Tác dụng chữa bệnh của quả đậu bắp

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tác dụng chữa bệnh của quả đậu bắp

19/04/2015 02:12 AM
51,003

Đậu bắp có mặt trong nhiều món ăn, từ chay đến mặn và cả làm “mồi” nhậu cho quý ông. Nếu nhìn ở khía cạnh món ăn bài thuốc, đậu bắp có khá nhiều công dụng.

Kết quả hình ảnh cho dau bap
 

Đậu bắp chứa nhiều axit folic, vì vậy, đây là món thai phụ nên dùng để  phòng ngừakhuyết tật ống thần kinh cho thai nhi. Bà bầu nên chọn các món ăn với đậu bắp nhưng phong phú về nguyên liệu như: canh chua có nguyên liệu đậu bắp,đậu bắp xào tôm, đậu bắp tẩm bột chiên giòn ăn với rau xà lách, lẩu ăn với đậu bắp…

Đậu bắp còn được xem như mỹ phẩm giúp đẹp da, mượt tóc, giữ vẻ trẻ trung cho đôi mắt, tăng cường sức khỏe nhờ bên trong thân hình “nhỏ con”chứa nhiều vitamin A, vitamin C, calci, kali, magne. Để đạt được công dụng làm đẹp, cần ăn các món hơi “mầu mỡ” một chút như: đậu bắp hấp mỡ hành, đậubắp xào, đậu bắp hấp chấm kho quẹt…

Theo lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM thì những người bị tiểu đường,mỡ trong máu cao nên thường xuyên dùng đậu bắp. Chất xơ trong đậu bắp giúp giảm lượng mỡ trong hệ thống ống tiêu hóa, giúp đường hấp thu vào máu chậm.Như vậy, để đậu bắp có thể “hoàn thành nhiệm vụ”, những ai có mỡ trong máu,tiểu đường cần ăn đậu bắp luộc, hấp; không ăn đậu bắp tẩm bột chiên giòn,đậu bắp xào. Nước đậu bắp luộc dùng để uống cũng có công dụng tương tự.

Kết quả hình ảnh cho dau bap

Đậu bắp chứa nhiều chất xơ. Trái đậu bắp khi cắt ra khá nhớt, phần nhớt đó chứa xơ dạng hòa tan, còn “thân hình” và hạt đậu bắp chứa xơ không hòa tan. Cácnhà khoa học sau khi “cân đo” đã cho đáp số: một chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 4g chất xơ.

Vì vậy, khi ăn các món nướng như: sườn nướng, xúc xích nướng, nên tiện tay nướng thêm ít trái đậu bắp ăn kèm, vừa ngon miệng, không ngán, lại giúp cho việc tiêu hóa thuận lợi. Những ai thường xuyên bị táo bón nên dùng thử đậu bắp. Sau khi dùng khoảng hai ngày sẽ thấy hiệu quả. Tuy nhiên, để loại trừ táo bón, không nên “ưu ái” một mình đậu bắp mà nên ăn thay đổi cùng các món nhuận tràng khác như: khoai lang, đu đủ, bí đỏ, chuối, thanh long…

Bên cạnh làm “phụ tá” đắc lực cho hệ tiêu hóa, chất xơ trong đậu bắp còn giúp giảm cân nhờ sinh ít năng lượng (một chén đậu bắp chứa khoảng 30 kcal). Vìvậy, những ai đang “lên lịch” giảm cân nên đưa đậu bắp vào danh sách các món ăn. Tốt nhất là dùng một chén đậu bắp hấp chấm chao hoặc kho quẹt trước khi dùng cơm. Điều cần nhớ khi chế biến các món đậu bắp là chỉ nấu chín tới,không để quá lâu vì có thể mất hết sinh tố.

Đậu bắp là món ăn sống ngon không kém ăn chín, song khi mua nên chọn đậu bắp nhỏ, có bề mặt mịn màng,không tì vết, ăn sẽ ngon hơn và giàu dinh dưỡng hơn loại đậu bắp lớn. Nhớ rửa sạch vì lông tơ trên vỏ đậu bắp khiến thuốc trừ sâu dễ bám. Để có raus ạch, nên trồng đậu bắp, vì đây là cây dễ trồng, sống được ở những nơi nắng gắt, đất không màu mỡ, rất sai trái.

Hình ảnh có liên quan

Bên cạnh những công dụng có lợi nêu trên, “khuyết điểm” của đậu bắp là làm“lạnh” bụng. Những ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, không nên dùng loại rau này.

Tác dụng của trái đậu bắp

Theo các nhà Đông Nam dược, thật ra, từ lâu trong dân gian nhiều người đã có kinh nghiệm dùng đậu bắp hoặc phối hợp đậu bắp với một số thảo dược khác trong việc điều trị ổn định đường huyết, kết quả cho hiệu quả rất tốt. Người mắc bệnh tiểu đường hàng ngày sử dụng nhiều đậu bắp trong thức ăn hay dùng thân, lá hoặc chính trái đậu bắp phơi khô, rồi sắc uống để chữa bệnh tiểu đường. Cũng có thể dùng phối hợp với một số thảo dược như khổ qua, lá ổi, lá sakê…. trong việc điều trị bệnh này.

Trái đậu bắp có tên khoa học Abelmoschus esculentus, thuộc họ Malvaceae, tiếng Anh còn gọi là Okra. Về mặt dinh dưỡng, đậu bắp là một loại rau quả phổ biến có nhiều chất bổ dưỡng bao gồm  những hợp chất polyphenol, chất chống oxy hóa, các thành phần sinh tố, khoáng  chất như: vitamin C, A, B1, B2, B6, chất kẽm, sắt, calci và nhiều chất xơ, chất nhầy, đặc biệt không có cholesterol.

Kết quả hình ảnh cho dau bap

Hạt đậu bắp cũng là nguồn cung cấp chất đạm và chất béo tốt. Từ xưa trong dân gian nhiều nơi đã biết sử dụng rễ, thân, lá, và quả non của đậu bắp để trị một số bệnh trong đó có chứng tiểu khó, ho khan, viêm họng, giúp tiêu hoá tốt chữa trị loét dạ dầy, giúp cơ thể bài trừ độc tố bảo vệ gan.
Lương Y Võ Hà, người có nghiên cứu một số cách chữa bệnh từ các loại hoa quả, thảo dược theo phương cách dân gian. Ông cho hay những thí nghiệm do Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành trên chuột thí nghiệm hồi gần đây cho thấy, chất cao được chế biến từ thân và lá của đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết trên chuột trắng thí nghiệm.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được liều dùng từ 10g đến 40g trên 1kg thể trọng có tác dụng hạ đường huyết. Đồng thời qua so sánh với insulin, tác dụng của đậu bắp tuy không mạnh bằng insulin, và không có tác dụng hạ giảm đột ngột như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.

Vị Lương Y này cũng giải thích rằng chất nhầy trong đậu bắp có thành phần chất xơ hòa tan và những hoạt chất giúp ổn định đường huyết.  Chất này tiết ra ngoài thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân quả và dễ hòa tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường. Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hòa tan vào nước thể hiện rõ qua độ sánh trong nước tăng lên. Đông Y sĩ Võ Hà cũng nhấn mạnh, rằng điểm mới trong thông tin đăng tải trên mạng là chỉ cần tận dụng chất nhầy tự nhiên của khoảng hai trái đậu bắp tươi, bằng cách cắt và để tiết ra nước ngâm qua đêm, cũng đủ tác dụng ổn định đường huyết thay vì phải sắc uống hoặc ăn đến vài trăm gam như trước đây, và nếu dùng 2 hoặc 3, 4, 5 trái đậu bắp là tùy thuộc vào trái lớn nhỏ và cơ địa mỗi người.

Khi uống hàng ngày như vậy nên theo dõi lượng đường huyết để đối chiếu kết quả và tìm ra liều lượng tối thiểu phù hợp với bản thân. Vì đậu bắp là loại rau quả bổ dưỡng, nên nếu dùng nhiều hơn số cần thiết vẫn không gây độc hại. Ngoài ra, người sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trong việc phối hợp và gia giảm liều lượng với các loại thuốc tây đang dùng. 

Lựa chọn và bảo quản đậu bắp

 Đậu bắp dễ ăn, có thể xào, luộc hoặc nấu chung để tăng hương vị cho các món canh chua, súp… Để nhận được lợi ích dinh dưỡng tốt nhất từ đậu bắp, khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải, không nấu, nướng đậu bắp ở nhiệt độ cao, tốt nhất là hấp chín.

Hình ảnh có liên quan

  Khi mua đậu bắp tươi, nên chọn quả không quá mềm, không có vết thâm bên ngoài vỏ, và không dài quá 8cm.

Bảo quản đậu bắp trong tủ lạnh có thể giữ được độ tươi xanh từ 2-3 ngày.

 Lưu ý nên bọc ngoài bằng khăn giấy hoặc đựng đậu bắp trong bao nhựa rồi mới cho vào tủ lạnh. Nếu là đậu bắp nấu chín nên để vào hộp thức ăn đậy kín mới cho vào tủ lạnh, có thể bảo quản được 3-4 ngày.

Đậu bắp dễ ăn, có thể xào, luộc hoặc nấu chung để tăng hương vị cho các món canh chua, súp…
 

Tác dụng tuyệt vời từ đậu bắp và lá xoài

Đậu bắp và lá xoài là hai loại cây quen thuộc với người Việt Nam. Không chỉ có tác dụng như một loài rau trái, trong đông y, đậu bắp và lá xoài còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Độc giả Minh Thu (ngụ Q.2, TP.HCM) gởi thư đến Phòng mạch miễn phí của PNO: “Tôi 47 tuổi, cao 1m56, nặng 56 kg. Năm 30 tuổi, tôi bị đau bao tử. Hai năm trước, tôi bị cao huyết áp dạng dao động và năm vừa qua lại mắc thêm bệnh tiểu đường. Chỉ số huyết áp của tôi có lúc lên đến 160, đặc biệt một lần lên mức 200, và đường huyết ở mức 6.8. Mỗi ngày, tôi vẫn uống thuốc tiểu đường và cao huyết áp do bác sĩ kê đơn”.

Kết quả hình ảnh cho dau bap

Lo lắng vì bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, chị Thu tìm hiểu trên mạng và thấy có bài thuốc đậu bắp và lá xoài có thể chữa tiểu đường và cao huyết áp. Chị băn khoăn “không biết có thể kết hợp 1 trong 2 bài thuốc trên cùng với thuốc tây hàng ngày được không? Hai bài thuốc này có tác dụng phụ gì không?".

Thạc sĩ- bác sĩ Lê Hoàng Sơn, khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, trong đậu bắp có chứa nhiều pectin, chất nhầy, sắt và canxi. Nếu trái còn tươi thì chứa các vitamin A, B1, B2, C và niacin. Hạt của trái chứa chất béo palmitin và stearin. Vì vậy, toàn bộ trái đậu bắp chứa chất xơ và chất nhầy nên có tác dụng làm dịu, giúp dễ đi tiêu (có ích cho người loét tiêu hóa) và lợi tiểu (có ích cho người tăng huyết áp).

Riêng hạt đậu bắp còn có tác dụng trợ tim, chống co thắt. Vì vậy, đậu bắp làm giảm đau đường tiểu trong trường hợp nhiễm trùng tiểu hay sỏi niệu. Ngoài ra, toàn bộ trái đậu bắp còn có ích cho người viêm loét dạ dày tá tràng.

Kinh nghiệm dùng đậu bắp trị bệnh đã có từ xưa, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước châu Á như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan… Người Thái Lan dùng trái đậu bắp khô nấu nước uống để trị loét tiêu hóa. Người Malaysia và Ấn Độ dùng trái hay toàn cây sắc uống để giảm đau trong bệnh lậu và chứng khó đi tiểu.

Song song với những công dụng trên, đến nay, chưa thấy có tài liệu nào đề cập đến tác dụng phụ của đậu bắp. Thực tế cho thấy, nếu dùng đậu bắp quá nhiều sẽ đi tiêu nhiều lần trong ngày mà phân vẫn bình thường, không hại.

Lá xoài có chứa nhiều chất chát (tanin), lá già chứa nhiều tanin nên có tác dụng cầm tiêu chảy hoặc gây táo bón, và chất mangiferin (một hợp chất flavonoid có tác dụng làm bền thành mạch máu). Lá xoài cũng là một vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Theo Y học cổ truyền, lá có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, chống sa nội tạng, được dùng trị bệnh hô hấp trên như ho, viêm phế quản cấp hay mạn tính, phù thũng.

Vì lá xoài nhiều chất chát nên người hay bị táo bón cần tránh dùng. Nếu muốn dùng thì dùng lá non và liều thấp nhưng liều thấp lại ít có tác dụng.

 Như vậy, người bệnh tiểu đường và cao huyết áp có thể dùng hai vị thuốc trên. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ hai quy tắc sau:

1. Vì trong 2 vị thuốc Nam nêu trên có chất nhầy, chất chát và chất xơ, nên tránh dùng cùng lúc với bất kỳ thuốc nào khác. Người bệnh nên uống các thuốc bác sĩ đã kê đơn ít nhất từ nửa giờ đến 1 giờ trước khi dùng đậu bắp và lá xoài. Nói chung, các loại thuốc trị bệnh nên uống lúc bụng còn trống để tránh tương tác giữa thuốc và các loại thức ăn, trừ trường hợp được bác sĩ đề nghị uống sau ăn (để tránh kích ứng bao tử, hoặc giảm tác dụng phụ hay dùng thức ăn làm tăng tác dụng của thuốc). Nếu dùng đậu bắp và lá xoài liều cao, nên dùng sau khi uống thuốc tây ít nhất 2-3 tiếng đồng hồ (để thuốc tây có đủ thời gian ngấm vào máu).

2. Thuốc Y học cổ truyền nói chung (thuốc Nam, thuốc Bắc) chỉ có tác dụng tốt đối với tăng huyết áp và tiểu đường nhẹ vào giai đoạn đầu của bệnh. Tăng huyết áp và tiểu đường là loại bệnh phải điều trị suốt đời. “Điều trị suốt đời” không có nghĩa là phải uống cùng một đơn thuốc suốt đời. Bác sĩ sẽ tùy theo diễn tiến của bệnh mà thêm bớt liều dùng hay thêm bớt loại thuốc hoặc ngưng thuốc. Người bệnh không nên tin bất kỳ ai khuyên dùng thuốc này hay thuốc kia là thần dược có thể trị dứt bệnh. Nếu bệnh nhân bị dư cân thì càng thận trọng hơn.

Đặc biệt, bệnh nhân cần lưu ý nếu đã dùng thuốc điều trị một thời gian nhưng đường trong máu và huyết áp không hạ cần phải đến bác sĩ để được điều chỉnh đơn thuốc. Như vậy, người bệnh mới tránh được nguy hiểm về sau

Đậu bắp rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. 1/2 chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 2g chất xơ, đậu bắp còn tươi nguyên cung cấp nhiều hơn, 1 chén khoảng 3,2 g. Chất xơ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc thúc đẩy giảm cân; kiểm soát lượng đường trong máu; ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa; giảm mức cholesterol nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim; giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng. Nó còn được xem là loại thực phẩm “lý tưởng” nhất cho những người có dạ dày nhạy cảm.

Đậu bắp cũng chứa nhiều axit folic. 1/2 chén đậu bắp nấu chín tương đương với 36,5 mg axit folic. Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8 mg axit folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, axit folic cực kỳ quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

Bên cạnh đó, đậu bắp cũng thích hợp cho những người muốn giảm cân do cung cấp ít calo (khoảng 25 calo với 1/2 chén đậu  bắp nấu chín và 33 calo cho mỗi chén đậu bắp sống), Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, kali, magiê giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc và đôi mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Qua việc thử máu của tôi, bác sĩ bảo tôi "lượng mỡ trong máu cao" nhưng tôi không bị cao huyết áp. Nghe nói trái đậu bắp chữa được bệnh tiểu đường, hạ huyết áp và hạ mỡ trong máu. Vậy tôi dùng trái đậu bắp thì có lợi cho tôi như thế nào ? Xin chỉ giúp cho, tôi rất cám ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
cac ban biet bac si o dau khong chi cho toi voi
benh yeu sinh ly uong va an dau bap co tot k
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Benh yeu sinh ly an dau bap co tot khong
Benh yeu sinh ly an dsu bsp co tot khong
An dau bap co chua duoc kho khop khong
đậu bắp có tạo chất nhờn cho đầu gối không? Có nhiều người mách cho tôi ngâm trái đậu bắp qua đêm uống liên tục đầu gối không còn nhức và phát ra tiếng kêu?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
muon toc xanh muot co phadung dau bap la dung khong
Việc ăn các thức ăn có chất nhớt như đậu bắp, ốc sên, ốc bưu hay lòng trắng trứng sẽ không thể tự nhiên đi vào trong khớp để trở thành acid hyaluronic tạo chất nhờn cho đầu gối được. Nếu bạn muốn chữa khô khớp nên ăn uống bình thường đầy đủ chất bột, xơ, đạm…sẽ giúp cơ thể tự sửa chữa các tổn thương trong khớp nhé!
lam the nao de khoi dau lung
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
gần đây một số người nói nước đậu bắp chữa được bệnh khớp có đúng vậy không . Cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Dau bap chua benh khop
Dau bap co chua binh khop duoc o
Dau bap co chua dupc benh khop o
dau bap co chua duoc benh thap khop
Co phai dau bap chua duoc binh khop khong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Co phai dau bap chua benh khop
rất tốt cho người bị bệnh khớp bạn ah. mình đã bị và ăn đã có kết quả mĩ mãn
Dau bap an vao buoi sangco tot o
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Dau pap co tri dau khop thoat vi dia diem k .cho e xin y kien
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý