Kế hoạch luyện thi TOEIC

seminoon seminoon @seminoon

Kế hoạch luyện thi TOEIC

19/04/2015 02:42 AM
805

Thi Toiec không phải là quá khó, chỉ cần bạn có một phương pháp học phù hợp thì chắc chắn bạn sẽ có một bài thi tốt. Bài viết dưới đây kể về kinh nghiệm học thi và làm bài đạt điểm số cao của một bạn




Xin giới thiệu bài viết của 1 bạn đã từng học và luyện thi TOEIC, hy vọng kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho các bạn:

Chào các bạn! Mình vừa thi TOEIC và đạt đuợc số điểm cũng kha khá (920). Mình muốn sẻ chia một số kinh nghiệm với các bạn không có nhiều thời (gian) gian và tài chính để luyện thi ở các trung tâm.

* Nền tảng cần có :

- Ngữ pháp: không cần nhiều, chỉ cần biết căn bản. Đây là phần người Việt Nam rất giỏi nhưng trong thực tế thì ngay cả người bản xứ có khi còn nói sai ngữ pháp nên không cần học nhiều chi cho mệt. Các bạn nên đọc sách "Ngữ pháp tiếng Anh" của Mai Lan Hương - Nguyễn Thanh Loan.

- Từ vựng: càng nhiều càng tốt. Khuyên (thật ra là bắt buộc) học (thuộc) quyển "600 Essential Words for the TOEIC". Các bạn nên bổ sung từ vựng bất cứ khi nào có thể.

- Khả năng nghe: các bạn nên nghe bằng tiếng Anh hằng ngày. Đây là phần mình rất chú trọng (hình như mình nghe tiếng Anh còn nhiều hơn nghe tiếng Việt). Có thể nghe radio, tv hay xem phim. Nên nghe bằng giọng Mĩ, khi vào thi sẽ quen hơn là nghe bằng giọng Anh. Mới đầu nghe chưa quen thì nghe những gì mình thích (chằng hạn mình rất thích phim "Dragon Ball" nên đầu tiên mình tập nghe phim này) sau quen rồi thì nghe gì cũng được.Mình thường xuyên nghe các chương trình radio trong đó có kênh bloomberg nói toàn chuyện kinh tế, rất tương tự trong bài thi TOEIC.

- Khả năng đọc: cần nhuần nhuyễn khả năng đọc lướt, nắm bắt ý chính. Hằng ngày nên đọc sách báo tiếng Anh.

* Cách ôn tập cho từng phần thi TOEIC:

- Phần 1 (20 câu): bạn xem 1 bức tranh rồi nghe 4 câu nói. Chọn câu nói đúng với bức tranh nhất. Phần này thường dùng thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn. Chỉ chọn những gì xuất hiện trong bức tranh (cũng có khi là nguyên nhân hay kết quả của hành động trong bức tranh nhưng rất hiếm). Tập trung nghe cho được thì (tense) dùng trong câu nói (rất có thể câu đó mô tả đúng nhưng sai thì, cái này hay gặp).

- Phần 2 (30 câu): nghe 1 câu nói và 3 câu đáp án rồi chọn câu đúng nhất. Phần này nghe nhiều sẽ quen. Chú ý nghe cho được từ hỏi (what, who, when, where...) và thì. Mình chỉ có một kinh nghiệm là câu nào có từ phát âm tương tự trong câu hỏi thì khả năng sai rất cao. Nếu không nghe được gì cả thì mình sẽ chọn ngẫu nhiên câu không có từ tương tự trong câu hỏi.

- Phần 3 (30 câu): nghe 1 đoạn hội thoại ngắn rồi trả lời 1 câu hỏi. Bắt buộc đọc trước câu hỏi và 4 đáp án. Khi bắt đầu phần này sẽ có một đoạn hướng dẫn, lúc người ta đọc đoạn chỉ dẫn này thì mình đọc câu hỏi và 4 đáp án; khi người ta nói chuyện thì mình trả lời; khi người ta nói chuyện xong sẽ có một đoạn dừng để trả lời thì mình đọc câu hỏi và 4 đáp án tiếp theo; cứ như vậy cho đến hết 30 câu. Bạn phải tập trả lời quyết đoán, trả lời xong là quên luôn câu đó không vấn vươn gì nữa, nhanh chóng chuyển sang câu tiếp.

- Phần 4 (20 câu): nghe 1 đoạn ngắn rồi trả lời 2-3 câu hỏi. Tương tự phần 3, chỉ có điều mình đọc một lúc 2-3 câu hỏi và đáp án nên phải tập nhớ. Một điều khá thú vị là nếu bạn hay giải đề sẽ thấy phần 3 và 4 có thể đọc câu hỏi và trả lời mà không cần nghe (xác suất khá cao vì tương tự ngữ cảnh).

- Phần 5 (40 câu): chọn 1 trong 4 đáp án điền vào chỗ trống. Phần này không cần nói nhiều vì quá quen thuộc, các bạn nên tận dụng tối đa khả năng loại suy.

- Phần 6 (20 câu): chọn phần sai trong 4 phần được gạch chân. Cũng dùng loại suy luôn cho khoẻ.

- Phần 7 (40 câu): đọc 1 đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi. Lúc đầu mình đọc câu hỏi và câu trả lời trước nhưng tốc độ trả lời không nhanh lắm. Sau luyện được chiêu đọc lướt rồi thì mình chuyển qua lướt văn bản rồi trả lời luôn.


* Một số sách mình khuyên các bạn nên học:
- Longman preparation series for the TOEIC test.

- Compass TOEIC.

- TOEIC ETS official test-preparation guide.

- Oxford TOEIC test (quyển này còn khó hơn thi thật).

* Các bạn nên in tờ answer sheet để khi tập giải đề thì tô luôn vào đó cho quen. Nếu in ra giấy A4 thì sẽ nhỏ hơn so với tờ thi thật. Trước khi bắt đầu ôn tập nên giải 1 đề để biết mình mạnh phần nào, yếu phần nào để phân chia thời (gian) gian học cho hợp lí. Khi giải đề thử cần bỏ ra 2 giờ như đề thật, cố gắng trả lời cho hết 200 câu; không biết chọn đáp án nào thì để câu đó lại, đến câu 200 thì quay lại trả lời tiếp; sắp hết giờ mà cũng chưa biết chọn thì tô đại 1 đáp án nào đó vì đâu có bị trừ điểm đâu mà sợ.

Khi đi thi, 4 phần nghe thật ra mình không nghe được phần nào cho rõ ràng cả, có điều minh hay giải đề thi (hơn 30 đề) nên nghe được vài từ là mình đoán luôn câu trả lời.

Trên đây là một số kinh nghiệm ôn thi TOEIC (theo định dạng cũ) của mình. Tuy là định dạng cũ nhưng áp dụng vào định dạng mới kết quả cũng không đến nỗi nào (mình đi thi thử định dạng mới được 890 điểm, lúc đó mình còn chưa biết định dạng mới ra làm sao).




ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG BÀI THI TOEIC


Chào tất cả các bạn!

Một điều không thể phủ định là ngoài tấm bằng đại học “tàm tạm” khi apply vào bất kì công ty nào bạn cũng cần phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định, có thể là tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc … nhưng ngoại ngữ phổ biến hàng đầu vẫn là tiếng Anh.
Có rất nhiều loại chứng chỉ tiếng Anh để bạn lựa chọn phù hợp với mục đích và trình độ yêu cầu. TOEIC là một chứng chỉ được hầu hết các công ty nước ngoài, các ngân hàng, các tập đoàn và công ty chứng khoán, tài chính … yêu cầu. Mức điểm cao hay thấp tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng công việc, ví dụ như, tiếp viên hàng không thì mức điểm từ 400 điểm trở nên, nhân viên ngân hàng phòng tín dụng tối thiểu là 500 với nữ và 400 với nam (thiệt thòi quá ^_^), nhân viên phong thanh toán quốc tế, phòng xuất nhập khẩu công ở các công ty thì phải 700->800 gì đó…. Cũng phải nói thêm răng chứng chỉ TOEIC rất được các nhà tuyển dụng đánh giá cao (điểm tất nhiên càng cao càng tốt), trong các công ty, ngân hàng … mỗi năm nhân viên còn phải đi thi một lần để xem trình độ ngoại ngữ có bị mai một đi không, điểm thi đó còn được dùng để tính toán cho việc tăng lương và trợ cấp. Vậy là sao? Chúng ta thấy điểm TOEIC quan trong ra phết, nhất là đối với những bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đại học.

Làm thế nào để luyện thi TOEIC hiệu quả và thi đạt điểm cao? Theo tôi bạn nên thực hiện từng bước một

1. Kiến thức cơ bản
- Bạn phải trang bị cho mình một nền tảng cơ bản ngữ pháp, về việc này bạn có thể học ở bất kì đâu hoặc tự học, theo tôi có một nơi học ngữ pháp tiếng Anh vừa rẻ vừa hay đó là các lớp luyện thi đại học khối D ở các trường Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học tự nhiên … Ở các lớp luyện thi đại học này bạn sẽ được học toàn bộ ngữ pháp cơ bản, lượng kiến thức tương đối lớn và được giảng dạy rất khoa học, các giáo viên hầu như là Giảng viên của các trường đại học, hơn thế bạn phải làm một lượng lớn bài tập luyện ở nhà (Bạn nào đã từng ôn thi khối D chắc biết rõ hơn cả). HỌC NGỮ PHÁP LÀ NỀN TẢNG ĐỂ HỌC TOÀN BỘ NHỮNG KĨ NĂNG KHÁC CỦA TIẾNG ANH
- Song song với việc luyện tập ngữ pháp cơ bản bạn phải học càng nhiều từ mới càng tốt, lúc nào cũng phải tuân thủ phương châm “năng nhặt chặt bị” về vấn đề này không ai làm thay bạn được cũng chẳng có gì ngoài sự cần cù.
- Và tất nhiên bạn phải tìm hiểu ngay đề thi TOEIC xem nó bao gồm những nội dung gì để tập trung học

2. Nghe
Trong đề thi TOEIC sẽ có một nửa (100 câu) nghe, vậy là nghe cực kì quan trọng để bạn đạt điểm cao bạn phải luyện nghe theo các bước sau:
- Trong thời gian học ngữ pháp cơ bản và từ vựng bạn phải học dọc chính xác từng từ một bằng cách dùng máy vi tính và các phần mềm đọc tiếng Anh như (Talk it) hoặc dùng từ điển Oxford advance learner để nghe máy đọc từng chữ mà bạn chưa biết hoặc chưa chắc là mình phát âm đúng hay sai. Tôi nhấn mạnh việc đọc đúng từng từ tiếng Anh vì nếu bạn đọc sai bạn sẽ chẳng bao giờ nghe thấy từ đó trong bài nghe. Các bạn cũng không nên dùng từ điển Lạc Việt để học phát âm vì không phải nó sai mà thực sự nó phát âm rất khó nghe.
- Song song với việc học nghe cần cù như trên bạn cũng phải luyện nghe các đoạn hội thoại ngắn để còn quen với việc nối âm, trọng âm, các từ phát âm “tương tự nhau” … trong tiếng Anh. Việc này cũng rất quan trọng vì bạn làm thử đề thi TOEIC sẽ thấy rõ rang là bạn nghe thấy từ đó hoặc nghe được câu đó nói về cài gì nhưng khi trả lời câu hỏi bạn vẫn trả lời sai bét ra bực lắm, bực lắm…
- Sau khi bạn học các đoạn hội thoại ngắn thì bạn học nghe các đoạn văn dài hơn, các đoạn văn dài này khi nghe bạn phải có chiến thuật riêng đấy vì nó là đoạn văn dài mà chỉ có khoảng 2, 3, cùng lắm là 4 câu hỏi cho đoạn đó thôi. để hiểu một các tổng quan về đoạn văn đó trước tiên bạn phải cực kì nhanh để đọc lướt tất cả những câu hỏi liên quan đến đoạn đó trong đề thi và tập trung nghe để tìm ra thông tin cho những câu hỏi đó. Khi nghe đoạn văn bạn cũng phải chú ý nghe bằng được câu đầu tiên của nó vì nghe được thì bạn dễ dàng đoán được nội dung của đoạn văn hơn.

***CÁC LƯU Ý KHI HỌC NGHE VÀ LÀM PHẦN NGHE
- 100 câu nghe trong đề thi chia làm 4 phần;

+ Phần 1 gồm 20 câu mỗi câu là một bức tranh và 4 câu miêu tả bức tranh đó: phần này được coi là dễ nhất trong bài nghe vì câu miêu tả ngắn và dẽ nghe, tuy nhiên, bạn đừng coi thường nó nhé vì bọn ITS này chuối lắm, nó đọc những câu miêu tả mà nghe cứ như thể là miêu tả bức tranh đó nhưng thực ra là nó cố tình gây nhầm lẫn ở một điểm nào đó, ví dụ như, trong bức tranh có 4 người đang ngồi với nhau và có một câu đại thể như “they are having a meeting” hoặc “they are discussing a problem” chẳng hạn nhưng thực tế trong bức tranh mỗi người nhìn một lẻo và chẳng có vẻ họp hành gì cả… cuối cùng nó cho một câu “three of them are waering glasses” và thực đúng là trong đó có 3 người đeo kính còn một người không đeo vậy là câu này mới mô tả đúng nhất nội dung bức tranh …. thế có chuối không??? Không cẩn thận bạn bị nó lừa như chơi, mà câu nào cũng thế đấy không có cái kiểu câu gỡ điểm đâu. Để khắc phục vấn đề này bạn phải chú ý quan sát toàn bộ bức tranh và rất nhanh trí hình dung ra những câu mô tả bức tranh đó, phải để ý từng chi tiết nhỏ trên bức tranh đó, còn nghe thì phải nghe chuẩn để tránh bị nhầm lẫn giữa những từ phát âm nghe giông giống nhau nhé.

+ Phần 2 gồm 30 câu theo kiểu một người đọc câu hỏi và một người đọc 3 câu trả lời bạn phải chọn ra một câu trả lời đúng cho câu hỏi đó. Phần này khó hơn phần bức tranh một tí, nếu bạn chú ý lắng nghe thì trả lời rất nhanh, tuy nhiên nó lại lừa đảo bạn cũng không ít. Ví dụ như:

Q: When did your flight take off?
A: – I fired it yesterday
- It was flying in the air three days ago
- It took off at 3.00 last Sunday
Vậy là bạn bị nó lừa ở chỗ “fired” và “flying” vì nó nghe “giông giống” với “flight” ở câu hỏi, trong khi đó câu thứ ba đúng thì nghe lại chẳng thấy có gì liên quan vì “take” bị chia một thì thành ‘took” mất lại còn 3.00 nữa chứ nghe loằng ngoằng thế chắc không phải đâu thế là tích đại vào câu 1 hoặc 2 thế là sai bét.

+ Phần 3 gồm 30 câu nghe đoạn hội thoại sau đó trả lờ câu hỏi như kiểu đề thi TOELF ấy, phần này lại khoai hơn phần trước một tí. Để làm tốt được phần này bạn phải nhanh chóng đọc câu hỏi của đoạn hội thoại đó và chú ý nghe nội dung từ đầu đến cuối cố gắng không bỏ sót chữ nào vì bạn không thể tưởng tượng được đâu chính những từ bị phát âm lướt qua lại là đáp án cho câu trả lời đấy. Phần này đòi hỏi cả tư duy logic nữa tôi lấy ví dụ như trong đoạn hội thoại nói như sau:

“…….
A: When will the meeting be taken place?
B: It was planned to be on Friday, but as Mr John’s fllight was delayed we changed it to Monday next week.
A: When will Mr John arrive?
B: He said to me that he will arrive on Sunday.
…..”

Và câu hỏi đặt ra cho bạn là:

“When will Mr John have a meeting?”
A.On Friday
B.On Monday
C.On Sunday
D.Next week

Vậy nếu bạn nghe không rõ cái chỗ “but as Mr John’s fllight was delayed we changed it to Monday” thì sẽ bị nhầm lẫn hết cả, bạn nghe thấy có hết cả các ngày trong đoạn hội thoại nhưng không biết ngày nào mới chính xác. Bạn phải tư duy một chút và chú ý lắng nghe mới trả lời chính xác được đúng chưa./.
+ Phần 4 gồm 20 câu hỏi cho khoảng 7 đến 9 đoạn, mỗi đoạn văn sẽ có tối thiểu 2 câu hỏi, phần này là phần khó nhất trong bài nghe, nhưng lại là phần ít lừa đảo và đánh đố nhất, nó chỉ đòi hỏi bạn khả năng ghi nhận thông tin nhanh thôi. Để làm tốt phần này bạn cần phải đọc lướt nhanh các câu hỏi (như nói ở trên kia) …. Bạn cũng cần phải luyện nghe đoạn văn thường xuyên để quen với các ghi nhận các thông tin chính, vì các câu hỏi trong đề thi thường tậ trung hỏi các vấn đề chính, với cả nghe thường xuyên bạn đỡ bị căng thẳng hơn, không bị bỏ sót thông tin hơn.

3. 3. Phần đọc

Phần đọc trong đề thi TOEIC gồm 3 phần với hình thức khác nhau
+ Phần 1 gồm 20 câu “Incomplete sentense” (hoàn thiện câu), trong các câu hỏi này thường tập trung vào phần sau:
Từ loại (Vocabulary), 4 đáp án có thể cùng một từ nhưng mỗi từ lại ởl một dạng danh từ, tính từ, phân từ hai … bạn phải nắm vững cả kiến thức ngữ pháp cơ bản cả về cấu tạo từ thì mới hoàn thiện được câu đúng. Theo tôi để luyện tốt được các câu hỏi này khi học bạn nên có một cuốn sổ tay bất kể một từ nào bạn gặp phải bạn cũng nên đặt ra câu hỏi “dạng thức tính từ của từ này là gì?” hay “từ này nếu chia ở dạng phân từ 2 thì cấu tạo thế nào?” … sau đó bạn cố gắng học thuộc nó, ghi chép tất cả các dạng thức của từ gốc đó. Nếu làm tốt điều này chắc chắn vốn từ của bạn sẽ tăng đáng kể. Bạn cũng có thể suy diễn theo kinh nghiệm trong trường hợp bí quá ví dụ như những tính từ kết thúc bằng đuôi “able” thì danh từ của nó thường là “ability”, rồi những động từ kết thúc bằng “ate” thì danh từ hay có đuôi là “tion” … Vậy các loại câu này bạn nên xác định vai trò của từ còn thiếu trong câu sau đó chọn dạng thức đúng của nó sau đó tick vào đáp án ok!!
Nghĩa của từ (Meaning), 4 đáp án có thể cùng từ loại với nhau nhưng sẽl có nghĩa gần giống nhau và bạn phải chọn ra một từ có nghĩa đúng nhấp cho câu đó, về loại câu này bạn không có cách nào khác là phải học và phân biệt nghĩa của từ cho chuẩn xác, thuộc các thành ngữ, cụm động từ, cụm danh từ … ví dụ như trong câu sau:
“I have to arrange document to ___________ customs clearance every day”
A.do
B.make
C.get
D.prepare
Đáp án đúng của câu này là “Make” , vậy nếu bạn không hiểu và phân biệt rõ sự khác nhau giữa “Do” và “Make” chắc chắn sẽ bị nhầm
Giới từ (Pre) đáp án sẽ là 4 giới từ và một trong đó sẽ đúng với nghĩal của câu, về phần này ngoài các giới từ thông thường như giới từ chỉ vị trí “in”, “on” bạn còn phải thuộc nhiều cụm thành ngữ nữa ví dụ như câu sau:
“The soldier died ____________ a wound in the First World War”
A.Of
B.From
C.Because
D.By
Trời ơi gặp câu này thì tức chết đi mất tôi giám cá là 99% những người học khá tiếng Anh sẽ chọn “of” vì bạn thường gặp thành ngữ “die of something” thế là tự tin quá còn gì (mừng rơi nước mắt) hoặc “By” vì bạn nghĩ rằng nghĩa của nó là “bởi” ok! tick luôn, còn lại những người học kém hơn một chút thì chọn “because” vì nghĩ rằng nó có nghĩa là bời vì, trường hợp này thì không oan uổng gì cả. Nhưng bạn sẽ hết sức bất ngờ có khi còn choáng vì đáp án đúng của nó là “from” ặc ặc bạn chỉ có thể điền đúng khi bạn thuộc thành ngữ “to die from a wound” (chết vì bị thương) … chuối chưa. Mà cái thủ đoạn lừa đảo này thì thường xuyên luôn, bạn phải học sâu và học chắc mới đối phó được.
Trên đây tôi chỉ có thể dẫn chiếu vài ví dụ cơ bản để minh chứng cho thủ đoạn lừa đảo trong bài thi TOEIC thôi, các bạn nên mua thêm sách hướng dẫn luyện thi TOEIC. Bạn nên xem tất cả các dạng bài mà đề thi hay ra để có hướng học, cũng phải lưu ý các bạn là phần này không loại trừ một dạng ngữ pháp nào cả nên bạn phải chắc và sâu ngữ pháp mới làm chuẩn được.

+ Phần 2 gồm 40 câu Error Recognition (phát hiện lỗi) xem thêm tại 870 câu ngữ pháp trong bài thi TOEIC

Hình thức của nó là cho một câu gạch chân 4 chỗ và xem chỗ gạch chân nào bị sai, 40 câu này mỗi câu sẽ đụng đến một dạng ngữ pháp và cũng tương đối khó. Cách làm nhanh và chính xác các câu hỏi này là bạn đọc kĩ câu hỏi xem các chữ bị gạch chân có vai trò gì trong câu và tìm ra mối quan hệ của nó với các thành phần khác trong câu, bạn phải xem xét kĩ cả bốn từ hoặc cụm từ được gạch chân, không nên vội vã tick vào A hoặc B mà chưa xem đến B, C. Nhiều khi nó lừa mình làm như là A hoặc B sai nhưng thực sự xét kĩ ra thì không phải.
Theo kinh nghiệm của tôi thì những câu ngữ pháp trong phần này và phần trên rất giống với phần Stucture trong đề thi TOEFL (form cũ) và độ khó thì tương đương, vậy nếu ngữ pháp cơ bản của bạn không chắc thì ngoài những sách luyện thi TOEIC bạn nên mua thêm những sách hướng dẫn luyện thi TOEFL về làm thêm. Các sách này bán rất nhiều và giá rẻ vì hiện nay TOEFL đã chuyển sang IBT, các sách này cũng rất cơ bản và khoa học giúp bạn học hiệu quả hơn.
+ Phần 3 (Reading comprehension) gồm 40 câu hỏi cho từ 10 đến 14 đoạn văn. Phần này tương đối là mang tính chuyên môn vì những đoạn văn thiên về thương mại, kinh tế, kiểu như một đoạn quảng cáo, một đoạn trích về thông tin hoặc báo cáo của một công ty … cũng có những đoạn rất thông thường như lịch trình của một hãng hàng không, menu trong các nhà hàng … Phần này chiếm nhiều điểm trong bài thi của bạn vì vậy bạn nên cố găng luyện phần này càng nhiều càng tốt.
Về độ khó thì tuỳ theo mức độ, có đoạn rất dễ nhưng có đoạn cũng rất khó (nhưng tôi giám khẳng định 110% rằng so với TOEFL thì … muỗi). Phần này đòi hỏi bạn phải tư duy một chút để tìm ra câu trả lời đúng nhất, bạn đừng ngại nó chỉ lừa chút thôi chứ không đánh đố đâu.
Khi làm phần này để nhanh chóng và chính sác bạn nên:
Bước 1: đọc luớt toàn bộ các câu hỏi liên quan đến đoạn văn đó
Bước 2: đọc lướt đoạn văn chú ý vào những chỗ câu hỏi đề cập đến, bạn đừng có dịch nó ra nhé, từ nào mới mà bạn không biết thì đoán nghĩa, bạn nên hiểu tổng thể đoạn đó nói về cái gì thôi.
Bước 3: Đọc từng câu hỏi một và xem lại đoạn văn tìm thông tin cho câu hỏi đó và tick OK.
Đó là khi thi còn khi học thì sao? Theo kinh nghiệm của tôi thì khi học bạn nên tích luỹ càng nhiều từ vựng càng tốt (điều này xưa như trái đất nhưng làm được thì chẳng “rễ” tí nào đừng thở dài nhé). Bạn luyện cho mình cách hiểu tổng quan về một đoạn văn và cách đọc lướt nhanh, trách trường hợp vừa đọc vừa dịch vừa mất thời gian vừa không hiệu quả. Bạn cũng nên học cách suy diễn các thông tin trong đoạn văn nhé vấn đề này tôi phải dẫn chứng một ví dụ as follow:
Đoạn văn:
“Welcome, Ms. Martelli… , to the Star Plaza Holtel. We hope you have a pleasant stay. Please present this card when enjoying our restaurant, coffee shop, and sporting facilities and when signing charges to your room account.
Check out date: 10th December
Room no. 635 P. Angelo (Desk Clerk)”
Câu hỏi đặt ra là
1.When did the guest receive this card?
A.When making a room reservation
B.When checking into the hotel
C.When ordering a meal at a restaurant
D.When paying the bill
2.Who issued this card to the guest?
A.P. Angelo
B.Ms. Martelli
C.The hotel manager
D.The restaurant cashier
Bạn thử trả lời câu hỏi này đi, nó cũng “rễ” thôi bạn chỉ cần dựa vào thực tế một chút vì sao nhỉ? Bạn không thể nhận được cái Card đó khi bạn đặt phòng đúng không (bản thân “make a room reservation” chỉ là đặt chỗ trước và chưa hề đến ởi thực tế) nếu bạn hiểu sai từ này là toi, vậy câu A loại. Câu C và D thì là lúc bạn “present” cái card thôi, loại tiếp nhé, còn lại câu B thì đúng quá còn gì khi bạn “check into a hotel” chính là lúc bạn chính thức đến ở đó và nhận được Card khi “stay” thôi.
Vậy đấy, bạn phải hiểu rõ từ vựng nhé! và tưởng xem nếu minh đi hotel thì thế nào! Còn câu 2 thì sao? cũng thế thôi, người Issue cái card này không thể là bà “Guest” đó được, cũng không thể là cô nàng “Cashier” kia vì bạn đã “charge” đâu, còn lại bạn lâm vào boăn khoăn giữa “lão maneger” và cô P. Angelo. Chắc chắn sẽ có nhiều người nhầm thành ông manager vì nghĩ rằng ông ta có quyền phát hành cái Card cho khách sạn của ông ta, nhưng thực tế lại là Ms P. Angelo vì chữ kĩ của cô ta rành rành trên đó, bản chất của “Issue” là tạo ra hoặc hoàn thiện một cái form thôi đừng nghĩ to tát nhé.
Vậy là đã hết các phần trong phần thi Reading rồi.
Chúc các bạn thi tốt!!!




Luyện thi TOEIC mới có nhiều điểm mới, nên bạn cần phải cập nhật thông tin mới nhất về kì thi để có phương pháp ôn tập cũng như chiến lược hợp lí. Một cách khôn ngoan đó là học từ những người đi trước. Tại sao bạn không tận dụng nguồn thông tin trên Internet và từ chính những người đã dự thi nhỉ? Họ đã thi và có những kinh nghiệm nhất định, nên thay vì thi đi thi lại nhiều lần để rút kinh nghiệm (tốn không ít thời gian, sức lực cũng như tiền của) thì bạn có thể rút kinh nghiệm từ những người đi trước.

Phương pháp học:

Từ lúc bạn lên kế hoạch ôn thi TOEIC cho tới khi thi là 1 chặng đường, và bạn phải xác định rõ xem thực lực của bản thân đang ở mức nào và mục tiêu nhắm tới (tức là phải biết rõ vạch xuất phát của mình đang ở đâu và đích đến còn cách bao xa). Các cụ có câu:”Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” mà. Vì vậy, trước khi thi bất cứ một cuộc thi nào, bạn cũng cần tìm hiểu thật kĩ về nó cũng như xác định rõ thực lực của bản thân và đặt ra một mục tiêu cụ thể để phấn đấu.

Bạn có thể thi thử hoặc làm thử  đề luyện thi TOEIC. Sau đó hãy lên 1 kế hoạch học tập tương ứng với thời gian bạn có. Ví dụ nếu bạn chỉ có 1 tháng để tập trung ôn thi, thì hãy viết rõ kế hoạch cho từng ngày, từng tuần và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.

Mình biết nhiều bạn sẽ không thể tuân thủ nghiêm ngặt theo từng ngày, ví dụ như mình chẳng hạn :">, thì các bạn cũng cố gắng làm sao ngốn được 1 khối lượng kiến thức đặt ra nhất định theo từng tuần nhé. Kinh nghiệm cho thấy không nên đặt ra kì vọng quá cao, nhồi nhét quá nhiều vì rất dễ nảy sinh tâm lý ko theo được thì sẽ dễ bị nản. Và quan trọng, khi lên kế hoạch học tập, nhớ chừa 1 phần cho việc ôn tập và xem lại những chỗ sai, những chỗ mình còn yếu kém hoặc chưa hiểu nhé (cái này là cực kì quan trọng đấy). Phải đảm bảo học đến đâu chắc đến đấy, phần học cũ chưa nắm vững thì không nên tham, chuyển sang phần học mới.

-Đối với những bạn luyện thi cấp tốc, thì giai đoạn này bạn nên tập trung luyện đề TOEIC  full với tâm lý như đi thi thật. Mình có một lời khuyên từ kinh nghiệm bản thân là nên làm đề vào khoảng thời gian như đi thi thật. Ví dụ bạn thi vào buổi sáng từ 10h-12h thì hãy làm đề trong thời gian tương tự. Thậm chí là phải tập quen với việc “ngủ sớm, dậy sớm” đi nữa :D. Vì có những bạn do quen thức khuya, ngủ nướng thì trạng thái tập trung và tỉnh táo nhất sẽ rơi vào chiều tối, còn những bạn quen dậy sớm thì sẽ rơi vào buổi sáng. Ví dụ mình là 1 cú đêm chính hiệu, nên thường khi làm đề vào buổi chiều hoặc tối thì điểm thường cao hơn, do khả năng tập trung và độ tỉnh táo lúc đấy là cao nhất. Chính vì thế, khi biết lịch thi của mình rơi vào buổi sáng, mình còn phải tập cả thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm để có trạng thái tập trung và tránh buồn ngủ vào buổi sáng.

-Khi làm đề, các bạn nên xác định mình còn yếu kém ở phần nào để cải thiện. Ví dụ, bản thân mình luôn gặp vấn đề ở Part 7, do quá dài và lại là phần cuối cùng của đề thi, lúc đó độ tập trung yếu nhất và cũng mệt mỏi nữa, nên rất dễ bị sai. Nếu biết điểm yếu của bản thân, bạn có thể khắc phục bằng cách làm Part 7 trước chẳng hạn, khi độ tập trung còn cao.

-Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện thêm các chiến thuật TOEIC, hoặc tìm đến giáo viên của mình để có được những lời khuyên và tư vấn hợp lí nhé. Nhiều khi chỉ cần vài mẹo và thủ thuật thôi cũng giúp bạn tăng điểm đáng kể đấy (đặc biệt với những bạn không có nhiều thời gian để học thi bài bản).

Về Listening, các bạn nên cố gắng luyện nghe hàng ngày cho quen với format. Ngoài ra, các bạn có thể giải trí và luyện nghe bằng cách xem phim Âu Mĩ không phụ đề, hoặc nghe nhạc. Như mình, mỗi lần làm xong 1 đề thi full thường rất mệt, lúc đó mình xem 1 tập “How I met your mother” hoặc “Charmed” để relax.

Ngoài ra, mỗi tối trước khi đi ngủ, mình sẽ nghe lại bài nghe TOEIC 1 lần nữa (mình nghe rất enjoy chứ ko bị căng thẳng, nhất là mấy bài Part 3,4) – và có 1 điều là TOEIC rất dễ chữa bệnh mất ngủ nên cứ khó ngủ là mình lại lôi TOEIC ra nghe =). Với các bạn nào sợ “hỏng tai” do nghe loa nhiều, ngủ quên ko tắt thì các bạn có thể sắm 1 chiếc Mp3 Tàu loại 2-Good  hoặc JVP, có chế độ hẹn giờ Sleep Time (ví dụ hẹn sau 30ph sẽ tự tắt chẳng hạn).

Vào phòng thi:

-          Tâm lý phòng thi và tâm lý ở nhà khác hẳn nhau, nên bạn phải chuẩn bị đối phó với tình huống này. Bạn nên đến sớm và kiếm một chỗ ngồi vì người dự thi khá đông, và còn phải đợi lâu nên nếu ko nhanh chân chiếm chỗ là phải đứng đấy:P. Bạn sẽ phải cất hết toàn bộ đồ dùng vào khóa tủ, kể cả chìa khóa xe, khóa nhà, bút chì. Vào phòng thi thì bạn sẽ được phát bút chì có tẩy phía trên, tuy nhiên nếu bạn có tẩy xịn thì cứ nên đem vào nhé (được cho phép).

-          Bạn sẽ phải ngồi suốt mấy tiếng đồng hồ (ngoài 2 tiếng thi, còn thêm thời gian hướng dẫn và làm thủ tục các thứ nữa), và không được phép ra ngoài trong thời gian đấy, nên tốt nhất bạn không nên uống quá nhiều nước trước khi thi và trước khi bị gọi vào phòng thi thì nên cố gắng ghé thăm Mr. William Cường dù không có nhu cầu nhé :D.

-          Khi vào phòng thi, nên chú ý giám thị hướng dẫn, đừng tinh tướng nghĩ mình biết tiếng Anh, rồi đọc hướng dẫn rồi tự làm nhá. Vì cái tính hấp tấp của mình mà trong khi giám thị đang phổ biến cách điền form thi các thứ, mình tự điền luôn, lúc sau bị ra nhắc nhở vì làm sai thủ tục =), kèm theo câu bonus :”Chị nhớ để ý chút ạ”, ảnh hưởng tinh thần ko ít.

-          Bạn sẽ không được phát nháp thi đâu :- giờ nó làm nghiêm lắm ạ T_T). Vì thế khi ở nhà nhớ tập chiến thuật để quen với việc ko có nháp và ko đc viết vẽ vào đề nhá.

-          Học cách phân bổ hợp lí và tô answer sheet. Đừng coi thường việc tô answer sheet nhá, đấy cũng là cả 1 nghệ thuật đấy ạ :-s. Mình chủ quan ở nhà toàn khoanh vào đề chứ ko tập tô answer sheet nên thời gian tô answer sheet cũng mất của mình ko ít time. Tô lúc nào và tô như thế nào cho nhanh cũng cần có kĩ năng đấy. Mà cẩn thận ko lại tô lệch ô thì nguy, đi tong cả bài :-s.

-          Nên cố gắng manage time thật tốt, mình ở nhà làm toàn thừa thời gian đến 15ph, thế mà khi thi cũng chỉ vừa kịp, lúc người ta đi thu bài rồi mới có time xem lại, phát hiện còn 1 ô thế nào lại chưa khoanh, may mà cũng kịp khoanh nốt =). 1 điểm lưu ý là phần đọc của TOEIC mới ngày càng dài hơn (nguy hiểm hơn), ví dụ số lượng double passages bình thường có 4 đoạn thôi, thì lúc mình thi là 5 đoạn (từ câu 175-200).

Theo mình đánh giá thì TOEIC không quá khó nhưng lại đòi hỏi sự tập trung cao độ. Nếu chẳng may có bỏ lỡ 1 vài câu, các bạn cũng đừng quá “vương vấn” câu hỏi cũ mà nên tập trung làm tiếp các câu sau.

-          1 kinh nghiệm là đề thi TOEIC có tần suất lặp lại khá cao, 1 số topic hoặc từ vựng hay xuất hiện, nên nếu bạn may mắn học được một giáo viên có kinh nghiệm luyện thi TOEIC, hoặc làm nhiều đề luyện thi TOEIC và tinh ý nhận ra thì sẽ thấy khả năng “trúng tủ” là khá cao :D.

Sơ sơ vài điều thế đã nhé, nếu các bạn có bất cứ câu hỏi nào về thi TOEIC, thì có thể hỏi mình, mình sẽ cố gắng giải đáp ^^.

Chúc các bạn thi tốt và đạt được mục tiêu của mình :)!

20 lời khuyên giúp bạn ôn thi TOEIC có hiệu quả nhất


Ngày nay chứng chỉ TOEIC đang dần trở thành điều kiện cần cho công việc lẫn học tập.Tuy nhiên để nắm được một tấm bằng mong muốn bạn cần phải có cách ôn tập và luyện thi đúng cách. Bạn cần có một phương pháp học thật hiệu quả để tham gia tốt kì thi TOEIC. Dưới đây là 20 lời khuyên giúp cho bạn đạt được phương pháp ôn thi có hiệu quả nhất:

1. Đặt mục tiêu
Điều đầu tiên bạn cần phải làm là đặt cho mình một mục tiêu trong học tập.
Hãy đặt mục tiêu phù hợp cho bản thân. Nếu mục tiêu của bạn quá cao, bạn có thể sẽ thất vọng về điểm số của mình. Hãy nhớ rằng bạn có thể đăng ký dự thi bất kỳ thời điểm nào khi bạn đã sẵn sàng.

2. Hiểu biết về bài thi
Trước khi bắt đầu kỳ thi TOEIC, bạn cần trang bị cho mình những hiểu biết về cấu trúc từng phần thi thật tốt. Bạn nên làm quen vơi dạng bài thi TOEIC bằng cách thực hành những bài kiểm tra mẫu.

3. Lên kế hoạch học tập
Bạn cần lập cho mình kế hoạch học tập ngay từ khi quyết định tham gia kỳ thi TOEIC và không nên để đến gần kỳ thi mới lên kế hoạch ôn tập.Chọn cho mình những bộ sách luyện thi TOEIC đáng tin cậy nếu bạn quyết định tự ôn tập hoặc tìm một lớp luyện thi TOEIC trước khi tham gia kỳ thi. Để có được kết quả tốt nhất, bạn nên luyên thi dưới cả hai hình thức.

Chọn thời gian học vào một khoảng giờ cố định trong ngày và lặp đi lặp lại việc ôn tập hàng ngày sẽ nhanh chóng nâng cao điểm số của bạn. Hãy lập kế hoạch học tập và thực hiện nó.

4. Phân bổ thời gian ôn tập một cách hợp lý
Bài thi TOEIC gồm 7 phần. Mỗi phần thi đều có những điểm cần chú trọng riêng. Không nên dành quá nhiều thời gian vào việc ôn tập một phần thi cụ thể nào

5. Nâng cao/Tăng vốn từ vựng
Cần có một vốn từ vựng phong phú về nhiều lĩnh vực khác nhau. Lời khuyên tốt nhất là người học nên có một cuốn sổ tay nhỏ và viết tất cả các từ mới vào đó. Không nên học từ mới theo một danh sách các từ. Vì bạn chỉ có thể nhớ được từ vựng một cách tốt nhất và dễ dàng nhất chỉ nhờ vào ngữ cảnh của từ. Do vậy với mỗi một từ bạn gặp trong quá trình học hãy viết từ đó và học từ đó trong câu.
Không nên sử dụng từ điển song ngữ trong quá trình học từ. Những từ điển điện tử sẽ làm cho việc học từ của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Kỳ thi TOEIC luôn có một chủ đề là thương mại. Do đó, bạn nên trau dồi vốn từ vựng của bạn về các chủ đề như du lịch, ngân hàng, sức khoẻ, nhà hàng, văn phòng…

6. Khắc phục những điểm yếu
Sau một thời gian làm quen với dạng đề thi TOEIC, bạn sẽ biết được bạn yếu ở phần nào. Có thể có những mảng ngữ pháp bạn chưa nắm vững. Nếu bạn đang theo học một khoá học trên lớp TOEIC, bạn hãy nhờ tới sự trợ giúp của thầy cô giáo của bạn, làm thêm những phần bài tập mà thầy cô giáo của bạn giao cho. Nếu bạn tự học ở nhà, hãy tìm cho mình những nguồn tài liệu tốt nhất có thể giúp bạn củng cố hơn những vấn đề đó. Internet cũng là một trong những công cụ hỗ trợ việc học tập của bạn rất tốt. Bạn có thể tìm kiếm những giải thích hoặc những bài tập bổ trợ trên Internet thông qua thanh cộng cụ tìm kiếm rất hiệu quả.

7. Loại bỏ những phương án nhiễu
Trong mỗi một câu hỏi TOEIC, thường có ít nhất hai phương án nhiễu (là những phương án sai nhằm đánh lạc hướng thí sinh). Có rất nhiều loại phương án nhiễu như hiện tượng đồng âm, hiện tượng đồng nghĩa, hiện tượng lặp từ, vân vân. Trong quá trình học, bạn hãy liệt kê danh sách các loại phương án nhiễu ra để giúp mình quen với việc nhận dạng chúng. Như vậy, khi bạn gặp chúng trong bài kiểm tra bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc loại bỏ những phương án đó.

8. Hãy tin vào trực giác của mình
Đôi khi có những câu trả lời mà bạn cảm nhận chắc chắn là đúng hoặc sai. Bạn càng học chăm chỉ thì cảm nhận của bạn về việc chọn đáp án nào cho đúng càng rõ ràng và chính xác hơn.

9. Đừng cố dịch tất cả các từ
Việc dịch từ và các câu trong bài thi thường mất rất nhiều thời gian. Trong một bài thi TOEIC, hiếm có thí sinh nào có thừa thời gian. Vì vậy, nếu bạn không biết từ mới thì bạn có thể đoán nghĩa của nó dựa vào văn cảnh của câu hoặc các từ mới xung quanh nó. Lưu ý là bạn không được mang từ điển vào trong phòng thi.

10. Đoán mò – phương án cứu cánh cuối cùng
Trong khi thi, dù bạn không tìm ra được câu trả lời thì bạn vẫn không nên để trống mà hãy cố gắng loại trừ những phương án nhiễu. Việc đoán mò câu trả lời vẫn có thể mang lại cho bạn xác suất đúng là 25%.

11. Chú ý về thời gian làm bài thi
Khi ôn luyện, bạn phải luôn luôn quan tâm tới thời gian làm bài. Không bao giở cho phép mình làm bài vượt quá thời gian quy định.

Khi thi, bạn cần đặc biệt chú trọng tới bài Đọc. Bạn có 75 phút để làm phần V, VI, VII. Nhiều thí sinh dành nhiều thời gian nhất cho phần V và VI vì họ nghĩ hai phần này là khó nhất. Thực tế thì bạn không nên dành quá 30 phút cho hai phần này mà nên dành khoảng 40 phút cho phần cuối cùng vì đây là phần có thang điểm cao nhất.

12. Nghe thật nhanh
Khi ôn luyện, bạn không nên tạo cho mình thói quen tua lại băng bởi vì trong khi thi thật bạn không thể tự mình điều khiển được tốc độ chạy của băng. Thậm chí giữa các câu hỏi bạn cũng không có nhiều thời gian để suy nghĩ. Trong trường hợp bạn không tim ra câu trả lời thì bạn hãy cố gắng đoán, rồi nhanh chóng chuyển sang câu hỏi tiếp theo. Đừng nên xem lại các câu trả lời trước trong khi chờ đợi câu hỏi tiếp theo.

13. Tập đọc to
Đọc to sẽ trợ giúp cho bạn kỹ năng đọc hiểu và nghe hiểu. Để hiểu được tiếng Anh tốt hơn thì điều quan trọng là bạn phải hiểu được nhịp điệu của ngôn ngữ này. Hãy đọc thật nhiều sách, báo, tạp chí và thậm chí là truyện dành cho thiếu nhi.

14. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng
Một trong những phương pháp ôn thi TOEIC hiệu quả nhất là học theo tiếng Anh thực tiễn. Hãy chịu khó xem TV, nghe đài, đọc sách báo; chú ý tới những mẩu quảng cáo, những tin tức về thời tiết, về tình trạng giao thông…

15. Sử dụng những trang web miễn phí
Có rất nhiều trang web cung cấp miễn phí các mẫu đề thi, vì vậy bạn nên thường xuyên lướt qua các trang web. Bạn có thể dành một tiếng đồng hồ mỗi ngày để học tiếng Anh trên mạng.

16. Dạy người bản xứ ngôn ngữ của bạn
Nếu bạn không thể thuê được gia sư cho mình mà bạn lại quen một người bản xứ nói tiếng Anh muốn học tiếng mẹ đẻ của bạn thì đây là một cơ hội tuyệt vời cho bạn học tiếng Anh. Bạn hãy nhận lời dạy miễn phí cho họ một tuần một tiếng. Trong quá trình dạy, chắc chắn bạn sẽ học hỏi được nhiều từ mới và cách diễn đạt bằng tiếng Anh cũng như các quy tắc ngữ pháp.

17. Có một quyển sổ tiếng Anh bên mình
Luôn giữ một quyển sổ tiếng Anh bên mình không có nghĩa là bạn phải ghi chép lại tất cả các hoạt động hàng ngày của mình mà bạn có thể ghi bất cứ điều gì mình thích.

18. Đặt ra những câu hỏi
Đừng bao giờ ngại ngần khi đưa ra những câu hỏi. Ở những lớp ôn TOEIC, câu hỏi của bạn hãy của những học viên khác đều làm cho những người khác vỡ vạc ra được nhiều điều

19. Điều khiển trạng thái căng thẳng
Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng trước kỳ thi TOEIC do học nhiều hay do kỳ vọng quá lớn vào bản thân thì bạn phải học cách cân bằng lại trạng thái của mình

20. Đừng học gạo
Bạn đừng bao giờ học gạo, tức là học nhồi nhét trong một khoảng thời gian ngắn trước khi thi. Một tuần trước ngày thi là khoảng thời gian để ôn tập và củng cố lại kiến thức chứ không phải là lúc bạn nhồi vào đầu mình những kiến thức mới.



7 Bí quyết chinh phục bài thi TOEIC



Tổng hợp kinh nghiệm luyện thi TOEIC, 7 kinh nghiệm chinh phục bái thi TOEIC, Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi TOEIC.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, các chứng chỉ tiếng Anh ngày càng trở lên quan trọng. Hiện nay có rất nhiều các bạn trẻ, thậm chí cả những người đã đi làm cũng cố gắng để sở hữu một chứng chỉ như vậy. TOEIC là một trong những lựa chọn phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, để đạt được tấm chứng chỉ TOEIC với kết quả cao là một điều không hề dễ dàng. Sau đây trung tâm tiếng Anh New Ocean xin chia sẻ một số những bí quyết, kinh nghiệm luyện thi toeic hiệu quả trong việc luyện thi TOEIC: 

trung-tam-luyen-thi-toeic

Bí quyết số 1: Đặt mục tiêu cần chinh phục
Nếu bạn tham dự bài thi TOEIC để xin việc, bạn hãy xem xét số điểm bạn cần. Một số công việc yêu cầu bạn phải đạt được số điểm TOEIC tối thiểu 600.
Vì vậy, bạn hãy nắm rõ mục tiêu cần đạt được cho mình.

Bí quyết số 2: Am hiểu về bài thi
Bạn phải chắc chắn nắm rõ được hình thức bài thi trong mỗi phần. Bằng việc luyện tập bài test thử thường xuyên, bạn sẽ dần làm quen được với các dạng bài có trong đề thi TOEIC trước khi bạn tham gia kỳ thi thật.

Bí quyết số 3: Lên kế hoạch luyện tập
Bắt đầu ôn tập quá muộn là một trong những lý do chính khiến các bạn học viên thất bại trong bài thi TOEIC. Thời điểm bạn quyết định tham dự kỳ thi TOEIC cũng nên là thời điểm bạn bắt đầu luyện tập. Bạn đừng chần chừ mà hãy lên kế hoạch học tập cho mình ngay lập tức!

Bí quyết số 4: Sắp xếp thời gian học tập hợp lý
Bài thi TOEIC gồm 7 phần. Mỗi phần thi chiếm một số điểm nhất định trong thang điểm của bạn. Bạn không nên dành thời gian quá nhiều cho một phần nào đó. Có rất nhiều học viên đã mắc sai lầm và thất bại khi quá chú trọng vào phần họ quan tâm nhất.

Bí quyết số 5: Xây dựng vốn từ vựng phong phú
Một lý do khác khiến cho các bạn học viên thất bại trong kỳ thi TOEIC đó là vốn từ vựng hạn chế. Bạn hãy nhớ rằng bài thi TOEIC được xây dựng trên nền tảng là tiếng Anh cho doanh nghiệp. Bạn nên tập trung học từ vựng trong các lĩnh vực như du lịch, ngân hàng, y tế, nhà hàng, văn phòng, vv.

Bí quyết số 6: Lọc ra những điểm yếu của mình
Sau một thời gian ôn tập cho kỳ thi TOEIC, bạn sẽ nhận ra được những phần mình hay gặp rắc rối nhất. Từ đó bạn sẽ lên được kế hoạch ôn tập cũng như phân chia thời gian làm bài sao cho hợp lý nhất.

Bí quyết số 7: Loại bỏ những yếu tố khiến bạn xao lãng
Mỗi câu hỏi trong bài thi TOEIC đều có ít nhất 2 yếu tố làm bạn xao lãng (là những đáp án sai nhằm đánh lừa bạn khi làm bài thi). Có rất nhiều dạng đáp án như vậy như những từ có âm giống nhau, từ đồng âm khác nghĩa, lặp từ, vv. Bạn hãy liên kê những dạng đáp án như vậy và có những chiến lược nhận biết chúng một cách nhanh và hiệu quả nhất.

 


Có nên cho trẻ học Tiếng Anh sớm
Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh
Kế hoạch học Tiếng Anh hiệu quả
Kế hoạch học tiếng Nhật hiệu quả
Cách thuyết trình bằng tiếng Anh


(st)






Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý