Kế hoạch kinh doanh vàng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kế hoạch kinh doanh vàng

19/04/2015 02:41 AM
551

Giá vàng trong nước sẽ dần bám sát thế giới, thậm chí có thể sụt mạnh trong vài tháng tới vì lực cầu thấp, Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI Đỗ Minh Phú dự báo như vậy khi trao đổi với VnExpress cuối tuần qua.



- Từ 10/1, kinh doanh vàng miếng bắt đầu theo cơ chế mới được cho là quy củ hơn, minh bạch hơn. Vậy đâu là điểm khác biệt để một khách hàng bình thường có thể dễ dàng nhận ra và tin tưởng tới giao dịch, thưa ông?.

- Tất cả các đơn vị đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh vàng miếng đều phải công bố rõ ràng điều này tại điểm giao dịch của mình, kèm với đó là hệ thống bảng điện tử, niêm yết công khai và tự động cập nhật giá theo diễn biến thị trường. Trên trang web của Ngân hàng Nhà nước, cũng đã công bố đầy đủ danh sách các đơn vị được phép mua bán vàng miếng, người dân muốn biết cũng có thể tra cứu.

Những ngày đầu, mỗi doanh nghiệp đã tự công bố theo các cách riêng. Tuy nhiên, về lâu dài, theo tôi Ngân hàng Nhà nước nên tính tới chuyện cấp một bảng hiệu với quy chuẩn thống nhất, đảm bảo sự đồng bộ, dễ nhận diện ở các cửa hàng được cấp phép, tạo niềm tin nơi khách hàng.

- Người dân được lợi gì khi mua bán theo cơ chế mới?

- Mạng lưới kinh doanh trước đây lên tới 12.000, nhưng đa phần đều quy mô nhỏ, thậm chí chỉ cần một tủ kính đã có thể mua bán vàng miếng, khi biến động dễ xảy ra hiện tượng ngừng mua, ngừng bán đột ngột, gây hoang mang cho thị trường. Giờ đây hiện tượng đó khó xảy ra, bởi 2.500 cửa hàng được cấp phép đều có quy mô lớn, tiềm lực tốt. Họ cũng có thời gian đủ dài để chuẩn bị lượng vàng cần thiết phục vụ thị trường.

Khi cả thị trường cùng kinh doanh một thương hiệu vàng miếng (SJC), khách hàng được mua một nơi và bán ở nhiều nơi, thay vì mua đâu bán đó như trước. Chênh lệch giá giữa các cửa hàng, nếu có, cũng không đáng kể.

Các cửa hàng được cấp phép phải đảm bảo cơ sở hạ tầng, niêm yết giá công khai và có bảng giá điện tử cập nhật tự động, nhờ vậy thông tin sẽ minh bạch hơn. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng bán ra, phải xuất hóa đơn, chứng từ cho khách hàng, nhờ vậy mà nạn vàng giả, vàng nhái sẽ hạn chế.

Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI Đỗ Minh Phú. DOJI là một trong số gần 40 đơn vị được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh vàng miếng SJC.

Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI Đỗ Minh Phú. DOJI là một trong số gần 40 đơn vị được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh vàng miếng SJC.

- Tuy nhiên thu hẹp tới bốn phần năm các cửa hàng sẽ gây khó khăn cho người mua, đặc biệt ở những nơi doanh nghiệp không muốn đặt điểm giao dịch?

- Tất nhiên ngay lúc này doanh nghiệp chưa thể mở rộng mạng tới các vùng sâu vùng xa, việc mua bán của người dân nơi đây không thuận tiện như trước, không còn chuyện ra đầu phố mua được vàng. Nhưng thực tế nhu cầu mua bán ở những khu vực này không quá lớn, và một số doanh nghiệp cũng đã đặt điểm kinh doanh tới cấp huyện. Với những người có nhu cầu thực, đi ra huyện để mua bán vàng không phải là điều quá khó khăn.

Về lâu dài, doanh nghiệp cũng sẽ phải tính chuyện đầu tư mở rộng mạng lưới nếu muốn tồn tại, phát triển. Đây là sức ép không nhỏ với họ. Trước đây, mỗi doanh nghiệp đều có mạng lưới chân rết miễn phí cắm sâu ở các địa bàn, đó là các cửa hàng nhỏ tự thành lập và làm đại lý cho doanh nghiệp. Nhưng nay các điểm như vậy đã bị đóng cửa. Muốn tồn tại, doanh nghiệp phải tự đầu tư, chi phí cho một chi nhánh lên tới cả chục tỷ đồng nếu tính cả số vàng tồn quỹ tối thiểu để phục vụ nhu cầu khách hàng.

- Với một thương hiệu vàng miếng duy nhất và số ít các đơn vị đầu mối kinh doanh, làm sao người dân có thể an tâm rằng tình trạng độc quyền, đầu cơ làm giá sẽ không xảy ra, thưa ông?

- Các đơn vị kinh doanh vàng đều phải nhìn vào thị trường để mà đặt giá. Hơn nữa, một hệ thống kinh doanh với gần 40 đơn vị đầu mối và hàng nghìn điểm, thì không dễ để một ai đó có thể đầu cơ, làm giá cả thị trường. Ngân hàng Nhà nước cũng tuyên bố rất rõ sẽ tham gia kiến tạo thị trường vàng và là người mua người bán cuối cùng. Điều đó có nghĩa Ngân hàng Nhà nước sẽ dùng nguồn lực của mình để mua, bán vàng can thiệp nếu giá quá cao.

- Vậy theo ông tình trạng giá trong nước đắt hơn thế giới hàng triệu đồng mỗi lượng như hiện nay còn kéo dài tới bao giờ?

- Doanh nghiệp thường tính giá trong nước dựa trên giá quốc tế, tỷ giá trong nước, chi phí nhập khẩu, chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí vốn và một khoảng dự phòng cho biến động trên thị trường thế giới. Để đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp, khoảng chênh giữa giá trong nước và thế giới chỉ nên 500.000-700.000 đồng mỗi lượng là vừa.

Chênh lệch giá thời gian qua chủ yếu do ngân hàng mua vàng để tất toán các hợp đồng huy động đã ký. Cầu tăng lên khi cung hạn hẹp, trong nước không sản xuất đủ, cả năm trời không nhập khẩu thêm, một mình Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) dập đúc không đáp ứng kịp. Các loại vàng miếng phi SJC vẫn được lưu hành nhưng tính thanh khoản ngày càng giảm, nên người đang nắm giữ đều nôn nóng muốn đổi ra vàng SJC.

Nếu thực hiện đúng lộ trình quy định, các ngân hàng sẽ tất toán xong trước 30/6. Trên thị trường còn khoảng 8-10 tấn vàng phi SJC cần chuyển đổi. Tôi được biết Ngân hàng Nhà nước cũng đang tính toán phương án xử lý số vàng này. Khi thị trường trở lại trạng thái cân bằng, ngân hàng đã tất toán xong và nhu cầu chuyển đổi vàng phi SJC được đáp ứng đầy đủ thì giá trong nước sẽ bám sát thế giới. Thậm chí khi đó, còn cảnh báo nguy cơ giá sụt mạnh, bởi lực cầu lúc đó rất thấp, nguồn cung dồi dào. Gần đây Chính phủ đã có nghị quyết yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp để kéo giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới, thông điệp phát đi thì thị trường Vàng phản ứng tức thì. Diễn biến của thị trường cuối tuần vừa qua với giá vàng lao dốc đã nói lên điều đó

- Khi Ngân hàng Nhà nước trực tiếp mua bán vàng, ông nghĩ sao nếu họ đứng ra ấn định giá cho toàn thị trường?

- Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố rồi, họ muốn trở thành người kiến tạo, người mua, người bán cuối cùng trên thị trường. Như vậy chắc chắn họ sẽ phải có phương án để điều tiết giá khi cần thiết.

Hiện có hai phương án được nhiều người nói tới, một là Ngân hàng Nhà nước áp giá buộc các doanh nghiệp phải theo, và hai là đưa ra khung giá làm định hướng cho thị trường.

Tôi ủng hộ phương án thứ hai. Ngân hàng Nhà nước công bố giá mua, giá bán hằng ngày, coi đó như một khung giá định hướng. Trong trường hợp có đơn vị mua bán vượt khung quá xa, Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp bằng nghiệp vụ mua bán để điều chỉnh lại cho hợp lý. Việc đặt khung này vừa tạo quyền chủ động cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.

- Vậy theo ông khoảng cách giữa giá mua vào và bán ra nên là bao nhiêu thì hợp lý?

- Hiện nay khoảng cách giữa giá mua vào - bán ra của các doanh nghiệp quá thấp, chỉ 30.000-50.000 đồng. Chi 50 triệu đồng mua một lượng vàng để lúc bán ra, chỉ thu về 30.000 đồng, biên lợi nhuận như vậy quá bất hợp lý. Theo tôi, khoảng cách này nên là 70.000-100.000 đồng, đủ để hạn chế tình trạng ép giá với người dân, vừa đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp hoạt động bình thường.

- Hai năm trước, khi Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng miếng chưa ra đời, DOJI đã đưa ra loại nhẫn trơn ép vỉ như một lựa chọn khác cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nay ông tính toán thế nào cho tương lai của dòng sản phẩm này khi mà thị trường vàng miếng bắt đầu ổn định trở lại, quyền mua, bán và tích trữ của người dân vẫn được đảm bảo?

- Loại vàng nhẫn ép vỉ của DOJI ra đời đầu năm 2011 nhằm đáp ứng nhu cầu 3 trong một của người dân, mua để tích trữ, mua làm quà tặng và mua để đeo. Cũng là loại vàng 9999, nhưng được chia nhỏ số lượng hơn để giá phù hợp với nhu cầu của người dân. Chúng tôi cũng có chủ trương ép vỉ để tránh móp méo, trầy xước và đảm bảo chống giả, khi người dân bán lại sẽ được hưởng giá niêm yết của công ty.

Sản phẩm nào cũng có thời của nó. Hiện nay thị trường đang nhu cầu nên chúng tôi vẫn bán. Và tôi tin rằng nhu cầu của mặt hàng này sẽ tăng dần lên, tất nhiên cũng cần phải có thời gian để nhẫn ép vỉ xâm nhập thị trường. Nhưng nhìn chung tôi thấy nó không thể thay thế vàng miếng và khó có khả năng bùng nổ. Bởi tính thanh khoản không cao, sản phẩm nhẫn trơn của đơn vị nào thì chỉ đơn vị đó chấp nhận, chứ không được mua một nơi bán nhiều nơi như vàng miếng.



Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh vàng


Ngày 24/4, 200 nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp tại TP HCM sẽ bàn thảo chủ đề "Sàn giao dịch vàng - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn VN". Đây là hội thảo quốc tế chuyên về kinh doanh vàng lần đầu tiên được tổ chức tại VN. 

Chương trình hội thảo xoay quanh các vấn đề đang được giới kinh doanh vàng VN quan tâm hiện nay: Các sàn vàng ra đời sắp tới sẽ liên thông với các trung tâm giao dịch vàng thế giới như thế nào, các phương thức kinh doanh vàng hiệu quả, những yếu tố khác biệt của thị trường vàng VN và phương pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh vàng.

Các chuyên gia hàng đầu về vàng sẽ cùng nhà đầu tư thảo luận kinh nghiệm, đưa ra những dự báo về tình hình thị trường vàng thế giới để đón đầu những cơ hội kinh doanh tốt.

Tham gia diễn đàn có ông Albert Cheng - Tổng giám đốc Hội đồng vàng thế giới khu vực Châu Á, ông Ng Cheng Thye - Giám đốc kinh doanh vàng ngân hàng Standard Bank, ông Huỳnh Trung Khánh - cố vấn Hội đồng vàng thế giới tại VN, Phó chủ tịch Hiệp hội vàng VN.

Hội thảo sẽ diễn ra tại White Palace, Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP HCM.

Nhà đầu tư cá nhân tham gia giao dịch tại sàn vàng ACB. Ảnh: T.A

Theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản đang có nhiều biến động, nhiều nhà đầu tư đã nhảy sang lựa chọn hình thức kinh doanh vàng, đặc biệt là tham gia đầu tư tại sàn giao dịch vàng. Trong thời gian tới đây, cùng với việc các ngân hàng mở thêm nhiều trung tâm giao dịch vàng, số lượng nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, cũng theo cảnh báo của các chuyên gia hàng đầu về vàng, kênh đầu tư này tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó dự đoán. Nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt những người mới tham gia giao dịch cần thận trọng và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.


10 cách đầu tư vàng phổ biến trên thế giới


 Mua bán vàng là cách làm dễ dàng nhất với các nhà đầu tư cá nhân, kể cả mua dưới dạng vật chất hay trên tài khoản.

Dưới đây là 10 cách "chơi" vàng được nhiều người lựa chọn, theo tổng hợp của The Telegraph.


1. Vàng thỏi

 

Vàng bán theo thỏi có kích thước lớn, thậm chí tính bằng mét và giá được tính trực tiếp trên giá vàng của ngày hôm đó, cộng với phí bảo hiểm cho sản xuất và kinh doanh. Các thanh vàng càng nhỏ thì giá bảo hiểm càng cao.


2. Đồng xu vàng của Anh (Sovereigns)

Một trong những cách sở hữu vàng phổ biến nhất trên thế giới là mua những đồng tiền vàng và đồng xu trị giá 22 carat vàng mang tên sovereign được coi là sự lựa chọn yêu thích của những nhà đầu tư người Anh. Đồng sovereign cổ có niên đại từ 1887 đến tận 1982 hiện là mục tiêu được săn đón nhất.


3. Đồng xu vàng của Nam Phi (Krugerrands)

Được đúc lần đầu tiên năm 1967 tại thị trường Nam Phi, đồng Krugerrands cực kì phổ biến trên thị trường tiền vàng những năm 1980 (chiếm 90% thị trường). Nguyên nhân là các đồng Krugerrands được đúc với nhiều mệnh giá khác nhau, rất thuận tiện cho nhà đầu tư như một ounce, nửa oz, một phần tư ounce hoặc thậm chí một phần mười ounce vàng.


4. Mua vàng qua các quỹ tín thác (ETF)

ETF (Exchange-traded Fund) là hình thức quỹ đầu tư tập thể mà cổ phiếu được mua bán trên hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán lớn trên thế giới, ETF quốc tế hoạt động trên cả vàng, bạch kim, bạc và paladi. Các ETF đều tuân theo một hệ thống bảo mật duy nhất, được giao dịch trên sàn chứng khoán London và về cơ bản là theo dõi giá của các kim loại. Đầu tư qua ETF, bạn phải trả một khoản phí nho nhỏ (hiện vào khoảng 0,4 xu Anh, tương đương khoảng 134.000 đồng).

Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới hiện nay là SPDR Gold Trust ở New York. Khối lượng vàng trong SPDR Gold tương đương với hơn một nửa sản lượng khai khoáng vàng toàn cầu hàng năm và có giá trị vào khoảng 56.460 tỷ USD.

Ngoài SPDR Gold, còn có các ETF vàng lớn khác như iShares COMEX Gold Trust, ETF Securities' Gold Bullion Securities, ETFS Physical Gold, và Zurich Cantonal Bank's Physical Gold.


5. Đơn vị ủy thác và ủy thác đầu tư

Ở cách thức đầu tư này, quỹ nổi tiếng nhất chính là BlackRock Gold & General (Anh). Quỹ này đầu tư vào cổ phiếu của các công ty khai thác vàng cũng như các doanh nghiệp hàng hóa khác. Ngoài ra, các cố vấn kinh doanh cũng khuyên các nhà đầu tư tham gia các quỹ hàng hóa nói chung như Quỹ Tài nguyên JPM (Anh). Các quỹ này có thể thay mặt cho các nhà đầu tư tư nhân trong lĩnh vực cổ phiếu liên quan tới vàng. Các cổ phần của các công ty khai thác vàng có xu hướng biến động mạnh hơn so với giá vàng.


6. Vàng tài khoản

Các ngân hàng vàng trên thế giới cung cấp hai loại tài khoản lưu trữ vàng: tài khoản phân bổ và chưa phân bổ (allocated và unallocated). Một tài khoản phân bổ có tác dụng giống như việc giữ vàng trong két an toàn và là hình thức an toàn nhất cho giới đầu tư vàng dạng vật chất (thỏi, miếng…). Vàng được lưu trữ trong kho và được quản lý bởi một đại lý vàng có uy tín (dealer) hoặc người lưu kí (depository).

Ngược lại, những tài khoản chưa phân bổ là dành cho những nhà đầu tư không có vàng vật chất. Thông thường, một trong những lợi thế của các tài khoản chưa phân bổ là việc các nhà đầu tư sẽ không mất phí lưu trữ, bảo hiểm bởi các ngân hàng dự trữ có quyền đưa vàng ra từ nguồn dự trữ.


7. Chứng khoán vàng

Bạn có thể mua cổ phiếu cá nhân của các công ty vừa giao dịch vừa khai thác vàng.


8. Trang sức

Trong khi hàng nghìn món trang sức bằng vàng được trao tay mỗi năm, vàng trang sức vẫn chưa được coi là một kênh đầu tư chính thức. Theo một số nhà đầu tư nhận định khi mua vàng trang sức, khách hàng sẽ mua cao hơn so với mua vàng miếng cùng thời điểm do chi phí sản xuất và gia công trang sức.

Trên thế giới, Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ vàng trang sức lớn nhất thế giới. Hằng năm, nước này nhập khẩu tới 800 tấn vàng, khoảng 30% sản lượng vàng hàng năm của thế giới và chủ yếu là vàng trang sức.


9. Chứng chỉ vàng

Trong lịch sử, chứng chỉ vàng được Bộ Tài chính Mỹ phát hành từ cuộc nội chiến Nam – Bắc cho đến năm 1933. Được tính bằng đôla, các chứng chỉ này được sử dụng như một phần của tiêu chuẩn vàng và có thể trao đổi với giá trị tương đương vàng.

Hiện nay, các nhà đầu tư sử dụng chứng chỉ vàng để trao đổi trên thị trường mà không cần nhận vàng vật chất. Các chứng chỉ này thường được phát hành bởi các ngân hàng tư nhân, đặc biệt ở Đức và Thụy Sĩ. Các ngân hàng này xác nhận quyền sở hữu của một cá nhân trong khi vẫn giữ vàng đại diện cho khách hàng.

Ưu điểm của hình thức này là các nhà đầu tư tránh được các vấn đề về lưu trữ, bảo hiểm cá nhân, tăng thanh khoản bằng lệnh bán chỉ trong giao dịch chỉ bằng một cú điện thoại cho người lưu ký.

Perth Mind cũng chạy một chương trình áp dụng chứng chỉ vàng và được bảo lãnh bởi chính quyền bang Tây Úc. Chứng chỉ vàng của công ty này được phân phối ở một số quốc gia như Mỹ, Thụy Sỹ, Canada…


10. Sản phẩm phức hợp

Đây là một cách thức đầu tư vàng mới được đưa ra trên thế giới. Với cách đầu tư này, bạn có một rổ hàng hóa có quan hệ với nhau để lựa chọn như đường, dầu, bạch kim hoặc vàng. Với cách thức này, các nhà đầu tư nên có một chiến lược cụ thể và có sự cố vấn chuyên môn sâu.

Một mối quan hệ phổ biến nhất hiện nay là giữa vàng và dầu. Giá vàng và giá dầu thô từ lâu đã có mối quan hệ tỷ lệ thuận, vì vàng có thể được sử dụng như một công cụ chống lạm phát do giá dầu tăng gây ra. Mặt khác, giá dầu tăng cũng có thể làm gia tăng sức hấp dẫn của các loại hàng hóa cơ bản nói chung, bao gồm vàng.


Làm sao tránh “bẫy” làm giá vàng?


Đọng lại, những người thua thiệt nặng có thêm bài học nhớ đời, nhưng ẩn phía sau đó vẫn là khoảng trống điều hành.

Nên mua vàng dưới dạng dự trữ ngoại hối?

Sau vài ngày hội đồng chính sách tiền tệ Mỹ họp định kỳ tháng 11 với thông điệp "nới lỏng" thêm 600 tỷ USD để khôi phục việc làm, đã dấy lên những nghi ngại đồng USD mất giá và tiên đoán vàng tăng giá.

Nhận định này được tiếp sức thêm nhiều yếu tố khác như thị trường các tài sản tài chính, bất động sản trên thế giới chưa thoát khỏi đình trệ, khủng hoảng nợ châu Âu bùng nổ ở Hy Lạp, lan sang Ireland, và mới hôm kia là chiến sự leo thang giữa hai miền Triều Tiên.

Một học giả nói rằng, “giá vàng phản ánh những gì người ta nghĩ về tương lai nền kinh tế”. Khi tất cả thị trường không đảm bảo an toàn cho tài sản của nhà đầu tư thì vàng luôn là nơi trú ẩn an toàn nhất.

Đối chiếu câu chuyện vàng của thế giới với Việt Nam, thấy rằng, nếu giá vàng Việt Nam và thế giới cùng chung bước nhảy, sẽ chẳng có gì đáng nói bởi đó là cái lý của “nước nổi bèo nổi”. Nhưng ở Việt Nam lại khác. Nhiều khi giá thế giới tụt tự bao giờ nhưng trong nước vẫn chót vót.

Gần như thành thói quen, mỗi khi thị trường vàng sốt nóng, Ngân hàng Nhà nước lại “cấp quota, bán ngoại tệ” cho phép nhập khẩu vàng. Đáng lưu ý, trong khoảng thời gian từ 2008 đến trước tháng 11/2010, Ngân hàng Nhà nước rất ít khi cấp quota nhập khẩu vàng với lý lẽ để giảm nhập siêu, nhưng từ ngày 9/11 đến nay đã hai lần cấp quota. Đợt 1 kéo dài hai tuần kể từ 9/11, và đợt 2 từ cuối ngày 24/11 đến hết 31/12/2010.

Rõ ràng Ngân hàng Nhà nước đã hành động đúng, và bằng chứng là sau cơn sốt “9/11”, chỉ với một động thái cấp quota với thời hạn hai tuần, thị trường vàng hạ nhiệt lập tức, đưa giá vàng trong nước gần hơn với giá thế giới. Có người lo “nhập siêu theo sau quota nhập khẩu vàng”, nhưng ở hoàn cảnh đó khó có thể làm khác, vì không thể nào vừa theo đuổi mục tiêu giảm nhập siêu, vừa muốn bình ổn thị trường vàng.

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra: tại sao Ngân hàng Nhà nước chưa có biện pháp nào khả thi hơn “điệp khúc” nói trên? Có một thực tế không thể không lưu tâm là trước khi hạn cấp quota đợt 1 nói trên hết hiệu lực khoảng 5 ngày, xuất hiện đồn đoán Ngân hàng Nhà nước sẽ phải cấp tiếp quota. Và điều đó đã xảy ra: cuối ngày 24/11, Ngân hàng Nhà nước cấp quota nhập khẩu vàng, hạn kéo dài tới 31/12.

Đã có không ít kiến nghị lên Ngân hàng Nhà nước rằng, nên duy trì một tỷ lệ vàng nhất định trong quỹ dự trữ quốc gia tương tự một số ngân hàng trung ương trên thế giới đã và đang làm. Một chuyên gia tài chính nhận xét: “Nếu Ngân hàng Nhà nước mua vàng dưới dạng dự trữ ngoại hối thì mỗi khi thị trường biến động xấu, Ngân hàng Nhà nước không phải thụ động “cấp quota, bán ngoại tệ” như bây giờ”.

Yếu tố tỷ giá

Một nguyên nhân khác khiến cho giá vàng trong nước chênh lệch quá mức với giá thế giới là sự chênh lệch tỷ giá cặp tiền VND/USD.

Đầu tháng 11/2010, khi tỷ giá bất thường, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp can thiệp, nhưng mức độ hành động dường như còn quá thận trọng. Kết quả là tỷ giá tự do của VND/USD chỉ giảm đến mức 20.900 đồng/USD và sau đó vọt lên 21.300 đồng/USD, cao hơn tỷ giá chính thức (19.500 đồng/USD) tới 1.800 điểm!

Một dẫn chứng khác là Ngân hàng Nhà nước công bố “bán ngoại tệ theo hai danh mục của Bộ Công thương”, tức là chỉ bán cho đối tượng nhập khẩu hàng hóa trong nước chưa sản xuất được và ngược lại.

Tuy nhiên, cả tuần nay (tính đến 25/11), Ngân hàng Nhà nước không hề bán một Đô la nào để nhập khẩu một mặt hàng vẫn được coi là ưu tiên số 1 và cũng không giải thích lý do.

Vì thế, một số doanh nghiệp cứ tưởng mình là đối tượng trong “danh mục ưu tiên mua ngoại tệ” cứ hối thúc ngân hàng thương mại bán ngoại tệ, trong khi ngân hàng thương mại làm văn bản đề nghị mua lên Ngân hàng Nhà nước nhưng chưa được giải quyết.

Trong điều kiện hiện nay, theo công bố của Tổng cục Thống kê, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2010 tăng 1,86%, thì các mặt hàng nhập khẩu sẽ bị đội giá hơn nữa. Bởi không một doanh nghiệp nào chịu hạch toán theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước nằm bất động cả tháng nay ở mức 19.500 đồng/USD, mà họ tính theo giá ngoại tệ tự do ở chợ Hà Trung, Hà Nội.


Phải tự bảo vệ mình

Trở lại với câu chuyện vàng. Một thực tế chưa được thừa nhận một cách chính thống là gần đây, thị trường vàng bị “làm giá” quá nhiều. Chuyên viên khối đầu tư một ngân hàng nói: “Có những thời điểm giá tăng rất vô lý, nhưng không nhìn thấy nhu cầu ở đâu”!

Theo ông, “mánh” làm giá của giới đầu cơ cũng chỉ thực hiện theo nguyên lý thông thường. Chẳng hạn, các nhà cái nắm giữ vàng có thể đẩy giá lên bằng cách sẵn sàng bỏ tiền mua lại vàng từ những cửa hàng nhan nhản trong phố sau khi các cửa hàng này thấy đã cân đối được lợi nhuận. Khi giá bị đẩy cao thì lực mua xuất hiện và tâm lý bầy đàn ùa đến.

Một nhân viên bảo vệ ở “chợ” vàng Trần Nhân Tông (Hà Nội) nói: “Thật kỳ cho dân mình, giá cao thì tranh mua, thấp thì tranh bán!”. Tất nhiên, đó là thời điểm để các nhà cái thu vốn và lãi về, nhả rủi ro cho thị trường.

Có vẻ như “mánh” này càng dễ hiện thực hóa bởi một lý do khác từ cơ chế nhập khẩu vàng. Từ trước tới nay, muốn nhập vàng thì phải chờ Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép khá lâu. Không ít trường hợp giá vàng thế giới đi qua một vòng “sốt, giảm” nhưng giấy phép vẫn chưa được cấp.

Trong lúc chờ đợi sự chuyển động ì ạch của giấy phép, những nhà cái chắc sẽ không tội gì không vin vào cái lý “cung, cầu bất cập”, thổi giá lên để hiện thực hóa lợi nhuận.

Bởi thế, lời khuyên của chuyên viên ngân hàng nói trên là, người dân cần biết cách tự bảo vệ mình bằng cách nắm vững giá vàng thế giới để quy đổi ra giá vàng trong nước, qua công thức khá đơn giản sau: giá trong nước = (giá thế giới + phí vận chuyển + phí bảo hiểm) x (1 + thuế nhập khẩu) : 0,82945 x tỷ giá USD/VND.

Tham số đi theo công thức trên gồm: phí vận chuyển (tùy thuộc nhập khẩu ở “chợ” New York hay Singapore, nhưng nói chung gần đây đều nhập từ Singapore) tương đương khoảng 0,75 USD/oz, phí bảo hiểm 0,25 USD/oz, thuế nhập khẩu hiện nay là 0% và phí gia công là 40.000 đồng/lượng.

Như vậy, những người mua vàng sẽ biết mình nên mua ở mức giá nào là hợp lý. Dĩ nhiên, điều này không bao giờ đúng với những người có máu “đỏ đen” bởi còn phụ thuộc vào kỳ vọng thị trường và “khẩu vị rủi ro” của họ. Nhưng kể cả “khẩu vị” ấy dù cao đến đâu, cũng xin đừng quên đây là cuộc chơi mà nhà cái thường nắm chắc phần thắng!



Nguyên tắc quan trọng trọng giao dịch vàng

 Phân tích kĩ thuật là khả năng có thể được cải thiện khi bạn có kinh nghiệm và sự nghiên cứu. Hãy luôn là một người học hỏi và kiên trì học tập.

1/ Vạch ra xu hướng:

Phân tích các đồ thị trong dài hạn. Bạn hãy bắt đầu đánh giá với những đồ thị được lập hàng tháng, hàng tuần kéo dài trong thời gian nhiều năm. Một quy mô lớn hơn về “các bản đồ về thị trường” sẽ tạo ra một tầm nhìn rõ ràng hơn và tốt hơn trong dài hạn về thị trường. Một khi thiết lập được tầm nhìn trong dài hạn, sau đó bạn hãy kiểm chứng hằng ngày với các đồ thị trong ngày.

Một thị trường trong ngắn hạn được xem xét riêng lẻ có thể thường bị nhầm lẫn. Ngay khi bạn chỉ giao dịch trong một thời gian rất ngắn (scalping) , tốt hơn hết là bạn hãy giao dịch theo cùng một sự hướng dẫn như đối với xu hướng của trung và dài hạn.


2/ Hãy đặt mình vào xu hướng thị trường và song hành với nó:


Hãy quyết định một xu hướng và giao dịch theo nó. Xu hướng thị trường có rất nhiều quy mô khác nhau như trong dài hạn, trong trung hạn và trong ngắn hạn. Đầu tiên, bạn hãy quyết định xu hướng mà bạn định giao dịch và sử dụng những đồ thị thích hợp. Hãy chắc chắn rằng bạn đang giao dịch theo đúng sự hướng dẫn của xu hướng đó. Mua ở điểm đáy khi có xu hướng lên giá và bán ở điểm đỉnh nếu nó xuống giá.

Nếu bạn quyết định đầu tư theo hướng trung hạn, nên sử dụng những đồ thị về thị trường hàng ngày, hàng tuần. Nếu bạn chỉ giao dịch ngắn hạn, sử dụng các biểu đồ hàng ngày và trong ngày. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp hãy dùng những đồ thị trong dài hạn hơn để quyết định. Sau đó mới sử dụng những đồ thị có thời hạn ngắn hơn.


3/ Tìm giá cao nhất và giá thấp nhất trong ngày của xu hướng đó:

Tìm các mức giá sàn và giá trần mong đợi . Nơi tốt nhất để mua là điểm gần mức giá sàn của thị trường. Điểm giá sàn này thường là dựa trên mức giá các chu kì trước nhưng ở mức thấp hơn. Nơi tốt nhất để bán là gần điểm giá trần của thị trường. Điểm này thường là đỉnh của đồ thị trước đây.

Sau khi một đỉnh giá trần của đồ thị bị phá vỡ, nó thường tạo ra mức giá sàn ở sự giảm xuống tiếp theo. Nói cách khác, giá cao nhất cũ trở thành mức giá thấp nhất mới.Tương tự như vậy, khi mức giá sàn (support) bị phá vỡ, nó sẽ dẫn đến việc bán ra ở đỉnh tiếp theo của đồ thị - Mức giá thấp nhất cũ trở thành mức giá cao nhất mới.


4/ Biết mức tỉ lệ nào nên rút lui:


Đo lường tỷ lệ của sự quay trở lại xu hướng cũ (retracement) . Sự điều chỉnh của thị trường lên hay xuống thường trở lại phần quan trọng của xu hướng trước đây. Bạn có thể đo lường sự điều chỉnh của một xu hướng đang tồn tại theo những tỷ lệ đơn giản. Phổ biến nhất là tỉ lệ retracement 50% của một xu hướng trước.

Mức retracement của xu hướng cũ ở mức nhỏ nhất thường là 1/3 xu hướng đó và lớn nhất thường là 2/3. Mức retracement mang tính quy luật (Fibonacci) của khoảng 38% và 62% cũng có giá trị xem xét trong suốt một chu kỳ của một xu hướng đi lên. Vì vậy, ban đầu khi mua bạn nên mua ở những điểm nằm trong khoảng từ 33% đến 38% của vùng retracement.


5/ Vẽ ra đường đi xu hướng:

Vẽ các đường biên của một xu hướng. Đường biên của xu hướng là một trong những công cụ vẽ đồ thị đơn giản nhất và hiệu quả nhất. Tất cả những gì bạn cần là một đường biên thẳng và hai điểm trên đồ thị. Những đường của xu hướng đi lên được vẽ từ hai mức giá thấp nhất liên tiếp trong ngày.

Đối với đường của xu hướng đi xuống thì được vẽ từ hai điểm đỉnh liên tiếp trong ngày. Giá cả thường giảm theo đường đi của xu hướng trước khi tiếp tục hướng của chúng. Điểm phá vỡ đường đi của xu hướng thường báo hiệu một sự thay đổi xu hướng.


6/Theo chỉ số trung bình:

Hãy theo dõi sự chuyển động của các chỉ số trung bình (moving averages). Sự chuyển động của các chỉ số trung bình cung cấp những dấu hiệu mua và bán một cách khách quan. Chúng cho bạn biết khi một xu hướng đang tồn tại vẫn còn chuyển động và giúp bạn xác nhận sự thay đổi trong xu hướng. Sự chuyển động này không giúp bạn đoán trước giá, tuy nhiên, đó có nghĩa là một sự thay đổi trong xu hướng sắp xảy ra.

Một sự liên kết đồ thị hai chuyển động của các chỉ số trung bình ( 2 đường MA cắt nhau) là cách phổ biến nhất để tìm ra những dấu hiệu giao dịch. Một số cách liên kết phổ biến trong tương lai là những chuyển động của các chỉ số trung bình trên 4 ngày ( MA 4) và trên 9 ngày (MA 9), trên 9 ngày(MA 9) và trên 18 ngày(MA 12), trên 5 ngày(MA 5) và trên 20 ngày (MA 20).

Những dấu hiệu được đưa ra khi các đường trung bình trong thời gian ngắn hơn vượt qua những đường trung bình trong thời gian dài hơn. Khi giá vượt lên cao hơn hay thấp hơn một sự chuyển động trên 40 ngày của các chỉ số trung bình cũng cho thấy dấu hiệu giao dịch tốt. Và nếu sự chuyển động của các chỉ số trung bình trên đồ thị theo đúng hướng của các đường chỉ số thì có nghĩa là nó đã đạt hiệu quả trong việc định hướng thị trường.


7/ Biết được các dấu hiệu đổi chiều:

Theo dấu vết các chỉ số dao động của thị trường có thể giúp bạn nhận ra khi nào thị trường đã vượt mua hoặc vượt bán. Trong khi các đường MA xác nhận sự thay đổi của xu hướng thị trường thì các chỉ số này cảnh báo trước cho bạn khi giá một thị trường đã tăng lên hay giảm xuống quá xa và sẽ nhanh chóng bị đổ vỡ. Hai chỉ số phổ biến là Relative Strength Index (RSI) và Stochastics.

Chúng đều thể hiện trong một khung từ 0 đến 100. Với RSI, đạt trên 70 là báo hiệu vượt mua và dưới 30 là đã vượt bán. Giá trị vượt mua và vượt bán của chỉ số Stochestics là 80 và 20. Hầu hết những người giao dịch thường sử dụng Stochastics đối với dao động trong 14 ngày hoặc nhiều tuần, RSI đối với dao động trong 9 hoặc 14 ngày và cả đối với nhiều tuần.

Sự phân kì của các chỉ số dao động thường cảnh báo sự thay đổi của thị trường. Những công cụ này làm việc vẫn hiệu quả trong giao dịch ở các loại thị trường khác nhau. Những dấu hiệu theo tuần có thể được sử dụng như một chỉ dẫn cho các dấu hiệu theo ngày. Những dấu hiệu theo ngày có thể được sử dụng như một chỉ dẫn cho các dấu hiệu trong ngày.


8/ Nắm được các dấu hiệu cảnh báo:

Theo tín hiêu của MACD (The Moving Average Convergence Divergence) - sự tập hợp các dao động của các chỉ số thị trường khác nhau. Sự chỉ thị của MACD (phát triển bởi Gerald Appel) nối kết một hệ thống các chuyển động trung bình của thị trường giao nhau và các điểm mua quá nhiều và bán quá nhiều của một chỉ số thể hiện sự dao động. Một dấu hiệu mua xuất hiện khi đường nhanh hơn vượt lên trên đường chậm hơn và cả hai đường đều dưới 0.

Một dấu hiệu bán xuất hiện khi đường nhanh hơn nằm dưới đường chậm hơn ở trên vạch 0. Dấu hiệu hàng tuần được ưu tiên hơn dấu hiệu hàng ngày. Một biểu đồ MACD đánh dấu sự khác nhau giữa hai đường và đưa ra cả những cảnh báo khá sớm về sự thay đổi xu hướng. Nó được gọi là “biểu đồ” vì đường kẻ thẳng đứng được dùng để chỉ ra sự khác nhau giữa hai đường trên đồ thị.


9/ Xu hướng, có tiếp diễn hay không?

Bạn hãy sử dụng đường ADX (The Average Directional Movement Index) – Đường chuyển động của các chỉ dẫn trung bình – để giúp bạn quyết định một thị trường đang theo một xu hướng hay đang trong giai đoạn biến đổi. Nó đo lường mức độ của xu hướng hay định hướng của thị trường. Một đường ADX đi lên ám chỉ một xu hướng mạnh.

Một đường ADX đi xuống lại thể hiện sự tồn tại của một thị trường giao dịch và sự vắng mặt của một xu hướng. Một đường ADX đi lên chỉ ra sự chuyển động của các chỉ số trung bình, và một đường ADX đi xuống cho thấy thị trường đang dao động. Theo sự hướng dẫn của các đường ADX, người giao dịch có thể quyết định dạng giao dịch và phần nào của các chỉ số là thích hợp nhất đối với thị trường ở hiện tại.


10/ Biết những dấu hiệu xác định:

Bao gồm cả khối lượng (volume) và dòng tiền. Khối lượng và dòng tiền là những yếu tố xác nhận sự chỉ dẫn quan trọng trong thị trường tương lai. Khối lượng giao dịch đi trước giá giao dịch. Quan trọng là phải đảm bảo rằng một khối lượng mạnh có thể được mua bán theo sự chỉ dẫn của xu hướng chiếm ưu thế.

Khi thị trường tăng giá thì một volume mạnh cần được xem xét mức độ tăng lên mỗi ngày. Sự tăng lên của dòng tiền xác định rằng xu hướng mới này ủng hộ cho xu hướng chiếm ưu thế. Sự giảm đi của dòng tiền này là dấu hiệu của sự kết thúc một xu hướng. Mức giá vững chắc của một thị trường tăng giá thường đi kèm với sự gia tăng về khối lượng và dòng tiền”


Ba yếu tố cần chú ý khi đầu tư vào vàng

- So với tất cả các kim loại quý khác, vàng luôn được lựa chọn nhiều hơn để đầu tư và giao dịch. Giá trị của vàng là một đề tài được nói đến rất nhiều trên thị trường hàng hóa và thị trường tương lai. Trước khi bạn tham gia đầu tư vào kim loại quý này, có một số điều cần xem xét về giá trị của chúng. Sau đây là ba yếu tố tạo nên giá trị cho vàng mà giới đầu tư vẫn hay đề cập đến.


1/ Vàng đồng nghĩa với sự tích lũy giá trị

Mọi tài sản đều được tính ra giá cả chính xác và toàn thế giới công nhận tiền mặt là sự tích trữ giá trị. Vàng cũng được xem là một phương tiện như vậy. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là giá trị mà vàng tích trữ thật sự là gì?

Câu trả lời là vàng đóng vai trò tích trữ như một tài sản mang tính toàn cầu. Vàng được giao dịch với cùng giá trị tại New York, London, Tokyo và nhiều nước có nền kinh tế phát triển khác. Chúng có thể khác nhau do sự khác biệt về tiền tệ, nhưng sau khi quy đổi về một loại ngoại tệ thông qua tỷ giá, giá vàng sẽ tương đương trên phạm vi thế giới.

Điều này có nghĩa vàng là sự tích trữ mang tính toàn cầu. Và điều quan trọng là phải nhận thức được mối liên hệ đồng biến giữa của cải trên thế giới và giá vàng.Tại sao lại như vậy? Tưởng tượng rằng có 100 oz vàng trên thế giới trong khi tổng của cải trị giá 1000 USD.

Như vậy giá trị của vàng sẽ tính là 1000USD/100 oz = 10 USD/oz. Giả sử nền kinh tế suy thoái và thị trường chứng khoán giảm 50%. Của cải trên thế giới chỉ còn trị giá 500 USD. Như vậy giá vàng sẽ như thế nào? Chỉ còn 500 USD/ 100 oz = 5 USD/oz.

Có thể bạn sẽ hỏi rằng: Nếu vậy khi thị trường chứng khoán suy yếu, làm sau vàng lại tăng. Có phải vàng là công cụ chống rủi ro khi nền kinh tế trở nên suy yếu? Câu trả lời đó là khi một quốc gia nào đó rơi vào khủng hoảng, vàng sẽ đóng vai trò công cụ chống rủi ro. Ví dụ khi thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong và những quốc gia khác vẫn ổn định, thì vàng có thể sẽ tăng trở lại.

Tuy nhiên khi xu thế giảm điểm lan rộng khắp thế giới, vàng có thể giảm theo. Hãy nhìn vào biểu đổ của giá vàng trong giai đoạn khủng hoảng năm 2008. Giá vàng ở mức 1030 USD/oz vào giữa năm 2008. Nhiều người nghĩ rằng giá vàng sẽ tăng mạnh sau khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Nhưng giá vàng lại giảm về 680 USD/oz năm 2008.

2/ Thị trường vàng phụ thuộc vào yếu tố tâm lý

Vàng không giống như những hàng hóa khác, rất khó xác định sản lượng vàng trên thế giới. Vàng cũng ít được sử dụng trong công nghiệp mà chỉ dùng làm đồ trang sức và tích trữ của cải. Giá dầu có thể bị chi phối bởi nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Ngũ cốc có thể bị chi phối bởi nhu cầu tiêu thụ thực phẩm.

Vàng rất ít bị chi phối theo kiểu như vậy. Chúng ta cần dầu để nền kinh tế thế giới hoạt động. Chúng ta cần ngũ cốc để mọi người có thể ăn. Chúng ta không cần vàng để làm gì ngoại trừ làm đồ trang sức và giới đầu tư trả thêm một khoản phí cho kim loại quý này.

Bởi vậy chúng ta có thể nói thị trường vàng là thị trường mang tính tâm lý. Lý do để giới đầu tư định giá vàng cao là vì họ ưa thích kim loại quý này hơn khi tích trữ của cải. Khi giới đầu tư tìm kiếm sự an toàn cho đồng tiền của họ, vàng sẽ được lựa chọn. Khi sự không chắc chắn đối với nền kinh tế lan rộng, giới đầu tư sẽ chọn vàng thay vì những tài sản rủi ro khác.

Ngay cả trong khủng hoảng, giá vàng cũng là sự lựa chọn tốt hơn so với các tài sản rủi ro khác. Khi mà giới đầu tư tìm kiếm điều gì đó an toàn hơn, mang tính hiện thực hơn. Với ví dụ của cuộc khủng hoảng năm 2008, giá vàng đã giảm 30%. Trong khi đó thị trường chứng khoán giảm hơn 50% sau cuộc phá sản của Lehman Brothers.

3/ Vàng chỉ là tiền tệ đối với Chính phủ và các Ngân hàng Trung ương

Mọi người vẫn nói vàng là tiền tệ, nhưng về mặt ứng dụng cần phải xem xét lại. Hãy cố gắng để có những tiện nghi và mua bánh mì, sữa và pin song song với việc tích trữ vàng.

Vàng có thể là tiền tệ nhưng đó là ở tầm quốc tế. Chính phủ các nước và những Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng vàng giống như là tiền bởi tầm vóc của họ cũng như sự nhạy bén về tài chính. Không dễ để vàng là một loại tiền tệ trong đời sống hàng ngày. Ngay cả khi chế độ bản vị vàng trở lại, chúng ta cũng nắm giữ tiền giấy thay vì nắm giữ vàng.

Giá trị của vàng

Như vậy giá trị của vàng dựa vào gì? Nó được xác định dựa trên cung và cầu. Nguồn cung vẫn tăng lên qua các năm. Và một khi vàng được khai thác, sẽ không có chuyện hết hạn hoặc sử dụng cho mục đích công nghiệp nào đó.

Nhu cầu đối với vàng sẽ tùy thuộc vào bối cảnh nền kinh tế. Lạm phát là yếu tố hỗ trợ cho giá vàng. Kinh tế Mỹ và thị trường chứng khoán suy yếu cũng có thể khiến giá vàng tăng. Tuy nhiên cần nhớ rằng nếu sự sụt giảm diễn ra ở phạm vi toàn cầu thì giá vàng cũng rơi vào xu hướng chung.

Suốt giai đoạn khủng hoảng năm 2008, chỉ có đồng đôla, trái phiếu Mỹ và đồng yên Nhật tăng giá. Trong khi vàng rớt xuống mức 680 USD/oz từ 1030 USD/oz bởi lo ngại giảm phát và mối quan tâm về con số nợ của nước Mỹ.

Tuy nhiên khi kinh tế Mỹ yếu đi không có nghĩa giá vàng phải tăng. Vẫn phải cân nhắc về rủi ro giảm phát, điều kiện kinh tế thế giới và yếu tố tâm lý trên thị trường.

Vấn đề rủi ro

Những gì diễn ra ở quá khứ không phải sự đảm bảo cho hiện tại. Rủi ro thua lỗ từ hợp đồng tương lai hay hợp đồng quyền chọn vẫn tồn tại. Những người giao dịch nên hiểu biết về rủi ro có liên quan đến vị thế mua hay bán. Cần phải chấp nhận rủi ro và chịu trách nhiệm về kết quả giao dịch của mình.


Lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh quán nhậu
Kế hoạch kinh doanh sân bóng đá mini
Kế hoạch kinh doanh hoàn hảo đón chờ thành công
Kế hoạch kinh doanh cửa hàng thời trang
Kế hoạch kinh doang bida cực hữu ích
Kế hoạch kinh doanh spa


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý