Hụt hẫng sau khi kết hôn và các bí kíp vượt qua "khoảng lặng" hôn nhân

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Hụt hẫng sau khi kết hôn và các bí kíp vượt qua "khoảng lặng" hôn nhân

19/04/2015 02:42 AM
1,715


Kết hôn có thể được xem như là sự thay đổi lớn nhất trong cuộc đời bạn. Và có những lúc hôn nhân sẽ khiến bạn phải căng thẳng vì những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để bạn có thể vượt qua được những khó khăn đó


KHỦNG HOẢNG SAU HÔN NHÂN

 

Lan và Hòa cưới nhau chưa được 1 năm thì Lan nhất định đòi ra tòa ly hôn.

Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM) cho biết: tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam hiện tăng nhanh và chiếm 31%-40%, nghĩa là cứ ba cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn và tuổi thọ hôn nhân ở Việt Nam càng ngày càng giảm.
Cũng theo thống kê của các trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình ở TP.HCM, số người đến tư vấn ly hôn chiếm đến 70% trong các ca tư vấn và các lí do để họ quyết định li hôn cũng "muôn hình vạn trạng".

Lan và Hòa cưới nhau chưa được 1 năm thì Lan nhất định đòi ra tòa ly hôn. Lí do mà Lan đưa ra là cô không thể sống chung với một người chồng vừa lười biếng vừa ở dơ như Hòa. Cô cho biết: "Lúc quen nhau thì lúc nào nhìn cũng chỉn chu, sạch sẽ. Về nhà sống chung mới biết là lấy phải người chồng ở dơ kinh khủng, quần áo mặc xong thì vứt lung tung bừa bãi, mặc hết ngày này đến ngày khác. Sợ nhất là cái khoản lười tắm, tối leo lên giường thấy mùi chua rình bảo lão đi tắm thì lão nói tỉnh queo: "Mới tắm hôm kia rồi, còn sạch chán!". Thật là chịu hết nổi, nhiều khi có ai đến chơi nhà mà phát ngượng. Mình thì làm tối mắt còn lão thì không hề biết giúp đỡ gì, cứ như mình là osin trong nhà".

Nhiều cặp vợ chồng mới cưới nhau đã đưa nhau ra tòa ly dị
 (Ảnh: Internet)
Còn vợ chồng chị Minh và anh Dương thì ra tòa ly dị khi họ đã lấy nhau được 3 năm và có với nhau 1 đứa con. Họ cưới nhau khi chưa được sự đồng ý của gia đình vì anh Dương hơn vợ suýt soát 20 tuổi tròn. Thế nhưng vì tình yêu nên hai người quyết lấy nhau.
Những tưởng cuộc sống sau khi cưới "chồng già vợ trẻ là tiên", nhưng rồi họ cũng quyết ra tòa li dị. Chị Minh thì nói chồng độc đoán, gia trưởng, nói chuyện với vợ mà như dạy con, đã vậy còn keo kiệt. Còn anh Dương thì cho rằng vợ mình đỏng đảnh, ngang bướng, chăm sóc con thì đểnh đoảng mà nói không chịu nghe. Nhất là tội nói chuyện với chồng mà không tôn trọng chồng, cộng thêm cái tính hoang phí, làm thì ít mà tiêu xài thì nhiều.
Rất nhiều cặp vợ chồng ra tòa ly dị ngay sau khi kết hôn chưa được bao lâu, không phải là họ không có nhiều thời gian để tìm hiểu và hiểu rõ về người bạn đời của mình. Với những người này, cuộc sống gia đình vốn là một màu hồng và chỉ cần hai người yêu nhau là lấy nhau về sẽ sống hạnh phúc. Họ chưa lường hết được cuộc sống gia đình có nhiều điều phức tạp hơn họ tưởng.
Khi về sống chung, gần gũi nhau từng giờ, từng ngày, nhiều tính xấu mới được bộc lộ rõ. Nhiều khi cái xấu ấy là lại là cái mà người kia không thể chấp nhận được. Hoặc khi lấy nhau rồi họ mới phát hiện người chồng mà họ lấy không phải như người chồng họ mong đợi, lấy nhau xong phải đối diện với cuộc sống thực với bao lo toan về cơm, áo, gạo tiền. Họ thấy "vỡ mộng" sau khi kết hôn. Cũng có người cho rằng người bạn đời của mình đã thay đổi sau khi kết hôn…

Trong những trường hợp này, một số người cảm thấy chán nản nhưng đã lỡ bước sa chân thì thôi đành chịu. Còn một số khác thì cho rằng: không thể sống mà chịu đựng nhau cả đời và họ quyết tâm ra tòa li dị.

Thực tế cho thấy nếu đời sống hôn nhân vượt qua được khoảng thời gian thử thách khoảng 3 - 5 năm đầu chung sống thì tỷ lệ thành công và bền vững sẽ cao hơn.

Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Hồng Hà, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn Tình yêu Hôn nhân Gia đình - Hội liên hiệp Thanh niên đã chia sẻ: "5 năm đầu tiên sau khi kết hôn là giai đoạn giai đoạn khó khăn và dễ vỡ nhất của hôn nhân. Có tác giả gọi đây là giai đoạn "vỡ mộng" của một cuộc hôn nhân, để diễn tả sự hụt hẫng rất lớn của các cặp vợ chồng trong thời gian đầu chung sống. Hụt hẫng vì bị "rơi" từ giấc mơ của những người đang yêu xuống thực tế của một cuộc sống chung với bao nhiêu chi tiết đời thường. Hụt hẫng còn vì họ chưa được chuẩn bị tâm thế cho cuộc sống chung".

Chuyên gia Tâm lý Hồng Hà cho biết thêm: "Để có một cuộc hôn nhân bền vững, bên cạnh việc tìm hiểu kỹ trước khi kết hôn, các cặp cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để ứng xử với những tình huống trong gia đình. Điều quan trọng là trong giai đoạn đầu hôn nhân, cần xác định cho dù có xung đột thì chỉ có Xây chứ không bao giờ nghĩ đến Phá. Trong cuộc sống vợ chồng không có khái niệm Thắng - Thua, vì "chiến đấu" với nhau thì cho dù ai thắng thì chính cuộc hôn nhân sẽ Thua. Có tác giả còn đưa ra quan điểm: trong hôn nhân không nên phân định rạch ròi Đúng - Sai, điều quan trọng là cả hai cảm thấy thoải mái, vui vẻ là được".


"Vỡ mộng" sau khi kết hôn



Nhưng rồi sau ngày cưới chẳng được bao lâu, không ít chị em đã thất vọng. Nỗi thất vọng cứ lan tỏa mãi thấm vào từng bữa ăn, giấc ngủ, biến thành những tiếng thở dài, những lời chì chiết, những trận đòn vô cớ với con. Và có khi, người phụ nữ trở nên lầm lì, ít nói, trầm cảm.

Tất cả lãng mạn, ngọt ngào, bay bổng qua đi, bạn đi từ giấc mơ hạnh phúc đến vỡ mộng

Thần tượng sụp đổ

Lan Hương là một cô gái có nhan sắc. Khi còn ở trường đại học, bao nhiêu chàng trai theo đuổi, nhưng cuối cùng trái tim nàng đã thuộc về một thầy giáo trẻ, đẹp trai, dạy giỏi, tên là Khánh. Với Hương, Khánh là thần tượng. Khi Hương tốt nghiệp, họ làm đám cưới. Bao nhiêu bạn bè thầm ghen tỵ với cô. Ai cũng tưởng hạnh phúc đã nằm gọn trong tay họ.

Thế nhưng hai năm sau, đứa con đầu ra đời, cuộc sống của họ trở nên khó khăn, thiếu thốn. Hàng ngày Khánh phải nai lưng dạy thêm để chèo chống con thuyền gia đình vượt qua sóng gió. Trong hoàn cảnh đó, thay vì phải động viên, khuyến khích chồng thì Hương lại luôn miệng kêu ca, phàn nàn. Có lần cô nói thẳng với Khánh rằng: "Lẽ ra, một người có bằng tiến sĩ như anh phải làm được những việc to tát hơn, hiệu quả kinh tế hơn, không để vợ con phải vất vả thế này".

Cô còn kể chồng cái Hoa làm chủ một doanh nghiệp, mua được nhà, sắm được ô-tô, gặp người ta chở nhau ngoài đường mà mình thấy ngượng. Chồng cái Thúy bỏ nghề dạy học nhảy vào thị trường chứng khoán, thu về tiền tỷ... Những lúc ấy, Khánh ngồi lặng người không biết nói sao, như cố kìm nén uất ức trong lòng. Không khí gia đình lúc nào cũng như tích tụ những cơn giông bão. Có lần cô còn bảo chồng là "Giáo Thứ", một nhân vật trong Sống mòn của Nam Cao, khiến anh giận đến tím mặt.

Các nhà tâm lý chuyên nghiên cứu về đời sống gia đình cho rằng, hành trình của mọi cuộc hôn nhân đều không bằng phẳng từ đầu chí cuối. Hành trình ấy thường phải trải qua nhiều bước thăng trầm, với bao nhiêu "ổ gà, ổ voi", gồ ghề, khúc khuỷu. Giai đoạn đầu bao giờ cũng tốt đẹp và lãng mạn. Bạn cho rằng, gặp người yêu như thế là may mắn. Bạn kinh ngạc vì hai người có quá nhiều điểm chung. Lại còn rất nhiều sở thích giống nhau về âm nhạc, về ẩm thực và cả "gu" thẩm mỹ.

Bạn vừa nhấc điện thoại định hỏi anh ở đâu thì đã trông thấy anh ấy vào đến cửa. Cứ như hai người hiểu hết ý muốn của nhau vậy. Đôi khi cũng có những khó chịu nho nhỏ, nhưng chúng được vượt qua một cách dễ dàng. Không có nhiều thời gian để giận hờn trong mối quan hệ tốt đẹp như thế.

Sự mới mẻ của mối quan hệ kích thích cơ thể sản sinh ra "hóa chất yêu", khiến bản năng tình dục được khơi dậy, làm hai người quấn quít nhau chẳng muốn rời. Trong trạng thái say đắm ngất ngây đó, bạn không ngần ngại giao phó toàn bộ phần đời còn lại của mình cho "đối phương" bằng một đám cưới. Nhưng cuộc vui chóng tàn. Bạn bắt đầu đối mặt với những gian nan vất vả của hôn nhân. Có người gặp khó khăn về tài chính. Có người phát hiện vô khối tật xấu của bạn đời. Có người lại bị sức ép từ những mối quan hệ với gia đình hai bên. Và không ít người nảy sinh so sánh với bạn bè, với những người xung quanh để tin rằng cuộc hôn nhân của mình là sai lầm.

Bằng lòng với nửa kia

Tất cả lãng mạn, ngọt ngào, bay bổng qua đi, bạn đi từ giấc mơ hạnh phúc đến vỡ mộng. Hàng trăm vấn đề thực tế bắt đầu xuất hiện. Những chuyện lặt vặt quấy rầy bạn. Bạn nhận thấy chồng có hơi thở khó chịu khi thức giấc vào buổi sáng. Anh ta ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Lại còn vứt bừa những tạp chí trên sàn bếp và không bao giờ thu dọn thức ăn thừa để vào tủ lạnh. Có lần bạn nghĩ, anh ta hình như... không bình thường. Tóm lại, có quá nhiều điều khiến bạn thấy hai người khác nhau. Bạn đ­ã nhầm lẫn chăng? Bạn tranh cãi về mọi thứ. Rồi chính bạn nhận ra đã liều lĩnh khi giao phó cuộc đời cho một người như vậy.

Chưa hết, mâu thuẫn ngày một tăng dần trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, và thay đổi lớn nhất xuất hiện sau khi bạn có con, phải thuê người giúp việc, phải thanh toán hóa đơn gas, điện, nước, thuốc men... Không còn thời gian để thở, để đọc sách, xem phim vì còn phải nấu ăn, rửa bát, lau nhà, giặt quần áo. Bạn cảm thấy anh ta đúng là một kẻ vô tích sự, lại còn bảo thủ, gia trưởng.

Bạn dồn hết sức cải tạo, hy vọng anh ta trở thành người như bạn mong muốn nhưng rốt cuộc lại càng thất vọng. Nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ trong giai đoạn này trước khi đến được giai đoạn tiếp theo. Đó là hậu quả của những người luôn không bằng lòng với thực tại.

Người có chồng là kỹ sư cơ khí thì buồn vì anh ta không lãng mạn như anh nhạc sĩ nọ, cả năm không tặng vợ được một bông hoa. Người có chồng miệt mài nghiên cứu khoa học lại chán đời vì thua xa ông giám đốc hàng xóm, đi nước ngoài như đi chợ, lần nào về cũng mua cho vợ hàng đống quà. Những người "đứng núi này nhìn núi nọ” luôn có hàng tỷ lý do để buồn phiền. Bạn bè có chồng thăng tiến hay giàu có lên đều trở thành nỗi buồn của họ. Và họ trút nỗi thất vọng ấy vào chồng, vào con cái.

Một trong những đặc điểm cố hữu của đàn ông là tính hiếu thắng. Đặc điểm này có thể đã hình thành từ thời tiền sử, khi mà đàn ông đảm trách việc chiến đấu và săn bắt, buộc họ phải chiến thắng nếu không muốn bị tiêu diệt. Đến thời hiện đại, đàn ông vẫn khó chấp nhận thua kém, họ luôn muốn khẳng định giá trị của mình, ít nhất là trong mắt người bạn đời. Vì vậy, khi người vợ không chấp nhận chồng như anh ta vốn có, cứ muốn chồng phải thế này, thế khác, rồi so sánh chồng với người này, người nọ là điều anh ta rất "dị ứng".

Những cuộc cãi cọ, xung đột trong gia đình nhiều khi bắt đầu như vậy. Người đàn ông sung sướng nhất khi khẳng định được mình ngay trong gia đình. Ở đó, có một người vợ cảm phục anh ta, yêu anh ta hoặc ít nhất chấp nhận anh ta và không gò anh ta theo một kiểu mẫu nào đó.

Từ xưa các cụ đã bảo nhau: "Chồng ta áo rách ta thương. Chồng người áo gấm xông hương mặc người". Có thể nói, câu ca dao ấy là sự đúc kết một chân lý: Hãy bằng lòng với những gì mình có. Và đó cũng là quy tắc cơ bản của hạnh phúc gia đình. Chị nông dân có thể rất mãn nguyện với người chồng chân lấm tay bùn, chịu thương chịu khó. Bởi vì đó chính là "nửa kia" của chị.

Tất nhiên, chúng ta luôn có quyền mong muốn cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Đó chính là động lực thúc đẩy xã hội phát triển; có quyền mong muốn người chồng tài giỏi hơn, năng động hơn, không bị tụt hậu với thời đại đang đổi mới từng ngày. Nhưng muốn như vậy, phải bằng tình yêu, bằng sự nỗ lực nâng đỡ, động viên nhau, chứ không phải là thái độ chán chường thất vọng, càng không thể so sánh với những đối tượng khác để bi quan, chê trách nhau. Những người như vậy, dẫu có hạnh phúc trong tay cũng không giữ được, vì chính họ đã làm nó lụi tàn.


Vỡ mộng hôn nhân sau ngày cưới

"Mới lấy chồng được mấy tuần mà em chán, thấy mình như bị lừa. Chồng không còn quan tâm như trước, lộ mặt gia trưởng, thói bề trên và còn thích dùng 'nắm đấm' với vợ", Hằng, 24 tuổi (Thái Bình) nói.

Hằng và Tuấn yêu nhau 2 năm nay. Ngày còn yêu, Tuấn nổi tiếng là chàng trai chiều bạn gái. Anh tự tay nấu nước rồi gội đầu cho Hằng. Chuyện nấu cơm, giặt quần áo thì như cơm bữa. Tính Hằng lại hay nhõng nhẽo, không bữa cơm nào là không đùn đồ ăn thừa cho bạn trai, cậu vẫn vui vẻ. Mọi người đều ái ngại cho chàng trai si tình, phải khuyên Hằng: "Mày thì có nhiều người theo đuổi thật đấy nhưng đừng bỏ thằng Tuấn, tội nghiệp".

Nhiều lần biết mình làm quá, song thấy Tuấn không nói gì nên Hằng lấn lướt. Trong đầu cô luôn nghĩ Tuấn hiền như cục đất, chí ít sau này nếu Tuấn không nghe theo thì cũng sẽ không nổi nóng với cô.

Nhưng hôn nhân thực tế không như cô gái mộng tưởng. Ngay hôm về nhà chồng, dù Hằng vừa ngồi hơn 100 km đón dâu nhưng Tuấn một mực bảo vợ đi dọn nhà, nấu bữa tối. Sang ngày thứ hai, thứ ba anh vẫn để vợ tất bật với việc nhà, không dành chút thời gian ở bên. Dù là dâu mới nhưng đến bữa cô vẫn bị cho ngồi "mâm dưới" với mấy cô cháu.

"Tôi vốn tưởng anh thích thể hiện ở nhà mấy bữa nên nhịn nhục. Đến hôm về nhà riêng anh thủng thẳng sai vợ đi dọn nhà, nấu cơm, trong khi anh vắt chân lên ghế xem tivi, đi thể dục với mấy ông hàng xóm. Tôi to tiếng, lý sự lại thì chồng bảo 'Lấy em về để em hầu anh chứ không phải anh hầu em'. Tôi như không tin vào tai mình, cảm giác thấy bị lừa một vố đau điếng", Hằng nghẹn giọng.

Những ngày sau, hầu như hôm nào cũng có cuộc chiến nảy lửa giữa hai vợ chồng và lần nào phần thắng cũng thuộc về chồng cô. "Hóa ra không phải anh hiền, anh không nói mà trước đó anh nhẫn nhục, giờ mới chịu để lộ ra. Tôi bắt đầu sợ mỗi khi anh nổi nóng. Đã có lần tức giận, anh dùng nắm đấm với tôi. Chỉ trách trước đó tôi chưa rõ con người anh", cô dâu trẻ cho biết thêm.

n

San sẻ việc nhà cùng vợ là một cách tránh những khủng hoảng hậu hôn nhân. Ảnh: timesofindia.indiatimes.com.

Trang (sinh viên một trường cao đẳng ở Sơn Tây) cũng yêu Tùng - một chàng bán điện thoại gần trường. Trước đó vì người yêu, cô nàng sống chết đòi bố mẹ cho cưới, chẳng bao lâu cô đã rơi vào cảnh hoảng loạn, chán chồng, chán cuộc hôn nhân.

Thời gian quen biết, yêu và kết hôn quá chóng vánh khiến Trang vẫn chưa đủ hiểu hết về con người Tùng. Lấy nhau về, Trang bỏ học chờ sinh, còn chồng cô không nghề nghiệp. Bao nhiêu của hồi môn bố mẹ cho, Trang đành phải bán để trả nợ đám cưới, vác bụng bầu khệ nệ lo miếng ăn cho gia đình. Ngược lại, chồng Trang tính trẻ con, ham chơi.

"Anh ấy thương vợ nhưng lại ham chơi. Lúc ở nhà thì miệng coi vợ con là số một, nhưng ra khỏi nhà là quên hết tất cả. Hôm vợ chồng cãi nhau, anh bỏ đi đến sáng mới về. Anh lại còn sẵn sàng nói với em những lời khó nghe", cô than thở tiếp. Trang nói rằng chồng chưa dám đánh đấm vì vợ đang mang bầu, nhưng cũng không chắc anh sẽ thay đổi. "Thật thất vọng, anh bây giờ khác hoàn toàn so với trước đó luôn chu đáo, đeo bám em".

Cô dâu mới Vân Giang cũng rơi vào cảnh ức không nói nên lời khi nhận ra một con người khác của chồng chỉ sau lễ cưới không lâu. Trước đây, Giang luôn thấy chồng là một người rất thoáng về tiền bạc, thậm chí còn có vẻ ngờ nghệch về vấn đề này. Làm được đồng nào là anh đưa cho cô giữ hết. Đinh ninh sau khi cưới cũng như vậy nên trước đó Giang không hề thảo luận với chồng về vấn đề này.

"Anh không còn đưa tiền cho vợ như trước mà gửi vào sổ tiết kiệm. Tiền của mình được lấy ra chi phí cho cả nhà. Thỉnh thoảng anh còn bảo mình đưa cho ít tiền gửi về cho đằng nội. Nhiều lúc mình cũng muốn biếu bố mẹ ít nhưng lúc đó chồng lại không chịu đưa. Kết hôn được 5 tháng mà chồng mình như thành con người khác, không hề đưa vợ lấy một xu", Vân Giang kể.

Bức xúc về tiền bạc chưa hết, Trang lại nhận ra những tật xấu khác của chồng như cẩu thả, lười nhác. Việc nhà hầu như chỉ mình Giang phải làm, lo toan hết. Cô nói: "Những tưởng lấy anh được dựa dẫm, ai ngờ mình lại phải lo hết cho gia đình. Người ta nói lúc yêu mình là vợ nhưng lúc kết hôn mình lại làm chồng kể cũng không sai", Vân Giang thở dài.

Theo nhà tâm lý Trần Thị Hồng Hà - Trung tâm tư vấn tâm lý thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, những khủng hoảng sau hôn nhân thường xảy ra trong 1-5 năm sau cưới. Các chuyên gia thường gọi đây là giai đoạn "vỡ mộng sau cưới" mà trong đó nguyên nhân phần lớn từ phụ nữ. Họ bị hụt hẫng với những gì mình trông đợi từ trước đó hoặc do chưa hiểu kỹ về người đàn ông, chưa có kiến thức dung hòa đời sống vợ chồng nên nhất thời họ chưa chấp nhận được.

Trong giai đoạn đang yêu, ai cũng muốn giữ gìn hình ảnh của mình thật đẹp trong mắt đối phương. Sau khi cưới, hai người đã là một nhà, không còn câu nệ, ý tứ. Có thể những thói quen, tật xấu của đối phương nhất thời làm người bạn đời không quen, không chấp nhận được. Họ sẽ thất vọng, chán nản, thậm chí nghĩ rằng mình mắc lừa, dẫn đến những xung đột, cãi vã.

"Những cặp vợ chồng mới cưới phải xác định đây là giai đoạn tất yếu trong hôn nhân, chỉ được xây chứ không được phá, phải dần chấp nhận đối phương. Người phụ nữ thì phải nhẹ nhàng chia sẻ, hiểu chồng mình. Đàn ông ngược lại nên thay đổi tư tưởng, tham gia vào việc nhà nhiều hơn vì phần lớn xung đột của các cặp vợ chồng mới cưới đều xuất phát từ đàn ông nhác việc nhà", bà Hà nói.


BÍ KÍP GIÚP BẠN TRẺ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG


Công việc, tình cảm, những mối quan hệ xã hội phức tạp - cuộc sống hiện đại có hàng nghìn lý do để các bạn trẻ phải "sống chung" với stress, khủng hoảng triền miên. Làm cách nào để vượt qua những khoảng thời gian tệ hại đó?

Sau đây là 10 cách đơn giản mà hiệu quả giúp bạn trẻ tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Hãy thả tự do cho cảm xúc của bạn
Hãy thả tự do cho cảm xúc của bạn.

1. Hãy viết ra các vấn đề: Hãy tưởng tượng đầu bạn là một cái thùng chứa. Khi bạn nhét càng nhiều nỗi âu lo bực dọc vào, thì đến lúc nó sẽ đầy và nổ tung. Hãy tìm cách đối mặt với chúng, viết là một cách hiệu quả. Cảm giác nhẹ nhàng sẽ đến khi bạn liệt kê được những thứ khiến bạn đau đầu.

2. Liên hệ với mọi người: Đây là lúc mà các mối quan hệ bạn bè và gia đình trở nên cần thiết. Hãy tâm sự với một người bạn thân, hay lắng nghe ý kiến của các thành viên gia đình. Hay chỉ đơn giản là gặp mặt, trò chuyện thân tình, mọi thứ sẽ “dễ thở” hơn nhiều. Đừng bao giờ nhốt mình lại khi khủng hoảng, vì mọi thứ sẽ chỉ tệ hơn thôi.

3. Tìm lại nụ cười: Khoa học đã chứng minh rằng, nếu một người tự ép mình cười, thì một lúc sau họ sẽ thấy vui thực sự. Nụ cười rất kì diệu, bạn hãy “tận dụng” món quà này. Xem một bộ phim hài, đọc những quyển sách, truyện tranh vui nhộn… mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều.

4. Hãy để cảm xúc tự do: Nếu bạn muốn khóc, hãy khóc. Nếu bạn muốn la hét, hãy tìm một chỗ vắng vẻ và la hét. Đừng bao giờ kìm nén cảm xúc tiêu cực nếu bạn muốn xóa bỏ đó. Hãy để nó tự do, thoát ra khỏi bản thân bạn và bay đi.

5. Nhìn vào mặt tích cực: Mọi vấn đề đều có hai mặt, kể cả những vấn đề đau đầu nhất và khiến bạn buồn bã nhất. Hãy học cách nhìn vào mặt tích cực của chúng, như một thất bại có thể dẫn đến các cơ hội, một lần vấp ngã sẽ trở thành kinh nghiệm quí, mất đi người yêu khiến bạn nhận ra giá trị của tình bạn… Khi nhìn ra điểm tích cực của các vấn đề, bạn sẽ dễ chấp nhận chúng hơn.

Giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có lại sinh lực đương đầu với stress
Giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có lại sinh lực đương đầu với stress.

6. Thở chậm và sâu: một điều tưởng chừng đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Khi thở chậm và sâu, cơ thể được điều hòa, cảm xúc được kiềm chế, bạn sẽ thấy mình bình tĩnh hơn và sáng suốt hơn. Nhất là những lúc đỉnh điểm nhất của stress, hãy dừng lại, bỏ quên mọi thứ và tập trung vào hơi thở của mình, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra.

7. Chăm lo đến cơ thể: Các vấn đề thể chất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý. Đừng để những vấn đề của cơ thể “cộng sinh” với cơn khủng hoảng. Ví dụ một mái đầu bị ngứa do gàu, sẽ khiến bạn “phát điên” và bực bội hơn bình thường. Lúc đó, hãy ngâm mình trong bồn tắm, lựa chọn loại dầu gội phù hợp như Head&Shoulders, dầu gội trị gàu số 1 thế giới, đã được chứng minh có thể loại bỏ 100% gàu sau lần gội đầu tiên. Bạn đã xóa đi một “nguy cơ” rồi đấy. Hãy tập cách lắng nghe cơ thể mình.

8. Giấc ngủ là vị thuốc thần: Giấc ngủ có sức mạnh rất lớn trong việc làm tiêu tan các cảm xúc mạnh. Khi quá mệt mỏi và buồn bã, không điều gì tốt hơn một giấc ngủ ngon. Khi thức giấc, các vấn đề sẽ bớt đi một nửa sự nghiêm trọng, bạn sẽ được tiếp thêm sinh lực. Cảm giác được bắt đầu lại bao giờ cũng có tác dụng tốt.

9. Điều tồi tệ nhất là gì? Hãy trả lời câu hỏi đó. Nếu mọi thứ xảy ra theo hướng tệ hại nhất, thì bạn sẽ phải gánh chịu điều gì? Đôi khi, chúng ta mắc vào những nỗi sợ hãi vô hình, trong khi sự thật là không đáng. Biết được điều tệ nhất, bạn sẽ thấy dũng cảm hơn nhiều. Đúng thế, có tệ nhất thì cũng chỉ đến vậy thôi, vậy tại sao không làm chúng tốt hơn ngay bây giờ?

10. Hãy tin tưởng: Bạn hãy hiểu rằng, cuộc sống là một chuỗi các niềm vui nỗi buồn nối tiếp nhau. Không có cơn khủng hoảng hay stress nào kéo dài mãi mãi. Sớm muộn gì bạn cũng sẽ lại vui vẻ và tìm thấy tình yêu cuộc sống. Hãy tin rằng, bạn đủ sức mạnh để vượt qua tất cả. Niềm tin có một điều lạ, là khi bạn tin tưởng đủ lâu, bạn sẽ luôn có nó bên mình. Và khi ấy, bạn là người chiến thắng.

VƯỢT QUA KHÓ KHĂN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU HÔN NHÂN


 Kết hôn có thể được xem như là sự thay đổi lớn nhất trong cuộc đời bạn. Và có những lúc hôn nhân sẽ khiến bạn phải căng thẳng vì những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để bạn có thể vượt qua được những khó khăn đó


Nói về những ước mơ của mình về cuộc sống hôn nhân


Cuộc hôn nhân ngoài đời không bao giờ giống như những câu kết trong những câu chuyện cổ tích "Họ sống với nhau hạnh phúc đến đầu bạc răng long". Năm đầu tiên của cuộc hôn nhân chắc chắn sẽ có những trục trặc và bất đồng với nhau vì thế hai người nên ngồi lại với nhau để nói về những ước mơ nguyện vọng của nhau trong cuộc hôn nhân này.


Nói về chuyện tài chính

Hi vọng rằng hai người đã giải quyết dược mọi khó khăn về mặt tài chính trước kết hôn. Nếu không thì đây là lúc hai người nên làm điều đó. Cùng nhau bàn luận xem liệu hai người có nên mở một tài khoản trong ngân hàng hay có nên lên những kế hoạch kiếm tiền, quyết định xem sẽ phải làm gì với số tiền kiếm được, Biết được những mục đích trong tương lai có thể sẽ giúp bạn định hình được những việc làm hiện tại cả hai phải làm và tránh "khủng hoảng" tài chính trong gia đình.

Lên kế hoạch cho những kì nghỉ

Những kì nghỉ là thách thức lớn cho những cặp vợ chồng mới cưới. Quyết đinh xem nên đi du lịch với ai với thời gian bao lâu cũng cần phải thật khôn khéo bởi vậy bạn nên cân nhắc thật kĩ trước khi lựa chọn thời điểm và điểm đến trong kì nghỉ.

Tạo cho cả hai những thói quen thật lành mạnh

Tạo dựng một thói quen hàng ngày và những trách nhiệm hai người cần phải làm sẽ giúp cho cuộc sống hôn nhân trong năm đầu suôn sẻ hơn. Lên một danh sách những việc cần phải làm và những hoạt động như đi mua sắm hay đi chợ cùng nhau.

Duy trì sự lãng mạn

Giờ bạn đã kết hôn nhưng như thế không có nghĩa là bạn đã già, bạn vẫn phải cần làm cho cuộc sống của mình thêm thi vị hơn.Những công việc hàng ngày có thể sẽ khiến cả hai cảm thấy mệt mỏi, bởi thế hãy chắc chắn rằng hai bạn luôn có những buổi tối thật lãng mạn cùng nhau và duy trì nhiệt yêu cho chuyện chăn gối.

Nghĩ về hai từ "chúng tôi"

Thay đổi lớn nhất mà hai người sẽ phải làm quen trong năm đầu kết hôn hai từ "chúng tôi", nhất là trong những lần đưa ra quyết định. Một cuộc hôn nhân hạnh phúc là khi hai người có thể  vượt qua được những thách thức trong cuộc sống cùng nhau.


KHI HÔN NHÂN RƠI VÀO KHOẢNG LẶNG


Mỗi giai đoạn đều có sự chuyển biến mà chúng ta cần phải thích nghi, điều chỉnh bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh.

Ai mà không một lần rơi vào khoảng lặng

Hôn nhân được nhìn nhận theo nhiều cách. Rất nhiều người cho rằng hôn nhân đơn giản chỉ là sự gắn kết giữa hai con người theo quy luật tự nhiên để duy trì nòi giống, họ sống chỉ vì trách nhiệm mà vô tình bỏ qua những điều thú vị khác. Còn nhiều người lại nhìn hôn nhân dưới con mắt màu hồng, cho rằng đối tác sẽ luôn là một người hoàn hảo từ lúc yêu nhau cũng như sau khi kết hôn. Cũng có số người e dè, cẩn trọng trong việc kết giao và chuẩn bị “tinh thần thép” trước khi bước vào hôn nhân,… và dù cho bạn thuộc nhóm người nào, suy nghĩ ra sao về hôn nhân thì cũng cần phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để vượt qua những khoảng lặng chẳng mấy dễ chịu.

Ba năm, năm năm hay mười năm? Là những thời điểm mà người ta thường đặt câu hỏi về những khoảng lặng sẽ xây ra cho cuộc hôn nhân của họ. Nhưng câu trả lời là chẳng có mốc thời gian nào cụ thể, bạn chỉ có thể cảm nhận nó khi nó đến. Có những người rơi vào khoảng lặng ngay sau kết hôn, bởi vỡ mộng về đối tác, lúc yêu nhau thì mọi thứ đều tốt đẹp nhưng khi sống cùng nhau, mới phát hiện những bất đồng. Có nhiều người sau 10 năm kết hôn, hay con cháu đầy đàn rồi lại quyết định đệ đơn ly hôn bởi đơn giản họ thấy cuộc sống nhàm chán, không còn cảm xúc bên nhau… rất rất nhiều những khoảng lặng mà không thể định rõ thời gian.

Có 1001 nguyên nhân khiến hôn nhân rơi vào khoảng lặng, ví dụ như những bất đồng kéo dài khiến cảm xúc yêu đương không còn mặn nồng như xưa, hay những trách nhiệm cỏn con mà sinh cãi vã, thậm chí đơn giản vì phải phấn đấu cho sự nghiệp mà cả vợ lẫn chồng đều phải bù đầu bù cổ với công việc, đâm ra lạnh nhạt cuộc sống gối chăn,… Cuộc sông hôn nhân thăng trầm khó đoán, ai mà không một lần rơi vào những khoảng lặng, thậm chí tồi tệ hơn là khủng hoảng hôn nhân, nhưng điều quan trọng là ta phải kịp thời phát hiện và mau chóng tìm cách để thoát khỏi nó.

Khi hôn nhân rơi vào khoảng lặng - 1

Hôn nhân được nhìn nhận theo nhiều cách. (Ảnh minh họa)

Một thứ gia vị cần thiết

Dĩ nhiên chẳng ai muốn nốt trầm giăng xuống cuộc hôn nhân của mình. Nhưng cuộc sống luôn là thế, có thăng ắt có trầm, điều quan trọng là ta sẽ tìm cách giải quyết ra sao, đối mặt để tìm hướng giải quyết hay trốn chạy để rồi cuộc sống cứ âm ỉ mãi nốt trầm buồn.

Người ta sợ những khoảng lặng bởi chúng làm cho cuộc sống gia đình trở nên nghẹt thở, cùng ăn cùng ngủ dưới một mái nhà nhưng cảm giác như đang ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Đàn ông thường ít có sự kiên nhẫn vì thế khi hôn nhân rơi vào khoảng lặng thường đi tìm thú vui bên ngoài, lâu dần thành thói quen khó bỏ, thậm chí họ sẽ yêu người khác ngoài vợ nhưng lại giữ tâm lý cố hữu không ly hôn.

Về phía người phụ nữ khi xảy ra trường hợp trên, phản công theo hai cách, thứ nhất là tự làm mới mình, tìm cách chứng minh cho chồng thấy giá trị của bản thân. Cách thứ hai là “ông ăn chả bà ăn nem”, đây là cách khá phổ biến trong thời điểm hiện nay, khi mà chị em phụ nữ cũng độc lập kinh tế. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác thì chung quy cũng là vì muốn thoát khỏi những bế tắc tạm thời của cuộc sống. Nếu sớm nhận ra tình yêu chân thành và trách nhiệm lẫn nhau thì những khoảng lặng cũng chỉ như là một thứ gia vị cay cay cần thiết cho những món ăn hàng ngày.

Thật bất ngờ khi nhiều người cho rằng họ vừa sợ vừa thích những khoảng lặng. Sợ vì mỗi lần như thế họ lại chẳng thể chuyện trò cùng nhau, cảm giác ăn chung mà chẳng ai nói lời nào, ngủ chung mà chẳng đầu ấp tay gối, cảm xúc chợt tan như bong bóng xà phòng,… rất đáng sợ. Thế nhưng sau mỗi lần như thế, cảm xúc yêu thương tràn về như sóng vỗ, tình cảm lại mặn nồng và mãnh liệt hơn, cảm giác như được yêu lần nữa.

Lại có lúc không thể vượt qua khủng hoảng, ly thân tạm thời cũng là một phương cách hay, sống xa nhau giúp cả hai tránh được những suy nghĩ căng thẳng diễn ra hàng ngày để có thời gian, điều kiện nhìn lại chính mình và người bạn đời. Có rất nhiều cặp đôi đã hàn gắn và sống hạnh phúc sau đó. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, giải pháp này chỉ hữu hiệu với những ai có thiện chí vun đắp gia đình, hàn gắn đổ vỡ, biết nhìn nhận phần lỗi của mình và biết bỏ qua lỗi của nhau…

Tóm lại, những khoảng lặng của hôn nhân giống như thứ gia vị của cuộc sống, giúp cho cuộc sống hôn nhân tốt hơn hay tệ hơn… tất cả đều tùy thuộc vào “người nêm”.

Khi hôn nhân rơi vào khoảng lặng - 2

Nhưng đôi khi, hôn nhân cũng cần những nốt thăng (Ảnh minh họa)

Bí quyết vượt qua những khoảng lặng “chết người”

1. Tình yêu chân thành chính là điều tiên quyết giúp cả hai vượt qua bất kỳ khủng hoảng nào trong hôn nhân.

2. Khi những cảm xúc cứ trôi dần theo cuộc sống cơm áo gạo tiền, cả hai hãy cùng dành thời gian để đi xa một chuyến, vứt bỏ tất cả để tìm lại mật ngọt của tình yêu ban đầu.

3. Đôi khi cuộc sống cần những khoảng lặng để hiểu và yêu nhau hơn. Chính vì thế, hãy cho đối phương cơ hội cũng như cho chính mình cơ hội.

4. Hãy xem những khoảng lặng như là phép thử của cuộc hôn nhân, một thứ gia vị của cuộc sống.

5. Lắng nghe đối phương, trò chuyện cùng nhau, những câu chuyện tưởng chừng như đơn giản nhưng lại chính là sợi dây kết nối cả hai.

6. Đừng vội phán xét lẫn nhau khi chưa tìm hiểu rõ căn nguyên của vấn đề.

7. Đừng quyết định vội vàng, hãy luôn nắm tay nhau mà nghĩ về cái chung của cả hai.

8. Không nên xem thường chuyện gối chăn, hãy luôn tạo cảm xúc mới mẻ cho “đối tác” của mình.




Chuẩn bị gì sau khi kết hôn cho cuộc sống vợ chồng thêm lãng mạn
Bí mật sau khi kết hôn và những sự thật bất ngờ
Chu kỳ tình cảm của đàn ông
Những điều cần biết sau khi kết hôn
Một vài kiểu kết hôn kỳ lạ
Khi bị chồng đánh nên làm gì?
Dấu hiệu chàng muốn cưới bạn







(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý