều. Lấy 10 – 20 g một lần pha với nước sôi, uống nóng. Chữa cảm sốt không có mồ hôi, chân tay lạnh, nhức đầu.


Những thông tin cần biết về 2 loại hương nhu


Loài O. tenuiflorum L. (Cây Hương Nhu Tía)

Tên

Tên khác: 

É đỏ, É tía, É rừng.

Tên khoa học: 

Ocimum tenuiflorum L.

Tên đồng nghĩa: 

O. sanctum L.; O. tomentosum Lamk.

Họ: 

Bạc hà (Lamiaceae).

Tên nước ngoài: 

Monk’s basil, sacred basil, holy basil, rough basil, tulsi, mosquito plant of South Africa (Anh) ; basilic saint, basilic sacré (Pháp

Cỏ đứng, cao 0,5-1 m, toàn cây có lông màu trắng xanh hoặc tía, có mùi rất thơm. Thân non màu xanh tía hay tía đậm, tiết diện vuông hơi lõm ở bốn cạnh; thân già màu nâu tía tiết diện gần tròn hoặc có bốn ngấn lồi lớn. đơn, mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá hình bầu dục, đáy men xuống một phần cuống, bìa răng cưa hơi nhọn hoặc gần tròn ở hơn 2/3 phía trên, màu xanh tía hoặc tía sậm ở mặt trên, mặt dưới màu xanh nhạt hoặc hơi tía và có nhiều đốm tuyến hơn mặt trên, nhiều lông ở hai mặt, kích thước 2,5-5,5 x 1,5-4,5 cm; gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, 5-7 cặp gân phụ, màu nhạt hơn phiến lá. Cuống lá giống màu gân lá, hình trụ, mặt trên hơi có rãnh ở giữa, gốc có mấu rụng rõ, nhiều lông, dài 2-3,5 cm. Cụm hoa chùm xim bó dài 4-15 cm ở ngọn cành; xim co 3 hoa mọc đối tạo thành vòng giả, khoảng cách giữa hai vòng giả 1-2 cm, các vòng giả tạo thành chùm. Lá bắc 1 cho 3 hoa, màu tía hay xanh tía, hình tim rộng hoặc hình trứng mũi mác, kích thước nhỏ dần về phía ngọn trục hoa, cuống rất ngắn, hơi hướng xuống, có gân nổi và nhiều lông, kích thước 3-6 x 3-7 mm. Cuống hoa màu xanh tía hoặc tía, hình trụ ngắn khoảng 0,4-0,6 cm, hơi nằm thẳng góc với trục hoa. Hoa nhỏ, lưỡng tính, không đều, mẫu 5. Lá đài 5, không đều, màu tía, dính nhau bên dưới thành ống hình chuông dài khoảng 2-3 mm, trên chia hai môi 1/4: môi trên một thùy hình trứng rộng hơi nhọn ở đỉnh, có gân dọc; môi dưới xẻ chia 4 thùy tam giác nhọn trong đó 2 thùy dưới dài và hẹp hơn hai thùy bên; đài đồng trưởng; tiền khai lợp. Cánh hoa 5, màu trắng hơi tím nhạt, mặt ngoài có nhiều lông và đốm tuyến màu vàng, dính nhau ở dưới thành ống hơi thắt ở gần đáy dài khoảng 2 mm, trên chia hai môi 4/1: môi trên 4 thùy xẻ cạn hình hơi tròn gần bằng nhau; môi dưới 1 thùy lớn nhất, hình trứng dài hơi khum lòng thuyền, đỉnh nhọn, bìa hơi nhăn; tiền khai tràng lợp. Nhị 4, kiểu 2 trội, chỉ nhị dạng sợi mảnh màu trắng đính khoảng giữa ống tràng xen kẽ với cánh hoa, gần chỗ đính có lông ngắn, nhị trước dài 0,6-0,7 cm, nhị sau dài 0,3-0,4 cm có cựa lồi không rõ; bao phấn màu vàng, hình bầu dục rộng, 2 buồng, nứt dọc, hướng trong, đính giữa; hạt phấn rời màu vàng, hình gần bầu dục dài hơi có rãnh, mặt ngoài có nhiều vân mạng, kích thước 37,5-42,5 x 20-30 µm. Lá noãn 2, vị trí trước sau, bầu trên hình cầu 2 ô, có vách giả chia làm 4 ô, mỗi ô 1 noãn đính đáy; một vòi nhụy màu tím nhạt, nhẵn, dạng sợi đính ở đáy bầu giữa các ô, dài khoảng 0,7-0,8 cm, tận cùng hai nhánh đầu nhụy màu trắng dài khoảng 1 mm choãi ra hướng trước sau. Đĩa mật ở gốc bầu dạng 4 gờ nạc. Quả bế 4, màu nâu, hình trứng, dài khoảng 1,2 mm, rốn hơi hẹp ở đáy, mang trong đài tồn tại màu vàng nâu khô xác.
- Ngoài mẫu Hương nhu tía ở Long An, chúng tôi còn thu thập được mẫu Hương nhu tía ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Tp. Hồ Chí Minh. Qua phân tích hình thái của tất cả các mẫu này nhận thấy ngoài loại Hương nhu tía có toàn cây (thân, lá, cụm hoa) màu tía phổ biến như mô tả của Thực vật chí Việt Nam còn có loại Hương nhu tía toàn cây có
màu xanh lá có mùi thơm và đặc điểm hình thái giống như cây Hương nhu tía toàn cây có màu tía. Cây Hương nhu tía toàn cây có màu tía như đã mô tả và cây Hương nhu tía toàn cây có màu xanh lá chỉ khác biệt về màu sắc và một số khác biệt nhỏ về kích thước của thân và của cây. Mẫu Hương nhu tía toàn cây có màu xanh lá phân bố khá phổ biến ở vùng núi của tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, mẫu này đôi khi dễ nhầm lẫn với loài Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.), tuy nhiên có thể phân biệt qua mùi thơm và đặc điểm hình thái của cây này khác với cây Hương nhu trắng.


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân:
Vi phẫu thân hình vuông. Các mô gồm: Tế bào biểu bì hình chữ nhật không đều, lớp cutin mỏng. Trên biểu bì rải rác có lỗ khí, lông che chở đa bào và lông tiết đa bào. Lông che chở có chân đa bào (do 2 hay nhiều tế bào biểu bì), đầu nhọn 1 dãy gồm 3-9 tế bào. Lông tiết nhiều dạng: loại đầu hình tròn hay bầu dục đơn bào, chân ngắn 1-2 tế bào, và loại lông tiết đầu tròn hoặc lõm (đầu to) ở giữa gồm 2-8 tế bào, chân rất ngắn. Mô dày góc 1-6 lớp tế bào hình đa giác hay gần tròn, không đều, tập trung nhiều ở bốn góc lồi. Mô mềm vỏ khuyết, khoảng 3-6 lớp tế bào hình đa giác hơi dài hoặc bầu dục nằm ngang, vách mỏng, ở thân già có xu hướng bị ép dẹp. Trụ bì hóa sợi thành từng đám 2-5 lớp. Ở thân già, tầng bì sinh xuất hiện dưới trụ bì sinh bần ở ngoài lục bì ở trong làm cho phần vỏ cấp 1 bị đẩy ra ngoài bong tróc nhiều. Libe 1 thường nằm dưới đám sợi trụ bì, tế bào hình đa giác kích thước nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2 không liên tục, tế bào hình đa giác, vách mỏng. Gỗ 2 nhiều; mạch gỗ 2 kích thước không đều, hình tròn hoặc đa giác, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ bao quanh mạch, hình đa giác vách dày không đều, tẩm chất gỗ, một số vách cellulose. Gỗ 1 tập trung thành cụm bên dưới gỗ 2, cụm dưới mỗi góc thường có 12-15 bó, cụm ở cạnh thường 1-2 bó, mỗi bó 2-4 mạch; mô mềm gỗ 1 tế bào nhỏ, xếp khít, vách cellulose, một số tẩm chất gỗ. Tia tủy nhiều, hẹp 1-4 dãy tế bào hoặc rộng nhiều dãy tế bào ở 4 cạnh, tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, kích thước lớn dần từ trong ra ngoài. Mô mềm tủy đạo, tế bào đa giác gần tròn kích thước lớn không đều. Tinh bột rải rác trong tế bào mô mềm vỏ và tia tủy, hạt tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp, tụ thành đám.
:
Cuống lá:
Mặt trên lõm ở giữa, mặt dưới lồi. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, biểu bì trên kích thước bằng hoặc hơi lớn hơn biểu bì dưới, lớp cutin mỏng. Trên biểu bì có lỗ khí rải rác, nhiều lông che chở và lông tiết như ở thân. Mô dày góc, 4-6 lớp dưới biểu bì trên thường tách lớp, 1-4 lớp trên biểu bì dưới, tế bào hình đa giác, kích thước không đều khoảng 1-4 lần lớn hơn tế bào biểu bì. Mô mềm đạo tế bào đa giác hay gần tròn, to, không đều. Mô mềm đạo chứa lục lạp ở hai bên, thường dưới biểu bì có lỗ khí, 1-4 lớp tế bào đa giác hay gần tròn. Mô dẫn với gỗ ở trên libe ở dưới, 4-5 cụm xếp thành hình cung và 2-3 bó phụ nhỏ ở hai bên phía trên bó chính. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 3-8 dãy ở mỗi cụm, mỗi dãy có 1-6 mạch; xen kẽ với dãy gỗ là 1-5 dãy tế bào mô mềm hình đa giác, tế bào mô mềm giữa các cụm có kích thước lớn hơn tế bào mô mềm giữa các dãy mạch. Libe tế bào đa giác nhỏ, không đều, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm vách cellulose dày. Phía trên gỗ là mô mềm đặc 1-3 lớp tế bào hình đa giác nhỏ, vách cellulose hơi dày. Phía dưới libe là mềm vách dày gồm 1-5 lớp tế bào hình đa giác kích thước nhỏ, không đều.
Gân giữa:
Mặt trên phẳng, mặt dưới lồi nhiều. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, biểu bì trên hơi lớn hơn biểu bì dưới, tế bào biểu bì dưới khá đều, lớp cutin mỏng. Cả hai lớp biểu bì có
lỗ khí, lông che chở và lông tiết giống như ở thân. Mô dày góc 1-5 lớp tế bào hình đa giác gần tròn kích thước không đều, phân bố sát biểu bì trên nhiều hơn biểu bì dưới, tách lớp. Mô mềm đạo tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều. Mô dẫn gồm 4-5 bó với gỗ ở trên libe ở dưới xếp thành hình cung và 3-5 bó phụ nhỏ hơn ở giữa phía trên cung với gỗ ở dưới libe. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 3-8 dãy ở mỗi cụm, mỗi dãy có 1-6 mạch; xen kẽ với dãy gỗ là 1-4 dãy tế bào mô mềm hình đa giác vách cellulose, tế bào mô mềm giữa các cụm có kích thước lớn hơn tế bào giữa các dãy. Libe tế bào đa giác nhỏ, không đều, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm vách dày cellulose. Trên gỗ là mô mềm đặc 1-3 lớp tế bào hình đa giác nhỏ, vách hơi dày. Phía dưới libe là mô mềm vách dày gồm 2-5 lớp tạo thành cụm, tế bào hình đa giác kích thước to nhỏ không đều.
Phiến lá:
Tế bào biểu bì trên hình bầu dục hoặc chữ nhật nằm, kích thước không đều. Tế bào biểu bì dưới hình dạng giống biểu bì trên nhưng kích thước to nhỏ rất khác nhau. Cả hai lớp biểu bì có lông che chở đa bào và lông tiết giống ở thân, lỗ khí nhiều ở biểu bì dưới. Nhiều chỗ biểu bì lõm xuống đính lông tiết. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào hình chữ nhật không đều; 1-3 tế bào mô mềm giậu dưới mỗi tế bào biểu bì trên. Mô mềm khuyết nối từ lớp mô mềm giậu đến biểu bì dưới gồm 3-5 lớp tế bào hình đa giác vách hơi lượn, kích thước không đều, xếp chừa khuyết không đều. Nhiều bó gân phụ nhỏ bị cắt dọc hoặc cắt ngang.
Rễ:
Vi phẫu hình tròn. Các mô gồm: Bần vài lớp bị bong tróc và nhu bì vài lớp ép dẹp, tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, vách hơi lượn, không đều, xếp xuyên tâm. Mô mềm vỏ ngoài khuyết vài lớp tế bào đa giác dài hơi bầu dục nằm ngang, không đều, bị ép dẹp. Libe 2 gần liên tục, tế bào vách mỏng, xếp xuyên tâm thành nhiều lớp. Gỗ 2 chiếm tâm; mạch gỗ hình đa giác, tròn hay bầu dục kích thước to nhỏ không đều; mô mềm gỗ bao quanh mạch, vách tẩm gỗ, một số cellulose. Gỗ 1 khó phân biệt. Tia tủy hẹp ở phần gỗ hơi loe rộng ở phần libe, 1-3 dãy tế bào hình đa giác dài.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây màu xanh hơi nâu đỏ, mùi thơm, vị cay. Thành phần gồm: Mảnh biểu bì tế bào vách uốn lượn có lỗ khí kiểu trực bào. Lông che chở đa bào một dãy bị gãy. Lông tiết đa bào nhiều. Mảnh cánh hoa. Hạt phấn hình gần bầu dục rãnh, bề mặt có vân mạng. Mảnh mạch (xoắn, mạng, vạch, điểm). Sợi. Tế bào mô cứng. Mảnh mô mềm tế bào vách mỏng.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Hương nhu tía phân bố phổ biến ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, Hương nhu tía thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Cây ưa sáng, nóng và ẩm, ở các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt đới và hơi lạnh, không thấy trồng. Mùa hoa tháng 5-7.

Bộ phận dùng: 

Dược liệu là toàn cây trên mặt đất (Herba Ocimi tenuiflori).

Thành phần hóa học: 

Phần trên mặt đất chứa tinh dầu với thành phần chính của tinh dầu là eugenol (trên 70%), methyleugenol (trên 12%) và β-caryo-phyllen.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Hương nhu tía có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh: phế, vị, có tác dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), thanh nhiệt, tán thấp, hành thủy, giảm đau.
Hương nhu tía được dùng theo kinh nghiệm dân gian để hạ sốt, chữa cảm nhất là cảm nắng, say nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, phù thũng. Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc uống hãm. Eugenol chiết từ Hương nhu tía được dùng trong nha khoa và là nguyên liệu để tổng hợp

Loài O. gratissimum L. (Cây Hương Nhu Trắng)

Tên

Tên khác: 

É trắng, Hương nhu trắng lá to É lớn lá

Tên khoa học: 

Ocimum gratissium L.

Tên đồng nghĩa: 

O. arborescens Benth.

Họ: 

Bạc hà (Lamiaceae)

Tên nước ngoài: 

Lemon basil, large basil, shrubby basil (Anh); basilic blanc,basilic à grandes feuilles, baumier, basilic du Ceylon (Pháp)

Mẫu thu hái tại: 

Lâm Đồng ngày 26 tháng 04 năm 2010.

Số hiệu mẫu: 

HNTRANG 260410; được so giống với mẫu lưu ở Viện Sinh học nhiệt đới Tp. HCM.

Cây bụi nhỡ, cao 0,7-3 m, rất phân nhánh, toàn cây có lông màu trắng xanh và có mùi thơm dịu. Thân có mấu thường phình to, khoảng cách giữa hai mấu 5-10 cm. Thân non màu xanh nhạt hoặc hơi tía, tiết diện vuông, thường có những sọc dọc nhỏ màu trắng xanh hoặc tía. Thân già màu nâu xám, gần gốc tiết diện gần tròn. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá hình trứng - mũi mác, đầu nhọn thường hơi lệch về một bên, gốc hình nêm men xuống một phần cuống, kích thước 7-15 x 3,5-7 cm, bìa có răng cưa nhọn ở khoảng 2/3 phía ngọn lá, mặt trên xanh đậm hơn mặt dưới và có ít đốm tuyến hơn mặt dưới. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, 5-7 cặp gân phụ. Cuống lá màu xanh nhạt, nhiều lông, hình trụ hơi phẳng ở mặt trên, dài khoảng 2-5 cm, có hai đường màu xanh đậm dọc hai bên nối từ phiến lá. Cụm hoa chùm xim bó dài 10-20 cm ở ngọn cành; xim co 3 hoa (xim bó) mọc đối tạo thành vòng giả, khoảng cách giữa hai vòng giả 0,5-1,5 cm, các vòng giả tạo thành chùm. Lá bắc 1 cho 3 hoa, màu xanh nhạt, hình mác hẹp hơi cong về một bên, kích thước 0,8-1,2 x 0,2-0,4 cm, không cuống, nhiều lông, rụng sớm. Hoa nhỏ, lưỡng tính, không đều, mẫu 5. Cuống hoa hình trụ nhỏ, ngắn hơn đài, dài 3-4 mm, màu xanh nhạt, có lông. Lá đài 5, không đều, màu xanh nhạt, mặt ngoài có nhiều lông trắng và đốm tuyến, dính nhau phía dưới thành ống hình chuông dài khoảng 4-5 mm, trên chia môi 1/4: môi trên lớn, hình tròn đầu hơi nhọn, thường có 3 gân, nơi tiếp giáp giữa hai môi có nếp gấp hẹp chừa phần mép hơi lật về phía sau; môi dưới một phiến trên chia 4 thùy dạng răng tam giác nhọn, 2 thùy bên giống nhau và ngắn hơn 2 thùy trước. Đài đồng trưởng, tiền khai lợp. Cánh hoa 5, màu trắng ngà hay vàng nhạt, rìa hơi tím hồng, mặt ngoài có nhiều lông màu trắng, dính nhau bên dưới thành ống hình chuông dài khoảng 3 mm, trên chia môi 4/1: môi trên một phiến phía trên xẻ cạn thành 4 thùy, 2 thùy bên giống nhau hình bầu dục đầu hơi nhọn kích thước khoảng 2 x 1,5 mm, 2 thùy sau giống nhau gần tròn kích thước khoảng 1 x 1mm; môi dưới dài hơn môi trên, hình bầu dục hơi khum úp vào trong, mặt ngoài chỗ khum có nhiều lông màu trắng, bìa hơi nhăn, kích thước 2,5 x 1,5 mm. Tiền khai tràng lợp. Nhị 4, kiểu 2 trội, chỉ nhị dạng sợi màu trắng, đính ở khoảng giữa ống tràng xen kẽ cánh hoa, nhị trước nhẵn dài khoảng 0,4-0,5 cm, nhị sau dài khoảng 0,3-0,4 cm có cựa lồi mang chùm lông màu trắng; bao phấn màu vàng, hình bầu dục, 2 buồng song song, đính giữa, nứt dọc, hướng trong; hạt phấn rời, hình cầu hay bầu dục gần cầu có rãnh, mặt ngoài có vân mạng, đường kính 25-35 µm. Lá noãn 2, vị trí trước sau, bầu trên 2 ô màu trắng xanh, nhẵn, có vách giả rất sớm chia thành 4 ô, mỗi ô 1 noãn, đính đáy; vòi nhụy màu trắng, dạng sợi, dài khoảng 0,6-0,7 mm, đính ở đáy bầu; 2 đầu nhụy màu trắng hồng, dạng sợi, dài khoảng 1,5 mm. Đĩa mật dưới gốc bầu. Quả bế tư màu nâu, hình trứng, dài khoảng 1,2-1,5 mm, đựng trong đài tồn tại.
- Ngoài mẫu thu hái tại Lâm Đồng, chúng tôi còn thu hái tại một số nơi như: Khoa Dược đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh; huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận; Thảo cầm viên Sài Gòn. Qua phân tích hình thái nhận thấy giữa các mẫuchir có một số khác biệt về kích thước của cây và lá, màu sắc của thân, độ dày của lông trên thân và lá.

Hoa thức và Hoa đồ:

Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân:
Vi phẫu thân non hình vuông khuyết ở bốn cạnh, thân già hình gần tròn. Các mô gồm: Tế bào biểu bì hình chữ nhật khá đều, lớp cutin khá dày. Trên biểu bì có lỗ khí, lông che chở đa bào và lông tiết đa bào. Lông che chở đa bào một dãy kích thước lớn gồm 2-8 tế bào, bề mặt lấm tấm, đôi khi có eo thắt. Lông tiết nhiều, có nhiều dạng: lông tiết đầu đơn bào hình bầu dục hoặc tròn, chân một tế bào ngắn hoặc chân 2-3 tế bào; loại lông tiết đầu to tròn hay bầu dục hơi lõm gồm 2-6 tế bào, chân một tế bào ngắn nằm cùng hoặc trên mức biểu bì. Mô dày góc gồm 1-7 lớp tế bào hình đa giác hay gần tròn, không đều, tập trung nhiều ở bốn góc lồi. Mô mềm vỏ khuyết, khoảng 2-4 lớp tế bào hình đa giác hơi dài hoặc bầu dục nằm ngang, vách mỏng, ở thân già có xu hướng bị ép dẹp. Nội bì khung Caspary tế bào to hình bầu dục. Trụ bì hóa mô cứng thành từng đám 1-5 lớp. Ở thân già, tầng bì sinh xuất hiện trong lớp trụ bì sinh bần ở ngoài lục bì ở trong làm cho phần vỏ cấp 1 bị đẩy ra ngoài bong tróc nhiều. Libe 1 ít, tế bào hình đa giác kích thước nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2 không liên tục do tia libe hẹp 1-2 dãy tế bào, tế bào hình đa giác, vách mỏng, đám sợi libe xen kẽ trong libe 2. Gỗ 2 nhiều; mạch gỗ 2 kích thước không đều, hình tròn hoặc đa giác, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ bao quanh mạch, hình đa giác vách dày không đều, tẩm chất gỗ, một số vách cellulose. Gỗ 1 thành cụm nằm dưới gỗ 2, cụm dưới mỗi góc thường có 15-20 bó, cụm ở cạnh thường 1-4 bó, mỗi bó 2-4 mạch xếp ly tâm; mô mềm gỗ 1 tế bào nhỏ, xếp khít, vách cellulose, một số tẩm chất gỗ. Tia tủy nhiều, hẹp 1-2 dãy tế bào hoặc rộng nhiều dãy tế bào ở 4 cạnh, tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, kích thước lớn dần từ trong ra ngoài. Mô mềm tủy đạo, tế bào đa giác gần tròn, to, vách tẩm chất gỗ có nhiều lỗ. Tinh bột rải rác trong tế bào mô mềm vỏ, nội bì, mô mềm gỗ, tia tủy và mô mềm tủy. Hạt tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp, tụ thành đám.
:
Cuống lá:
Mặt trên phẳng hoặc hơi lồi, mặt dưới lồi nhiều thắt eo ở hai bên. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, biểu bì trên kích thước bằng hoặc hơi lớn hơn biểu bì dưới, lớp cutin mỏng. Trên biểu bì có lỗ khí rải rác, nhiều lông che chở và lông tiết như ở thân. Mô dày góc 4-6 lớp dưới biểu bì trên, 1-3 lớp trên biểu bì dưới, tế bào hình đa giác, kích thước không đều khoảng 1-3 lần lớn hơn tế bào biểu bì. Mô mềm đạo tế bào đa giác hay gần tròn, to, không đều. Mô mềm khuyết dưới biểu bì của phần thắt eo ở hai bên, 1-3 lớp tế bào đa giác hay gần tròn, kích thước nhỏ, chứa lục lạp, xếp chừa khuyết vừa.
Mô dẫn với gỗ ở trên libe ở dưới, xếp thành hình vòng cung bị gián đoạn ở giữa và 2-3 bó phụ nhỏ ở hai bên phía trên bó chính. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 18-22 dãy ở mỗi bên của cung, mỗi dãy có 1-7 mạch xen kẽ với mô mềm gồm 1-3 dãy tế bào đa giác nhỏ vách cellulose. Libe tế bào đa giác nhỏ, không đều, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm vách dày cellulose. Trên gỗ là mô mềm đặc 1-3 lớp tế bào hình đa giác, vách hơi dày. Phía dưới libe là mô dày góc 2-4 lớp tạo thành cụm, tế bào hình đa giác kích thước to nhỏ không đều.
Gân giữa:
Mặt trên hơi lồi hơi lõm ở giữa, mặt dưới lồi nhiều. Tế bào biểu bì trên hơi lớn hơn biểu bì dưới, tế bào biểu bì dưới khá đều, lớp cutin hơi mỏng. Cả hai lớp biểu bì có lỗ khí, lông che chở và
lông tiết giống như ở thân. Mô dày góc 2-6 lớp tế bào hình đa giác gần tròn kích thước không đều, phân bố sát biểu bì trên nhiều hơn biểu bì dưới. Mô mềm đạo tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều. Mô dẫn với gỗ ở trên libe ở dưới xếp thành hình cung bị gián đoạn ở giữa và 2-4 bó phụ nhỏ phía trên và ở vùng gián đoạn của bó chính. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 10-15 dãy ở mỗi bên của cung, mỗi dãy có 1-6 mạch xen kẽ với mô mềm gồm 1-3 dãy tế bào đa giác nhỏ vách cellulose; bó phụ mạch gỗ ít nằm dưới libe hoặc không có gỗ. Libe tế bào đa giác nhỏ, không đều, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm vách dày cellulose. Trên gỗ là mô mềm đặc 1-3 lớp tế bào hình đa giác, vách hơi dày. Phía dưới libe là mô mềm vách dày 2-4 lớp tạo thành cụm, tế bào hình đa giác kích thước to nhỏ không đều.
Phiến lá:
Tế bào biểu bì trên hình bầu dục hoặc chữ nhật dài, to nhỏ không đều nhau. Tế bào biểu bì dưới hình dạng rất khác nhau, kích thước nhỏ hơn biểu bì trên. Cả hai lớp biểu bì có lông che chở đa bào và lông tiết giống ở thân, lỗ khí nhiều ở biểu bì dưới. Nhiều chỗ biểu bì lõm xuống đính lông tiết. Mô mềm giậu ở dưới biểu bì trên, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, không đều; dưới mỗi tế bào biểu bì trên có 2-4 tế bào mô mềm giậu. Mô mềm khuyết nối từ lớp mô mềm giậu đến biểu bì dưới gồm 2-5 lớp tế bào hình đa giác vách hơi lượn, kích thước không đều, xếp chừa khuyết không đều. Nhiều bó gân phụ nhỏ chạy dọc hoặc bị cắt ngang gồm gỗ ở trên, libe ở dưới.
Rễ:
Vi phẫu hình tròn. Các mô gồm: Bần vài lớp tế bào vách mỏng uốn lượn xếp xuyên tâm, bong tróc không đều. Nhu bì vài lớp tế bào hình chữ nhật, vách cellulose, thường ép dẹp, xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ khuyết 1-3 lớp tế bào đa giác dài hơi bầu dục nằm ngang, kích thước không đều, thường bị ép dẹp. Libe 2 tế bào vách mỏng, xếp xuyên tâm thành nhiều lớp, cụm sợi libe xen kẽ với mô mềm libe. Gỗ 2 chiếm tâm tạo thành 2-3 vòng bắt màu khác nhau; mạch gỗ hình đa giác, tròn hay bầu dục kích thước to nhỏ không đều; mô mềm gỗ bao quanh mạch, hóa mô cứng không đều. Gỗ 1 không phân biệt được. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào hình đa giác. Tinh bột ít, rải rác trong tế bào libe 2 và tia libe, hạt tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây màu xanh, mùi thơm, vị hơi cay. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì lá có lỗ khí kiểu trực bào, tế bào vách uốn lượn. Mảnh biểu bì gân tế bào đa giác dài. Lông che chở đa bào một dãy bị gãy. Lông tiết đa bào nhiều. Mảnh cánh hoa. Hạt phấn hình gần bầu dục có rãnh, bề mặt có vân mạng. Mảnh mạch (xoắn, mạng, vạch, điểm). Sợi dài và ít tế bào mô cứng. Mảnh mô mềm thân và lá tế bào vách mỏng. Mảnh mô dày.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Hương nhu trắng là cây bụi ưa sáng, có biên độ sinh thái khá rộng, có thể thích nghi với vùng có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm cũng như vùng cận nhiệt đới. Cây mọc hoang và được trồng ở nơi sáng và ẩm, các bãi hoang, ven đồi núi và bờ ruộng. Ở độ cao trên 1000 m, cây mọc chậm. Mùa hoa quả : tháng 5-7.

Bộ phận dùng: 

Phần trên mặt đất (Herba Ocimi gratisssimi), thu hái khi cây ra hoa, phơi khô. Có thể cất tinh dầu.

Thành phần hóa học: 

Phần trên mặt đất của Hương nhu trắng chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu là eugenol, D- germacren, cis β-ocimen.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Hương nhu trắng có vị the, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng giải cảm, giải nhiệt, lợi tiểu.



Tác dụng chữa bệnh của cây dừa cạn
Tác dụng chữa bệnh của cây đu đủ
Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa
Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng
Tác dụng chữa bệnh của cây bông mã đề
Tác dụng chữa bệnh của cây diếp cá
Tác dụng chữa bệnh của cây cam thảo đất


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý