Chuẩn bị gì sau khi kết hôn cho cuộc sống vợ chồng luôn êm ấm

seminoon seminoon @seminoon

Chuẩn bị gì sau khi kết hôn cho cuộc sống vợ chồng luôn êm ấm

19/04/2015 02:42 AM
945



Nếu bạn chưa kết hôn, hãy lắng nghe những bí quyết từ những người phụ nữ đã kết hôn để khi khi bước vào thế giới hôn nhân bạn sẽ không bị thất vọng và hoàn toàn vỡ mộng.




BÍ QUYẾT "GỐI ĐẦU GIƯỜNG" CHO PHỤ NỮ ĐÃ KẾT HÔN



Hầu hết đa phần chị em phụ nữ trước khi kết hôn thường có những ảo tưởng về cuộc sống hôn nhân của mình sau này. Suy cho cùng tất cả cũng chỉ vì họ quá kỳ vọng. Họ có thể vẽ ra những điều mình mong muốn, về một người chồng hoàn hảo, về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc không có những khúc mắc… Chính bởi kỳ vọng quá lớn vào những điều chưa chắc chắn cho nên sau khi kết hôn, chị em phụ nữ thường gặp phải sự thất vọng về cuộc sống mới của mình.

Nếu bạn chưa kết hôn, hãy lắng nghe những bí quyết từ những người phụ nữ đã kết hôn để khi khi bước vào thế giới hôn nhân bạn sẽ không bị thất vọng và hoàn toàn vỡ mộng.

1. Nếu bạn muốn cuộc sống sau khi kết hôn của mình hoàn hảo và không có điều gì khiến bạn phải phiền lòng về người đàn ông đang chung sống với mình thì trước khi cưới anh ta, bạn phải tìm hiểu và nắm rõ được tính cách, bản chất của con người anh ấy. Bạn đừng chỉ vì người thân thúc giục hay nỗi lo sợ sẽ trở thành “gái ế” mà vội vàng kết hôn với một người bạn mới quen chỉ vì anh ta có tướng mạo và được mọi người đánh giá là tốt. Bạn nên biết rằng với người khác, có thể anh ta là mẫu hình lý tưởng nhưng với bạn, anh ta có thể biến cuộc sống của bạn trở thành địa ngục nếu bạn không có hiểu biết gì về con người anh ta.

2. Có thể bạn rất xinh đẹp, và được nhiều người đàn ông trong đó có cả anh chàng người yêu của bạn ngưỡng mộ khi còn là cô nàng độc thân. Nhưng khi bạn đã kết hôn rồi thì bạn đừng bao giờ cho mình là một người phụ nữ xinh đẹp trong mắt chồng của bạn. Bởi vì trên thực tế ở bên ngoài cũng có rất nhiều những cô gái xinh đẹp hơn bạn, và đàn ông khó cưỡng lại việc “liếc” những cô gái xinh đẹp ngay cả khi có bạn ở bên cạnh. Mặt khác nếu bạn quá tự tin vào dung mạo của bản thân, bạn có thể lơ là chăm sóc đến dung mạo của mình. Bạn cho rằng anh ấy đã lấy bạn thì anh ấy coi bạn là người đàn bà đẹp nhất và bạn có thể xuề xòa ăn mặc… điều này sẽ khiến bạn tự tay đẩy chồng mình đến với người khác.
3. Bạn tuyệt đối đừng bao giờ cho rằng khi bạn có con với anh ấy thì có nghĩa bạn đã “buộc chặt” được anh ấy vào cuộc đời mình. Bởi vì khi bạn quan niệm như vậy, bạn thường biến mình thành người phụ nữ hay cằn nhằn vì những điều vụn vặt, và đó chính là điều khiến anh ấy nhanh “chán ngấy” bạn nhất.

4. Cuộc sống hôn nhân cũng giống như bao mối quan hệ khác, đều có những mâu thuẫn, xung đột cần được giải quyết. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng hãy giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề trước khi hai bạn bước lên giường ngủ. Đừng vì cơn tức giận với chồng từ khi chiều mà “tra tấn” anh ấy trên giường ngủ. Điều này sẽ khiến anh ấy ôm chăn ra khỏi giường và cuộc sống hôn nhân của bạn sẽ càng gặp thêm nhiều khó khăn.

5. Đàn ông vốn dĩ là mẫu người vô tâm, hơn thế họ bị chi phối bởi nhiều vấn đề xã hội khác cho nên đôi khi họ thường quên những việc đáng ra phải nhớ. Tuy nhiên nếu bạn là một người vợ tốt, thì bạn đừng bao giờ oán trách mãi không thôi vì việc anh ấy trót quên ngày kỉ niệm hai bạn cưới nhau, hoặc anh ấy không biết số đo quần áo của bạn.

6. Đàn ông có tính sĩ diện cao. Do đó một cô vợ khéo léo thì dù bạn đang rất bực tức với anh ấy vì điều gì đó thì bạn cũng tuyệt đối không nên làm mất mặt anh ấy trước đông đảo mọi người đặc biệt là trước những người thân, bạn bè và đồng nghiệp.

7. Đàn ông luôn muốn là chỗ dựa tinh thần vững chãi nhất cho người phụ nữ mình yêu, bởi vậy khi có điều gì đó khó khăn, họ thường có xu hướng tự mình giải quyết để người phụ nữ họ yêu không phải lo lắng hoặc nếu có thể họ sẽ chỉ nói một phần lý do khiến họ cảm thấy chán nản. Do đó nếu khi anh ấy đã không muốn nói thì bạn đừng bắt anh ấy phải kể tất cả mọi chuyện cho bạn. Anh ấy sẽ nói nếu anh ấy muốn cho nên bạn chỉ cần ở bên anh ấy và đem lại cho anh ấy chút ấm áp, dịu dàng như một cái ôm hay cái hôn nhẹ là đủ.

Đàn ông luôn muốn mình là chỗ dựa về vật chất cho vợ và khiến vợ hãnh diện vì ông chồng giỏi giang, được mọi người ngưỡng mộ. Cho nên đôi khi bạn đừng việc gì cũng làm xuất sắc hơn anh ấy, khiến anh ấy trở nên “vô dụng” trước bạn. Và như thế thứ tình cảm anh ấy dành cho bạn không còn là tình yêu mà chỉ là sự ngưỡng mộ. Tuy nhiên bạn cũng không nên ỷ lại hoặc biến mình thành gánh nặng của anh ấy.

9. Đàn ông luôn chán ngấy những lời truy vấn và thói quen không tin tưởng vào tình cảm của chồng từ những người phụ nữ. Vì thế bạn đừng bao giờ đặt câu hỏi” “Anh có còn yêu em không?” hoặc “anh vẫn còn yêu em chứ?”… Nếu được đặt câu hỏi đó, bạn nghĩ anh ấy sẽ phải trả lời bạn thế nào thì bạn mới hài lòng?!

10. Hai bạn đã kết hôn có nghĩa là các bạn đã hoàn toàn trưởng thành và chín chắn trong tình cảm. Cuộc sống của hai bạn giờ đây là chú ý chăm lo cho gia đình, con cái, xây dựng tổ ấm… Do đó bạn đừng bao giờ bắt anh ấy phải cưng nựng, chiều chuộng bạn như ngày mới yêu. Bạn nên biết rằng giờ đây bạn và anh ấy đã có thêm nhiều thiên chức và vai trò mới. Và ngoài việc là chồng của bạn anh ấy cũng còn chăm thứ phải lo cũng như bạn ngoài anh ấy bạn còn phải chăm con, lo lắng cho gia đình…

11. Bạn cáu giận vì điều gì đó từ ngày hôm trước nhưng bạn chưa giải quyết vấn đề xong với anh ấy. Nhưng bạn cũng đừng vì thế mà chỉ đợi anh ấy vừa “lăn từ trên giường xuống đất” đã nhăn nhó mặt mày và sửng cồ đòi ăn thua với anh ấy. Khi bạn cố tình cãi nhau với anh ấy khi anh ấy mới tỉnh giấc, chắc chắn bạn sẽ khiến anh ấy nghĩ rằng bạn là người phụ nữ luôn muốn gây sự, anh ấy sẽ chán nản và lại tiếp tục bỏ nhà đi để tránh bị phiền toái.

12. Có thể bạn yêu thương, rất hạnh phúc và muốn vun đắp cho gia đình riêng của mình chu toàn nhất. Tuy nhiên bạn đừng vì thế mà biến gia đình của mình thành sở hữu hoặc tâm niệm chỉ có mình bạn mới cần phải vất vả chăm lo cho gia đình, con cái… để chồng yên tâm lo công việc. Bởi vì nếu bạn lúc nào cũng đau đáu về gia đình mình, chỉ biết “cắm mặt, vùi đầu” cho việc chăm sóc chồng con, vun vén gia đình, không để ý gì đến bản thân cũng như việc giao lưu với thế giới bên ngoài thì chắc chắn bạn sẽ tự biến mình thành một người đàn bà già trước tuổi và đơn điệu, nhạt nhẽo. Khi đó, chắc chắn người chồng của bạn từ sự cảm kích sẽ dần chán nản, tình cảm giữa hai bạn sẽ xa lánh dần.

13. Dù bạn đã có chồng, đã không còn được tự do tự tại làm tất cả mọi thứ như khi bạn còn độc thân. Tuy nhiên bạn không nên vì thế mà từ bỏ sở thích, cá tính của bản thân mình. Bạn phải có lập trường và chút “quyền lực” riêng của bản thân để tự làm cho cuộc sống của mình thêm thú vị. Một không gian tinh thần riêng sẽ giúp bạn không cảm thấy cô đơn khi anh ấy không ở bên.

14. Bạn đã kết hôn rồi và bạn có những điều vỡ lẽ của riêng mình đối với cuộc sống hôn nhân hiện tại. Chính bởi sự vỡ lẽ đó, bạn luôn mong muốn, khát khao cuộc sống của bạn sẽ có được một người bạn khác phái tri kỉ để bạn có thể chia sẻ và được thấu hiểu. Thế nhưng cuộc sống hiện thực luôn đi ngược với những gì bạn mong muốn và bạn đừng bao giờ mộng tưởng sẽ tìm được người bạn khác phái tri kỉ trong cuộc sống hiện thực. Bởi vì khi bạn càng ảo tưởng thì bạn sẽ chỉ càng thất vọng và đau khổ hơn mà thôi và có thể cũng vì lý do này mà tình cảm giữa hai vợ chồng bạn ngày càng trở nên xa cách và nhạt nhòa.

15. Khi bạn đã kết hôn, có nghĩa là bạn không còn cô đơn vào mỗi tối để "ôm cứng" lấy chiếc máy vi tính và lướt web. Do đó bạn đừng để mặc chồng của mình vào buổi tối để lên mạng quá khuya, trừ khi anh ấy đi công tác và chỉ còn một mình bạn ở nhà hoặc trong lúc bạn chờ đợi anh ấy về. Nếu bạn chỉ chăm chăm vào việc lướt web thì chắc chắn anh ấy sẽ vô cùng khó chịu khi phải đợi chờ bạn.


KỸ NĂNG BẠN CẦN RÈN LUYỆN CHO CUỘC SỐNG HÔN NHÂN


Yêu đương là chuyện ước mơ và theo đuổi của tuổi trẻ, hôn nhân càng phải là quả ngọt của đóa hoa ái tình kết lại. Nhưng, đóa hoa ái tình thật sự đẹp đâu dễ gì có. Một đôi nam nữ từ chỗ yêu nhau đến lúc kết hôn, thực ra là một giai đoạn cùng chung đắng cay và ngọt bùi. Vậy, sau khi kết hôn nên làm những gì để phù hợp với cuộc sống vợ chồng?



-0801-04.jpg


Cũng giống như lái xe, trước khi chính thức điều khiển, bạn cần học để thi bằng lái. Không ai ép buộc bạn học mới được kết hôn, nhưng rèn luyện những kỹ năng cần thiết trước khi bước vào cuộc sống lứa đôi là điều hết sức cần thiết để đảm bảo cho cuộc hôn nhân của mình được bền vững.

Trò chuyện

Nói chuyện một cách khéo léo, đặc biệt là khi rơi vào những tình huống khó khăn và
lắng nghe tích cực là cách để duy trì sự hòa thuận trong đời sống vợ chồng. Đó cũng là điều cần thiết cho bất kỳ cuộc hôn nhân lành mạnh nào. Những lời phàn nàn, chỉ trích đối với người chung sống, hoặc sẽ khiến hôn nhân gặp rắc rối nghiêm trọng, hoặc bạn sẽ bị đối tác làm tổn thương.

Khi đã lấy nhau, hẳn bạn đã hiểu được tính cách cơ bản của chồng mình. Vì vậy, hãy học cách cư xử phù hợp để hạn chế tối đa các cuộc tranh cãi. Khi anh ấy nóng giận, tốt nhất bạn đừng bảo vệ quan điểm của mình, khi chàng mắc sai lầm, cũng đừng liên tục chỉ trích. Còn khi vui vẻ bên nhau, bạn có thể nhắc nhở anh ấy về những sai lầm đã mắc phải, nhưng phải thật tinh tế và tránh nói quá nhiều...


Tự điều chỉnh cảm xúc

Mỗi khi không hài lòng, trẻ con thường
giận dữ, khóc lóc hoặc thậm chí trút sự bực tức của mình vào anh chị em ruột hay những đứa trẻ xung quanh. Người lớn thường không nông nổi như thế, nhưng một khi đã tức giận thì người khác khó có thể kiềm chế được những xúc cảm đang bốc hỏa trong người họ. Chỉ bản thân bạn mới có thể tự điều chỉnh xúc cảm của mình.

Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người đã kết hôn. Bởi cuộc sống gia đình, chắc chắc sẽ không tránh khỏi những va chạm,
bất đồng quan điểm. Và điều dễ xảy ra là sau 1 vài lần cãi vã ban đầu, giọng nói và mức độ tức giận của bạn sẽ càng tăng theo cấp số nhân ở những lần sau, kéo theo nhiều hậu quả không đáng có.
Để tránh gặp phải những tình huống này, hãy học cách tự điều chỉnh cảm xúc của mình ngay khi đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân. Tự tưởng tượng đến những tình huống dễ xảy ra xung đột và đặt mình vào hoàn cảnh đó xem mình sẽ giải quyết ra sao. Hoặc khi chứng kiến những cuộc tranh cãi của các cặp vợ chồng xung quanh mình, bạn cũng có thể tự rút ra bài học cho bản thân.

Kỹ năng bạn cần rèn luyện trước khi kết hôn 1
Hãy học cách cư xử phù hợp để hạn chế tối đa các cuộc tranh cãi (Ảnh minh họa).

Giải quyết xung đột


Sau khi kết hôn, tất cả các cặp vợ chồng đều tồn tại những khác biệt trong tính cách, thói quen, lối sống. Những cặp đôi hạnh phúc biết cách làm thế nào để bắt đầu từ những khách biệt đi đến những điểm chung mà 2 người cùng thấy vui vẻ, thoải mái và cho rằng đó là con đường tốt nhất.

Sự thật là người trong cuộc phải biết cách hòa giải những khác biệt bằng suy nghĩ đơn giản, tích cực. Từ những điều nhỏ nhặt như khi người vợ thích xem phim lãng mạn, người chồng thích phim hành động cho đến các xung đột lớn về nơi sinh sống, quản lý tài chính
gia đình và cả những khác biệt trong đời sống chăn gối... Bạn nên nhớ rằng, không phải lúc nào sự lựa chọn của mình cũng là tốt nhất và của đối tác luôn sai. Và vấn đề bạn cần phải học hỏi đó là phải nhìn nhận vấn đề từ hai phía, đặt mình vào vị trí của đối phương... Đó chính là cách để bạn gỡ rối những mâu thuẫn tồn tại trong cuộc sống chung của hai người.

Sống tích cực

Mỗi khi bạn chia sẻ nụ cười với người chồng của mình, bày tỏ sự hài lòng, đánh giá cao và cảm ơn anh ấy vì một điều gì đó... bạn không chỉ mang lại niềm vui, cảm giác hạnh phúc cho chồng mình mà chính bạn cũng được sống trong những xúc cảm đó. Vì thế, hãy tập cho mình thói quen biết quan tậm, lắng nghe và chia sẻ. Điều đó sẽ mang lại cho bạn và cuộc sống hôn nhân của mình sự thoải mái và hạnh phúc.

Cách nhìn nhận vấn đề tích cực, lạc quan còn giúp bạn dễ dàng vượt qua khó khăn trong hôn nhân, đồng thời mang lại niềm tin vào cuộc sống, và trước hết là vào cuộc hôn nhân của chính mình.


NGHE CHỊ EM TRẢI LÒNG ĐIỀU CHỈ SAU KẾT HÔN MỚI BIẾT



Vì thực tế sẽ không ai có thể "cảnh báo" tường tận giúp chị em biết hết những điều này. Do đó chỉ sau khi kết hôn, có được sự trải nghiệm họ mới thực sự biết đến.



Trịnh Phương Hà - 34 tuổi, thiết kế web chia sẻ: "Phụ nữ luôn ngập trong các áp lực"

"Tôi đã bắt đầu cuộc hôn nhân của mình khá suôn sẻ như 'quy trình' phổ biến của hầu hết các
cặp đôi: cả hai yêu nhau, được gia đình hai bên đồng ý, tổ chức đám cưới. 

Sau khi kết hôn, về gia cảnh nội - ngoại, hai bên đều khá cân bằng nên nói chung chúng tôi không phải đối mặt với những lời nói xấu, chê bai gì của bên này đối với bên kia. Vợ chồng tôi cũng có nhà riêng ngay sau khi cưới nên mọi thứ gần như không phải lo lắng gì nhiều.

Cứ ngỡ điều kiện vật chất và tinh thần đủ đầy như thế thì không có gì sốc
sau khi kết hôn. Nhưng tôi đã lầm. Sau một thời gian chung sống, tôi nhận ra người phụ nữ luôn phải làm nhiều việc hơn gấp nhiều lần so với chồng (kể cả chồng tôi là người rất chăm chỉ). Đây là 'quy luật' chung của các cuộc hôn nhân.

Rồi tôi nghĩ lấy được người chồng tâm lý như thế, lại được sống riêng thì tôi sẽ được tùy ý làm những gì mình thích. Song điều này cũng không đúng sự thật.

Là phụ nữ, bạn sẽ chẳng thể thoải mái bỏ nhà đi chơi xa khi không yên tâm về chồng con mình. Chẳng hạn như việc cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, rồi đối nội đối ngoại... Chỉ đơn giản là đi một ngày thì bạn vẫn phải lo lắng không yên. 

Tôi nghĩ đây là tâm lý tự nhiên của phụ nữ rồi. Sẽ chẳng ai nói với bạn điều này trước khi kết hôn cả. Thực ra với phụ nữ, lấy chồng nghĩa là mọi trách nhiệm, lo toan, nỗ lực... đều dành hết cho gia đình. Thành ra chúng ta tự gây áp lực cho chúng ta mà thôi".

Bùi Thảo Linh - 28 tuổi, chuyên viên quan hệ công chúng: "Phụ nữ buộc phải thay đổi để phù hợp với chồng"

"Ban đầu tôi có cảm giác
hôn nhân sẽ là cuộc lột xác ngoạn mục để cả hai có thể thay đổi vì người mà chúng ta yêu thương. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ thật 'mông muội' của tôi trước khi kết hôn" - Thảo Linh cho biết. 

Cô gái trẻ này còn nói: "Sau khi kết hôn, tôi nhận ra rằng thay đổi một con người đã trưởng thành là việc bất khả thi. Dẫu vậy, người đóng vai trò làm vợ vẫn luôn phải thay đổi. Không thay đổi được tích cách mình nhưng phải thay đổi cách ứng xử với chồng.

Mẹ bạn cũng không thể dạy bạn phải thay đổi thế nào, ứng xử ra sao bởi đó không phải là người sống cùng chồng bạn, hơn nữa mỗi hoàn cảnh lại có sự khác nhau. Lúc này bạn cần nhẫn nhịn một chút, lúc khác bạn lại cần ra oai một chút. 

Người phụ nữ nào biết điều tiết cách ứng xử của mình phù hợp với chồng nhất cũng là người giữ cho mái ấm của mình yên bình và bản thân họ cũng được hạnh phúc nhất".
 
Nghe chị em trải lòng điều chỉ sau khi kết hôn họ mới biết 1
Trước khi kết hôn, người phụ nữ nào cũng có những nhìn nhận rất khác về hôn nhân (Ảnh minh họa).

Minh Lan - 35 tuổi, biên dịch viên: "Lấy chồng là lấy cả nhà chồng"
"Trước khi kết hôn, tôi không biết lấy chồng là phải lấy cả nhà chồng. Mặc dù lối sống của gia đình chồng tôi không quá xa lạ nhưng phải 'lấy' cả nhà họ nhà chồng thì chẳng cô gái nào thoải mái.

Đàn ông thì khác, mối quan hệ và trách nhiệm với nhà vợ của họ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Còn phụ nữ, kể cả sống cùng hay không sống cùng bố mẹ chồng thì trách nhiệm với
nhà chồng vẫn cực kỳ nặng nề. 

Sau khi kết hôn, bạn sẽ luôn phải suy nghĩ xem việc bạn làm, cách bạn ứng xử có được lòng anh em, bố mẹ chồng... hay không".

Phạm Tuyết - 31 tuổi, quản lý nhân sự: "Bị kiểm soát cả đời"

"Sau khi kết hôn, tôi nghĩ sẽ gỡ bỏ được sự kiểm soát gắt gao từ mẹ mình. Tôi sẽ không phải gọi điện thoại về thông báo tôi đang ở đâu và giờ nào sẽ về nhà, sẽ không bị đánh thức vào mỗi sáng chủ nhật khi đang say sưa ngủ nướng...

Nhưng không ngờ sự kiểm soát đó chỉ thay đổi chủ nhân mà thôi. Nó chuyển từ mẹ đẻ sang chồng tôi. Anh ấy chính là người gọi điện hỏi han tôi xem đã về chưa, đi đâu, đi với ai...

Nói chung là cả cuộc đời tôi sẽ không bao giờ thoát khỏi sự kiểm soát. Và khổ hơn là mức độ kiểm soát của chồng còn gắt gao hơn cả mẹ đẻ. Và chắc chắn sau này, tôi sẽ tâm sự và trải lòng mình cho con gái biết tất cả những điều này khi con đã khôn lớn".

Xuân Cúc - 34 tuổi, nhân viên kinh doanh phần mềm: "Hôn nhân là nơi rèn luyện kĩ năng ăn nói"

"Không ai nói với tôi rằng hôn nhân sẽ là điều kiện tuyệt vời để tôi luôn có một người trò chuyện vào bất cứ thời gian nào. Nếu bạn đến với chồng từ tình yêu thì việc giao tiếp sau khi kết hôn vẫn hoàn toàn khác. Sự đối thoại giữa hai vợ chồng tốt sẽ trở thành nền tảng cho một cuộc hôn nhân bền vững. Và đây cũng là điều mà các cặp đôi nên ưu tiên hàng đầu.

Có một số điều bạn không còn phải giữ kẽ, ngại ngùng nữa mà có thể thoải mái chia sẻ với người ấy. Tuy vậy, cũng có một vài điều cấm kị dành cho các bà vợ mà lỡ phạm phải thì sẽ dễ gặp rắc rối to. Trong đó có việc đáng lưu ý nhất là nói thật lòng mình về nhà chồng.

Những điều này sẽ chẳng ai nói với bạn trước khi kết hôn bởi mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Chỉ người trong cuộc mới rút ra được điều nên nói và những gì cần im lặng".



GIAI ĐOẠN TỐT NHẤT ĐỂ BẠN KẾT HÔN



Hôn nhân - bước tiến quan trọng trong cuộc đời sẽ đến khi người đàn ông và phụ nữ đã đạt đến độ tuổi trưởng thành. Vậy bạn có biết độ tuổi nào là lý tưởng nhất để thực hiện việc kết hôn?



Giai đoạn hội tụ đủ những chỉ số tuyệt vời

Hầu hết các chuyên gia tâm lý đều cho rằng các cặp đôi nên chờ đợi đến độ tuổi 25 hãy kết hôn bởi vì khi đó, bản thân sẽ hội đủ những chỉ số của sự chín chắn, trưởng thành trong cả nhận thức và hành vi. Với độ tuổi từ 25 tuổi trở đi, các cặp đôi sẽ luôn hướng tới đề cao một cuộc sống ổn định, lúc đó quyết định kết hôn cũng được đặt ở một vị chí tuyệt vời để bản thân mỗi người có thể tự điều chỉnh được một cuộc hôn nhân ổn định theo suy nghĩ của mình. Trên thực tế cũng có những lý do nhất định khiến một số các cặp đôi tiến tới quyết định kết hôn ở giữa độ tuổi 20 và hầu hết đa phần trong số họ hoặc là vì tiền bạc hoặc đã ngừng học tập.
 
"Phụ nữ có xu hướng tự tin hơn về họ và họ sẵn sàng chấp nhận một người đàn ông không hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn mà họ đã đặt ra”, Terri Orbuch, tiến sĩ tâm lý cho biết.

Biết những người bạn thực sự
 
Ở tuổi 25, bạn có đủ thời gian để thu về cho mình một số kinh nghiệm sống quan trọng, bao gồm cả mối quan hệ tình yêu và hôn nhân, hoặc có thể lúc này bạn đã có thể tìm thấy người đàn ông thực sự lý tưởng và phù hợp với mình. Tuy nhiên tiến sỹ tâm lý Terri Orburch cho biết rằng: “Bạn không bao giờ có thể có đủ được kinh nghiệm hẹn hò cho bản thân và cũng không thể xác định được sự phù hợp hoàn hảo giữa bạn với một ai khác”.
 
Vấn đề là bạn chỉ cần nắm được khía cạnh quan trọng nhất của việc bạn chờ đợi một đám cưới là mục tiêu thực sự của bạn và bạn tìm ra được giá trị của mối quan hệ với anh chàng bạn đang hẹn hò hiện tại. Nếu khi bạn đã sẵn sàng để kết hôn, khi bạn đã có thể cùng chia sẻ với một ai đó về mục tiêu của cuộc sống trong tương lai, thì lúc đó hôn nhân trong mắt bạn sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, nếu bạn kết hôn ở độ tuổi còn trẻ chỉ bởi vì bạn đã tìm thấy một người đàn ông mà bạn vốn mơ ước, và bạn không có một chút lo lắng gì đến cuộc sống tương lai thì cuộc hôn nhân sớm đó của bạn sẽ tồn tại nhiều vướng mắc. Do đó nếu bạn được lựa chọn, hãy để mình vượt qua ngưỡng tuổi 20, sau đó bạn sẽ bước đầu có những quyết định chín chắn hơn.





Bí mật sau khi kết hôn và những sự thật bất ngờ
Khủng hoảng hậu hôn nhân
Tìm hiểu trước khi kết hôn
5 chặng đường của hôn nhân
Không đăng kí kết hôn vẫn sống như vợ chồng
Khi bị chồng đánh nên làm gì?





(st)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý