Cách nấu chè hoa cau ngon hết ý

seminoon seminoon @seminoon

Cách nấu chè hoa cau ngon hết ý

19/04/2015 02:14 AM
20,283

Nhiều người đã ví chè hoa cau như tính cách người Hà Nội, mang hương vị thanh tao, nhẹ nhõm mà vẫn rất nồng nàn, khó quên.



Cách 1:


Linh hồn làm nên bát chè này chẳng đâu xa lạ mà lại là thứ vật phẩm gần gũi của quê nhà: bột sắn, đỗ xanh, đường kính, nước dừa, hoa bưởi.

Chè hoa cau và đĩa xôi vò

Theo kinh nghiệm của người già, đỗ dùng để nấu chè phải là loại đỗ hạt tiêu tuy nhỏ nhưng vàng và thơm, hạt nào hạt nấy đều nhau và không bị lép. Sau khi ngâm đỗ nửa ngày, đem ra đãi và rắc vài hạt muối vào, để ráo nước mới đem đổ trong chõ hấp chín. Bột năng thì cho nước vào quậy tan, lọc lại cho bột mịn.

Phải đun lửa liu riu và thao tác khuấy bột cũng phải thật đều tay, thấy nước hơi sánh lại là ngừng ngay để tránh cho bột không già quá mà cũng không non quá. Vừa khuấy, vừa trộn với nước được nấu với hoa bưởi, đỗ xanh vào thật đều tay. Chỉ cần sơ ý khuấy già tay một chút, chè sẽ mất hương thơm tự nhiên của hoa bưởi.

Chè hoa cau bao giờ cũng có độ ngọt thanh vừa phải. Bát chè múc ra phải đạt được độ sánh mượt cần thiết cùng những hạt đỗ xanh đồ chín. Đỗ rắc khéo để không chìm, không vón cục mà chỉ lơ lửng như hoa cau vàng ươm, vàng rộn ràng mà tinh khiết. Thêm một chút xôi vò vàng óng cho bát chè càng đậm đà.

Muốn hương chè thơm đượm hơn, người ta còn ướp hoa vào bát đựng chè. Bát đựng chè phải kén những chiếc bát sứ Giang Tây, thanh mỏng, miệng bít vàng, lòng men trắng bóng. Khi chọn được chiếc bát vừa ý sẽ tiến hành ướp hoa vào trong lòng bát. Cát để đem ướp là loại cát sông, sau khi được rửa sạch sẽ mang ra rang nóng rồi đổ ra nong.

Sau đó lấy giấy bản trải lên cát rồi đem hoa bưởi để trên giấy, úp chén đơm chè lên trên. Mỗi chén úp vài bông hoa. Cát nóng làm hoa bưởi bốc hơi, đọng lại thành lớp mồ hôi thơm trong lòng bát. Rồi cứ thế, từng bát chè được múc ra sóng sánh hương hoa bưởi tinh khiết.

Cuối cùng, chế nước dừa thắng lên mặt những bát chè nồng nàn hương hoa, để màu trắng đục của nước dừa quyện vào cái thanh, cái ngọt của vị chè làm mát lạnh lòng người.

 


Cách 2:

Chè hoa cau, món ăn đơn giản mà tinh tế. Chè ngọt, nấu với bột sắn ướp hoa nhài, rắc hạt đậu xanh mằn mặn lên trên. Vị thanh, ăn nóng hay nguội đều ngon.

Nguyên liệu (được 8 bát nhỏ)

200g đậu xanh bỏ vỏ, ngâm nước độ 3 giờ

1,2 lít nước

100g bột sắn dây

150g đường (tùy khẩu vị) Chút dầu chuối (nếu có)
Cách làm

Đậu xanh để ráo nước. Cho lên chõ hấp, nhớ trộn một chút muối vào cùng. Bỏ rabát riêng.

Cho nước vào nồi to cùng đường để nấu nước đường. Để bột sắn vào tô, cho khoảng 1/2 chén nước vào khuấy đều cho tan. Từ từ bỏ vàonồi nước đường đã sôi. Khuấy liên tục trên lửa đến khi hỗn hợp đặc lại thì thôi.

Khi ăn, chan hỗn hợp chè sắn vào bát, rắc đậu xanh lên trên, cho thêm chút dầu chuối nếu có.


Cách 3:


Cách nấu Chè hoa cau

Cách nấu món ăn ngon ckk28052009 Cách nấu Chè hoa cau

Bên cạnh cơm rượu nếp, trái cây, bánh mứt… để dâng cúng ông bà trong dịp Tết nửa năm này, chúng ta còn có thêm sự lựa chọn với món chè hoa cau, thực hiện rất nhanh, mà nguyên liệu cũng rất đơn giản. Đây cũng là một món ăn rất thanh mát và tốt cho sức khỏe của các bé trong mùa hè.


Nguyên liệu:
50g đậu xanh không vỏ
100g bột sắn dây
1 lít nước
250g đường cát trắng (hoặc 300g đường phèn)
3 lá dứa
vài giọt tinh dầu hoa bưởi, một ít muối

Thực hiện:
1.     Chuẩn bị
-         Đậu xanh: Vo sạch, ngâm nở khoảng 6 giờ đồng hồ), để ráo nước, hấp chín với lá dứa.
-         Bột sắn dây: Lọc lại sạch bụi, hòa với 300ml nước.
2.     Nấu chè
Đun nóng 700ml nước còn lại, chế sắn dây vào từ từ, khuấy liên tục bằng đũa to ( cây dầm) + đường, tiếp tục khuấy đến bột trong, cho đậu xanh đã hấp chín và một tí muối vào, quậy đều. Sau đó, cho vài giọt dầu hoa bưởi vào trộn đều.
3.     Trình bày
Múc chè vào chén nhỏ. Ăn cùng xôi vò là hết ý.


Tham khảo thêm một số món chè ngon



Chè nhãn lồng hạt sen


Thật ngẫu nhiên, mùa nhãn và mùa sen lại trùng làm một đã tạo nên món chè thanh tao, bổ dưỡng này.

Nguyên liệu:

- 500g nhãn lồng hoặc nhãn Thái.
- 200g hạt sen khô hoặc tươi.
- 100g đường. Bạn có thể gia giảm đường theo khẩu vị.

Cách làm:

- Nhãn bóc hết vỏ. Dùng dao nhỏ, đầu nhọn, lách vào đỉnh của quả nhãn và nhẹ nhàng tách hột ra. Chú ý không làm rách nhãn để có thể cho hạt sen vào bên trong.

- Hạt sen rửa sạch.

- Hầm hạt sen với nước trong khoảng 30 phút, khi nào hạt sen chín mềm là được. Đối với hạt sen tươi, chỉ cần luộc qua trong khoảng 10 phút.

- Khi hạt sen nhừ, đổ đường vào nồi nước, tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút để hạt sen ngấm đường.

- Vớt hạt sen ra bát, để nồi nước đường sang một bên.

- Nhét từng hạt sen vào trong quả nhãn.

- Đun sôi lại nồi nước đường rồi cho nhãn đã lồng hạt sen vào đun trong khoảng 2 phút.

- Tắt bếp, để nguội rồi để nhãn lồng sen vào tủ lạnh. Có thể ăn mát hoặc cho thêm đá nếu thích.

- Món nhãn lồng hạt sen dễ làm, có tác dụng an thần, tốt với những người phải làm việc, học hành căng thẳng.



Bùi bùi chè đậu trắng nước cốt dừa


Chè đậu trắng bùi bùi, được chan cùng với nước cốt dừa ăn béo béo.


Nguyên liệu:

- 200g đậu trắng khô
- 1 lon nước cốt dừa
- 80g đường cát trắng
- 1 thìa nhỏ bột năng
- 1 thìa súp đường cát trắng
- Chút xíu muối.

Cách làm:

- Đậu trắng rửa vài lần cho sạch, nhặt bỏ những hạt hỏng. Ngâm đậu trắng vào thau nước lạnh, ngâm qua đêm.

- Hôm sau đổ đậu vào nồi, chế nước lạnh ngập mặt đậu, đun đến khi đậu mềm từ từ cho đường vào. Lưu ý đậu mềm bạn mới đổ đường vào, đậu chưa mềm bạn đổ đường vào đun, hạt đậu sẽ bị sượng.

- Đun lửa nhỏ đến khi đậu thấm đường. Tắt bếp, đổ đậu ra thố thủy tinh để trong tủ lạnh dùng dần.

- Đổ lon nước cốt dừa vào nồi nhỏ (nếu không có nước cốt dừa sẵn, bạn có thể mua dừa tươi, bào mịn, vắt lấy nước cốt), thêm vào nồi một thìa nhỏ bột năng, một thìa súp đường, nửa thìa nhỏ muối. Đun lửa nhỏ, vừa đun vừa dùng thìa khuấy đều để bột năng tan. Đến khi nước cốt dừa sánh lại, tắt bếp. Đổ ra bát thủy tinh, cất vào tủ lạnh dùng dần.

- Múc chè ra bát, bên trên chan thêm hai đến ba thìa nhỏ nước cốt dừa. Trộn đều, thêm đá lạnh tùy theo sở thích của bạn.


Chè sâm ngọt mát bổ dưỡng


Chuẩn bị vào đầu mùa hè, một chén chè sâm mát lạnh sau ngày làm việc mệt nhọc sẽ giúp bạn thư giãn và thoải mái.


Nguyên liệu:

- 100g hạt sen khô
- 50g nhãn nhục (long nhãn)
- 100g nho khô
- 100g táo đỏ
- 1 muỗng nhỏ bột rau câu
- 200g đuờng

Cách làm:

- Hạt sen khô đun sôi cho gần mềm, đổ ra rổ để ráo

- Long nhãn ngâm nước nóng cho nở

- Nho khô rửa sơ cho sạch, nếu có sạn thì nhặt sạn ra

- Táo đỏ rửa sơ ngâm nước nóng

- Bắc một nồi nhỏ lên bếp, hòa một muỗng nhỏ bột rau câu vào 200 ml nước, đun sôi sau đó đổ ra tô chờ nguội làm thạch, chú ý không cho đường vào thạch

- Bắc một nồi khác lên, chờ nóng cho 1/2 đường vào tạo caramen, chú ý không để quá vàng sâm sẽ có mùi đắng. Sau đó đổ nước vào, chừng 400ml, cho nốt số đường còn lại vào. Nêm cho ngọt vừa miệng.

- Nước sôi cho hạt sen vào, sau đó là nhãn, nho khô và táo, nêm một chút xíu muối. Để nhỏ lửa cho hạt sen mềm, táo và nhãn ngấm đường, nếm vừa miệng nhấc xuống.

- Lúc này thạch đã đông lại rồi nên lấy ra xắt nhỏ cho vào chè sâm. Để lạnh hoặc chờ cho nguội thêm đá lạnh vào ăn rất ngon

- Món chè sâm này rất tốt cho cơ thể vào ngày hè vì nó vừa cung cấp thêm nước vừa bổ dưỡng sẽ giúp bạn hồi sức rất nhanh.

Bí quyết nấu chè chuối ngon
Cách làm bánh trôi nước ấm lòng ngày cuối tuần
Cách nấu chè hạt sen
Cách nấu chè bà ba ngon đúng điệu
Chè trôi nước khoai lang tím cực ngon ngày lạnh
Cách nấu chè ba mầu ngon khó tả


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý