Kế hoạch kinh doanh quán kem tươi

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kế hoạch kinh doanh quán kem tươi

19/04/2015 02:41 AM
1,688

Kem tươi với nhiều hương vị khác nhau là nhu cầu không thể thiếu của giới trẻ hiện nay, có thể nói- quán kem là một hình thức kinh doanh rất thiết thực của ngành dịch vụ giải khát. Nhiều người nhận định rằng, được ngồi cùng bạn bè thưởng thức những ly kem hay hàn thuyên bên chiếc lẩu kem với nhiều hương vị hấp dẫn và hình thức bắt mắt, giúp họ giải tỏa stress.



mở nhà hàng kem tươi


Mặc dù hiện nay có rất nhiều quán kem, nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng, đặc biệt trong các mùa nắng nóng. Với một cửa hàng kem tươi ngon, giá cả phải chăng, phục vụ lịch sự ân cần, luôn quan tâm đến nhu cầu thư giãn của khách hàng, sẽ được rất nhiều khách hàng ghé đến.

ĐIỀU KIỆN KHỞI NGHIỆP

Vốn: vốn đầu tư ban đầu từ 50 triệu trở lên, dùng cho:

  • Đặt cọc thuê mặt bằng;

  • Sửa chữa, trang trí quán;

  • Trang bị bàn ghế, tủ kệ;

  • Các thiết bị, công cụ, dụng cụ làm kem, tủ kem, ly và dụng cụ các loại...;

  • Vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh

Con người

  • Tuyển người: Với quán có quy mô nhỏ, chỉ cần tuyển một giám sát, một nhân viên pha chế, một thu ngân và khoảng 2 nhân viên phục vụ, sau này có thể tuyển thêm nhân viên tùy theo sự phát triển của quán.

  • Bạn là người khởi nghiệp phải nghiên cứu kỹ về các loại kem và cách làm kem, cách bảo quản kem trước khi bắt tay vào kinh doanh.

  • Pháp lý: sau khi đã có được mặt bằng, bạn cần đến phường, xã nơi bạn định mở quán làm giấy phép kinh doanh. Quán kem chỉ đóng thuế khoán dưới hình thức Hộ kinh doanh cá thể.

Công tác chuẩn bị

  • Cần tìm hiểu và liên hệ trước với những nhà cung cấp dụng cụ và nguyên vật liệu: máy làm kem, tủ kem, các loại hương liệu làm kem, mứt, trái cây… Học hỏi kinh nghiệm từ những người đã từng kinh doanh hình thức này từ những mối quen biết của bạn hoặc bạn có thể chủ động đến tìm hiểu các mô hình kinh doanh tốt, đây là một điều rất quan trọng giúp bạn có thể tránh những sai lầm trong quá trình khởi nghiệp.

  • Nghiên cứu kỹ về địa điểm kinh doanh. Nếu có thể lựa chọn địa điểm nằm gần trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, công ty… sẽ là lợi thế.

  • Thời điểm khởi nghiệp: nên dự tính khởi nghiệp vào những tháng hè, khí hậu nắng nóng thì việc kinh doanh của bạn có nhiều thuận lợi hơn.

  • Lập menu: có rất nhiều loại kem mang các hương vị khác nhau như kem dâu, sôcôla, cà phê, cacao, trà xanh, táo,… nên có đầy đủ các loại kem phổ biến và đưa ra một số loại kem có hương vị khác biệt, tạo nét đặc trưng riêng cho quán

  • Lập bản kê chi tiết những vật dụng, công cụ cần mua và cả phương án thay thế.


YÊU CẦU CHUYÊN MÔN

Lập kế hoạch kinh doanh:

  • Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh tại khu vực mình sắp kinh doanh. Từ đó, lựa chọn khách hàng mục tiêu để lên kế hoạch kinh doanh cụ thể.

  • Nên tập trung kinh doanh chỉ có các loại kem.

  • Lập kế hoạch marketing (băng rôn, tờ rơi, quảng cáo), kế hoạch tuyển dụng nhân viên và phương án quản lý kinh doanh chi tiết (quản lý nguyên vật liệu đầu vào, quản lý thu ngân, điều hành nhân viên) phương án vận hành bộ máy kinh doanh cụ thể từ giữ xe, phục vụ, thu ngân...

  • Lập kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho từng tháng, dự trù kinh doanh lỗ trong 3 tháng đầu tiên.


Kiến thức, kỹ năng chuyên môn

  • Kiến thức về pha chế: cách thức làm và pha chế kem khá đơn giản, bạn nên theo học lớp làm kem. Nếu bạn có thể tự pha chế và làm kem, sẽ tạo ra những loại kem ngon và đặc sắc hơn

  • Kỹ năng về chăm sóc khách hàng, bán hàng, quản lý nhân sự, điều hành một cửa hàng kinh doanh.

Kinh nghiệm

Kinh nghiệm về lĩnh vực thực phẩm, giải khát, quản lý nhà hàng, quán ăn... sẽ rất quan trọng và giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình khởi nghiệp.


Kinh doanh kem tươi - vốn ít lời nhiều


Việc mở quán kem tươi bắt đầu được nhiều người ưu tiên khi chọn lựa hình thức kinh doanh giải khát. Khác với các hình thức kinh doanh giải khát khác như mở quán trà sữa, quán café… đòi hỏi cần phải có mặt bằng rộng, trang bị bàn ghế, ly tách, tủ kệ, các thiết bị âm thanh… tốn khá nhiều tiền bạc và thời gian chuẩn bị cho người kinh doanh. Trái lại, quán kem tươi chỉ với một mặt bằng nhỏ, vài chiếc ghế nhựa, bảng menu và một chiếc
máy làm kem là chúng ta hoàn toàn có thể khởi nghiệp với số vốn khá tiết kiệm và hợp lý.



Ban đầu, những điều cần thiết cho doanh nghiệp mở một quán kem, đó là chuẩn bị vốn, mặt bằng, thiết bị, nguyên liệu và nhất là thời điểm, thị trường. Với một quán kem tươi quy mô nhỏ, số vốn bỏ ra ban đầu chỉ khoảng 50 triệu đồng. Mặt bằng không cần thiết phải quá lớn, vài chiếc ghế nhựa, bảng menu và quan trọng nhất là một chiếc máy làm kem tươi hợp lý. Ngoài ra, để bảo đảm cho khâu chuẩn bị, ta cần thêm một số vốn dự phòng ít nhất là cho ba tháng đầu kinh doanh.

Địa điểm và thời điểm khởi nghiệp cũng là một vấn đề cần bàn đến. Vị trí được xem là “đắc địa” cho việc kinh doanh quán kem tươi là ở gần trường học, siêu thị, trung tâm mua sắm, công viên, khu vui chơi giải trí… Bạn nên dự tính thời điểm khởi nghiệp vào những tháng hè, khí hậu nắng nóng thì việc kinh doanh sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

Với các vật dụng, công cụ, nguyên liệu cần mua, bạn nên lập ra một danh sách chi tiết và nên tìm hiểu, liên hệ tham khảo với những nhà cung cấp trước khi quyết định mua hàng hay hợp tác lâu dài. Các bạn có thể dễ dàng tự tìm hiểu thông tin và giá cả các mặt hàng trên các trang website, forum… để chọn lựa cho mình một nhà cung cấp chất lượng, ổn định và phù hợp với túi tiền.

Kinh doanh quán kem đòi hỏi phải có một cung cách phục vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng mà chất lượng kem vẫn phải ngon, đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Cách làm kem thủ công truyền thống đã không còn phù hợp với hình thức dịch vụ quán xá. Thế nên máy làm kem tươi công nghiệp đã trở thành lựa chọn ưa thích cho những nhà kinh doanh dịch vụ này. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, các chủng loại máy làm kem tươi được nhập khẩu khá nhiều, đa dạng về chủng loại, hình thức cũng như chất lượng, giá thành… Các bạn có thể tha hồ so sánh và lựa chọn.


Theo những nghiên cứu trên thị trường, việc kinh doanh mặt hàng kem tươi đem về lợi nhuận khá cao. Công thức chế biến cũng vô cùng đơn giản, người bán chỉ cần mua bột kem (hay còn gọi là phôi kem) pha với nước, đánh đều rồi cho hỗn hợp vào máy làm kem tự động là sẽ có thể hoàn thành ra sản phẩm trong vòng 15 phút.

Theo tính toán của những người chuyên cung cấp các loại bột kem thì một gói bột kem 1.3Kg có giá trung bình khoảng 60.000 đồng. Pha 1.3Kg bột này cùng với 3.5L nước sẽ có được 5Kg kem tươi, tương đương với từ 70 – 80 cây kem tùy theo “tay nghề” bắt kem vào bánh ít hay nhiều. Bánh ốc quế đi kèm có giá khoảng 200 đồng/bánh. Như vậy, tổng chi phí để sản xuất 5Kg kem tươi chỉ dưới 100.000 đồng.

Bán ra với giá trung bình 4.000 đồng/cây thì người bán sẽ thu về từ 280.000 đồng – 320.000 đồng. Một quán kem thuộc loại vừa và nhỏ có thể bán vài trăm cây kem mỗi ngày là chuyện bình thường.



Lợi nhuận luôn là vấn đề quan trọng đối với người kinh doanh, tuy nhiên an toàn vệ sinh thực phẩm luôn phải được các bạn đề cao chú trọng. Việc chọn lựa các loại nguyên liệu bột kem phải kỹ lưỡng, chỉ chọn những sản phẩm có nhãn mác rõ ràng, chất lượng ổn định, thương hiệu có uy tín… đảm bảo sức khỏe cho khách đến quán.  Mở quán kem tươi tưởng chừng như khó, nhưng chỉ với một số vốn nho nhỏ, mặt bằng thuận lợi, nghiên cứu thông tin chi tiết về các loại máy làm kem, tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu an toàn và ổn định… là các bạn đã có thể khởi nghiệp một loại hình kinh doanh giải khát khá đơn giản, thu hút khách hàng mà vẫn đem lại lợi nhuận cao. Máy làm kem tươi tự động không những giảm thiểu tối đa thời gian, công sức cho người bán, mà còn khá tiết kiệm nếu như các bạn chọn mua và sử dụng một chiếc máy tốt, chất lượng bền bỉ ngay từ ban đầu.

Khi hầu hết DN làm kem với vanilla và chocola, Jeni Britton Bauer lại tạo ra món kem với các hương vị khác lạ như cá hồi, thịt xông khói hay cà ri, mà cả thương hiệu lớn cũng không thể tạo ra được.

 Jeni Britton Bauer

Jeni Britton Bauer

Trong khi hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kem đều sử dụng các thành phần chủ yếu là vanilla và sô cô la, Jeni Britton Bauer lại bắt đầu sự nghiệp của mình bằng những thử nghiệm đưa các hương vị khác lạ như cá hồi, thịt xông khói và cà ri vào sản phẩm của mình

Ly kem đầu tiên mà cô pha chế là một sự kết hợp của kem sô-cô-la và dầu hạt tiêu cayenne. "Lúc đó, tôi chỉ nghĩ rằng tôi đang làm một việc đầy tính sáng tạo: tạo ra một thứ đồ đông lạnh có vị nóng", Bauer nhớ lại. “Vì vậy, khi tôi đã làm được điều này, tôi nghĩ, 'Ôi, chúa ơi, tôi chưa từng ăn kem với cánh hoa hồng, húng quế hoặc tất cả những thứ tuyệt vời khác".

Bauer đã hợp tác với một người bạn để khởi nghiệp kinh doanh với một quầy kem ở Columbus, thuộc Bắc Ohio, một thị trường công với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm theo cách thủ công. Mặc dù rằng doanh nghiệp này đóng cửa vào năm 2000, tình yêu những loại kem đặc biệt của cô không hề giảm sút.

Cô và chồng, Charly Bauer, bắt đầu xây dựng kế hoạch kinh doanh mới và mở cửa hàng kem Jeni’s Ice Splendid vào năm 2002. Anh trai chồng cô - Tom Bauer trở thành đối tác của công ty một năm sau đó.

Với quyết tâm thực hiện thành công phi vụ kinh doanh thứ hai của mình, Bauer đã đến thăm các doanh nghiệp thực phẩm khác để tìm ra lý do chính xác tại sao việc tạo ra loại kem đầu tiên của cô lại thất bại. Cô quyết định mình cần kiên nhẫn duy trì các vị mà khách hàng ưa thích - chẳng hạn như caramel mặn và hoa oải hương – những hương vị có sẵn trên thị trường, pha trộn với những hương liệu mới để tạo ra những mùi vị mới hơn. Đây chính là bí quyết khiến khách hàng dần làm quen với loại kem mới lạ của cô.

Bauer cũng nhận ra những khó khăn mà mình phải vượt qua như giá cho mỗi Pint (1 pint = 0,57 lít) hương liệu cần thiết để tạo ra những thành phần đặc biệt lên đến 10 đô la. Bên cạnh đó, cô cũng cần có một đội ngũ nhân viên thực sự nhiệt tình. Ngoài ra, theo Hiệp hội Các nhà bán lẻ Kem toàn nước Mỹ, vượt qua được 15.000 cửa hàng kem đang hoạt động độc lập cũng là một thách thức không nhỏ.

Malcolm Stogo, người sáng lập ra Riverdale, NY, hiệp hội tư vấn Stogo Malcolm, cho rằng việc quảng bá thương hiệu của Bauers như là một thương hiệu kem với “hương vị chưa từng xuất hiện” là một cách làm đầy thông minh. Ông cũng nhận định rằng việc khởi nghiệp với các kế hoạch nhỏ nhưng tập trung vào chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm, tìm kiếm địa điểm đông người qua lại, là những yếu tố góp phần quan trọng vào thành công của Jeni.

Tám cửa hàng với sự hợp tác của Dean & DeLuca


Nhưng thành công như vậy không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bauer đã cố gắng hết sức để tìm ra công thức cho món kem của mình và nhận ra một số vị không được như cô mong muốn (tỉ lệ thành công chỉ là 1/100). Phải mất đến 16 tuần nhóm của Jeni mới tìm ra được một hương vị ưng ý – hương vị mà ngay cả những thương hiệu lớn cũng không thể tạo ra được.

Kinh doanh kem


"Khi bạn nghĩ về kem, bạn phải nghĩ rằng đó là sự kết hợp của sữa, nước, protein, chất béo và đường sữa. Bạn phải nghĩ cách làm thế nào tất cả các nguyên liệu này kết hợp được với nhau khi chúng được giữ đông lạnh. Nếu bạn không hiểu những điều đó, bạn sẽ gặp khó khăn khi làm kem", Bauer chia sẻ.
Chính sự tỉ mỉ đến từng chi tiết đã tạo nên bí quyết giúp Jeni có được các khách hàng trung thành và cho phép công ty phát triển vượt bậc, bất chấp suy thoái kinh tế. Cửa hàng thứ tám của Jeni đã được mở vào tháng tư vừa qua.

Trong năm 2006, một khách hàng của Jeni đã hợp tác với DeLuca & Dean - chuỗi các cửa hàng tạp hóa cao cấp có trụ sở tại thành phố New York, và đồng sáng lập DeLuca Giorgio đã thuyết phục để họ bán kem của Jeni. Sau nhà phân phối đầu tiên này, đến nay Bauers đã có thêm hơn 150 nhà phân phối trong phạm vi toàn nước Mỹ.

Công ty cũng bán hàng trực tuyến với gần 100.000 sản phẩm được bán ra mỗi năm – đây là con số không hề nhỏ nếu bạn tính cả các chi phí vận chuyển (10 đô la đến 35 đô la cho mỗi gói hàng). Đó là mức phí tính trên sản phẩm đầu tiên, mức phí áp dụng cho bốn hộp kem là 48 đô la và 92 đô la cho chín hộp.

Bauer cho biết nhân viên của cô đã lên tới con số 120 người, bao gồm cả 30 nhân viên văn phòng và các nhân viên sản xuất.

Ngay cả khi đang tăng trưởng mạnh, Bauer vẫn thường xuyên giam mình trong bếp để thử nghiệm, phát triển hương vị mới và nuôi dưỡng sự sáng tạo của mình. Mặc dù tuyên bố chưa bao giờ là một vận động viên, cô vẫn luôn so sánh các quá trình hoạt động của công ty như là sự kết hợp hoạt động của một đội bóng: "Bạn lập ra một kế hoạch để chiến thắng trong trò chơi, và bạn cố gắng hết sức để thực hiện nó và hy vọng đó là quá đủ".



Lên kế hoạch cho năm mới thật hoàn hảo
Lên kế hoạch bán hàng hoàn hảo
Kế hoạch kinh doanh điện tử
Kế hoạch kinh doanh đơn giản gặt hái thành công
Kế hoạch kinh doanh Fast food
Kế hoạch kinh doang bida cực hữu ích


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
có thể cho tôi biết địa chỉ mua máy làm kem và dịa chỉ tôi có thể theo học cách làm kem?
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
cho hoi dia chi toi co the theo hoc cach lam kem
lien he mua tu lam kem
Nếu ở Hà Nội bạn có thể đến 18 ngõ 11 Thái Hà, HN
Tôi đang muốn kinh doanh mặt hàng kem mùa hè này. Có sẵn mặt bằng trung tâm thể dục thể thao: Bể bơi, sân tennis, sân bóng đá và trường tiểu học gần nhà. Rất mong các bạn chia sẻ kinh nghiệm cho tôi về đầu tư, xoay vòng vốn, kế hoạch kinh doanh nhé. Email: thaison1410@yahoo.com
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
e dang co du djh kinh doanh ngang nay. e chua bit cac moi hang phai nhPap o dau vua re. vua an toan va lam an dioc lau dai. a chj.cho e y kien voi
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Kinh doanh ai cũng làm được nhưng không phải ai cũng thành công, bạn hãy tham khảo ý kiến mọi người, làm từ nhỏ đến lớn, còn lâu dài thì là do cách kinh doanh và uy tín của bạn nhé
tôi thì có ý tưởng kinh doanh táo bạo, nhưng tôi không có vốn đầu tư ^^! thôi thì ráng làm công nhan thêm vài năm nữa lấy vốn kinh doanh vậy. Ai muốn hợp tác kinh doanh thì lien he fb:Phan Dũng Tín để biết thêm chi tiết về cửa hàng kem mà tôi suy nghĩ nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý