Tác dụng chữa bệnh của cây sâm đất

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng chữa bệnh của cây sâm đất

19/04/2015 02:10 AM
32,199

Cây Quả nổ, còn gọi cây Nổ, Sâm đất, Sâm tanh tách; Tử lị hoa (Trung Quốc); Tiêu khát thảo, Tam tiêu thảo. Tên khoa học Ruellia tuberosa L., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).



Cỏ đa niên, có củ tròn dài, thân cao 50 cm, vuông, có lông, phù ở trên mắt, phiến lá bầu dục, mặt trên có lông thưa, bìa có rìa lông cứng. Tụ tán ở nách lá. Hoa to, đẹp, lam tím; lá hoa 2 - 3 mm, hẹp, lá đài cao 2,5 cm; vành có ống cao 4 - 5 cm, 5 tai gần nhau bằng nhau; tiểu nhụy 4, trắng, nhị trường, không thò, chỉ dính dài vào ống; nuốm đẹp. Quả nang dài đến 3 cm, nâu đen, nổ mạnh khi tẩm nước; hột tròn dẹp.

Gốc Antilles (Trung Mỹ), du nhập vào Việt Nam vào 1909; mọc hoang phổ biến dựa lộ, bình nguyên và trung nguyên; trổ hoa quanh năm. Trồng một cây sẽ văng hột mọc tứ tung…

Cây chứa leucin, tirosin, valin, glicin; củ chứa hentriacontan, lupeol, sitosterol, stigmasterol, campesterol…

Rễ hạ nhiệt, phát hãn, trị tiểu ít, bón, làm xổ, làm mửa; ở Dominique, rễ trị bạch đái hạ (Ayensu).

Quả nổ chữa tiểu đường (tiêu khát) type 1 (ở Trung Quốc).

Bộ phận dùng: toàn cây (phần thân trên mặt đất) và rễ.

Thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị: lá có vị hơi đắng, cay; tính lạnh, có ít độc (gây nôn nếu dùng liều cao). Rễ có vị ngọt, cay, tính mát.

Công dụng: thanh nhiệt (hạ sốt), lợi niệu, giải độc.

Chủ trị: - Toàn cây: chữa tiểu đường type 2.

- Rễ: chữa đau răng; đau bụng; cảm mạo; bệnh gan; cao huyết áp; tiểu đường; nhiễm trùng đường tiểu (Theo “Danh sách các nguồn tài nguyên cây thuốc của Đài Loan (Trung Quốc)”).

Trung Quốc dùng rễ tán bột, uống chữa viêm loét dạ dày, tá tràng.

Kinh nghiệm dân gian ở Nam bộ thường dùng rễ củ Sâm đất nấu nước uống làm thuốc bổ (nên có tên gọi là Sâm tanh tách); ở Đăk Lăk dùng chữa sỏi thận và sỏi bàng quang.

Hột Quả nổ, khi ngâm nước sẽ tạo ra một thứ keo như thạch có thể dùng đắp mụn nhọt và các vết đứt.

Liều dùng: 10 - 25 g khô/ngày, dạng thuốc sắc.

Bài thuốc ứng dụng của cây Quả nổ:

Chữa tiểu đường (type 2, không phụ thuộc insulin): toàn cây tươi 75 g (khô 25 g) sắc uống/ngày, trong nhiều ngày.

Chữa cao huyết áp: 12 hoa (tươi hoặc khô), lượng nước vừa đủ, sắc uống.

Viêm nhiễm đường tiết niệu, thận: toàn cây tươi 75 - 112 g (dược liệu khô 25 - 38 g) sắc lấy nước để riêng. Và tán bột thêm 20 g khô. Dùng nước thuốc sắc để uống thuốc bột, vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy.

Ghi chú: Tác dụng chữa tiểu đường (đái tháo đường), chỉ được nghiên cứu ở cây Quả nổ (Ruellia tuberosa L.); nên cần phân biệt các cây cùng chi Ruellia dưới đây:

1. Quả nổ bò (Ruellia repens L.)

Bộ phận dùng: toàn cây - Herba Ruelliae Repentis.

2. Quả nổ ống to (Ruellia macrosiphon Kurz).

Bộ phận dùng: toàn cây - Herba Ruelliae Macrosiphonis.

3. Quả nổ sà (Ruellia patula Jacq).

Bộ phận dùng: lá, rễ - Folium et Radix Ruelliae Patulae.

4. Quả nổ lùn (Song nổ Poilane) - Ruellia poilanei R. Ben..

Bộ phận dùng: lá - Folium Pararuelliae.


Sâm đất – Sâm nam

Boerhavia diffusa L

Nyctaginaceae

Đại cương :

Những tên gọi khác đồng nghĩa :

Boerhaavia adscendens Willd., Boerhaavia caribaea Jacq., Boerhaavia paniculata Rich., Boerhaavia repens L. var. diffusa Hook.f.

Boerhavia diffusa L là một cây có đặc tính bởi những lá mầm và những lá mọc đối có kích thước khác nhau. Cây này thông thường mọc chung quanh những làng, trong những khu đất trống và những khu vườn của các thành phố lớn.

Thực vật và môi trường :

Nguồn gốc và môi trường :

Sâm nam được tìm thấy trong vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới hay vùng ôn đới. Cây được phân phối ở Trung quốc, Ấn độ, Australie, Pakistan, Egype, Soudan, Srilanka, Mỹ và Nam Phi.

Đống thời người ta cũng tìm thấy trong một số quốc gia ở Trung đông. Cây này có nguồn gốc ở Ấn độ và Mỹ. Ở Ấn độ được tìm thấy trong những vùng ấm áp và có độ cao đến 2000 m. Trong những khu đất hoang, ven đường, trên đường lộ đất, dọc đường sắt, trong khu nhà xưa đổ nát hoặc ao hồ đất cũ, những lô trồng rau… v…v…

Những loài mọc trong những nơi đổ nát, phát triển trên những vùng đất giàu chất đạm, đặc biệt là ẩm ướt và nhiều nắng.

Mô tả thực vật :

Cỏ thân thảo nằm rồi đứng, sống dai. Rể mập, hình thoi. Thân mọc toả ra sát đất, màu đỏ nhạt. Cây lan rộng bắt đầu bởi những nhánh, kế dài ra ở ngọn ; tạo thành khoảng rộng đạt đến 40 cm cao.

Thân dày đặc và hình trụ, bao bởi lớp lông mịn, nhiều nhánh.

đơn mọc đối ( 2 lá mọc đối có kích thước khác nhau ), có cuống, phiến xoan tròn dài hay hình bánh bò, mép lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng lục, lá thịt, gân lá thường 4 hay 5.

Phát hoa hình xim rời rạt lỏng lẻo và rất phân nhánh, hoa nhỏ, hình ống, phần dưói ống có tuyến, phấn trên là một ống cuối cùng có 5 thùy như 5  cánh hoa, không tràng hoa, 3-5 nhụy hoa, bầu noản 1 buồng, nướm kéo dài lên đỉnh đài hoa, màu hồng tươi đến màu tím nhạt. Khoảng 1 mm đường kính và họp lại thành nhóm 2 đến 5 hoa.

Quả nang, hình trụ, phồng ở đầu, có lông dính khoàng 4 mm dài gồm 3 đến 5 cạnh theo chiều dọc và có lông nhỏ và tuyến.

Rể xoắn và phù to thành củ.

Bộ phận sử dụng :

Rễ và lá

Thành phận hóa học và dược chất :

● Cây Sâm nam có chứa chất :

- Boerhaavic acid,

- punarnavine,

- potassium nitrate,

- tannins,

- phlobaphenes.

● Tro được phân tích thu được những thành phần nguyên tố khoáng :

- potassium,

- magnesium,

- sodium,

- calcium,

- nitrate,

- phosphates,

- silica,

- và sulphates.

● Những nghiên cứu tìm được :

- b-sitosterol,

- a-2-sitosterol,

- palmitic acid,

- tetracosanoic,

- hexacosonoic,

- stearic,

- arachidic acid,

- urosilic acid,

- among others.

Trong rễ có 0,01% một chất alcaloid có hoạt tính là punarnavine; alcaloid tổng số trong rễ là 0,04%; còn có một chất thơm, tinh bột, chất gôm, một chất dầu bay hơi, nitrat kalium.

● Những chất hóa thực vật  chánh được phân tích thu được :

- glycosides,

- alcaloids,

- flavonoides,

- steroids,

- triterpenoides,

- lipids,

- lignins,

- carbohydrates,

- proteins,

- glycoproteins

- và chất sterols trong alcoholic của rễ.

- Punarnavine và Boerhavinone (Agarwal and Dutt, 1936, Basu et al.,1947,1968;

Theo Surange and Pendse, 1972, Laxmi et al., 1990,92),

- hypoxanthine 0-L-arabinofuranoside,

- liirodendrin(Jain và Khanna,1998 , Aftab và al., 1996).

Trong một vài nghiên cứu được báo cáo trong cây chứa số lượng lớn chất nitrat de potassium.

Theo Mishra và Tiwari ( 1971 ) trong một nghiên cứu quan trọng báo cáo trong chất ly trích của cây có chứa chất :

- ursolic acide,

- 6 acides amine thiết yếu nơi hệ thống rể chứa 14 acides amine.  

Đặc tính trị liệu :

Sâm nam là một dược thảo cổ truyền của y học truyền thốn Ấn Độ, quan trọng trong thảo mộc dân gian và lâm sàng y học. Các bộ tộc bản địa đã được hướng dẩn để sử dụng các bộ phận của cây dùng làm thực phẫm và y học. Những nghiên cứu gần đây cho thấy cây có đặc tính :

- kháng vi khuẩn bao gồm cả đặc tính chống siêu vi trùng.

Boerhavia diffusa được dùng chủ yếu :

- trong viêm gan siêu vi ;

- điều trị chứng thối chân ( panaris )

- vết thương nhiễm trùng.

Cây rất hiệu quả như:

- phòng ngửa

- và chữa trị bệnh sốt lợn ( cúm heo H1N1.......) ở Phi Châu.

Những lá và thân được dùng như :

- Lợi tiểu;

- Chống chứng hoàng đản;

- Những dịch trong chứng viêm kết mạc mủ ;

Boerhaavia diffusa cho ta thấy đặc tính kháng khuẩn, chủ yếu những vi khuẩn Gram âm, dung dịch trích từ lá là một chất chống oxy hóa và bảo vệ gan.

● Chất Punamavine, là một alcaloïde cô lập ly trích từ boerhavia diffusa thí nghiệm trong ống nghiệm có đặc tính :

- anti cancer

- anti oestrogen

- anti amoeb

- và điều hòa hoạt động của sự miễn dịch .

Theo những tài liệu Ayurveda, cây sâm nam có tác dụng giảm và hoàn hảo 3 doshas :

● Trong chứng viêm khớp : giúp giảm viêm sưng và giãm đau trong những khớp xương.

● Trường hợp khó tiêu : Sâm nam hoạt động :

- giảm trừ gaz trong hệ tiêu hóa,

- tăng khẩu vị

- và giảm đau bụng.

- Sâm nam đồng thời cũng giảm táo bón.

Trong chứng ho : giúp giãm cơn ho và suyễn.

● Trường hợp bất lực : Hạt sâm nam được dùng trong chuẩn bị sữa soạn Vajikarana. Sâm nam giúp :

- tăng sự cương cứng lâu dài bộ phận sinh dục, về phẩm chất và số lượng tinh trùng.

- Đồng thời trẻ trung hóa hệ sinh sản phái nam.   

● Trong những bệnh da : Sâm nam được dùng nhiều trong những bệnh về da như ghẻ ( gale ). Sâm nam coi như một đơn thuốc rất hay thiên nhiên cho bệnh giun sán Guinée.

● Trong những bệnh về thận : Sâm nam hoạt động như thuốc lợi tiểu và dùng trong những bào chế thuốc ayurvédique ( y học cổ truyền Ấn Độ ) để chữa trị :

- chứng sạn thận,

- u nang (cystis)

- và viêm thận.

● Trong những rối loạn gan : Sâm nam được sử dụng rộng rãi :

- để trẻ hóa gan

- và giải độc gan.

Sâm nam góp phần trong :

- chứng vàng da

- và viêm gan.

Sâm nam được dùng trong dược thảo trị liệu ở Brésil để :

- kích thích tẩy sạch ống, túi mật

- và tất cả những sự rối loạn gan.

● Trong trường hợp rong kinh ( ménorragie ) :, sâm nam góp phần như thành phần hoạt chất trong :

- liều lượng bào chế thuốc rong kinh ayurvédique .

● Trẻ trung hóa cơ thể : Sâm nam làm trẻ trung hóa toàn bộ cơ thể và cho con người cuộc sống mớivà sức khỏe ( tên gọi Punarnava có nghĩa nouvelle, nouveau là mới ). Cây tăng cường cơ thể, làm bình thường những doshas, theo y học ayurvédiquecủa những nhà thông thái, bác sỉ, những nhà triết gia đưa ra một cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống con người cấu tạo bởi 3 kiểu mẫu gọi là 3 doshas : VATA, PITTA, KAPHA.

Mỗi con người được cấu tạo bởi 5 yếu tố : Không gian ( Espace ), không khí ( air ), nước ( eau ), lửa ( feu ) và đất ( terre ).

Type VATA : không gian, không khí .

Type PITTA : Lửa, nước.

Type KAPHA : Đất, nước .

Khi 3 tâm trạng bình thường và cân bằng thì đây là sức khỏe lành mạnh.

- Sâm nam kích thích tăng cường hệ thống miễn nhiễm chống bệnh tật.

Kinh nghiệm dân gian :

▪ Rễ, bằng bột, nấu sắc hoặc ngâm trong nước đun sôi được dùng như :

- thuốc nhuận trường laxatif.

▪ Sử dụng như lợi tiểu, trong trường hợp :

- bệnh tiểu từng giọt, chậm, đau, cảm giác căng thẳng strangurie,

- bệnh lậu gonorrhée,

▪ Với liều dùng vừa phải, được sử dụng cho :

- bệnh suyễn asthme.

Với liều dùng mạnh, được sử dụng như :

- thuốc làm nôn émétique.

▪ Ngâm nguyên cây trong nước đun sôi dùng như :

- thuốc nhuận trường nhẹ laxatif doux,

- và hạ nhiệt ở trẻ em  fébrifuge chez les enfants,

Cũng được sử dụng :

- cho những chứng co giật convulsions.

▪ Được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt réguler les menstruations.

▪ Trong Gold Coast, dùng để chữa trị :

- bệnh ghẻ hờm, ghẻ cóc pian.

▪ Trong Antilles, được sử dụng như :

- chất kích thích stimulant,

- thuốc bổ tonique,

- thuốc trừ giun sán  vermifuge,

- chất làm nôn émétique,

- làm đổ mồ hôi sudorifique,

- và như thuốc chống co thắt antispasmodique.

▪ Tại Martinique, những rễ cây sâm đất dùng cho :

- những vết rắn cắn morsures de serpent.

▪ Ở Uruguay, rễ xem như thuốc :

- chống bệnh kiết lỵ antidysentérique,

- và là thuốc làm nôn mữa émétique.

▪ Trong y học cổ truyền ayurvéda, xem như có đặc tính và để chữa trị :

- vị đắng amer,

- làm mát refroidissement,

- làm se thắt cho ruột astringent pour les intestins,

- trường hợp cáu kỉnh gắt gỏng biliousness,

- bệnh bạch đới khí hư leucorrhée,

- bệnh thiếu máu anémie,

- bệnh suyễn asthme.

Lá sâm đất sử dụng trong :

- chứng khó tiêu dyspepsie,

- những khối u tumeurs,

- bệnh đau bụng douleurs abdominales,

- và lá lách phù to agrandissements spléniques.

Racines sử dụng như :

- lợi tiểu diurétique,

- long đờm expectorant,

- trừ giun sán vermifuge,

- thuốc giảm đau analgésique,

- và để cải thiện chức năng của thận rénales và gan hépatiques

▪ Trong y học truyền thống Trung hoa, được sử dụng cho :

- sự lưu thông máu circuler le sang,

- và phá vở máu ứ stase,

- điều hòa chu kỳ kinh nguyệt réglementer les menstruations,

- tăng cường cho xương os và gân tendons,

- trường hợp đau nhức douleur,

- suy dinh dưởng malnutrition,

- chứng hành kinh khó và đau dysménorrhée,

▪ Tại Nigeria, dùng cho :

- những mụn nhọt furoncles,

- chứng động kinh épilepsie,

- co giật convulsions,

- vers de Guinée, loại bệnh tên latin “ con rồng nhỏ ” “ dracunculose ”,  là một bệnh do ký sinh bởi trùng dẹp nématode

- bệnh suyễn asthme,

- cảm lạnh rhume,

- táo bón constipation.

▪ Ở Népal, dùng cho :

- những vết rắn cắn morsures de serpents,

- đau đầu maux de tête,

- đau nhức douleur,

- bệnh trĩ hémorroïdes,

- bệnh vàng da jaunisse,

- bệnh thống phong goutte,

- bệnh suyễn asthme,

- những trùng tròn ký sinh vers ronds,

- kinh nguyệt quá nhiều menstruations excessives,

- ho toux,

- và ho ra máu hémoptysie.

▪ Tại Ấn Độ, được sử dụng cho:

- bệnh suyễn asthme,

- ho toux,

- viêm đường tiểu urétrite,

- phù nước œdème,

- bệnh cổ trướng ascite,

- viêm thận néphrite.

Hiệu quả xấu và rủi ro : 

Bệnh nhân chứng tim mạch sử dụng sâm nam nên dưới sự theo dỏi quan sát của một Bác sỉ tim mạch có trình độ.

Ứng dụng :

Ðược dùng chữa hen suyễn, đau dạ dày, phù thũng, thiếu máu, vàng da, cổ trướng, phù toàn thân, tiểu ít, táo bón thường xuyên, các bệnh về gan và lá lách; còn dùng trị viêm nhiễm bên trong và trị nọc độc rắn. Lá được dùng trị sang độc.

Thực phẩm và biến chế :

Dùng để nấu canh như mồng tơi, hoặc nấu canh tập tàng (với mồng tơi + rau đay + lá đậu đen + rau muống + rau dền) hoặc nhúng lẩu.

Những cây nguyên với rể được dùng như rau trong những món cà ri và súp ở một vài nơi trên thế giới.

Sâm đất

Củ nhỏ xíu, xấu xí, mọc hoang nhiều trên các đồi núi ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)... 

Theo lương y Như Tá, sâm đất còn gọi cây quả nổ, sâm tanh tách, tử lỵ hoa, tiêu khát thảo, tam tiêu thảo. Sâm đất có củ tròn dài 3 cm, thân cao 50 cm, có lông, phiến lá bầu dục, mặt trên có lông thưa, bìa có rìa lông cứng, hoa to, đẹp, lam tím. Nó có nguồn gốc từ Trung Mỹ, du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1909, sau đó mọc hoang khắp nơi, ra hoa quanh năm.

 Sâm đất - nd

Củ sâm đất ở Côn Đảo - Ảnh: K.Vy

Còn theo lương y Vũ Quốc Trung, sâm đất mọc hoang nhiều ở một số nơi như Ninh Bình, Bình Thuận và các đảo. Sâm đất còn gọi là sâm nam, sâm rừng, sâm quy bầu. Nó là loài cỏ thân thảo sống dai, thân mọc tỏa ra sát đất, màu đỏ nhạt; rễ mập, hình thoi. Lá đơn mọc đối (2 lá mọc đối có kích thước khác nhau), có cuống, phiến xoan tròn dài hay hình bánh bò, mép lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng lục. Rễ xoắn và phình to thành củ. Người ta thường dùng rễ (củ) và lá sâm đất làm thuốc chữa bệnh hoặc nấu ăn. Thường thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Công dụng

Theo lương y Vũ Quốc Trung, củ sâm đất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm long đờm..., nhưng với liều cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi. Dân gian thường lấy củ sâm đất ngâm rượu uống; lá nấu canh ăn giúp giải nhiệt cơ thể, làm mát gan. Canh rau sâm đất ăn có vị ngọt, hơi chua giống như rau mồng tơi, nhưng không có nhớt. Sâm đất có các tác dụng trị liệu, như trong chứng viêm khớp nó giúp giảm viêm sưng và giảm đau.

Trường hợp khó tiêu, sâm đất hoạt động giúp làm giảm trừ gaz trong hệ tiêu hóa, giảm đau bụng. Sâm đất còn giúp giảm táo bón. Dùng sâm đất giúp giảm cơn ho và suyễn; dùng cho một số trường hợp nam giới bất lực. Sâm đất được dùng nhiều trong những bệnh về da như ghẻ; dùng làm bài thuốc trị giun sán; dùng trong bệnh sỏi thận, viêm thận; giải độc cho gan. Liều dùng 10-15 gr, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có thể tán bột uống; hoặc pha uống như trà (10 gr trong 1 lít nước sôi), nếu pha rượu thì chỉ dùng liều 2-5 gr bột rễ trong 1 ngày.

Còn theo lương y Như Tá, bộ phận dùng toàn cây (phần thân trên mặt đất) và rễ. Lá có vị hơi đắng, cay; tính lạnh, có ít độc (gây nôn nếu dùng liều cao). Rễ có vị ngọt, cay, tính mát. Công dụng: thanh nhiệt (hạ sốt), lợi niệu, giải độc. Chủ trị, toàn cây chữa tiểu đường dạng 2. Rễ dùng chữa đau răng, đau bụng, cảm mạo, bệnh gan, cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu. Kinh nghiệm dân gian ở Nam bộ thường dùng củ sâm đất nấu nước uống làm thuốc bổ. Ngoài ra kinh nghiệm dân gian còn dùng sâm đất chữa sỏi thận và sỏi bàng quang. Hạt quả sâm đất khi ngâm nước sẽ tạo ra một thứ keo như thạch có thể dùng đắp mụn nhọt và các vết đứt. Liều dùng 10-25 gr khô/ngày, dạng thuốc sắc.



Tác dụng chữa bệnh của hoa sứ trắng
Tác dụng chữa bệnh của thạch anh tím
Tác dụng chữa bệnh của bột sắn dây
Tác dụng chữa bệnh của cây diệp hạ châu
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ xước
Tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cây sâm đât chữa bệnh gì, cụ thể ra sao?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Theo lương y Vũ Quốc Trung, củ sâm đất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm long đờm..., nhưng với liều cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi. Dân gian thường lấy củ sâm đất ngâm rượu uống; lá nấu canh ăn giúp giải nhiệt cơ thể, làm mát gan. Canh rau sâm đất ăn có vị ngọt, hơi chua giống như rau mồng tơi, nhưng không có nhớt. Sâm đất có các tác dụng trị liệu, như trong chứng viêm khớp nó giúp giảm viêm sưng và giảm đau. Trường hợp khó tiêu, sâm đất hoạt động giúp làm giảm trừ gaz trong hệ tiêu hóa, giảm đau bụng. Sâm đất còn giúp giảm táo bón. Dùng sâm đất giúp giảm cơn ho và suyễn; dùng cho một số trường hợp nam giới bất lực. Sâm đất được dùng nhiều trong những bệnh về da như ghẻ; dùng làm bài thuốc trị giun sán; dùng trong bệnh sỏi thận, viêm thận; giải độc cho gan. Liều dùng 10-15 gr, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có thể tán bột uống; hoặc pha uống như trà (10 gr trong 1 lít nước sôi), nếu pha rượu thì chỉ dùng liều 2-5 gr bột rễ trong 1 ngày. Còn theo lương y Như Tá, bộ phận dùng toàn cây (phần thân trên mặt đất) và rễ. Lá có vị hơi đắng, cay; tính lạnh, có ít độc (gây nôn nếu dùng liều cao). Rễ có vị ngọt, cay, tính mát. Công dụng: thanh nhiệt (hạ sốt), lợi niệu, giải độc. Chủ trị, toàn cây chữa tiểu đường dạng 2. Rễ dùng chữa đau răng, đau bụng, cảm mạo, bệnh gan, cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu. Kinh nghiệm dân gian ở Nam bộ thường dùng củ sâm đất nấu nước uống làm thuốc bổ. Ngoài ra kinh nghiệm dân gian còn dùng sâm đất chữa sỏi thận và sỏi bàng quang. Hạt quả sâm đất khi ngâm nước sẽ tạo ra một thứ keo như thạch có thể dùng đắp mụn nhọt và các vết đứt. Liều dùng 10-25 gr khô/ngày, dạng thuốc sắc.
cach che bien chua soi than
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
dùng trong bệnh sỏi thận, viêm thận; giải độc cho gan. Liều dùng 10-15 gr, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có thể tán bột uống; hoặc pha uống như trà (10 gr trong 1 lít nước sôi), nếu pha rượu thì chỉ dùng liều 2-5 gr bột rễ trong 1 ngày.
kết quả xét nghiệm: hở van ba lá, khí phế thũng hai bên. Có người bảo uống rể cây trái nổ. Xin hỏi tôi có thể uống được không? nếu được liều lượng là bao nhiêu? Chân thành cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Bệnh nhân tim mạch dùng cây sâm đất (cây trái nổ) cần được hướng dẫn cụ thể của 1 bác sĩ đông y. Vậy anh/chị có thể liên hệ với 1 bác sĩ tin cậy để được kê đơn và dùng thuốc. Chúc anh/chị mau khỏe!
Chua viem da day
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý