Kế hoạch kinh doanh bán hàng qua mạng

seminoon seminoon @seminoon

Kế hoạch kinh doanh bán hàng qua mạng

19/04/2015 02:39 AM
831

Xây dựng chiến lược kinh doanh- Môi trường internet là cơ hội để bạn trải nghiệm với kế hoạch kinh doanh. Xây dựng kế hoạch kinh doanh qua mạng cho những bước đi của sản phẩm mới tiếp cận với thị trường trực tuyến cần phải tuân thủ 3 bước.



Bước 1: Phát triển sản phẩm

Luôn nhớ rằng, Internet là một siêu thị toàn cầu. Phát triển sản phẩm có khả năng đáp ứng một thị trường đa dạng về mặt địa lý là mục tiêu nên hướng tới.

Một sản phẩm đích thực phải thỏa mãn một nhu cầu hoặc một khát vọng nhất định và mang lại sự hài lòng ngay lập tức.

Trước khi phát triển sản phẩm, bạn nên làm một cuộc nghiên cứu chính xác khách hàng muốn gì để có thể phát triển sản phẩm theo đúng hướng. Yếu tố quan trọng nhất khi bạn phát triển một sản phẩm chính là chất lượng. Sản phẩm của bạn sẽ tuyệt vời hơn nếu không chỉ dừng lại ở mức độ thể hiện những gì bạn đã cam kết với khách hàng mà còn mang lại cho khách hàng những lợi ích khác, hơn cả những gì họ mong đợi khi sử dụng.

Bước 2: Thiết kế website

Khi đã chuẩn bị xong sản phẩm, bước kế tiếp là thiết kế website phục vụ cho công tác bán hàng. Tất cả những gì thể hiện trên website đều nhằm mục đích duy nhất là thuyết phục khách đến website và mua hàng. Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và hình ảnh hấp dẫn để tạo được sự chú ý là điều bạn phải hết sức quan trọng. Cần chú ý rằng không chỉ những hình ảnh rực rỡ, mà những thông tin xung quanh sản phẩm sẽ thuyết phục khách hàng.

Tất cả các từ, câu và đề mục đều phải tập trung cho việc “lôi kéo” những khách hàng tiềm năng. Hãy cố gắng thể hiện thông điệp gửi đến khách hàngi.Ở vị trí của nguời dẫn dắt câu chuyện, bạn hãy tỏ ra quan tâm tới các sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bạn hãy thể hiện rõ cho khách hàng biết chính xác những gì họ sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm của bạn, giải thích tại sao sản phẩm lại cần thiết như thế.

Bước 3: Xây dựng chiến lược marketing

Chiến lược marketing là bước cuối cùng trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Kế hoạch đó bao gồm cả chiến lược ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo bạn sẽ đi đến thành công. Các chiến lược ngắn hạn hợp lý sẽ góp phần tăng vọt doanh số bán trong những thời điểm nhất định.

Mặc dù các chiến lược ngắn hạn là vô cùng quan trọng trong toàn bộ kế hoạch của bạn nhưng đó chỉ là những quyết định mang tính đột biến và hoàn toàn chỉ nên coi chúng là những giải pháp tình thế mà thôi. Bạn chú ý tới các công cụ để thực hiện chiến lược marketing ngắn hạn gồm: Quảng cáo bán hàng, thông báo của công ty và các công cụ tìm kiếm.

Đối với việc xây dựng chiến lược dài hạn, bạn phải thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm và khách hàng, phân loại khách hàng, phân khúc thị trường, lựa chọn chính sách bán hàng phù hợp với những đối tượng khách hàng và từng khu vực thị trường. Chiến lược marketing dài hạn sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu lâu dài, tiến tới những khách hàng ổn định và thị phần ổn định.

Bằng cách thiết kế và thực hiện một chiến lược marketing hài hoà giữa ngắn hạn và dài hạn, website của bạn sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng ghé thăm và mua hàng. Hãy tự tin rằng bạn sẽ thành công khi tạo lập và thực hiện chiến lược marketing trực tuyến.


Internet là sự pha trộn của hàng triệu các website. Do đó, việc xây dựng một cửa hàng trực tuyến không đơn giản như việc mở một cửa hàng nhỏ ở một dãy phố bán hàng. Phải hết sức thận trọng.


Bạn cần phải lập ra một kế hoạch hết sức thận trọng. Chuyên gia tư vấn Pascal Burg của Công ty Edgar Dunn & Company ở Mỹ- một công ty hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính, thương mại điện tử và marketing thương hiệu hàng hoá, sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích sau:

Bước 1: Cần vạch rõ các mục tiêu kinh doanh
Đầu tiên, bạn hãy quyết định về những gì bạn cần gặt hái được từ trang web của mình. Do vậy, bạn phải tự hỏI xem mục tiêu của bạn là gì. Một trang web có thể đáp ứng được hàng loạt các nhu cầu nhưng nhìn chung đó là nơi để chuyển tải thông tin nhằm tăng tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh hoặc tạo ra doanh thu cho công ty bạn. Đừng bị trói buộc bởi những nhu cầu hết sức dập khuôn của mình - nếu bạn nghĩ bạn có thể đáp ứng được mục tiêu nào khác, đừng ngại xem xét đến điều đó và hãy cố gắng làm được một điều gì mới mẻ.


Bạn cần nhận thức rõ rằng việc thu lợi từ các khoản đầu tư vẫn còn là việc tương đối hiếm đối với nhiều công ty kinh doanh trên mạng. Một trang web có thể được coi như một sự đầu tư dài hạn cho công ty của bạn. Khoản ngân quỹ mà bạn phải bỏ ra phụ thuộc vào loại hình trang web mà bạn chọn lựa. Một trang web cộng đồng có thể được xây dựng với chi phí tương đối rẻ. Trong khi một trang web thương mại điện tử được thiết kế công phu, có khả năng kích hoạt cao sẽ đòi hỏi một khoản chi lớn (khoảng từ 100.000 USD trở lên, và khoản chi phí có thể tăng một cách không có giới hạn). Một vấn đề quan trọng nữa là, không giống như những cuốn sách giới thiệu được in ra, tính thẩm mỹ của một trang web bao gồm cả khả năng có thể nâng cấp liên tục như một thuộc tính cố hữu của nó.


Chẳng hạn như giai đoạn đầu trong chiến lược phát triển trang web của bạn có thể chỉ bao gồm việc xây dựng một trang thông tin nhưng nó lại được xây dựng vớI khả năng có thể chuyển đổi sang giai đoạn hai, giai đoạn cho phép bạn có thể bán các sản phẩm trực tuyến. Cuối cùng, đừng ngại phải liều lĩnh - trang web của BBC: beeb.com tạo ra một cái tên vừa trang trọng vừa mang tính truyền thống và sử dụng chất lượng của các chương trình để tạo ra một trang web đầy tính phiêu lưu và hài hước.


Bước 2: Tạo được những khách hàng riêng
Trang web của bạn sẽ phục vụ cho các khách hàng cho công ty của bạn hiện tại hay định hướng vào người sử dụng mạng trực tuyến ở Australia hoặc các khu vực khác trên thế giới? Bạn cần phải có các điều kiện để đáp ứng được các khách hàng trên toàn cầu. Hãy nhìn vào mô tả tiêu biểu về người sử dụng mà bạn muốn lôi kéo đến trang web của bạn vì trang web của bạn phải đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, đặc biệt nếu bạn muốn bán các sản phẩm trực tuyến cho họ. Bạn sẽ xây dựng trang web của bạn bằng nhiều thứ tiếng hay sẽ tạo ra những trang web có những nét khác biệt riêng ở mỗi quốc gia? Bạn có thể chấp nhận việc thanh toán bằng các đồng ngoại tệ khác nhau không?


Bước 3: Tạo nguồn ngân quỹ
Cần phải tạo nguồn ngân quỹ cho các khoản chi phí về máy chủ, chi phí marketing, chi phí bảo dưỡng, chi phí tài nguyên, chi phí hành chính, các khoản chi phí hang tháng và các khoản chi khác nữa. Nếu bạn không chi nhiều tiền cho trang web của bạn, thì bạn cần làm việc hết sức chăm chỉ để tiếp thị cho nó, giữ cho nó được cập nhật một cách thường xuyên và thích hợp, như vậy bạn sẽ thu nhận được nhiều thành quả hơn so với một người sử dụng hàng triệu USD nhưng thực chất lại rất hạn chế.


Bước 4: Kiểm soát và cân nhắc về các chiến lược kinh doanh thương mại điện tử trên web.
Cách thức tốt nhất để kiểm soát và phát triển một chiến lược kinh doanh web site hết sức rõ ràng phải liên quan đến mọi bộ phận. Điều đó có thể bao gồm cả việc liên kết thành một nhóm phát triển internet từ mỗi khu vực kinh doanh khác nhau của bạn. Đó là sự khởi đầu cho một doanh nghiệp, tất cả không chỉ xuất phát từ một bộ phận cố định nào cả. Một điều cũng cần hết sức lưu ý đó là, việc kiểm soát trang web của bạn có thể không chỉ là chức năng của bộ phận IT (công nghệ thông tin) - bởi đó không phải chỉ là vấn đề của công nghệ thông tin.


Bước 5: Cần phòng tránh những cách thức có vẻ quá to tát.
Về vấn đề kỹ thuật, bạn cần chú ý xem: Trình duyệt nào mà khách hàng sử dụng nhiều nhất? Khách hàng sử dụng loại phích cắm nào? Họ có cần một card âm thanh không? Đừng bao giờ lảng tránh tất cả những câu hỏi đó. Hãy trang bị cho các máy tính cá nhân những trình duyệt và những phần mềm mới nhất.


Bước 6: Xây dựng kế hoạch phát triển nội dung trang web
Hãy bỏ thời gian để xem xét đến những nội dung mà bạn cung cấp. Đó chính là những yếu tố lôi cuốn các khách hàng mục tiêu trên mạng trực tuyến. Tiếp đó bạn hãy suy nghĩ xem liệu có nội dung gì mới mà bạn có thể bổ sung thêm trên trang web của mình trong thời gian tới. Một trang web tốt nhất là một trang web cung cấp những nội dung thích hợp với người sử dụng và luôn được cập nhật thường xuyên.


Một nội dung rành mạch tức là phải bao gồm các thông tin như địa chỉ liên lạc, danh mục sản phẩm, thông cáo báo chí, thông tin về công ty, các thông tin về tuyển dụng nhân sự, hình ảnh về sản phẩm và về các nhân viên của công ty cũng như nhiều sự lựa chọn cho việc in các hình ảnh đó. Một khu vực dành cho việc chatting là một trong những cách thức dễ nhất để có được những nội dung thông tin mới, và tất nhiên dịch vụ này phải được miễn phí vì thông tin ở đây do người sử dụng viết ra. Trang web lonelyplanet.com có một khu vực chatting, nơi khách du lịch có thể trao đổI những lời khuyên và những câu chuyện trên trang web. Trang web bán lẻ marks-and-spencer.co.uk tổ chức một khu vực chatting trực tuyến hàng tháng, trong đó những bộ phận bán hàng thực phẩm trực tuyến sẽ tự động phúc đáp câu trả lời của khách hàng. Nhưng đừng bắt buộc mọi người phải điền các thông tin khi truy nhập trang web của bạn. Trung bình người sử dụng thường dừng lại ít hơn 3 giây ở bất kỳ một trang chủ nào.


Bước 7: Lựa chọn một tên miền trên Internet
Một tên miền càng ngắn gọn càng tốt. Sẽ dễ dàng nhất nếu tên miền phản ảnh được bản chất hoạt động kinh doanh hay sản phẩm của công ty bạn. Điển hình là trường hợp của ozEnews.com.au, trang web cung cấp cho người sử dụng những chương trình truyền hình quan trọng nhất ở Queensland. Như vậy, bạn sẽ nhận thấy có người rất sẵn lòng sử dụng tên miền của công ty bạn. Tiếc thay, việc đó chưa có gì là lớn trong tổng số những việc bạn cần làm, trừ khi công ty bạn ở trong một điều kiện rất tốt như công ty bạn đã có một thương hiệu quốc tế hết sức nổi tiếng.


Bước 8: Đảm bảo sự hoạt động của hệ thống email
Thường xuyên định rõ một khu vực trên trang web để người sử dụng có thể gửi thư đóng góp ý kiến cho bạn cũng như để bạn có thể trả lời các câu hỏi của khách hàng. Nhiều người sử dụng nhận thấy rằng những câu hỏi qua email thường không được trả lời, nhưng email là cách đơn giản nhất để đối thoại với từng khách hàng. Phần mềm RSVP Mail Processor cung cấp chức năng phản hồi tự động dựa trên bộ lọc hoặc đóng gói và gửi email theo một trình tự định trước.


Bước 9: Lựa chọn một đối tác thiết kế web
Bạn chỉ có thể thiết kế được một trang web riêng và mãi cũng chỉ là một trang web duy nhất đó, nếu bạn không bỏ ra một khoản ngân quỹ cho công việc này. Nếu bạn thực sự coi trọng chiến lược phát triển kinh doanh qua web, bạn có thể sử dụng một đối tác thiết kế web. Khi bạn có ít thông tin về khả năng của họ, hãy yêu cầu họ gửi cho bạn những chi tiết về họ cũng như khách hang của họ. Hãy xem xét các trang web mà họ thiết kế trước khi lựa chọn họ, bạn chỉ cần xem xét khoảng 3 trang web là đủ. Kiểm tra xem họ có kinh nghiệm hoạt động bao nhiêu năm và họ có bao nhiêu nhân viên. Phải đảm bảo là họ hiểu việc thiết kế một trang web khác với việc thiết kế một quyển sách giới thiệu.


Bước 10: Hãy quảng cáo cho trang web của bạn
Và đảm bảo rằng trang web đó sẽ tiếp tục phát triển Bạn giành được những khách hàng mục tiêu như thế nào? Nếu bạn chỉ muốn lôi cuốn các khách hàng ở Úc, bạn chỉ cần quảng cáo về công ty bạn ở những trang web của Úc hay cả những trang web khác nữa? Khoản ngân quỹ dành cho marketing có thể tương đương 30% tổng ngân ngân quỹ dành cho trang web của bạn, cộng thêm khoảng 5-10%/tháng cho hoạt động marketing tương lai. Tất cả phụ thuộc vào lưu lượng ngườI truy nhập trên trang web của bạn và các biến số khác. Nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng khi trang web của bạn được dựng lên và đi vào hoạt động, tức là bạn đã hoàn thành xong mọi việc. Việc đưa ra được một website chỉ là giai đoạn đầu trong quá trình hoạt động kinh doanh của bạn. Trang web được đưa ra sẽ đòi hỏi phải có một sự chăm sóc và quan tâm thường xuyên về sau. Như vậy người sử dụng mới trở lại với trang web của bạn. Sau tất cả, một trang web chính là cả cuộc sống của bạn chứ không chỉ là để dành cho "một ngày lễ Giáng sinh".


Thủ thuật trong kinh doanh online

Hiện nay, ở nước ta, thương mại điện tử đang phát triển với một tốc độ rất nhanh, và rất nhiều doanh nghiệp đã thành công nhờ vào sự nhạy bén của mình trong việc áp dụng hình thức này trong kinh doanh. Rất nhiều bạn trẻ đang có hoài bão trở thành một trong những người thành công trong lĩnh vực này, tuy nhiên không biết nên bắt đầu từ đâu và làm thế nào để có thể phát triển trang web một cách chuyên nghiệp nhất.

Với bài viết này, tôi hy vọng sẽ phần nào giúp các bạn có được một cái nhìn rõ ràng hơn và xây dựng được một kế hoạch kinh doanh qua mạng cho riêng mình.

1. Domain khác biệt và dễ nhớ: Tạo một domain hoặc tên sản phẩm khác biệt và dễ nhớ rất quan trọng. Bạn phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định đặt tên domain hay tên sản phẩm, bạn phải đặc mình vào vị trí của khách hàng tiềm năng của mình xem họ sẽ nghĩ gì khi gõ từ khoá vào một công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo Search… Nếu tên của bạn khác biệt và thông dụng, nó sẽ xuất hiện đầu tiên trong trang kết quả. Theo một thống kê, số lần khách hàng chọn kết quả đầu tiên xuất hiện sẽ cao gấp 5 lần so với những kết quả sau đó. Và thật tuyệt vời nếu bạn suy nghĩ được một domain hoặc tên sản phẩm mà bao gồm rất nhiều từ khoá khi khách hàng tìm kiếm, cơ hội của bạn sẽ tăng lên.

2. Trang giới thiệu: Nhiều bạn nghĩ rằng trang này sẽ không quan trọng, nhưng thực tế nó rất quan trọng. Vì thông qua trang này bạn sẽ giới thiệu được với khách hàng về doanh nghiệp của bạn, tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng về tính rõ ràng và minh bạch. Cũng như một cách để quảng cáo doanh nghiệp. Bên cạnh đó sẽ có thông tin liên hệ với bạn bằng nhiều cách như là email, điện thoại, fax, link đến các trang xã hội của bạn như Facebook, Twitter… để khách hàng có thể đối thoại với bạn một cách nhanh chóng và trực tiếp nhất.

3. Đăng ký Email: Lập một danh sách email các khách hàng từng vào thăm trang web của bạn, đây là một công cụ tuyệt vời cho việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ mới của bạn trong tương lai. Tuy nhiên, chú ý cam kết với khách hàng là bạn sẽ không sử dụng Email của họ cho mục đích khác.

4. Link đến các trang xã hội: Bạn sẽ để các biểu tượng của Facebook, Twitter hoặc RSS Feed… trên trang của bạn hoặc trên các sản phẩm của bạn để khách hàng có thể lan truyền thông tin đến bạn bè của họ một cách nhanh chóng nhằm tăng khả năng giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Đây là một công cụ rất tốt để quảng bá sản phẩm mới. Ngoài ra, bạn nên có các link đến những bài báo, trang web… có nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hoặc tương tự như của bạn để khách hàng có thêm thông tin khi quyết định mua sản phẩm.

5. Chức năng tìm kiếm: Bạn nên có chức năng tìm kiếm trên trang web của bạn để khách hàng nhanh chóng tìm ra sản phẩm họ cần khi vào trang web của bạn. Ngoài ra, bạn nên sắp xếp sản phẩm/ dịch vụ theo từng chủng loại / chủ đề cụ thể đề tối ưu hoá khả năng tìm kiếm của khách hàng. Giảm thiểu thời gian tìm kiếm của khách hàng nghĩa là tăng khả năng bán được sản phẩm của bạn.

6. Tạo một phiên bản trên điện thoại di động cho trang web của bạn: Điều này cho phép khách hàng có thể chọn sản phẩm hoặc liên hệ với bạn bất cứ khi nào họ muốn. Hiện nay rất nhiều người sử dụng smartphone trong công viêc, vì vậy đây là một cách để tối ưu hoá trang web của bạn cũng như tối ưu hoá khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

7. Marketing cho doanh nghiệp bằng Video: Việc sử dụng các đoạn video trực tuyến trong tiếp thị kinh doanh nhỏ đã trở thành một chiến lược ngày càng phổ biến. Nhiều nghiên cứu cho thấy sau khi xem xong các video giới thiệu sản phẩm, khách hàng sẽ nhấp vào link đến website của bạn hoặc gọi điện cho phòng bán hàng của bạn ngay.

Làm thế nào để tạo đượ c một video trực tuyến?

Rất đơn giản vì bạn không phải đang cố gắng để tạo ra một bộ phim bom tấn mà là tạo ra một đoan video mô tả “thực” về sản phẩm của bạn. Khách hàng không muốn nghe những lời rao hàng sáo rỗng mà họ chỉ chú ý xem sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không mà thôi. Bạn chỉ cần sử dụng một máy ảnh có chức năng quay phim, giá máy ảnh loại này hiện nay rất rẻ, chỉ từ 3 đến 5 triệu là bạn đã có một chiếc. Về sản phẩm, bạn nên theo dõi các quảng cáo về sản phẩm trên tivi để học cách họ làm như thế nào. Mỗi đoan video giới thiệu của bạn chỉ nên dưới 4 phút nhưng phải đầy đủ thông tin về sản phẩm: tính năng, cách sử dụng, bảo hành, giao hàng, thông tin liên hệ, website của bạn…

Sau khi đã có một video giới thiệu sản phẩm, có rất nhiều cách để đưa video của bạn đến với khách hàng. Để bắt đầu, bạn có thể đưa lên Facebook, như vậy bạn đã có sẵn một lượng khách hàng tiềm năng là bạn bè của bạn và bạn bè của họ. Nhờ công cụ này, sản phẩm của bạn sẽ được chia sẻ với rất nhiều người. Kế đến, bạn nên đưa lên Youtube, đây là một kênh rất hiệu quả để giới thiệu sản phẩm của bạn, không chỉ trong nước mà còn ra thế giới. Từ đây, bạn có thể sử dụng những đường link này để đặt vào mục giới thiệu sản phẩm, thường những khách hàng mua hàng qua mạng sẽ rất quan tâm đến thông tin sản phẩm, càng cụ thể càng tốt vì họ quyết định mua khi chưa được sờ vào sản phẩm nên họ phải dựa vào những giác quan khác.

Khi đã có một số vốn nhất định, bạn sẽ đưa video của bạn cho những ông lớn như Google, dĩ nhiên là phải trả tiền quảng cáo cho họ, nhưng bù lại hình ảnh cũng như danh tiếng doanh nghiệp của bạn sẽ được nâng cao hơn.

8. Một số cách đẩy mạnh hoạt động khuyến mãi trên trang web của bạn:

- Thêm sản phẩm miễn phí trên trang “Xác nhận đặt hàng”: Ví dụ, khách hàng muốn mua một chiếc xe điều khiển cho con, khi xác nhận đặt hàng, trang web sẽ được lập trình để xuất hiện một đề nghị khách hàng nên mua thêm pin cho chiếc xe, nếu khách hàng đồng ý họ sẽ được tặng một DVD phim mà chiếc xe khách hàng đang mua là nhân vật chính. Như vậy bạn sẽ bán được nhiều hơn và khách hàng cũng hài lòng hơn vì bạn đã thoả mãn nhiều hơn nhu cầu của họ

- Giảm giá cho khách hàng nếu họ mua thêm một sản phẩm khác: Ví dụ, hoá đơn khách thanh toán là 130.000 VND, trang web sẽ xuất hiện một đề nghị khách hàng nên mua thêm một sản phẩm nào đó để hoá đơn thanh toán là 150.000VND thì họ sẽ được giảm giá 10%. Khách hàng sẽ cảm thấy họ được lợi rất nhiều nếu mua thêm hàng, vì thật tế họ chỉ trả thêm 5.000VND để có thêm một sản phẩm trị giá 20.000VND.

- Bán trọn gói sản phẩm: khách hàng sẽ trả giá thấp hơn khi mua nguyên bộ sản phẩm. VD: nếu khách hàng chọn mua một chiếc nồi, trang web sẽ xuất hiện đề nghị khách hàng mua nguyên bộ nồi để được hưởng ưu đãi giảm giá 15% so với giá thị trường.

9. Một số cách khác để kiếm tiền từ trang web của bạn:

Khi bạn đã có một lưu lượng lớn khách hàng truy cập, thì việc kiếm thêm tiền từ trang web của bạn thật dễ dàng. Sau đây là một số cách để kiếm thêm tiền từ trang web của bạn:

- Tham gia liên kết và chia sẽ lợi nhuận: bạn sẽ đàm phán để được chia sẽ lợi nhuận khi khách hàng truy cập vào các “ông lớn” như Facebook, Amazon, Youtube... vì sản phẩm của bạn. VD: Trên Youtube, khi video của bạn tạo được lượt truy cập cao, đồng nghĩa với việc những quảng cáo khác trên Youtube sẽ được nhiều người thấy, dĩ nhiên họ sẽ phải trả tiền cho bạn.

- Tư vấn trực tuyến: Khi bạn đã là chủ một doanh nghiệp kinh doanh qua web thành công, thì kiến thức chuyên ngành của bạn sẽ khiến người ta trả tiền để học. Hiên nay trên thế giới có một công cụ gọi là Webcast, nó tương tự như một chương trình tư vấn trên truyền hình, bạn sẽ kết nối với khách hàng của bạn qua webcam và đưa ra bài giảng về chủ đề nào đó, khách hàng của bạn sẽ phải trả tiền để tham gia khoá huấn luyện này. Hoặc bạn có thể tư vấn trực tiếp cho một khách hàng nào đó, nhưng dĩ nhiên chi phí phải cao hơn.

- Liên kết quảng cáo sản phẩm: bạn sẽ liên kết với các nhà sản xuất để quảng cáo sản phẩm của họ trên web của bạn và thu tiền quảng cáo. Đây là kênh quan trọng và mang lại lợi nhuận cao nhất cho bạn.

10. Vấn đề cần lưu ý: Người ta thường nói :” Không ai có thể làm hài lòng 100% khách hàng”, điều này rất đúng. Ngay cả với những công ty lớn với sản phẩm tốt nhất và dịch vụ tuyệt vời nhất thì vẫn không thể làm hài lòng một số người. Họ sẽ phê bình sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, quan trọng là bạn đáp lại như thế nào? Thông thường, bạn đã xây dựng một doanh nghiệp với tất cả nhiệt huyết của mình, tự nhiên có người đem ra chỉ trích, bạn sẽ rất nóng giận và phản ứng gay gắt. Điều này sẽ làm tổn hại đến uy tín cũng như doanh nghiệp của bạn. Vì bạn không thể kiềm chế khi nóng giận.

Vì vậy, bạn phải thật sự bình tĩnh trước những thông tin trên, tìm hiểu kỹ càng và phản hồi một cách chuyên nghiệp, làm hài lòng khách hàng. Khi đó uy tín của bạn ngày càng được nâng cao.

Với một ít chia sẽ như trên, hy vọng là các bạn sẽ tìm được cho mình một cách tốt nhất để phát triển doanh nghiệp của mình.


Kinh doanh trên mạng – vất vả người bán


Xu hướng mua sắm và kinh doanh hàng thời trang trên mạng tại Việt Nam đang bùng nổ. Mua hàng trên mạng, khách hàng phải chấp nhận nhiều rủi ro, thế nhưng mấy ai hiểu nỗi khổ người bán?

Kinh doanh trên mạng – vất vả người bán

“Làm sao cho cửa hàng của mình nổi bật hẳn trong rừng ‘shop online’ cũng là một vấn đề” (Bay Vút)

Một ngày của Phương

Tốt nghiệp ngành Hàn Quốc học trường Đại học Hồng Bàng ở TP.HCM, Phương mở cửa hàng thời trang trên mạng đã được gần một năm.

8 giờ sáng: dịch bài
Trung bình một tuần Phương dành ba ngày để dịch bài cho báo Mực Tím Online và một số tổ chức khác. Còn dư thời gian thì Phương đọc báo trên mạng để cập nhật thông tin.

11 giờ sáng đến 3 giờ chiều: chăm sóc khách hàng
Phương vào web, đồng thời lên Yahoo Chat để trả lời những thắc mắc của khách hàng về chất liệu, kiểu dáng, số đo... của sản phẩm. Nếu cần thiết thì sau đó Phương sẽ mang sản phẩm đến nhà khách cho họ thử.

3 giờ chiều trở đi: giao hàng
Đối với những khách hàng không có thời gian thì Phương mang hàng đến cho họ lựa chọn và thử, còn với những ai đã đặt hàng rồi thì Phương giao hàng cho họ.

Buổi tối: đặt hàng
Sau khi giao hàng xong thì Phương lên trang mạng của nơi đặt hàng để xem xét mẫu, hỏi những thông số về mẫu đó rồi lựa chọn lên danh sách đặt hàng. Đến giữa tháng và cuối tháng thì gửi đơn đặt hàng đi. Hình thức giao tiếp chủ yếu mà Phương sử dụng là chat. Với những nhà cung cấp Trung Quốc thì giao tiếp bằng tiếng Anh, với Hàn Quốc thì bằng tiếng Anh và tiếng Hàn.

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, ‘người người nối mạng, nhà nhà có mạng’ thì chuyện mua sắm trên mạng tại Việt Nam đã trở nên phổ biến và thu hút rất nhiều người. Có cầu thì có cung. Xu hướng giới trẻ mở cửa hàng thời trang trên mạng, đặc biệt là những sinh viên đang học hoặc vừa tốt nghiệp đại học đang tăng lên rất nhanh.

Phương cho biết: “Đa số khách hàng của tôi trong độ tuổi khoảng từ 20 đến 28 và thuộc giới công chức văn phòng. Thời gian của họ rất hạn hẹp, có những khách hàng của Phương làm việc đến 6-7 giờ chiều. Sau giờ làm, họ lại tất tả về nhà lo con cái, nhà cửa nên không có thời gian la cà như những bạn trẻ chưa lập gia đình. Có những người làm việc thường xuyên với máy vi tính nên sẵn đó lên mạng lựa đồ luôn.”

Chữ tín và trách nhiệm bán hàng online

Thu Trang hiện là sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Trang mở cửa hàng trên mạng cũng được một năm. Cửa hàng của Trang thì đặc biệt không nhập hàng từ các nước khác mà trực tiếp may đo theo mẫu thiết kế. “Trang mở cửa hàng trên mạng để cắt giảm chi phí như chi phí mở cửa hàng và các thủ tục hành chính khác như thuế. Khi đó, giá thành sản phẩm sẽ giảm đi và có tính cạnh tranh hơn.”

Theo Trang quan trọng nhất là phải biết chiều lòng khách hàng. Ngay cả khi có những người có yêu cầu khó tính hay luôn làm phiền thì cũng phải phục vụ họ tốt. Ngoài ra, Trang chia sẻ : “Buôn bán trên mạng nhiều lúc gặp phải sự cạnh tranh không lành mạnh, có những phản hồi không đúng sự thật. Nói chung là rất phức tạp, đau đầu vì mình phải tập trung cao độ để làm sao vừa lòng khách hàng bằng cách liên tục cập nhật mẫu mới, may đo chính xác và thái độ phục vụ tốt.”

Với Phương thì chất lượng và thông tin về sản phẩm lại là một vấn đề nữa khi bán hàng trên mạng: “Có một chị trưởng phòng của một công ty lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh thích một cái áo sơ mi trắng nhái lại của nhãn hiệu Mango nên đặt mua. Khi mang đến thì chị ấy chê chất lượng không đạt dù kiểu dáng hoàn toàn giống. Phương có giải thích là hàng này cũng chỉ là hàng của Trung Quốc nhái lại. Với giá 170.000 đồng so với hàng chính hiệu là 1 triệu đồng thì không thể so sánh được. Người ta không thể sử dụng chất liệu cao cấp để sản xuất một sản phẩm với giá như vậy.”

“Mặc dù Phương cung cấp mọi thông tin về sản phẩm trong lúc tư vấn nhưng trong suốt quãng đường giao hàng, Phương vẫn hồi hộp là không biết sản phẩm có hợp với khách hay không vì mình cũng chỉ đoán thôi, chưa tận mắt thấy. Giao hàng xong rồi, trên đường về mình vẫn băn khoăn là họ có thật sự thích không hay mua chỉ vì ngại mình đã mất công mang đến hoặc mua rồi cất tủ để đó... Lo lắm, đủ thứ lo...”, Phương kể.

Mua hàng trên mạng, khách hàng phải chấp nhận nhiều rủi ro. Không ít chuyện khách đặt tiền mua hàng rồi nhưng một ngày đẹp trời, cửa hàng ấy biến mất, chủ cửa hàng thì ‘bặt vô âm tín’.

“Có một chị đặt hàng của mình nhờ truy giùm một cửa hàng khác trên mạng. Chị ấy đã đặt 430.000 đồng nhưng lại không nhận được hàng. Sau đó thì cửa hàng đó cũng ‘bốc hơi’. Trang có bảo chị ấy gọi điện cho ban quản trị của trang web đó để hỏi thông tin và nhờ truy tìm thông tin giúp. Để giảm rủi ro, khách hàng nên kiểm chứng thông tin của một cửa hàng khi quyết định mua hàng: cửa hàng phải có địa chỉ cụ thể và số điện thoại nhà chứ không chỉ có số điện thoại di động; thời gian mở cửa hàng lâu dài và ổn định; thông tin được đăng trên những trang web đáng tin cậy”, Trang tư vấn.

Thành quả và sự bù đắp sau những vất vả

Phương bán hàng bao giờ cũng muốn khách hài lòng: “Khách vui thì mình cũng vui chứ không phải chỉ muốn cầm tiền rồi là xong. Rút kinh nghiệm từ chuyện chị trưởng phòng kể trên, mỗi lần tư vấn cho khách hàng, Phương giải thích rất kỹ vấn đề chất liệu. Phương châm của mình là muốn khách hàng mua lần thứ hai, thứ ba và sau này nữa chứ không phải chỉ một lần.”

“Mỗi lần nhận được tin nhắn cảm ơn của khách hàng là thấy vui”, Trang cho biết.

Yến, vừa tốt nghiệp ngành Ngữ văn Trung Quốc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, chủ cửa hàng chuyên kinh doanh bông tai và quần áo nhập từ Trung Quốc, cho biết: “Do đặt hàng từ Trung Quốc nên Yến phải giao tiếp bằng tiếng Hoa. Nhờ vậy mà mình có điều kiện luyện tập ngôn ngữ mà mình đã học.”

Gặp nhau ở điểm chung là thích làm điệu, làm đẹp, đam mê thời trang cùng với phương châm ‘bán hàng phải giữ uy tín và có chữ tâm’, hành trình của những bạn trẻ chọn kinh doanh trên mạng như Trang, Phương, Yến “tuy vất vả nhưng phát triển khả quan.”

Sau một thời gian gắn bó với nghiệp kinh doanh trên mạng, Phương lên kế hoạch phát triển cửa hàng lâu dài. “Bây giờ Phương có kế hoạch cho mỗi ngày, mỗi tháng để mở rộng việc kinh doanh như quảng cáo, xây dựng trang web riêng. Mình cũng tự hào vì những gì đã làm được chứ không phải ‘động viên’ nguồn tài trợ từ bố mẹ.”



Phụ nữ kiếm tiền qua mạng không hề khó
Bí quyết buôn bán thành công
Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao
Nghề kinh doanh lợi nhuận cao
Cách tìm kiếm khách hàng hiệu quả
Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý