Tác dụng chữa bệnh của cây sài đất

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng chữa bệnh của cây sài đất

19/04/2015 02:10 AM
28,732

Sài đất còn có tên gọi là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc... thuộc họ cúc. Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc. Dân gian thường dùng toàn cây sài đất tươi để làm thuốc, có thể dùng đến 100 g dưới dạng thuốc sắc (nếu dùng khô, liều có thể tới 50 g).

 

Tác dụng của cây sài đất


Theo Đông y, sài đất vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm ho, mát máu; thường được dùng chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, ho gà, tăng huyết áp, trĩ rò, phòng sởi, mụn nhọt. Theo kinh nghiệm trong nhân dân và một số bệnh viện ở nước ta, sài đất có tác dụng chữa mụn nhọt, chốc, lở ngứa, đau mắt, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, hạ sốt, giảm đau...

Kết quả hình ảnh cho cây sài đất


Cây Sài đất có tên khoa học là Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., Họ Cúc – Asteraceae hay ở nhiều nơi gọi cây sài đất là Húng trám, Ngổ núi, Cúc nháp, Hoa múc.

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây Sài đất: Sài đất là loại cỏ sống dai, mọc lan bò, thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đấy. Thân màu xanh có lông trắng, cứng, nhỏ. Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài 2 đầu nhọn, có lông nhỏ cứng ở cả hai mặt. Cụm hoa hình đầu, cánh hoa màu vàng tươi. Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh trong cả nước.
 
Cách trồng cây Sài đất: Cắt thân Sài đất thành từng đoạn dài 20 – 30cm, vùi 2/3 xuống đất, sau 15 – 20 ngày cây sẽ mọc tốt.
 
Bộ phận dùng, chế biến của cây Sài đất: Dùng cây Sài đất tươi hoặc khô. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào tháng 4 – 5, lúc cây đang ra hoa, cắt sát gốc; tưới nước, bón phân sau 15 ngày lại thu hoạch được.
 
Công dụng, chủ trị của cây Sài đất:
Tiêu độc, chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, bắp chuối, sưng vú, rôm sảy, chốc đầu, đau mắt.
Chữa cảm sốt, uống phòng sởi biến chứng.
Dùng khô: ngày dùng 50g, sắc với 500ml nước, lấy 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
 
Cây sài đất dễ bị nhầm: Cây Sài đất dễ nhầm với cây Lỗ địa cúc. Cây Lỗ địa cúc có lá ngắn hơn, hoa màu vàng nhạt, quả bé không có lông và không thu hẹp ở đầu, không có vòng lồi lên, đầu cụt.
 
Bài thuốc có cây sài đất: 

Chữa rôm sảy trẻ em: Sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ.

Chữa sốt cao: Sài đất 20-50 g, giã nát, pha với nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân.
 
Chữa sốt xuất huyết: Sài đất tươi 30 g, kim ngân hoa 20 g, lá trắc bá (sao đen) 20 g, củ sắn dây 20 g (có thể dùng lá sắn dây), hoa hòe (sao cháy) 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20 g.
 

Chữa viêm cơ (bắp chuối): Sài đất tươi 50 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Kết hợp với sài đất tươi, giã nát, đắp tại chỗ sưng đau.

 

Chữa viêm tuyến vú: Sài đất 50 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, thông thảo 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

 

Chữa viêm bàng quang: Sài đất tươi 30 g, bồ công anh 20 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.
 
Chữa nhọt: Sài đất 30 g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc (thổ phục linh) 10 g, bồ công anh 20 g. Sắc uống ngày một thang.
 
Chữa mụn, lở, chàm: Sài đất 30 g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc 10 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Sài đất giã nát, đắp lên mụn lở cũng tốt.
 
Chữa ung thư môn vị: Sài đất 30 g, bán chi liên 30 g, bạch hoa xà thiệt 30 g. Sắc uống ngày một thang.
 
 
Cây sài đất và bệnh cảm cúm

C
ảm mạo là một bệnh chứng của y học cổ truyền, bao hàm các bệnh lý cấp tính thuộc đường hô hấp do virut hoặc do vi khuẩn gây nên. Các triệu chứng của bệnh cảm cúm thường khởi bệnh đột ngột như : sốt đột ngột, nhức mỏi tay chân, đau nhức mình, đau họng, sổ mũi, ho khan và có cảm giác rất mệt mỏi. Thể cúm bội nhiễm rất hay gặp do virut cúm làm giảm sức chống đỡ của các tế bào miễn dịch của phổi. Triệu chứng lúc đó là ho có đờm, lúc đầu có màu trắng, loãng, sau có màu vàng xanh. Người già và trẻ em dễ bị bội nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi.

Trong y học cổ truyền có rất nhiều thảo dược điều trị cảm cúm và sài đất là một trong những loại thảo dược dễ tìm và thường được sử dụng. Sài đất còn có tên là húng trám, ngổ núi… thuộc họ cúc. Do là cây mọc hoang nên rất dễ trồng. Cây có nhiều loại nhưng thường sử dụng làm thuốc là loại cây có hoa màu vàng, cuống dài, lá nhám có lông, rìa lá có răng cưa và điều dễ nhận biết là có mùi thơm như rau ngò om, thường gọi là cây ngổ đất. Theo Đông y, sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm ho, mát máu nên thường được dùng để trị cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, mụn nhọt… Theo kinh nghiệm , bộ phận dùng tốt nhất là toàn cây, chỉ bỏ rễ. Dân gian thường dùng cây tươi để làm thuốc thì hiệu quả sẽ cao hơn hoặc có thể phơi khô để sử dụng dần, cần bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.
* Cách sử dụng như sau :
- Trị sốt cao : Sài đất : từ 20 - 50g, giã nát, pha với nước uống, phần bã đắp vào lòng bàn chân.

* Có thể phối hợp với 1 số vị thuốc để điều trị cảm cúm như sau :
- Kim ngân hoa : 30 g.
- Tía tô : 3g.
- Kinh giới : 3g.
- Cam thảo đất : 3 g.
- Sài đất : 3g.
- Mạn kinh : 2g.
- Gừng : 3 lát.
Tất cả sắc với 3 chén nước còn 1 chén, chia làm 2 lần uống, ngày 1 thang.

* Trị rôm sẩy ở trẻ em : Sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ.
tắm nước lá sài đất cho trẻ khi bị rôm

 

Hiện tượng nổi rôm rất phổ biến ở trẻ em trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính là do thời tiết nóng nực, mồ hôi trẻ tiết nhiều không thoát được hết, ứ đọng trong ống bài tiết làm mồ hôi bị tắc nghẽn khiến da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc. Ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể... càng có nhiều rôm. Khi bị rôm làm cho trẻ luôn bứt rứt, ngứa ngáy, rất khó chịu, không ăn, không ngủ được. Phần lớn trẻ chỉ bị rôm thông thường, thời tiết mát mẻ rôm tự lặn hết không gây tác hại gì. Tuy nhiên, ở một số trẻ do không vệ sinh thân thể sạch sẽ, gãi nhiều làm da xây xát gây nhiễm khuẩn tạo thành những mụn mủ và nhọt.

 

Để phòng tránh cho trẻ không bị rôm và tránh da bị nhiễm khuẩn trong những ngày hè nóng bức, chị cho cháu mặc quần áo có chất sợi tự nhiên, thấm mồ hôi, rộng rãi tránh dùng những loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi. Cho trẻ sinh hoạt ở không gian thoáng đãng. Thường xuyên tắm cho trẻ, khi  có mồ hôi cần dùng khăn sạch lau khô ngay. Hạn chế các thức ăn quá ngọt như chocolate, kẹo, nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn mát như hoa quả, bột sắn dây, rau xanh, uống đủ nước... Không để trẻ chơi ở ngoài nắng...
Ngoài việc cho ăn những thức ăn mát, vệ sinh thân thể sạch sẽ..., chị cũng nên đun lá sài đất tắm cho cháu, vì lá sài đất có tác dụng kháng khuẩn, diệt các vi khuẩn cộng sinh trên da. Sài đất tươi (200-300g) rửa sạch, đun lấy nước đặc, để ấm tắm và gội cho trẻ. Tuy nhiên, chị cũng không nên tắm thường xuyên và kéo dài cho cháu, nếu tắm nhiều sẽ khiến da trẻ trở nên nhạy cảm hơn. Tốt nhất, tuần chỉ nên tắm 2-3 lần và khi hiện tượng nổi rôm của cháu hết và khỏi thì dừng tắm nước lá sài đất.
Lưu ý: Khi trẻ bị rôm không được dùng kháng sinh, kem bôi lên vùng da bị rôm hoặc bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ. Khi thấy hiện tượng nổi rôm ở trẻ phát triển ngày càng nhiều, bội nhiễm da hoặc có dấu hiệu sốt, mệt mỏi... nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
Sài đất giải độc, chữa mụn nhọt




(st)
 

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cây xạ lan còn có tên gọi nào khác không .có ai biết cây xạ lan
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
bạn có ghi nhầm không? làm gì có cây xạ lan. chỉ có cây xạ can thôi. xạ can còn có tên gọi là rẻ quạt. là cây thuốc chữa trị ho. còn được trồng nhiều làm cảnh vì cây và hoa khá đẹp.
Uong cay saj dat co bj vo sjnh khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Chưa có tài liệu nào cho thấy uống cây sài đất bị vô sinh. Bạn lưu ý viết tiếng Việt có dấu khi gửi câu hỏi nhé!
cây sài đất ở bắc cây bé,lá bé,hay mọc ở bờ ruộng,còn trong nam khi t tìm thì thân,lá,ngọn to hơn ở ngoài bắc,hoa cũng vàng như thế,có phải cùng 1 loại sài đất ko ạ.
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
can ban so luong lon sai dat kho sach se co the dat hang thuong xuyen lien he sdt 01684988762
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Tôi sắc nước uống cảm thấy cây sài đất có vị đắng khó uống chứ không phải là vị ngọt hơi chua.Nhờ các anh em xem lại có đúng không/
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý