Kế hoạch luyện thi đại học để đỗ điểm cao

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kế hoạch luyện thi đại học để đỗ điểm cao

19/04/2015 02:42 AM
6,547

Mùa thi tốt nghiệp và thi đại học đang đến, trung tâm luyện thi đại học thống nhất xin chia sẻ với các bạn những bí quyết học và ôn luyện thi đại học sao cho đạt kết quả cao trong những kỳ thi sắp tới.


Bí quyết học và ôn luyện thi đại học

1. Học theo kế hoạch đã được vạch:

Nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì nên làm sau và sắp xếp có thứ tự sẽ giúp thí sinh tiết kiệm gần 4 giờ trước khi bắt tay thực hiện nó. Ví dụ bạn hãy thử sắp xếp thời gian học trước như sáng: Toán, chiều: Lý và suy nghĩ trước sẽ ôn tập chương thứ mấy trong buổi học này.

2. Học khi cảm thấy có lợi nhất và học cách chủ động:

Nếu đó là bài thơ, hãy học ngay tại lớp. Nếu là bài giảng môn Văn, hãy ghi từ khóa và học ngay sau khi nghe giảng bài. Không nên đọc đi đọc lại như vẹt, hãy chủ động tiếp thu bằng những giác quan.

Dùng âm thanh: Đọc to và dõng dạc và lắng nghe chúng.

Dùng liên tưởng: Gợi mở nội dung bài với những điều giống nhau.

Chú ý: chỉ nên ngồi học tại bàn, vì như thế bạn sẽ chủ động hơn với trí tuệ và thể hình. Không nên học khi trên giường vì đó là thói quen xấu, lặp đi lặp lại dẫn đến lười biếng học.

3. Ôn thi bằng phương pháp hiệu quả:

Ôn thi là thời gian khó khăn vì trong giai đoạn ngắn phải tiếp thu, sắp xếp một lượng kiến thức lộn xộn. Cố gắng ghi nhớ những chi tiết chính nhưng đừng vụn vặt ở những từ “là”, “thì”…, nên vạch ra các ý để ôn tập như nội dung chương I bao gồm 9 phần cơ bản và có 20 ý chính cần ghi nhớ. Ôn thi theo đúng phương pháp như sau: tập thói quen thức dậy nhẩm lại bài trong đầu và trước khi đi ngủ xem lại những kiến thức mình đã vừa học.

4. Thư giãn đúng cách:

Nhiều học sinh 12 than vãn học cả ngày cả đêm khiến não bộ bị nhồi nhét và gần ngày thi lại quên hết. Đừng chọn thư giãn bằng những phương pháp: đánh bài, cá độ…sẽ làm bản thân lo lắng cũng như căng thẳng hơn. Chọn môn thể thao như bơi lội, tập thể dục cho máu huyết lưu thông, nghe nhạc êm dịu, ăn vặt với bạn bè, ngủ một giấc thật sâu để có thể xả hơi cho não.

5. “Ăn vóc, học hay”:

Đáp án của bài toán này nằm ở việc phụ huynh biết cách cho con mình ăn những loại thức ăn để tăng cường trí nhớ, bồi dưỡng sức.

Lòng đỏ trứng gà: bổ não, tăng trí nhớ, giải độc gan…

Đậu nành: Hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung chất dinh dưỡng…

Bí đỏ: Ngoài vitamin A, còn là món ăn được xem là “chìa khóa” của thi cử khi đa phần chất dinh dưỡng được cung cấp cho não bộ.

Cà chua, cà rốt, rau quả giàu vitamin C, yagourt, gan bò, gan heo, óc heo, mật ong…Hãy tạm gác những vấn đề “tâm linh” xui xẻo về bí đỏ, trứng gà mà thay vào đó là những chất dinh dưỡng để bạn có thể “vượt vũ môn” tốt nhất.

6. Chống tình trạng bão hòa và stress:

Stress là tình trạng phổ biến của đông đảo thí sinh. Để tránh tình trạng này cần phải ngủ đủ giấc. Tuy ngủ ít nhưng phải sâu. Tốt nhất là thư giản trước khi ngủ. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc an thần hoặc uống thuốc khác. Tránh mệt mắt bằng cách không nhìn chăm chú vào bài toán. Sau khoảng 2 tiếng nên thư giãn và ánh sáng đèn vừa phải, đừng sáng quá.

Gần ngày thi đa số học sinh không thể học được nữa vì đã “bão hòa”. Để vừa yên tâm và lại tiếp tục hệ thống hóa, học sinh nên đọc lại tất cả kiến thức. Lưu ý chỉ đọc và nếu quên hãy thư giãn xem đi xem lại nhiều lần.

7. Loại bỏ áp lực, tránh thông tin nhiễu:

Trong thời gian này học sinh không nên cân nhắc và tự làm nên áp lực bằng việc “Đậu hay trượt?” cũng như đừng quan tâm đến tỉ lệ chọi, nghe ai nói rằng có vấn đề “lộ đề thi” hoặc nghe nói hội đồng thi đó gác thi khó… Luôn tạo cho mình một tâm lý thoải mái là bạn đã chiến thắng 50% trong kì thi này rồi.

8. Chuẩn bị kĩ càng giấy tờ trước khi vào phòng thi:

Tâm lý sẽ tốt hơn nếu học sinh chuẩn bị đầy đủ thước kẻ, bút, bút chì, tẩy và kể cả những thứ dự phòng. Giấy báo thi, chứng minh nhân dân, giấy tốt nghiệp tạm thời và nhiều vật dụng khác cũng nên được liệt kê. Trước ngày thi 2,3 ngày học sinh nên chuẩn bị thật cẩn thận cho vào 1 bì nhựa (ngoài bì nhựa có ghi tên, địa chỉ, số điện thoại – phòng khi đánh mất dễ dàng cho người khác liên hệ). Kiểm tra hết các thông tin giấy báo thi, nếu có sai sót hãy thông báo với hội đồng thi ngày làm hồ sơ gấp.

9. Hỗ trợ của phụ huynh trước ngày thi:

Tâm sự với con trước khi thi, chia sẻ và trò chuyện nhiều hơn sẽ tạo nên tâm lý thoải mái trước khi vào cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Vẫn biết thi sẽ có trượt – đậu nhưng đừng nên làm cho con cảm thấy phải đánh đổi quá mức. Trước ngày thi nên nhắc con ngủ sớm và đánh thức con dậy trước chuẩn bị tinh thần. Nếu thấy con có khó khăn hay những biểu hiện tâm lý hãy bình tĩnh, bố mẹ cùng tìm cách giải quyết tốt nhất để con mình an tâm bước vào kì thi.

10. Thi hết sức mình:

Thi những gì đã học, khi vào phòng thi nên tập trung vào kì thi. Tránh cười đùa với bạn bè hoặc bình luận về nội dung đề thi như thế nào. Sau khi nhận được đề thi đọc lướt kiểm tra, giành 10 phút phân tích rồi bắt tay vào làm. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Tập trung cao độ khi làm bài, tránh để ý những “đối phương” xung quanh. Còn 10 phút hết giờ hãy kiểm tra thông tin và đọc lại bài một lần nữa. Sau khi nộp bài đừng bình luận hay bàn tán mà nhanh chóng nghỉ ngơi và ôn bài cho môn thi tiếp theo


Ôn luyện thi đại học: Phải có mục tiêu và kế hoạch cụ thể! Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc.

Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể

- Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc.

- Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu luyện thi đại học của mình:

+ Bạn định thi đỗ trường nào?
+ Số điểm dự kiến là bao nhiêu?
+ Bạn thực sự muốn chiến thắng?

- Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất. Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, ôn hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày.

Khi bạn thi đại học, đương nhiên các môn thi đại học vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng bạn cũng đừng có bỏ quá nhiều thời gian vào đó. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó. Tóm lại bạn hãy lên một cái lịch cụ thể cho hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, vài tháng. Định ra việc gì là quan trọng hơn thì làm trước.

Cách tư duy hiệu quả


Tại sao có người học kém? Tại sao có người học giỏi? Thực ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình mà thôi. Não bạn có 2 bán cầu, não trái chủ yếu cho tư duy logic, ngôn ngữ còn não phải là cho tưởng tượng hình ảnh. Từ trước đến giờ người ta dạy các bạn là đa số tác động vào não trái, tức là giảng toàn chữ nên trong giờ học, não phải của bạn không có việc làm, cứ tưởng tượng mông lung dẫn đến không tập trung gì cả.

Vì vậy, muốn học hiệu quả chúng ta phải tìm cách vận dụng cả 2 não của mình. Một phương pháp đơn giản nhất giúp học các môn học thuộc dễ hơn cả chính là tưởng tượng. Từ bây giờ bạn hãy tìm cách tưởng tượng thật nhiều vào.

Cách ghi nhớ hiệu quả

Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:

- Ghi thành dàn bài:

Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, bạn tóm tắt bài đó thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3; trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó.

- Nhẩm trong óc:

+ Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.

+ Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.

+ Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.

- Ghi ra giấy:

Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

Cách học hiệu quả

Về mặt nhận thức, thí sinh nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận... Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, vì thế người học phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết... trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể.

Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết). Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:

- Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực...

- Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau...

Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory).

Về thời gian học

Thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.

Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó. Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối.

Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ - vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các em có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn từ đầu để xác định mình đã học được tới đâu. Làm như vậy cũng tựa như mình gởi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.

Về không gian học


Hãy ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng, bạn càng khỏe. Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque để làm nền khi học. Người ta nói rằng loại nhạc này có thể rút ngắn thời gian học tiếng anh hiệu quả từ 3 năm xuống còn 3 tháng.
Đảm bảo sức khỏe khi ôn thi

a. Không nên học ngay sau bữa ăn.

b. Trong một buổi học, tránh học liên tục 3-4 giờ liền. Cũng giống như ở lớp, sau 45 phút - 1 giờ cần có giải lao. Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh.

c. Ngủ cho ra ngủ, khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc "mới tinh", có khả năng hoạt động tốt nhất. Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc ngủ vào giai đoạn có giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được tiết ra giúp các em mau lớn thêm nữa.

d. Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng vì chỉ còn giai đoạn này (tuổi dậy thì) để đạt tới chiều cao và phần nào cân nặng của người trưởng thành. Cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn về chất. Không bỏ qua bữa nào, nhất là bữa điểm tâm, vì bữa chiều hôm trước cách xa tới khoảng 10 tiếng, nếu nhịn ăn thì khi học không ngáp cũng ngủ gật, đôi khi mệt quá sẽ bị xỉu! Nói chung, con gái cần đạt 2500 calo (người nữ lớn chỉ cần 2000), con trai 2900 calo (người nam trưởng thành cần khoảng 2600).

5 phương pháp luyện thi đại học hiệu quả nhất


Sĩ tử luyện thi đại học cần bình tĩnh, có kế hoạch học tập hợp lý mới có thể thành công.  Trong quá trình ôn luyện , cần chú ý ôn kỹ phần căn bản và nếu có thời gian, hãy tìm kiếm những câu hỏi mở rộng để tích lũy thêm kiến thức. Trong đó, yếu tố tinh thần là quan trọng nhất. Hãy nghe những kinh nghiệm ôn thi của một người vừa tốt nghiệp đại học:


5 cách luyện thi đại học hiệu quả nhất

1. Chú ý đến những kiến thức căn bản

Càng lên cao người ta càng học những thứ tưởng chừng như đơn giản. Trường tôi có một thầy dạy Toán rất hay, khi học lúc nào thầy cũng giải hết các bài trong SGK, không bỏ bất cứ bài nào, cho dù thầy đang dạy một lớp chọn. Quả thật, trong quá trình luyện thi, tôi mới lật sách giáo khoa ra xem thì phát hiện có nhiều thứ mà mình đã bỏ qua. Đừng tìm kiếm xa xôi ở mà hãy quay lại với quyển sách đang ở bên cạnh bạn.

2. Tập trung cao độ

Thi ĐH hay thi những môn trắc nghiệm thì sức ép thời gian là áp lực rất lớn. Có rất nhiều bạn không thể tập trung trong một thời gian dài, cứ đến gần cuối giờ là đầu óc bắt đầu lung tung. Vì vậy, mỗi buổi hãy làm 1 bài trắc nghiệm của 1 môn, quy định thời gian làm bài. Đừng để đầu óc mình cứ miên man, hay dễ bị phân tâm vì một việc gì đó. Tốt nhất là điều chỉnh đồng hồ sinh học hoạt động theo ca thi. Cứ đúng 8 giờ và khoảng 1g là bắt đầu tập trung. Cách này tôi thấy có hiệu quả nhất.

3. Tập thói quen ghi chú

Ghi những kiến thức mà bạn hay nhầm lẫn vào 1 mảnh giấy, bỏ vào 1 hộp. Nhớ là tổng hợp hết tất cả các môn học nhé. Mỗi lần đi qua lấy 1 tờ rồi mở ra xem và trả lời. Như vậy sẽ giúp bạn nhớ đều và có thể trả lời khi bất ngờ đối diện với kiến thức.

4. Học có kế hoạch và thư giãn đúng cách

Cứ duy trì việc học vào mỗi buổi sáng và chiều, đừng quá dày đặc. Có thể buổi sáng học 2 tiếng, buổi chiều 2 tiếng nhưng chuỗi thời gian không được cắt ngang. Nếu bạn " tự thưởng" cho mình một ngày nghỉ ngơi thì khó có thể bắt đầu trở lại. Có lần tôi tự thưởng 1 ngày du lịch và tôi mất gần cả tuần để lấy lại nhịp học.

5. Nên tổ chức học nhóm

Học nhóm cũng là một biện pháp tốt. Khi học nhóm bạn có thể dễ dàng phát hiện ra một s�� điều mà bạn đã nhầm lẫn từ lâu. Khi thảo luận sẽ làm người ta nhớ lâu.

Kì thi
tuyển sinh đại học  2012– cao đẳng Sắp đến rồi. Các bạn hãy chú trong đến việc sắp xếp thời gian ôn luyện sao cho hợp lý nhất để tiếp tục  theo đuổi ước mơ của mình nhé.



Những phương pháp luyện thi đại học

1- tạo kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu các bạn  bỏ ra 1 giờ để tạo ra kế hoạch các bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện kế hoạch đó.

2- Nên học vào những lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, mọi người hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép lại. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.

3- Nên hiểu rõ các ghi chép khi
luyện thi đại học: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô  tại các trung tâm luyện thi đại học đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ “cho nên, vì vậy” và “chủ yếu”, “những điều quan trọng” mà thầy cô đã tóm tắt.

4- Học một cách chủ động chứ không thụ động: Các bạn không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.

+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.

+ Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.

5- Ghi chép cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi các bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì các bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại.

6- Hãy học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.


Kinh nghiệm ôn thi: Khối A: nắm vững nhiều dạng bài tập


Bạn Ngô Chí Hiếu (ảnh), thủ khoa Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) năm 2009 với số điểm tuyệt đối 30/30, cho rằng để ôn thi khối A hiệu quả, trước hết phải tham khảo cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH năm 2010 của Bộ GD-ĐT ấn hành.



Chàng thủ khoa chưa một lần đến lớp luyện thi này lưu ý khi ôn thi khối A cần xem kỹ những nội dung sẽ ra thi, chuẩn bị từng nội dung đó, chú trọng phần kiến thức lớp 12 và "những bài đã học qua thì nên quay trở lại, xem kỹ lý thuyết để vận dụng vào giải bài tập".

Giải bài tập là cách ôn lại lý thuyết

Hiếu chia sẻ: "Lý thuyết của các môn thi khối A khá nhiều, để nhớ và hiểu được trọn vẹn nên đọc sách nhiều, tìm ra những ý chính để lật đi lật lại cho đến khi kiến thức "ngấm" vào người. Ngoài ra, giải bài tập cũng là một cách ôn lại lý thuyết. Đối với vật lý, hóa học là hai môn thi trắc nghiệm thì khi đã nắm chắc lý thuyết, có thể giải bài tập trước chứ không nhất thiết phải luyện trắc nghiệm ngay. Khi nắm vững lý thuyết, hiểu được cách giải thì sẽ tránh được "hên-xui" khi đặt bút làm bài thi trắc nghiệm".

Khối A gắn liền với giải toán. Để làm quen với những dạng bài tập mới, Hiếu làm thật nhiều bài tập ở nhiều dạng khác nhau. Ở mỗi dạng, bạn làm một - hai bài mẫu và trình bày một cách rõ ràng, cẩn thận để làm mẫu cho những bài cùng dạng. Trong quá trình giải toán, gặp bài nào hay Hiếu đánh dấu lại, ghi chú vắn tắt cách giải vào sổ tay để khi cần sẽ giở ra xem. "Vô phòng thi gặp những dạng tương tự mình sẽ biết đi theo hướng nào, tránh mày mò mất thời gian".

Bên cạnh kiến thức trong sách giáo khoa, ở mỗi dạng đề Hiếu đều có sách chuyên sâu về dạng đề đó vì đọc sẽ dễ hơn sách tổng hợp các dạng đề.  Những sách này Hiếu chọn cuốn có phân dạng bài rõ ràng, có đáp án đầy đủ và giải thích cụ thể. Bên cạnh đó, bạn còn sưu tập dạng đề thi của những năm trước theo từng chuyên đề và tập trung chuyên sâu vào từng chuyên đề ấy. Theo Hiếu, môn hóa cần nhiều phương pháp tính nhanh nên cần tham khảo những sách có tổng hợp những chỉ dẫn ấy. Thời gian rảnh, bạn mua và đọc thêm sách về lý thuyết hóa học.

Không quá vội khi làm bài thi

Một điều Hiếu thường làm là trước khi ôn luyện môn nào, bạn tính toán thời gian sao cho gần đến ngày thi phải hoàn tất các kiến thức cần thiết, bởi "còn phần chưa học sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng". Vài ngày trước khi thi, bạn hệ thống lại kiến thức đã học, xem lại phần nào đã hiểu, chưa hiểu để biết mình mạnh - yếu chỗ nào để tìm cách phát huy và khắc phục. "Cũng có những dạng đề đã làm qua nhưng không thể hệ thống được tất cả” - Hiếu nhận định. Lúc đó, bạn  tìm thêm sách, tài liệu trên mạng được được giáo viên tổng hợp và chia dạng đề ra rõ ràng để hệ thống kiến thức. Dạng nào gặp rồi thì làm để củng cố kiến thức, dạng chưa biết thì tìm hiểu cho biết.

Từ kinh nghiệm bản thân, Hiếu cho rằng không nên quá vội trong khi làm bài thi, bởi sẽ rất tiếc nếu như mình làm đúng nhưng không được tròn điểm (đối với môn tự luận) và mất điểm (đối với môn trắc nghiệm) chỉ vì làm sai đáp số cuối cùng. Hãy cẩn thận nhưng cũng phải cân nhắc thời gian làm bài. Đối với môn thi tự luận nên chọn câu dễ nhất và cố gắng làm tốt, trọn vẹn để tạo tâm lý thoải mái cho những câu sau. Khi làm bài đừng viết dài quá hoặc ngắn quá, phải trình bày sao cho thầy cô chấm bài hiểu được ý của mình.

Với bài thi môn trắc nghiệm, những câu chưa chắc chắn nên đánh dấu lại trên đề thi và xem kỹ lại lúc còn dư thời gian. Phải phân tích kỹ đề vì trong đề thi có khá nhiều "bẫy", mà để có được kỹ năng phân tích, suy luận, không cách nào khác hơn là phải làm thật nhiều bài tập để nắm vững lý thuyết kết hợp những phương pháp tính nhanh. Hiếu kết luận: "Làm thật chắc, thật nhiều dạng bài tập, tự thống kê những phương pháp đã học thì việc vượt qua kỳ thi ĐH không phải là quá khó”.




Kinh nghiệm luyện thi đại học khối B



 Để đạt kết quả thi tốt khối B: (toán, hóa, sinh); các thầy cô lưu ý thí sinh không nên chú tâm vào những bài khó mà nên làm trước các bài cơ bản.

Để đạt kết quả thi tốt khối B: (toán, hóa, sinh); các thầy cô ở trung tâm luyện thi đại học Tân Việt lưu ý thí sinh không nên chú tâm vào những bài khó mà nên làm trước các bài cơ bản.



MônToán: Tuân thủ phương pháp làm bài “dễ trước, khó sau”

(Thầy Trần Phương, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng)

Trước khi làm bài thi môn toán, thí sinh cần đọc kỹ đề, xác định làm bài trên barem điểm theo năng lực của mình (điểm 10, điểm 9, điểm 8…). Trên barem điểm đã chọn, sắp xếp lại thứ tự từ câu dễ, câu trung bình và câu khó. Thí sinh nên tuân thủ chiến lược làm bài này bởi câu dễ làm sai, không đạt được điểm tối đa thì khả năng trượt ĐH rất lớn.

Với toán tích phân, thầy Phương cho rằng, đề thi chủ yếu ra theo dạng đổi biến số của lượng giác; tích phân từng phần; ứng dụng tích phân để tính diện tích, thể tích. Thí sinh cần nắm vững các đặc trưng của nó như: đổi biến số thì phải đổi cận, đổi vi phân, đổi hàm số. Tích phân từng phần thì nắm vững công thức, ứng dụng thì phải biết kỹ năng vẽ hình và ứng dụng công thức hợp lý.

Về phương trình lượng giác, thí sinh nên chú ý sử dụng công thức hạ bậc, góc nhân đôi, góc nhân ba, biến đổi tích thành tổng, biến đổi tổng thành tích để đặt thừa số chung. Kinh nghiệm về mặt ra đề thi cho thấy, người sáng tác đề thi đều lấy các biểu thức lượng giác bậc thấp nhân với nhau, rồi khai triển để làm biến đổi hình thức ban đầu.

Nhiều thí sinh bỏ qua các câu hỏi phụ vì cho rằng rất “lạ”. Thầy Phương cho biết, các câu hỏi phụ đòi hỏi vận dụng nhiều kiến thức hơn, có thể thí sinh không hiểu đầu bài, hoặc không chuyển được ngôn ngữ của đề bài sang các mệnh đề toán học. Đó là khâu yếu của học sinh.
Môn Hóa: Nắm chắc lý thuyết

(Thầy Lê Anh Lực, giáo viên Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH Sài Gòn tri thức)

Nhấn mạnh, điều kiện tiên quyết là các em phải nắm chắc được phần lý thuyết trong sách giáo khoa. Khi nhận được đề thi, các em nên đọc lướt qua đề và làm những câu hỏi trong khả năng của mình trước, tuyệt đối không nên làm lần lượt từ trên xuống.

Đề thi ĐH, CĐ môn hóa học thường chia đều số lượng câu hỏi lý thuyết và câu hỏi tính toán. Đối với loại câu hỏi lý thuyết, các em cần đọc kỹ đề bài và lướt qua phần đáp án A, B, C, D. Nếu có kiến thức về câu hỏi đó, chắc chắn các em sẽ loại trừ được 1-2 đáp án sai. Đối với loại câu hỏi tính toán, cần đọc kỹ đề, nhận định đúng dạng bài tập và phương pháp giải dạng bài tập đó. Các định luật (định luật bảo toàn electron, bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố…) và các quy tắc (quy tắc đường chéo, quy tắc…) giúp ích rất nhiều cho các em đối với loại câu hỏi này. Cần lưu ý viết và cân bằng phản ứng chính xác.

Các em cần lập một chiến lược làm bài thi cho riêng mình (phụ thuộc vào kỳ vọng đạt bao nhiêu điểm của mỗi em). Ví dụ, muốn đạt 6 điểm thì nên tập trung vào những câu hỏi lý thuyết, những câu hỏi tính toán đơn giản. Không nên quá sa đà vào những câu hỏi phức tạp, chỉ nên quan tâm tới những câu hỏi này khi còn thời gian.
 
 
Trắc nghiệm môn Sinh: Chú ý các câu “cài bẫy”

Ths. Võ Quốc Hiển (Giảng viên khoa Công nghệ sinh học trường ĐH Phương Đông - Hà Nội)

Môn này thi theo hình thức trắc nghiệm nên TS cần ghi nhớ các quy định khi làm bài thi trắc nghiệm của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, cần đọc kỹ để xác định đúng câu hỏi, gạch chân các từ "đúng", "sai", "không"... vì có rất nhiều "bẫy" trong phần này. Nếu đọc không kỹ chắc chắn sẽ dễ "sập bẫy".

Với câu hỏi yêu cầu tìm phương án "đúng", khi chưa xác định được chắc chắn câu trả lời, TS nên dùng phép loại trừ các câu sai để chọn đáp án chính xác và ngược lại, loại trừ các câu "đúng" để tìm một câu "sai" phù hợp với đề.

Với những câu vận dụng tính toán, giải bài tập thì làm nháp nhanh và không cần qua các bước như bài tự luận. Chú ý học thuộc một số công thức cơ bản để giải nhanh và chính xác.

Khi chuyển các câu đã làm từ đề thi sang phiếu thi, phải hết sức cẩn thận để tránh nhầm lẫn, tô kín ô tròn (để máy quét không bỏ sót). Các câu còn lại nếu không kịp thời gian xác định đáp án thì tốt hơn cả nên áp dụng xác suất theo linh cảm đúng của mình.




Kinh nghiệm luyện thi đại học khối C

Khi học khối C, học sinh nào cũng muốn nhớ và viết được càng nhiều càng tốt. Tôi đã từng thi rớt, rồi sau đó trúng tuyển vào ĐH khối C, nên hiểu được rất rõ tâm lý khi học ôn, rồi khi vào phòng thi... và đã tìm ra được biện pháp hữu hiệu để khắc phục .



ần thứ nhất, tôi thất bại vì đã chủ quan, tự tin quá mức vào cách học ôn của mình. Khi bị trượt rồi, tôi mới thấm thía, rút ra được kinh nghiệm rằng: thi khối C, bên cạnh vốn kiến thức, còn cần thiết phải có một đức tính kiên trì...

Cảm giác mỏi mệt, bồn chồn khi vào phòng thi

Tôi đã thất bại vì tôi đã không luyện được cho mình tính kiên trì. Ngồi trong phòng thi chưa quá nửa thời gian tôi đã thấy mỏi mệt, người bồn chồn. Và kể từ lúc ấy, tôi cũng không thể tập trung mà nhớ được những gì mình đã đọc để mà vận dụng viết ra giấy.

Thú thực là, trong suốt thời gian ôn thi, tôi chỉ học theo hình thức đọc mà thôi. Tôi rất ngại cầm bút. Tôi chủ quan nghĩ rằng, khi cần viết sẽ viết được.

Nhưng rồi thực tế đã không như tôi nghĩ. Tâm lý phòng thi quá căng thẳng khiến tôi bị ngộp. Nhìn quanh thấy các bạn đang viết rất say mê và nhanh, tôi càng hoảng hơn... ...

Nên vừa học vừa tự thi thử

Rồi tôi đã nhận ra rằng, bên cạnh việc chăm đọc sách để tích lũy kiến thức, thì việc tập luyện thử sức ngồi viết tương ứng với khoảng thời gian khi thi là cực kỳ quan trọng. Nghĩ là làm. Hàng ngày, bên cạnh việc học ôn bằng việc tự đọc, tôi ngồi vào bàn tập viết, tập giải đề thi với thời gian như khi thi thật.

Và tôi đã thành công. Phản xạ với đề thi của tôi đã được nâng lên một bước. Khi tôi không ngại viết nữa thì tự nhiên tôi viết được rất nhiều, tư duy càng mạch lạc. Càng viết càng ham và cảm thấy chỉ sợ không đủ thời gian chứ không lo không có gì để viết.

Mặt khác, với cách tập luyện ngồi lỳ viết ba tiếng đồng hồ mỗi ngày, tôi đã chữa được cái tật bồn chồn và không còn cảm thấy mỏi người nữa. Và tôi còn có thể ngồi viết lâu hơn cả thời gian thi mà vẫn thấy tỉnh táo, minh mẫn.

Kết quả là tôi đã vượt qua Kỳ thi ĐH để trở thành sinh viên với số điểm khá cao. Giờ đây, tôi đã chuẩn bị lấy được tấm bằng cử nhân.

Tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm tự học ôn khối C của mình cho các bạn thí sinh đang rất cố gắng luyện thi. Vấn đề không phải là đi ôn thi hay tự ôn ở nhà mà quan trọng là phương pháp ôn thi đúng đắn.

Tôi những mong phần nào giúp ích cho các bạn có được phương pháp học ôn hiệu quả. Chúc các bạn thí sinh sẽ “vượt được vũ môn” để “hoá rồng”.


Bí quyết làm bài thi khối D hiệu quả



Ngoại ngữ không nên phân biệt câu dễ khó, Văn cần phải “vừa say, vừa tỉnh”, Toán cần chủ động “dễ làm trước, khó làm sau”. Đó là những kinh nghiệm mà các giáo viên, giảng viên chia sẻ cùng sĩ tử trong chương trình “Bí quyết thi đại học” vừa được phát trên VTV6.

Ngoại ngữ: Không nên phân biệt câu dễ khó

Theo cô giáo Vũ Mỹ Lan, Trưởng bộ môn Tiếng Anh - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM thì do đặc tính riêng đối với môn thi Tiếng Anh nên thí sinh không nên phân biệt câu dễ làm trước, khó làm sau mà nên làm trình tự từ đầu đến cuối. Việc thí sinh phân biệt câu khó dễ hay dẫn đến việc bỏ sót, khoanh sai đáp án từ câu này sang câu nọ...

Kinh nghiệm làm bài sẽ giúp thí sinh đạt kết quả cao.

Cô Lan cho rằng, môn Tiếng Anh thi theo hình trắc nghiệm nên đề không thể quá khó mà chủ yếu kiểm tra các kiến thức cơ bản. Chính vì thế nếu thí sinh quản lý quỹ thời gian tốt thì kết quả làm bài sẽ hiệu quả. Thí sinh không nên làm bài quá nhanh để quay lại làm lại lần hai bởi đối với môn thi này nếu thí sinh càng sửa nhiều thì càng không chính xác. Thí sinh chỉ cần tính toán làm sao để dư khoảng 10-15 phút để kiểm tra lại bài thi của mình như xem đã khoanh đáp án đúng quy định hay chưa, đã ghi đầy đủ thông tin trên giấy trả lời trắc nghiệm hay chưa… Để tránh việc mất thời gian trong việc tô lại đáp án, thí sinh nên sử dụng bút chì mềm.

Về phân bố thời gian để làm bài cô Lan khuyên thí sinh chỉ dành 1-2 phút để làm các câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp. Đối với phần đọc hiểu thì cần đọc lướt nhanh sau đó xem đề bài hỏi những gì. Do đặc tích là đọc hiểu chứ không phải đọc dịch nên thí sinh tránh việc đọc toàn bài để dịch và sau đó trả lời. Cách làm này rất mất thời gian và không hiệu quả.

Thí sinh cũng không nên đặt câu hỏi trước sau đó mới quay lại bài đọc vì sẽ dẫn đến việc lẫn lộn giữa các nội dung.

Môn Văn: Cần “vừa say, vừa tỉnh”

Theo quan điểm của PGS.TS Lê Quang Hưng, trưởng bộ môn Việt Nam học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thì đối với môn Văn thí sinh phải xác định làm hết và không bỏ sót câu nào. Việc thí sinh không đạt được kết quả cao ở môn thi này là do chưa chủ động bố trí thời gian làm bài. Khi nhận được đề thi thí sinh cần đọc để hiểu những yêu cầu từng câu và sau đó bố trí thời gian tương đối cho từng câu hỏi đó.

Cũng theo thầy Hưng thì rất nhiều thí sinh thường hay có tâm lý “sa đà” vào những câu trúng tủ. Những câu trúng tủ thí sinh viết rất dài nên dẫn đến mất quỹ thời gian làm bài. Chính vì thế khi làm bài thi môn Văn, thí sinh phải vừa say, vừa tỉnh là như vậy.

Về kinh nghiệm làm bài, thầy Hưng chia sẻ, ở câu 1 chiếm 2 điểm thì thí sinh chỉ cần viết 1 trang giấy là đủ. Đối với câu nghị luận thì nên có chính kiến riêng và chỉ cần viết từ 2-3 trang là phù hợp.

Đối với câu 5 điểm (câu 3), thí sinh cần bố trí một thời gian làm bài tương xứng vì đây là câu phải viết dài và nhiều điểm. Thường thí bố trí khoảng một nữa tổng thời gian làm bài là phù hợp. Đối với câu này, thí sinh nên dành thời gian vạch dàn ý trên giấy nháp sau đó bám vào và phát triển để thành một bài luận hoàn chỉnh.

Môn Toán: Dễ làm trước, khó làm sau

Chia sẻ về cách làm bài môn Toán, Th.S Toán học Phan Văn Danh - khoa Toán Trường ĐH Sư phạm Huế cho rằng thí sinh nên tuân thủ nguyên tắc dễ làm trước, khó làm sau.

Khi nhận đề thi thí sinh cần đọc kỹ đề. Tốt nhất là nên đọc 3 lần: lần 1 đọc lướt toàn bộ câu hỏi, lần 2 đọc gạch chân các ý quan trọng trong đề, lần 3 đọc để làm bài.

Cũng theo thầy Danh thì khi thi môn Toán, thí sinh cần xác định không cần đạt điểm 10 mà chỉ cần đạt điểm cao nhất có thể. Đối với môn Toán thì thường có 7 câu 10 ý, chính vì thế thời gian làm mỗi câu là từ 15-17 phút. Để có thể còn quỹ thời gian làm các câu khó hơn thì thí sinh nên chọn câu nào có khoảng thời gian làm bài dưới 10 phút làm trước. Thí sinh cũng nên dành khoảng 20-30 phút để kiểm tra toàn bộ bài làm của mình.

Trong đề thi các câu được coi là dễ đó chính là câu tích phân, hình học giải tích - không gian. Câu khó bao gồm câu số 5 và câu 2 ý 2.

Sau khi nhận định được câu khó, dễ thí sinh nên kẻ trên giấy nháp thành hai cột. Cột bên trái là câu hỏi, cột bên phải là thời gian dự kiến làm bài theo trình tự từ dễ đến khó. Nếu trong quá trình làm bài hết thời gian dự kiến thì thí sinh nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác.

Khi bỏ qua như vậy thì không nên bỏ trống khoảng trống trên giấy làm bài để tránh những rắc rối như nghi đánh dấu bài... Khi chấm thi, các thầy sẽ đọc bài làm và khi đọc sang trang khác thấy câu hỏi đó tiếp tục được thí sinh trình bày thì các thầy sẽ vẫn chấm bình thường.

Thầy Danh cũng cho biết, đối với môn Toán thì nên dùng các kiến thức trong chương trình sách giáo khoa để giải, nếu dùng kiến thức ngoài thì cần phải chứng minh lại trước khi sử dụng.


Kế hoạch học tiếng Nhật hiệu quả
Kế hoạch học Tiếng Anh hiệu quả
Kế hoạch làm việc trong tháng để bạn luôn chủ động
Kế hoạch luyện thi TOEFL cực chuẩn
Làm thế nào để học giỏi
Kế hoạch cuộc đời lập thế nào để luôn thành công
Kế hoạch luyện thi TOEIC


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý