Tình trạng sức khỏe sau khi hiến máu nhân đạo và một số vấn đề cần lưu ý

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tình trạng sức khỏe sau khi hiến máu nhân đạo và một số vấn đề cần lưu ý

19/04/2015 02:42 AM
1,478

Máu là món quà vô giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Hàng ngàn người không may mắn đang khao khát chờ có máu để được cứu sống. ''Thương người như thể thương thân'' xin đừng ngại ngần, máu của bạn là vô giá với người bệnh.




MỘT SỐ LƯU Ý KHI HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO



Tổng quát
-Mỗi người có một nhóm máu riêng, suốt đời không thay đổi.
-Ở người có hai hệ nhóm máu liên quan đến truyền máu là hệ ABO và hệ Rhesus(RH)

TỶ LỆ CÁC NHÓM MÁU Ở NGƯỜI VIỆT NAM

Hệ ABO: + Nhóm O :43-45%
+ Nhóm A :25-30%
+ Nhóm B :20%
+ Nhóm AB :7% (ít nhất)
Hệ Rh + Nhóm Rh+ :99,6%
+ Nhóm Rh- :0,4%( ít nhất)

NHÓM MÁU HIẾM
Nhóm AB và nhóm Rh-


Thường thì các bạn sẽ thắc mắc không biết hiến máu có hại cho sức khỏe không?
Hiến máu không hại cho sức khỏe vì:


- Lượng máu hiến 250ml mỗi lần so với lượng máu toàn cơ thể chỉ chiếm một phần nhỏ. Ví dụ : một người nặng 50kg, có 3,5lít máu( mỗi kg trọng lượng cơ thể có, trung bình có 70ml máu). Như vậy, lượng máu hiến chỉ bằng 6% lượng máu của cơ thể, nên không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Lượng máu hiến sẽ được phục hồi nhanh sảu đến 5 ngày. Cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng máu mới để bù đắp, do đó các thành phần trong máu được trẻ hóa, có sức đề kháng chống bệnh tật và tạo ra sư phấn chấn trong cơ thể, như vậy hiến máu làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Khoảng cách tôí thiểu giữa hai lần là 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ. Như vậy, chất lương máu được phục hồi đầy đủ như khi chưa hiến máu.


Điều kiện hiến máu như thế nào?
- Điều kiện quan trọng nhất là người hiến máu thực sự khỏe mạnh, trước đây không mắc bệnh nguy hiểm nào.
- Tuổi từ 18 đến 60 với Nam, 18 đến 55 đối với nữ.
Cân nặng từ 45kg trở lên.
- Mạch: 60 lần đến 90 lần/1 phút.
- Huyết áp: Tối đa 100 -140mmHg
Tối thiểu 60-90 mmhg

Tôi có thể nhiễm bệnh khi hiến máu không?
Khi hiến máu bạn không thể nhiễm bệnh vì:


Kim lấy máu vô trùng , chỉ sử dụng 1ần
Quy trình kỹ thuật đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định của ngành y tế
Nếu mai bạn hiến máu, tối nay bạn không nên thức khuya, không uống rượu bia.nên ăn nhẹ và không uống sữa trước khi hiến máu , mang chứng minh nhân dân khi tham gia hiến máu.
Máu của bạn sẽ được xét nghiệm: xác định nhóm máu và các xét nghiệm sàng lọc 5 loại bệnh là: Giang mai, sốt rét, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, HIV. Kết quả xét nghiệm sẽ được thông báo riêng cho bạn.


NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN CHO MÁU

- Là những người có nguy cơ cao như:
+ Người có xét nghiệm HIV dương tính hoặc người bị AIDS.
+ Người có nhiều bạn tình.
+ Người có quan hệ tình dục không an toàn.
+ Đồng tình luyến ái nam.
+ Người tiêm chích ma túy.
+ Gái mại dâm.
- Là người đã mắc các bệnh:
+ Viêm gan B hoặc C.
+ Giang mai hoặc bất kỳ bệnh lây qua đường tình dục.
+ Bệnh lao.
+ Các bệnh nội tiết như bướu cổ, đái tháo đường...
+ Các bệnh về máu hoặc bệnh cơ quan tạo máu.
+ Các bệnh làm rối loạn hấp thu như cắt đoạn ruột, cắt đoạn dạ dầy.
+ Tất cả các bệnh ác tính.


NHỮNG NGƯỜI TẠM HOÃN HIẾN MÁU

- Phụ nữ đang có kinh nguyệt, đang có thai, đang cho con bú, hoặc mới điều hòa kinh nguyệt
- Đang bị cảm cúm hoặc đang uống thuốc trị bệnh.
- Mới chích ngừa chưa được 3 tháng.
- Mới bị vết thương, vết cắt, nhổ răng dưới 1 tháng.
- Đang bị bệnh ngoài da.
Những trường hợp nghi ngờ khác bác sĩ có thể quyết định tạm hoãn hiến máu để bảo đảm an toàn cho bạn và cho người nhận máu của bạn sau này.


NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT SAU KHI HIẾN MÁU

1. Ngay sau khi y tá lấy máu xong. Bạn cần giữ chặt miếng bông gòn trên miếng băng keo đươc dán lên trên vết chích băng cách dùng bàn tay bên phía không tiêm chích với ngón tay cái ấn giữ miếng bông, còn các ngón khác đặt bên dưới cùi trỏ, như thế miếng bông không bị lỏng, máu không rơi vãi ra ngoài, ấn chặt miếng bông khoảng 5 phút, vết kim sẽ được cầm máu tốt.

2. Trong hôm hiến máu nếu ban thấy:
- Mệt, chóng mặt, buồn nôn. Bạn lập tức đến giường nằm nghỉ, đầu thấp, kê hai chân cao, hít vào sâu, thở ra chậm, nằm như vậy trong 5- 10 phút, những triệu chứng này sẽ khỏi, không phải lo lắng nhiều.
- Xuất hiện vết máu bầm xung quanh nơi kim chích hoặc gần đó, bạn không dùng các loại dầu xoa lên, vì vết bầm sẽ loang ra. Bạn nên chườm lạnh băng khăn với nước đá , một tuần sau vết bầm phai ần rồi sẽ tan mất. Có thể dùng loại thuốc kem làm tan máu bầm xoa lên nơi da có vết bầm.
- Nơi vết thương bị đau, sưng. Bạn có thể uống 1 viên paracetamol 500mg x 2 lần/ngày.

3. Sau khi hiến máu xong trong ngày, bạn không nên làm việc nặng. Nhất là khuân vác, vận động mạnh với cánh tay bị tiêm chích, không được lái xe tải, không được uống rượu, beer, tốt hơn hết bạn làm việc nhẹ hoặc nghỉ ngơi. Uống thuốc bổ máu theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Sau khi nhận biết xét nghiệm của mình có kết quả tốt. Bạn nên đi tiêm ngưà bệnh Viêm gan siêu vi B để phòng tránh nguy hiểm sau này.

5. Nếu máu của bạn có kết quả xét nghiệm tốt. Sau 3 tháng(nam) và 4 tháng( nữ), bạn trở lại hiến máu và vận động thêm người khác khỏe mạnh cùng đi hiến máu.

6. Trong một vài trường hợp sau khi hiến máu. Bạn có trạng thái buồn ngủ trong ngày đầu, đây cũng là trạng thái tạm thời do sự lập lại cân bằng của cơ thể. Bạn nên nghỉ ngơi hôm sau sẽ khỏi ngay.

7. Trong một số ít trường hợp nhất là phái nữ, sau khi hiến máu bạn có khuynh hướng lên cân, vì sau khi hiến máu sự tái tạo máu làm cho cơ thể phấn chấn, ăn ngon, ngủ ngon, ít vận động.

NHỮNG QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU LÀ GÌ?

1. Phục vụ ăn uống nhẹ tại chỗ trước và sau khi hiến máu.

2. Máu hiến trước khi được sử dụng trong bệnh viện, phải thông qua nhiều xét nghiệm đắt tiền, người hiến máu không phải trả tiền.

3. Bản thân người hiến máu nhân đạo trong trường hợp phải truyền máu tại các cơ sở y tế công lập, được miễn trả tiền máu tối đa bằng số lượng máu đã hiến theo thẻ Chứng Nhận Hiến Máu.

4. Được nhận phần quà bồi dưỡng sức khỏe bằng hiện vật nhằm động viên khuyến khích HMNĐ và được hổ trợ chi phí đi lại hiến máu.

5. Được khám sức khỏe tổng quát và tư vấn sức khỏe miễn phí.

6. Người tham gia hiến máu nhân đạo được tôn vinh, khen thưởng theo thành tích hiến máu.

7. Không có chế độ miễn giảm viện phí đối với người hiến máu, nhưng các ban Chỉ đạo vận động HMNĐ từ thành phố, quận , huyện đến phường xã cùng ác ban nghành đoàn thể có liên quan, có trách nhiệm hổ trợ một phần viện phí cho người hiến máu nhiều lần có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi họ yêu cầu.


HIẾN MÁU CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE HAY KHÔNG?



Mỗi năm đến dịp Tết Nguyên đán nhu cầu cung cấp máu cho cấp cứu và điều trị là rất lớn, đặc biệt trước nguy cơ tăng cao các cấp cứu người bệnh nhu cầu về máu trong cấp cứu và điều trị rất lớn, nhất là khi những trường hợp cấp cứu tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, phỏng... trong khi đó, nguồn máu dự trữ ngày càng khan hiếm. Hiện hơn 90% máu dự trữ cung ứng cho các bệnh viện vẫn là từ việc hiến máu tình nguyện. Hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự hiểu biết, lòng nhân ái và trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng.

Hiến máu không làm cơ thể yếu đi...

Hiến máu không làm cho cơ thể bạn yếu đi.

Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn được đổi mới hàng ngày. Có người sợ rằng hiến máu sẽ làm yếu đi nhưng điều này không đúng vì cơ thể không hụt đi lượng máu lưu thông khi cho máu. Trung bình một người trưởng thành có từ 3-5 lít máu tùy theo trọng lượng cơ thể (mỗi kg trọng lượng cơ thể trung bình có 70ml máu). Lượng máu mỗi lần là 250ml, bằng 4-6% số lượng máu cơ thể, nên không ảnh hưởng tới sức khỏe.

... mà còn khoẻ mạnh hơn


Bình thường, lượng máu hiến đi được phục hồi nhanh chóng sau 3-5 ngày. Máu mới được tái tạo, các thành phần trong máu được trẻ hóa, tăng sức đề kháng chống bệnh tật và tạo sự hưng phấn. Như vậy, hiến máu làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Nga, Trưởng Khoa Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Việt Đức, cho máu một cách khoa học không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ, mà nó còn là một phương pháp kích thích tuỷ xương phát triển, tăng cường quá trình trao đổi chất và kích thích sản sinh các tế bào mới tốt cho cơ thể. Ở nữ giới, mỗi lần hành kinh, lượng máu bị đào thải ra ngoài ở mỗi người thường khoảng 250ml. Để bù vào lượng máu mất đi, cơ thể lại sản sinh ra lượng máu mới bù đắp. Hành kinh là yếu tố thuận lợi để cơ thể người phụ nữ có sự trao đổi chất và sản sinh ra các tế bào mới rất tốt cho cơ thể, giúp kéo dài tuổi thọ của phụ nữ.

Với những phụ nữ không có kinh nguyệt do bị bệnh tật thì cơ thể sẽ không có sự trao đổi chất như những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Cũng như vậy với nam giới, không có sự ra máu, không thể kích thích tuỷ xương sản xuất ra tế bào mới tốt hơn. Do vậy, cho máu đúng cách rất có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là với nam giới.

Hiến máu cũng có lợi cho những người có quá nhiều hồng cầu, quá nhiều sắt hoặc trong một số điều kiện đặc biệt máu quá đặc. Trong những trường hợp này, lấy bớt máu đi là một chỉ định điều trị.

Điều kiện quan trọng nhất là người hiến máu thực sự khỏe mạnh, tuổi từ 18 - 60 đối với nam, 18 - 55 đối với nữ. Cân nặng trên 45kg với nam và trên 43kg với nữ. Phụ nữ khi đang mang thai, có kinh nguyệt, đang cho con bú không được hiến máu.         


HIẾN MÁU ĐÚNG CÁCH KHÔNG CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE


Máu là món quà vô giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Hàng ngàn người không mai mắn, đang khao khát chờ có máu để cứu sống. Mỗi giọt máu là biểu hiện sự sống và tiếp sức cho cuộc sống, khi dòng máu chảy trong cơ thể một người chỉ là để duy trì sự sống, nhưng dòng máu ấy cũng có thể chảy trong cơ thể nhiều người thì nó trở thành một làn sóng.

Ngày 7/4 hàng năm được chọn làm ngày “Toàn dân hiến máu nhân đạo”. Thời gian qua, nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể, học sinh – sinh viên, lực lượng công an nhân dân, lực lượng vũ trang và nhân dân đã nhiệt tình hưởng ứng ngày hiến máu tình nguyện. Đó là một việc làm rất đáng trân trọng, một nghĩa cử cao đẹp, góp phần tăng cường lượng máu dự trữ trong ngân hàng máu để phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh của mọi người.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít người chưa hiểu nhiều về những nguyên tắc khi hiến máu, không biết độ tuổi nào được hiến máu, hiến bao nhiêu là vừa, hiến máu có hại cho sức khỏe hay không … Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về hiến máu nhân đạo.

Máu và các chế phẩm của máu chưa có loại dược phẩm nào thay thế được. Giọt máu nhân đạo của bạn sẽ góp phần cứu sống sinh mạng của con người.

Hiến máu có hại chosức khoẻ không? Điều này mọi người rất quan tâm và lo ngại ?

Trong cơ thể, trung bình có khoảng 77 ml máu/ kg cân nặng đối với nam và 66 ml máu/ kg cân nặng đối với nữ. Như vậy, một người Việt Nam trưởng thành trung bình có khoảng từ 3,5 – 5 lít máu (tương đương 1/13 trọng lượng của cơ thể).

Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Do đó, ngay sau khi hiến máu, các cơ quan sinh máu sẽ được kích thích và quá trình sinh tạo máu sẽ hoạt động với tốc độ gấp 8 – 10 lần so với bình thường. Hoạt động này nhằm nhanh chóng lấy lại sự cân bằng của cơ thể. Những ngày đầu sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường, không hề gây ảnh hưởng đến các chức năng sống của cơ thể. Sau khi hiến máu khoảng 3 – 4 tuần, các thành phần trong máu phục hồi lại gần như bình thường.

Người khỏe mạnh mỗi lần hiến 250 ml, hoặc 350 ml tuỳ theo trọng lượng cơ thể. Đối với nữ không quá 3 lần/ năm, đối với nam không quá 4 lần/ năm.

          Nếu hiến máu theo hướng dẫn như trên thì không có hại cho sức khoẻ. Thực tế, việc hiến máu không có hại; như lầm tưởng của nhiều người; mà còn có lợi cho sức khỏe. Điều này đã được chứng mình bằng cơ sở khoa học và thực tiễn. Đây cũng là lý do mà ở hầu hết các nước trên thế giới, số người tự nguyện tham gia hiến máu ngày càng nhiều, và tỷ lệ cao là những người trung tuổi, lớn tuổi, không chỉ là học sinh, sinh viên như tại nước ta. Như vậy, nếu sức khoẻ tốt, không có các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu, đạt tiêu chuẩn hiến máu thì một người có thể hiến máu từ 3 – 4 lần trong một năm, vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bản thân, vừa có máu có chất lượng tốt và an toàn cao cho người bệnh. Giá trị nhân văn ở đây là rất đáng kính trọng. Hiến máu là chỉ số đánh giá sức khỏe, nhận thức và trách nhiệm của mỗi người, bởi vậy, mong bạn vì sức khỏe của mọi người và của chính mình, hãy bớt chút thời gian tham gia hiến máu.

 Nếu bạn từng tham gia hiến máu thì trong suốt cuộc đời nếu không may bạn cần đến máu, thì Nhà nước sẽ đảm bảo bồi hoàn miễn phí cho bạn đúng số máu mà bạn đã hiến. Tuy nhiên, khi đến, bạn nhớ mang theo giấy chứng nhận đã tham gia hiến máu tình nguyện. Như vậy hiến máu tình nguyện thực chất cũng như khi ta khỏe mạnh thì gửi máu của mình vào một ngân hàng máu và khi cần thì được những người khỏe mạnh khác bồi hoàn lại máu đó. Thực chất, việc hiến máu tình nguyện hiện nay trên cả nước có ý nghĩa nhân văn cao đẹp chính là ở điểm này. Chúc bạn tiếp tục trở thành người hiến máu thường xuyên, để giúp đỡ cho những người cần máu.    


TẠI SAO HIẾN MÁU KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE


Có lẽ đây là câu hỏi mà rất nhiều người vẫn đang cần được giải đáp, và qua các công trình nghiên cứu đã cho thấy và khẳng định rằng hiến máu theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sẽ không có hạicho sức khỏe. Bởi vì:

1 . Cơ sở sinh lý máu: trong cơ thể người khoẻ mạnh, các thành phần của máu chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, chúng luôn được thay thế nhờ vào quá trình sinh máu và cơ chế điều hoà sinh máu của cơ thể. Các tế bào máu được sinh ra bởi tuỷ xương nhằm thay thế cho các tế bào già bị mất đi. Khả năng sinh máu của tuỷ xương là rất lớn có thể gấp 4 đến 10 lần so với nhu cầu bình thườnh của cơ thể (bình thường hồng cầu được sinh ra khoảng 150 tỷ/ngày thay thế cho số hồng cầu tương đương bị mất đi, tiểu cầu được sinh thay thế khoảng 200 tỷ/ngày).
 

Các thành phần của máu gồm:
A, Hồng cầu có chức năng vận chuyển ôxy và thời gian sống trong cơ thể trung bình là 90 tới 120 ngày.

B, Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể và có thời gian sống khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại bạch cầu (bạch cầu đoạn trung tính: vài giờ đồng hồ, bạch cầu đơn nhân:50 đến 70 ngày hoặc có thể đến hàng chục năm).

C, Tiểu cầu có chức năng tham gia vào quá trình đông cầm máu và có thời gian sống trong cơ thể trung bình là 7 đến 10 ngày.

D, Huyết tương: có chứa các chất dinh dưỡng, các yếu tố đông máu và các kháng thể luôn được sản xuất theo nhu cầu của cơ thể. Nó có thể thay đổi hàng giờ.
Lượng máu trong cơ thể tương đối hằng định (trung bình là 77 ml/kg cân nặng đối với nam và 66 ml/kg cân nặng đối với nữ) nhờ quá trình điều hoà sinh máu. Theo quy chế truyền máu 2007, mỗi lần hiến dưới 9ml máu/kg, không hiến quá 500ml tổng các loại thành phần là không ảnh hưởng tới sức khỏe. Như vậy, một người 45kg có khoảng trên 3500ml máu và có thể hiến 350ml máu mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khi hiến máu, ngay lập tức cơ thể huy động lượng máu chưa lưu thông được dự trữ trong gan, lách…để duy trì huyết áp và lượng tế bào lưu thông không thay đổi, sau tưởng thành khoẻ mạnh nếu hiến lượng máu không quá 1/13 lượng máu trong cơ thể (hoặc không quá 7 ml/kg cân nặng) thì hoàn toàn không có hại tới sức khoẻ.
2. Qua các công trình nghiên cứu khoa học : Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và Việt nam ở người hiến máu lần đầu và người hiến máu nhiều lần, ở các mức thể tích từ 250ml – 500ml, ở các thời điểm khác nhau : ngay sau khi hiến máu, trong ngày đầu và 5 ngày lien tục sau hiến máu. Kết qủa cho thấy các chỉ số như mạch, huyết áp, cân nặng… cũng như xét nghiệm: số lượng hồQng cầu, lượng huyết sắc tố, bạch càu tiểu cầu không thay đổi hoặc có thay đổi nhẹ trong giới hnj bình thường. Điều đó đã khẳng định nếu hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ thì hoàn toàn không có hại tới sức khoẻ.

3. Thực tế trên thế giới và ở nước ta trong nhiều năm qua: Hàng ngày đã có hàng trăm ngàn người hiến máu nhưng họ vẫn hoàn toàn không bị ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.


CĂN DẶN CỦA THẦY THUỐC VỚI NGƯỜI HIẾN MÁU


Hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra. Đó là những phản ứng bình thường của cơ thể, có thể xử lý đơn giản sẽ nhanh chóng qua đi.
Trước khi và hiến máu phải làm gì?
-   Đêm hôm trước ngày hiến máu không thức quá khuya, không uống rượu bia, nên ăn nhẹ trước khi hiến máu, không ăn chất có nhiều đường, mỡ trước khi hiến máu.
-   Mang giấy CMND, hoặc giấy tờ tùy thân khi đi hiến máu.
Nếu phát hiện chảy máu tại chỗ:
-   Giơ cao tay.
-   Lấy tay kia ấn nhẹ vào miếng bông hoặc băng dính.
-   Thay miếng bông và băng dính khác .  
Nếu xuất hiện bầm tím tại chỗ:
-   02 ngày đầu sau hiến máu: Chườm lạnh tại chỗ.
-   Những ngày sau: Chườm nóng 2 - 4 lần/ ngày.
Ngay sau khi hiến máu Nên:
- Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.
- Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 – 15 phút.
- Uống nhiều nước sau khi hiến máu.
- Để miếng băng dính sau ít nhất 4-6 giờ mới lấy đi.  
- Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.
Tránh:
- Uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.
- Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu.
- Các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia.  
Chế độ ăn, sinh hoạt sau khi hiến máu Nên:
-   Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.
-   Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa …
-  Dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.

  QUY TRÌNH THAM GIA HIẾN MÁU

Bước 1: Đăng ký tham gia hiến máu (có mẫu kèm theo)
-    Người hiến máu dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin về hiến máu qua tài liệu tại điểm hiến máu hoặc trao đổi với các tuyên truyền viên, nhân viên y tế; xuất trình giấy tờ tùy thân và nhận Phiếu đăng ký hiến máu, sau đó hoàn tất phiếu theo hướng dẫn.
Bước 2: Khám và tư vấn sức khoẻ
-    Các Bác sỹ sẽ tư vấn để khai thác các tiền sử bệnh lý liên quan tới sức khỏe của quý vị, giải đáp những băn khoăn, lo lắng của quý vị về việc hiến máu nhằm khẳng định rằng quý vị đã có hiểu biết đầy đủ về việc hiến máu và hoàn toàn thoải mái, tự nguyện tham gia hiến máu.
-    Tiếp theo, bác sỹ sẽ khai thác các yếu tố hành vi nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu  như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét cũng như các bệnh có thể lây nhiễm qua đường truyền máu.
-    Tiếp, các bác sỹ sẽ tiến hành khám sức khỏe cho quý vị để đảm bảo rằng, quý vị hoàn toàn khỏe mạnh, tình nguyện hiến máu và không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người nhận máu.
Bước 3: Xét nghiệm máu
-    Quý vị sẽ được làm các xét nghiệm kiểm tra trước hiến máu, bao gồm:
-    Huyết sắc tố: là thành phần quan trọng của hồng cầu, xét nghiệm này nhằm đảm bảo máu của quý vị đủ chất lượng theo quy định để truyền cho người bệnh. Đạt tiêu chuẩn hiến máu khi lượng huyết sắc tố đạt trên 120gam/lít.
-    Xét nghiệm virus viêm gan B: bằng kít xét nghiệm nhanh, để đảm bảo những người có vi rút viêm gan B không tham gia hiến máu.
Bước 4: Hiến máu
-    Mỗi người sẽ dành trung bình 5 phút cho việc hiến máu với lượng máu hiến mỗi lần là 250, 350 hoặc 450ml.
Bước 5: Nghỉ và nhận giấy chứng nhận sau hiến máu
-    Sau hiến máu, Quý vị sẽ phải nghỉ tại chỗ ít nhất 10 phút, quý vị sẽ được phục vụ ăn nhẹ và được khuyến cáo uống nhiều nước sau khi hiến máu. Quý vị chỉ nên dời điểm hiến máu khi cảm thấy hoàn toản thoải mái.
Các hình thức tổ chức hiến máu
1.    Tổ chức hiến máu tại cơ quan đơn vị.
2.    Tổ chức hiến máu tại các xe lấy máu chuyên dụng.
3.    Tổ chức hiến máu tại các điểm hiến máu cố định.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT, BẢO QUẢN VÀ PHÂN PHỐI MÁU

Bước 1. Thu gom máu vào các túi máu tiêu chuẩn và vận chuyển về Ngân hàng máu để tiến hành sàng lọc, sản xuất, bảo quản và phân phối máu.
Bước 2. Xét nghiệm sàng lọc máu được thực hiện bằng kỹ thuật Elisa :
- Xét nghiệm nhóm máu, được tiến hành định nhóm 02 hệ nhóm máu:
+ Hệ nhóm máu ABO: xác định nhóm máu A,B,O và AB
+ Hệ nhóm máu Rh+: xác định nhóm máu Rh+ và Rh-
- Xét nghiệm sàng lọc các Virut lây truyền qua đường truyền máu
+ Xét nghiệm sàng lọc virut viêm gan B trong máu
+ Xét nghiệm sàng lọc virut viêm gan C trong máu
+ Xét nghiệm sàng lọc virut HIV trong máu
+ Xét nghiệm sàng lọc ký sinh trùng sốt rét trong máu
+ Xét nghiệm phát hiện vi khuẩn giang mai trong máu.
Bước 3. Các xét nghiệm máu ở bước 2 cho kết quả Âm tính, máu sẽ được đưa vào sản    xuất  thành các sản phẩm máu gồm:
-    Khối Hồng cầu
-    Khối Tiểu cầu
-    Khối Huyết tương
-    Khối Bạch cầu
Việc sản xuất, sàng lọc các chế phẩm máu sẽ giúp cho việc truyền máu an toàn hơn, tránh tình trạng truyền máu không cần thiết, đảm bảo tiêu chí “ người bệnh thiếu gì truyền nấy”.
Bước 4. Sau khi máu được sản xuất  thành các chế phẩm sẽ được đưa vào bảo quản theo tiêu chuẩn cụ thể:
-    Khối Hồng cầu bảo quản ở nhiệt độ: từ 2oC đến 6oC.
-    Khối Tiểu cầu bảo quản ở nhiệt độ: từ 20 – 22oC
-    Khối Bạch cầu bảo quản ở nhiệt độ thường khoảng 24oC
-    Khối Huyết tương bảo quản ở nhiệt độ: từ -18oC đến -24oC
Bước 5. Phân phối máu
Hiện nay, cả nước có 4 Trung tâm Truyền máu chính là:Trung tâm Truyền máu Hà Nội,Trung tâm Truyền máu khu vực Huế, Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy, Trung tâm Truyền máu Cần Thơ. Tại khu vực phía Bắc, Trung tâm Truyền máu Hà Nội (Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương) chịu trách nhiệm cung cấp máu cho 54 bệnh viện và 16 tỉnh /thành tại khu vực phía Bắc.

HIẾN MÁU CÓ LỢI VÀ HẠI GÌ?


Máu được cấu tạo bởi một số loại tế bào khác nhau hay còn gọi là thành phần hữu hình và huyết tương. Các thành phần hữu hình gồm: Hồng cầu (chiếm 96%), Bạch cầu (chiếm khoảng 3%), Tiểu cầu (chiếm 1%). Còn huyết tương là dung dịch chứa đến 96% nước, 4% là các protein huyết tương và rất nhiều chất khác. Mỗi thành phần của máu chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Ví dụ: Hồng cầu sống được 120 ngày, huyết tương thường xuyên được thay thế và đổi mới. Lượng máu trong cơ thể tương đối hằng định nhờ quá trình điều hoà sinh máu (trung bình là 77 ml/kg cân nặng đối với nam và 66 ml/kg cân nặng đối với nữ). Một người lớn khỏe mạnh có khoảng 3,8 đến 5,6 lít máu. Vì vậy, các nghiên cứu về huyết học cho thấy, nếu mỗi lần hiến dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không có hại đến sức khỏe, sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường không hề gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể. Trái lại, lượng máu được "tồn trữ" trong gan, lách không được lưu thông, nhưng khi hiến máu, cơ thể sẽ được "làm mới" lại bằng lượng máu tương ứng do tuỷ xương sản sinh ra. Trên thực tế, đã có hàng triệu người hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt. Trên thế giới có người hiến máu trên 400 lần. Ở Việt Nam, người hiến máu nhiều lần nhất đã hiến gần 100 lần, sức khỏe hoàn toàn tốt.

Hiện nay nhu cầu về máu tại các bệnh viện để cứu sống người dân là vô cùng cấp thiết. Mỗi giờ có hàng trăm người bệnh cần phải được truyền máu vì: Bị mất máu do chấn thương, tai nạn, thảm hoạ, xuất huyết tiêu hoá; Do bị các bệnh gây thiếu máu, chảy máu: ung thư máu, suy tuỷ xương, máu khó đông…; Các phương pháp điều trị hiện đại cần truyền nhiều máu: phẫu thuật tim mạch, ghép tạng... Theo đó, mỗi năm nước ta cần khoảng 1.700.000 đơn vị máu điều trị nhưng hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Nhưng nếu chỉ cần một bịch máu (khoảng 200ml) đã có thể cứu một mạng người.

Vì vậy, để vừa trực tiếp tham gia cứu sống người bệnh, vừa đảm bảo được sức khoẻ, các nhà chuyên môn đưa ra lời khuyên đối với người tham gia hiến máu: Cần ăn sáng đầy đủ trước khi hiến máu, ví dụ uống cốc nước cam và ăn một bát phở, không nên dùng các chất kích thích trước khi hiến máu như: Rượu,  cà phê, chè ...vì chất cafein làm cơ thể mất nước. Ngay sau khi hiến máu, nên: Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế. Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn nên nằm nghỉ 10 – 15 phút; Uống nhiều nước sau khi hiến máu; Để miếng băng dính sau ít nhất 4-6 giờ mới bỏ đi. Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, không uống rượu, bia và làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …).



SAU HIẾN MÁU, NÊN BỒI DƯỠNG THẾ NÀO?



Tôi rất muốn đi hiến máu nhân đạo, nhưng không biết người hiến máu phải đạt những tiêu chuẩn gì? Mỗi lần hiến máu bao nhiêu thì không ảnh hưởng tới sức khỏe? Sau khi hiến máu cần bồi dưỡng thế nào?

      Lê Thu Hiếu(Hòa Bình)

 Máu của chúng ta có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có thời gian sống nhất định và luôn luôn được đổi mới, vì thế, việc hiến máu khoa học sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo quy chế truyền máu, mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng. Như vậy, người từ 45kg có thể hiến từ trên 350ml máu mỗi lần mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Việc hiến máu với lượng như thế nào là tùy vào cân nặng và lượng huyết sắc tố của người hiến máu, bác sĩ sẽ quyết định mỗi người hiến được lượng máu bao nhiêu là phù hợp, có thể từ 250ml, 350ml hoặc 450ml...
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Với người hiến máu nhắc lại, phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai lần cho máu là 84 ngày. Tuy nhiên, để bảo đảm sức khỏe khi hiến máu, người tình nguyện không nên thức khuya, ăn nhẹ, không nên uống rượu, bia trước và sau khi hiến máu. Trong 2-3 ngày sau nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các hoạt động gắng sức. Nên tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu như: thịt, gan, trứng, sữa; dùng thêm thuốc bổ máu nếu có thể.    




Hiến máu có tốt không?
Món ăn cho người hiến máu
Nguyên nhân chảy máu âm đạo ở bà bầu
Bà bầu chảy máu âm đạo: khi nào là bình thường
Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu
Đường niệu và âm đạo
Dịch âm đạo thế nào là bình thường

Bài tập cho âm đạo




(st)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý