Tác dụng chữa bệnh của quả bí đao

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng chữa bệnh của quả bí đao

19/04/2015 02:12 AM
6,576

Có thể bạn đã biết, bí đao là một thực phẩm rất tốt cho bữa ăn hằng ngày, ăn bí đao tốt cho cả 4 mùa trong năm, bởi nó có tác dụng thanh nhiệt làm mát ruột. Nhưng bí đao còn là một loại mỹ phẩm tuyệt vời đối với chị em phụ nữ trong việc làm đẹp.


Làm đẹp da

Bạn có thể lấy quả bí đao tươi, giã nát, vắt lấy nước uống hằng ngày, hoặc ép lấy nước, bỏ thêm vài hạt muối làm nước giải khát rất tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp bí đao với một số loại hoa quả khác như dưa hấu, đường, muối làm thành nước uống. Việc uống nước bí đao thường xuyên sẽ giúp làn da của bạn trở nên tươi sáng hơn một cách rõ rệt. Đặc biệt nếu như da bạn bị nám, đen thì sau khi ép bí lấy nước, bạn nên để lại một chút nước ép rồi trộn với mật ong, đắp lên mặt, các vết nám trên mặt sẽ mờ dần đi. Với những người có sắc mặt nâu vàng thì lấy 1kg bí đao gọt vỏ, thái miếng, trộn đều với 1,5 lít rượu gạo, 1 lít nước, sau đó nấu lên, lọc bỏ bã, tiếp tục nấu cô đặc thành kem, cho vào lọ dùng dần như kem dưỡng vào buổi tối.

Giảm béo

Bí đao là loại quả có khả năng sinh nhiệt thấp, hàm lượng chất béo gần như không có và có khả năng làm giảm tích tụ mỡ trong cơ thể nên nó là vị thuốc lý tưởng để chữa bệnh béo phì, ăn bí đao lâu dài có thể giúp cho bạn có một cơ thể thanh thoát. Vì thế, đối với những người muốn giảm cân có thể dùng bí đao như một thực phẩm rau xanh và nên ăn nhiều hơn so với các loại rau khác. Mỗi ngày, bạn nên uống từ 0,2 đến 0,5 lít nước bí đao, sẽ có tác dụng giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, bí đao có tính mát nên đối với những người có cơ địa lạnh thì nên dùng liều lượng dần dần ít một rồi tăng dần để cơ thể dễ thích nghi.

Chữa bệnh

Trong bí đao chứa nhiều nước, nhiệt lượng thấp, không có chất béo. Cứ 500g bí đao có chứa 8g đường, 1,5g anbumin, 61g vitaminC và canxi, phốt-pho, sắt, vitamin B1, B2… Bên cạnh đó, bí đao chứa hàm lượng dầu thực vật cao, rất có lợi cho da và tóc. Hạt bí, vỏ bí, lá bí, dây bí, hoa bí đều có thể làm thuốc và là thức ăn hằng ngày rất tốt. Ngoài ra, bí đao còn có tác dụng trong phòng, chữa một số bệnh như táo bón, giảm viêm tấy, chống ho, hen suyễn… Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng natri trong bí đao rất thấp nên có tác dụng trị liệu cho những người mắc các chứng bệnh như: Xơ cứng động mạch, tiểu đường, bệnh động mạch vành tim, viêm thận, phù thũng, bệnh cao huyết áp và béo phì. Bí đao còn có tác dụng giải độc từ các loại cá, tôm, rượu, làm giảm mỡ tích tụ trong cơ thể.

Bí đao vốn là một loại rau quả mát nhất, chỉ đứng sau dưa chuột, bắp cải, tương đương với cà chua. Nên khi cơ thể bị nhiệt, chúng ta nên thường xuyên dùng bí đao để nấu canh như canh bí đao với tôm nõn, canh bí đao nấu sườn lợn, gà… hoặc luộc chấm muối vừng ăn mỗi ngày cũng rất tốt.


Vài cách dùng bí đao giải khát chữa bệnh


Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn, đông qua, bạch qua, chẩm qua...; Là một loại quả dùng làm rau và chế biến mứt rất thông dụng. Trong thành phần của nó tuyệt đại bộ phận là nước, hàm lượng dinh dưỡng tương đối thấp và không chứa lipid. Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19mg canxi, 12mg phospho, 0,3mg sắt và nhiều loại vitamin như Caroten, B1, B2, B3, C...

Theo y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt hóa đàm (giải nhiệt và làm tan đờm), trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát), lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù), giải độc và giảm béo. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đàm nhiệt suyễn khái (Bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt), nhiệt bệnh phiền khát, tiêu khát (tiểu đường), thủy thũng (phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai...), tiểu tiện bất lợi, tả lỵ do nhiệt, mụn nhọt, béo phì... Bởi vậy, trong thời tiết nóng bức của mùa hè, việc dùng bí đao thường xuyên vừa có tác dụng giải khát vừa phòng chống bệnh tật rất tốt. Tuy nhiên, ngoài dùng làm rau ăn, phương thức chế biến bí đao thành các loại nước giải khát còn ít người biết đến. Bài viết dưới đây xin được giới thiệu cùng bạn đọc một số ví dụ điển hình.

* Cách 1: Bí đao 500g gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước, hòa thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: ích tỳ, giải nhiệt tiêu độc, lợi niệu trừ phù. Dùng làm nước giải khát về mùa hè rất tốt, có tác dụng phòng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy...

* Cách 2: Bí đao 500g, dưa hấu 500g, đường trắng vừa đủ. Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch; Dưa hấu lấy ruột, bỏ hạt; Hai thứ thái miếng, dùng máy ép lấy nước rồi chế thêm một chút đường trắng, chia uống nhiều lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng. Dùng để giải nhiệt, phòng chống say nắng, say nóng. Theo y học cổ truyền, dưa hấu có công dụng giải say nắng, làm hết khát, trừ phiền, lợi thủy, cầm lỵ... Hai loại quả phối hợp với nhau tạo nên một thứ nước giải khát chữa bệnh lý tưởng trong mùa hè.

* Cách 3: Bí đao 100g, bình quả (loại táo quả to nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước Ðông Âu) 800g, cà rốt 200g, đường phèn 100g, trần bì 20g. Bí đao gọt vỏ bỏ ruột, thái miếng; Bình quả rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng; Cà rốt cạo vỏ, thái miếng; Trần bì ngâm nước cho mềm rồi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, nấu trong 30 phút, chế thêm đường phèn, dùng làm nước giải khát. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng, trợ tiêu hóa, ích tỳ chỉ tả. Theo y học cổ truyền, bình quả có công dụng sinh tân chỉ khát, kiện tỳ ích vị, giải nhiệt thanh tâm; Cà rốt có công dụng bổ tỳ tiêu thực, lợi tràng đạo, bổ can minh mục, thanh nhiệt giải độc, hạ khí chỉ khái.

* Cách 4: Vỏ bí đao 100g, tàm đậu (đậu răng ngựa) 100g, nước 2.000ml. Tất cả cho vào nồi nấu trong 2 giờ rồi bỏ bã lấy nước uống trong ngày. Công dụng: kiện tỳ trừ thấp, lợi thủy tiêu thũng. Theo y học cổ truyền, đậu răng ngựa vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, lợi tiểu tiện và cầm máu, thường được dùng làm thực phẩm cho những người tỳ vị hư yếu, ăn chậm tiêu, phù thũng, tiểu tiện bất lợi, nôn ra máu, phụ nữ có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu (thai lậu).

* Cách 5: Bí đao 200g, lá sen 1 cái, nước 1.000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng; Lá sen thái vụn. Hai thứ cho vào nồi nấu trong 1 giờ, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát. Công dụng: thanh nhiệt, giải thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, sinh tân chỉ khát. Dùng rất tốt cho những người bị mụn nhọt, viêm loét miệng lưỡi, béo phì, rối loạn lipid máu... Theo y học cổ truyền, lá sen vị hơi đắng, tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải thử, khai vị thăng thanh, chỉ huyết, làm nhẹ mình.

* Cách 6: Bí đao 200g, xa tiền tử 10g, nước 1.000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng cho vào nồi nấu cùng xa tiền tử trong 60 phút rồi bỏ bã, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt lợi tiểu. Theo y học cổ truyền, xa tiền tử vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, trừ thấp hóa đàm, chỉ tả. Hai thứ phối hợp với nhau tạo nên một loại nước giải khát có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu rất tốt.

* Cách 7: Bí đao 500g, xích tiểu đậu 100g, nước 1.000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng, đem nấu với xích tiểu đậu trong 60 phút, chế thêm một chút muối hoặc đường, dùng làm nước giải khát hàng ngày. Công dụng: lợi tiểu tiêu thũng. Theo y học cổ truyền, xích tiểu đậu vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ lợi thấp, tán huyết giải độc; Thường dùng làm thực phẩm cho những người bị phù thũng, cước khí, sản phụ thiếu sữa, hoàng đản (vàng da), tiểu tiện bất lợi, trĩ, viêm ruột đi lỏng...

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng natri trong bí đao rất thấp nên có tác dụng trị liệu rất tốt đối với chứng xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, huyết áp cao, viêm thận, phù nề... Hạt bí đao chứa uroenzim, calabasinin... có tác dụng thanh phế nhiệt, loại mủ, tiêu đờm, lợi thấp, rất thích hợp cho việc trị liệu các bệnh lý đường hô hấp.

Công dụng của bí đao trong ăn uống và trị bệnh

Bí đao hay bí  xanh (tên khoa học là Benincasa hispada) là loài thực vật thuộc họ Bầu bí dạng dây leo, trái ăn được, thường dùng nấu lên như một loại rau. Bản địa của bí đao là vùng Đông Nam Á nhưng nay phổ biến trồng khắp từ Nam Á sang Đông Á

Cây bí đao cần sức nóng mới mọc nhưng trái của nó thì chịu được nhiệt độ thấp, có thể để qua mùa đông mà không hư mặc dù dây bí đao chỉ mọc năm một, đến đông thì tàn. Lá bí đao xòe, hình bầu có lông giáp, bề ngang 10-20 cm. Hoa bí đao sắc vàng, mọc đơn.

Go to fullsize image

Khi còn non, trái bí đao màu xanh lục có lông tơ. Với thời gian trái ngả màu nhạt dần, lốm đốm "sao" trắng và thêm lớp phấn như sáp. Trái bí đao già có thể dài đến 2 m, hình trụ, trong có nhiều hạt dáng dẹp. Bí đao thường trồng bằng giàn nhưng cũng có thể để bò trên mặt đất như dưa.

Trong trái bí đao có nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học quý. Trong 100g thịt trái bí đao có: protein O,4g, các chất đường bột 2,4g, canxi 19mg, phôtpho 12mg, sắt 0,3mg, carôten 0,01mg, vitamin B1 0,01 mg, vitamin B2 0,02mg, vitamin PP 0,3mg, vitamin C 16mg và nhiêu hoạt chất sinh học khác

Chế biến món ăn từ trái bí đao

Vào mùa chay, bí đao thường được nấu với nấm rơm, tàu hủ, khi nấu xong cho vào một ít ngò gai xắt mịn, dầu phi với củ kiệu cho vàng, là chúng ta đã có món canh chay thơm ngon rồi...

Ở những hội thi về những món ăn chay, trái bí đao được chế biến thành nhiều món ăn từ sự sáng tạo, ngoài ra nó cũng được cắt tỉa thành những tác phẩm vô cùng đặc sắc, tạo nên bức tranh nghệ thuật độc đáo, như: tác phẩm rồng bay phụng múa, hay loan phượng giao duyên... Rồi cũng có thể tỉa thành những đóa hồng, hấp hơi chín, ghim vào khoanh bí, đặt lên thố canh mới thực hiện xong, cho ít lá ngò được tải ra cho giống lá bèo, để món ăn thêm phần sinh động.

Ngoài ra món “hỉ lạc” cũng không kém phần hấp dẫn, đó là lựa mua mì căn, cắt khoanh tròn, ướp với gia vị, cho thêm chút xíu sa tế, phi dầu cho thơm rồi để mì căn vào xào chín. Sau cùng cắt khoanh bí đao, khoét bỏ phần ruột, sao cho vừa với khoanh mì căn, ráp hai phần này vào, hấp chín, món ăn này có vị hơi lạt, khi hấp cho thêm ngò và cần tây...

Nếu nói về món “Bí đao kho lạt” thì cũng rất dễ thực hiện, cứ phi dầu cho thơm, rồi cho vào nước tương ngon, một ít nước chín, muối, tiêu, đường, bột ngọt, cọng ngò, cần tàu, sau đó mới cho tàu hủ chiên cắt miếng, củ cải trắng, nấm rơm, cà chua, sau cùng là bí đao xắt miếng lớn, đợi sôi, cho thêm ngò gai, rồi tắt lửa là ta đã có món ăn chay ngày đó rồi.Còn món “gỏi bí đao” bạn cũng nên thực hiện thử, bí đao được xắt thành cọng, rửa sạch, để ráo, chần sơ với nước sôi có ít muối, không chín quá, mì căn luộc chín xé sợi, tàu hủ ki chiên phồng, bẻ từng miếng nhỏ, nấm rơm luộc chín, đậu phộng (nếu có), muỗng canh hành dầu, chút chanh đường, rau thơm... Các thứ trộn đều nhau. Thế là xong!!!

Ngoài ra, ngày tết nó cũng là món mứt truyền thống, rồi trong bữa ăn hàng ngày cũng là một món canh khi nấu chung với thịt, tép, cá thát lát, vị ngọt tự nhiên của nó giúp ta có bữa cơm ngon khi món canh này đi kèm với cá hay thịt kho tiêu...

Đọt non, lá và ngọn bí đao cũng có thể hái dùng như rau.

Bí đao một vị thuốc

Đại bộ phận trái bí đao là nước và không có chất béo. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong bí đao hàm lượng natri rất thấp, nên có tác dụng trị liệu tốt đối với những bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành tim, bệnh tăng huyết áp, viêm thận, phù thũng...

Đặc biệt, bí đao còn là một vị thuốc với tên là "đông qua", đã được sử dụng từ rất lâu đời trong Đông y .. Tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh của bí đao đã được ghi lại trongThần Nông bản thảo kinh - bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y được viết ra từ đầu Thiên niên kỷ thứ nhất.

Toàn bộ cây bí đao ---thân, lá, quả, vỏ quả, hạt --- đều là những vị thuốc. Theo Đông y: thịt trái bí đao có vị ngọt, tính hơi lạnh, vào các kinh tỳ, vị, đại tràng và tiểu tràng, có tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt, tiêu đờm, giải độc, dùng để chữa các chứng: phù thũng, ho suyễn, tiểu tiện nhỏ giọt, sốt nóng, tiểu đường... Hạt bí đao có vị ngọt, tính mát, vào kinh can; có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, tiêu thũng dùng để chữa các chứng: sưng phổi (phế ung), ho nóng nhiêu đờm (đờm nhiệt khái thấu), thủy thũng, cước khí, trĩ lở loét,... Vỏ trái bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát, vào các kinh tỳ và phê; có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng, dùng chữa chứng: ung thũng, thủy thũng, ỉa chảy... Lá bí đao dùng để chữa tiểu đường, sốt rét, tả lị, thũng độc... Dây bí đao (thân) vị đắng, tính lạnh, có tác dụng hoạt lạc thông kinh, hòa khí huyết, trừ phong thấp...

Dưới đây là một số  áp dụng cụ thể

- Chữa đái không thông do bàng quang nhiệt, hoặc đái đục ra chất nhầy: Vỏ bí đao sắc đặc, uống nhiều đái sẽ thông (theo Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ Tĩnh).

- Chữa phù thũng (cả mình mẩy và mặt đều phù): Bí đao, hành củ, nấu với cá chép ăn thì sẽ khỏi (Nam Dược Thần Hiệu)

Cũng có thể làm như sau: Vỏ bí đao tươi 30g (khô 10g) sắc đặc uống hàng ngày 2 - 3 lần. Uống nhiều cũng không có tác dụng phụ (Thực vật dược dụng chỉ nam).

- Chữa phù khi có thai: Bí đao và đậu đỏ lượng bằng nhau (khoảng 40g) nấu canh ăn (không cho muối

- Chữa ung nhọt ở phổi hoặc đại tràng (phế ung, tràng ung): Hạt bí đao, bồ công ạnh, kim ngân hoa, ý dĩ (sống), lá diếp cá, mỗi thứ 40g rễ lau 20g; hạt đào cát cánh, cam thảo mỗi thứ 10g sắc uống (Tổ thực phổ hòa Trung thảo dược phương).

- Chữa chín mé đầu ngón tay sưng đau: Lấy lá bí đao giã nát, xào với giấm, đắp rịt vào chỗ đau, khô lại thay (kinh nghiệm dân gian).

- Trị cảm nắng, phiền khát: Lấy bí đao giã vắt lấy nước, uống nhiều lần sẽ đỡ (Thực vật dược dụng chỉ nam).

- Ho gà, viêm chi khí quản: Hạt bí đao 15g, trộn thêm ít đường phèncùng giã nát, chiêu nước sôi vào uống ngày 2 - 3 lần (Tố thực phổ hòa Trung tháo dược phương).

- Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường - Khát uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều): Thịt trái  bí đao 30g, vỏ trái bí đao 30g, hoàng liên 9g sắc uống (Thực vật dược dụng chỉ nam).

- Chữa hen suyễn: Lấy tr ái bí non (khi cuống hoa chưa rụng), đem bổ ra nhét đường phèn vào trong, cho vào nồi hấp chín (Sách Trung y bí nghiệm phương hối biên nói rằng ăn 4 - 5 quả sẽ khỏi; có thể thử dùng).

- Chữa tàn nhang, làm đẹp da mặt: Hạt bí 350g, hạt sen 30g, bạch chỉ 15g, tất cả nghiền mịn. Hàng ngày sau bữa cơm, uống một thìa bột đó và chiêu bằng nước sôi (Tố thực phổ hòa Trung thảo dược phương).

- Thuốc làm đẹp da mặt: Bí đao 1 quả rượu 1500g, nước 1000g, mật ong 500g. Dùng dao tre cạo hết vỏ và cắt bí thành những miếng nhỏ; cho vào nồi đồng, cho rượu và nước vào đun đến khi bí nát nhừ; cho vào rá tre có lót vải lọc lấy nước cốt. Cho nước cốt vào nồi cô thành cao đặc, sau đó cho mật vào đun thêm vài phút. Khi nguội cho vào lọ nút kín, dùng dần. Hàng ngày dùng đũa tre lấy ra một chút, trộn đều với nước bọt, bôi lên mặt và lấy tay xoa đều.

Chú ý: Không cho thuốc tiếp xúc với đồ sắt, làm mất tác dụng (Tố thực phổ hòa Trung thảo dược phương).                                                                                                              --Trị trúng độc do ăn cá nóc, tôm và các loại cá khác: Lấy bí đao tươi giã nát, vắt lấy nước, uống thật nhiều (Thực vật dược dụng chỉ nam).

- Trị xụn lưng do lao động: vỏ bí đao đốt thành than tán bột uống với rượu. Mỗi lần 6g.

- Trị phạm phòng (Phòng sự quá độ gây ốm yếu mệt mỏi, suy nhược): vỏ bí đao sao vàng 12g, sắc uống. Ngày 3 lần.

- Trị các chứng ung thư

Phối hợp trong ung thư gan có báng: Bí đao 300g, canh sườn lợn 1000ml. Dầu ăn 60g, muối ăn 3g, rượu gạo 9g. BĐ bỏ vỏ, ruột, cắt miếng vuông xào, rồi cho canh sườn lợn nấu sôi nhỏ lửa 15’, thêm gia vị rượu nấu 3’. Ăn tất cả ngày 1 lần, liền một tuần.

Ung thư gan trong thời gian xạ trị và sau phẫu thuật  Thịt chân giò 100g, măng vụ đông 100g. Nấm hương vụ đông 20g. Giăm bông 30g. Đậu xanh 10-20 hạt. Muối < 4g, dầu vừng 50g. Rượu vang 5g. Các thứ tẩm gia vị cho chín rồi tưới dầu lên.

Ung thư họng: Bí đao tươi 300g, hạt ý dĩ 50g, dầu ăn, gia vị. Nấu ý dĩ trước cho bung ra mới cho bí đao vào nấu chín, gia vị. Ăn cái uống nước. Chia 2 lần ăn hết trong ngày.

Ung thư trực tràng, kết tràng: đông qua nhân (hạt bí đao) 15g, đại hoàng 10g, đan bì 16g, đào nhân 10g, phác tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư phổi: Đông qua nhân (hạt bí đao) 15g, sa sâm 15g, sơn dược 20g, cáp phấn 15g, ý dĩ 20g, phục linh 20g, tử sâm 20g, bạch cấp 16g, bối mẫu 10g, đông trùng hạ thảo 5g, chính cam thảo 6g, tam thất 4g, bạch anh 30g, đông qua nhân 20g, lô căn tươi 20g, ý dĩ 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư tế bào nhung lông thượng bì, chửa trứng: Đông qua nhân 30g, xích tiểu đậu 30g, ngư tinh thảo 30g, bại tương thảo 15g, a giao 15g, tử thảo 10g, đương quy 20g, cam thảo 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.


Bí đao – Thực phẩm cho người bệnh cao huyết áp


Có thể bạn đã biết, bí đao là một thực phẩm rất tốt cho bữa ăn hằng ngày, ăn bí đao tốt cho cả 4 mùa trong năm, bởi nó có tác dụng thanh nhiệt làm mát ruột. Nhưng bí đao còn là một loại thực phẩm rất tốt cho người bệnh cao huyết áp.

Bí đao   Thực phẩm cho người bệnh cao huyết áp


Bí đao  là một vị thuốc với tên là “đông qua”, đã được sử dụng từ rất lâu đời trong Đông y học. Tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh của bí đao đã được ghi lại trong Thần Nôn bản thảo kinh – bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y học, được viết ra từ đầu Thiên niên ky thứ nhất. Toàn bộ cây bí đao -thân, lá, quả, vỏ quả, hạt – đều là những vị thuốc. Theo Đông y học: Thịt quả bí đao có vị ngọt, tính hơi lạnh, vào các kinh tỳ, v.i, đại tràng và tiểu tràng, có tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt, tiêu đờm, giải độc, dùng để chữa các chứng: Phù thũng, ho suyễn, tiểu tiện nhỏ giọt, sốt nóng, tiểu đường… Hạt bí đao có vị ngọt, tính mát, vào kinh can; có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, tiêu thũng dùng để chữa các chứng: Sưng phổi (phế ung), ho nóng nhiêu đờm (đờm nhiệt khái thấu), thủy thũng, cước khí, trĩ lở loét,… Vỏ quả bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát, vào các kinh tỳ và phê; có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng, dùng chữa chứng: Ung thũng, thủy thũng, ỉa chảy… Lá bí đao dùng để chữa tiểu đường, sốt rét, tả lị, thũng độc… Dây bí đao (thân) vị đắng, tính lạnh, có tác dụng hoạt lạc thông kinh, hòa khí huyết, trừ phong thấp…

Trong bí đao chứa nhiều nước, nhiệt lượng thấp, không có chất béo. Cứ 500g bí đao có chứa 8g đường, 1,5g anbumin, 61g vitaminC và canxi, phốt-pho, sắt, vitamin B1, B2… Bên cạnh đó, bí đao chứa hàm lượng dầu thực vật cao, rất có lợi cho da và tóc. Hạt bí, vỏ bí, lá bí, dây bí, hoa bí đều có thể làm thuốc và là thức ăn hằng ngày rất tốt. Ngoài ra, bí đao còn có tác dụng trong phòng, chữa một số bệnh như táo bón, giảm viêm tấy, chống ho, hen suyễn… Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng natri trong bí đao rất thấp nên có tác dụng trị liệu cho những người mắc các chứng bệnh như: Xơ cứng động mạch, tiểu đường, bệnh động mạch vành tim, viêm thận, phù thũng, bệnh cao huyết áp và béo phì. Bí đao còn có tác dụng giải độc từ các loại cá, tôm, rượu, làm giảm mỡ tích tụ trong cơ thể.


Tham khảo thêm


Da đẹp, dáng thon nhờ bí đao

Theo y học cổ truyền, bí đao có công dụng thanh nhiệt, giúp làm tan đờm, giải độc và cả giảm béo.

Không chỉ chế biến thành món canh ngon trong ngày hè giúp chữa một số bệnh, bí đao còn có tác dụng rất tốt để làm đẹp da. Sau đây là một số công dụng quý của bí đao mà bạn không nên bỏ qua:

- Trị nóng trong: Ép bí đao lấy nước, trộn vài giọt muối dùng làm nước uống hàng ngày giúp thanh nhiệt, giải độc. Đặc biệt, trong mùa nắng nóng, dùng nước ép bí đao còn giúp phòng ngừa cảm, giảm mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy.

Da đẹp, dáng thon nhờ bí đao, Làm đẹp, bí đao, bí đao giảm cân, nước ép bí đao, cao bí đao, lam dep

Bí đao có tính thanh nhiệt và giải độc.

- Giúp giảm cân: Bí đao không chứa chất béo, có chứa hợp chất hóa học hyterin - caperic có khả năng khống chế đường chuyển hóa thành mỡ nên ngăn chặn được sự tích lũy mỡ trong cơ thể, chống tình trạng béo phì. Một số món canh dùng đều đặn hàng ngày giúp giảm cân:

+ Canh bí đao nấu gừng: Nấu cả vỏ và hạt bí đao, cho trên gừng tươi, trần bì, muối, nước. Hạt bí đao lợi thấp, vỏ bí đao lợi thủy nên ăn được cả vỏ hạt bí đao thì công hiệu càng cao. Trần bì có tác dụng lý khí, kiện tỳ, lợi thấp, gừng hành thông dương hóa ẩm lợi thủy ăn kết hợp với bí đao sẽ hỗ trợ giảm béo.

+ Canh bí đao vỏ bưởi: Vỏ bưởi để cả cùi trắng, thái nhỏ, đun sôi với 1 lít nước trong 30 phút và bỏ bã. Bí đao khoảng nửa cân gọt vỏ, xay nhuyễn và cho vào nước vỏ bưởi đun thành canh, uống ngày 2 lần vào lúc bụng đói sẽ giúp tiêu mỡ.

Da đẹp, dáng thon nhờ bí đao, Làm đẹp, bí đao, bí đao giảm cân, nước ép bí đao, cao bí đao, lam dep

Canh bí đao giúp giảm cân hiệu nghiệm.

+ Bí đao luộc: Bí đao gọt vỏ, thái miếng to, luộc ăn hàng ngày sẽ tạo cảm giác no miệng, giảm bớt lượng cơm nên giảm cân nhanh hơn.

+ Nước ép bí đao: Mỗi ngày uống một quả bí đao ép giúp cơ thể thon gọn nhanh chóng.

- Trị da khô: Thái bí đao thành lát mỏng đắp lên mặt tuần 2 lần sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho da.

- Chống nhăn da: Xay bí đao nhuyễn và trộn thêm mật ong đắp mặt giúp làm căng và sáng da một cách tự nhiên. Cách này thực hiện 2 lần một tuần còn giúp giảm tàn nhang trên da.

- Kem làm trắng và mịn da: Đây là cách làm hơi cầu kỳ, nhưng bạn có thể trữ sản phẩm trong tủ để dùng lâu dài. Nguyên liệu gồm 500g bí đao (bỏ vỏ và ruột), 1 lít rưỡi rượu, 1 lít nước cho vào nồi đất đun nhừ rồi nghiền kĩ, lọc qua vải màn cho mịn. Sau đó đổ thêm 0,5kg mật ong vào nấu chừng 2h cho tới khi hỗn hợp cô lại. Để cao nguội và cho vào lọ kín, cất tủ lạnh dùng dần. Loại kem này có tác dụng làm căng mịn da, giúp giảm mụn và tạo một làn da sáng hồng.

Da đẹp, dáng thon nhờ bí đao, Làm đẹp, bí đao, bí đao giảm cân, nước ép bí đao, cao bí đao, lam dep

Cao bí đao thành phẩm màu nâu sậm, dùng để chăm sóc da hàng ngày.

Khám phá công dụng làm đẹp khó tin của bí đao


Bí đao hay còn gọi là bí xanh, không những chứa nhiều vitamin mà còn có tác dụng giúp chị em làm đẹp da, chống béo phì, giữ eo thon.

Bí đao vốn có vị ngọt mát, nhiều viatmin E nên có công dụng rất tốt trong việc làm sáng da, giúp da mềm mại, không bị khô. Ngoài ra, bí đao còn có tác dụng làm da hết ngứa, giảm các vết nhăn và vết nám. Từ xa xưa, các thầy thuốc thường truyền nhau bí quyết dùng bí đao để chữa bệnh ngoài da và làm đẹp da mặt.

Chống béo phì

Theo các nhà dinh dưỡng học, trong bí đao không có chất béo. Hợp chất hóa học hyterin-caperin trong bí đao có khả năng ngăn không cho đường chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể, nên cơ thể sẽ không bị tích lũy mỡ dẫn đến béo phì. Với những chị em lo lắng về nguy cơ tăng cân, hãy dùng bí đao để chế biến thành món ăn hàng ngày, vừa ngon miệng lại có nhiều tác dụng trong làm đẹp.

Giữ eo thon

Thịt quả bí đao chứa nhiều chất xơ dạng sợi rất có lợi cho ruột. Ngoài ra, các vitamin B9, vitamin C, vitamin E, vitamin A và các khoáng chất như: kali, phospho, magiê có trong bí đao cũng góp phần giúp chị em giữ gìn vòng eo thon gọn, không tích mỡ ở bụng. Vỏ bí đao được cho là chứa nhiều vitamin và chất khoáng, nên có thể ăn cả vỏ, nhất là vỏ bí đao khi quả còn non.

Với những chị em lo lắng về nguy cơ tăng kí, hãy dùng bí đao để chế biến thành món ăn hàng ngày, vừa ngon miệng lại có nhiều tác dụng trong làm đẹp.

Tác dụng khác của bí đao

Theo Đông y thì bí đao có vị ngọt, tính hàn, nên khi ăn không có độc tính, mà còn có tác dụng kiện tỳ, ích khí, tiêu trừ nước thừa trong cơ thể, giảm cân. Hàm lượng dầu thực vật trong bí đao cao nên rất có lợi cho da và tóc. Hoa bí đao được dùng để chăm sóc da và vóc dáng.

Cao bí đao - phương thuốc làm đẹp bí truyền

Cao bí đao được coi là phương thuốc bí truyền làm đẹp của các mỹ nhân từ xưa. Cao bí đao có nhiều công dụng như giữ ẩm cho da, làm cho da căng mịn, sáng hồng, bớt dầu, bong mụn cám và mụn đầu đen.

Ngoài ra, cao bí đao còn thích hợp với những chị em đang bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì và những người có da mặt bị sần sùi, chân lông to, da mặt xỉn màu.

Nguyên liệu chuẩn bị: để có 500g cao bí đao cần có 500g bí đao (bỏ vỏ và ruột), 1,5 lít rượu, 1 lít nước và 0,5kg mật ong. Tốt nhất nên chọn loại bí vừa tầm, ít xơ và không bị xốp.

Cách làm: bí đao xắt miếng cho vào hỗn hợp rượu và nước rồi đun vừa lửa khoảng sáu giờ cho tới khi còn khoảng một bát nước thì nhấc ra, nghiền nhỏ. Nghiền kỹ rồi lọc qua vải màn cho mịn.

Đổ chỗ bí vừa lọc được vào nồi, cho thêm mật ong vào đun khoảng 2 giờ, vừa đun vừa khuấy đều tay. Để kiểm tra xem cao đã được chưa, quết một chút cao lên tay, xoa xoa mà không thấy dính quá là được. Khi cao nguội, cho vào lọ, đậy kín để mỗi tối dùng xoa mặt.

Cao bí đao có ưu điểm là lành tính, không có hóa chất bảo quản nên không lo hư tổn da về sau, lại thích hợp với mọi loại da, đặc biệt thích hợp với những ai thích dưỡng da bằng phương pháp Đông y./.


Giảm cân bằng bí đao


Về khía cạnh này, lương y Hoài Vũ cho biết, bí đao là loại rau xanh thường dùng trong bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình. Bí đao có thể luộc, xào, nấu canh, làm nộm, làm mứt. Thành phần của bí đao tươi theo tỷ lệ phần trăm gồm có: nước 95,5%, protein 0,6%, lipid 0%, gluxit 2,4%, xenluno 1%; và theo mg phần trăm thì có: can-xi 26mg%, photpho 23, sắt 0,3, natri 13, kali 150, vitamin B1 0,01, vitamin B2 0,02, vitamin PP 0,03 và vitamin C 16. Năng lượng do 100g bí đao cung cấp là 12 calo (tương đương 3g gạo). Vì thế người ta gọi bí đao là loại thực phẩm rỗng calo.

Bí đao là loại thức ăn giảm béo khá lý tưởng, vì khi ăn vào năng lượng sinh ra rất thấp, và trong thành phần của bí đao hoàn toàn không có chất béo (lipid). Vì vậy, những người có tình trạng gan nhiễm mỡ có thể luộc bí đao để ăn, hay ép bí đao lấy nước dùng hằng ngày là một trong các giải pháp có hiệu quả và an toàn.

Trong y học cổ truyền, bí đao được dùng làm thuốc với tên gọi là “đông qua”, nó có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù thũng, giải khát, làm mát tim, trừ phiền nhiệt, tiêu sưng mụn nhọt... Vì thế, trong Lĩnh nam bản thảo của danh y Hải Thượng Lãn Ông đã ghi:

“Đông qua tục gọi là quả bí (tức bí đao)
Tính vị cam hàn, không độc khí
Giải khát, thanh tâm khi phiền nhiệt
Tiêu ung, thũng trướng và lợi thủy”.

Theo lương y Hoài Vũ, hằng ngày có thể dùng bí đao ép ra để lấy từ 0,2 - 0,5 lít nước (tương đương 200 - 500g bí đao) thì không gây tác hại gì, và có thể dùng lâu dài để làm giảm mỡ ở gan. Ngoài ra bí đao còn có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt và làm đẹp da, rất có lợi cho cơ thể.

Tuy nhiên cần lưu ý, bí đao có tính hàn (lạnh), bởi vậy đối với những người có cơ địa hàn (lạnh), nhất là trường hợp tỳ vị hư hàn (lạnh) - hay bị chướng bụng, tiêu chảy, thì sử dụng ở mức vừa phải, trong một thời gian thích hợp với người có cơ địa hàn hoặc tỳ vị hư hàn. Bởi vì ngoài bí đao, có thể dùng các loại cây, quả khác không có tính hàn để làm giảm béo, hạ mỡ trong gan như hà diệp (lá sen), sơn tra (táo mèo).


Tác dụng chữa bệnh của cây ngũ gia bì
Tác dụng chữa bệnh của âm nhạc
Tác dụng chữa bệnh của cây chùm ngây
Tác dụng chữa bệnh của cây nhọ nồi
Tác dụng chữa bệnh của cây kim tiền thả


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
EM MAC BENH POLYP CACH DAY 2THANG CHUI RA NGOAI AM HO NHUNG BAY GIO KHONG THAY CHUI RA NUA. BENH CO NGUY HIEM KHONG? KHOANG MOT THOI GIAN NUA E DI MO CO DUOC KHONG HAY PHAI NHAP VIEN BAY GIO?
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Khi nào cần gặp bác sĩ Hãy đến gặp bác sĩ nếu nhưbạn bị: Xuất huyết âm đạo sau khi mãn kinh Xuất huyết giữa các chu kỳ kinh nguyệt Chu kỳ kinh nguyệt không đều
tôi gọt bỏ vỏ , xay thịt bí đao từ 1 đến 1,5 kg bí đao lọc lấy nước uống hằng ngày có tác hại gì không ?
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Rất mát đó bạn ạ. Tốt cho sức khỏe và giảm cân.
Em dùng nồi cơm điện để nấu cao bí đao trị mụn được không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Dùng nồi nào cũng được nhưng làm sao đúng công thức nhé. Chúc bạn thành công
Uong nước bi đao co bi xốp xương k vây?cam ơn moi ngươi.
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
đúng vậy
Trời, uống mát và rất tốt cho sức khỏe mà, ai nói bị xốp xương đấy!
EM đang mang thai 3tháng em có ăn bí đao nấu chè đậu xanh đựơc không?
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
uống bí đao đắng có việc gì ko ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý