Tác dụng chữa bệnh của củ nghệ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tác dụng chữa bệnh của củ nghệ

19/04/2015 02:14 AM
671

Củ nghệ không chỉ có công dụng giúp liền sẹo mà còn mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích, đặc biệt đối với sức khoẻ con người.



Nghệ có 4 công dụng nổi bật :

1. Nghệ giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu.
2. Nghệ giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hoá.
3. Mới đây người ta đã chứng minh được rằng có thể sử dụng nghệ để chống ung thư và nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
4. Có thể dùng nghệ để khử trùng và mau lành vết thương.

Sử dụng nghệ đúng cách để phát huy hết tác dụng:

- Đối với bệnh ung thư ruột: Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột. Hiện nay, các chuyên gia sức khoẻ Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm, điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ.

- Chữa bệnh viêm khớp. Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bạn bị chứng viêm khớp quấy nhiễu. Cách làm rất đơn giản, đun nóng một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê nghệ dạng bột vào đó. Khuấy đều và mỗi ngày uống 3 lần. Bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

- Khi gặp rắc rối với tiêu hoá: Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hoá và giải phóng ra các emzim tiêu hoá, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo. Chính vì thế, trong trường hợp bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

- Ung thư tuyến tiền liệt: Ăn nhiều rau xanh, kết hợp với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Các nhà khoa học tại New Jersey đã chứng minh rằng, kết hợp ăn nghệ với bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này.

- Bệnh tim: Bạn có thể giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch bằng củ nghệ.

- Đối với người hút thuốc: Bằng cách "nạp" vào cơ thể 1,5 g nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư. Các bằng chứng thuyết phục đã cho thấy, thậm chí những người hút thuốc lá có sử dụng nghệ cũng có thể đạt được hiệu quả bất ngờ, giảm nguy cơ ung thư.


Những khám phá mới về tác dụng của nghệ








Cây nghệ là loại thực vật được cấy rộng rãi ở một số nước tại châu Á, như Ấn Độ, Trung Quốc... và củ nghệ được biết đến như là thứ thuốc cách đây trên 5.000 năm. Tại Ấn Độ, củ nghệ được dùng như loại thuốc dân gian để bôi lên vết thương cho chóng lên da non, trong điều trị bệnh dạ dày và giải độc cho máu. Để giữ cho làn da mịn màng, không có nếp nhăn, phụ nữ Ấn Độ thường pha bột nghệ với sữa đắp lên mặt vào các buổi tối.

1. Hoạt chất curcumin từ củ nghệ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư da và kiềm chế quá trình di căn của ung thư vú sang phổi

Tiến sĩ Bharat Aggarwal cùng các cộng sự thuộc Đại học Texas đã tiến hành thí nghiệm bằng cách tiêm vào chuột tế bào ung thư vú của người được nuôi cấy từ bệnh nhân ung thư vú đã bị di căn tới phổi, sau đó chia ra làm 4 nhóm để điều trị bằng hoạt chất curcumin chiết xuất từ củ nghệ và loại thuốc tân dược có tên gọi là Taxol. Qua theo dõi thấy rằng, chỉ có 30% số chuột được điều trị bằng curcumin có dấu hiệu di căn tới phổi còn 75% được điều trị bằng Taxol và 98% không được điều trị có dấu hiệu di căn tới phổi.

Các nghiên cứu được tiến hành gần đây tại University of Texas as M.D. Anderson Cancer Center đã cho thấy, trộn hoạt chất curcumin vào với hợp chất taxol hoặc paclitaxel - những loại thuốc được dùng phổ biến trong hóa trị liệu ung thư vú - có tác dụng gia tăng hoạt tính điều trị của thuốc và làm cho liệu pháp bớt độc hại và hiệu quả cao hơn. Các nghiên cứu trên chuột được tiến hành tại University of Texas còn chỉ ra rằng hoạt chất curcumin còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển ung thư da.

2. Hoạt chất curcumin chứa trong củ nghệ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển bệnh gan do lạm dụng uống rượu

Các nhà khoa học tại Phần Lan và Hồng Kông đã phát hiện ra rằng, hoạt chất curcumin có tác dụng ngăn chặn hoạt tính của gien NF-kappaB, một trong những "thủ phạm" gây bệnh gan.

Các thí nghiệm trên chuột với nhiều chế độ dinh dưỡng khác nhau có trộn thêm curcumin, được miêu tả trong tạp chí "American Journal of Physiology - Gastrointestinal and Liver Physiology" tháng 2/2007 cho thấy, hoạt chất curcumin không chỉ có tác dụng ngăn chặn hoạt tính của gien NF-kappaB mà còn bảo vệ tế bào gan không bị phá hủy khi có nồng độ cồn cao trong máu.

Tiến sĩ Naji, trưởng nhóm nghiên cứu phát biểu rằng: "Các đặc tính chữa bệnh của củ nghệ đã được biết đến từ lâu, nhưng lần đầu tiên chúng tôi phát hiện ra rằng, hoạt chất curcumin có tác dụng ngăn chặn những bệnh về gan do lạm dụng rượu! Kết quả này đang mở ra cho chúng tôi một hướng mới, sử dụng hoạt chất curcumin trong điều trị các bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan...".

3. Hoạt chất curcumin có tác dụng chống nhiều loại ung thư

Các nghiên cứu do giáo sư Yosef Shaul thuộc Phòng Gien phân tử, Viện Weizmann tại Izrael cho thấy, khi nồng độ của protein p53 gia tăng, thì các tế bào ung thư hay những tế bào bị tổn thương mất khả năng tự phân chia hoặc bị tự phân hủy. Nhóm các nhà khoa học do giáo sư Dhaul chỉ đạo cũng khám phá ra rằng, hoạt chất curcumin có tác dụng làm gia tăng protein p53. Một nghiên cứu của Tiến sĩ Bharat Aggarwal cùng các cộng sự thuộc Đại học Texas cũng cho cùng kết quả rằng, hoạt chất curcumin có tác dụng kích hoạt protein p53 trong cơ thể chuột.

4. Hoạt chất curcumin chứa trong củ nghệ có tác dụng trong chữa trị bệnh Alzheimer

Các nghiên cứu được tiến hành trên chuột của UCLA Alzheimer's Disease Center và của các nhà khoa học Veterans Affairs đã chỉ ra rằng, hoạt chất curcumin có tác dụng làm chậm quá trình hình thành loại protein có tên "beta amyloids" trong não - đây là một chất gây bế tắc trong não của bệnh nhân Alzheimer và giết chết những tế bào của não. "Hoạt chất curcumin có tác dụng mạnh hơn bất cứ loại thuốc nào hiện có trong trường hợp bệnh Azheimer" - ông Cole, người chỉ đạo nhóm nghiên cứu thuộc UCLA.

Ông nói thêm: "Chúng tôi chỉ tiếp tục xác định những tác dụng của curcumin trong bệnh Alzheimer. Vì qua khảo cứu trước đây của chúng tôi thấy rằng, những người dân Ấn Độ ăn nhiều ca-ri thì tỉ lệ mắc ung thư và bệnh Alzheimer rất thấp. Trong số dân Ấn Độ, chỉ có 1% những người cao niên mới mắc bệnh mất trí nhớ, chỉ bằng 1/6 ở Mỹ".

Các nhà khoa học thuộc UCLA đang chuẩn bị tiến hành những test đầu tiên trên bệnh nhân gồm 36 cụ già mắc bệnh Alzheimer để khẳng định sự "thần kỳ" của hoạt chất curcumin của củ nghệ. Bên cạnh đó, một số hãng dược phẩm cũng đang nghiên cứu bào chế loại thuốc từ hoạt chất curcumin với liều lượng phù hợp và hiệu quả cho những người bị bệnh Alzheimer.

Tiến sĩ y học Anshu Rohagti thuộc bệnh viện Sir Gangaram cho rằng, việc khám phá tác dụng chữa bệnh Alzheimer của củ nghệ có một ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang già đi, vì trên thế giới hiện nay có khoảng trên 30 triệu người đang bị căn bệnh này hành hạ và đến năm 2050 số người mắc căn bệnh này có nguy cơ tăng tên 4 lần.

5. Hoạt chất curcumin có tác dụng tích cực trong việc điều trị căn bệnh khuyết tật gien ở nhiễm sắc thể số 7 - còn gọi là bệnh mucovisidosis

Khuyết tật gien ở nhiễm sắc thể số 7 hay còn gọi là bệnh quánh niêm dịch là một bệnh di truyền. Năm 1941, Forber nhận thấy rằng trong bệnh này, những cơ quan có tiết dịch này đều bị rối loạn chức năng xuất tiết, gây xơ năng tuy tạng và suy tim... Các nghiên cứu thí nghiệm trên chuột, bị bệnh giống như bệnh quánh niêm dịch của các nhà khoa học thuộc Đại học Washington cho thấy, hoạt chất curcumin chứa trong củ nghệ có tác dụng phòng ngừa khuyết tật gien.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố gần đây trên tạp chí "Journal Science" đã gây được sự chú ý đặc biệt của nhiều nhà khoa học. Các nhà khoa học Đại học Washington cũng đang chuẩn bị nghiên cứu đối với 9 bệnh nhân mắc bệnh quánh niêm dịch để xác định liều lượng bao nhiêu để đủ cung cấp cho máu. Ông Paul Marcoss, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Thí nghiệm trên bệnh nhân sẽ giúp chúng tôi khẳng định rằng, hoạt chất curcumin có tác dụng đối với căn bệnh hiểm nghèo này như là loại thuốc "y học cổ truyền" hay là một loại thuốc quan trọng giúp điều trị bệnh!".

Ngoài việc tiếp tục những nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của hoạt chất curcumin trong củ nghệ, các nhà khoa học đang xác định liều lượng curcumin cho bệnh nhân, bởi vì hoạt chất curcumin chiết xuất từ củ nghệ có nhược điểm là khả năng thẩm thấu từ hệ tiêu hóa vào máu rất kém và rất nhanh chóng bị phân hủy trong cơ thể. Theo thực nghiệm của giáo sư Yosef Shaul, nếu người bệnh uống 8g/ngày thì nồng độ của hoạt chất này trong máu cao nhất chỉ đạt 2mM. Theo trang web của M.D. Anderson thì liều dùng 8g là liều dùng tốt nhất. Giáo sư Yosef Shaul cho biết: "Đối với việc bào chế thuốc mới, việc xác định liều lượng là vô cùng quan trọng; ít quá - sẽ làm mất tác dụng của thuốc; nhiều quá - sẽ trở thành độc dược!".

Một trở ngại khiến các công ty dược phẩm không mặn mà với việc tiến hành bào chế các loại thuốc từ hoạt chất curcumin tự nhiên là việc xảy ra các vụ kiện hy hữu: Các viện nghiên cứu tại Ấn Độ đã đâm đơn kiện University of Mississippi vì trường Đại học này đã đăng ký bản quyền dùng curcumin để điều trị các vết thương khó lành. Trên cơ sở pháp lý những nghiên cứu của Ấn Độ đã được công bố trong năm 1953 và những bài thuốc chữa bệnh của củ nghệ đã được ghi nhận trong sách cổ Ấn Độ. Cục Sáng chế Mỹ đã ra tuyên bố hủy bản quyền của Đại học Mississippi. Việc Đại học Mississippi thua cuộc đã đặt các công ty dược phẩm vào "ngõ cụt": Không thể đăng ký bản quyền cho bất cứ sản phẩm nào bào chế từ hoạt chất curcumin tự nhiên chiết xuất từ củ nghệ.

Gần đây, một vài doanh nghiệp dược phẩm đã phải "lách luật" bằng cách thay đổi cấu trúc hóa học của curcumin để không bị "kiện" ra tòa, như công ty AndroScience ở San Diego cộng tác với University of North Carolina sẽ tiến hành thực nghiệm lâm sàng vào cuối năm 2007 loại thuốc chống mẩn ngứa, bào chế từ curcumin tổng hợp hay công ty Curry Pharmaceuticals dự định tiến hành thực nghiệm lâm sàng curcumin do các nhà khoa học thuộc Emory University tổng hợp để điều trị ung thư.

Nhưng nhiều nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trong việc tài trợ cho những dự án bào chế thuốc chữa bệnh từ hoạt chất curcumin tổng gợp. Họ lo ngại rằng, curcumin tổng hợp có thể có những tác dụng phụ bất lợi cho con người. Giáo sư Aggarwal thì cho rằng, việc thay đổi phân tử và cấu trúc curcumin có thể dẫn tới xuất hiện một hoạt chất tiềm ẩn nhiều nguy hại hơn nhiều so những ích lợi của curcumin tự nhiên.

Nếu như, trong tương lai những khó khăn liên quan đến bản quyền về curcumin được giải tỏa, thì củ nghệ có thể trở thành "thần dược" điều trị nhiều căn bệnh nan y - trước tiên, có thể trở thành liều thuốc quý giá cho hàng triệu người đang bị bệnh Alzheimer.

Giáo sư Greg Cole thuộc University of California và Veterans Affairs đã sẵn sàng tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân Alzheimer và cũng sẵn sàng bào chế loại thuốc rẻ tiền có thành phần curcumin trộn với dầu ăn (làm dễ dàng chuyển hóa curcumin trong cơ thể) dành cho những người giầu có và nghèo túng bị bệnh Alzheimer và cho những người muốn phòng ngừa căn bệnh này một cách hữu hiệu trong thế giới đang bị "lão hóa".



Củ nghệ chữa bá bệnh


Củ nghệ được biết đến với nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt được Ấn Độ và nhiều nước, cả phương Đông lẫn phương Tây, sử dụng như một loại dược liệu trị bách bệnh.

Người Ấn Độ dùng củ nghệ như một thảo dược trong thuốc Ayurvedic, có thể chữa nhiều bệnh từ viêm khớp đến bất lực và hiếm muộn.

Theo hội đồng nghiên cứu Trung ương về Ayurveda và Sidhha (Bộ Y tế và vấn đề gia đình Ấn Độ), củ nghệ có thể chữa được nhiều bệnh. Trong phương pháp Ayurveda, củ nghệ có thể chữa bệnh hen suyễn, ho, trị cảm, nghiện rượu, mụn và các bệnh ngoài da.

Trong phương pháp Unani, củ nghệ có thể giảm viêm nhiễm, trị to gan và nhiễm trùng bàng quang, rối loạn kinh nguyệt, tăng cường sức khoẻ cho tim. Củ nghệ ngâm với nước và mật ong giúp lợi tiểu, hoặc nghiền nghệ với bơ đã qua lọc sạch có thể chữa hiệu quả bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, củ nghệ còn giúp trị đau răng và ngừa sâu răng, giảm đau bao tử, giúp tiêu hoá và tạo cảm giác thèm ăn. Nhỏ nước nghệ đã đun sôi vào mũi giúp chữa đau đầu và chứng mất ngủ.

Đặc biệt, củ nghệ có thể dùng như một loại thuốc bổ cho sức khoẻ mà không hề có tác dụng phụ. Pha 50mg nghệ vào một ly 200ml sữa và cho thêm một muỗng đường, bạn sẽ có một ly nước uống thơm ngon và bổ dưỡng. Mỗi ngày uống một ly như thế trong một thời gian dài giúp cơ thể kháng lại các bệnh thường thấy như hen suyễn, cảm. Đó là bài thuốc do những người hành nghề thuốc Ayurvedic khuyên dùng.

Tuy nhiên, không nên xem đây là thần dược, vì nó chỉ có tác dụng khi bạn uống đều đặn và vừa phải trong một thời gian dài.


Củ nghệ với những điều bí ẩn!?



Trước nay, củ nghệ (turmeric) thường được dùng về mặt điều vị, mùi vị thơm hắc của nó còn là món ăn chính của người Ấn Độ. Thật ra, củ nghệ cũng có rất nhiều tác dụng trong điều trị, người Ấn dùng một loại tinh chất từ nghệ để rửa mắt trong việc chữa viêm kết mạc. Có bằng chứng cho thấy, curcumin là thành phần hoạt chất chính trong nghệ, giúp tăng bài tiết dịch mật tiêu hóa chất béo, bảo vệ cho gan. Sau đây là một vài khám phá mới về hoạt chất thần kỳ curcumin trong nghệ.

Đặc tính kháng viêm vượt trội

Tiêu diệt gốc tự do xấu nhất: nghiên cứu của Đại học Dược khoa Ấn Độ cho biết, curcumin là thành phần của rễ củ nghệ nằm dưới đất, có hoạt tính kháng sinh rất mạnh, giới y học đang đi sâu thăm dò khả năng tẩy trừ gốc tự do mang oxy của nó trong quá trình phản ứng viêm. Do có hoạt tính kháng viêm vượt trội, nó cũng có thể tẩy trừ gốc tự do thuộc superoxide radicals hiệu quả.

Điều trị cơn đau: curcumin sẽ ức chế tạo thành prostaglandin, chất này trong cơ thể có liên quan đến cơn đau do viêm gây ra, chẳng hạn như cơn đau trong bệnh thống phong. Cơ chế làm giảm cơn đau của nó tương tự như aspirin, ibuprofen, nhưng không mạnh bằng. Tuy nhiên, khi dùng với liều cao, curcumin sẽ kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone, mà cortisone có hiệu lực rất mạnh để ức chế phản ứng viêm.

Điều trị viêm kết mạc: trong một nghiên cứu về vi khuẩn học, thuốc nhỏ mắt Haridra làm từ nguyên liệu củ nghệ, có khả năng kháng khuẩn với trực khuẩn E.coli, staphylococcus aureus, klebsiella và pseudomonas… Nghiên cứu căn cứ theo kết quả thử nghiệm 50 ca bệnh viêm kết mạc trên lâm sàng, cho rằng loại thuốc nhỏ mắt này đạt hiệu quả điều trị viêm kết mạc.

Điều trị viêm khớp: nghiên cứu của Đại học Y Dược Gandhi, dùng curcumin dạng uống cùng với cortisone acetate dạng tiêm điều trị cho chuột bị viêm khớp. Những chú chuột được điều trị bằng những thuốc này sau 13 ngày thì tình trạng viêm sưng tại khớp đỡ hơn thấy rõ so với nhóm chuột đối chứng. Hiệu nghiệm của nghệ đến từ hoạt tính chống histamine. Hoạt tính chống viêm của curcumin không thua kém nhiều so với cortison, nó có thể giảm nhẹ phản ứng viêm trong cơ thể động vật, cũng có thể giảm nhẹ triệu chứng viêm của bệnh viêm đa khớp dạng thấp (ở người). Nghiên cứu báo cáo cho thấy, tác dụng của 1.200mg curcumin sẽ tương đương với một loại thuốc kháng viêm là phenylbutazone 300mg.

Điều trị tổn thương gan: theo kết quả nghiên cứu trên người và ngoài cơ thể thuộc Đại học Tohoku (Nhật Bản) thì tinh chất từ nghệ quả thật phòng ngừa được những tổn thương do carbon tetrachloride (CCl4) gây ra trên gan. Đây là một chất hóa học độc hại, có mùi hôi như clor, nó thường được dùng trong chất tan công nghiệp và chất đông lạnh.

Phát huy hoạt tính chống ung thư

Hoạt tính chống đột biến: nghiên cứu của Viện nghiên cứu dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ, thử nghiệm củ nghệ cho 16 người hút thuốc lâu dài về hoạt tính chống đột biến của urcumin. Người được thử nghiệm trong 1 tháng, mỗi ngày dùng 1,5g củ nghệ, kết quả cho thấy củ nghệ đã làm giảm chất gây đột biến trong nước tiểu của họ. Nghiên cứu nói rằng, củ nghệ có hoạt tính chống đột biến, do vậy cũng có thể là phương pháp dự phòng chứng ung thư bằng hóa học rất tốt.

Hoạt tính tẩy trừ gốc tự do: nghiên cứu khám phá tinh dầu nghệ (turmeric oil) và nhựa cây nghệ (turmeric oleresin) trong ống nghiệm biểu hiện hoạt tính tẩy trừ gốc tự do rất tốt. Với đột biến bệnh niêm mạc dưới lớp xơ (chứng ung thư), dùng tinh dầu nghệ, tinh chất từ nghệ, cũng như nhựa cây nghệ đều có tác dụng ức chế. Nhựa cây nghệ cũng có chứa tinh dầu nghệ, curcumin, cũng như các hợp chất nhựa cây khác. Tinh dầu nghệ và tinh dầu nhựa cây nghệ trong việc chống lại đột biến của AND có tác dụng “chung sức” bảo vệ.

Đối kháng với ung thư dạ dày và ung thư da: Đại học Northwestern, Mỹ khám phá rằng, curcumin I có thể ức chế benzopyrene gây ung thư trên chuột cái Thụy Sĩ (Swiss mice), mà curcumin III cũng có thể ức chế dimethybenzathracene (DMBA) gây ung thư trên chuột trụi lông Thụy Sĩ. Hai chất này đều là hợp chất phenol màu vàng trong củ nghệ. Tương tự, curcumin I cũng có thể ức chế DMBA gây ung thư da trên chuột cái Thụy Sĩ.

Curcumin hầu như có thể thay đổi hoạt tính của tác dụng chuyển hóa gây ung thư, hoặc loại bỏ được các độc tính, từ đó phát huy được hoạt tính chống ung thư. Hai loại curcumin đều thử nghiệm được ở ngoài cơ thể, ức chế được sự hình thành tế bào độc tính của bệnh ung thư máu ở người. Curcumin ức chế sự sinh sôi và phát triển của tế bào khối u, do vậy phát huy tác dụng chống ung thư.

Bài thuốc thần kỳ chống bệnh AIDS?

Trong “Thông tin mới điều trị AIDS”, tác giả John S. James có một ghi nhận không chính thức rằng, tại Trinidad có 40% dân số người gốc Ấn, kế thừa thói quen của người Ấn Độ, trong ăn uống thường ngày có dùng cà ri. Bên cạnh đó, có 40% dân số người gốc Phi, rất ít dùng cà ri. Nghiên cứu đối chứng với AIDS tại Trinidad cho thấy, tỷ lệ người gốc Phi mắc AIDS cao hơn gấp 10 lần so với người gốc Ấn có ăn cà ri.

James còn phát biểu một báo cáo nghiên cứu không chính thức rằng, có một người bệnh AIDS bắt đầu dùng tinh chất củ nghệ, anh ta dùng tinh chất từ nghệ có nồng độ curcumin gấp 100 lần so với nghệ. Chế phẩm viên nang này có chứa 300mg tinh chất từ nghệ, trong đó chứa curcumin tiêu chuẩn hóa với nồng độ tối thiểu là 95%. Người bệnh uống 3 viên nang 300mg, ngày 3 lần, hay uống khoảng 2,5g curcumin. Một tuần sau khi bắt đầu điều trị, lấy máu người bệnh xét nghiệm, phát hiện kháng nguyên p24 – loại kháng nguyên có thể thông qua số lượng cho phương pháp làm chuẩn để đánh giá hoạt tính virus – giảm xuống thấy rõ.

Nghệ còn giúp chống lão hóa da, ngăn ngừa sự hình thành các nếp nhăn, vết nám, làm cho da mịn màng, tươi trẻ. Nghệ còn hỗ trợ chống viêm, loét do ức chế các chất trung gian gây viêm như cyclooxygenaza (COX - 2), lipooxy-genaza (LOX)… Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch do cholesterol và tăng độ bền mao mạch ngoại vi.


Củ nghệ nhiều tác dụng


Nghệ có tên khoa học là Curcuma Ionga, thuộc họ gừng. Nghệ là một loại cây thân thảo cao 0,6 đến 1 m.

Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm do có chứa chất màu curcumin. Lá hình trái xoan thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài tới 45 cm, rộng tới 18 cm, lá khum hình máng rộng, đầu tròn màu xanh lục nhạt, lá non hẹp hơn, màu hơi tím nhạt.

Theo Đông y, củ nghệ vàng còn có tên gọi là Khương Hoàng, vị cay, đắng, tính bình có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau có tác dụng phá huyết, hành khí, thông kinh, chỉ thống (giảm đau) chủ trị bệnh trướng đầy, bế kinh, bệnh sau sinh, chấn thương, ung thũng, sưng, thông kinh nguyệt…

Theo nghiên cứu, nghệ vàng có chứa chất curcumin chống ô xy hóa, chữa được nhiều loại bệnh như viêm khớp, rối loạn tiêu hóa, chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, giảm hàm lượng cholesterol trong máu, lưu thông lọc máu, giải độc gan, mau lành vết thương, liền sẹo, giảm nguy cơ nhiễm trùng, hen suyễn, các bệnh ngoài da, hiệu nghiệm nhất là đau bao tử, viêm loét dạ dày chỉ cần mỗi ngày 1 chén nước nghệ tươi, cho thêm mật ong chưng cách thủy hoặc hấp cơm cho nóng, chia 2 lần uống sáng và tối, sau 5 ngày sẽ không còn thấy đau, nếu còn đau uống tiếp mấy ngày nữa sẽ khỏi, ít thấy trường hợp bệnh tái lại. Nếu thấy khó uống bạn pha một ly 200 ml sữa và 2 muỗng bột nghệ thêm một muỗng đường, quấy đều sẽ giúp bạn dễ uống hơn. Mỗi ngày uống một ly như thế, trong một thời gian dài giúp cơ thể kháng lại rất nhiều chứng bệnh thông thường đến nan y.

Phụ nữ mang thai và sau sinh nếu không dùng nghệ là một điều đáng tiếc vì nghệ có công dụng phòng ngừa ung thư vú giúp co bóp tử cung, làm sạch khí huyết ứ và đau bụng sau sinh, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, bột nghệ trộn với mật ong, vo thành từng viên nhỏ, phơi khô cất dành và uống thường xuyên mỗi ngày 2 lần mỗi lần vài viên, hoặc nghệ tươi gọt sạch vỏ giã nhuyễn chế thêm 1 ít nước, 1 tý muối, gạn lấy nước uống hằng ngày sẽ có một làn da mềm mại trắng hồng như da em bé.

Trong mỹ phẩm làm đẹp da, củ nghệ cũng đóng vai trò quan trọng, rất an toàn không sợ hỏng da hay phản ứng phụ. Củ nghệ còn giúp quý bà quý cô làm đẹp một cách kỳ diệu, bởi trong nghệ có chất chống ôxy hóa, chống lão hóa, giảm các nếp nhăn, chậm hình thành các nếp nhăn mới, ngăn ngừa mụn làm cho da dẻ hồng hào trắng mịn; hỗn hợp bột nghệ, mật ong, sữa không đường hoặc sữa chua, vài giọt nước chanh hòa trong cái chén nhỏ cho sền sệt đắp mặt nạ và thư giản khoảng 30 phút cho hỗn hợp thấm vào da rồi rửa sạch bằng nước ấm. Đặc biệt, theo nghiên cứu gần đây, trong củ nghệ vàng có chất curcumin làm giảm mô mỡ, dùng nghệ thường xuyên sẽ ngăn ngừa béo phì ở độ tuổi trung niên. Những vết thương vừa liền da dùng củ nghệ tươi bôi vào làm liền da và vét thương mờ dần vết thẹo.

Ngoài những tác dụng có lợi cho sức khỏe, nghệ còn có tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm trên da, nghệ có tác dụng tuyệt vời để chăm sóc da khi ta ăn thường xuyên. Nói chung các công thức làm đẹp từ củ nghệ mang lại hiệu quả rất tốt.

Trong ẩm thực củ nghệ là một gia vị không thể thiếu khi chế biến các món ăn như bò kho, nấu càri, gà xào sả ớt, ếch om nghệ, thịt heo kho nghệ, bún nghệ... Kho cá sông, cá đồng nếu không có nghệ thêm vài cọng lá nghệ thì không thể có mùi hương đặc trưng của món ngon vùng miền điạ phương, bột nghệ cũng thay thế những phẩm màu công nghiệp, tạo màu đẹp mắt khi đổ bánh xèo, bánh khoái… Các món nướng ướp màu nghệ vàng ươm làm bạn không cản được cảm giác thèm ăn…


Khả năng chữa bệnh nan y của nghệ

Hiện nay có khá nhiều bài báo viết về tác dụng của Viên nang nghệ vàng Curcumin. Chất có trong củ nghệ vàng là hoạt chất Curcumin. Nó có tác dụng sinh học rất quí, được các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam cho là vũ khí mới trong phòng ngừa, điều trị ung thư và nhiều bệnh nan y khác. Viên nang curcumin là thực phẩm chức năng được sản xuất đóng thành viên rất thuận tiện cho người sử dụng hàng ngày để phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh.

Khả năng chữa bệnh nan y của nghệ vàng

Nghệ vàng còn có tên gọi là khương hoàng. Nghệ vàng vị đắng, tính bình có tác dụng hoạt huyết, làm tan máu và giảm đau. Củ con của nghệ vàng còn được gọi là uất kim, vị cay ngọt, tính mát làm an thần và tan máu tụ. Nghệ vàng được coi là vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa một số bệnh tùy thuộc vào cách dùng đơn thuần hoặc phối hợp nghệ với một số chất khác

Bệnh ung thư và bệnh AIDS đang là những bệnh hiểm nghèo của thời đại. Nhiều nhà khoa học trên thế giới vẫn đang cố gắng tìm kiếm các thuốc để điều trị bệnh này bất kể là bằng hóa chất hay bằng dược thảo.

Một số đề tài được thực hiện bởi một số nhà khoa học của Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia là tìm ra tác dụng kỳ diệu của hoạt chất curcumin trong củ nghệ vàng đối với các bệnh nan y. Curcumin là hoạt chất chính của nghệ vàng, chiếm tỷ lệ 0,3% hoạt chất curcumin (tinh nghệ) đã được công nhận là có độ an toàn cao, không chứa tác nhân độc hại (LD50 > 8g/kg thể trọng) và cũng đạt độ tinh khiết cao > 92%. Nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng đã nghiên cứu tường tận về cấu trúc hóa học cũng như hoạt tính sinh học của curcumin và khẳng định một số ưu việt nổi bật sau:

1. Curcumin là chất hủy diệt tế bào ung thư vào loại mạnh nhất theo cơ chế hủy diệt bước (Apoptosis) các tế bào ác tính. Chúng làm vô hiệu hóa tế bào ung thư và ngăn chặn không cho hình thành các tế bào ung thư mới mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào lành tính bên cạnh. Đây là ưu điểm nổi bật không như một số loại thuốc khác diệt tế bào ác tính cũng diệt luôn cả tế bào lành tính làm cho cơ thể suy kiệt, chán ăn, rụng tóc, buồn nôn. Thậm chí nhiều bệnh nhân tử vong trước khi bệnh tiến triển tốt. Curcumin được coi là chất tiêu biểu nhất cho thế hệ mới các chất chống ung thư vừa rất hiệu lực vừa an toàn và không gây tác dụng phụ.Curcumin có khả năng mạnh mẽ loại bỏ gốc tự do và các loại men gây ung thư có trong thức ăn, nước uống sử dụng hàng ngày cũng như do các loại khác gây nên. Bởi thế curcumin giúp cơ thể vừa phòng ngừa vừa chống ung thư một cách tích cực chứ không phải chỉ dùng khi chữa bệnh. Curcumin rất cần cho người cao tuổi và người có thể trạng kém.

2. Curcumin có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn rất cao trong đó đáng chú ý là khả năng kháng virus HIV/AIDS. Người ta nhận thấy curcumin có khả năng “chặt đứt” một trong các mắt xích của quá trình nhiễm HIV. Curcumin là một chất có triển vọng lớn trong điều trị viêm gan B, C, HIV với giá rẻ.

3. Các tác dụng khác:Curcumin còn có khả năng giải độc và bảo vệ tế bào gan, làm tăng hồng cầu, hạ mỡ máu, xóa bỏ trứng cá, giúp chóng mọc tóc và giảm rụng tóc. Curcumin còn là chất chống viêm và chống oxy hóa điển hình, có thể sử dụng curcumin như một corticoid trong điều trị bệnh mà không sợ gây loãng xương, không gây loét dạ dày.

Trên thế giới hiện nay ở nhiều nước curcumin được coi như vừa là thuốc vừa là thực phẩm. Trên 20 loại ung thư khác nhau đã được hãng dược phẩm Sabina (Mỹ) bào chế thuốc có curcumin để điều trị. Riêng đối với ung thư máu curcumin mới chỉ làm tăng hồng cầu và chống suy kiệt sức lực.



Củ nghệ có tác dụng trị sỏi mật


Ngoài được coi là một gia vị quyến rũ trong nhiều món ăn, nghệ còn được biết đến là một loại thuốc nhuộm và đặc biệt là 1 loại thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm.

1. Nghệ là một trong những thành phần quan trọng mà các bà nội trợ thường cho nó vào trong nhiều món ăn ngon. Với thành phần curcumin, nghệ luôn làm cho món ăn có màu sắc bắt mắt vì màu vàng của nó. Ngoài ra, Curcumin cũng được cho là chất chống oxy hoá, chất kháng khuẩn và chống viêm.

2. Trong nhiều nghiên cứu, chất curcumin có tác dụng chống viêm nhiễm trong nghệ còn được so sánh với các loại thuốc chống viêm mạnh, kể cả thuốc theo toa và không kê toa.

cu-nghe


Các nghiên cứu cho thấy chất kháng viêm curcumin có thể được sử dụng như một loại thuốc kháng sinh mà không tốn kém và lại giúp điều trị hiệu quả bệnh viêm ruột như Crohn và viêm đại tràng loét.

Trong các nghiên cứu khác, curcumin có trong nghệ còn được nhiều bác sĩ chỉ định điều trị cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và giảm sưng khớp.

3. Nghệ luôn luôn là một cây thuốc quan trọng của Trung Quốc và Ấn Độ bởi vì các thầy thuốc dân gian luôn xem nghệ là một loại thuốc hiệu quả do tính chất chống viêm của nó.

Vì thế, nghệ được sử dụng để điều trị nhiều loại bao gồm đầy hơi, vàng da, các vấn đề kinh nguyệt, đau răng, vết bầm tím, xuất huyết, đau ngực và đau bụng. Trong y học Trung Quốc, nghệ là một loại thuốc phổ biến được sử dụng như một chất bổ dạ dày và có tác dụng lọc máu.

4. Hiện nay, nghệ đang được nghiên cứu về khả năng ngăn chặn các khối u cho những bệnh nhân bị ung thư. Qua các nghiên cứu sơ bộ trong phòng thí nghiệm tại Đại học Texas thì nghệ có thể hữu ích trong việc phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của một số bệnh ung thư tế bào bao gồm các khối u ác tính, u vú và ruột kết.

Những nghiên cứu mới tiến hành còn cho thấy rằng ngay cả khi ung thư vú đã được hình thành thì chất curcumin có trong nghệ vẫn có thể làm chậm lại sự lây lan của các tế bào ung thư vú tránh di căn đến phổi.

Ngoài ra, những nghiên cứu được trình bày tại hội nghị về bệnh bạch cầu ở trẻ em được tổ chức tại London còn chứng minh nếu trẻ em ăn nhiều các loại thực phẩm chế biến từ nghệ có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu ở trẻ em.

5. Nhiều chiết xuất từ nghệ còn được báo cáo giúp cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe cho con người bao gồm việc mang đến làn da khỏe mạnh, gan và túi mật. Ngoài ra chúng còn hỗ trợ giảm đau và chống viêm, chống oxy hóa.

cu-nghe1

Lưu ý:

Cục Quản lý dược phẩm Mỹ (FDA) đã công nhận nghệ là một thực phẩm an toàn cho sức khỏe khi dùng liều không được vượt quá khuyến cáo. Như với bất kỳ các thực phẩm nào khác, bạn nên luôn luôn đọc và làm theo hướng dẫn trên nhãn khi sử dụng.

Nhiều bác sỹ hoặc thầy thuốc hành nghề y tế cho rằng chiết xuất từ nghệ có thể giúp nhiều bệnh nhân bị sỏi mật. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dùng nghệ dưới sự giám sát của bác sĩ và không nên dùng nghệ cho phụ nữ có thai.

Ngoài ra, nghệ có tác dụng làm loãng máu, vì thế những người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nghệ.


Tác dụng chữa bệnh từ củ nghệ vàng

Củ nghệ vàng còn có các tên gọi như khương hoàng, uất kim... Theo y học cổ truyền, khương hoàng (thân rễ củ nghệ) vị cay, đắng, tính bình tâm, can, tỳ, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu ứ và giảm đau, bụng trướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, sau đẻ đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng...



Trong nhân dân, nghệ dùng bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mụn mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Mới đây, các nhà khoa học nghiên cứu và xác định được nghệ còn có tác dụng hưng phấn và co bóp tử cung; chống viêm loét dạ dày do tác dụng tăng bài tiết chất nhày mucin; lợi mật, thông mật, kích thích tế bào gan và co bóp túi mật; làm giảm lượng cholesterol trong máu; tác dụng kháng sinh cả trên vi khuẩn gram (+); tác dụng kháng viêm tương đương hydrocortison và phenylbutazon. Tác dụng giảm tỷ lệ mắc ung thư như ung thư vú, tuyền tiền liệt, phổi và ruột kết nếu chế độ dinh dưỡng có nhiều chất nghệ.
Chữa bỏng nhẹ, thông thường: Lá chè tươi 100g, nghệ vàng 50g, đem lá chè tươi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội rồi vò lấy nước đặc. Củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Trộn lẫn hai thứ với nhau thành một dung dịch sền sệt, chấm thuốc bôi nhẹ lên chỗ da bị bỏng. Cứ bôi từng lượt như vậy cho đến khi chỗ bỏng hết đau rát, lấy gạc sạch che vết bỏng lại. Những ngày sau, bôi thuốc mỗi ngày 2 - 3 lần. Nếu vết bỏng nhẹ, chỉ 2 - 3 ngày chỗ bị bỏng sẽ tróc vảy, lên da non. Lấy ngh��� tươi chấm vào chỗ da non để tránh sẹo.
Phòng và chữa các bệnh sau khi đẻ: Dùng một củ nghệ nước, nhai ăn, uống với rượu hay đồng tiện (nước tiểu trẻ em khoẻ mạnh). Chữa sau khi đẻ, máu xấu xông lên tim: Dùng nghệ đốt tồn tính, tán bột, uống 2 đồng cân (8g với giấm).






Chữa đau vai gáy: Khương hoàng, cam thảo, khương hoạt đều 1 lạng, thêm bạch truật 2 lạng. Tán nhỏ, mỗi lần dùng 1 lạng sắc nước uống.
Chữa bệnh phụ nữ có thai bị ra máu, đau bụng (dọa sẩy thai): Khương hoàng, đương quy, thục địa, lá ngải cứu sao qua, lộc giác giao (sừng hươu) mỗi vị 1 lạng sao khô vàng. Tất cả các vị trên đem tán nhỏ, mỗi lần uống 4 đồng cân, thêm gừng tươi nửa phân, táo 3 quả, sắc với nước, bỏ bã uống trước bữa ăn khi uống thuốc còn ấm.


Tác dụng chữa bệnh của nghệ


Nghệ hay nghệ vàng – Curcuma longa L. (C. domestica Valeton), thuộc họ gừng - Zingiberaceae. Cây thảo cao khoảng 1 m. Thân rễ to, hình củ tròn, có các nhánh hình trụ hay hình thoi, thịt màu vàng da cam. Thân mang lá mọc hàng năm. Lá có cuống dài, hình trái xoan mũi mác, dài 25 - 45 cm, rộng tới 15 - 18 cm, nhẵn cả hai mặt, màu lục nhạt, cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành những bông hình trụ, cánh hoa và cánh môi đều màu vàng, các lá bắc màu lục, những cái ở ngọn màu tím. Quả nang chia ba ô.

Ở nước ta, nghệ mọc hoang và được trồng khắp nơi, mỗi gia đình nông thôn thường trồng ít nhiều để dùng.

Chế biến làm thực phẩm: người ta dùng củ nghệ làm gia vị trong ăn uống, chủ yếu lấy màu vàng gây cảm giác ngon và béo. Đem phơi và nghiền ra, nghệ là thành phần của bột cà ri. Nghệ là loại gia vị khử mùi tanh của cá, ốc, lươn.

Sử dụng làm thuốc: nghệ cho những vị thuốc thông dụng trong y học dân tộc. Thân rễ của nghệ gọi là khương hoàng. Trong củ nghệ có nhựa, curcumin (0,76 - 1,1%), tinh dầu (trên 1,5%), chất béo, tinh bột. Curcumin và tinh dầu có tính chất thông mật, lợi mật; ở nồng độ thấp, tinh dầu còn có tính kháng khuẩn.

Nghệ được sử dụng làm thuốc giúp cho tiêu hóa, chữa các bệnh về mật và gan, phụ nữ sinh đẻ xong bị đau bụng. Nghệ có tác dụng chống loét dạ dày, làm giảm tiết dịch vị, làm giảm độ acid của dịch vị và có tác dụng chống viêm (ta thường dùng thuốc viên nghệ, kim truật, melamin). Nghệ dùng ngoài, bôi lên mụn nhọt, vết thương mới khỏi làm cho chóng lên da non và tránh làm sẹo. Nghệ là loại thuốc trị loét tốt (dùng dưới dạng nước ép trong một thời gian dài).

Trong y học dân tộc, người ta dùng nghệ rất nhiều. Để phòng bệnh sau khi sinh đẻ, người ta cho sản phụ ăn một củ nghệ nướng, uống với một ít rượu. Sau khi đẻ, nếu máu xông lên tim, người ta dùng nghệ đốt tồn tính, tán bột cho uống 8 g mỗi ngày với giấm. Trẻ em lên cơn suyễn, đờm kéo lên tắc nghẹt cổ, khó thở, dùng một gram nghệ giã nát, hòa với đồng tiện vắt lấy nước cốt uống.

Ở nước ta, còn có một số loài nghệ khác như nghệ vàng (Curcuma xanthorrhiza Roxb.) dùng như nghệ, nghệ bột (Curcuma pierreana Gagnep.) trồng lấy bột ở củ. Còn có hai loài nghệ trắng (Curcuma aromatica Salisb.) và nghệ xanh, nghệ tím (C. zedoaria (Berg.) Roscoe) đều được sử dụng làm thuốc.


Tác dụng chữa bệnh của nghệ vàng


- Không chỉ tốt trong trị bỏng, làm liền sẹo, củ nghệ vàng còn chữa viêm đường mật, đái ra máu và nhất là an thai khi phụ nữ có thai bị ra máu, đau bụng.

Củ nghệ vàng còn có các tên gọi như khương hoàng, uất kim… Theo y học cổ truyền, khương hoàng (thân rễ củ nghệ) vị cay, đắng, tính bình tâm, can, tỳ, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu ứ và giảm đau, bụng trướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, sau đẻ đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng…

Trong nhân dân, nghệ dùng bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mụn mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Mới đây, các nhà khoa học nghiên cứu và xác định được nghệ còn có tác dụng hưng phấn và co bóp tử cung; chống viêm loét dạ dày do tác dụng tăng bài tiết chất nhày mucin; lợi mật, thông mật, kích thích tế bào gan và co bóp túi mật; làm giảm lượng cholesterol trong máu; tác dụng kháng sinh cả trên vi khuẩn gram (+); tác dụng kháng viêm tương đương hydrocortison và phenylbutazon. Tác dụng giảm tỷ lệ mắc ung thư như ung thư vú, tuyền tiền liệt, phổi và ruột kết nếu chế độ dinh dưỡng có nhiều chất nghệ.

Phòng và chữa các bệnh sau khi đẻ: Dùng một củ nghệ nước, nhai ăn, uống với rượu hay đồng tiện (nước tiểu trẻ em khoẻ mạnh). Chữa sau khi đẻ, máu xấu xông lên tim: Dùng nghệ đốt tồn tính, tán bột, uống 2 đồng cân (8g với giấm).

Chữa đau vai gáy: Khương hoàng, cam thảo, khương hoạt đều 1 lạng, thêm bạch truật 2 lạng. Tán nhỏ, mỗi lần dùng 1 lạng sắc nước uống.

Chữa bệnh phụ nữ có thai bị ra máu, đau bụng (dọa sẩy thai): Khương hoàng, đương quy, thục địa, lá ngải cứu sao qua, lộc giác giao (sừng hươu) mỗi vị 1 lạng sao khô vàng. Tất cả các vị trên đem tán nhỏ, mỗi lần uống 4 đồng cân, thêm gừng tươi nửa phân, táo 3 quả, sắc với nước, bỏ bã uống trước bữa ăn khi uống thuốc còn ấm.

Chữa bỏng nhẹ, thông thường: Lá chè tươi 100g, nghệ vàng 50g, đem lá chè tươi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội rồi vò lấy nước đặc. Củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Trộn lẫn hai thứ với nhau thành một dung dịch sền sệt, chấm thuốc bôi nhẹ lên chỗ da bị bỏng. Cứ bôi từng lượt như vậy cho đến khi chỗ bỏng hết đau rát, lấy gạc sạch che vết bỏng lại. Những ngày sau, bôi thuốc mỗi ngày 2 – 3 lần. Nếu vết bỏng nhẹ, chỉ 2 – 3 ngày chỗ bị bỏng sẽ tróc vảy, lên da non. Lấy nghệ tươi chấm vào chỗ da non để tránh sẹo.



Tác dụng chữa bệnh của củ gừng
Tác dụng chữa bệnh của hoa nhài
Tác dụng chữa bệnh của gạo nếp
Tác dụng chữa bệnh của quả nhàu
Tác dụng chữa bệnh của quả cau
Tác dụng chữa bệnh của cây sim


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
chào bác sĩ bác sĩ cho cháu hỏi nghệ trắng có tác dụng trong chữa trị phồng động mạch não không ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý