Tác dụng chữa bệnh của cây ớt

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng chữa bệnh của cây ớt

19/04/2015 02:10 AM
1,060

Ớt là loại cây đã được con người trồng trọt và thu hái từ lâu đời. Với không ít người, ớt là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, giúp làm tăng cảm giác ngon miệng. Nhưng có lẽ ít ai biết ớt còn là một vị thuốc rất quý trong y học cổ truyền.




* Chống tiểu đường: Một công trình nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tasmania, Úc vào năm 2011 cho thấy: Thường xuyên ăn ớt có thể giúp cơ thể kiểm soát được nồng độ insulin trong máu, điều này sẽ mang lại lợi ích cho người tiểu đường. Theo nghiên cứu này, những người theo chế độ ăn uống có thêm ớt đã giảm được lượng đường trong máu hơn 60% so với những người không ăn. Đây quả là một tin tốt đối với những bệnh nhân tiểu đường.

* Chống ung thư dạ dày: Trước đây, nhiều người cho rằng, ăn ớt sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, một nghiên cứu kéo dài nhiều năm của Viện Sức khoẻ cộng đồng Mexico đã không phát hiện thấy mối liên hệ này. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ còn cho thấy, chính thành phần capsaicin trong ớt giúp chống lại bệnh ung thư dạ dày. Họ cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở Mexico - nơi người dân ăn ớt rất nhiều - rất thấp.

* Giúp giảm đau: Chất capsaicin trong ớt còn có tác dụng giảm đau và có liên quan đến thuốc gây tê. Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), capsaicin có thể được sử dụng như cơ quan thụ cảm đau mà không tác động đến dây thần kinh. Đó là lời giải thích tại sao nhiều hãng dược phẩm ngày nay dùng ớt chiết xuất lấy thành phần giảm đau để làm thuốc gây mê cho bệnh nhân phẫu thuật, mổ đẻ... Ngoài ra, người ta còn dùng capsaicin để làm kem thoa cho bệnh xương khớp mãn tính, co thắt cơ và đau lưng.

* Cải thiện hệ tuần hoàn máu: Hệ tuần hoàn trong cơ thể của chúng ta thường bị tắc do chế độ ăn nhiều mỡ và lối sống ít vận động. Tuy nhiên, thường xuyên ăn ớt sẽ giúp giải độc máu và làm giảm cholesterol, giúp làm sạch mạch máu. Một số người còn dùng trà ớt để phục hồi cho bệnh nhân đau tim.

* Chống cảm cúm: Ớt rất tốt cho hệ miễn dịch, chỉ cần ăn một ít ớt hoặc hạt tiêu cũng làm bạn đổ mồ hôi. Điều này giúp bạn làm sạch cơ thể và chống lại cảm cúm. Ngoài ra ớt còn giúp bạn giảm tức ngực và chống lại các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp.

* Chống ung thư tuyến tiền liệt: Một nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí nghiên cứu Ung thư Mỹ kết luận rằng, capsaicin trong ớt ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo tiến sĩ S. Lehmann, tác giả của công trình, để nhận được tác dụng này thì một người đàn ông trung bình mỗi tuần cần ăn khoảng 5 quả ớt.

* Giúp thư giãn: Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn ớt còn có tác dụng làm thư thái tinh thần và làm cơ thể dễ chịu.

* Góp phần chống béo: Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng, thành phần cay của ớt đã giúp tạo khả năng sinh nhiệt của cơ thể và đốt cháy mỡ cũng như calo. Hơn nữa, nó còn giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm giác no, từ đó mà góp phần giảm cân hiệu quả.

* Giúp ngủ ngon: Các nhà khoa học Úc đã nhận thấy một nhóm người tình nguyện ngủ dễ dàng hơn khi họ ăn có gia vị ớt. Mỗi ngày 25 người tình nguyện được cho ăn khoảng 30g ớt/người. Kết quả là họ đã ngủ sâu hơn và kéo dài thời gian ngủ trung bình hơn 30% so với người không ăn.

* Các công dụng khác của ớt: Các nhà nghiên cứu Mỹ còn phát hiện thấy, ớt có tác dụng sát trùng, chống ôi thiu thực phẩm và chứa một số dưỡng chất nên giúp con người kháng bệnh tốt.


Tác dụng chữa bệnh của ớt

Quả ớt còn có nhiều tên gọi khác nhau như Lạt tiêu, Lạt tử, Ngưu giác tiêu, Hải tiêu... Tên khoa học Capsium frutescens L; Capsium annuum L., thuộc họ Cà Solanaceae. Là một cây nhỏ có thể sống vài năm, thân dưới hóa gỗ. Cây có nhiều cành, nhẵn. Lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả mọc rủ xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên thì quả lại quay lên trời. Có thể được trồng hoặc mọc hoang. Các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá đã được dùng làm thuốc từ nhiều đời nay.

Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư...) Nhân dân thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn... Ngoài dùng làm thuốc, nhân dân ta còn thường dùng lá ớt nấu canh ăn.

Nghiên cứu của y học hiện đại cũng thống nhất với y học cổ truyền về tác dụng chữa bệnh của ớt. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy quả ớt có rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Trong ớt có chứa một số hoạt chất sau: Capsicain là một Alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%.

Cấu trúc hóa học đã được xác định là acid isodexenic vanilylamit, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh. Ngoài ra còn có Capsaicin, là hoạt chất gây đỏ, nóng, chỉ xuất hiện khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%. Một điều lý thú là Capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất Endorphin, một chất Morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư.

Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa bệnh tim do chứa một số hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch. Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Một số nghiên cứu cho thấy, những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng capsaicin nhiều hơn. Ngoài ra, trong quả ớt còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, B1, B2, acid citric, acid malic, beta caroten...

Ngoài việc dùng làm thực phẩm, quả ớt còn được nhân dân ta sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ ngàn xưa. Trong kho tàng y học dân gian, có không ít bài thuốc quý trong đó có ớt.

Cay ot vi thuoc quy trong y hoc co truyenMột số bài thuốc nam thông dụng có ớt

- Chữa rụng tóc do hóa trị liệu: Ớt trái 100g, ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu có tác dụng kích thích mọc tóc.

- Giảm đau do ung thư, đau khớp: ăn 5-10g ớt mỗi ngày.

- Chữa ăn uống kém tiêu do ung thư: ớt 100g, hắc đậu xị 100g, tán bột ăn hàng ngày.

- Chữa ăn uống chậm tiêu: ớt trái dùng làm gia vị, ăn hàng ngày.

- Chữa đau thắt ngực: ớt trái 2 quả, đan sâm 20g, nghệ đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa đau dạ dày do lạnh: ớt trái 1-2 quả, Nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2-3 lần.

- Chữa viêm khớp mãn tính: ớt trái 1-2 quả; Dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa bệnh chàm (eczema): lá ớt tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối.
- Chữa tai biến mạch máu não: lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ) đem giã nhỏ, thêm nước và ít muối, chắt nước cho người bệnh uống, bã đắp vào răng sẽ tỉnh.

- Chữa rắn rết cắn: lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Ngày làm 1-2 lần cho đến khi hết đau, 2-3 giờ là khỏi.

- Chữa bệnh vẩy nến: Lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá sống đời (lá thuốc bỏng) 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.

- Đau bụng kinh niên: Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực, mỗi thứ khoảng 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.

- Chữa mụn nhọt: Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.

- Chữa khản cổ: Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc).

- Chữa rắn rết cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp 1-2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15-30 phút thì hết đau.




Từ trước đến nay, mọi người chỉ biết đến ớt là một loại gia vị có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng, còn tác dụng của ớt đối với sức khỏe chưa được mấy người biết đến. 


Theo y học cổ truyền, ớt vị cay, nóng, có tác dụng tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống, thường được dùng chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, chữa đau khớp. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong ớt có chứa một số hoạt chất như capsicain, chất này bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh.

Chất capsaicin trong ớt là hoạt chất gây đỏ và nóng, chỉ có khi quả ớt chín. Chất này có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất edorphin - có tác dụng giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính và bệnh đau đầu do thần kinh.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, khi chúng ta cắn một miếng ớt cay, vị cay kích thích mạnh, khiến não bộ bài tiết ra chất hóa học làm giảm bớt đau đớn và sinh ra một chút khoái cảm. Trong ớt còn chứa một số chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đóng vón tiểu cầu, dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim. Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao và giảm béo.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh, thành phần chất cay của ớt có tác dụng lan tỏa và đốt cháy các chất béo. Khi cơ thể hấp thu chất cay từ ớt, não sẽ tăng cường hoạt động, thúc đẩy sự chuyển tải của hệ thần kinh, làm cho thận tiết ra các dịch thể. Khi thận tiết ra các dịch thể sẽ đốt cháy chất béo, vì vậy có tác dụng giảm béo.

Ớt cũng chứa một số vitamin và chất khoáng. Trong 100g ớt có chứa 198mg viatmin C, và các vitamin B1, B2, bêta caroten (tiền vitamin A), canxi, sắt, axit citric, axit malic. Lượng vitamin C phong phú trong ớt có thể khống chế xơ cứng động mạch và làm giảm cholesterol. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, ớt có tác dụng sát trùng, chống ôi thiu, chống lạnh và chứa một số dưỡng chất nên giúp con người đề phòng và chữa một số bệnh.

Chỉ cần một quả ớt cay nhỏ cũng mang lại cảm giác ngon miệng cho nhiều người, vì thế ớt đã trở thành món gia vị không thể thiếu được trong một số món ăn. Được biết, các lọ ớt bày trên bàn tiệc ở Tokyo (Nhật bản) bao giờ cũng hết nhẵn và các món ăn truyền thống có nhiều chất xơ, chất cay thường bán rất chạy ở Nhật Bản, vì nó có tác dụng tốt cho tiêu hóa và lưu thông máu.

Điều cần lưu ý, ớt tuy có nhiều tác dụng nhưng chỉ nên ăn ớt với một lượng vừa đủ, nếu ăn nhiều sẽ có hại cho sức khỏe. Các chất cay trong ớt sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài và chảy máu nếu bị trĩ. Người bị viêm họng mãn tính, viêm loét dạ dày, người mắc bệnh trĩ không nên ăn ớt, hoặc ăn hạn chế.

t (cayenne) đã được dùng từ lúc bắt đầu lịch sử ở miền Nam và Trung nước Mỹ, vừa là thức ăn vừa là thuốc. Có nhiều loại Ớt khác nhau được trồng khắp nơi trên thế giới.

     Là một trong những chất kích thích hiệu lực nhất:

  • Ớt tác động trực tiếp vào hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn.
  • Ớt điều hòa huyết áp,
  • vững vàng nhịp mạch,
  • nuôi dưỡng cơ tim,
  • hạ cholesterol,
  • làm loãng máu,
  • thanh lọc hệ tuần hoàn,
  • chữa lành ung loét,
  • làm ngưng xuất huyết,
  • vết thương chóng lành,
  • tái tạo mô hư,
  • phá tan tắc nghẽn,
  • hỗ trợ tiêu hóa,
  • điều chỉnh bài tiết,
  • giảm đau viêm khớp,
  • ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng và giảm đau.

        Ớt kích thích mọi hệ thống và tế bào trong cơ thể. Ớt được đánh gía cao ở khắp nơi trên thế giới về sự hữu dụng của nó như:

  • chất kích thích,
  • chất làm ngưng chảy máu,
  • chất chống co thắt,
  • chống trầm cảm,
  • chất kháng sinh,
  • chất bổ cho tim.                                                                    
  • chất làm toát mồ hôi,
  • chất gây xung huyết da để gia tăng máu lưu thông đến ở bề mặt da để giúp ngăn chận và loại trừ hơi độc.

     Dùng như gia vị, Ớt hỗ trợ tiêu hóa và làm dịu các bệnh đường ruột bằng cách kích thích bao tử tiết chất nhầy. Ở Á Châu, Ớt cay được dùng để kích thích vị giác và gia tăng tiết nước bọt nhờ đó giúp tiêu hóa tốt.

     Trong hệ tuần hoàn, Ớt giúp các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trở lại sự đàn hồi của tuổi trẻ bằng cách nuôi các cơ cấu của tế bào. Ớt giúp quân bình hệ tuần hoàn bằng cách điều hòa dòng chảy của máu từ đầu đến chân. Ớt làm mạnh nhịp mạch bằng cách tăng cường sức mạnh, chứ không tăng cường tần số. Nói chung Ớt gia tăng sức khỏe toàn diện của toàn hệ thống tim mạch.

     Ớt có khả năng làm hạ cholesterol được nhận biết trước tiên tại Cơ quan Nghiên cứu Kỹ nghệ Thực phẩm Trung ương ở Mysore tiểu bang India. Khi các khoa học gia thêm Ớt vào thức ăn cao cholesterol của thú thử nghiệm, không có sự gia tăng cholesterol nơi máu và gan. Ngược lại, cholesterol lại được thải trừ ra. Ớt ngăn ngừa sự hấp thu cholesterol.

     Những nghiên cứu tiếp theo chứng minh rằng Ớt có khả năng trong việc giúp cơ thể  loại trừ những cholesterol thặng dư khi thức ăn có nhiều protein. Khi thức ăn ít protein, Ớt không ảnh hưởng đến cholesterol ăn vào. Với đủ protein trong bữa ăn, Ớt có khả năng ngăn cản sự hấp thu cholesterol đáng kể. Thật tài tình!

     Để giúp ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol trong máu có thể gây hẹp mạch vành, Ớt giúp loãng máu và ngăn ngừa sự thành lập cục máu đông có thể gây tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Ăn Ớt kích thích hệ phân hủy fibrin của cơ thể giúp ngừa hình thành cục máu đông hay làm tan cục máu đông nếu đã hình thành rồi, theo như một nghiên cứu ở bệnh viện Siriraj tại Bangkok, Thái Lan.

     Hoạt động trội lên của fibrin chỉ kéo dài 30 phút sau khi ăn Ớt. Sự gia tăng ngắn hạn tự nhiên trong chức năng của hệ fibrin quan trọng vì nếu được kéo dài nó có thể dẫn đến các vấn đề như xuất huyết.

     Liều lượng Ớt hàng ngày duy trì hệ fibrin hoạt động hiệu qủa. Có thể đây là lý do tại sao dân địa phương sống ở New Guinea, Phi châu, Đại hàn, Ấn độ và Thái lan có ít trường hợp bị xơ vữa động mạch hơn những người da trắng sống cùng vùng mà không ăn Ớt.

     Trong nhiều phương cách hơn những thảo dược khác, Ớt  giúp máu luân chuyển. Ớt được khen ngợi như “chất kích thích tinh khiết nhất cho con người”. Ớt được xem là một trong những dược thảo hàng đầu. Bằng cách giúp hệ tuần hoàn hoạt động hữu hiệu hơn, Ớt gia tăng năng lượng và làm dịu các tổn thương đè nặng con người.

     Các nghiên cứu cho thấy Ớt gia tăng khả năng tập trung nơi con người. Chất kích thích và hiệu qủa chống mệt mỏi của Ớt được cho thấy là tức khắc, trong giai đoạn và vô hại.

     Bằng cách tăng cường máu lưu thông đến các mô ngoại biên khắp cơ thể, Ớt giúp chuyển chở chất dinh dưỡng cần thiết đến những vùng bị nhiễm trùng và viêm. Nghiên cứu cho thấy chất dinh dưỡng trong thức  ăn chung với Ớt được hấp thu nhanh hơn và dễ hơn.

     Tự bản thân Ớt chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của hệ tuần hoàn kể cả alpha-tocopherols, vitamin C và nhiều chất khoáng. Ớt cũng chứa một lượng cao vitamin A (beta-carotene) giúp hỗ trợ trong việc chữa lành ung nhọt (ulcers). Màu đỏ của ớt càng đậm, ớt càng chứa nhiều vitamin A. Paprica, là một loại Ớt cay vừa, có nhiều vitamin C nhất trong các loại ớt. Ớt đỏ, bùng ra với sức nóng và năng lượng, cho nhiều vitamin C và beta-carotene hơn bất cứ loại thảo mộc nào trong vườn.

     Lượng chất khoáng cao có trong Ớt bao gồm sulphur, sắt, calcium, magnesium và phosphorus, làm cho Ớt trở nên phương dược điều trị hữu hiệu cho các bệnh tiểu đường, đầy hơi, viêm khớp, viêm họng và tuyến tụy. Lượng cao vitamin C trong Ớt giúp chống cảm lạnh, trong khi lượng dồi dào beta-carotene giúp tăng tốc sự chữa lành ung nhọt.

     Một trong những đặc tính tuyệt vời nhất nữa của Ớt là khả năng hoạt động như chất xúc tác (catalyst). Ớt tăng cường hiệu qủa của các dược thảo khác bằng cách bảo kê và nhanh chóng đưa các thành phần của các dược thảo khác đến những trung tâm chức năng quan trọng của cơ thể có trách nhiệm hoạt động cho sự chuyển hóa (metabolism, truyền tin (data transmission), hoạt động hô hấp của tế bào (cellular respiration) và nội tiết tố thần kinh (neurohormone).

     Vì chỉ một lượng nhỏ của Ớt có thể tăng cường mạnh mẽ hiệu qủa của hầu hết các dược thảo khác, Ớt được thêm vào gần như hết mọi loại công thức dược thảo.

     Chẳng hạn như đi chung với tỏi, Ớt tăng tiến hoạt động kháng sinh của tỏi. Ớt tăng cường năng lực của tỏi nhiều đến mức tương đương với thuốc trụ sinh penicilline.


Ơt hầu như không thể thiếu trong bữa ăn gia đình, từ ớt ngọt sử dụng như rau tươi đến các loại ớt cay làm đậm đà hương vị của món ăn. Và ớt không chỉ là gia vị mà còn được dùng làm thuốc trị bệnh trong cả đông lẫn tây y.

ỚT DÙNG CHỮA BỆNH THEO ĐÔNG Y

Ớt có vị cay, nóng có tác dụng tán hàn, kiện tì, giải độc, tiêu viêm, tiêu thực, chỉ thống. Trong Đông y có nhiều bài thuốc dùng ớt trị rụng tóc, ăn uống kém tiêu hóa, giảm đau, trị viêm khớp mạn tính, đau dạ dày do lạnh, chữa đau lưng, đau khớp hoặc dùng lá cây ớt tươi đắp chữa bệnh eczema, chữa rắn rết cắn, chữa mụn nhọt…

ỚT DÙNG CHỮA BỆNH THEO TÂY Y

Hoạt chất chính dùng làm thuốc của ớt là capsicain là một alcaloid chiếm từ 0,05-2%, có cấu trúc hóa học là acid isodexenic vanilylamid, bốc hơi ở nhiệt độ cao. Ngoài ra còn có capsicain là hoạt chất gây cay, đỏ, nóng, xuất hiện khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ 0,01-0,1%. Tỷ lệ này thay đổi tùy theo loại ớt nên có loại ớt cay nhiều, ít.

- Chính capsicain kích thích não bộ tiết ra endo-morphine, chất ma túy nội sinh làm con người khoan khoái, dễ chịu, giảm đau. Vì thế nhiều người “ghiền” ớt, bữa ăn thiếu ớt trở nên mất ngon.

- Ớt là chất bổ dưỡng vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất: vitamin A, E, K, B1, B2, B3, B5, B6, B9, beta caroten, calci, sắt, magnesium, phosphor, kali, natri, kẽm, đồng. Đặc biệt ớt chứa một hàm lượng cao vitamin C (100-250mg/100g ớt). Ớt còn giúp máu lưu thông tốt giảm tai biến tim mạch, giảm tình trạng cao huyết áp

CÁC LOẠI THUỐC TỪ ỚT

- Thuốc chứa trích tinh ớt dùng ngoài da dưới dạng cồn, giúp kích thích tại chỗ, làm giãn mạch, làm tan máu bầm, giảm đau.

- Nghiên cứu dùng kem chứa hoạt chất capsicain để phong tỏa thần kinh dưới vết thương ở da để trị đau thần kinh do bệnh zona gây ra.

Trích tinh từ ớt kết hợp với các hoạt chất khác đã dùng khá nhiều trong Tây y dưới nhiều dạng thuốc như:

- Thuốc ngoài da dạng kem: Baume Saint Bernard crème dùng kháng viêm giảm đau kết hợp với salicylat methyl, long não, menthol.

- Thuốc ống uống: Complex Lehning Euphrasia 115 hoặc 58 dùng trong nhãn khoa.

- Thuốc dạng que chấm lên da: Curoma baton dùng kháng viêm.

- Thuốc viên ngậm dưới lưỡi: Slimum cp sublingual hỗ trợ điều trị béo phì.

NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI VỀ HOẠT TÍNH CỦA ỚT

Phương thuốc “nóng” trị đau lưng

Cao dán ớt dùng điều trị các cơn đau như đau lưng, viêm khớp và các cơn đau cơ xương khác. Cao dán giúp cải thiện tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giảm cơn đau. Sau khi rửa sạch và lau khô chỗ đau, dán tấm dán lên trong 24 giờ. Trước khi dán nên thử test trước ở diện tích nhỏ để đề phòng quá nóng gây kích thích da. Cao dán sẽ lan tỏa hoạt chất dưới sức nóng của da. Chú ý là không nên dùng với làn da nhạy cảm hoặc đang bị bệnh ngoài da

Ớt chống ung thư tiền liệt tuyến

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu y khoa Cedars-Sinai (Mỹ) sau khi tiến hành thử nghiệm trên chuột cấy tế bào ung thư của người và được uống dung dịch chứa tinh chất ớt 3 lần/tuần thì thấy tế bào ung thư tuyến tiền liệt dần dần bị hủy hoại đồng thời quá trình phát triển khối u của tuyến tiền liệt cũng chậm lại. Phát hiện này mang hy vọng có thể dùng chất chiết xuất từ ớt làm thuốc chữa trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.

Bên cạnh đó các nhà khoa học của viện đại học Pittburg (Mỹ) thì cho rằng ớt có thể làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư đặc biệt với ung thư tuyến tụy. Phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ, GS. Srivastava cho biết đã thử nghiệm thành công khả năng chống lại ung thư tuyến tụy của chất cay capsicain trong ớt. Chất cay này giữ vai trò xúc tác làm cho tế bào ung thư tự phá hủy nhưng không gây hại cho các tế bào bình thường khác. Điều này mở ra triển vọng nghiên cứu thuốc trị ung thư tuyến tụy từ ớt trong tương lai.

Giúp giảm nôn ói sau phẫu thuật

Việc sử dụng tinh chất ớt cũng giúp làm giảm tình trạng nôn ói hậu phẫu sau các ca phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Anesth Analg, tháng 10-2002 thì các cao dán được đặt vào những điểm huyệt đạo chính xác theo châm cứu phương Đông trước khi gây mê và lấy ra 8 giờ sau phẫu thuật thì nhận thấy số người bị nôn ói hậu phẫu đã giảm đáng kể (22-26%) so với không dùng cao dán (57%).

Như thế ớt không chỉ là gia vị mà còn là một thực phẩm chức năng đang được nghiên cứu để trị bệnh.




Y học cổ truyền: Vị thuốc từ ớt


BS. Hương Tú

Ớt được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc, ớt có loại ngọt và loại cay. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là loại ớt cay. Quả ớt có vị cay, tính nóng, có tác dụng tiêu đờm, ôn trung, tán hàn, giải biểu, kiện vị, tiêu thực gây sung huyết, kích thích chung, thông kinh lạc, giảm đau, sát trùng. Rễ ớt có tác dụng làm hoạt huyết, tán thũng. Lá ớt có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Công dụng: ớt ngọt được dùng làm rau ăn, ớt cay làm gia vị và là vị thuốc. Quả ớt trị tỳ vị hư lạnh, tiêu chảy, hắc loạn, nôn mửa, dạ dày ruột đầy trướng, mất trương lực, tích trệ, ăn không tiêu, đau nhức nửa đầu, đau lưng, đau khớp, thống phong, đau dây thần kinh, viêm thanh quản, viêm họng.
Khi bị đau nhức nửa đầu, lấy dầu ớt hoặc quả ớt thật cay bẻ đôi chấm vào mũi bên nửa đầu bị đau, cơn đau nhức hết rất nhanh. Sau đó để làm hết cay, lấy tóc chấm vào chỗ bị cay.
Để chữa đau lưng, thấp khớp, đau dây thần kinh: quả ớt giã nát, ngâm rượu với tỷ lệ 1/2 (một phần ớt tươi, 2 phần rượu) dùng xoa bóp. Có thể lấy hạt ớt phơi khô, tán bột viên làm cao dán (dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác)...
Chữa trúng phong, răng cắn chặt: lá ớt tươi (loại ớt chỉ thiên) 30-50g, giã nát, thêm nước và ít muối, đổ nước vào miệng còn bã đắp vào răng, người bệnh sẽ tỉnh lại.
Chữa sốt rét: lá ớt tươi 30g, giã nát, hòa với nước đun sôi để nguội, chắt nước cốt uống trước khi lên cơn sốt 2 giờ. Ngày 1 lần, dùng trong 5-7 ngày liền.
Chữa phù thũng: lá ớt tươi 30-40g, sao vàng, sắc uống trong ngày.
Chú ý: Người đau dạ dày, tạng nhiệt, máu nóng không dùng ớt.
Một số bài thuốc có ớt:
Chữa rắn rết cắn, côn trùng đốt:
Ớt tươi 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ ớt chỉ thiên 80g, tất cả giã nát, thêm nước, gạn nước uống, bã dùng đắp lên vết cắn. Nếu là rết và côn trùng đốt dùng lượng ít hơn. Có thể dùng riêng lá ớt tươi lượng vừa đủ giã nát, đắp vào vết cắn. Sau 15-30 phút nếu còn đau nhức làm thêm lần nữa.
Chữa eczema: lá ớt tươi 30g, me chua 20g, hai thứ giã nát đắp, dùng 5-10 ngày là khỏi.
Chữa mụn nhọt, đinh độc, vết thương:
- Lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo mỗi thứ 10-20g, giã nát với một ít muối, đắp.
- Lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi, mỗi thứ 5-10g, giã nát nhuyễn, đắp.
Chữa đau bụng kinh niên: Rễ ớt 10g, rễ chanh 10g, rễ xuyên tiêu 10g. Các vị sao vàng sắc uống trong ngày, dùng nhiều ngày.


Nhiều tác dụng nhanh chóng, tuyệt vời của ớt cay

otot1


Muốn biết thêm về công dụng của ớt này, xin quý vị chỉ ghi ”CAYENNE TINCTURE” thì có quá nhiều tài liệu bằng tiếng Anh.

Máu lưu thông và gia tăng hoạt động của tim. Nó có khả năng đặc biệt để nâng cao hoạt động tim mạch trong khi thực sự làm hạ áp huyết. Ớt có tác dụng mạnh mẽ trên toàn bộ hệ thống. Ớt được dùng từ lâu đời để trị mệt mỏi và phục hồi khả năng chịu đựng và sự cường tráng. Ớt là chất kích thích tự nhiên không gây tác dụng phụ nguy hại như tim đập nhanh, hiếu động hay tăng áp huyết.

-Nhồi máu cơ tim (Heart Attacks): Trong 35 năm chữa bệnh và dạy học, chữa trị cho các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, Dr. Christopher chưa bao giờ để mất một bệnh nhân tim nào khi được gọi đến chữa trị cấp cứu tại nhà. Lý do là, bất cứ khi nào bác sĩ vào nhà bệnh nhân – nếu họ vẫn còn thở – ông cho họ uống trọn một ly trà ớt (một muỗng cà phê ớt bột hay rượu ớt trong một ly nước nóng), và chỉ một lúc sau họ đứng dậy và đi lại được. Đây là một trợ giúp nhanh nhất mà chúng ta có thể đem lại cho tim, vì ớt cung cấp chất dinh dưỡng chính đáng cần thiết cho tim ngay lập tức. Hầu hết tim thiếu chất dinh dưỡng do chúng ta thường ăn các loại thực phẩm chế biến bán sẵn.

Để chứng tỏ giá trị của ớt, thấy ớt tuyệt diệu dường nào, và thực phẩm ưu hạng của tim là gì, các bác sĩ ở phương Đông đã làm thực nghiệm sau và đã được đăng trên nhiều tạp chí nơi họ làm thí nghiệm. Các bác sĩ cho vài mô tim sống vào trong một ly thủy tinh ở phòng thí nghiệm được khử trùng có đầy nước chưng cất (distilled water), và nuôi mô tim chỉ với ớt (cayenne pepper), theo định kỳ làm sạch các lớp cặn dưới đáy ly và thêm nước cất. Suốt khoảng thời gian nuôi mô tim, cứ cách vài ngày bác sĩ phải cắt bớt mô tim vì nó phát triển rất nhanh. Không có tuyến yên và tuyến tùng (pituitary and pineal glands) điều khiển, mô cứ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, vì vậy họ phải theo dõi luôn. Họ nuôi mô tim sống trong 15 năm.

Sau khi bác sĩ qua đời, các cộng sự viên tiếp tục nuôi mô tim thêm hai năm trước khi hủy nó đi vì không cần phải làm thêm nghiên cứu này nữa. Điều này chứng tỏ gía trị dinh dưỡng tuyệt hảo của ớt đối với mô tim. Đây cũng là lý do tại sao rất nhiều trường hợp gây kinh ngạc được sáng tỏ khi người ta sử dụng ớt cho cơn tấn công nhồi máu cơ tim. Vì đa số các trường hợp này là do tim suy dinh dưỡng. Tim không được dinh dưỡng đúng trong thời gian lâu dài đến nỗi nó qúa đói mệt, rồi đến một lúc điều người ta âu lo xảy ra: nhồi máu cơ tim.

Một ly trà ớt đem đến cho trái tim lượng dinh dưỡng thực phẩm nguyên chất mạnh mẽ, đem nhanh chóng và kỳ diệu đủ để vực dậy một người trong cơn nguy cấp của bệnh tim. Đây là điều mà mọi người nên biết, vì cơn nhồi máu cơ tim có thể đến với thân nhân hay bạn bè bất cứ lúc nào, đến ngay cả với chính bạn nữa. Trà nóng có tác dụng nhanh hơn thuốc viên (tablet), viên nang (capsule) hay trà lạnh, vì trà nóng làm cho tế bào mở rộng và tiếp nhận ớt nhanh hơn nhiều, và chất dinh dưỡng hiệu năng đi trực tiếp vào tim, qua các động mạch.

Ớt cũng giúp thuyên giảm các chứng bệnh khác như:

-Cục máu đông (blood clots). Ớt rất gía trị trong việc phòng ngừa và làm tan cục máu đông.

-Xơ vữa động mạch hay Xơ cứng động mạch (Atheroslerosis or Arteriosclerosis): Ớt làm mềm thành mạch, mở rộng các mạch máu, tăng sức mạnh cho tim, và làm sạch bên trong thành mạch của hệ tuần hoàn.

-Suy tim sung huyết (Congestive heart failure): Ớt giúp tim được thư giãn và khỏe mạnh, mở rộng các mạch máu, dọn sạch những chất bẩn. Về lâu dài căn bệnh tim trầm trọng có thể hồi phục lại gần như bình thường với việc đều đặn dùng ớt. Uống một muỗng ăn phở bột ớt trong một ly nước nóng.

-Triglycerides cao: Ớt giúp giảm lượng triglycerides là chất béo trung tính tổng hợp từ các carbohydrat cơ thể lưu trữ trong các tế bào mỡ.

-Loạn nhịp tim (Heart arrhythmias): Ớt giúp giảm nhịp tim đập nhanh, tăng cường máu đến tim, ngăn ngừa máu đóng calcium.

-Hỗ trợ tim mạch, lọc máu và kích thích toàn bộ hệ thống cơ thể. Giúp thông các tắc nghẽn ở động mạch, tĩnh mạch và hệ bạch huyết.

-Gia tăng chức năng não bộ, một trong những hiệu qủa tốt nhất là gia tăng lưu thông máu đến vùng đầu và não. Hiệu nghiệm trong việc chống lại chứng nhức nửa đầu (migraine headache) và nhức đầu chùm (cluster headache).

-Có thể cầm máu rất nhanh bằng cách giội rửa vết thương với 1 đến 5 ống nhỏ giọt đầy (1-5 full droppers), sau đó đắp bột ớt cayenne lên vết thương.

-Tăng cường lưu thông máu và giảm hay cầm máu từ vết loét dạ dầy. Khi uống trà ớt, nó sẽ kích thích lưu thông máu. Dùng để trị chứng khó tiêu (indigestion) và ợ nóng (heartburn).

-Giúp tan đờm và nhanh chóng chữa lành các chứng cảm lạnh, cúm. Được dùng như thảo dược làm toát mồ hôi (diaphoretic).

-Giúp hạ cholesterol và ngăn ngừa cục máu đông thành hình bằng cách làm loãng máu và giúp chữa lành trái tim sau cơn nhồi máu cơ tim (heart attack).

-Giúp giảm viêm họng và viêm amidan.

CHỨNG TỪ:

Năm 1979, Dick Quinn đã qua cái chết lâm sàng vì cơn nhồi máu cơ tim tấn công nhưng được cứu tỉnh lại. Với các động mạch tim bị nghẽn hoàn toàn, ông có hai con đường chọn lựa: hoặc là giải phẫu tim hoặc là chết. Thật không may, giải phẫu không thành công; sau vài tuần, tình trạng tệ hơn, bác sĩ đề nghị giải phẫu lần thứ hai. Dick từ chối vì vết mổ trước vẫn chưa lành , còn đau lắm. Ông thấy rằng lập lại cùng một phẫu thuật như trước không cách gì giúp ông khá hơn được.

Vì từ chối giải phẫu và thuốc men không giúp gì được, bác sĩ cho ông về nhà. Ông quá yếu nhược, gia đình không hy vọng ông sống sót.

Một hôm, ngồi trong công viên để sưởi nắng, bất ngờ một bà láng giềng lại chỗ ông nói ông dùng ớt để chữa trị. Sau khi lịch sự yêu cầu để ông yên tĩnh một mình, Dick về nhà phớt lờ đề nghị buồn cười đó.

Thêm vài tuần, sức khỏe càng tuột dốc, trong cơn tuyệt vọng ông quyết định thử dùng ớt.

Dick lấy một số thuốc cho tim loại viên bọc, đổ thuốc ra, nhét bột ớt từ ngăn đựng gia vị vào rồi uống rồi đi ngủ. Kết qủa thật kỳ diệu, ngay sáng hôm sau ông đã cảm thấy khỏe hơn rất nhiều và không lâu sau đã trở lại làm việc. Ông viết quyển Left for Dead kể lại câu chuyện của ông, thuyết trình qua radio, và công thức Ớt của ông có mặt trên hàng ngàn cửa tiệm thực phẩm. Dick bị nhồi máu cơ tim năm 42 tuổi, đến tuổi 58 nhiều người trên thế giới đã biết đến ông, thuyết trình 300 ngày một năm, chia sẻ về những ích lợi cứu mạng của Ớt.

THỰC HÀNH:

Nếu bạn muốn đem theo thứ gì cần thiết trong túi cứu thương để có thể dùng cấp cứu ngay cho người bị nhồi máu cơ tim hay đột qụy, hãy mang theo rượu ớt. Dr. Christopher khám phá rằng một ly trà ớt nóng với một muỗng càphê rượu ớt sẽ làm ngưng cơn tấn công chưa đầy ba phút.

-Khi bạn cảm thấy cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra, hãy uống ly trà ớt nóng cứ 15 phút một lần cho đến lúc các triệu chứng qua đi.

-Nếu bệnh nhân đã bất tỉnh vì nhồi máu cơ tim, bắt đầu cho hai muỗng càphê rượu ớt vào miệng, sau đó tăng thêm khi bệnh nhân bắt đầu có phản ứng. Trong các chứng từ, có nhiều trường hợp bệnh nhân chết lâm sàng, da chuyển sang màu xanh (blue), tim ngừng đập, được cho rượu ớt từ 1 đến 12 muỗng càphê, tim bệnh nhân đập trở lại và được phục hồi. Bác sĩ Anderson là bác sĩ được biết đến về một lần đã chạy vội đến bãi đậu xe và cho rượu ớt vào trong miệng một anh đã tắt thở vì bị nhồi máu cơ tim trong khi anh này đang đậu xe. Chỉ trong vòng vài phút, tim anh bắt đầu đập lại.

-Chảy máu, xuất huyết (bên trong hay bên ngoài cơ thể): pha ly trà Ớt nóng (dùng một muỗng càphê ớt bột hay 30 giọt rượu ớt) để nguội bớt rồi uống, uống luôn cả bã bột ớt nếu có thể. Máu sẽ cầm lại trong vòng 10 giây.

-Vết thương: bạn có thể rắc bột ớt lên vết thương, hay rửa vết thương bằng rượu ớt, máu sẽ cầm lại trong vài giây.

-Cầm máu sau khi sinh: bơm 15-20 ống nhỏ giọt (một ống nhỏ giọt chứa 30 giọt) rượu ớt trực tiếp vào âm đạo. Máu sẽ cầm lại ngay trong giây lát.

-Trẻ sơ sinh bị ngạt thở: dùng vài giọt rượu ớt hòa với vài giọt nước (nửa này nửa kia) nhỏ vào lưỡi bé.

GHI CHÚ: trường hơp cấp cứu, khi có sẵn ớt cay tươi trong nhà, gĩa nhuyễn ớt cay tươi rồi pha với nước nóng để làm trà ớt cho bệnh nhân uống (1 trái ớt cay to dài bằng ngón tay trỏ pha trong 200-250 ml nước nóng).

LIỀU LƯỢNG DUY TRÌ HÀNG NGÀY

Rượu ớt: bắt đầu bằng 5 giọt trong nước uống hay nước trái cây ngày ba lần. Tăng dần lên đến 1 ống nhỏ giọt đầy (= 30 giọt), ngày 3 lần.

Bột ớt: Bắt đầu bằng 1/4 muỗng càphê ớt bột ngày 3 lần, và tăng dần lên 1 muỗng càphê ngày 3 lần. Cho ớt (bột ớt hay rượu ớt, giấm ớt) vào ly nước nóng, để 5 phút như pha trà rồi uống. Uống càng nóng càng tốt.

Rượu dược thảo tươi thì mạnh hơn và có hiệu qủa hơn loại mua ở thị trường. Nhiều người không tin thảo dược có kết qủa, vì họ dùng hàng thương mại bán sẵn. Chúng không hữu hiệu vì hai lý do: 1) Bệnh nhân không dùng đủ liều lượng lớn và 2) Sản phẩm thương mại thường nhẹ đến nỗi bạn có thể uống cả chai mà vẫn không kết qủa gì.

Hãy tự làm rượu ớt lấy để đảm bảo chất lượng tươi và tính hiệu qủa của nó.

CÁCH LÀM RƯỢU ỚT (CAYENNE TINCTURE)

Bạn có thể chiết suất dược thảo bằng cách dùng nước giống như pha trà. Tuy nhiên cách này không để được lâu. Cách tốt nhất là ngâm rượu. Rượu giúp trích ra được một số chất mà nước khó lấy ra. Ngoài ra có thể dùng giấm táo (apple cider vinegar) thay vì dùng rượu. Rượu chọn từ loại 40% alcohol (80 proof) trở lên. Rượu 40% có nghĩa là 40% alcohol ngũ cốc và 60% nước cất. Ở Mỹ hay Tây Phương dùng rượu Vodka 40-50% alcohol, hay dùng rượu Ever Clear 75%, 95% grain alcohol. Nếu dùng 1 lít rượu 95% thì pha thêm 1 lít nước cất.

Từ ớt tươi: Rượu thuốc nếu có thể bắt đầu ngâm vào ngày đầu tháng ta. Lấy ớt tươi, ớt càng cay càng tốt, có thể dùng nhiều loại ớt cùng lúc, rửa sạch để thật ráo nước, cắt bỏ cuống, cho vào máy xay (blender), đổ rượu cho ngập bên trên mặt ớt. Xay khoảng một phút hay đến khi được hòa đều. Ớt tươi cho hiệu lực mạnh mẽ. Bạn có thể dùng tươi ngay khi vừa xay, và rất tốt. Nhưng bạn nên cho vào chai thủy tinh, đặt nơi tối không có ánh sáng, mỗi ngày lắc đều vài lần. Sau 14 ngày, lọc bỏ bã. Bạn sẽ được chai rượu ớt để được rất nhiều năm.

Từ bột ớt khô: lấy 4 oz (khoảng 120g) – chọn loại có độ H.U (heat unit) cao 70.000 H.U hay 90.000 H.U – ngâm trong một lít rượu 45% alcohol trong 14 ngày. Người mới bắt đầu dùng ớt, dùng loại 35.000 H.U trước.

Thảo dược số một để cấp cứu có sẵn trong tay là ớt (cayenne). Đúng vậy, ớt cay. Ớt càng cay càng chứa nhiều phytochemical, càng tác dụng hơn. Do đó chọn loại ớt cay nhất nếu có thể được.
Hãy luôn có một chai rượu ớt nhỏ sẵn bên mình trong túi, túi xách tay, trong xe, trong tủ thuốc, nơi bàn làm việc. Bạn cũng nên làm sẵn ớt bột khô dự trữ ở nhà bếp phòng khi cần thiết.

Khi nào tôi thấy được hiệu quả?

Ớt có tác dụng rất nhanh, bạn có thể cảm thấy ngay. Ớt gia tăng máu lưu thông ngay tức khắc và bạn cảm thấy năng lực gia tăng ngay lần đầu bạn dùng thử. Tuy nhiên nếu bạn nôn nóng dùng qúa nhiều sớm qúa, bạn có thể đi tiêu chảy hay cảm thấy khó chịu ở bao tử.

Thoạt đầu nếu bạn dùng nhiều quá, hãy giảm bớt lại hoặc là dùng trong bữa ăn nhiều. Bơ, kem và yao-ua sẽ làm giảm cái nóng của ớt trong bao tử tốt hơn là nước. Bạn cũng có thể rắc ớt bột vào thức ăn. Ớt cay ở miệng thông báo cho cơ thể biết trước cái nóng đang trên đường đi tới.




Tác dụng chữa bệnh của giun đất
Tác dụng chữa bệnh của mật gấu
Tác dụng chữa bệnh của hoa hòe
Tác dụng chữa bệnh của âm nhạc
Tác dụng chữa bệnh của thạch anh tím
Tác dụng chữa bệnh của bột sắn dây


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý