Tác dụng chữa bệnh của hạt vừng đen

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tác dụng chữa bệnh của hạt vừng đen

19/04/2015 02:14 AM
16,235

Vừng đen (miền Nam gọi là mè đen) là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và vị thuốc chữa bệnh tốt. Theo y hoc cổ truyền, hạt vừng đen có tên thuốc là hắc chi ma. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng hạt vừng đen sao cháy tán bột, mỗi lần uống 12g với ít rượu pha mật hoặc nước gừng để chữa đau lưng. Phụ nữ có thai sắp sinh con thường ăn chè vừng đen để dễ đẻ; sau khi đẻ thiếu sữa đem sao hạt vừng đen với muối giã ăn hàng ngày. Để chữa nhọt lở lâu ngày không liền miệng, lấy hạt vừng đen 20-30g sao cháy, giã đắp hàng ngày.


Phối hợp với nhiều vị thuốc khác, hạt vừng đen được dùng trong những trường hợp sau:

Thuốc bổ mạnh gân xương: Hạt vừng đen 300g, đồ chín, phơi khô, sao vàng; lá dâu non 500g, rửa sạch, phơi trong râm hoặc nắng nhẹ cho khô, vò nát bỏ cuống và gân lá, sấy khô. Tán hai thứ riêng biệt, rây thành bột mịn, trộn đều thêm dầu mật đánh nhuyễn thành khối bột không dính tay, làm viên khoảng 1g. Thuốc có màu đen, hơi mềm, vị ngọt, mùi thơm. Ngày uống 2 lần, sau bữa ăn. Người lớn, mỗi lần 10-20g; trẻ em 5-10g.

Thuốc an thần, gây ngủ: Hạt vừng đen 40g rang chín; hạt đỗ đen 40g; sao hạt muồng 20g sao; lá vông 40g; lá dâu non 40g; lạc tiên 20g; vỏ núc nắc 12g, sao với rượu. Tất cả làm khô, giã nhỏ rây bột mịn thêm đường đủ ngọt luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô. Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g.

Chè vừng đen nấu với hạt sen là món ăn vị thuốc an thần thông dụng của nhân dân ta cũng như nhân dân của một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc.

Chữa táo bón do khô háo: Hạt vừng đen 300g rang chín, giã nhỏ, rây bột; lá cối xay 300g thái nhỏ, nấu với 2-3 lần nước, rồi cô thành cao đặc. Trộn bột với cao, làm thành bánh 5g. Ngày dùng 2 bánh, hãm với nước sôi, uống sau mỗi bữa ăn. Hoặc hạt vừng đen 20g; sinh địa, huyền sâm, mạch môn, sa sâm, mỗi vị 16g; thạch hộc 12g. Tất cả phơi khô, sao vàng, tán bột, luyện với mật vừa đủ để làm viên, ngày uống 10- 20g.

Chữa táo bón do trương lực cơ giảm: vừng đen 12g, đảng sâm 16g; bạch truật, sài hồ, hoài sơn, kỷ tử mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc vừng đen 8g; hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm, sài hồ, thăng ma, mỗi vị 12g; đương quy, nhục thung dung, bá tử nhân, mỗi vị 8g; trần bì, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống.

Chữa tăng huyết áp , xơ cứng mạch máu: Hạt vừng đen, rễ hà thủ ô đỏ, rễ ngưu tất, mỗi vị 100g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ rây bột mịn, trộn với mật làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g.

Hạt vừng đen ép sống, lấy dầu uống mỗi lần một thìa canh với ít rượu để chữa tụ máu, đau nhức, sưng tấy do ngã. Dầu vừng đen còn có tác dụng hạ thấp cholesterol trong mau vì chứa nhiều acid béo không bão hòa.

Ở Trung Quốc, người ta vẫn ưa chuộng một loại trà của cung đình xưa để bồi bổ khí huyết, làm cho da thịt săn đẹp, mịn màng, tăng cường tuổi thọ. Trà gồm hạt vừng đen 375g, gạo tẻ 750g, đậu đỏ; đậu tương, đậu xanh, mỗi thứ 700g, chè búp 500g, tiểu hồi 150g, hoa tiêu 75g, gừng khô 30g, muối tinh 30g. Tất cả sao vàng, tán nhỏ. Ngày dùng 6-10g, hãm với nước sôi để uống.


Công dụng của vừng đen



Nếu thường xuyên bị táo bón, da khô nổi mụn, hãy dùng chè vừng đen (chí mà phù).

Vừng đen rang chín, xay nhuyễn nấu với nước pha thêm bột sắn dây (hoặc bột nếp) để tạo độ sánh. Tự nấu ở nhà sẽ lợi cho sức khỏe hơn là mua chè bán sẵn (vì chè ở quán được cho nhiều đường và nước cốt dừa). Món này dùng thay đổi với các loại chè đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen giúp cơ thể khỏe mạnh, bổ máu, đẹp da, thanh nhiệt.





Trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi thì hạt vừng chứa khoảng 40-60% dầu, 22% chất đạm, ngoài ra còn có đồng, canxi oxalat.

Dầu vừng chứa nhiều calo, chất béo no không bão hòa, axit béo omega-3 và omega-6, canxi, vitamin E, B… do đó có lợi cho tim mạch, tăng tuổi thọ. Riêng vừng đen còn được Đông y dùng như vị thuốc giúp đen tóc.

Đông y dùng dầu vừng và vừng để làm thuốc bổ, nhuận tràng và lợi sữa. Nếu sản phụ ít sữa, dùng vừng rang trộn với với ít muối, dùng ăn hàng ngày. Dầu vừng đen dùng để chữa táo bón rất hiệu quả (dùng mỗi tối trước khi đi ngủ). Món bánh tráng vừng đen ăn kèm với các món mì Quảng, chả cá… vừng vàng còn dùng để rắc vào các món gỏi măng, thịt nướng… cũng là cách có thêm sinh tố E, canxi và các loại chất béo có lợi cho cơ thể.

Trong gia đình có người cao tuổi hay mệt mỏi (khó ngủ, ăn không ngon, đau nhức xương cốt, loãng xương) nên nấu cháo vừng đen. Trước khi nấu cần rang chín vừng, xay nhuyễn. Cháo nấu chín nhừ với thịt xay, sau đó cho vừng vào trộn. Cháo vừng đen có công dụng bổ máu, giúp tai thính, mắt tinh, tăng cường sức lực…

Những người bị cholesterol cao (có nguy cơ bị xơ vữa mạch máu, tuổi thọ ngắn) nên dùng món cháo vừng nấu với khoai mỡ. Khoai mỡ chứa nhiều chất nhầy có tác dụng “khóa” cholesterol không cho nó hoạt động và buộc nó theo chất thải ra ngoài. Riêng vừng đen kích thích gan tiết mật, giảm cholesterol. Nấu cháo với khoai mỡ cho nhừ rồi trộn vừng rang chín, nghiền nhuyễn vào.


Hạt vừng chữa nhiều bệnh


Để chữa chứng nôn mửa, lấy một bát hạt vừng, giã nát, thêm ít nước sôi để nguội, ép lấy nước cốt. Khi uống, pha thêm chút muối, bệnh sẽ lành.

Cây vừng còn gọi là cây mè, chữ Hán gọi là Chima, hạt vừng là Chi ma tử. Sử sách chép rằng, cây vừng vốn ở nước Hồ (tên xưa kia của Ấn Độ), vì vậy người Trung Hoa còn gọi cây vừng (kể cả vừng đen) là Hồ ma và hạt vừng là Hồ ma tử. Ngoài ra, vừng còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Du tử miêu, Duma, Cẩu sát, Cự thắng…

Theo sách Bản thảo cương mục thì hạt vừng bổ dưỡng ngũ tạng, chưng với mật ong chữa được nhiều bệnh. Với Nam dược thần hiệu thì: “Hạt vừng vị ngọt, tính hàn, không độc, chất trơn, nhuận tràng, giải độc, tiêu nhiệt kết, sát khuẩn, có tác dụng thúc sản phụ sinh, chữa mụn lở rất công hiệu”.

Vừng có hai loại trắng và đen, trong đó vừng đen nhiều dược tính hơn nên được dùng làm thuốc chữa bệnh. Vừng đen vị ngọt, tính bình, tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, đầy tủy não, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt.

Lá vừng vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng ích khí, bổ não tủy, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp. Nấu lá vừng làm nước gội đầu thường xuyên giúp tóc có màu đen mượt, da mặt thêm tươi tắn. Nếu giã lá vừng tươi vắt lấy nước cốt uống chữa được bệnh rong huyết.

Một số bài thuốc

Thuốc bổ dùng cho mọi bệnh (uống kết hợp): Vừng đen, lá dâu non lượng như nhau, đem tán bột vo thành viên, dùng uống hàng ngày.

Chữa ngã, đau nhức, bầm tím: Dùng dầu vừng hòa lẫn rượu uống sẽ khỏi.

Chữa rết cắn: Nhai vài hạt vừng đắp vào vết cắn, băng lại.

Chữa táo bón: Uống 1 chén dầu vừng hoặc mỗi buổi sáng ăn một nắm hạt vừng là khỏi, hoặc có thể nấu cháo vừng ăn cho dễ.

Chữa bỏng: Lấy dầu vừng hay nhai vừng đen sống, đắp vào nơi bỏng rất hiệu nghiệm, chóng lên da non.

Chữa kiết lỵ mới phát: Ăn sống vừng đen mỗi ngày 30 g. Ăn trong 3 ngày.

Chữa điên cuồng: Theo Nam dược thần hiệu, lấy dầu vừng 160g, rượu 1 bát, cho hòa lẫn rồi đun lên; lấy 20 cành dương liễu, dùng từng cành khuấy 2 lần vòng tròn, đến khi thấy rượu và dầu vừng còn lại 8/10 thì cho người bệnh uống để có thể nôn ra và ngủ say, đừng đánh thức, cứ để ngủ yên, đợi khi thức dậy sẽ tỉnh.

Chữa trúng nắng ngất xỉu: Lấy 40 g vừng đen sao gần cháy, để nguội, tán bột và cho uống, mỗi lần uống 12 g, chiêu với nước mới mục (tân cấp thủy) rất công hiệu (theo Nam dược thần hiệu).

Chữa ngộ độc nặng: Cho uống dầu vừng một bát, chất độc sẽ được nôn ra (theo Nam dược thần hiệu).

Chữa chứng thương hàn vàng da (theo Ngoại đài bí yếu): Dùng hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy đủ một tách trà dầu, thêm nửa tách trà nước và 1 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, cho uống hết một lần, uống vài lần sẽ khỏi.

Chữa bụng đầy trướng: Vừng đen 1 bát (ăn cơm), nấu thành cháo, thêm ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ, múc ra để hơi nguội, húp ăn sẽ khỏi.

Chữa tiểu ra máu (theo Nam dược thần hiệu): Nguyên nhân là do hỏa uất của tâm đưa nhiệt xuống tiểu trường mà sinh ra chứng tiểu ra máu. Lấy 40 g vừng đen, giã nát, ngâm với 80 g nước đang chảy (gọi là trường lưu thủy) sau 1 đêm, sáng hôm sau vắt lấy nước uống thì khỏi (có thể dùng nước sôi để nguội thay nước đang chảy, nếu ngại nước không hợp vệ sinh).

Chữa đinh nhọt chảy máu: Theo Ứng nghiệm lương phương, uống một tô dầu vừng là cầm.

Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy 1 vốc vừng đen, rang, tán nhỏ, rửa sạch máu mủ trên nhọt bằng nước muối ấm, sau đó đắp bột vừng lên vết nhọt vài lần sẽ khỏi.

Chữa đau lưng: Đau lưng do thận suy hay phong hàn thấp: Vừng đen 40 g sao cháy, tán bột, mỗi lần uống 12 g với rượu hoặc mật hay nước gừng, uống vài ba lần sẽ khỏi (theo Nam dược thần hiệu).

Chữa kiết lỵ mãn tính: Lấy 1 bát hạt vừng đen giã nhỏ, sau đó nấu kỹ pha thêm chút mật ong, uống ngày 2 lần, dùng vài ngày sẽ khỏi.

Chữa viêm đại tràng mạn: Vừng đen 40 g rang bốc mùi thơm và 1 bát mật mía, mỗi lần uống 1 thìa canh vừng trộn lẫn với 1/3 thìa canh mật, uống ngày 2 lần, uống liên tục trong một tháng sẽ khỏi.

Chữa chân tay đau buốt hơi thũng: Đây là chứng do thấp nhiệt thâm nhiễm làm chân tay đau buốt và hơi thũng. Cách chữa là dùng 40 g vừng đen, rang có mùi thơm, tán bột, đổ vào 40 g rượu, ngâm trong một đêm, chia đều uống nhiều lần, bệnh sẽ giảm dần và khỏi (theo Nam dược thần hiệu).

Chữa tai bỗng dưng điếc: Thường do thận bị bệnh làm thận khí và tâm khí không lưu thông với nhau bình thường. Lấy dầu vừng nhỏ vào tai vài giọt, nhỏ mỗi ngày đến khi nào hết điếc thì thôi (Nam dược thần hiệu).

Chữa đau răng: Đau răng do hỏa vượng, phát nhiệt gây nên, cần dùng vừng đen sắc với 3 bát nước, còn lại 1 bát chia đều mà ngậm và xúc miệng nhiều lần trong ngày, chỉ cần hai lần sẽ khỏi.

Chữa cổ họng sưng đau, nói khó, nuốt đau: Dùng dầu vừng, ngậm và nuốt từ từ, thường xuyên rất hiệu nghiệm.Chữa sinh khó vì khô nước ối: Lấy dầu vừng với mật ong mỗi thứ 1 bát (bát ăn cơm), đem đun sôi vài lần, vớt bỏ bọt, sau lấy trộn cùng hoạt trạch 40 g và cho sản phụ uống, thai sẽ thoát ra (theo Nam dược thần hiệu).

Chữa nhũ ung: Chứng này gặp ở phụ nữ sau sinh, tuyến sữa bị tắc nghẽn làm vú sưng to, đau nhức (áp-xe vú). Dùng hạt vừng tươi nhai nhuyễn rồi đắp lên nơi vú sưng đau vài lần sẽ khỏi.
Chữa rụng tóc: Vừng một bát, rang chín tán nhuyễn, thêm đường, nấu uống nhiều lần, tóc sẽ đen mượt, hết rụng.

Chữa thiếu sữa (theo Tế thế kỳ phương): Lấy 40 g vừng đen rang nở trên muối ăn, sau đó đem giã nhỏ chấm xôi hay cơm nếp ăn rất hiệu nghiệm.

Chữa sau sinh bị xổ ruột: Lấy giấy tẩm dầu vừng, đốt cháy lên rồi thổi tắt để xông khói vào mũi sản phụ, ruột sẽ rút thu vào như cũ (theo Y học chuẩn thằng).

Chữa đau tim khi đang mang thai: Theo Thiên kim phương, lấy một vốc hạt vừng sắc với hai chén nước, khi còn độ 6 phần thì lọc bỏ bã lấy nước uống hết, rất hay.

Chữa thai chết lưu không ra: Lấy 40 g dầu vừng và 40 g mật nứa, đổ lẫn vào nhau, thêm nước nấu lên, sau lấy ra uống, thai sẽ ra khỏi bụng (theo Phổ tế phương).

Chữa khó sinh: Lấy 1 tách dầu vừng hòa 1 tách mật ong, sắc còn lại một nửa cho uống, uống 3 lần sẽ sinh được (theo Phổ tế phương).

Chữa âm hộ ngứa, sinh lở: Lấy vài hạt vừng nhai nhuyễn đắp vào nơi lở vài lần là khỏi.

Chữa tóc xấu, ngắn, khô, không đen mượt: Có thể dùng một trong hai cách sau:

- Lấy 40 g dầu vừng nấu với một nắm lá dâu tươi, khi dầu sôi kỹ, lá dâu chín nhừ vớt bỏ lá dâu, lấy dầu này sát lên tóc và da đầu, kiên trì hàng ngày sẽ thấy tóc mọc dài, đen mượt rất đẹp.

- Lấy một nắm lá vừng, một nắm lá dâu và 40 g nước gạo cho vào siêu nấu lên, dùng nước này gội đầu, sau 7 lần gội sẽ hiệu quả.

Chữa sốt nóng ở trẻ em: Khi trẻ sốt nóng, lấy một chén dầu vừng, chế thêm chút nước cốt của củ hành, khuấy đều, dùng thoa đầu, mặt, cổ, gáy, ngực, lưng, và lòng 2 bàn tay, 2 bàn chân sốt sẽ dịu.

Chữa chứng đơn độc ở trẻ em: Chứng đơn độc ở trẻ là bỗng nhiên thấy trẻ bị sưng đỏ ở mặt, mình, tay, chân… và ngứa, nóng rất khó chịu, nằm ngủ không yên. Khử bệnh mới phát phải dùng dầu vừng bôi vào khắp người là khỏi.

Chữa phù thũng độc mới phát: Nguyên nhân là do chất độc trong người tụ lại làm sưng người, kết thành những cục cứng gây đau nhức. Lấy một chén dầu vừng cho thêm nước cốt hành vào rồi cô đặc, khi thấy nước cô có màu đen là được, lấy đắp vào nơi sưng đau khi còn nóng vừa, chỗ sưng sẽ tiêu ngay.

Chữa ung nhọt phá miệng lâu ngày không thu miệng: Dùng vừng đen sao cháy, tán bột, rắc vào miệng nhọt vài lần nhọt sẽ thu miệng, phương pháp này theo Nam dược thần hiệu là rất hay.

Chữa ung nhọt độc: Cũng theo Nam dược thần hiệu, lấy 40 g dầu vừng nấu sôi một lúc lâu thì đổ thêm vào một bát ăn cơm giấm thanh. Sau chia ra 5 phần, mỗi lần uống 1 phần rất công hiệu.

Chữa tay chân sưng đau do lội nước quá lâu: Lấy hạt vừng sống giã nhuyễn, đắp vào nơi sưng đau vài lần là khỏi.

Chữa lang ben trắng: Dùng 1 chén dầu vừng hòa với rượu uống ngày 3 lần, uống đến khi khỏi.

Chữa rết cắn: Lấy hạt vừng nhai nhuyễn đắp vào, chỉ chốc lát là hết sưng đau

Tên  khác:Vừng đen, mè, Sesamum indicum; Đông y gọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân

Vừng đen là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là

Tên khoa học: Sesamum indicum

Đông y: gọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân, du tử miêu, cự thắng tử, bắc chi ma.

Tác dụng:

Nó có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy.

Mặc dù phân tích hoá học không thấy khác biệt nhiều giữa thành phần cuả vừng trắng và vừng đen nhưng kinh nghiệm sử dụng chỉ dùng vừng đen với ý nghĩ màu đen đi vào thận nên vừng đen bổ thận.

Y học dân gian cho rằng nước sắc lá và rễ vừng đen bôi lên đầu làm tóc mọc tốt và đen hơn.

Hoa vừng đen vò nát đắp lên mắt làm dịu sưng đỏ.

Hạt vừng được dùng làm nhiều “Món ăn-bài thuốc”:

Kiêng kỵ: Âm suy, cơ thể khô ráo.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

1. Cháo vừng đen

ghi trong Thọ thân dưỡng lão tân thư.

Cháo này thơm ngon, ngọt bùi. Nó là món ăn bổ dưỡng với dủ ba nhón thực phẩm chính là protein, lipid, glucid. Cháo này ghi trong sách Thọ thân dưỡng lão tân thư  với lý do:

- Người gìa yếu răng, nuốt hay bị sặc, ăn cháo thật hợp lý.

- Vừng đen quân bình các chất bổ dưỡng

- Người gìa âm suy, tân dịch suy giảm. Vừng đen bổ âm, sinh tân dịch.

- Người gia thường bị táo bón, vừng làm phân trơn nhuận do bổ âm và có chất dầu, nghĩa là trị táo bón cả gốc lẫn ngọn.

2. Bổ âm, giải nhiệt: Chè vừng đen gồm vừng đen, bột sắn dây, đường.

3. Bài thuốc bổ âm an toàn và công hiệu: Tang ma hoàn gồm vừng đenlá dâu. Giản tiện hơn là luộc lá dâu non rồi chấm với vừng. Món ăn này nhuận trường êm dịu, không gây đau thắt như các thuốc nhuận trường kích thích (lô hội = đảm nha, rễ Nhàu, Muồng…). Táo bón có nhiều nguyên nhân:

- Thực phẩm thiếu chất xơ

- Gan tiết ít mật

- Ruột lười hoạt động, ít hoạt động cơ bắp.

- Không có thói quen đi cầu hàng ngày

Thuốc nhuận trường kích thích làm ruột co bóp ; dùng dài hạn có thể bị lờn. Điều nên làm là thay đổi thực đơn và tăng cường rau quả, vận động nhiều hơn, bổ âm và tân dịch. Tang ma hoàng nhuận trường với cơ chế:

- Cả hai đều bổ âm, sinh tân dịch

- Chất dầu cuả vừng làm phân trơn nhuận.

- Dầu vừng làm tăng tiết mật.

- Lá dâu kích thích nhu động ruột, làm cho phân không đóng tảng.

- Bài này trị bệnh táo bón cả gốc lẫn ngọn.

Một số tài liệu ghi rằng bài này trị được cao huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tay chân tê dại..đó là những chứng do âm hư và can thận hư.

4. Giảm cholesterol và ngừa xơ động mạch: Cháo vừng đen

-khoai mỡ

- Khoai mỡ khoá hoạt tính cuả cholesterol trong mật và thực phẩm để bài xuất theo phân.

- Vừng đen kích thích gan tiết mật, giảm cholesterol-huyết.

- Bệnh tim mạch có nguồn gốc sâu xa là âm suy. Mè đen và khoai mỡ đều bổ âm.

-Tăng tiết mật, ngừa sỏi mật.

* Dầu vừng (mè) làm tăng tiết mật.

* Licithin  cuả vừng bổ sung lecithin trong mật, tăng chất lượng mật.

*Chúng ta biết rằng một trong các nguyên nhân chính gây sỏi thận do cholesterol trong mật quá mức bão hoà nên kết tinh. Lecithin cuả vừng giúp nhũ hoá cholesterol nên không tạo sỏi. Dđồng thời vừng làm tăng tiết mật nên có khả năng đẩy sỏi nhỏ vào ruột.

5. Món ăn-bài thuốc lợi sữa:Vừng (mè) đen rang cho vào canh mướp. Cả hai vị đều lợi sữa. Vừng (mè) đen làm tăng khẩu vị món canh mướp.

Dầu vừng trị viêm nướu răng. Thành phần không xà phòng hoá trong dầu mè có khả năng chống viêm nha chu.

6. Bổ xương và trị thoái hoá khớp.

-  Vừng có liên quan gì đến xương đâu mà bảo bổ xương ?

- 100g vừng có 1257mg calci và 3,1mg mangan. Trên lý thuyết là vừng có nhiều calci hơn các thực phẩm thực vật khác. Tuy nhiên ít ai ăn 100g vừng cho nên bảo vừng bổ xương có quá đáng không ?

- Vừng đen bổ thận mà thận chủ cốt tuỷ cho nên bảo thận bổ xương cũng không sai.

- Có người cho rằng vừng chống thoái hoá khớp là điều cần xét lại.

- Khớp xương tiếp nối hai đầu xương. Khớp gồm một màng bao bọc quanh đầu xương, sụn mềm và chất nhầy. Thoái hoá khớp có thể do mô sụn bị mài mòn mà không tái tạo, cũng có thể do thiếu chất nhày. Thoái hoá khớp có những biểu hiện: đau tại khớp, sưng, hoạt động khó khăn, cứng khớp vào buổi sáng  khi mới ngủ dậy. Thoái hoá khớp liên quan đếns ự lão hoá, do giảm tốc độ sinh chondrocyte và giảm chất nhầy.

- Thảo nào các cụ bảo nhau: hết nhớt, khô nhớt rồi !

- Vừng cải thiện sự thoái hoá khớp với cơ chế:

Chống lão hoá, Mangan cuả vừng tham gia cấu trúc enzym super oxyd dismuthase (SOD), một enzym quan trọng trong quá trình oxyd hoá. Bên cạnh đó, selenium là co-enzym cuả glutathion peroxydase cũng phong toả gốc tự do, chống lão hoá.

- Mangan còn tham gia tái tạo khung sụn.

- Protein và lipid cuả vừng cung cấp nguyên liệu tổng hợp chondroitin cho dịch khớp.

 - Vừng đen đi vào thận nên bổ ích xương tủy.

7. Nhuận trường thông tiện.

Trị táo bón kéo dài, táo bón do lão suy. Ma tử nhân hoàn (Thương hàn luận) gồm: Hồ ma nhân, Hạnh nhân, Hậu phác, Đại hoàng, Chỉ thực, Thược dược.

Giải phương như sau:

- Hồ ma nhân: nhuận tràng, thông tiện.

- Hạnh nhân: giáng khí nhuận tràng

- Thược dược dưỡng âm hoà can.

- Chỉ thực tán kết.

- Hậu phác tiêu thực

- Đại hoàng thông hạ. Bài này dùng ít Đại hoàng.

8. Bài thuốc dân gian trị tóc bạc sớm:

- Bột vừng đen, bột hà thủ ô chế mỗi loại 150g. Đun hỗn hợp bột với lượng đường thích hợp thành nước cốt, mỗi tối hoà một bát uống, sau nửa năm có thể khiến tóc bạc thành đen.

- Vừng đen 10g, hà thủ ô, hồ đào mỗi loại 3g. Cho 3 vị thuốc và chảo gang đảo nóng rồi nuốt. Mỗi ngày uống 1 lượng như trên, liên tục trong 3 tháng.

Bào chế: Để làm muối vừng, cần rang nóng cho thơm rồi gĩa vỡ hạt vừng, dầu vừng ứa ra sẽ thơm ngon hơn, tuy nhiên ca dao lại có câu:

"Vò thì vò đỗ vò vừng,

Như đây với đó xin đừng vò nhau"

Thành phần hóa học:

*100g Vừng đen sinh 560 calcori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 19g protein, 50g lipid, 18g glucid, 780ng photpho,  620mg kali, 1257mg calci, 347mg manhê, 1,1mg đồng, 11,5mg sắt, 3,1mg mangan, 5mg nicotinamid. Ngoài ra còn có lecithin, phytin, cholin.

Đông y dùng Vừng đen làm thuốc.

*100g Vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 25g protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 423mg kali, 71mg calci, 220mg manhê, 1mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid.

Dầu vừng làm từ vừng trắng; nó có 40% acid béo nhiều nối đôi, 40% acid béo một nối đôi, 18% acid béo bão hoà. Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hoà ; dầu vừng ít acid béo bão hoà, phối hợp chung thành mỗi thứ 1/3. Như vậy ăn dầu vừng tốt hơn dầu dưà, dầu cọ. Dầu vừng để lâu không bị ôi – Trước khi chiên rán thức ăn cần để ráo nước vì những hạt nước làm cho dầu bắn tung toé dễ bị phỏng. Để tránh tai nạn, hãy cho vào hạt muối vào chảo dầu, đợi khi muối tan hãy cho thức ăn vào, dầu sẽ không bắn lên nữa. Đây là bí quyết cuả các bà nội trợ, chưa được lý giải thoả đáng.


Từ thời xa xưa vừng đen đã được tôn vinh là một loại thực phẩm cao cấp, có tác dụng cường thân và chống lão suy. Danh y Đào Hoằng Cảnh gọi vừng đen là ?cự thắng tử? vì cho rằng, đó là loại hạt có thể mang lại thắng lợi lớn về mặt sức khỏe (cự = lớn, thắng = thắng, tử = hạt).

Đông y coi vừng đen là một vị thuốc bổ, có vị ngọt, tính bình; vào các kinh can, thận, phế và tỳ. Có tác dụng cường thân, nhuận ngũ tạng, đại bổ can thận, chống lão suy, làm đen râu tóc, sáng mắt... Thường dùng chữa các chứng suy nhược như tóc bạc sớm, huyễn vận (hoa mắt chống mặt do suy nhược), lưng gối đau mỏi, đại tiện táo bón...

Trong 100g hạt vừng đen có 21,9g protein (chất đạm); 61,7g lipit (chất béo); 7,3g gluxit (chất đường bột), 660 Kcalo nhiệt lượng; 564 mg canxi; 368g photpho; 50mg sắt; 0,85mg vitamin B1; 0,18mg Vitamin B2; 7,3mg niacin; ngoài ra còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố... Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm, trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E.

Vitamin E có tác dụng chống o-xy hoá, ngǎn chặn sự phá hủy tế bào của các gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu, phòng trị bệnh xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não, làm chậm quá trình lão suy, tǎng cường sự phân tiết của tuyến sinh dục và dịch vị, điều hòa trung khu thần kinh và dự phòng bệnh đục nhân mắt.

Các acid béo chưa bão hòa trong dầu vừng như linoleic acid, palmitic acid và lecithin có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ được cơ thể hấp thụ và lợi dụng, thích hợp với cả người cao tuổi và trẻ nhỏ. Đặc biệt chúng còn có tác dụng điều tiết lượng cholesterol trong máu, giúp cơ thể tiêu trừ những chất trầm tích trên thành động mạch và duy trì tính đàn hồi của huyết quản.

Niacin (nicotinic acid) có tác dụng xúc tiến quá trình trao đổi chất trong tế bào, duy trì tính đàn hồi của huyết quản, tǎng cường chức nǎng vi tuần hoàn của máu, phòng trị bệnh xạm da, da khô và viêm khoang miệng.

Các nghiên cứu hiện đại còn cho thấy: Đối với các chứng bệnh viêm thần kinh mạn tính và tǎng huyết áp, sử dụng vừng đen lâu dài có tác dụng trị liệu nhất định. Vừng đen cũng là một loại thuốc xúc tiến đông máu.

Một số món ǎn từ vừng:


Cháo vừng: Vừng đen 6g, sao thơm, để riêng. Gạo tẻ 30g, cho vào nồi thêm nước nấu thành cháo. Khi cháo chín cho vừng vào khuấy đều, thêm chút đường cho vừa khẩu vị. Dùng làm món ǎn điểm tâm buổi sáng. Có tác dụng bổ ngũ tạng, mạnh gân cốt, nhuận tràng và bổ sung vitamin E cho cơ thể.

Chi ma ngẫu phấn ẩm: Vừng đen, bột ngó sen, gạo tẻ, củ mài, đường kính trắng - tất cả liều lượng bằng nhau. Vừng đen, gạo tẻ và củ mài sao riêng cho chín, sau đó tán thành bột mịn; cuối cùng trộn đều với bột ngó sen và đường kính, cất vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi lần uống khoảng 30-40 g bột thuốc, hòa vào nước sôi như pha sữa bột. Bột này có tác dụng bổ dưỡng cả về trí lực và thể lực đối với người già và trẻ nhỏ (gia đình thực liệu hiệu phương).

Canh vừng dấm trứng gà: Vừng đen 30g, dấm ǎn 30g, thêm lòng trắng một quả trứng gà, nấu thành món canh, ngày ǎn 2 lần. Có tác dụng chữa tǎng huyết áp và làm giảm cholesterol trong máu (Thực phẩm đích doanh dưỡng dữ thực liệu).

Chữa tóc khô, sớm bạc: Dùng vừng đen, hà thủ ô chế - hai thứ liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong hoàn thành viên; mỗi lần uống 6g, ngày uống 3 lần sau bữa cơm (Thực vật dược dụng chỉ nam).
Lương y Huyên Thảo
Sức Khoẻ & Đời Sống

Những bài thuốc từ vừng đen:

Từ lâu đời, vừng đen (còn gọi hắc chi ma) đã được coi là món ăn bổ, và vị thuốc quý. Theo y học cổ truyền, vừng đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt... Ngoài ra, hạt vừng và dầu hạt vừng được dùng để chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng.

So với vừng trắng, vừng đen có nhiều dược tính hơn cả nên được dùng làm thuốc chữa bệnh

Vừng đen thường được dùng chữa một số bệnh sau


- Giữ cho da đẹp và tóc lâu bạc: Vừng đen 500g đem phơi khô, sao chín, tán ra bột, cho vào lọ sạch dùng dần. Khi ăn, cho 1-2 thìa bột vừng vào bát, cho thêm đường tùy theo khẩu vị (nếu có đường phèn càng tốt), đổ nước sôi vào quấy đều thành chè. Chè vừng đen thích ăn lúc nào thì làm lúc ấy, ăn liên tục nhiều ngày có tác dụng rất tốt cho da, tóc; người trẻ lâu giữ được vẻ đẹp, lại chữa khỏi ho khan và táo bón.

- Chữa đầy chướng bụng (người bệnh có cảm giác ậm ạch, sau mỗi lần ăn vào lại đầy bụng, chướng hơi bí bích không tiêu): Lấy vừng đen giã nhỏ nấu cháo và cho vào 1 cái vỏ quýt khô. Khi ăn nêm một ít muối vừa miệng. Ăn vài lần sẽ khỏi.

Chữa sản phụ thiếu sữa

Bài 1: Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.

Bài 2: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.

Chữa viêm mũi mãn tính

Những món ăn được chế biến từ vừng đen rất dễ ăn và tốt cho sức khỏe

Lấy một ít dầu vừng đem đun sôi, giữ nhỏ lửa cho sôi nhẹ 15 phút. Khi nguội, đổ dầu vào lọ sạch có nút kín, dùng dần. Ngày nhỏ mũi 3 lần: mới đầu chỉ nhỏ 2-3 giọt, khi đã quen thì tăng lên 4-5 giọt. Sau khi nhỏ thuốc không cử động mạnh 2-3 phút cho dầu lan ra ngấm kỹ vào niêm mạc mũi. Dùng sau 2 tuần sẽ khỏi bệnh.

Chữa chân tay đau buốt hơi thũng

Đây là chứng do thấp nhiệt thâm nhiễm làm chân tay đau buốt và hơi thũng. Cách chữa: lấy 40g hạt vừng đen, rang có mùi thơm, tán bột, đổ vào 40g rượu, ngâm trong một đêm, chia đều uống nhiều lần, bệnh sẽ giảm dần và khỏi.

Chữa táo bón

- Bài 1: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỳ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10-20 viên, có thể dùng ở dạng thuốc sắc liều thích hợp.

- Bài 2: Vừng đen, đại táo, xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Thục địa, bạch thược mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày một thang.

 Bài thuốc mà Bạch Dương luôn dùng:

Vừng đen rang cho thơm, xay nhỏ, cho vào lọ, để ở bàn làm việc, uống sau khi ăn (mỗi ngày ăn 3 thìa cafe đầy chia làm 3 lần).


Thuốc từ hạt vừng 


Vừng đen (miền Nam gọi là mè đen) là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và vị thuốc chữa bệnh tốt.

Theo y hoc cổ truyền, hạt vừng đen có tên thuốc là hắc chi ma. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng hạt vừng đen sao cháy tán bột, mỗi lần uống 12g với ít rượu pha mật hoặc nước gừng để chữa đau lưng.

Phụ nữ có thai sắp sinh con thường ăn chè vừng đen để dễ đẻ; sau khi đẻ thiếu sữa đem sao hạt vừng đen với muối giã ăn hàng ngày. Để chữa nhọt lở lâu ngày không liền miệng, lấy hạt vừng đen 20-30g sao cháy, giã đắp hàng ngày.

Phối hợp với nhiều vị thuốc khác, hạt vừng đen được dùng trong những trường hợp sau:

Thuốc bổ mạnh gân xương: Hạt vừng đen 300g, đồ chín, phơi khô, sao vàng; lá dâu non 500g, rửa sạch, phơi trong râm hoặc nắng nhẹ cho khô, vò nát bỏ cuống và gân lá, sấy khô. Tán hai thứ riêng biệt, rây thành bột mịn, trộn đều thêm dầu mật ong đánh nhuyễn thành khối bột không dính tay, làm viên khoảng 1g. Thuốc có màu đen, hơi mềm, vị ngọt, mùi thơm. Ngày uống 2 lần, sau bữa ăn. Người lớn, mỗi lần 10-20g; trẻ em 5-10g.


Thuốc từ hạt vừng - 1


Món ăn từ hạt vừng đen.

Thuốc an thần, gây ngủ: Hạt vừng đen 40g rang chín; hạt đỗ đen 40g; sao hạt muồng 20g sao; lá vông 40g; lá dâu non 40g; lạc tiên 20g; vỏ núc nắc 12g, sao với rượu. Tất cả làm khô, giã nhỏ rây bột mịn thêm đường đủ ngọt luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô. Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g.

Chè vừng đen nấu với hạt sen là món ăn vị thuốc an thần thông dụng của nhân dân ta cũng như nhân dân của một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc.

Chữa táo bón do khô háo: Hạt vừng đen 300g rang chín, giã nhỏ, rây bột; lá cối xay 300g thái nhỏ, nấu với 2-3 lần nước, rồi cô thành cao đặc. Trộn bột với cao, làm thành bánh 5g. Ngày dùng 2 bánh, hãm với nước sôi, uống sau mỗi bữa ăn. Hoặc hạt vừng đen 20g; sinh địa, huyền sâm, mạch môn, sa sâm, mỗi vị 16g; thạch hộc 12g. Tất cả phơi khô, sao vàng, tán bột, luyện với mật ong vừa đủ để làm viên, ngày uống 10- 20g.


Chữa táo bón do trương lực cơ giảm: vừng đen 12g, đảng sâm 16g; bạch truật, sài hồ, hoài sơn, kỷ tử mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc vừng đen 8g; hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm, sài hồ, thăng ma, mỗi vị 12g; đương quy, nhục thung dung, bá tử nhân, mỗi vị 8g; trần bì, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống.

Chữa tăng huyết áp , xơ cứng mạch máu: Hạt vừng đen, rễ hà thủ ô đỏ, rễ ngưu tất, mỗi vị 100g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ rây bột mịn, trộn với mật làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g.

Hạt vừng đen ép sống, lấy dầu uống mỗi lần một thìa canh với ít rượu để chữa tụ máu, đau nhức, sưng tấy do ngã. Dầu vừng đen còn có tác dụng hạ thấp cholesterol trong mau vì chứa nhiều acid béo không bão hòa.

Ở Trung Quốc, người ta vẫn ưa chuộng một loại trà của cung đình xưa để bồi bổ khí huyết, làm cho da thịt săn đẹp, mịn màng, tăng cường tuổi thọ. Trà gồm hạt vừng đen 375g, gạo tẻ 750g, đậu đỏ; đậu tương, đậu xanh, mỗi thứ 700g, chè búp 500g, tiểu hồi 150g, hoa tiêu 75g, gừng khô 30g, muối tinh 30g. Tất cả sao vàng, tán nhỏ. Ngày dùng 6-10g, hãm với nước sôi để uống.


Vừng đen trộn mật ong chữa viêm đại tràng


 

Hạt vừng còn gọi là hạt mè, dầu mè có vị ngọt, tính hàn không độc, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt, sát trùng...



Vừng đen tốt để chữa một số bệnh.



Dưới đây là một số bài thuốc từ hạt vừng.

Trị chứng thương hàn: Nếu bị chứng thương hàn, da vàng thì lấy hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy 1 tách dầu cho thêm nửa tách nước và một lòng trắng trứng gà, khuấy đều tất cả rồi uống 1 lần/ngày, uống khoảng 3 - 4 lần là khỏi.

Trị chứng rụng tóc: Lấy 1 bát con hạt vừng đen sao chín tán nhuyễn cho thêm đường vào nấu uống, tóc sẽ hết rụng và đen mượt.

Trị chứng đầy bụng: Lấy một bát hạt vừng đen, nấu như nấu cháo, khi gần được cho vào ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ, múc ra bát để nguội ăn rất hiệu nghiệm.
Trị kiết lỵ kinh niên: Lấy một vốc hạt vừng giã nhỏ, nấu chín rồi pha vào 1 thìa cà phê mật ong. Mỗi ngày uống 2 lần như thế, uống liên tục trong vài ngày là khỏi.

Trị chứng viêm đại tràng mạn tính: Lấy hạt vừng đen sao có mùi thơm, mỗi lần dùng 1 thìa nhỏ trộn với 1/4 thìa mật ong trộn đều uống, ngày uống 2 lần và liên tục khoảng 1 tháng thì khỏi.

Trị lang ben trắng: Lấy 1 chén nhỏ dầu vừng hòa với rượu uống mỗi ngày 3 lần, uống liên tục đến khi khỏi. Trong khi uống thuốc kiêng đồ lạnh, sống, thịt gà, thịt lợn, tỏi.

Trị tai ù: Tự nhiên tai bị hơi ù đi rồi điếc thì lấy dầu mè nhỏ vào tai vài giọt, ngày nhỏ 2 - 3 lần khoảng 1 tuần có hiệu nghiệm

Trị táo bón: Lấy một chén uống nước dầu vừng uống vào buổi sáng hoặc nhai 2 nắm hạt vừng đen hoặc trắng rất công hiệu.

Tác dụng của Vừng đen chữa bệnh huyết áp cao


images Tác dụng của Vừng đen chữa bệnh  huyết áp cao

Tên  khác

Vị thuốc Vừng đen là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là mè, tên khoa học là Sesamum indicum; Đông y gọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân, du tử miêu, cự thắng tử, bắc chi ma.

Tác dụng

 Nó có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy.

 Mặc dù phân tích hoá học không thấy khác biệt nhiều giữa thành phần cuả vừng trắng và vừng đen nhưng kinh nghiệm sử dụng chỉ dùng vừng đen với ý nghĩ màu đen đi vào thận nên vừng đen bổ thận.

Y học dân gian cho rằng nước sắc lá và rễ  vừng đen bôi lên đầu làm tóc mọc tốt và đen hơn.

Hoa vừng đen vò nát đắp lên mắt làm dịu sưng đỏ.

Hạt vừng được dùng làm nhiều “Món ăn-bài thuốc”:

Kiêng kỵ

·Âm suy, cơ thể khô ráo.

Đơn thuốc kinh nghiệm

1-  Đơn giản nhất là món Cháo mè đen ghi trong Thọ thân dưỡng lão tân thư. Cháo này thơm ngon, ngọt bùi. Nó là món ăn bổ dưỡng với dủ ba nhón thực phẩm chính là protein, lipid, glucid. Cháo này ghi trong sách Thọ thân dưỡng lão tân thư  với lý do:

·Người gìa yếu răng, nuốt hay bị sặc, ăn cháo thật hợp lý.

·Vừng đen quân bình các chất bổ dưỡng

·Người gìa âm suy, tân dịch suy giảm.Vừng đen bổ âm, sinh tân dịch.

·Người gia thường bị táo bón, vừng làm phân trơn nhuận do bổ âm và có chất dầu, nghĩa là trị táo bón cả gốc lẫn ngọn. (xemgiải thích ở đoạn dưới)

2- Chè mè đen gồm mè đen, bột sắn dây, đường. Bài này bổ âm, giải nhiệt.

3- Tang ma hoàn gồm vừng đen và lá dâu. Giản tiện hơn là luộc lá dâu non rồi chấm với vừng. Đây là bài thuốc bổ âm an toàn và công hiệu. Món ăn này nhuận trường êm dịu, không gây đau thắt như các thuốc nhuận trường kích thích (lô hội = đảm nha, rễ Nhàu, Muồng…). Táo bón có nhiều nguyên nhân:

·Thực phẩm thiếu chất xơ

·Gan tiết ít mật

·Ruột lười hoạt động, ít hoạt động cơ bắp.

· Không có thói quen đi cầu hàng ngày

Thuốc nhuận trường kích thích làm ruột co bóp ; dùng dài hạn có thể bị lờn. Điều nên làm là thay đổi thực đơn và tăng cường rau quả, vận động nhiều hơn, bổ âm và tân dịch. Tang ma hoàng nhuận trường với cơ chế:

·Cả hai đều bổ âm, sinh tân dịch

·Chất dầu cuả vừng làm phân trơn nhuận.

·Dầu vừng làm tăng tiết mật.

·Lá dâu kích thích nhu động ruột, làm cho phân không đóng tảng.

·Bài này trị bệnh táo bón cả gốc lẫn ngọn.

Một số tài liệu ghi rằng bài này trị được cao huyết áp,nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, taychân tê dại..đó là những chứng do âm hư và can thận hư.

4- Cháo mè-khoai mỡ làm giảm cholesterol và ngưà xơ động mạch với cơ chế sau đây:

·Khoai mỡ khoá hoạt tính cuả cholesterol trong mật và thực phẩm để bài xuất theo phân.

·Mè đen kích thích gan tiết mật, giảm cholesterol-huyết.

·Bệnh tim mạch có nguồn gốc sâu xa là âm suy. Mè đen và khoai mỡ đều bổ âm.

4- Tăng tiết mật, ngưà sỏi mật.

* Dầu mè làm tăng tiết mật.

·Licithin  cuả vừng bổ sung lecithin trong mật, tăng chất lượng mật.

·Chúng ta biết rằng một trong các nguyên nhân chính gây sỏi thận do cholesterol trong mật quá mức bão hoà nên kết tinh. Lecithin cuả vừng giúp nhũ hoá cholesterol nên không tạo sỏi. Dđồng thời vừng làm tăng tiết mật nên có khả năng đẩy sỏi nhỏ vào ruột.

4- Món ăn-bài thuốc lợi sữa. Mè đen rang cho vào canh mướp.Cả hai vị đều lợi sữa. Mè đen làm tăng khẩu vị món canh mướp.

5- Dầu mè trị viêm nướu răng. Thành phần không xà phòng hoá trong dầu mè có khả năng chống viêm nha chu.

6- Bổ xương và trị thoái hoá khớp.

-  Vừng có liên quan gì đến xương đâu mà bảo bổ xương ?

- 100g vừng có 1257mg calci và 3,1mg mangan. Trên lý thuyết là vừng có nhiều calci hơn các thực phẩm thực vật khác. Tuy nhiên ít ai ăn 100g vừng cho nên bảo vừng bổ xương có quá đáng không ?

- Mè den bổ thận mà thận chủ cốt tuỷ cho nên bảo thận bổ xương cũng không sai.

- Có người cho rằng vừng chống thoái hoá khớp là điều cần xét lại.

- Khớp xương tiếp nối hai đầu xương. Khớp gồm một màng bao bọc quanh đầu xương, sụn mềm và chất nhầy. Thoái hoá khớp có thể do mô sụn bị mài mòn mà không tái tạo, cũng có thể do thiếu chất nhày. Thoái hoá khớp có những biểu hiện: đau tại khớp, sưng, hoạt động khó khăn, cứng khớp vào buổi sáng  khi mới ngủ dậy. Thoái hoá khớp liên quan đếns ự lão hoá, do giảm tốc độ sinh chondrocyte và giảm chất nhầy.

- Thảo nào các cụ bảo nhau: hết nhớt, khô nhớt rồi !

- Vừng cải thiện sự thoái hoá khớp với cơ chế:

·Chống lão hoá.Mangan cuả vừng tham gia cấu trúc enzym super oxyd dismuthase (SOD), một enzym quan trọng trong quá trình oxyd hoá. Bên cạnh đó, selenium là co-enzym cuả glutathion peroxydase cũng phong toả gốc tự do, chống lão hoá.

·Mangan còn tham gia tái tạo khung sụn.

·Protein và lipid cuả vừng cung cấp nguyên liệu tổng hợp chondroitin cho dịch khớp.

·Vừng đen đi vào thận nên bổ ích xương tủy.

7- Ma tử nhân hoàn (Thương hàn luận) gồm:Hồ ma nhân, Hạnh nhân, Hậu phác, Đại hoàng, Chỉ thực, Thược dược. Bài này nhuận trường thông tiện. Trị táo bón kéo dài, táo bón do lão suy

  Giải phương như sau:

·Hồ ma nhân: nhuận tràng, thông tiện.

·Hạnh nhân: giáng khí nhuận tràng.

·Thược dược dưỡng âm hoà can.

·Chỉ thực tán kết.

·Hậu phác tiêu thực

·Đại hoàng thông hạ. Bài này dùng ít Đại hoàng.

Bào chế

Để làm muối vừng, cần rang nóng cho thơm rồi gĩa vỡ hạt vừng, dầu vừng ứa ra sẽ thơm ngon hơn, tuy nhiên ca dao lại có câu:

Vò thì vò đỗ vò vừng,

Như đây với đó xin đừng vò nhau.

100mg Vừng đen sinh 560 calcori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 19g protein, 50g lipid, 18g glucid, 780ng photpho,  620mg kali, 1257mg calci, 347mg manhê, 1,1mg đồng, 11,5mg sắt, 3,1mg mangan, 5mg nicotinamid. Ngoài ra còn có lecithin, phytin, cholin.

Đông y dùng Vừng đen làm thuốc.

Thành phần hóa học

100g Vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 25g protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 423mg kali, 71mg calci, 220mg manhê, 1mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid.

Dầu vừng làm từ vừng trắng ; nó có 40% acid béo nhiều nối đôi, 40% acid béo một nối đôi, 18% acid béo bão hoà. Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hoà ; dầu vừng ít acid béo bão hoà, phối hợp chung thành mỗi thứ 1/3. Như vậy ăn dầu vừng tốt hơn dầu dưà, dầu cọ. Dầu vừng để lâu không bị ôi– Trước khi chiên rán thức ăn cần để ráo nước vì những hạt nước làm cho dầu bắn tung toé dễ bị phỏng. Để tránh tai nạn, hãy cho vào hạt muối vào chảo dầu, đợi khi muối tan hãy cho thức ăn vào, dầu sẽ không bắn lên nữa. Đây là bí quyết cuả các bà nội trợ, chưa được lý giải thoả đáng.


Vừng đen làm đẹp cho mẹ bầu 



Dinh dưỡng trong vừng đen

Trong hạt vừng đen có chứa nhiều dưỡng chất như protein (chất đạm), lipit (chất béo), gluxit (chất đường bột), Kcalo nhiệt lượng, canxi, photpho, sắt; và các vitamin như: B1, Vitamin B2, niacin. Ngoài ra còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố... Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm, trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E. 

- Niacin (nicotinic acid) có tác dụng xúc tiến quá trình trao đổi chất trong tế bào, duy trì tính đàn hồi của huyết quản, tǎng cường chức nǎng vi tuần hoàn của máu, phòng trị bệnh xạm da, da khô và viêm khoang miệng. 

- Các acid béo chưa bão hòa trong dầu vừng như linoleic acid, palmitic acid và lecithin có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ được cơ thể hấp thụ và sử dụng. Đặc biệt chúng còn có tác dụng điều tiết lượng cholesterol trong máu, giúp cơ thể tiêu trừ những chất trầm tích trên thành động mạch và duy trì tính đàn hồi của huyết quản.

- Vitamin E có tác dụng chống o-xy hoá, ngǎn chặn sự phá hủy tế bào của các gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu, phòng trị bệnh xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não, làm chậm quá trình lão suy, tǎng cường sự phân tiết của tuyến sinh dục và dịch vị, điều hòa trung khu thần kinh và dự phòng bệnh đục nhân mắt. 

Vừng đen làm đẹp cho mẹ bầu - 1

Vừng đen chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu (Hình minh họa)

Những bài thuốc từ vừng đen

Từ lâu đời, vừng đen đã được coi là món ăn bổ, và vị thuốc quý. Hạt vừng và dầu hạt vừng được dùng để chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng, giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng và trị thiếu sữa sau sinh hiệu quả.

  

Tăng khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào

Các mối nguy hiểm bức xạ chủ yếu là ảnh hưởng đến não bộ con người và tủy xương, làm tổn thương hệ thống miễn dịch. Đối với những sản phụ thì sự bức xạ còn gây ảnh hưởng xấu hơn. Vì vậy, các bà bầu nên bổ sung vừng đen trong chế độ ăn uống của mình.

  

Chữa đầy chướng bụng

Bài 1: Khi các mẹ có cảm giác ậm ạch, sau mỗi lần ăn vào lại bị đầy bụng, chướng hơi, bí bách không tiêu. Lúc này các mẹ hãy lấy vừng đen giã nhỏ nấu cháo và cho vào 1 cái vỏ quýt khô. Khi ăn nêm một ít muối vừa miệng. Ăn vài lần sẽ khỏi.

Bài 2: Lấy một bát con vừng đen nấu loãng như cháo, khi gần được thì cho vào một thìa cà phê mật ong. Chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn trong 3-5 ngày.

Chữa sản phụ thiếu sữa

Trường hợp thiếu sữa sau sinh không phải là hiếm, các mẹ đừng quá lo lắng. Sau đây là 2 bài thuốc từ vừng đen, vừa đơn giản, dễ làm lại hiệu quả.

Bài 1: Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.

Bài 2: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.

Giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng

Với nhiều phụ nữ, sinh con vừa là niềm vui, niềm hạnh phúc nhưng cũng là một nỗi “kinh hoàng” khi thời gian đau đẻ kéo dài dẫn đến đau đớn, mệt mỏi. Trong dân gian lưu truyền mẹo nhỏ từ vừng đen giúp mẹ bầu chuyển dạ nhanh, rút ngắn thời gian đau đẻ khiến mẹ bầu vượt qua “cửa ải” này nhanh chóng hơn.

Khoảng những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên thường xuyên ăn những món ăn có vừng đen, đặc biệt là món chè nấu từ vừng đen sẽ giúp mẹ dễ sinh hơn đấy.

  

Chữa viêm mũi mãn tính

Lấy một ít dầu vừng đem đun sôi, giữ nhỏ lửa cho sôi nhẹ 15 phút. Khi nguội, đổ dầu vào lọ sạch có nút kín, dùng dần. Ngày nhỏ mũi 3 lần: mới đầu chỉ nhỏ 2-3 giọt, khi đã quen thì tăng lên 4-5 giọt. Sau khi nhỏ thuốc không cử động mạnh 2-3 phút cho dầu lan ra ngấm kỹ vào niêm mạc mũi. Dùng sau 2 tuần sẽ khỏi bệnh.

Chữa táo bón

Khi mang bầu, thông thường bà bầu hay bị táo bón rất khó chịu. Sau đây là bài thuốc trị táo bón từ vừng đen khá hiệu quả, mẹ bầu nên áp dụng thử nhé.

-Bài 1: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỳ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10-20 viên, có thể dùng ở dạng thuốc sắc liều thích hợp.

- Bài 2: Vừng đen, đại táo, xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Thục địa, bạch thược mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày một thang.

Trị thương hàn

Hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy 20ml dầu, cho thêm 20ml nước và một lòng trắng trứng gà, khuấy đều rồi uống hết một lần trong ngày. Có thể uống 3 ngày.

Trị đau răng

Lấy 30g vừng đen và 100ml nước, sắc đến khi còn lại 40ml thì chia đều ngậm khoảng 3 phút và súc miệng 2 lần trong ngày (không được uống). Ngậm và súc miệng liên tục 5-7 ngày.  

Ngoài tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể và trị bệnh, vừng đen còn là một loại mỹ phẩm đến từ thiên nhiên, rất an toàn cho mẹ bầu khi làm đẹp.

Mỹ phẩm dưỡng da

Phụ nữ trong thai kỳ hoặc sắp sinh, để da luôn mịn màng, trắng hồng, mặt không nám, sinh con dễ: nấu mè đen gồm 20-50gr, 3 muỗng mật ong trong 100ml nước còn 50ml. Chia 2 phần ăn trong ngày. Cách 3 ngày/lần.

Sau sinh nếu bị tắc sữa, thiếu sữa, da bụng bị nhiều lằn sọc, bụng dưới hay đau, da tay chân nhăn, cầm nắm khó do tê ngón tay: sao 25-30gr mè đen, vừa cháy; trộn ½ muỗng cà phê muối, giã nhuyễn ăn với cơm gạo lức (nên phân biệt với gạo huyết rồng); liên tục 5-7 ngày. Bài thuốc này giúp hết tê, tăng sữa và mịn màng da bụng.

Một số món ǎn từ vừng đen tốt cho mẹ bầu

Cháo vừng

Nguyên liệu:

- Vừng đen 6g, gạo tẻ 30g.

Cách làm:

- Sao thơm vừng đen rồi để riêng.

- Cho gạo tẻ vào nồi, thêm nước, nấu thành cháo.

- Khi cháo chín cho vừng vào khuấy đều, thêm chút đường cho vừa khẩu vị.

Dùng làm món ǎn điểm tâm buổi sáng. Có tác dụng bổ ngũ tạng, mạnh gân cốt, nhuận tràng và bổ sung vitamin E cho cơ thể.

Canh vừng dấm trứng gà

Nguyên liệu:

- Vừng đen 30g, dấm ǎn 30g, 1 quả trừng gà.

Cách làm:

Cho vừng đen, dấm ăn vào nồi, thêm lòng trắng một quả trứng gà, nấu thành món canh, ngày ǎn 2 lần. Có tác dụng chữa tǎng huyết áp và làm giảm cholesterol trong máu.

Chè vừng đen là món ngon dễ làm giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng (Hình minh họa)

  

Canh chân giò + vừng đen

Nguyên liệu:

- Vừng đen 250g, chân giò.

Cách làm: 

- Rang chín, giã mịn vừng đen. 

- Chân giò làm sạch, cho vào hầm nhừ thành món canh.

- Mỗi lần ăn cho 10-15g vừng đã rang chín, giã mịn vào ăn kèm với canh chân giò hầm, ngày 2 lần giúp sản phụ nhiều sữa và sữa thơm ngon hơn.

   

Chè vừng đen

Nguyên liệu:

- 100g vừng đen, bột nếp 50g, đường, sữa (tùy chọn)

Cách làm:

- Vừng đen nhặt sạch sạn, cho lên chảo rang thơm. Cho vừng đen vào máy xay khô, xay mịn như bột.

- Bột gạo nếp cũng cho lên chảo rang, để lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi bột vàng và thơm.

- Trộn bột nếp với bột vừng đen, nếu cẩn thận có thể lọc qua một cái rây cho hỗn hợp bột thật mịn. Sau đó thêm 1 lượng đường tùy độ ngọt mà các mẹ thích. Trộn đều lên.

- Nếu muốn thêm hương vị cho món chè vừng này các mẹ có thể quậy bột với nước trên bếp đến khi gần chín thì cho ½ cốc sữa vào, ngoáy đều, khi sôi thì tắt bếp.

 

Muối vừng đen

Không thích cầu kỳ, các mẹ có thể sử dụng muối vừng đen ăn với cơm trắng hàng ngày cũng giúp nhiều sữa và tốt sữa.

  

Sữa đậu nành + vừng đen

Nếu không thích ăn, các mẹ có thể pha thêm vừng đen vào đậu tương, xay thành sữa đậu nành uống hàng ngày rất mát mà lại giúp lợi sữa.

Lưu ý:

Khi mang thai những tháng đầu và giữa mẹ bầu nên hạn chế ăn vừng đen, đến khoảng những tuần cuối của thai kỳ thì tăng cường ăn nhiều vừng đen để giúp mẹ bầu vượt cạn dễ dàng hơn.

Vừng đen trị táo bón hiệu quả

Theo y học cổ truyền chứng táo bón kéo dài thường do cơ địa (yếu tố bẩm sinh) như âm hư, huyết nhiệt hoặc do thiếu máu làm tân dịch giảm gây ra, hoặc do người già, phụ nữ sau đẻ cơ nhục bị suy yếu khí trệ, hoặc do người vốn dương hư không vận hành được khí gây tân dịch không lưu thông hoặc di kiết lỵ mãn tính làm tỳ vị kém vặn hoá hây táo bón. Y học cổ truyền chia táo bón thành các thể khác nhau.


hat vung den Vừng đen trị táo bón hiệu quả



Vừng đen chữa táo bón hiệu quả

Táo bón do cơ địa âm hư, huyết nhiệt: táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khát, hay lở loét miệng, tính tình cáu gắt. Dùng bài thuốc sau: Lá dâu 100g, vừng đen 100g, mạch môn 100g, sa sâm 200g. Tất cả các vị này rửa sạch, để khô rồi xay thành bột mịn, mỗi ngày trộn 10 – 20 g với mật ong uống. Ngày uống 2 lần.

Táo bón do thiếu máu ở phụ nữ sau đẻ, người mới ốm dậy: Khó đại tiện, người gầy còm, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Dùng bài thuốc: Thục địa 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, bá tử nhân 8g, vừng đen 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Táo bón do khí hư thường gặp ở người già, phụ nữ sau đẻ nhiều lần trường lực cơ giảm với các triệu chứng cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi. Dùng bài thuốc: Bạch truật 12g, đảng sâm 16g, hoài sơn 12g, sài hồ 12g, kỷ tử 12g, vừng đen 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Táo bón do khí trệ, thường gặp ở những người ngồi lâu, ít hoạt động hoặc do viêm đại tràng mạn tính. Dùng bài thuốc: Đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, chỉ xác 12g, chỉ thực 12g, hậu phác 10g, vừng đen 10g, chút chít 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Vừng tác dụng rất tốt trong bệnh lý Tim mạch và Đại tràng


     Vừng còn được gọi là vừng mè, có tên khác : du tử miêu, cự thắng tử, chi ma, hắc chi ma, hồ me.
      Tên khoa học : Sesamumindicum DC.
      Vừng là một loại cây nhỏ, thân có rất nhiều lông, cây thảo sống hàng năm, cao khoảng 0,60m. Lá đơn mọc đôi, không có lá kèm, nguyên, có cuống. Hoa trắng hồng mọc đơn độc ở kẽ lá lưỡng tính, không đều có cuống ngắn. Đài hơi hợp ở gốc, đài 5 thuỳ có lông mềm. Tràng hình ống có hai môi, môi dưới có 3 thuỳ môi trên có 2 thuỳ, có 4 nhị: 2 nhị to, 2 nhị nhỏ 2 lá noãn, đầu nhị có 2 nuốm, bầu có vách giả chia thành 4 ô, mỗi ô chứa một dãy dọc nhiều noãn. Quả nang dài có lông, 4 ô nở thành 4 mảnh. Nhiều hạt nhỏ dẹt màu vàng hoặc màu nâu đen. Lá mềm chứa nhiều dầu.
      Vừng (mè) được trồng khắp nơi trong nước, có nơi được trồng theo thời vụ xen kẽ trồng lúa, thu hoạch vào các tháng 7, 8 và 9 trong năm thu lấy toàn cây phơi khô đập sàng lọc lấy hạt.
        Có hai chủng vừng hạt vàng có loại quả tròn, vừng đen vỏ hạt đen. Vừng là một loại gieo trồng bằng hạt phơi khô, dễ mọc, cả loại đen vàng đều có tác dụng tốt trong làm thuốc điều trị các bệnh về nội khoa đặc biệt với các bệnh tim mạch và đại tràng thể táo.
      Thành phần hoá học: Trong hạt vừng 40-55% dầu có  khi lên đến 60%; tro 5% đồng 1,7mg, canxi oxalate 1%; chất không có nito7; pentosen, lexitin, phytin, cholin và có 7,6% nước, Protein 20,1%; dầu béo 46,4%; gluxit 17,6%; canxi 1200mg; sắt, các vitamin B1, vitamin B2, và vitamin PP. Dầu vừng chứa khoảng 12-16%; axit béo no (7,7 axit pammitic; 4,6% axit stearic; 0,4% axit arachidie); 75-80% axit béo chứa no (trong đó có 48% axit oleic; 30% axit linoic; 0,04% axit lignoxeric). Phàn không có xà phòng hoá 0,9% - 1,7% và 1% lexitin.
      Dầu vừng trắng và đen rất giàu các axit amin, đặc biệt vừng đen có tỷ lệ cao hơn vừng trắng, các axit amin cao nhất như arginin 9,5%; lexin 8,9%; phenylatamin 6,3%; isoleucin 4,9%; tyroxin 4,8%; valin 4,5%; threonin 3,6%; methionin 3,5%; lysin 3,2%,…
      Công dụng của vừng (mè)
      Vừng có vị ngọt, béo tính bình;; không độc vào 4 kinh: phế, tì, gan và thận; có tác dụng bổ gan và bổ thận; tăng hồng cầu. Rất tốt trong điều trị táo bón, nhuận gan mật và lợi tiểu. Với thương tổn bỏng: lấy vừng sống giã nát đắp lên chỗ bỏng, chữa nhọt lỗ lâu lành miệng, liều dùng 4-12g nước sắc lá và rễ làm thuốc mọc tóc và giữ đen tóc. Hoa của cây vừng ngâm vào nước đắp lên mắt đang viêm, sẽ dịu đau.
      Dầu vừng uống hàng ngày 10-15ml làm thuốc bổ.
      Dầu vừng làm thuốc nhuận tràng 40-60g, làm dung môi cho bào chế, dùng trong kỹ nghệ xà phòng hoá, mỹ phẩm.
      Dầu vừng đen hiện có bán ở các quầy thuốc nam, nhiều bệnh nhân bị táo bón lâu ngày, mà họ đã điều trị nhiều thuốc nhuận tràng tân dược, cà bơm thuốc mở hậu môn… táo vẫn cứ tái phát… Nhưng kiên trì uống dầu vừng đen hàng ngày tối trước khi đi ngủ từ 20-30ml cùng với chế độ ăn nhiều rau sạch rất tốt cho bệnh đại tràng chức năng thể táo.
Trong điều trị bệnh cao huyết áp: vừng đen, hà thủ ô, ngưu tất, các vị bằng nhau tán nhỏ, trộn với mật ong thành viên – ngày uống 3 lần bằng 10g. Cả những bệnh nhân có chẩn đoán vừa xơ động mạch (tryglycenrid tăng cao) và sau di chứng tai biến mạch máu não, cả trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi do uống sữa hộp liên tục gây táo bón cơ năng kéo dài, chúng ta không nên dùng các thuốc hoá chất tân dược mà nên dùng dầu vừng đen nhỏ giọt vào niêm mạc lưỡi cho bé 3-4 giọt trong ngày và mẹ cũng nên uống dầu vừng đen hàng ngày.
      Gần đây phong trào ăn gạo lức với vừng đen có nhiều ở bệnh nhân nội khoa mãn tính, tim mạch, gan mật nhiều bệnh nhân thấy có tác dụng tốt.
      Ở các tỉnh ven biển miền Trung nhất là phố cổ Hội An nhân dân thường dùng vừng đen rang vàng giã nhỏ trộn với rau đắng luộc vắt ráo nước ăn rất thơm, ngon vô cùng quí, tốt trong bữa ăn đạm bạc của nhân dân lao động, lại chữa được các bệnh về nội khoa nhất là về đường tiêu hoá.



Thông tin khoa học về hạt vừng

Dù hạt vừng được trồng ở các vùng nhiệt đới trên khắp thế giới từ thời tiền sử, những huyền thoại cho thấy nguồn gốc của nó còn xa xưa hơn. Trong huyền thoại của người Atxiri, khi các vị Chúa trời gặp nhau để sáng tạo nên thế giới, họ đã uống loại rượu vang làm từ hạt vừng.

Khái quát

Hạt vừng bé xíu, hình ô van dẹt là một thức ăn có vị đậm đà và gần như không phải nhai trong rất nhiều món ăn châu Á cũng như là nguyên liệu chính của món tahini và món mứt mật ong trộn vừng tuyệt vời ở Trung Đông. Chúng được cung cấp quanh năm.

Hạt vừng có thể là thứ gia vị lâu đời nhất của con người - từ năm 1600 tr.CN. Chúng được đánh giá cao nhờ chất dầu có thể chống lại sự ôi thiu một cách kì lạ. "Vừng ơi, mở ra", câu nói nổi tiếng trong Câu chuyện cổ Ả Rập, phản ánh đặc trưng khác thường của vỏ hạt vừng, có thể mở bung ra khi trưởng thành. Tên khoa học của hạt vừng là Sesamun indicum. 

Thành phần cơ bản của hạt vừng:

Các Vitamin

Các chất béo bão hoà

Các chất béo đơn

Các chất muối khoáng

Các axit amin

Hạt vừng không chỉ là nguồn cung cấp tuyệt vời của mangan và đồng, mà còn của calci, magie, sắt, phốt pho, vitamin B1, kẽm, và chất xơ. Cùng với những dưỡng chất quan trọng này, hạt vừng còn chứa 2 chất độc nhất vô nhị: sesamin và sesamolin. Cả hai chất này đều thuộc về một nhóm chất xơ có ích đặc biệt gọi là lignan, và được cho thấy có tác dụng giảm cholesterol trong con người, chống cao huyết áp và tăng nguồn cung cấp vitamin E ở động vật. Sesamin cũng được biết là có khả năng bảo vệ gan khỏi tác hại oxi hóa.

Giàu khoáng chất có ích: hạt vừng là nguồn cung cấp rất tốt của đồng, và calci. ¼ cốc hạt vừng cung cấp 74% giá trị dinh dưỡng trong ngày của đồng, 31.6% giá trị dinh dưỡng của magie, và 35.1% giá trị dinh dưỡng trong ngày của calci.  

Tác dụng của hạt vừng:  

Điều trị bệnh viêm khớp  

Đồng-trong hạt vừng-có tác dụng gảm một số cơn đau và sưng tấy của rheumatoid arthritis (dạng viêm khớp mãn tính tăng dần, gây ra viêm). Có hiệu quả cao như vậy là vì chất khoáng này có vai trò quan trọng trong hệ enzim chống viêm và chống oxi hóa. Thêm nữa, đồng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của lysyl oxidase, một enzyme cần thiết cho việc tạo ra các liên kết chéo giữa collagen và elastin- chất nền tạo nên cấu trúc, sức bền và độ đàn hồi của mạch máu, xương và khớp.

Hỗ trợ sức khoẻ tim mạch và hô hấp

 Các nghiên cứu đã ủng hộ các tác dụng magie của vừng trong:

  • Chống co thắt khí quản ở người bị bệnh hen suyễn.
  • Giảm cao huyết áp, một nhân tố gây đau tim, đột quỵ và đau tim do tiểu đường.
  • Ngăn ngừa hiện tượng co thắt mạch máu của dây thần kinh não, hiện tượng này có thể gây ra triệu chứng đau nửa đầu.
  • Giúp phụ nữ điều hoà nhịp độ giấc ngủ bình thường trong thời kì mãn kinh .

Giúp chống ung thư ruột kết, loãng xương, đau nửa đầu và PMS

Ung thư ruột kết là sự phát triển bất thường của các tế bào ở ruột già, tạo thành các khối u có khuynh hướng xâm lấn và di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể. Trên tạp chí Mỹ Journal of Clinical Nutrition, tiến sĩ Susanna C. Larsson thuộc Viện Karolinska, Stockholm (Thụy Điển) và đồng sự cho biết các nghiên cứu gần đây cho thấy "mối quan hệ nghịch đảo giữa lượng canxi tiêu thụ và nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết". Họ đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa lượng canxi tiêu thụ và nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết trên 45.306 đàn ông Thụy Điển từ 45-79 tuổi và chưa từng có tiền sử mắc bệnh ung thư.Trong 6,7 năm sau, tổng cộng có 449 người mắc bệnh ung thư ruột kết. Các nhà nghiên cứu phát hiện nguy cơ mắc bệnh ở những người tiêu thụ nhiều canxi nhất - ví dụ như ăn hạt vừng có hàm lượng calci cao- thấp hơn 32% so với những người tiêu thụ ít canxi nhất.

Ngoài ra,trong các nghiên cứu gần đây, thì Calci có những lợi ích sau:

  • Bảo vệ các tế bào ruột kết khỏi các hóa chất gây ung thư.
  • Chống mất xương do kết quả của sự mãn kinh hay do những điều kiện nhất định như bệnh viêm khớp mãn tính .
  • Chống các cơn đau nửa đầu.
  • Giảm các triệu chứng PMS trong luteal phase-giai đoạn thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt.

Tạo cho xương tốt  

Một lý do để những người đàn ông lớn tuổi dùng những thức ăn giàu kẽm như hạt vừng là tỷ trọng chất khoáng trong xương. Mặc dù phụ nữ sau mãn kinh được cho là có nguy cơ mắc chứng loãng xương cao nhất, nhưng đây cũng là một vấn đề tiềm tàng đối với đàn ông lớn tuổi. Gần 30% số trường hợp gãy xương hông xảy ra ở đàn ông, và cứ 8 trên 50 người đàn ông thì có 1 người bị gãy xương xốp. Một nghiên cứu trên 396 đàn ông từ 45-92 tuổi in trong ấn phẩm American Journal of Clinical Nutrition tháng 9/2004 cho thấy một mối tương quan rõ ràng giữa chế độ ăn hấp thu ít kẽm, mức chất khoáng trong máu thấp với chứng loãng xương ở hông và xương sống.  

Giảm Cholesterol

Phytosterol là hợp chất tìm thấy trong các loại thực vật, có cấu trúc hóa học gần giống cholesterol, và với lượng vừa đủ trong khẩu phần ăn, người ta cho rằng nó có thể giảm mức cholesterol trong máu, làm tăng các phản ứng miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư.  
Những tác động có lợi của phytosterol kỳ diệu đến mức chúng đã được chiết xuất từ đậu nành, ngũ cốc, dầu thông và thêm vào các thực phẩm chế biến, chẳng hạn như chất phết thay thế bơ, và rồi được chào bán như là một thực phẩm ít cholesterol.  

Lợi ích của chế độ ăn uống có vừng đối với mức độ dich tương tocopherol

Các tocopherol, tiền chất của viamin E, được tin rằng đóng vai trò trong việc ngăn ngừa các căn bệnh lão hoá của con người như ung thư và bệnh tim, một vài hiểu biết được cho là hiện tượng đó có liên quan đến yếu tố quyết định của nồng độ dịch tương của các tocopherol. Các dấu hiệu từ việc nghiên cứu trên động vật đề nghị rằng chế độ ăn có γ-tocopherol có thể tác động đến mức độ dịch tương của tocopherol này cũng như tác dụng hoạt tính vitamin E. Để xác định có chăng mức độ dịch tương của các tocopherol trong cơ thể con người được biến đổi, một nghiên cứu được thực hiện bởi các chủ thể (n=9) cho ăn bánh xốp có chứa một lượng bằng nhau của g-tocopherol từ hạt vừng, quả óc chó và đậu nành.

Các nhà khoa học thấy rằng một sự tiêu thụ ít nhất 5mg g-tocopherol mỗi ngày trong vòng 3 ngày từ hạt vừng chứ không phải từ quả óc chó hay đậu nành, đã làm tăng rõ mức độ huyết thanh g-tocopherol (19,1%) và làm giảm dịch tương b-tocopherol (34%). Không có bất cứ một sự thay đổi nào can thiệp vào mức độ dịch tương của cholesterol, triglycerid, hoặc caroetnoid. Tất cả các chủ thể được cho ăn hạt vừng có trong bánh xốp đều được phát hiện là có lignan sesamolin trong dịch tương. Chế độ ăn với hàm lượng thích hợp của hạt vừng đã làm tăng dich tương g-tocopherol và làm biến đổi tỉ lệ dịch tương tocopherol trong cơ thể con người, từ đó làm tăng lên hoạt tính sinh học của vitamin E.


Tác dụng chữa bệnh của giấm
Tác dụng chữa bệnh của cây dừa cạn
Tác dụng chữa bệnh của măng tre
Tác dụng chữa bệnh của cây thù lù
Tác dụng chữa bệnh của cây nhàu
Tác dụng chữa bệnh của khổ qua rừng


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý